Jump to content

Advertisements




TRÊN ĐƯỜNG HỌC DỊCH


15 replies to this topic

#1 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 16/12/2017 - 22:33

Dịch Học . Mỗi khi nhắc đến tôi lại nhớ đến cảm nhận của mình khi lần đầu tiên được nghe các giai thoại về sự kì diệu của Kinh Dịch , Kì Môn Độn Giáp , Tử Vi , Phong Thủy Địa Lý .....Cảm nhận đó như thế nào nhỉ ? ...!!! Thật khó mà diễn tả . Nó vừa làm mình nghi ngờ , vừa làm mình tin tưởng ....Cứ như thế rồi sự tò mò cộng thêm một chút duyên phận với nó mà chuyển thành đam mê lúc nào không hay biết .

Trên con đường tìm hiểu Dịch Học có những lúc vô cùng bế tắc . Bao nhiêu sách cố công sưu tầm , được thu ngọn một chỗ , dự tính khai tử nó bằng cách làm mồi nhóm bếp củi hoặc tặng cho thư viện của xã ...Tháng sau , vừa bê ra cho mấy anh đoàn viên trong xóm , bỗng phát hiện ra mấu chốt vấn đề làm mình bế tắc .... Tự dưng gào to " Tuyệt vời ! " ....Lại lao đầu vào đống sách đó chẳng cho ai cuốn nào .....hihihi !!! Chỉ khổ mấy bạn đoàn viên ngơ ngác , bực bội và không hiểu gì cả ....

Xin lỗi mọi người vì mấy dòng vừa có thể làm các bác khó chịu . Nhưng cũng tin rằng có không ít các thành viên trong diễn đàn cảm giác như tôi . Nói ra để mong được sự cảm thông . Những gì tôi viết trong chủ đề này chỉ là những vấn đề tôi lượm nhặt trong quá trình tìm hiểu Dịch Học của bản thân mình . Cho nên chủ đề này sẽ giống như một cuốn tự truyện hay cuốn nhật kí của cá nhân . Cứ tuần hay hai tuần lại nêu ra một vấn đề và cách hiểu của riêng mình mà không có dự định tranh luận với ai cả .

Tuy vậy , cái học vốn như biển rộng không ai biết hết . Nên tôi cũng xin được lắng nghe ý kiến của mọi thành viên trên diễn đàn ... Xin cảm ơn !!!


VẤN ĐỀ THỨ NHẤT - BÍ QUYẾT XEM LẠC ĐƯỜNG TRONG KÌ MÔN ĐỘN GIÁP

- Tôi chọn vấn đề này nói trước vì nó liên quan đến cái vụ dự định đốt sách đã nói ở trên . Nhờ vào phát hiện bí mật của bí quyết này mà đống sách đó và tôi , đến lúc này vẫn chưa thể chia tay .

-Trong cuốn Kì Môn Độn Giáp Toàn Thư có 2 đoạn viết về vấn đề này .
+ Đoạn thứ nhất viết :
" Tam lộ mê thời , Thiên Canh tùy vu Mạnh , Trọng , Quý , lưỡng kì cảm ứng Nhật Thời , tả , hữu dĩ quy mưu . Lộ phùng tam xoa bất tri hà đạo cát , dĩ chính thời chiêm . Thiên Canh gia Mạnh tả đạo thông , gia Quý hữu đạo thông , gia trọng trung đạo thông . Thử hạ xuất quân đại tiệp , sở cầu tất toại . Nhược phùng lưỡng kì lộ . Nhật can cát tả đạo thông , thời chi hào cát giả hữu đạo thông dã . "

+ Đoạn thứ 2 :
" Hoàng Thạch Công viết : Xuất hành đạo phùng tam lộ , vị tri hà đạo thông ? Dĩ nguyệt tướng gia thời , Thiên Canh gia Mạnh tả đạo thông , gia Quý hữu đạo thông , gia trọng trung đạo thông . "

- Người đọc các sách như Độn Giáp Kì Môn , Thái Ất , Tử Vi , Phong thủy địa lí ... chắc ai cũng dễ nhận ra một số thuật ngữ trong 2 đoạn trích trên .

+ Thiên Canh là chỉ cán chồm sao bắc đẩu ( chòm sao bắc đẩu - Thất tinh bắc đẩu / Bắc đẩu thất tinh được chia làm 2 phần là Khôi và Canh cũng được gọi là Khôi và Cương )
+ Nhật - Thời : Ngày và giờ . Cả 2 có tên gọi bằng một tổ hợp gồm một thiên can và một địa chi ( Tất nhiên tháng và năm cũng vậy , nhưng ở đây chỉ nói về ngày và giờ ).
+ Mạnh , Trọng , Quý : là kết quả của việc phân loại 12 địa chi thành 3 nhóm ( Sự phân loại này dựa trên cơ sở rất khoa học , chặt chẽ . Có ý nghĩa rất quan trọng . Vấn đề này để nói dịp khác ) . Trong đó , Dần - Thân - Tỵ Hợi là Mạnh . Thìn - Tuất - Sửu - Mùi là Quý . Tý - Ngọ - Mão - Dậu là Trọng .


- Nội dưng của 2 đoạn trích ở trên giống nhau hoàn toàn về nội dung . Nó làm cho chúng ta đặt ra các vấn đề như :

+Khi gặp 3 con đường , thì trong thực tế là phải là có 4 con đường ?.Tức là không phải chúng ta đang đứng ở ngã 3 mà phải là ở ngã tư vì phải có con đường mà chúng ta vừa đi qua . Đối với vấn đề chọn đường bên phải hay chọn đường bên trái . Thì lúc đó chúng ta phải đang đứng ở ngã 3 ?
+ Tại sao khi cán chòm sao bắc đẩu chỉ vào tứ Mạnh tức cá phương Dần , Thân , Tỵ , Hợi ( Tức các phương đông bắc , tây nam , đông nam , đông bắc ) . Đi vào con đường trái . Khi chỉ vào tứ quý Thìn , Tuất , sửu , mùi nên đi đường bên phải . Khi chỉ vào tứ trong tý , ngọ , mão , dậu , nên đi vào con đường chính giữa ....

- Trong Kì Môn Độn Giáp có rất nhiều bí quyết kiểu như vậy . Thật khó để vượt qua ! Chính vì thế mà cái ý định đốt sách nảy sinh vì cho rằng những bí quyết này là vớ vẩn , ngộ nhận . Nghĩa là Kì Môn Độn Giáp cũng là thứ học thuyết bỏ đi . Thật may khi phát hiện giá trị thực của nó .
- Điều này , tôi cũng từng nêu ra trong cuộc tranh luận về với bác VinhL vào ngày 15/8/2017. Trong đó thì tôi đã giải thích đoạn sau :

" Nhược phùng lưỡng kì lộ , nhật can cát tả đạo thông , thời chi hào cát giả hữu đạo thông dã " .

Tức là nếu gặp 2 con đường mà không biết nên đi đường nào thì xem xét Thiên Can của ngày mà găp cát thần thì chọn đường bên trái . Nếu thấy Địa chi của giờ gặp cát thần thì nên chọn con đường bên phải .

Căn cứ xác định như sau :
- Không chỉ có trong Kì môn độn giáp mà ở nhiều môn khác . trong đó có tử bình , Phong thủy địa lí . Thiên Can được dùng với ngụ ý chỉ sự vận động của bầu trời . Địa chi để chỉ sự vận động của đất . Lấy mặt trời và mặt trăng làm biểu lí . Từ đó phân ra tả tuyền hay hữu tuyền trong thiên văn , lịch pháp . Trong Kì Môn Độn Giáp Đoạn trích trên thực chất là nói về sự vận động của Thiên Nguyệt Tướng và Địa Nguyệt Tướng .

- Nội dung nguyên văn như sau :
+ "Thiên nguyệt tướng - Vị trí của mặt trời trong 12 tháng : Chính nguyệt Hợi , nhị nguyệt tuất , ....thập nhị nguyệt tý "
+ " Địa nguyệt tướng - Vị trí của mặt trăng trong 12 tháng : chính nguyệt dần , nhị nguyệt mão ....thập nhị nguyệt sửu "

- Như vậy ngụ ý trong bí quyết chọn đường khi phải lựa chọn đường bên trái và đường bên phải là ở chỗ Thiên can của ngày gặp cát thần , thì nên đi theo hướng vận động của trời tức vận động về hướng trái ( Tả đạo thông ) . Nếu địa chi của giờ có cát thần gia nhập nên chọn vận động theo hướng của đất về bên phải ( hữu đạo thông ) .

- Điều cuối cùng là ; cái bí quyết này có linh nghiệm không . Mời các bác tự kiểm chứng ....hihihi.

#2 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3374 thanks

Gửi vào 17/12/2017 - 00:01


Thầy bà nào mà hành nghề xem bói, sống bằng nghề bói.
Cần đọc bài này.
Dạng này là chiêu "mì ăn liền"
Chém trúng lấy tiền.

Hôm nay, ngày hoàng đạo hoặc lý do gì đó mà xuất hiện bài viết ntn
Rất hiếm, hiếm lắm.




#3 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 25/12/2017 - 16:03

VẤN ĐỀ THỨ 2 : THỦY BỘ LUẬN SỐ - PHONG THỦY ĐỊA VẬN


- Vừa rồi đi nhổ cỏ , thắp hương mộ phần tiền nhân gặp một thầy địa lí đang chọn đất tốt để người ta cải táng mộ phần tổ tiên . Bỗng nhiên nhớ lại chuyện xưa ...!!!
- Hồi đó tôi còn nhỏ , đi chăn bò cùng các anh trong xóm . Lúc đó cũng là mùa này - Trời rét , hanh hao , khô ráo , rất thuận tiện cho việc cải táng mộ phần . Cũng có thầy địa lí của nhà ai đó thuê đến xem đất . Nhưng lúc đó họ không mặc vét , mang cặp như các thầy địa lí bây giờ , mà thường thì họ mặc quần áo nâu hoặc quần áo xám được may theo lối Nhà Phật , tay cầm La Kinh . Tất nhiên , điều đó không gây ấn tượng nhiều cho mình bằng việc làm của họ . </p>

- Chẳng là thế này : Sau khi chọn xong nơi sẽ làm mộ mới , ông thầy đi ra đầu mương dẫn nước , rồi đi đến phía cuối con mương . Bọn trẻ trâu chúng tôi cùng gia chủ lẽo đẽo theo sau . Tôi tò mò lắm nhưng không giám hỏi ... biết đâu ngài ấy là phù thủy , làm cho một phù thủy nổi giận sẽ gặp âm binh báo thù có phen . hihihi ....( Thú thực hồi nhỏ tôi được nghe rất nhiều về quyền năng của các thầy phù thủy ) . Đến cuối con muơng thầy địa lí dừng lại nói :

" Cả thảy 74 bước . Một bước 3 năm ! Vậy sau cải táng vận phát của mộ là 222 năm ."

- Cái câu nói này , chính là cái thôi thúc tôi đi tìm hiểu về Phong Thủy Địa Lí . Ban đầu chỉ là đem câu hỏi đó về hỏi người thân .

Câu hỏi : vì sao nhà địa lí kia lại nói như vây ? Căn cứ vào đâu để khẳng định điều đó ? Nó có hiệu nhiệm không hay chỉ là lời nói liều để kiếm cơm ?

- Lớn lên khi các mối quan hệ xã hội được mở rộng . Những câu hỏi trên lai được đem ra hỏi bạn bè , đồng nghiệp, .... Kết quả là không câu trả lời nào mình ưng ý cả . Vì thế con đường cuối cùng chính là tìm đến sách . Mãi đến ngày 14 - 04 -2004 , có dịp vào nội thành . Tìm được cuốn Địa Lí Toàn Thư của soạn giả Lưu Bá Ôn khi lang thang trên đường Láng Hạ . Cuối cùng cũng phát hiện ra những lời nói của thầy địa lý ngày nào chỉ là nói lại mấy lời của sách ,thầy địa lí này chỉ vận dụng máy móc những gì sách viết mà không thật hiểu gì về nội dung, ý nghĩa của nó vậy .

- Cụ thể trong đó có nhiều đoạn nói về địa vận - thời gian vương suy của địa mạch . Nhưng xin trích ra 2 đoạn mà ít người hiểu về nó hơn cả .

+ Đoạn 1 ở phần THỦY BỘ LUẬN SỐ có viết như sau :

" Ba năm một bước là căn cứ vào đâu để luận ? Một bước ba năm , là căn cứ vào lí số gì ? Nếu khí tức của vận may kèm theo thân thể , thì trăm mạch đều vinh hoa quý hiển , nếu không có vận may kèm theo , thì trăm mạch sẽ rối , vạn sự bất như ý "

+ Đoạn 2 ở phần bàn về huỳnh tuyến có viết :

"Tân An Phả Chi viết : Nhâm sơn Bính hướng Giáp môn khai , ngũ bách niên trung sản đại tài ."

Đoạn này được sách giải thích như sau :
" Tức là tọa Nhâm hướng Bính , thủy đến từ phương Giáp giàu sang suốt 500 năm . Vì dương Nhâm gặp Càn , giáp cũng nạp Càn nên giàu sang . Từ Nhâm tới Giáp cách 5 vị nên nói suốt 500 năm ."

Vậy ý nghĩa thật sự của 2 đoạn trích ở trên là gì ?

* Đoạn trích thứ nhất :
Cần chú ý mấy chữ sau : " Ba năm một bước ...Một bước ba năm ..."

-Ở đây chúng ta cần hiểu chữ Năm ở đoạn trích trên không phải ám chỉ 1 năm . 2 năm , 3 năm , 4 năm , ...n năm . Theo nghĩa thời gian kéo dài vô tận từ quá khứ tới hiện tại sang tương lai .

-Chữ năm ở đây là nói năm tý , năm sửu , năm dần , năm mão , ....., năm hợi rồi lại năm tý . Vậy là thời gian tuy vô tận nhưng theo cổ nhân chỉ có 12 loại . Nghĩa là nó có những ảnh hưởng giống nhau theo chu kì . ( Những ai tìm hiểu ngũ vận lục khí thì vấn đề này đều thấy rõ như ban ngày cả )

- Sở dĩ nhà địa lí kia dùng bước chân của mình đo độ dài dòng nước chảy để phán đoán thời gian vượng của mộ phần là do không hiểu câu : " Ba năm một bước ....Một bước ba năm ...". Nguyên văn của nó phải là : " Nhất bộ tam niên ....Tam niên nhất bộ ..."
- Chữ BỘ này bị nhà địa lí hiểu sai thành bước chân . . Bộ ở đây là bộ khí . Tức là sự biến đổi của khí .

Nói &quot; Nhất bộ tam niên ...Tam niên nhất bộ ...

+ nếu năm đó là năm Tý thì nó sẽ hợp với năm Thìn và năm Thân thành một bộ gọi là tam hợp .
+---------------------------Sửu ----------------------------Tỵ-------------- Dậu -------------------------------------- .
+-------------------------- Dần ---------------------------- Ngọ ---------- Tuất --------------------------------------.
+------------------------- Hợi------------------------------Mão -------------Mùi -------------------------------------- .


Trong Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn có đoạn chỉ rõ nguồn gốc của Tam Hợp trên như sau

Nhật đi một vòng thiên khí bắt đầu từ khắc thứ nhất , Nhật đi 2 vòng thiên khí bắt đầu từ khắc thứ 26 . Nhật đi 3 vòng thiên khí bắt đầu từ khắc thứ 51 . Nhật đi 4 vòng thiên khí bắt đầu từ khắc thứ 76 . Nhật đi 5 vòng thiên khí bắt đầu từ khắc thứ nhất
Vậy nên về những năm Dần , Ngọ , Tuất khí hội giống nhau . Những năm Hợi , Mão , mùi khí hội giống nhau . Những năm Tỵ , Dậu , Sửu khí hội giống nhau . Những năm Thân , Tý , Thìn khí hội giống nhau .

Đoạn trên cho chúng ta thấy cơ sở thiên văn của câu: nhất bộ tam niên ...tam niên nhất bộ ... . Về mặt lịch pháp thể hiện ở Tứ Phân Lịch ; tức dùng chu kì 1 năm gồm 365, 25 ngày để đo các bộ khí . Lịch này gần giống với Tây lịch chúng ta đang sử dụng .

Quan điểm này được vận rất phổ biến trong Phong Thủy Địa Lí . Nhưng cách dùng nó rất hay , rất khoa học và hợp lí chứ không phải như cách nói của nhà địa lí trong câu chuyện của tôi . Đọc kĩ đoạn 1 chắc các vị cũng thấy rằng ; người ta cũng chỉ ra việc áp dụng câu; Ba năm một bước , một bước 3 năm bằng cách đo thủy lưu bằng bước chân là sai lầm .

Sửa bởi BanChatDichHoc: 25/12/2017 - 16:21


#4 tucthat

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 170 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 25/12/2017 - 20:03

Đặt gạch nghe tiếp, 10 ngày mới ra một chuyện thế này thì lâu quá, kiến nghị bác tăng tốc lên chút nữa.

#5 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 03/01/2018 - 09:46

VẤN ĐỀ THỨ 3
NGUYÊN LÍ XÁC ĐỊNH VÒNG TRƯỜNG SINH CỦA ÂM NGŨ HÀNH VÀ DƯƠNG NGŨ HÀNH
CUỘC TRAO ĐỔI CÙNG HANHCO

Ngày 18 tháng 9 năm 2017 . Ở phần Tử Vi bạn nick hanhcot lập chủ đề : "Cách an vòng trường sinh thế nào cho đúng " và đặt vấn đề như sau :

" Em thấy vòng tràng sinh thiên can hiện được an rất khác nhau ( kéo theo an vòng tràng sinh ngũ hành  nạp âm , cục ,... ).
Cách an trong Tử Vi như sau :
- Giáp mộc ( + dương ) sinh ở Hợi mà tử ở Ngọ
- Ất ( âm ) mộc sinh ở Ngọ mà tử ở Hợi
- Bính mậu ( dương ) sinh ở Dần mà tử ở Dậu
- Đinh kỉ sinh ở Dậu mà tử ở Dần
- Canh ( dương) kim sinh ở Tỵ mag tử ở Tý
- Tân ( âm) kim sinh ở Tý mà tử ở Tỵ
- Nhâm ( dương ) thủy sinh ở Thân mà tử ở Mão
- Quý ( âm ) thủy sinh ở Mão mà tử ở Thân
( Trích bản dịch Thập Bát Phi Tinh thiên Tử Vi Đẩu Số do Quách Ngọc Bội dịch )
Nguyên tắc này chỉ đảm bảo được nguyên lí dương tử âm sinh và âm tử dương sinh và ngũ hành tương sinh thuần túy , nhưng lại không đảm bảo được dương cực âm sinh , âm cực dương sinh , chỉ mộc kim thì thỏa còn lại không .

Ví dụ : Nhâm ( dương ) thủy sinh ở Thân mà tử ở Mão . Nhâm là dương thủy tại sao lại sinh từ Dương Kim

Vấn đề này tôi đã trao đổi qua với bạn hanhcot trong hộp thư cá nhân , nhưng ở chủ đề khác của một người khác mà không phải chủ đề mà hanhcot đặt ra và tôi trích nguyên văn như trên . Vì thế hôm nay xin nói lại cho toàn diện vậy .

- Trước hết , đoạn trích của bạn Hanhcot nêu ở đây chỉ là sự thống kê các vị trí trong vòng tràng sinh của ân ngũ hành và dương ngũ hành mà không phải là nguyên lí xác định các vị trí trong vòng trường sinh của âm , dương ngũ hành . Vì vậy việc lấy vòng tràng sinh của âm ngũ hành và dương ngũ hành làm cơ sở giải thích nguyên lí âm cực dương sinh , dương cực âm sinh hay âm sinh dương tử là không hợp lí .

- Như đã như đã trao đổi cùng bạn qua hộp thư nguyên lí xác định các vị trí của vòng trường sinh của âm,  dương ngũ hành là lấy Hà Đồ và Lạc Thư làm cơ sở . Trong đó , Hà Đồ là bản thể , Lạc thư là vận dụng .

* Vì sao nói Hà Đồ là bản thể ?

- Bởi vì căn cứ vào Hà Đồ để xác định âm dương của ngũ hành , phương hóa ngũ hành hóa khí và xu hướng vận động của âm và dương . Cụ thể là tại Hà Đồ :

+ Bắc là phương hóa khí của thủy . 1/6 tại bắc phương trong đó 1 là dương 6 là âm .
+Nam là phương hóa khí của hỏa . 2/7 tại nam phương trong đó 7 là dương , 2 là âm .
+ Đông là phương hóa khí của mộc . 3/8 tại đông phương trong đó 3 là dương , 8 là âm .
+ Tây là phương hóa khí của kim . 4/9 tại Tây phương trong đó 9 là dương , 4 là âm .
+ Giữa tâm là phương hóa khí của mộc . 5/10 Tại trung tâm trong đó 5 là dương , 10 là âm .

-Hà Đồ phân chia số lẻ , chẵn ( Lẻ dương , chẫn âm . Cũng được gọi là Kì số và Ngẫu số ) . Dương thuận từ nhỏ đến lớn , âm nghịch từ lớn đến nhỏ . Vậy liên kết các số lẻ ta có 1,3,5,7,9 dùng 5 làm cực xoay ta thấy dương số đi theo hướng từ bắc sang đông qua nam về tây . Các số chắn 10 ,8,6, 4, 2 lấy 10 làm trục xoay ta thấy âm số đi theo hướng đông sang bắc qua tây về nam . Đây cũng là hướng an thứ tự các vị trí trong vòng tràng sinh của dương ngũ hành và âm ngũ hành .

* Vì sao nói Lạc Thư là vận dụng ?

Bởi vì tại Lạc thư có 12 Địa Chi kí cung , là nơi ngũ hành vận động , hóa khí . Nói cách khác là nơi các vị trí của vòng tràng sinh được xác định .

- 12 Địa chi kí cung tại Lạc thư như sau :
+ Tý tại cung 1 chính bắc
+ Sửu dần tại cung 8 đông bắc
+ Mão tại cung 3 chính đông
+ Thìn tỵ tại cung 4 đông nam
+ Ngọ tại cung 9 chính nam
+ Mùi thân tại cung 2 tây nam
+ Dậu tại cung 7 chính tây
+ Tuất hợi tại cung 6 tây bắc

- Thứ tự vòng trường sinh là : Trường sinh - Mộc dục - Quan đới - Lâm quan - Đế vượng - Suy - Bệnh - Tử - Mộ - Tuyệt - Thai Dưỡng .

- Đây là thứ tự chúng ta thường gặp . Ai cũng nghĩ nó được cổ nhân xác lập bắt đầu từ trường sinh . Nhưng thực tế vòng trường sinh được xác định từ đế vượng . Vì sao lại như vậy ? Bời do nhận thức của người xưa không dựa vào các công cụ đo phức tạp mà là dựa vào cảm nhận của chính bản thân . Do vậy nơi ngũ hành hóa khí mạnh nhất chính là nơi mà con người cảm nhận rõ nhất về nó . Giống như việc cảm nhận sự nóng bức không thời điểm nào rõ hơn mùa hạ.

- Cho nên , căn cứ vào Lạc Thư vòng trường sinh được xác định theo thứ tự : Đế vượng , Suy , Bệnh , Tử , Mộ , tuyệt , Thai , Dưỡng , Trường sinh , Mộc dục , Quan đới , Lâm quan . Cụ Thể như sau :

+ Cung 3 chính đông . số 3 là lẻ thuộc dương ,là phương; hóa khí của dương mộc , hướng vận động thuận theo các địa chi . Tại đây có Mão . Vậy dương mộc vượng tại Mão , Suy tại thìn , bệnh tại tỵ , tử tại ngọ , mộ tại mùi , tuyệt tại thân .....
+ Cung 8 đông bác ,số 8 là số chẵn thuộc âm , là phương hóa khí của âm mộc , hướng vận động nghịch theo thứ tự của địa chi . Tại đây có Dần . Vậy âm mộc vượng tại dần , suy tại sửu , bệnh tại tý , tử tại hợi , ...( Đây cũng chính là cơ sở để chúng ta hiểu được vì sao dương mộc lại vượng ở mão mà không phải ở dần và ngược lại )

Sửa bởi BanChatDichHoc: 03/01/2018 - 09:59


#6 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2274 thanks

Gửi vào 03/01/2018 - 11:17

Tôi cho là dùng 12 địa chi kí cung vào Lạc Thư [I], tức nói nôm na là nạp 12 địa chi vào Lạc Thư còn có vấn đề cần xét lại.

Cụ thể là việc phân bố 12 địa chi vào không gian là dựa trên Hà Đồ, không phải dựa trên Lạc Thư. Ví dụ, Hà Đồ phía Bắc 1-6 là thuỷ, ứng với 3 chi Hợi Tý Sửu, vì vậy Hợi Tý Sửu hội hoá thuỷ cục, Sửu là dư khí của thuỷ. Phía Đông Hà Đồ 3-8 là mộc, ứng với 3 chi Dần Mão Thìn, vì vậy Dần Mão Thìn hội hoá mộc cục, Thìn là dư khí của mộc. Tương tự cho các địa chi còn lại. Tức là hệ thống địa chi được phân bố dựa theo Hà Đồ, với trọng điểm là tứ chính.

Lạc Thư là hệ thống bao gồm cả tứ chính và tứ ngung. Do đó ngoài ngũ hành của tứ chính - Bắc thuỷ, Nam hoả, Đông mộc, Tây kim - còn phát sinh thêm việc định ngũ hành cho tứ ngung, trung tâm luôn là thổ, không bàn đến. Từ trước đến giờ việc định ngũ hành của tứ chính và tứ ngung của Lạc Thư thường thống nhất là định theo bát quái hậu thiên, cũng có sách nói là bát quái hậu thiên phát sinh từ Lạc Thư.

Cụ thể, 1 thuỷ, 2 thổ, 3 mộc, 4 mộc, 5 thổ, 6 kim, 7 kim, 8 thổ, 9 hoả. [II]

Nếu so sánh ngũ hành của hệ thống [I] và ngũ hành của hệ thống [II] là có sự không thống nhất, chủ yếu là ở tứ ngung.

Ví dụ, số 4 theo hệ thống [I] là hành hoả, nhưng theo hệ thống [II] là hành mộc. Số 6, theo hệ thống [I] là hành thuỷ, theo hệ thống [II] là hành kim.

Giữa 2 hệ thống [I], [II] tôi vẫn tin tưởng vào sự phân bố ngũ hành ở [II] hơn, bởi vì hệ thống [II] chính là cơ sở của đường Lượng Thiên Xích và Cửu Tinh trong Huyền Không Phi Tinh. Và bộ môn này từ trước đến nay đã chứng minh giá trị và chỗ đứng của mình trong hệ thống huyền học, không cần phải bàn cãi.

Vì vậy tôi cho là việc nạp 12 địa chi vào Lạc Thư để định vị trí đế vượng cho vòng trường sinh chỉ là 1 sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Sửa bởi ThienKhanh: 03/01/2018 - 11:23


Thanked by 3 Members:

#7 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 06/01/2018 - 16:30

VẤN ĐỀ THỨ 3 :
NGUYÊN LÍ XÁC ĐỊNH VÒNG TRƯỜNG SINH CUAE ÂM NGŨ HÀNH VÀ DƯƠNG NGŨ HÀNH
CUỘC TRAO ĐỔI CÙNG HANHCOT
(Phần 2)

Ở phần trước đang nói đến chỗ :

+ Cung 3 chính đông , 3 là số lẻ thuộc dương là phương hóa khí của dương mộc , hướng vận động thuận theo địa chi . Tại đây có Mão . Vậy dương mộc Vượng tại Mão , Suy tại Thìn , Bệnh tại Tỵ , Tử tại Ngọ , Mộ tại Mùi , Tuyệt tại Thân , Thai tại Dậu , Dưỡng tại Tuất , Sinh tại Hợi , Mộc dục tại Tý , Đới tại Sửu , Quan tại Dần .

+ Cung 8 đông bắc , 8 là số chẵn thuộc âm là phương hóa khí của âm mộc , hướng vận động nghịch theo địa chi . Tại đây có Dần . Vậy âm mộc Vượng tại Dần , Suy tại sửu , Bệnh tại Tý , Tử tại Hợi , Mộ tại Tuất , Tuyệt tại Dậu , Thai tại Thân , Dưỡng tại Mùi , Sinh tại Ngọ , Mộc dục tại Tỵ , Đới tại thìn , Quan tại Mão .
( Đây là căn cứ chỉ ra vì sao dương mộc không Vượng tại Dần , âm mộc không vượng tại Mão mà là ngược lại )

+ Cung 4 tại phương đông nam . 4 là số chẵn thuộc âm , là phương há khí của âm hỏa , hướng vận động nghịch theo địa chi . Tại đây có Tỵ . Vậy âm hỏa Vượng tại Tỵ , Suy tại Thìn , Bệnh tại Mão , Tử tại Dần , Mộ tại Sửu , Tuyệt tại Tý , Thai tại Hợi , Dưỡng tại Tuất , Sinh tại Dậu , Mộc dục tại Thân , Đới tại Mùi , Quan tại Ngọ .

+ Cung 9 tại phương chính nam . 9 là số lẻ thuộc dương , là phương hóa khí của dương hỏa , hướng vận động thuận theo địa chi . Tại đây có Ngọ . Vậy dương hỏa Vượng tại Ngọ , Suy tại Mùi , Bệnh Tại Thân , Tử tại Dậu , Mộ tại Tuất , Tuyệt tại Hợi , Thai tại Tý , Dưỡng tại Sửu , Sinh tại Dần , Mộc dục tại Mão , Đới tại Thìn , Quan tại Tỵ .

+ Cung 2 ở tây nam . 2 là số chẵn thuộc âm là phương hóa khí của âm kim , hướng vận động nghịch theo thứ tự địa chi . Tại đây có Thân . Vậy âm kim Vượng tại Thân , Suy tại Mùi , Bệnh tại Ngọ , Tử tại Tỵ , Mộ tại Thìn , Tuyệt tại Mão , Thai tại Dần , Dưỡng tại Sửu , Sinh tại Tý , Mộc dục tại Hợi , Đới tại Tuất , Quan tại Dậu .

+Cung 7 ở chính tây . 7 là số lẻ thuộc dương , là phương hóa khí của dương kim , hướng vận động thuận theo địa chi . Tại đây có Dậu . Vậy dương kim Vượng tai Dậu , Suy tại Tuất , Bệnh tại Hợi , Tử tại Tý , Mộ tại Sửu ,Tuyệt tại Dần , Thai tại Mão , Dưỡng tại Thìn , Sinh tại Tỵ , Mộc dục tại Ngọ , Đới tại Mùi , Quan tại Dần .
( Đây là căn cứ giải thích vì sao Dương kim vượng tại Dậu mà âm kim lại vượng tại Thân )

+ Cung 6 ở tây bắc , 6 là số chẵn thuộc âm , là phương hóa khí của âm thủy . hướng vận động nghịch theo địa chi . Tại đây có Hợi . Vậy âm thủy Vượng tại Hợi , Suy tại Tuất , Bệnh tại Dậu , Tử tại Thân , Mộ tại Mùi , Tuyệt tai Ngọ , Thai tại Tỵ , Dưỡng tại Thìn , Sinh tại Mão , Mộc dục tại Dần , Đới tại Sửu , Quan tại Tý .

+ Cung 1 ở chính bắc , 1 là số lẻ thuộc dương , là phương hóa khí của dương thủy , hướng vận động thuận theo địa chi . Tại đây có Tý . Vậy dương thủy Vượng tại Tý , Suy tại Sửu , Bệnh tại Dần , Tử tại Mão , Mộ tại Thìn , Tuyệt tại Tỵ , Thai tại Ngọ , Dưỡng tại Mùi , Sinh tại Thân , Mộc dục tại Dậu , Đới tại Tuất , Quan tại Hợi .

Tại sao không nhắc đến : THÌN - TUẤT - SỬU - MÙI vậy ?  cá vị trí trong vòng trường sinh của nó như thế nào ?

- Trước hết chúng ta trở lại xem xét bản thể của Thìn - Tuất - Sửu Mùi tại Hà Đồ :
+ Tại Hà Đồ : Trung tâm là phương hóa khí của thổ . Trong đó 5 là số lẻ thuộc dương thổ , 10 là số chẵn thuộc âm thổ . Đều là cực xoay chuyển của âm dương . Còn gọi là trung cực
+ Dụng thổ trong các môn thuật dựa vào việc em Thiên Can và Địa Chi ghép với 5 và 10 .

Đối với Thiên Can thì Mậu được ghép với 5 và Kỷ được ghép với 10 . Cho nên trong Địa Lý Toàn Thư của soạn giả Lưu Bá Ôn có ghi :

" Hà Đồ nói : Thiên nhất sinh nhâm thủy , địa lục sinh quý thủy ,....., Thiên ngũ sinh mậu thổ , Địa thập sinh Kỷ thổ "
( Tất nhiên đây chỉ là cách vận dụng của địa lý phong thủy )

Đối với Địa Chi : Thìn - Tuất ghép với 5 , Sửu - Mùi ghép với 10 . Nghĩa là thìn , tuất thuộc dương thổ , sửu , mùi thuộc âm thổ .

Về cơ bản có 2 quan điểm sau:

* Quan điểm của các nhà lịch pháp : Các nhà tiết khí đưa thìn về đông phương hóa khí của mộc, đưa Tuất về tây phương hóa khí của kim , đưa Sửu về bắc, phương hóa khí của thủy , đưa Mùi về nam phương hóa khí của hỏa . Chính vì vậy các nhà tiết khí thì Thổ Vượng ở tháng tứ quý . Tức là 18 ngày cuối cùng của các mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông . Không thấy xác định các vị trí của nó trong vòng trường sinh .

( rất dễ tìm thấy quan điểm này trong các sách về y học phương đông )

* Quan điểm của các nhà Độn Giáp : Mậu là Thiên Môn - Kỷ là Địa Hộ . Mậu Kỉ đều là thiên can thuộc dương ( Dương âm ở đây là để phân biệt trời đất . Thiên can thuộc trời nên dương , địa chi thuộc đất nên âm ) . Mậu Kỷ đều thuộc dương thổ .

- Tại Lạc Thư : Thiên Môn Mậu ở cung số 4 Đông nam Thuộc phương hóa khí của hỏa , Mậu là thiên can thuộc dương nên lấy vòng trường sinh của dương hỏa của địa chi làm ứng hợp . Vì thế sinh tại Dần , vượng tại Ngọ , mộ tại Tuất .

- Tại Lạc thư : Địa Hộ Kỷ ở cung 6 tây bắc , thuộc phương hóa khí của thủy . Kỷ là thiên can nên thuộc dương , nên lấy vòng trường sinh của dương thủy làm ứng hợp . Vì thế mà sinh tại Thân , vượng tại Tý , tử tại Thìn .

* Hiện nay tùy thuộc vào môn thuật mà cả 2 quan điểm trên đều được vận dụng ở những mức độ nhất định .

- Chẳng hạn , Tử Bình vận dụng quan điểm đưa Thìn, Tuất , Sửu , Mùi vào cá phương tạo thành các tam hội cục Mộc -Thủy - Hỏa Kim , Tương tự phép Lục Hào lấy quẻ theo ngày tháng cũng như vậy . Chính vì thế Tháng 1 và tháng 12 khởi tại cung Cấn ( Tức cung 8 ) . Tháng 3 tháng 4 khởi tại cung Tốn ( Tức cung 4 ) ,...
- Tử Vi thì lấy vượng suy của thổ theo thiên môn . Lục Hào , Tử bình lại lấy vượng suy của thổ theo địa hộ ,....

Sửa bởi BanChatDichHoc: 06/01/2018 - 16:44


#8 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 13/01/2018 - 09:43

VẤN ĐỀ THỨ 4
THẬP NHỊ ĐỊA CHI - THIÊN VĂN - ỨNG DỤNG
( Phần 1 : Nguyên lí lập vận trong Tử Bình - Tứ Trụ )

- Cách đây không lâu , tức vào ngày 20 / 09 / 2017 . Trên diễn đàn HKLS mục Tử Bình . Bác VinhL lập chủ đề " Nguồn gốc bí mật của Tử Bình " . Mở đầu cho chủ đề bác VinhL nêu ra 3 nghi vấn sau

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nguyên văn )

" 1. Từ nguyên lí nào mà Tử Bình dùng trụ nhật làm chính ?
2. Từ nguyên lí nào mà Tử Bình dùng khoảng cách từ ngày sinh đến ngày lập tiết để định vận ?
3. Từ nguyên lí nào mà từ ngày sinh đến ngày tiết khí tính là 3 ngày là 1 năm , 1 ngày thành 4 tháng "

- Vấn đề này bác VinhL có đưa ra quan điểm . Nhưng tôi cho rằng không hợp lí . Tôi cũng đã nêu quan điểm của mình , nhưng có vẻ không được sự ủng hộ . Nay nêu lại ở đây để cho mọi người đánh giá ....( các bạn có thể tham khảo quan điểm của bác VinhL theo địa chỉ tôi đã nêu trên .)

- Chương 8 : Tuế vận của tứ trụ / Phần 1 : Sắp xếp đại vận / tiểu mục 2 : Lấy số đại vận : ( Sách : Dự đoán theo tứ trụ của tác giả Thiệu Vĩ Hoa - Trần Viên . nxb Văn hóa thông tin năm 2008 ) có đoạn viết như sau :

" ... Phương pháp lấy số đại vận là : cứ 3 ngày chập lại thành 1 tuổi để tính tức một ngày tương tương với 4 tháng , hai ngày tương đương với 8 tháng . Khi tính ,...Ví dụ tổng số ngày để tính là 19 ngày , sẽ tính là 6 tuổi 4 tháng ( 19 : 3 = 6 dư 1 ngày = 4 tháng ) , hoặc chỉ tính tròn 6 tuổi ...."

* Để giải quyết những nghi vấn nêu trên của bác VinhL trước hết cần thấy được nguồn gốc thiên văn của Tử Bình - Tứ Trụ .

- Thiên văn học cổ chia vòng tròn Hoàng Đạo ( Quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời ) Thành 12 cung Triền Thứ . Cũng được gọi là 12 Thiên Xá khi ghép vào nhị thập bát tú , bao gồm các cung sau :
Huyền hiêu - Tưu tý - giáng lâu - Đại Lương - Thực trầm - Thuần thủ - Thuần hỏa - Thuần Vỹ - Thọ Tinh - Đại Hỏa - Chiết Kỷ . Sự phân chia này chính là cơ sở để tạo ta 12 tiết lệnh khi mặt trời di chuyển đến các cung đó . ( Mỗi tiết lệnh gồm 1 tiết là 1 trung khí ) .

- Trong các môn thuật Vòng tròn hoàng đạo thường được gọi là vòng Chu Thiên ( Một vòng quanh bầu trời ) . Vòng tròn này gồm 360 độ . Các cung thứ của thiên văn học được thay bằng các tên gọi khác nhau tùy từng môn thuật .

+ Chẳng hạn như Lục Nhâm . Thuật này đồng nhất 12 cung thứ thành 12 thiên tướng khí của một năm . Cụ thể là : Thần Hậu , Đăng minh , Hà khôi , Tòng khôi , Truyền tống , Tiểu cát , Thắng quang , Thái Ất , Thiên cương , Thái xung , Công tào , Đại Cát , thần hậu .

+ Tử Bình - Tứ Trụ : Đồng nhất 12 triền thứ thành tên gọi của các địa chi . Nhưng khác với Lục nhâm Lấy sự vận hành của Thái Dương qua các cung Triền thứ làm Thiên Nguyệt Tướng khí . Tử Bình - Tứ trụ lại lấy Thái âm vận động qua các cung Triền thứ Làm tiết lệnh . Tức lấy Địa Nguyệt Tướng khí làm lệnh . Chính vì mà Thiên Nguyệt Tướng của Lục Nhâm và Địa Nguyệt Tướng lệnh của Tử Bình - Tứ Trụ vận động ngược chiều nhau , một thuận một nghịch theo thứ tự của 12 địa chi .

- Vì vòng Chu Thiên có 360 độ , lại được chia thành 12 tiết lệnh . Vậy nên mỗi tiết lệnh chiếm 30 độ . Tương đương với sự vận động trung bình của mặt trăng trong 1 tháng tức 30 ngày . Như vậy có thể thấy ý nghĩa của 12 đại chi không phải là ở tên gọi để phân biệt ngày , giờ , tháng , năm mà còn để người ta thấy được vị trí của mặt trăng , mặt trời , quả đất đang ở phương nào trên Hoàng Đạo .

* Tử Bình - Tứ Trụ vận dụng 12 cung Triền Thứ - 12 tiết lệnh như thế nào ?

- Đặc Điểm nổi bật nhất của Tử Bình - Tứ Trụ là lấy Thiên Can làm Thần để phản ánh sự biến đổi cũng như cát hung của của Tiết Lệnh . Thiên can có 10 nên Thần cũng có 10 . Cụ thể là : Tỷ kiên - Kiếp tài - Thực thần - Thương quan - Thiên ấn - Chính ấn - Thiên quan , Thất sát , thiên tài - chính tài . Nghĩa là 30 ngày của mỗi tiết lệnh được chia đều cho 10 thần . Vậy mỗi thần quản 3 ngày .( 30 : 10 = 3 )

- Đến đây chắc mọi người đã hiểu tại sau Tử Bình - Tứ Trụ lại lấy khoảng cách từ ngày sinh đến ngày lập tiết chia 3 để vào vận .

#9 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 19/01/2018 - 22:49

VẤN ĐỀ THỨ 4 :
THẬP NHỊ ĐỊA CHI - THIÊN VĂN - ỨNG DỤNG
( Phần 2 : Nguyên nghĩa lục hợp địa chi )

* Tam hợp cục địa chi cũng như Lục hợp địa chi được vận dụng rất nhiều trong các môn thuật cổ mà rõ nhất là trong các thuật Tử Bình - Tứ Trụ , Phong thủy địa lí , Dự đoán theo Chu Dịch . Tuy nhiên không phải ai cũng biết lục hợp của địa chi có nguồn gốc từ Thiên Văn . Cho nên hôm nay tôi đăng nguyên văn toàn bộ phần " NGUYÊN NGHĨA LỤC HỢP ĐỊA CHI " trong sách " Địa lí toàn thư của soạn giả Lưu Bá Ôn lên đây . Hy vọng điều này góp phần làm sáng rõ cơ sở khoa học của vấn đề này .

* Trang 597 sách Địa Lí Toàn Thư của soạn giả Lưu Bá Ôn , bản dịch của Lê Khánh Tường , Lê Việt Anh , hiệu đính Đặng Đức Lương , nxb Văn Hóa Thông Tin năm 2001 viết :

" NGUYÊN NGHĨA LỤC HỢP ĐỊA CHI
' Tính Lý' viết :
"Tốc độ vận hành của trời đất cực nhanh, một ngày trái đất đi một vòng , qua một độ , mặt trời vận hành mỗi ngày không quá một độ , mặt trăng vận hành mỗi ngày hơn một độ , mỗi tháng không quá 12 độ . Cho nên cứ 30 ngày thì mặt trăng gặp Địa , mặt trời cứ 360 ngày thì hội với Thiên "

Trương Cửu Nghi nói :
" Đây là nhật nguyệt hợp sóc cũng là lục hợp ngũ hành , người ta biết dùng nó để chọn ngày tốt , đoán ngày hung , sog lại không biết địa lí cũng phù hợp với nó ." "

* Sau đây là một trong các ví dụ về sự vận dụng của Phong thủy địa lí ( trong sách nêu trên )

" Dần long nhập thủ tháng giêng , lúc này Thái Dương ở Tý , Qua 30 ngày hợp sóc với Thái Âm ở Hợi . Thái Dương ở Tý gặp Tý sơn thành Thái Dương cao , Thái Âm cùng hợp ở Hợi gặp Hợi thủy là Thái Âm đắc thủy .
Kỷ Hợi Long nhập Thủ tháng 10 , Lúc này Thái Dương ở Hợi qua 30 ngày hợp sóc với Thái Âm ở Dần . Thái Dương ở Hợi gặp Hợi sơn là Thái Dương cao , Thái Âm tương hợp tại Dần gặp Dần thủy là Thái Âm đắc thủy .
Đây là nhị hợp của Dần Hợi .
.................................................... "

* Như vậy ở trên chúng ta thấy cơ sở của sự TƯƠNG HỢP giữa các địa chi mà chưa rõ vì sao Tý hợp Sửu lại hóa Thổ , Dần hợp Hợi lại hóa Mộc , .... Ngọ hợp Mùi lại hóa Thổ . Cũng có sách nói Ngọ hợp mùi là HỢP BÍCH . Có lẽ chỉ có duy nhất Quả Lão Tinh tông giải thích rõ điều này .

Thanked by 3 Members:

#10 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 26/01/2018 - 14:22

VẤN ĐỀ THỨ 4
THẬP NHỊ ĐỊA CHI - THIÊN VĂN - ỨNG DỤNG
( Phần 2 : Nguyên nghĩa lục hợp địa chi )

* Trước khi bàn về cơ sở của sự hợp hóa của 12 địa chi , xin sửa lại sự nhầm lẫn ở bài trước , trong đoạn trích về cách vận dụng lục hợp trong phong thủy như sau :

" Kỷ Hợi long nhập thủ tháng 10 , lúc này thái dương ở Mão ( bài trước viết nhầm là ở Dần ), qua 30 ngày hợp sóc với Thái Âm ở Dần . Thái dương ở Mão gặp Mão sơn là Thái Dương cao , Thái âm tương hợp tại Dần gặp Dần thủy ( Bài trước nhầm là Hợi ) là Thái Âm đắc thủy . ( Đây là nhị hợp của Dần và Hợi ) "

* 12 Địa chi hợp hóa lần lượt là :
+ Tý hợp Sửu hóa Thổ .
+ Dần hợp hợi hóa Mộc .
+ Mão hợp Tuất hóa Hỏa .
+ Thìn hợp Dậu hóa Kim .
+ Tỵ hợp Thân hóa Thủy .
+ Ngọ hợp Mùi hóa thổ ( Có sách viết Ngọ hợp Mùi là âm dương hợp bích ) .

* Ở đây ta thấy có sự không thống nhất về hợp hóa giữa Ngọ và Mùi . Cùng với đó là lấy ngũ hành để định sự hợp hóa của Lục Hợp tất sẽ có hành được dùng 2 lần . Vậy nếu coi sự hợp hóa của Tý , Sửu là Thổ và hợp hóa của Ngọ và Mùi cũng là Thổ , thì 2 " Thổ " này có gì khác nhau . Đoạn trích nguyên văn dưới đây trong Quả Lão Tinh Tông sẽ cho chúng ta cơ sở lí giải chính xác :

" THIÊN ĐỊA TỨ THỜI ĐỒ

Đồ thuyết :
- Nhật nguyệt lệ hồ thiên địa thế khởi ư bắc . Cố NHẬT cư Ngọ , NGUYỆT cư Mùi . Tý Sửu giai thuộc THỔ .
- Thiên đạo tả tuyền , Dần phối XUÂN thuộc Mộc , Mão phối HẠ thuộc Hỏa , Thìn phối THU thuộc Kim , Tỵ phối ĐÔNG thuộc Thủy .
- Địa đạo hữu chuyển , Hợi phối XUÂN thuộc Mộc , Tuất phối HẠ thuộc Hỏa , Dậu phối THU thuộc Kim , Thân phối ĐÔNG thuộc Thủy .
Nghịch thuận chi trung các hữu thứ tự hành hồ thiên địa chi gian , nãi tiên thiên chi bễ dã . "


* Như đoạn trên cho thấy sự tương hợp của Lục Hợp thực chất là sự tương hợp của Âm và Dương . Tức là sự tương hợp của mặt trăng và mặt trời , lấy sự tròn khuyết của mặt trăng trong mỗi tháng làm biểu lí . Sự hóa của Lục Hợp lấy cơ sở từ ngũ hành của 4 mùa ( Tứ thời ) . Nói Ngọ hợp Mùi là âm dương hợp bích hay hợp hóa thổ và nói Tý Sửu hợp hóa thổ là vì Tý Sửu là Khởi dầu của âm dương , còn Ngọ Mùi là chỗ ở của mặt trời và mặt trặng .

Sửa bởi BanChatDichHoc: 26/01/2018 - 14:32


#11 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 24/02/2018 - 17:27

VẤN ĐỀ THỨ NĂM
XEM CHỈ TAY - TRAI TAY TRÁI GÁI TAY PHẢI - CỞ SỞ XÁC ĐỊNH

* Những ngày đầu xuân , chùa Trăm Gian lúc nào cũng đông khách . Một phần do phong cảnh hữu tình , những dấu vết văn hóa đặc sắc của người xua còn lưu lại đó . Nhưng cũng vì ngày đầu xuân lễ phật cầu may là một nết văn hóa truyền thống của dân tộc . Tại đây khách thập phương , đặc biệt là các bà , các cô sau khi đi một vòng quanh chùa luôn dừng lại rút một quẻ .

* Vài năm trước tại đây còn có dịch vụ giải quẻ mà khách thập phương rút được . Người làm dịch vụ này thường là các bà lão hoặc ông lão tuổi cao . Họ luôn vui vẻ khách nhờ giải quẻ và tùy ý đáp lễ 5 ngàn , 10 ngàn , 20 ngày ,...cũng được . Năm nay trở lại không thấy có dịch vụ đó nữa ...chắc vì nhiều lí do . Tôi nhớ nhất là ông cụ râu tóc bạc phơ hay ngồi ở cổng nhà khách của chùa để giải quẻ cho khách , vì ngoài việc giải ý nghĩa của quẻ cụ còn có thể xem chỉ tay cho rõ thêm hoặc khi khách quen yêu cầu .

* Nhưng tại sao nói xem chỉ tay : CON TRAI COI TRỌNG TAY TRÁI - CON GÁI COI TRỌNG TAY PHẢI ?
Điều này không có ai bàn đến thì phải . Không biết vì sao lại như vậy ? Hay là điều đó không quan trọng ?

- Sự thực là quan điểm trên có căn cứ từ quan niệm về quy luật âm dương

+ Trái đất quanh quanh mặt trời bởi một trục nghiêng mà sinh ra bốn mùa . Nếu gọi vòng tròn mà trái đất tạo ra khi đi xung quanh mặt trời là Hoàng Đạo theo thiên văn học . Lại lấy kim chỉ nam lầm giới tuyết theo đường Tý Ngọ ( Tức tọa tý hướng ngọ - Trong kinh sách cổ thường dùng câu ; quay mặt về hướng nam mà trị ) thì Hoàng đạo được chia thành 2 phần . Theo các nhà Độn Giáp Kì Môn thì nửa thứ nhất nằm ở phuơng ĐÔNG gồm các tiết Đông chí , tiểu hàn , đại hàn , ... đến hết tiết Mang Chủng thuộc DƯƠNG. Nửa thứ 2 nằm ở phương TÂY gồm các tiết Hạ chí , Tiểu thử ,..... cho đến hết tiết Đại Tuyết thuộc Âm .

+ Đông Y quy ước nam thuộc dương , Nữ thuộc âm . Cho nên , trên bàn thờ gia tiên chúng ta thường hấy ; di ảnh các cụ nam được đặt phía bên tay trái của bàn thờ và di ảnh các cụ nữ được đặt phía bên tay phải của bàn thờ . ( Các bạn có thể xem thêm cách sắp đặt bàn thờ gia tiên trên youtube ) .

+ Như vậy có thể nói việc xem chỉ tay đói với nam coi trọng tay trái vì nó thể hiện phần dương . Phần trời đất tương hợp với họ .
Với nữ phải coi trọng chỉ tay bên phải vì đó là nơi đất trời tuơng hợp ở âm . Cũng do vậy mà người ta hay nói rằng : " Chỉ tay bên phải của nam tượng trương cho vợ , chỉ tay bên trái của nữ tượng trưng cho chồng .

* Vậy điều trên có hoàn toàn chính xác không ?????.....???!
Nhưng có một điều chính xác là người xua vốn tôn trọng trời đất , các quy luật của nó . Vì biết rằng nó có ảnh hưởng lớn lao đến đời sống của con người và cả xã hội loài người . Chính vì thế mà ngay cả cách sắp xếp nơi thờ tự từ chiếc ngai , bức ảnh , chiếc đỉnh đồng , .... cũng phải tuân theo quy luật tự nhiên .....!!!!

Thanked by 2 Members:

#12 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 03/04/2018 - 16:10

VẤN ĐỀ THỨ SÁU :
THÁI TUẾ - CÁC QUAN ĐIỂM - SỰ KIÊNG KỴ - SỰ THẬT
( phần 1 : các quan điểm về Thái Tuế )

* Gần đây , tôi có đồng nghiệp chuẩn bị xây dựng nhà mới . Cụ thể là Kiền trạch , tọa Tuất hướng Thìn . Nhưng khi đi xem ngày động thổ thì được người ta bảo rằng :

" Năm nay , Mậu Tuất . Tuất vị là phương của Thái Tuế , nên không được phạm vào phương đó , nếu không sẽ mang tai họa . Muốn khởi tạo Kiền Trạch phải đợi hết 2 năm nữa . "

Vậy Thái Tuế là gì ? Cổ nhân sử dụng Thái Tuế ra sao ? Muốn làm Kiền trạch liệu có phải chờ tới năm 2020 ?.....?. Có rất nhiều vấn đề nhưng mấu chốt luôn nằm ở cách hiểu câu hỏi thứ nhất : THÁI TUẾ LÀ GÌ ?

* Những quan điểm về THÁI TUẾ ( Tuế Quân ):
- Quan điểm thứ nhất cho rằng : Thái Tuế chính là Tuế tinh cũng là Mộc Tinh .
- Quan điểm thứ hai cho rằng : Thái Tuế không phải là một ngôi sao có thực đang vận đông trên mặt phẳng Hoàng Đạo hay đâu đó trong vũ trụ này . Đó chỉ là một trong các thần sát do con người đặt ra lấy sao mộc làm biểu tượng tượng trưng .

* Đôi điều về quan điểm thứ nhất : "Thái Tuế = Tuế tinh = Mộc Tinh ."

- Có không ít người tin vào quan điểm trên . Họ tin Thái Tuế là Tuế tinh là Mộc tinh vì họ thấy rằng trong ngũ tinh :Thần tinh , Thái bạch , huỳnh hoặc , trấn tinh , tuế tinh . Chỉ có Tuế tinh ( jupiter ) có chu kì vận động quanh mặt trời một vòng là gần 12 năm . Nghĩa là mỗi năm Tuế tinh đi hết một cung tiết khí trên quỹ đạo . Nghĩa là năm trước tuế tinh tại cung Dậu , năm nay sẽ tại cung Tuất , năm sau nữa sẽ tại cung Hợi , ...... Như vậy , trong một năm khi trái đất di chuyển đến cung có sao Mộc , thì lực hấp dẫn của sao mộc sẽ đạt đến giá trị lớn nhất . Đây là cái cớ phải tránh Thái Tuế vì tại đó lực hấp dẫn của sao Mộc tác động mạnh nhất đến trái đất .

- Tuy nhiên quan điểm này có nhiều vấn đề :

+ Vấn đề thứ nhất là : Sao Mộc có chu kì vận động hết 1 vòng Hoàng Đạo là : 11,8618 năm mà không phải là 12 năm tròn . Điều này dẫn đến chuyện sau một thời gian vị trí thực của Thái Tuế sẽ không còn đúng như vị trí của nó trong lý thuyết chúng ta đang vận . Đồng nghĩa với việc vào năm Tuất , Thái tuế có thể đang ở vị trí của Hợi vị , hoặc vị trí của TÝ , ....Từ đó việc tránh phương Thái tuế cũng sai luôn . ( chu kì thực của mộc tinh người xưa nắm rất chính xác , không phải nhầm lẫn 11,8618 năm thành 12 năm . Điều này thấy rõ trong " Quả lão tinh tông " . )

+ Vấn đề thứ 2 : Mộc tinh chỉ là một tinh trong Ngũ tinh . Vậy vì sao phải kiêng kị phương vị của Mộc tinh mà không phải kiêng kị phương vị của Thần tinh , Huỳnh Hoặc , Thái Bạch , Trấn tinh ?

+ Vấn đề thứ 3 là : Nếu quả thực Thái Tuế là Mộc Tinh trên quỹ đạo , thì lực hấp dẫn của nó đến trái đất lớn nhất là khi trái đất di chuyển đến phương vị của nó . Nghĩa là vào năm Tuất chúng ta chỉ cần kiêng kị Thái tuế ở tháng 9 tức tháng Tuất . Vì sao phải kiêng kị nó quanh năm ?

+ Vấn đề thứ 4 là : Quan điểm này không giải thích được vì sao Thái Tuế còn được gọi là Tuế Quân .

+ Vấn đề thứ 5 là : Quan điểm này cũng không giả thích được câu : " Tuế tinh với ngày thường ứng với nhau . Thái Tuế , nguyệt kiến để trông thấy ." ( Hiệp kỉ biện phương thư trang 155 . Nxb Hồng Đức 2011 .)

- Tóm lại quan điểm trên không đáng tin cậy vậy ...!!!

Thanked by 4 Members:

#13 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 17/04/2018 - 09:06

VẤN ĐỀ THỨ 6
THÁI TUẾ - CÁC QUAN ĐIỂM - SỰ KIÊNG KỴ - SỰ THẬT
( phần 1 : Các quan điểm về Thái Tuế )

* Quan điểm thứ 2 :
- Theo quan điểm này Thái Tuế không phải là Tuế Tinh ( sao mộc ) trên bầu trời mà là một sao giả định - một " tên gọi - danh xưng " do con người đặt ra để mô phỏng sự vận động của Tuế Tinh tại mặt đất . Từ đó hình thành khái niệm là Tuế Âm tức Thái tuế vận động nghịch chiều với Tuế Tinh - Sao Mộc .

- Quan điểm này phản ánh rất rõ mối quan hệ giữa Trời - Đất - Người trong tư tưởng của cổ nhân . Trong đó trời vận động ngược chiều nhau . Tức một âm một dương . Mối quan hệ giữa Tuế Tinh và Thái tuế là như vậy . Trong mối quan hệ giữa thiên và địa , con người nhìn sự vận động của trời mà biết cát hung ở đất , nhìn sự biến đổi của đất mà hiểu cái gốc tạo ra sự biến đổi đó là ở trời .

- Một chu kì vận động của Thái Tuế - Tuế Âm là 12 năm và được đặt bằng những tên gọi khác nhau là :
" Nhiếp đề cách - Đơn ất - Chấp từ - Hoang lạc - Đôn tàng - Hiệp hiếp - Huân than - Tác ngạc - Yêm mậu - Uyên hiến - Khốn đôn -Xích phấn nhược ."
Để mọi người hiểu rõ mối quan hệ giữa Tuế Tinh và Thái Tuế trong quan điểm thứ hai , dưới đây xin trích nguyên văn một đoạn trong cuốn " Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa " của tác giả Nhân Tử - Nguyễn Văn Thọ :

" * Chu kì 12 năm của Tuế Tinh
- Năm thứ nhất : Nhiếp đề cách
Tuế Âm chuyển về bên trái ở cung Dần . Tuế Tinh chuyển về bên phải và đóng ở cung Sửu . Tháng giêng vào buổi sáng , Tuế tinh sẽ mọc ở phía đông , nơi cá chòm sao Đẩu và Khiên ngưu , có tên là giám đức ....

- Năm thứ 2 : Đơn ất
Tuế Âm ở sao Mão , Tuế tinh ở Tý , tháng 2 mọc phía đông , buổi sáng nơi chòm sao Vụ Nữ , Hư , Nguy . Có tên là Giáng Nhập . Nếu mọc không đúng chỗ mà lại mọc nơi chòm sao Trương thì gọi là Giáng Nhập , năm đó nước lớn .

- Năm thứ 3 : Chấp Từ
Tuế Âm ở Thìn , Tuế tinh ở Hợi , Tháng 3 mọc buổi sáng nơi chòm sao Doanh Thất , Đông Bích , gọi là Thanh Chương . Ánh sáng rất xanh , rất sáng . Nếu nó mọc sai chỗ ở chòm sao Chẩn thì gọi là Thanh Chương . Năm đó đầu năm hạn hán , cuối năm nước to .

- Năm thứ 4 : Hoang Lạc
Tuế Âm ở Tỵ , Tuế Tinh ở Tuất . Tháng 4 , sáng sớm mọc nơi chòm sao Khuê , Lâu , Vị , Mão , gọi là Biền Chủng . Có màu đỏ . Nếu mọc sai chỗ không đúng cách , thì sẽ mọc ở chòm áo Cang .

- Năm thứ 5 : Đôn Tàng
Tuế Âm ở Ngọ , Tuế tinh ở Dậu , tháng 5 mọc nơi chòm sao Vị , Mão , Tất , vào lúc buổi sáng , gọi là khai minh . Nó sáng rực . Không nên chinh chiến vì lợi cho vương công mà không lợi cho tướng soái . Nếu mọc sao chỗ không đúng cách , nó sẽ mọc nơi chòm sao phòng . Năm đó đầu năm nắng nhiều , cuối năm nước lớn .

- Năm thứ 6 : Hiệp Hiếp
Tuế ÂM ở Mùi , Tuế Tinh ở Thân . Tháng sáu mọc ở chòm sao Chủy , Huề , Sâm gọi là Trường Liệt . Nếu mọc sai chỗ thì sẽ mọc nơi chòm sao Cơ

- Năm thứ 7 : Huân Than
Tuế ÂM tại Thân , Tuế Tinh tại Mùi . Tháng 7 sáng sớm mọc nơi chòm sao Đông Tỉnh , Dư Quỷ ; gọi là Thiên Âm . Nếu mọc sai chỗ , sẽ mọc nơi chòm sao Thiên Ngưu .

- Năm thứ 8 : Tác Nhạc
Tuế ÂM tại Dậu , Tuế Tinh Tại Ngọ , Tháng 8 , mọc nơi các chòm sao Liễu , Thất , Tinh , Trương ; gọi là Vi Trường Vương . Nếu sáng lóe thành tia thì quốc gia tương ứng sẽ thịnh và sẽ được mùa lúa . Nếu mọc sai chỗ và ở chòm sao nguy thì gọi là Đại Chương , nắng nhiều nhưng thịnh vượng . Đàn bà chết nhiều , dân chết nhiều .

- Năm thứ 9 : Yêm Mậu
Tuế Âm tại Tuất , Tuế tinh tại Tỵ . Tháng 9 mọc nơi chòm sao Rực , Chẩn ; gọi là Thiên Huy , sáng và trắng . Nếu mọc sai chỗ sẽ mọc nơi chòm sao Đông Bích . Năm đó mưa nhiều , con gái chết nhiều .

- Năm Thứ 10 : Uyên Hiến
Tuế Âm tại Hợi , Tuế Tinh tại Thìn . Tháng 10 , Tuế Tinh mọc nơi chòm sao Giác , Cang ; gọi là Đại Chương . Nếu sao sáng xanh và lấp lánh nhiều và nếu hiện ra vào lúc rạng đông thì gọi là chính bình . Nên xuất binh chinh phạt quốc gia tương ứng và lấy được thiên hạ . Nếu mọc sai chỗ sẽ mọc nơi chòm sao Lâu .

( Trong sách không thấy chếp năm thứ 11 : Khốn Đôn )

- Năm thứ 12 : Xích Phấn Nhược
Tuế Âm ở Sửu , Tuế tinh ở Dần . Tháng 12 ban sáng mọc ở chòm sao Vĩ , Cơ ; gọi là Thiên Hạo , sắc sẫm và sáng . Nếu mọc sai chỗ , sẽ mọc nơi chòm sao Sâm ."

* Dưới đây là nhận định của chính tác giả cuốn sách :

" Tuế tinh ( Jupiter ) chuyển vận từ trái sang phải . Mặt trăng chuyển vận từ phải sang trái . Vì thế người xưa đã lập ra sao Thái Tuế ( Tuế Âm ) tức là một vì sao tưởng tượng , di chuyển đối xứng với Tuế Tinh ( Tuế Dương ) theo trục đối xứng Sửu , Mùi , Dần , Thân .
Như vậy nếu Tuế Tinh ở Sửu thì Thái Tuế ở Dần ; Tuế tinh ở Hợi thì Thái Tuế ở Mão .v.v... Nghĩa là trong khi Tuế tinh di chuyển theo thứ tự các cung Sửu , Tý ....thì Thái Tuế là vì sao tưởng tượng đối xứng với nó sẽ di chuyển theo thứ tự các cung Dần , Mão , Thìn ,...hệt như mặt trời . Có lẽ nhờ đoạn này ta iểu được sao Thái Tuế trong Tử Vi . " ( hết trích đoạn )

Thanked by 2 Members:

#14 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 18/03/2020 - 09:25

VẤN ĐỀ THỨ 6
THÁI TUẾ - CÁC QUAN ĐIỂM - SỰ KIÊNG KỴ - SỰ THẬT
(Phần 2 : Quan hệ giữa Thái Tuế và Mộc Tinh )

* Như ở phần trên đã trình bày có hai quan điểm về Thái Tuế :

- Quan điểm một cho rằng thái tuế là Sao Mộc một trong các hành tinh của Thái Dương Hệ . Quan điểm này có 5 biểu hiện không hợp lí như trình bày ở các bài trước.( Tuy vậy cũng có nhiều người theo quan điểm này . Trong đó có cả bác Thiên Sứ , vì họ thấy chu kì của Sao Mộc )
- Quan điểm thứ hai được mô tả trong sách Hiệp KỶ Biện Phương Thư cho rằng Thái tuế còn gọi là Tuế Âm . Trong đó , Tuế Âm tức Thái Tuế vận động ngược chiều với với Tuế Dương tức Sao Mộc . Vậy quan điểm này đúng hay sai ?


* Để làm rõ điều này chúng ta hãy xem xét sự vận động của Sao Mộc và Thái Tuế . Cụ thể như sau :
- Thái Tuế có đặc điểm là : Năm tý Thái Tuế tại Tý , năm Sửu Thái Tuế tại Sửu , năm Dần Thái Tuế tại Dần ,..., năm Tuất Thái Tuế tại Tuất , năm Hợi Thái Tuế tại Hợi . Cứ như vậy , tuần hoàn mãi . Do đó có thể thấy Thái Tuế của mỗi năm chính là tên Địa Chi của năm đó và Thái Tuế chuyển mỗi năm một cung không có chút lệch lạc.
- Sao Mộc có quỹ đạo là 11, 8618 năm trái đất . Như vậy , sự vận động lâu dần của Sao Mộc sẽ có sự lệch lạc trên 12 cung nếu lấy năm trái đất để tính .

- Về hướng vận động của Thái Tuế và Sao mộc có hướng trái ngược nhau . Lấy gì minh chứng ?

Lấy 12 chòm sao hoàng đạo làm chuẩn ta sẽ thấy như sau :
- Phận dã các Địa Chi được phân chia như sau :
1. Tý tại Bảo Bình .
2. Sử tại Ma Hạt .
3. Dần tại Nhân Mã .
4. Mão tại Thiên Hạt.
5. Thìn tại Thiên Xứng.
6.Tỵ tại Xử Nữ .
7.Ngọ tại Sư Tử .
8. Mùi tại Cự Giải.
9. Thân tại Song Tử .
10.Dậu tại KIm Ngưu.
11. Tuất tại Bạch Dương .
12. Hợi tại Song Ngư .
( Trích sách Đia Lý Toàn Thư - Lưu Bá Ôn )
Như vậy , Thái Tuế vận động lần lượt qua các Địa chi theo thứ tự trên tức vận động từ tây sang đông

Sao Mộc có cùng hướng vận động với trái đất quanh mặt trời . Vì vậy trái đất vận động qua các chòm sao Hoàng Đạo như thế nào thì Sao Mộc cũng vận động như thế , chỉ khác nhau về thời gian đi hết một vòng . Cụ thể theo thứ tự 12 cung Hoàng Đạo , Sao Mộc và trái sẽ vận động như sau :

1. Bảo Bình ( Trái đất đi qua vào khoảng thời gian 21/1 -19/2 mỗi năm)
2.Song ngư (-------------------------------------------------20/2 - 20/3 -----------)
3.Bạch Dương (--------------------------------------------- 21/3 - 20/4 ---------- )
4.Kim Ngưu (------------------------------------------------ 21/4 - 21/5 ---------- )
5. Song Tử (------------------------------------------------ 22/5 - 21/6 ----------)
6. Cự Giải ( ------------------------------------------------ 22/6 - 22/7-----------)
7. Sư Tử (--------------------------------------------------- 23/7 - 22/8 ----------)
8. Xử Nữ ( --------------------------------------------------- 23/8 - 23/9 ---------)
9. Thiên Bình (-----------------------------------------------24/9 - 23/10--------)
10. Bọ Cạp (-----------------------------------------------24/10 - 22/11-------)
11. Nhân Mã (------------------------------------------------23/11 - 21/12--------)
12. Ma Kết (-------------------------------------------------23/12 - 20/1 ----------)
Như vậy sao mộc và trái đất đều có hướng vận động từ đông sang tây .

- Như vậy đến đây có thể nói quan điểm của sách Hiệp Kỷ Biện Phương Thư là hoàn toàn chính xác . Tuy nhiên việc kiêng ky tại sao phải kiêng kị , kiêng kỵ việc gì , kiêng kỵ như thế nào ,.... cần xem xét .
- Tuy vậy có một điều chắc chắn rằng là khi cổ nhân chia chu kì năm thành 12 tương ứng với 12 Thái Tuế là để nghiên cứu ảnh hưởng của năm đó với đối với con người và vạn vật như thế nào . Trong bối cảnh của nền sản xuất Nông nghiệp thô sơ thì rõ ràng là hiểu biết đặc điểm , từng bước vận động của tiết khí của một năm sẽ quyết định hiệu quả sản xuất của toàn bộ năm đó . Do vậy gọi Thái Tuế là Tuế Quân quả là không sai . Nghĩa là phải biết đặc điểm khí hậu của năm đó có gì khác năm khác ( chẳng hạn năm Tý khác gì năm Sửu ) . Từ đó thuận theo mà sản xuất canh tác sẽ đạt kết quả tốt .

Thanked by 3 Members:

#15 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 20/03/2020 - 11:00

 BanChatDichHoc, on 16/12/2017 - 22:33, said:

Dịch Học . Mỗi khi nhắc đến tôi lại nhớ đến cảm nhận của mình khi lần đầu tiên được nghe các giai thoại về sự kì diệu của Kinh Dịch , Kì Môn Độn Giáp , Tử Vi , Phong Thủy Địa Lý .....Cảm nhận đó như thế nào nhỉ ? ...!!! Thật khó mà diễn tả . Nó vừa làm mình nghi ngờ , vừa làm mình tin tưởng ....Cứ như thế rồi sự tò mò cộng thêm một chút duyên phận với nó mà chuyển thành đam mê lúc nào không hay biết .

Trên con đường tìm hiểu Dịch Học có những lúc vô cùng bế tắc . Bao nhiêu sách cố công sưu tầm , được thu ngọn một chỗ , dự tính khai tử nó bằng cách làm mồi nhóm bếp củi hoặc tặng cho thư viện của xã ...Tháng sau , vừa bê ra cho mấy anh đoàn viên trong xóm , bỗng phát hiện ra mấu chốt vấn đề làm mình bế tắc .... Tự dưng gào to " Tuyệt vời ! " ....Lại lao đầu vào đống sách đó chẳng cho ai cuốn nào .....hihihi !!! Chỉ khổ mấy bạn đoàn viên ngơ ngác , bực bội và không hiểu gì cả ....

Xin lỗi mọi người vì mấy dòng vừa có thể làm các bác khó chịu . Nhưng cũng tin rằng có không ít các thành viên trong diễn đàn cảm giác như tôi . Nói ra để mong được sự cảm thông . Những gì tôi viết trong chủ đề này chỉ là những vấn đề tôi lượm nhặt trong quá trình tìm hiểu Dịch Học của bản thân mình . Cho nên chủ đề này sẽ giống như một cuốn tự truyện hay cuốn nhật kí của cá nhân . Cứ tuần hay hai tuần lại nêu ra một vấn đề và cách hiểu của riêng mình mà không có dự định tranh luận với ai cả .

Tuy vậy , cái học vốn như biển rộng không ai biết hết . Nên tôi cũng xin được lắng nghe ý kiến của mọi thành viên trên diễn đàn ... Xin cảm ơn !!!


VẤN ĐỀ THỨ NHẤT - BÍ QUYẾT XEM LẠC ĐƯỜNG TRONG KÌ MÔN ĐỘN GIÁP

- Tôi chọn vấn đề này nói trước vì nó liên quan đến cái vụ dự định đốt sách đã nói ở trên . Nhờ vào phát hiện bí mật của bí quyết này mà đống sách đó và tôi , đến lúc này vẫn chưa thể chia tay .

-Trong cuốn Kì Môn Độn Giáp Toàn Thư có 2 đoạn viết về vấn đề này .
+ Đoạn thứ nhất viết :
" Tam lộ mê thời , Thiên Canh tùy vu Mạnh , Trọng , Quý , lưỡng kì cảm ứng Nhật Thời , tả , hữu dĩ quy mưu . Lộ phùng tam xoa bất tri hà đạo cát , dĩ chính thời chiêm . Thiên Canh gia Mạnh tả đạo thông , gia Quý hữu đạo thông , gia trọng trung đạo thông . Thử hạ xuất quân đại tiệp , sở cầu tất toại . Nhược phùng lưỡng kì lộ . Nhật can cát tả đạo thông , thời chi hào cát giả hữu đạo thông dã . "

+ Đoạn thứ 2 :
" Hoàng Thạch Công viết : Xuất hành đạo phùng tam lộ , vị tri hà đạo thông ? Dĩ nguyệt tướng gia thời , Thiên Canh gia Mạnh tả đạo thông , gia Quý hữu đạo thông , gia trọng trung đạo thông . "

- Người đọc các sách như Độn Giáp Kì Môn , Thái Ất , Tử Vi , Phong thủy địa lí ... chắc ai cũng dễ nhận ra một số thuật ngữ trong 2 đoạn trích trên .

+ Thiên Canh là chỉ cán chồm sao bắc đẩu ( chòm sao bắc đẩu - Thất tinh bắc đẩu / Bắc đẩu thất tinh được chia làm 2 phần là Khôi và Canh cũng được gọi là Khôi và Cương )
+ Nhật - Thời : Ngày và giờ . Cả 2 có tên gọi bằng một tổ hợp gồm một thiên can và một địa chi ( Tất nhiên tháng và năm cũng vậy , nhưng ở đây chỉ nói về ngày và giờ ).
+ Mạnh , Trọng , Quý : là kết quả của việc phân loại 12 địa chi thành 3 nhóm ( Sự phân loại này dựa trên cơ sở rất khoa học , chặt chẽ . Có ý nghĩa rất quan trọng . Vấn đề này để nói dịp khác ) . Trong đó , Dần - Thân - Tỵ Hợi là Mạnh . Thìn - Tuất - Sửu - Mùi là Quý . Tý - Ngọ - Mão - Dậu là Trọng .


- Nội dưng của 2 đoạn trích ở trên giống nhau hoàn toàn về nội dung . Nó làm cho chúng ta đặt ra các vấn đề như :

+Khi gặp 3 con đường , thì trong thực tế là phải là có 4 con đường ?.Tức là không phải chúng ta đang đứng ở ngã 3 mà phải là ở ngã tư vì phải có con đường mà chúng ta vừa đi qua . Đối với vấn đề chọn đường bên phải hay chọn đường bên trái . Thì lúc đó chúng ta phải đang đứng ở ngã 3 ?
+ Tại sao khi cán chòm sao bắc đẩu chỉ vào tứ Mạnh tức cá phương Dần , Thân , Tỵ , Hợi ( Tức các phương đông bắc , tây nam , đông nam , đông bắc ) . Đi vào con đường trái . Khi chỉ vào tứ quý Thìn , Tuất , sửu , mùi nên đi đường bên phải . Khi chỉ vào tứ trong tý , ngọ , mão , dậu , nên đi vào con đường chính giữa ....

- Trong Kì Môn Độn Giáp có rất nhiều bí quyết kiểu như vậy . Thật khó để vượt qua ! Chính vì thế mà cái ý định đốt sách nảy sinh vì cho rằng những bí quyết này là vớ vẩn , ngộ nhận . Nghĩa là Kì Môn Độn Giáp cũng là thứ học thuyết bỏ đi . Thật may khi phát hiện giá trị thực của nó .
- Điều này , tôi cũng từng nêu ra trong cuộc tranh luận về với bác VinhL vào ngày 15/8/2017. Trong đó thì tôi đã giải thích đoạn sau :

" Nhược phùng lưỡng kì lộ , nhật can cát tả đạo thông , thời chi hào cát giả hữu đạo thông dã " .

Tức là nếu gặp 2 con đường mà không biết nên đi đường nào thì xem xét Thiên Can của ngày mà găp cát thần thì chọn đường bên trái . Nếu thấy Địa chi của giờ gặp cát thần thì nên chọn con đường bên phải .

Căn cứ xác định như sau :
- Không chỉ có trong Kì môn độn giáp mà ở nhiều môn khác . trong đó có tử bình , Phong thủy địa lí . Thiên Can được dùng với ngụ ý chỉ sự vận động của bầu trời . Địa chi để chỉ sự vận động của đất . Lấy mặt trời và mặt trăng làm biểu lí . Từ đó phân ra tả tuyền hay hữu tuyền trong thiên văn , lịch pháp . Trong Kì Môn Độn Giáp Đoạn trích trên thực chất là nói về sự vận động của Thiên Nguyệt Tướng và Địa Nguyệt Tướng .

- Nội dung nguyên văn như sau :
+ "Thiên nguyệt tướng - Vị trí của mặt trời trong 12 tháng : Chính nguyệt Hợi , nhị nguyệt tuất , ....thập nhị nguyệt tý "
+ " Địa nguyệt tướng - Vị trí của mặt trăng trong 12 tháng : chính nguyệt dần , nhị nguyệt mão ....thập nhị nguyệt sửu "

- Như vậy ngụ ý trong bí quyết chọn đường khi phải lựa chọn đường bên trái và đường bên phải là ở chỗ Thiên can của ngày gặp cát thần , thì nên đi theo hướng vận động của trời tức vận động về hướng trái ( Tả đạo thông ) . Nếu địa chi của giờ có cát thần gia nhập nên chọn vận động theo hướng của đất về bên phải ( hữu đạo thông ) .

- Điều cuối cùng là ; cái bí quyết này có linh nghiệm không . Mời các bác tự kiểm chứng ....hihihi.
xin chào bác BanChatDichHoc
vấn đề bác nêu EM có kiểm nghiệm và chứng nhận.
xin nêu kinh nghiệm lần đó đi Sài Gòn có cuộc hẹn, bạn dời địa điểm thông báo qua Zalo, đang đi nên không có check được.
Tới nơi lố giờ chưa thấy bạn, đt hỏi bạn báo dời địa điểm, ngay khúc sắp ra cái địa chỉ mới hết tiền điện thoại, chỉ nghe loáng thoáng là gần Hightland coffee. Đứng ngay ngã 3, check luôn cách như trên, ra con đường bên phải, Tượng quẻ Đoài, giữa SG mà tượng Đoài chỉ có hồ con rùa, cách mình chưa tới 1 km, nên đi ra hồ con rùa theo con đường bên phải, gần tới hồ bạn gọi lại báo địa chỉ thì đúng là gần hồ con rùa ở vòng xoay bên phải có quán Hightland coffee.
Vài dòng chia sẻ kinh nghiệm trải nghiệm.
Thân






Similar Topics Collapse

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |