Jump to content

Advertisements




Donald Trump mệnh Vũ Phủ


94 replies to this topic

#76 quanphuc2015

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 361 Bài viết:
  • 257 thanks

Gửi vào 19/04/2017 - 14:26

Đệ nhất tử vi lý số gia Andrew-Brian, chuyên xem độ sâu âm hộ và chiều dài dương vật cho các đương số.

#77 Brian

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1199 Bài viết:
  • 819 thanks

Gửi vào 19/04/2017 - 14:43

Trích dẫn


Quanphuc2015 nạn nhân đáng thương bói toán.
Lá số phá cách bị 04 sát tinh hội họp, 01 sát tinh nhập mệnh số cầm cặp cho thứ chưởng, thầy phán số thứ chưởng sướng chạy khắp nơi khoe.
Tội nghịp thứ chưởng! đệ nhất sát tinh Địa Kiếp nhập mệnh.

Sửa bởi Brian: 19/04/2017 - 14:45


#78 Brian

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1199 Bài viết:
  • 819 thanks

Gửi vào 19/04/2017 - 14:58

Trích dẫn

Vanga tiên tri
Tổng thống thứ 45 sẽ gây xung đột với các nước lớn.
Nước Mỹ sẽ đi vào con đường loạn lạc, kinh tế khủng hoảng, đất nước phân chia chẳng khác nào một cuộc nội chiến và dẫn đến sụp đổ. Vì khó được lòng dân, Tổng thống thứ 45 cũng sẽ có nguy cơ bị ám sát khi gần hết nhiệm kỳ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Read more: http://tuvilyso.org/.../#ixzz4e61nPrYn


Phe dân túy rời bỏ Trump sau đòn không kích Syria

Người ủng hộ chủ nghĩa dân túy giận dữ và thất vọng trước việc Trump cho nã tên lửa vào căn cứ Syria, vì họ cho rằng ông hành động trái với cam kết trước đây.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nigel Farage phát biểu kêu gọi bỏ phiếu cho Trump tại một cuộc vận động tranh cử ở Jackson, bang Mississippi vào tháng 8/2016. Ảnh: NYT
Tổng thống Mỹ Donald Trump được không ít người hoan nghênh khi ra quyết định không kích căn cứ không quân của Syria để đáp trả vụ chính quyền Syria bị cáo buộc tấn công vũ khí hóa học nhằm vào dân thường. Tuy nhiên, những người ủng hộ chính sách dân túy cánh hữu ở trong nước và nước ngoài lại chỉ trích động thái này và rời xa ông, theo CNN.
Nigel Farage, cựu lãnh đạo đảng Độc lập của Anh, người ủng hộ mạnh mẽ Anh rời Liên minh châu Âu (EU), từng phát biểu tại những cuộc tập hợp vận động tranh cử của Trump và là một trong những người đầu tiên gặp Trump sau khi ông đắc cử. Tuy nhiên, vào sáng 7/4, ông nói ông "rất sửng sốt" trước hành động quân sự của Mỹ tại Syria.

"Tôi nghĩ nhiều cử tri của Trump sẽ thức dậy vào sáng nay rồi vò đầu tự hỏi: 'Chuyện này rồi kết thúc ra sao?'", ông nói.
"Là một người ủng hộ mạnh mẽ Trump, tôi đồng tình cho rằng những bức ảnh (về vụ tấn công vũ khí hóa học ở Syria) thật khủng khiếp nhưng tôi sửng sốt trước vụ không kích của Mỹ", Farage nói thêm.
Theo hai cây bút Elise Labott và Nicole Gaouette của CNN, những phát biểu của Farage phản ánh làn sóng giận dữ và sự bối rối của những người cánh hữu sau vụ không kích căn cứ không quân của Mỹ ở Syria và họ nhấn mạnh sự đảo chiều bất thường trong chính sách của Trump.
Những người ủng hộ chủ nghĩa dân túy kinh ngạc trước vụ không kích ở Syria, do họ từng ca ngợi Trump vì ông không thích việc can thiệp của Mỹ ở nước ngoài và tuyên bố trong cuộc vận động tranh cử rằng Mỹ "không thể làm cảnh sát của thế giới".
Trái lại, nhiều lãnh đạo trên thế giới bấy lâu nay thường lạnh nhạt với Trump thì nay lại tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ tân tổng thống Mỹ, như lãnh đạo Pháp, Đức, Canada, NATO.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon nói với đài truyền hình BBC rằng "chúng tôi hoàn toàn ủng hộ những gì người Mỹ đã làm". Ông cho biết thêm vụ Mỹ không kích căn cứ không quân của Syria là phản ứng "có giới hạn và hoàn toàn thích hợp"
Vụ không kích 'hấp tấp, hiếu chiến'
Quan điểm của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Fallon trái ngược với lập trường của ông Farage, người kêu gọi Anh không tham gia bất cứ cuộc tấn công nào thêm ở Syria. "Các hành động can thiệp trước đây ở Trung Đông đã khiến mọi thứ tồi tệ hơn thay vì tốt đẹp hơn", Farage nói.
Paul Nuttall, lãnh đạo hiện nay của đảng Độc lập nói rằng vụ không kích là "hấp tấp, hiếu chiến, vô nghĩa và sẽ chẳng đạt được điều gì".
"Toàn thể thế giới lên án hành động sử dụng vũ khí hóa học ở Syria nhưng vụ tấn công của Mỹ nhằm vào chính quyền Assad không giúp giảm các căng thẳng và cũng không thúc đẩy hòa bình ở nước này", Nuttall nói.
Tại Pháp, chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc Marine Le Pen dường như cũng tách bản thân khỏi Trump khi viết trên Twitter rằng bà "lên án mạnh mẽ" vụ tấn công "khủng khiếp" nhằm vào căn cứ không quân của Syria.
"Liệu có quá khó để chờ đợi kết quả của một cuộc điều tra quốc tế về vụ tấn công vũ khí hóa học ở Syria trước khi thực hiện một vụ không kích như thế này?", bà nói.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc của Pháp Marine Le Pen. Ảnh: AFP
Các lãnh đạo dân túy tại Mỹ cũng nêu thái độ phản đối trước vụ không kích ở Syria.
"Tôi lo ngại sâu sắc rằng những vụ không kích như thế này có thể dẫn đến việc Mỹ một lần nữa bị lôi kéo vào bãi lầy can dự quân sự dài hạn ở Trung Đông", thượng nghị sĩ Bernie Sanders nói.
"15 năm qua đã cho thấy rằng các hành động can dự như vậy là rất tai hại đối với an ninh Mỹ, nền kinh tế Mỹ và người dân Mỹ", ông Sanders nói.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rand Paul, người ủng hộ Mỹ tránh xa các dính líu ở nước ngoài, kêu gọi Trump tham vấn với quốc hội Mỹ.
"Tổng thống cần được quốc hội cho phép hành động quân sự ở nước ngoài theo đòi hỏi của hiến pháp và tôi kêu gọi ông ấy hãy thảo luận với quốc hội", Paul nói.
John Glaser, phó giám đốc nghiên cứu chính sách nước ngoài ở Viện nghiên cứu Cato có trụ sở ở Washington, nói rằng "quyết định tấn công chế độ Syria của Trump không có cơ sở về mặt pháp lý và ít có cơ hội làm nguôi nỗi đau của những người dân Syria bị mắc kẹt trong cuộc nội chiến".
Glaser cho rằng "điều quan trọng bây giờ là quan sát xem liệu Trump có khả năng cự tuyệt sự xúi giục leo thang và tránh tình trạng thay đổi các mục tiêu sứ mệnh, khiến Mỹ bị hút vào các vũng lầy tuyệt vọng ở Trung Đông như trong quá khứ".
Nhà bình luận cánh hữu Ann Coulterm, người từng vận động tranh cử cho Trump viết trên Twitter rằng: "Những người muốn chúng ta can thiệp vào Trung Đông bỏ phiếu cho các ứng viên khác".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#79 Brian

