Em là người mới chập chững bước vào học tập và nghiên cứu với môn Huyền Học, mọi khái niệm đối với em thật sự còn khá mơ hồ và chưa nhớ hết, thậm chí là chưa nắm vững. Sau khi hữu duyên được đọc bài này của bác đăng trên diễn đàn làm em mở mang và hiểu thêm nhiều điều thú vị, mà trước đó còn loay hoay bối rối chưa tự lý giải được. Em xin cảm ơn bác đã chia sẻ những kiến thức quý giá trên ! Em hy vọng một ngày nào đó có thể may mắn được trực tiếp gặp mặt bác để được học hỏi thêm nhiều điều. Thực sự em thấy khi tự mày mò học những môn thuộc về Huyền học, nếu không có ngừời "dẫn""thì khá vất vả. Bởi vậy, em rất mong muốn có thể gặp được một người chỉ dẫn cho mình trên con đường học tập. Rất mong bác có thể vui vẻ nhận lời ! Nếu có thể bác nhắn tin hoặc inbox cho em xin địa chỉ và số ĐT để có thể liên hệ. Em sinh sống tại Tây Hồ-Hà Nội, nếu dịp tiện cũng mời bác ghé thăm nhà em.
Trong toàn bộ các bài đăng của bác trong chủ đề này, có những điều em hiểu được ít nhiều, có những điều em chưa hiểu hết. Những điều chưa hiểu, em không dám lạm bàn, duy chỉ có một câu bác nêu (hoặc trích đãn từ đâu đó) trong bài đăng ngày 13/1/2018:
VẤN ĐỀ THỨ 4
THẬP NHỊ ĐỊA CHI - THIÊN VĂN - ỨNG DỤNG
( Phần 1 : Nguyên lí lập vận trong Tử Bình - Tứ Trụ )
Em xin trích dẫn lại và đánh dấu đỏ trong bài phản hồi này. Lý do em thắc mắc điều này vì nó liên quan đến bản chất và khái niệm mà từ khái niệm đó người ta mới xác định được một cách chính xác bản chất của sự vật, hiện tượng liên quan. Đồng thời, dựa trên đó mới xác định chính xác trái đất chúng ta nằm ở vị trí nào trong không gian vũ trụ. Cũng từ đó mới xác lập được các cung, Thiên xá…khi ghép với Nhị Thập Bát Tú trong các môn thuộc về Hyuền học.
Theo những gì em biết và được đọc thì Vòng tròn Hoàng Đạo không phải là Quỹ Đạo của Trái đất quanh mặt trời. Quỹ đạo của trái đất là đường mà trái đất dịch chuyển và quay quanh mặt trời theo quy luật và chu kỳ này là 365,25 ngày theo tính toán. Còn Vòng tròn Hoàng đạo là đường chuyển động của Mặt Trời trên Thiên cầu trong vòng 1 năm.
Theo logic thì:
- Cổ nhân xưa đứng từ Trái đất để quan sát bầu trời, chuyển động của Mặt rời, mựt trăng cùng các vì tinh tú và nhận thấy Mặt Trời và các vì tinh tú chuyển động theo quy luật trên 1 quỹ đạo lặp lại, từ đó họ đã đặt tên và lập ra các cung hoặc các tiết lệnh, hoặc đại khái cái gì đó tương tự.
- Nếu thực sự Trái đất cùng chuyển động trên vòng tròn Hoàng Đạo thì con số sẽ không phải là 12 cung như chúng ta thường thấy trong các văn tự cổ, mà con số phải là 13 vì thêm cả trái đất (vì trái đất là 1 chủ thể phát sinh trong chuỗi quy luật trên vòng tròn này).
- Nếu vòng tròn Hoàng đạo chứa quỹ đạo trái đất quanh mặt trời thì chắc chắn thời gian 1 năm của trái đất không thể là 365,25 ngày mà phải hơn thế. Vì bán kính từ tâm mặt trời tới vòng tròn Hoàng Đạo lớn hơn rất nhiều so với bán kính từ tâm mặt trời tới quỹ đạo trái đất hiện tại.
Trong tài liệu thiên văn mô tả về 12 chòm sao Hoàng Đạo của Hy Lạp cũng đề cập như sau:
"Người Hy Lạp cổ đại đã quan sát thấy từ mặt đất, Mặt trời luôn chuyển động cố định trên một quỹ đạo tròn chứa các tập hợp ngôi sao cố định. Người ta gọi nó là vòng tròn hoàng đạo, chúng có quỹ đạo trong một năm, tương ứng với chu kỳ Trái Đất xoay quanh Mặt Trời. Cùng với đó, sự chuyển động của các hành tinh khác cũng nằm trong phạm vi hẹp theo dải Hoàng Đạo này: chúng mở rộng 8 độ về hai bên dải. Vòng tròn hoàng đạo ôm trọn 12 chòm sao đã được người xưa xác định từ trước. Sau đó người Hy Lạp đã phân chia mỗi chòm sao tương ứng với 30 độ trong vòng tròn (tuy nhiên diện tích mỗi chòm sao là khác nhau) và phóng chiếu các đặc tính tương ứng với dấu hiệu của chòm sao ấy. Họ gọi là zodiac – nghĩa là vòng tròn động vật. Vòng tròn hoàng đạo khởi đầu bằng chòm Bạch Dương (Aries) và kết thúc bằng chòm Song Ngư (Pices)."
Hình ảnh dưới đây thể hiện vòng tròn Hoàng Đạo, mặt trời, tập hợp 12 chòm sao và quỹ đạo trái đất:
Có thể trong bài viết của bác có chút nhầm lẫn hoặc trích dẫn đâu đó, mong muốn của em chỉ đơn giản là muốn làm rõ vấn đề thôi ạ.
Chúc bác khoẻ !
BanChatDichHoc, on 13/01/2018 - 09:43, said:
VẤN ĐỀ THỨ 4
THẬP NHỊ ĐỊA CHI - THIÊN VĂN - ỨNG DỤNG
( Phần 1 : Nguyên lí lập vận trong Tử Bình - Tứ Trụ )
…..
- Thiên văn học cổ chia vòng tròn Hoàng Đạo ( Quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời ) Thành 12 cung Triền Thứ . Cũng được gọi là 12 Thiên Xá khi ghép vào nhị thập bát tú , bao gồm các cung sau :
Huyền hiêu - Tưu tý - giáng lâu - Đại Lương - Thực trầm - Thuần thủ - Thuần hỏa - Thuần Vỹ - Thọ Tinh - Đại Hỏa - Chiết Kỷ . Sự phân chia này chính là cơ sở để tạo ta 12 tiết lệnh khi mặt trời di chuyển đến các cung đó . ( Mỗi tiết lệnh gồm 1 tiết là 1 trung khí ) .
- Trong các môn thuật Vòng tròn hoàng đạo thường được gọi là vòng Chu Thiên ( Một vòng quanh bầu trời ) . Vòng tròn này gồm 360 độ . Các cung thứ của thiên văn học được thay bằng các tên gọi khác nhau tùy từng môn thuật .
THẬP NHỊ ĐỊA CHI - THIÊN VĂN - ỨNG DỤNG
( Phần 1 : Nguyên lí lập vận trong Tử Bình - Tứ Trụ )
…..
- Thiên văn học cổ chia vòng tròn Hoàng Đạo ( Quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời ) Thành 12 cung Triền Thứ . Cũng được gọi là 12 Thiên Xá khi ghép vào nhị thập bát tú , bao gồm các cung sau :
Huyền hiêu - Tưu tý - giáng lâu - Đại Lương - Thực trầm - Thuần thủ - Thuần hỏa - Thuần Vỹ - Thọ Tinh - Đại Hỏa - Chiết Kỷ . Sự phân chia này chính là cơ sở để tạo ta 12 tiết lệnh khi mặt trời di chuyển đến các cung đó . ( Mỗi tiết lệnh gồm 1 tiết là 1 trung khí ) .
- Trong các môn thuật Vòng tròn hoàng đạo thường được gọi là vòng Chu Thiên ( Một vòng quanh bầu trời ) . Vòng tròn này gồm 360 độ . Các cung thứ của thiên văn học được thay bằng các tên gọi khác nhau tùy từng môn thuật .