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1199 Bài viết:
  • 819 thanks

Gửi vào 19/04/2017 - 19:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đinh Dậu 2017 Cự môn Hóa kỵ, tiểu hạn tại cung mão Cự Phi Lưu Kỵ hội họp: Trump vướng thị phi

Sửa bởi Brian: 19/04/2017 - 19:14


#80 Brian

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1199 Bài viết:
  • 819 thanks

Gửi vào 20/04/2017 - 05:17

59 tên lửa Tomahawk Mỹ tập kích Syria vô ích, Nga "mượn gió bẻ măng"

The Drive (Mỹ) cho rằng việc Mỹ quyết định bỏ ra gần 100 triệu USD để phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat, vốn là động thái trừng phạt cuộc tấn công hóa học bị Mỹ và phương Tây cáo buộc do chính quyền Assad thực hiện nhằm vào người dân Syria là hoàn toàn vô ích.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khu trục hạm Mỹ phóng tên lửa Tomahawk tấn công căn cứ không quân Syria hôm 7/4

Theo The Drive, khi cân nhắc thực hiện hành động quân sự, một bên phải đong đếm cái được, cái mất, cả trong tương lai gần và trong ngắn hạn. Những câu hỏi đơn giản như liệu hành động này có mục đích quân sự thực sự không? Liệu hành động này có giúp Mỹ an toàn hơn không? Liệu động thái này có giúp Mỹ tiến thêm một bước đến mục tiêu chung mà nước này mong muốn đạt được trong khu vực hay không? Liệu sự việc này có khiến binh lính Mỹ thêm nguy hiểm hay không? chỉ là một số trong rất nhiều những câu hỏi cần phải được cân nhắc cẩn trọng. Tuy nhiên cuộc tấn công của Mỹ vào căn cứ Shayrat đã không tính đến phần lớn những câu hỏi trên.
Thực chất, cuộc tấn công đêm 6/4 của Mỹ chẳng gây thiệt hại lớn đến khả năng chiến đấu của Assad, The Drive nhận định. Chỉ một số hầm chứa máy bay bị hư hỏng, cùng với một số máy bay chiến thuật cũ, các tòa nhà nhỏ và một số thiết bị khác bị hư hại. Cuộc tấn công này thậm chí còn không làm hỏng đường băng của căn cứ không quân này, do đó căn cứ Shayrat có thể sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ bay chỉ sau một thời gian ngắn. Và hệ thống phòng không của căn cứ này còn không bị ảnh hưởng chút nào.
Điều này một phần là do Nga- nước duy trì sự hiện diện quân sự ở căn cứ này trong những năm gần đây- đã được cảnh báo trước cuộc tấn công, và hiển nhiên Syria cũng nhận được thông tin. Phần lớn máy bay và các thiết bị cao cấp, cũng như quân đội của hai nước này đã được chuyển tới các vị trí khác. Việc sát hại lính Nga cũng không phải là điều có lợi cho Mỹ. Nhưng nếu đây là một tín hiệu cảnh báo có ý nghĩa chiến lược thì tại sao Mỹ lại phải để nguyên một số thiết bị trên phi trường, sau khi đã đưa ra lời cảnh báo? Đáp án cho câu hỏi này quả thực hết sức thất vọng.
The Drive cho biết các tên lửa Tomahawk theo thiết kế không hoàn toàn phù hợp với mục tiêu tấn công Shayrat. Những đầu đạn tiêu chuẩn của tên lửa này có khả năng phá hủy những thiết bị và cấu trúc không được tăng cường, nhưng lại không thể tấn công một phi trường kiên cố. Mặt khác, việc sử dụng những tên lửa này lại không quá nguy hiểm, khiến cho các chính trị gia rất thích dùng các tên lửa này vì không phi công nào bị thương trong cuộc tấn công.
Nhưng liệu mục tiêu như căn cứ không quân Shayrat có xứng đáng để tấn công nếu Mỹ không sẵn sàng sử dụng hệ thống vũ khí phù hợp, hoặc kết hợp sử dụng các hệ thống vũ khí để tấn công? Rõ ràng việc đưa một loạt tên lửa Tomahawk tấn công các hầm chứa máy bay kiên cố chỉ là một động thái mang tính biểu tượng và thiệt hại gây ra rất hạn chế.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhiều máy bay của không quân Syria tại căn cứ vẫn nguyên vẹn sau vụ tấn công

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Căn cứ không quân Shayrat của Syria trở thành mục tiêu tên lửa Mỹ hôm 7/4
Thực chất chỉ cần ba máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit có khả năng mang 16 bom chuyên phá boongke JDAM (vũ khí có dẫn đường) 2000 LB hoặc 80 quả bom JDAM 5000 LB là đủ sức phá hủy sân bay, hầm chứa máy bay và hệ thống phòng không ở căn cứ Shayrat. Đó là lí do vì sao B-2 được sử dụng trong chiến dịch Bình minh Odyssey ở Libya chứ không phải là 200 tên lửa Tomahawk.
Nếu Mỹ định tấn công mục tiêu như sân bay, ít nhất Mỹ cũng thừa sức để làm điều đó. Không chỉ vậy, B-2 cũng có thể thực hiện nhiệm vụ này mà không gây nhiều thiệt hại cho Mỹ, và có thể vươn tới mục tiêu từ phía đông Syria chứ không cần phải bay qua hệ thống phòng không của Nga ở dọc bờ biển Syria.
Thậm chí một cuộc tấn công kết hợp nhiều máy bay chiến đấu cũng như máy bay tác chiến điện tử, máy bay ném bom và máy bay hỗ trợ giám sát trên không như B-1B có thể đã biến căn cứ Shayrat thành tro bụi, cho dù mức độ rủi ro cao hơn và nhiệm vụ phức tạp hơn sử dụng máy bay B-2.
The Drive cho rằng hành động này của Mỹ có tác động rất lớn đến uy tín của nước này. Giới lãnh đạo trên thế giới sẽ không còn sợ hãi Mỹ nữa vì ông Trump đã quyết định không kích vào một mục tiêu hoàn toàn bỏ đi. Họ không dễ bị lừa phỉnh như các học giả khác. Những lãnh đạo này đánh giá sát hơn mối đe dọa mà Mỹ có thể gây ra cho họ và khả năng quân sự của họ, đồng thời coi việc Mỹ bỏ ra 59 quả tên lửa Tomahawk trị giá 1,5 triệu USD/quả vào một sân bay cũ kỹ của Syria mà không đem lại hiệu quả gì khiến Mỹ thật ngớ ngẩn và yếu kém.
Nếu Nga và Assad có khả năng tên lửa mà thậm chí B-2 và tất cả các khả năng tác chiến điện tử, khả năng chế áp hệ thống phòng không của kẻ thù và khả năng xâm nhập vào không gian mạng cũng không thể đối phó được, vậy những thiết bị này có thể làm gì để chống lại một đối thủ lớn? Như vậy việc lựa chọn cách phá hủy mục tiêu một lần nữa lại làm tổn hại đến uy thế quân sự của Mỹ.
Cuối cùng, Mỹ không gây thiệt hại lớn đến không lực hay khả năng phòng không của Assad, mà quả thực Mỹ chỉ trả đũa vụ tấn công hóa học mà Mỹ cho là chính quyền Syria thực hiện. Do đó chẳng có sự thay đổi nào về mặt quân sự cả. Còn Mỹ vẫn phải mang tiếng xấu cho cuộc tấn công vào căn cứ Shayrat.
Đúng như dự đoán, Nga đã rút khỏi thỏa thuận Nga-Mỹ về việc giảm xung đột trong không phận Syria. Không chỉ vậy, Mỹ hiện nay không có cách nào liên lạc với chỉ huy Nga nếu máy bay Nga và Syria ném bom vào quân Mỹ hay liên quân do Mỹ dẫn đầu. Và đường dây nóng thiết lập theo thỏa thuận nhằm tránh va chạm trên không giữa hai bên bỗng nhiên thành giấy lộn.
Thực tế đường dây liên lạc này đã được sử dụng rất nhiều lần trước đó. Hiện nay nó không còn tồn tại nữa, binh lính và phi công Mỹ đang gặp phải mối nguy hiểm lớn hơn bao giờ hết. Không chỉ vậy, còn có khả năng các sự cố nhỏ (vốn có thể được ngăn chặn chỉ bằng một cuộc điện đàm) có thể dẫn tới một cuộc đụng độ lớn hơn.
Điện Kremlin còn tuyên bố sau cuộc tấn công trên, họ sẽ tăng cường trang bị cho quân đội của Assad những hệ thống phòng không cao cấp. Hiện nay, Nga mới chỉ đặt khẩu đội S-300 ở Tartus và khẩu đội S-400 ở phi trường phía nam Latakia. Những khẩu đội phòng không này là những hệ thống có uy lực nhưng Nga đã không hướng vào máy bay của Mỹ hoặc liên quân vì chúng chỉ để phục vụ cho cuộc chiến chống IS và các nhóm phiến quân cực đoan ở Syria. Nga hiện đã tuyên bố sẽ sử dụng những vũ khí này để bảo vệ không phận và quân đội của chính quyền Assad.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

S-400 Nga bất lực hay cố tình không khai hỏa đánh chặn tên lửa Tomahawk Mỹ vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ
Theo The Drive, quân đội Assad, thậm chí với các hệ thống phòng không cũ kỹ cũng đã có thỏa thuận ngầm với Mỹ không tấn công máy bay của liên minh nếu Mỹ không ném bom vào quân đội Syria, và đặc biệt là không ném bom vào hệ thống phòng không và hệ thống chiến đấu của chính phủ. Thỏa thuận này giờ cũng theo đó mà chấm dứt. Rất nhiều máy bay của Mỹ không có khả năng chống lại tên lửa đất đối không radar dẫn đường, và hiện nay máy bay Mỹ sẽ phải chịu rủi ro rất lớn trên bầu trời Syria.
Ngoài ra Nga còn có thể triển khai các hệ thống phòng không tầm xa hiện đại tới Syria và điều này có thể thay đổi cân bằng về không lực trên chiến trường. Sự thay đổi này sẽ làm tăng đáng kể mức độ phức tạp và nguy hiểm trong cuộc chiến của Mỹ chống lại IS trong khu vực. Điều này cũng sẽ khiến các cuộc tấn công trong tương lai vào quân đội Assad trở nên nguy hiểm hơn.
Những điều này trở thành vấn đề nghiêm trọng vì Mỹ được cho là đang tập trung chống IS và về cơ bản là tấn công thủ đô tự xưng Raqqa của lực lượng này. Mỹ đã luôn cố đàm phán để mở không phận Syria cho máy bay không người lái, máy bay trực thăng, máy bay giám sát và tấn công của liên quân bằng cách không bị cuốn vào cuộc nội chiến Syria. Hiện nay, một số máy bay này đang gặp phải nguy cơ lớn chỉ vì một cuộc tấn công trả thù vô ích. Do đó cuộc chiến chống IS sẽ trở nên khó khăn hơn. Và sự thay đổi lại diễn ra giữa lúc Mỹ đang quyết tâm chiếm được Raqqa.
Cuối cùng, The Drive cho rằng hành động trả đũa vô ích của Mỹ chỉ gây tổn hại đến mục tiêu chung và lợi ích quốc gia của nước này. Hiện nay, binh lính Mỹ đang ở trong mối đe dọa lớn hơn nhiều so với trước đêm 6/4, đổi lại Mỹ chẳng đạt được điều gì. Quân đội và hệ thống phòng không của Assad vẫn chẳng hề bị tổn hại, và thậm chí vẫn sân bay mà Mỹ đã ném bom vẫn hầu như còn nguyên (bằng chứng là ngay sau đó các chiến đấu cơ Nga và Syri lại xuất kích từ sân bay này để tấn công phiến quân). Và đáng ngại hơn là Nga sẽ bảo vệ không phận của chính phủ Syria với các khẩu đội tên lửa tối tân đáng sợ hơn. Và giới lãnh đạo trên toàn cầu sẽ không còn lo sợ Mỹ như trước đây nữa.
Cuộc tấn công của Mỹ đã thể hiện tầm nhìn hạn hẹp, sự kém hiểu biết về giới hạn năng lực quân sự và thiếu tầm tư duy chiến lược của chính quyền ông Trump. Đôi khi chẳng làm gì lại là quyết định sáng suốt hơn là “làm điều gì đó vô ích.” Trong trường hợp này, trí khôn rõ ràng đã bị bỏ quên trước tư duy quá khích của các lãnh đạo không có tư duy chiến lược lâu dài và chính quyền Assad rốt cuộc lại là bên hưởng lợi nhiều nhất, The Drive nhận xét.
Cuối cùng, nếu được hỏi liệu Mỹ có đạt thêm nhiều lợi ích ở Trung Đông sau vụ tấn công hay không, câu trả lời rõ ràng là không.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#81 Brian

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1199 Bài viết:
  • 819 thanks

Gửi vào 20/04/2017 - 07:01

Lầu 5 góc kháng lệnh ông Trump vụ đưa tàu chiến đến hù Triều Tiên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sự thiếu nhất quán giữa Nhà Trắng và Lầu Năm Góc khiến thông tin biên đội tàu chiến Mỹ “đang tiến về bán đảo Triều Tiên” nhanh chóng bị phát hiện chỉ là “đòn gió” của Tổng thống Donald Trump.
Tuần trước, Nhà Trắng thông báo, một biên đội tàu chiến của Mỹ do tàu sân bay USS Carl Vinson dẫn đầu đang tiến về sát bán đảo Triều Tiên. Nhà Trắng nói rằng, tàu USS Carl Vinson đã hủy chuyến thăm Australia, thay vào đó tiến về vùng biển Nhật Bản để gửi gắm thông điệp răn đe đến Triều Tiên.
Thông tin này từ Nhà Trắng đã nhanh chóng xuất hiện ở trang nhất của nhiều tờ báo khắp Đông Á với những đồn đoán rằng Mỹ có thể sắp tấn công phủ đầu Triều Tiên.




Tuy nhiên, một tuần sau đó, Hải quân Mỹ vô tình công bố một bức ảnh cho thấy hạm đội này đang neo tại vùng biển của Indonesia, hay nói cách khác là không hề gần bán đảo Triều Tiên như tin tức trước đó.
Lý giải về điều này, một quan chức cấp cao Nhà Trắng nói rằng, đã có sai sót trong quá trình trao đổi thông tin giữa Nhà Trắng và Lầu Năm Góc về hoạt động của nhóm tác chiến USS Carl Vinson do các chỉ huy đã không theo dõi sát sao lộ trình di chuyển của tàu này.
Tuy nhiên, điều đáng nói là, sau khi nhận ra sự thiếu nhất quán này, cả Nhà Trắng và Lầu Năm Góc vẫn giữ im lặng, một động thái mà dư luận cho rằng khiến tình hình bán đảo Triều Tiên càng thêm căng thẳng. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ đến hôm qua 18.4 mới chính thức ra thông cáo nói rằng nhóm tàu tác chiến USS Carl Vinson hiện giờ mới thực sự tiến về phía bán đảo Triều Tiên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đinh Dậu 2017 tiểu hạn tại cung mão. KÌnh Đào Hỏa Hư ( đòn gió ) or kháng lệnh ( Kình Quyền Linh )

Sửa bởi Brian: 20/04/2017 - 07:02


#82 Brian

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1199 Bài viết:
  • 819 thanks

Gửi vào 20/04/2017 - 09:55

Hàn Quốc cảm giác 'bị lừa' khi tàu sân bay Mỹ không tới

Từ trạng thái hân hoan, nhiều người Hàn Quốc chuyển sang hụt hẫng và giận dữ khi biết đội tác chiến tàu sân bay Mỹ không đến bán đảo Triều Tiên như tuyên bố của Tổng thống Trump.
Khi Tổng thống Trump tuyên bố điều nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson cách đây hơn 10 ngày đến bán đảo Triều Tiên, một số người lo ngại xung đột có thể xảy ra với Triều Tiên.
Tuy nhiên, nhiều người hoan nghênh hành động thể hiện sự mạnh mẽ này của Washington trong cam kết răn đe Triều Tiên. Trước đó, ông Trump đã chứng tỏ cứng rắn qua việc "dội" tên lửa ở Syria và thả "siêu bom" ở Afghanistan, cảnh báo rằng "không loại trừ giải pháp quân sự" với Triều Tiên.
Thế nhưng, sau khi báo chí Mỹ ngày 19/4 tiết lộ tàu Carl Vinson còn cách bán đảo Triều Tiên hàng nghìn km và thậm chí đi hướng ngược lại để ra Ấn Độ Dương, dư luận Hàn Quốc trở nên phẫn nộ vì cho rằng bị đồng minh Mỹ lừa dối và thao túng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tàu sân bay Carl Vinson ở Ấn Độ Dương cuối tuần trước. Ảnh: DOD.
Người Hàn bực tức

Báo JooAng Ilbo ngày 19/4 đăng bài với tiêu đề "Lời nói dối của Trump về Carl Vinson", bình luận "ông Putin và Tập Cận Bình hẳn đang cười khoái chí về vụ này". Tờ báo còn chất vấn Mỹ "chẳng lẽ lại chơi trò qua mặt như Triều Tiên khi phô trương tên lửa mô hình trong các cuộc duyệt binh".
Tuy nhiên, diễn biến trên đặt ra một quan ngại khác: Liệu các đồng minh chủ chốt của Mỹ như Hàn Quốc và Nhật Bản có được thông báo hoạt động và địa điểm của tàu Carl Vinson? Và thông tin này có ảnh hưởng đến chiến lược của Mỹ để kiềm chế tham vọng hạt nhân Triều Tiên bằng những lời đe dọa rỗng?
Trước đây, các tàu sân bay Mỹ thường đến bán đảo Triều Tiên để tham gia tập trận cùng quân đội Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, khi hải quân Mỹ ngày 9/4 thông báo rằng tàu Carl Vinson rời Singapore để áp sát Triều Tiên, quyết định này được xem là vô cùng bất thường khi con tàu mới tham gia tập trận với Hàn Quốc hồi tháng trước.
"Chúng tôi đã điều động một hạm đội", Tổng thống Trump thông báo 10 ngày trước.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vị trí của nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson cách bán đảo Triều Tiên tới gần 6.000 km. Đồ họa: SCMP.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từ chối bình luận về hoạt động của tàu Carl Vinson. Tuy nhiên, những ý kiến chỉ trích nhanh chóng được thổi bùng khi chủ đề Triều Tiên cũng là một vấn đề trọng tâm trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng tới.
"Chẳng có lý do gì mà Hàn Quốc lại không biết rằng tàu Carl Vinson không ở gần bán đảo Triều Tiên hôm 15/4. Nhưng họ lại không lên tiếng và không làm gì cả để xoa dịu lo lắng, khi mà an ninh sẽ là một chủ đề quan trọng", Kim Dong Yub, một cựu sĩ quan hải quân và là chuyên viên tại Đại học Kyungnam (Seoul, Hàn Quốc), nói.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quân đội Triều Tiên trong lễ duyệt binh ngày 15/4. Bình Nhưỡng được cho là sẽ thử hạt nhân vào ngày kỷ niệm sinh nhật của ông Kim Nhật Thành, nhưng sự việc đã không diễn ra. Ảnh: AP.
Tất cả những ứng viên tổng thống Hàn Quốc đều khẳng định không kích phủ đầu của Mỹ sẽ gây ra chiến tranh diện rộng ở bán đảo Triều Tiên, vì Bình Nhưỡng đã cảnh báo sẽ đáp trả không khoan nhượng. Mỗi người đều ra sức thuyết phục cử tri rằng họ mới là người có khả năng duy trì hòa bình trên bán đảo.
Do vậy, sau khi biết được sự thật bẽ bàng về tàu sân bay Mỹ, ông Kim cho rằng toàn bộ sự việc này là lời nhắc nhở "Hàn Quốc bị ràng buộc trong liên minh với Mỹ như thế nào".
Chuyên gia Shin In Kyun, nhóm Mạng lưới Phòng thủ Hàn Quốc, nói: "Tình thế có vẻ kỳ quặc đối với quân đội Hàn Quốc khi phải lên tiếng và giải thích rằng họ biết ông Trump đang nói xạo. Nhưng cách làm này lại hiệu quả vì thực tế là Triều Tiên đã không thử hạt nhân".
Ảnh hưởng uy tín của Tổng thống Trump

Ông Kim Ky Baek, chủ biên trang Minjokcorea theo tinh thần chủ nghĩa dân tộc, nói phi vụ tàu Carl Vinson có thể làm xấu đi hình ảnh của Tổng thống Trump trong mắt người Hàn Quốc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Phó tổng thống Mike Pence khi thăm Hàn Quốc đã tái khẳng định cam kết của Mỹ. Ảnh: AP.
"Ông Trump có thể nói đây chỉ là một phần trong chiêu trò đánh lạc hướng. Nhưng nó tạo ra cảm giác rằng chính quyền Mỹ hiện nay vẫn thực sự chưa xác định ra cách đối phó với Triều Tiên, cũng như không có sự thông tin liên lạc hiệu quả", ông Kim nói.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cũng từ chối trả lời về vấn đề này trong cuộc họp báo ngày 19/4.
Tuy nhiên, giáo sư Hideshi Takesada (Đại học Takushoku), nói việc lực lượng Nhật Bản không biết tí nào về kế hoạch hoạt động của tàu Carl Vinson là điều không thể hiểu được. "Khi vấn đề liên quan đến Nhật Bản thì 2 bên lẽ ra phải liên lạc thường xuyên".
"Dù vụ việc là như thế nào, dù đây là sự báo tin sai lệch một cách chủ đích hay chỉ là hiểu lầm giữa Lầu Năm Góc và Nhà Trắng, thì nó cũng khá nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền Mỹ", chuyên gia Narushige Michishita (Viện Nghiên cứu Chính sách, Tokyo), nói.
Hiện nay, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết tàu Carl Vinson mới thực sự bắt đầu hướng về bán đảo Triều Tiên và dự kiến đến nơi trong tuần tới.
Từ đây đến đó có ngày 25/4 cũng là một trong những dịp lễ lớn của Triều Tiên khi kỷ niệm ngày thành lập quân đội nước
này. Do vậy, giới quan sát cho rằng Bình Nhưỡng cũng có thể sẽ tiến hành một hành động khiêu khích quan trọng, như thử hạt nhân lần 6.
ST

#83 Brian

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1199 Bài viết:
  • 819 thanks

Gửi vào 21/04/2017 - 08:46

Nhà thần học dự đoán ngày nổ ra Chiến tranh thế giới III


Nhà thần học Horacio Villegas đã dự đoán thời điểm nổ ra Thế chiến III sẽ là ngày 13-5 tới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhà thần học khẳng định chiến tranh thế giới III sẽ nổ ra bởi cái chết của Tổng thống Syria Assad

Horacio Villegas, người tuyên bố là một sứ giả của Thiên Chúa, tin rằng, một cuộc chiến tranh thế giới chết người sẽ được bắt đầu vào dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ Fatima.
Theo ông Villegas, chiến tranh sẽ được Tổng thống Donald Trump khơi mào vào ngày 13- 5 tới, đúng ngày kỷ niệm sự xuất hiện của Đức Mẹ ở ngôi làng Fatima, Bồ Đào Nha, năm 1917.


Cuộc xung đột quốc tế sau đó sẽ tàn phá thế giới trong 6 tháng, vì lần cuối cùng Đức Mẹ được cho là đã xuất hiện trong làng là vào ngày 13-10-1917, với câu nói: "Chiến tranh sắp kết thúc, và những người lính sẽ trở về nhà".
Nói về lý thuyết của mình, ông Villegas cho biết: "Thông điệp chính mà mọi người cần biết để được chuẩn bị là từ ngày 13-5 đến ngày 13-10-2017, cuộc chiến này sẽ xảy ra, và kết thúc với nhiều tàn phá, sốc và chết chóc".
Tuy nhiên, ông Villegas khẳng định, thế giới sẽ được kích hoạt bước đầu bằng một "lá cờ giả", với những xung đột đang nổi lên từ ngày 13-4 đến ngày 13-5, mà sẽ là ở Syria và Triều Tiên.
Những dự đoán của ông Villegas được đưa ra, đúng lúc Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng đi đến chiến tranh, nếu Bình Nhưỡng bị Hoa Kỳ khiêu kích.
Nhà thần học này còn khẳng định, cuộc tấn công hóa học vừa qua ở Syria là tiền đề cho Thế chiến III, đồng thời cho biết, lý giải của ông cũng được ủng hộ bởi các vị tiên tri khác.
Ông Villegas nhận định, "Mabus" (kẻ chống Chúa đến từ Trung Đông), ám chỉ tổng thống Syria Bashar al-Assad, sẽ bị trúng bom và thiệt mạng trong tháng tới. Điều này sẽ châm ngòi Thế chiến III.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#84 Brian

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1199 Bài viết:
  • 819 thanks

Gửi vào 21/04/2017 - 09:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tháng 3 AL nguyệt hạn tại cung tại cung tật Kình Hỏa Hình Phi Lưu Hà Kiếp Sát hội họp, Trump phóng tên lửa vào Syria, dọa đánh Triều tiên làm thế giới bất an

#85 Brian

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1199 Bài viết:
  • 819 thanks

Gửi vào 21/04/2017 - 09:53

Rõ trắng đen vũ khí hóa học Syria, Trump mang đại hoạ cho nước Mỹ?

Washington đã nhận ra sai lầm?
Theo hãng thông tấn TASS, Đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW), ông Alexander Shulgin, cho rằng Mỹ và các quốc gia phương Tây không muốn điều tra thỏa đáng, để làm rõ trắng đen vụ việc được cho là sử dụng vũ khí hóa học tại Idlib, Syria.
Ông Shulgin cho biết, trong cuộc họp Hội đồng điều hành của OPCW ngày 19/4, Nga và Iran đã đưa ra đề xuất bổ sung cho việc tiến hành cuộc điều tra vụ việc tại Idlib, trong đó có điều tra cả khu vực sân bay Shayrat bị Mỹ tấn công.
Tuy nhiên, Mỹ đã phản đối đưa phái bộ điều tra vũ khí hóa học Syria đến sân bay Shayrat với lý do phái bộ điều tra của OPCW "không có gì để làm trong tình huống này".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chỉ dựa trên những hình ảnh Trump đã ra lệnh tấn công Syria, là quá vội vã
Nhà chính trị Nga cho rằng: “Sự liên quan giữa vụ việc ở Idlib với sân bay Shayrat là do chính người Mỹ tạo ra khi Washington tuyên bố các máy bay Syria đã xuất phát từ sân bay này tới tấn công Idlib, do đó việc xác định xem chất độc thần kinh sarin và các vũ khí hóa học khác có từng được lưu trữ tại sân bay Shayrat hay không là điều rất cần thiết”.
Theo đại diện thường trực Nga tại OPCW : "Các nước phương Tây đang hành động cực kỳ mâu thuẫn...
Tôi cho rằng người Mỹ có thể đang che giấu điều gì đó khi họ kiên quyết muốn không đưa sân bay Shayrat vào cuộc điều tra này. Có thể ngay từ đầu họ đã biết rằng không có vũ khí hóa học nào ở đó và điều này chỉ được họ sử dụng như một cái cớ mà thôi".
Không những vậy, phía Washington còn phản đối việc cho phép bất cứ chuyên gia nhà nước nào tham gia công vào việc của phái bộ điều tra và cáo buộc Nga đẩy cuộc điều tra vào bế tắc.
Chính quyền Mỹ đã tin rằng vũ khí hoá học trong vụ không kích ở Idlib được mang từ căn cứ Shayrat tới, vì vậy hôm 7/4, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh bắn 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân này của quân đội Syria.
Cũng nên nhắc lại rằng, sau khi xảy ra sự việc đau lòng tại Idlib, Moscow đã đưa ra kết luận ban đầu với nguyên nhân được tạm xác định là quân đội Syria không kích trúng vào kho vũ khí và nhà máy sản xuất vũ khí của phe đối lập và khí sarin đã phát tán ra, gây chết người.
Moscow kêu gọi cộng đồng quốc tế điều tra sự việc, trước khi có những hành động tiếp theo.
Washington thì mặc định chính quyền Assad là thủ phạm và Trump quyết định cho Tomahawk Mỹ bay vào Syria để trừng phạt.
Khi nhìn thấy xác những quả Tomahawk nằm rải rác tại sân bay Shayrat thì Washington dường như đã nhận ra họ quá vội vã trong việc tấn công Syria, nhưng đã muộn.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G7 vừa qua, việc trừng phạt Nga và Syria đã không được quyết định, mà lý do chính là không xác định được chứng cứ tại “sự kiện Idlib”. G7 quyết định cần phải điều tra nhưng không đưa ra cách thức, không có thời gian biểu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Từ chối điều tra căn cứ Shayrat cho thấy Washington đã đuối lý trong quá trình đi tìm công lý
Khi Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học thực hiện việc điều tra, Moscow không tin việc điều tra khách quan và kết quả có thể bị làm sai lệch.
Moscow có cơ sở để không tin bởi hành động của Washington đã được thực hiện và đã gây hậu quả.
Vì vậy, Moscow đã đề xuất bổ sung khu vực được điều tra là sân bay bị Mỹ không kích với lý do máy bay chở chất độc hoá học xuất phát từ đây tới Idlib và đề xuất có thêm chuyên gia kỹ thuật của cả Nga và Mỹ cùng tham gia vào việc điều tra. Washington và đồng minh đã bác bỏ.
Trước việc Washington và đồng minh “ngại” điều tra toàn diện “sự kiện Idlib”, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố sự cố vũ khí hóa học tại Idlib, Syria chính là chiến dịch khiêu khích lớn, đã được lên kế hoạch và đã mang lại kết quả cho phía Mỹ, theo Sputnik ngày 19/4.
Nếu làm rõ trắng đen, Trump mang đại hoạ cho nước Mỹ?
Việc Trump vội vã cho “Tomahawk bay vào Syria” đã làm khó cho Washington, khó cho đồng minh và cho cả những nhà điều tra của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học. Đó là không thể làm rõ trắng đen “sự kiện Idlib”, lý do để Mỹ tấn công quân sự Syria.
Đây chính là nguyên nhân khiến Washington gạt những đề xuất của Moscow và Tehran. Động thái đó cho thấy dường như Washington không muốn chứng minh sự thật, buộc đồng minh phải che giấu sự thật và có thể khiến OPCW phải làm sai lệch sự thật.
Bởi làm rõ trắng đen thì không loại trừ khả năng hành động Trump vội vã cho “Tomahawk bay vào Syria” mang đại hoạ cho nước Mỹ.
Việc “tiền trảm” luôn khiến cho việc “hậu tấu” mất tính khách quan và kém giá trị. Đối với nước Mỹ - danh dự của cường quốc số một thế giới - kết quả điều tra “việc đã rồi” của Washington sẽ càng thiếu thuyết phục.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tổng thống Trump đã dùng uy lực Mỹ thay cho uy tín Mỹ
Đặt trường hợp việc điều tra cho kết quả bất lợi với Mỹ, liệu OPCW có thể công bố sự thật? Có lẽ câu trả lời sẽ là không. Washington không muốn bất lợi cho mình là đương nhiên, mà cà đồng minh của Mỹ lẫn Moscow cũng có thể không ủng hộ OPCW công bố kết quả điều tra mà được xem là cơ sở chứng minh hành động của Trump tấn công Syria là sai lầm.
Bởi khi đó không chỉ nước Mỹ gặp đại hoạ, mà thế giới sẽ đại loạn.
Lúc đó bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, bất cứ lực lượng nào cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công vào một quốc gia có chủ quyền và đương nhiên là vào cả nước Mỹ hay lợi ích Mỹ ở ngoài biên giới nước Mỹ.
Rõ ràng cân nhắc lợi – hại thì những nhà điều tra quốc tế, Mỹ, đồng minh của Mỹ và cả đối thủ của Mỹ đều sẽ phải chọn công bố kết quả có lợi cho Mỹ để ngăn đại hoạ cho cả thế giới.
Nếu đúng cũng phải công bố sai, nghĩa là kết quả điều tra được báo trước, vậy đề xuất của Nga có cần thiết và mang ý nghĩa gì?
Thứ nhất, Moscow muốn rõ trắng đen, dù chỉ mang tính nội bộ, để Washington phải thừa nhận sai lầm, nếu kết quả điều tra bất lợi cho họ, từ đó ngăn chặn những hành động bất chấp chủ quyền quốc gia tiếp theo của Mỹ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tổng thống Putin tính toán rất cụ thể cho những hành xử của mình
Thứ hai, cuộc điều tra rõ ràng, khách quan sẽ giúp cho Moscow khẳng định vai trò của mình, nếu kết quả điều tra thực tế bất lợi cho Mỹ, hoặc Moscow sẽ xác lập lại vị thế của mình trong một ván cờ mới của Syria, nếu kết quả điều tra thực tế có lợi cho Mỹ.
Thứ ba, cuộc điều tra khách quan, theo chuẩn mực quốc tế sẽ là cơ sở buộc Washington phải thay đổi cách hành xử của mình, vốn luôn xem nhẹ luật pháp quốc tế. Từ đó cuộc chiến tại Syria có thể nhìn thấy ngày “chung cuộc” và kết quả sẽ có hậu cho Moscow.
Thứ tư, việc Moscow đề nghị điều tra khách quan thoả đáng sự kiện Idlib sẽ là sự hiệu chỉnh tốt nhất việc điều tra Tổng thống Assad và chính quyền Damascus – được phương Tây “đặt hàng” - mà mục đích là khép nhà lãnh đạo Syria và những cộng sự thân cận vào tội chống lại loài người, từ đó sẽ tước quyền, lật đổ Assad.
Tóm lại, hành động vội vã của Trump khi cho “Tomahawk bay vào Syria” đúng là “chỉ trúng mục tiêu, nhưng chưa trúng mục đích”, Trump sử dụng uy lực của Mỹ để hành xử nhưng lại làm mất uy tín của nước Mỹ.
Trump đã đưa chính quyền của mình vào thế tiến thoái lưỡng nan trong nhiều vấn đề quốc tế, mà việc không thể có đáp trả rõ ràng trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên là hậu quả rõ ràng nhất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Brian: 21/04/2017 - 09:55


#86 Brian

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1199 Bài viết:
  • 819 thanks

Gửi vào 22/04/2017 - 13:15


Trích dẫn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trong khi các luật sư còn tranh cãi lệnh tấn công Syria của Trump có vi hiến thì dữ kiện lá số tử vi cho kết quả:
Đinh Dậu 2017 vận tại cung Mão: cố ý sai ( Cô Quả Phi liêm ) cố ý lầm ( Cô Quả Lưu hà ) ban lệnh ( Quyền Linh ) bắn tên lửa ( Phi liêm Hỏa Tinh )
Thực tế, Trump mặc định Syria sử dụng vũ khí hóa học không điều tra.


LHQ chưa xác định lực lượng thực hiện vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Syria


Cuộc tấn công này xảy ra cùng lúc với sự xuất hiện của một hóa chất giống khí sarin như Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) xác nhận ngày 21/4.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


LHQ chưa thể xác định lực lượng nào thực hiện vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Syria. Ảnh minh họa: TTXVN

Ủy ban độc lập của Liên hợp quốc (LHQ) về điều tra vi phạm nhân quyền tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đang nghiên cứu các giả thuyết khác nhau xung quanh vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại thành phố Khan Sheikun của Syria ngày 4/4, tuy nhiên hiện không thể khẳng định được tuyên bố của các nước phương Tây cho rằng Chính phủ Syria chịu trách nhiệm về vụ tấn công. Chủ tịch Ủy ban Paulo Sergio Pinheiro đã tuyên bố như vậy với báo giới ngày 21/4.
Ông Pinheiro cho biết sau khi hỏi các nhân chứng, nghiên cứu các bức ảnh và đoạn băng video cũng như tham vấn với các chuyên gia y tế và quân sự, các nhà điều tra xác định ngày 4/4 có xảy ra một cuộc không kích vào Khan Sheikun. Cuộc tấn công này xảy ra cùng lúc với sự xuất hiện của một hóa chất giống khí sarin như Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) xác nhận ngày 21/4. Cuộc không kích thứ 2 vào địa điểm này diễn ra sau đó cùng ngày vào một cơ sở y tế đang hỗ trợ các nạn nhân của cuộc tấn công trước đó.
Tuy nhiên, ông Pinheiro nhấn mạnh ủy ban LHQ không xác định được cuộc không kích do lực lượng nào thực hiện cũng như không xác định được mối liên quan giữa cuộc không kích và sự xuất hiện chất khí giống khí sarin.
Ủy ban điều tra trên được thành lập theo quyết định của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ngày 21/4 đã tham gia cuộc gặp không chính thức với các ủy viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với chủ đề chính là cuộc tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học trên.
Ông Pinheiro cho biết ủy ban sẽ tiếp tục điều tra vụ việc và đã yêu cầu chính phủ một số nước cung cấp thông tin liên quan. Các nhà điều tra sẽ báo cáo kết quả lên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc./.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#87 quanphuc2015

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 361 Bài viết:
  • 257 thanks

Gửi vào 23/04/2017 - 01:59

Mời Brian, đệ tử phái Gâu Gâu, vào top của ông Ngu Văn Yên đoán giờ sinh cho các ứng viên TT Pháp.

#88 Brian

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1199 Bài viết:
  • 819 thanks

Gửi vào 23/04/2017 - 07:06

Trích dẫn

Tội nghiệp thứ chưởng Quanphuc2015! đệ nhất sát tinh Địa Kiếp nhập mệnh.
Địa Kiếp độc thủ thị kỳ phi nhân.
Theo quan điểm của cụ Thiên Lương thì: “Không, Kiếp là ác sát không bao giờ tử tế với ai, chỉ trừ có 1 Phá Quân là vị chỉ huy tối cao trực tiếp bản tính hung bạo chỉ chuyên phá hoại. Không, Kiếp vốn là hạng dao búa hợp tình hợp cảnh nên chịu phục tùng hùa nhau gây sự chẳng lành. Trường hợp Phá Quân đắc địa hay Không, Kiếp ở Dần, Thân, Tỵ, Hợi chỉ nhất thời đưa nhau lên, sau vẫn tàn tạ như mọi vị trí khác.”

Sửa bởi Brian: 23/04/2017 - 07:07


Thanked by 1 Member:

#89 Brian

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1199 Bài viết:
  • 819 thanks

Gửi vào 23/04/2017 - 07:37

Hàn Quốc xôn xao vì Tổng thống Mỹ tiết lộ câu nói của Chủ tịch Trung Quốc

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại bang Florida hồi đầu tháng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dành 10 phút để nghe lãnh đạo Trung Quốc nói về lịch sử giữa nước này và Bán đảo Triều Tiên. Một trong những câu nói của ông Tập sau đó được ông Trump tiết lộ đã khiến Hàn Quốc xôn xao.

Yonhap dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho June-hyuck nêu rõ: “Chúng tôi đang tiến hành xác nhận thông tin qua các kênh ngoại giao bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc. Ngay khi những chi tiết thực tế được chứng thực, chính phủ Hàn Quốc sẽ đưa ra phản hồi”.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago, Florida ngày 7/4. Ảnh: Reuters

Khởi nguồn của vấn đề gây tranh cãi bắt nguồn từ cuộc trả lời phỏng vấn của ông Trump với tờ Wall Street Journal. Khi Wall Street Journal đăng nội dung toàn bộ cuộc phỏng vấn lên phiên bản báo mạng vào ngày 12/4, một đoạn tiết lộ của ông Trump đã gây chú ý.

Theo tờ Independent (Anh), Tổng thống Mỹ cho biết trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào đầu tháng này tại bang Florida, ông đã dành 10 phút để nghe lãnh đạo Trung Quốc nói về lịch sử giữa nước này và Bán đảo Triều Tiên.

Ông Trump tiết lộ rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói về hàng nghìn năm lịch sử của Trung Quốc và Bán đảo Triều Tiên, về nhiều cuộc chiến và việc “Bán đảo Triều Tiên từng là một phần của Trung Quốc”.

Nhiều ý kiến cho rằng Tổng thống Mỹ có thể đã nghe về lịch sử chỉ từ quan điểm của Trung Quốc. Theo Independent, tại Trung Quốc đã xuất hiện một số tư tưởng cho rằng Vương quốc Cao Ly (trên Bán đảo Triều Tiên) từng thuộc Trung Quốc.

Về vấn đề này, ông Rah Jong-yil, cựu đại sứ Hàn Quốc tại Anh và Nhật Bản nhận xét với tờ Telegraph rằng trong quá khứ, Bán đảo Triều Tiên từng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc dưới triều đại nhà Minh nhưng điều đó đã xảy ra từ rất lâu và không có gì liên quan tới nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện nay.

Hiện chưa rõ về tình huống khiến Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra phát biểu như vậy với ông Trump. Ngoài ra, theo Yonhap có khả năng đây là câu trích dẫn không chính xác bởi lỗi trong quá trình phiên dịch.

Tiết lộ của ông Trump đã gây xôn xao tại Hàn Quốc, nhiều đảng phái tại nước này yêu cầu làm rõ sự thực. Ngày 19/4, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết câu nói trên là không chính xác.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã từ chối xác nhận liệu Chủ tịch Tập Cận Bình có đưa ra câu nói này hay không.

Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng không đưa ra ý kiến về tiết lộ của ông Trump và chỉ phát biểu: “Không có gì khiến Hàn Quốc phải lo lắng cả. Lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã trao đổi các quan điểm một cách sâu sắc và đầy đủ về vấn đề Bán đảo Triều Tiên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và những điều liên quan đã được công bố”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đinh Dậu 2017 vận tại cung Mão: Cự Khúc Lưu Kỵ bất cẩn ngôn

#90 quanphuc2015

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 361 Bài viết:
  • 257 thanks

Gửi vào 23/04/2017 - 15:11

Rượu mời không uống lại muốn uống rượu phạt.
Đã thía từ nay ba má Andrew mà sang Nga buôn lậu quần bò nữa tôi điện cho cựu thứ chưởng Sơn sai quân bắt hết.

Nghe nói Sứ quán Việt Nam tại Nga là sứ quán "thương" kiều dân nhất hệ mặt trời...






Similar Topics Collapse

5 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |