

Donald Trump mệnh Vũ Phủ
#61
Gửi vào 17/04/2017 - 15:21
Thứ chưởng cứ thoải mái phá!
#62
Gửi vào 17/04/2017 - 15:23
#63
Gửi vào 17/04/2017 - 15:26
#64
Gửi vào 17/04/2017 - 15:30
Nhiều tin đồn rằng ai muốn hỏi số điều đầu tiên phải mô tả về cái ấy cho "thầy" Andrew thật kỹ càng trước.
Chắc hồi đó đang luyện chưởng Tiết niệu lý số thần chưởng à
#65
Gửi vào 17/04/2017 - 16:03
#66
Gửi vào 17/04/2017 - 16:10
Nhiều người chê bai gấu nhưng học thuật ko bằng đám đệ tử gấu mà chỉ chăm chăm đi luyện chiêu tiết niệu thần chưởng.
#67
Gửi vào 17/04/2017 - 16:14
Trích dẫn
Tài: Liêm Kỵ chuyện tiền bạc bị nghi vấn
Biểu tình khắp nước Mỹ đòi ông Trump công khai hồ sơ thuế
Hàng ngàn người biểu tình tại hơn 150 thành phố khắp nước Mỹ ngày 15-4, kêu gọi Tổng thống Donald Trump công khai hồ sơ thuế, cũng như bác bỏ tuyên bố của ông rằng công chúng không quan tâm vấn đề này.
Tổ chức "Tax March" đứng ra thực hiện cuộc biểu tình này nhằm vì ông Donal Trump từ chối công khai bảng khai thuế của mình. Đây là quyết định trái ngược lịch sử hơn 40 năm của ông chủ Nhà Trắng.
Người dân biểu tình đòi ông Donald Trump công khai thuế. Ảnh: Reuters
Cuộc biểu tình diễn ra hơn 150 thành phố lớn của Mỹ. Ảnh: Reuters
Họ còn định biểu tình ở những nước khác. Ảnh: Reuters
Cuộc biểu tình ban đầu được xem như tuần hành hòa bình với những biểu ngữ kêu gọi. Tuy nhiên, những người ủng hộ ông Donald Trump xuất hiện và hai bên đã có đụng độ tại một công viên ở thành phố Berkeley, bang California. Cảnh sát cho biết ít nhất 21 người đã bị bắt. Cuộc biểu tình ở đây thu hút gần 200 người tham gia. Khi mọi người bắt đầu xô đẩy nhau, hàng chục cảnh sát đứng gần đó đã bắt nhanh chóng một người rồi tăng dần.
Trong thông cáo, Sở cảnh sát Berkeley nói một nhóm người vẫn còn tiếp tục đánh nhau và họ dự kiến bắt nhiều người hơn.
Cảnh sát đưa một hàng rào tạm thời để tách cả hai bên nhưng hàng rào nhanh chóng bị sập xuống khi họ lao vào đấm, đá. Một số người bị thương nhưng phía cơ quan chức năng chưa công bố thông tin chính thức.
Cuộc đụng độ giữa người ủng hộ và phản đối ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Vụ việc khiến nhiều người bị thương. Ảnh: Reuters
Hai cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra tại các thành phố New York và Los Angeles, mỗi nơi có khoảng 5.000 người tham gia. Ở Washington, hơn 1.500 người biểu tình tụ tập trước bãi cỏ Tòa nhà Quốc hội Mỹ để phản đối. Không chỉ biểu tình tại Mỹ, một số kế hoạch biểu tình tại châu Âu, Nhật Bản, New Zealand cũng được triển khai.
Trong quá trình tranh cử, ông Trump từ chối công khai hồ sơ thuế với lý do rằng phía Sở thuế vụ (IRS) đang kiểm toán. IRS ngay khi đó có nói rằng ông Trump có quyền công khai hồ sơ thuế dù trong quá trình kiểm toán.
Sau đó, chuyện công khai hồ sơ thuế của Tổng thống Mỹ vẫn chưa được thực hiện mà đa phần do các báo tìm kiếm rồi công khai thông tin lẻ tẻ.
Vào tháng 1-2017 từng có cuộc biểu tình lớn diễn ra ở Mỹ cũng cùng vấn đề chỉ sau một dòng kêu gọi trên Twitter. Một ngày sau diễu hành tại Washington và các thành phố khác, nhà văn Frank Lesser viết trên Twitter: "Donald Trump nói không ai quan tâm đến hồ sơ thuế của mình, dòng kêu gọi đã được đăng tải lại 21.000 lần".
Ảnh: Reuters
Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu tìm ra người đứng đằng sau rót tiền cho các cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra tại hơn 150 thành phố của Mỹ hôm 15/4 để yêu cầu ông công khai hồ sơ thuế.
Biểu tình tại Mỹ hôm 15/4 đòi Tổng thống Trump công khai hồ sơ thuế (Ảnh: Reuters)
“Ai đó nên điều tra xem người nào đã trả tiền cho các cuộc tuần hành có tổ chức diễn ra trên quy mô nhỏ hôm qua. Cuộc bầu cử đã qua rồi!”, Tổng thống Trump viết trên mạng xã hội Twitter hôm 16/4.
Bình luận của Tổng thống Trump được đưa ra sau khi hàng chục nghìn người tham gia vào các cuộc biểu tình tại hơn 150 thành phố trên khắp nước Mỹ, kêu gọi ông công khai hồ sơ thuế cá nhân. Theo đó, hơn 10 người đã bị bắt tại Berkeley, bang California vào cuối tuần qua trong các vụ đụng độ trên đường phố giữa các nhóm ủng hộ và phản đối ông Trump.
Trước đó, trong một bình luận khác trên Twitter, Tổng thống Trump cũng đề cập tới vấn đề gây tranh cãi này. Ông viết: “Tôi đã làm được một việc gần như không thể đối với một ứng viên đảng Cộng hòa là giành chiến thắng dễ dàng về số phiếu đại cử tri. Và bây giờ vấn đề thuế được nhắc lại và tiếp tục được đào xới trở lại hay sao?”.
Trong suốt cuộc đua vào Nhà Trắng năm ngoái, các nghị sĩ và công chúng Mỹ đã nhiều lần kêu gọi ông Trump công khai hồ sơ thuế, song tỷ phú New York vẫn ngó lơ đề nghị này. Việc ông Trump từ chối tự nguyện công khai hồ sơ thuế đã phá vỡ truyền thống suốt 40 năm qua của các ứng viên tổng thống Mỹ. Luật pháp Mỹ không quy định các tổng thống phải công khai hồ sơ thuế, nhưng đã thành thông lệ bất thành văn, tất cả các đời tổng thống từ những năm 1970 đều tình nguyện làm việc này.
Gần đây, ông Trump lấy lý do là vì Sở Thuế liên bang (IRS) vẫn đang trong quá trình kiểm toán hồ sơ thuế của ông, nên ông chưa thể công bố. Tuy nhiên các chuyên gia nói rằng quá trình kiểm toán của IRS hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc một cá nhân công khai hồ sơ thuế. Sau đó, ông chủ Nhà Trắng và các trợ lý của mình tiếp tục đưa ra một lời giải thích khác cho sự trì hoãn, rằng công chúng Mỹ không quan tâm nhiều tới hồ sơ thuế của ông. Mặc dù vậy, tất cả các lý do này đều được cho là không thỏa đáng.
#68
Gửi vào 17/04/2017 - 16:22
Trích dẫn
Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận Mỹ đã dội mưa tên lửa Tomahawk nhằm vào lãnh thổ Syria.
Đinh dậu 2017 Cự Môn Hóa kỵ tiểu hạn tại cung Mão Trump ra lệnh ( Quyền Linh ) phóng tên lửa ( Phi Hỏa ) sai trái ( Phi liêm Lưu Hóa kỵ )
Nga lạnh lùng tuyên bố vũ khí khiến Tomahawk mất tích
Không chỉ sở hữu hệ thống tên lửa có thể hạ gục Tomahawk, Nga còn sở hữu nhiều hệ thống tác chiến điện tử có thể khiến Tomahawk mất tích.
Hàng độc của Nga
Trả lời báo Izvestia hôm 15/4 một nhà khoa học quân sự Nga tham gia phát triển hệ thống tác chiến điện tử (giấu danh tính) tiết lộ, Nga đang thử nghiệm một hệ thống có mục đích cản phá tên lửa hành trình.
''Đây là tổ hợp dựa trên nguyên tắc vật lý mới, nhưng tôi chưa thể cung cấp thông tin chi tiết về vũ khí hoạt động như thế nào. Tôi chỉ có thể nói rằng hệ thống mới có khả năng thể vô hiệu hoàn toàn hệ thống điện tử của những tên lửa như Tomahawk'', vị chuyên gia khẳng định.
Nhà khoa học quân sự giấu tên cảnh báo, tên lửa Tomahawk là một mục tiêu rất phức tạp. Ông cho biết thêm, ngoài Nga ra chưa có quốc gia nào trên thế giới có hệ thống hiệu đánh chặn tên lửa Tomahawk hiệu quả 100%.
''Các quốc gia khác chưa có hệ thống tác chiến điện tử có khả năng làm lệch hướng hoặc vô hiệu hoạt động của tên lửa Tomahawk'', ông phân tích. Hình ảnh được cho là của tên lửa Tomahawk tại Syria
Như vậy, nếu tính cả hệ thống mới mà nhà khoa học quân sự vừa đề cập đến thì Nga đang sở hữu không ít vũ khí có khả năng vô hiệu hóa Tomahawk một cách hiệu quả.
Trước đó, cựu binh Gordon Duff đồng thời là Tổng biên tập trang Veteran Today cho biết. Những quả tên lửa Tomahawk được tìm thấy còn khá nguyên vẹn đã chứng tỏ chúng không hề bị đánh chặn bằng tên lửa phòng không.
Theo Gordon Duff, người ta đã tìm thấy 5 quả tên lửa Tomahawk rơi xung quanh khu vực sân bay Shayrat và Tartus. Số còn lại trong tổng số 36 quả được cho là mất tích đã rơi khi bay trên biển.
Trang Veteran Today cho rằng, có thể số tên lửa này đã bị Nga can thiệp bằng hệ thống đối kháng điện tử Khibiny trang bị trên chiến đấu cơ hoặc hệ thống Krasukha-4 được triển khai tại khu vực gần với Tartus và Shayrat ngay từ tháng 10/2015 - thời điểm Nga mới phát động chiến dịch quân sự tấn công khủng bố tại Syria. Tomahawk vương **** tại Syria
Theo những thông tin được Nga công khai, hệ thống Krasukha-4 có đủ khả năng đối phó với nhiều loại mục tiêu khác nhau như máy bay không người lái, chiến đấu cơ, các đài radar đối phương, tên lửa... và cả đài radar vệ tinh trinh sát Lakross.
Với khả năng của Krasukha-4, hệ thống tác chiến điện tử này hoàn toàn có thể là thủ phạm thực hiện tấn công chế áp hệ thống điều khiển TERCOM khiến Tomahawk mất phương hướng và bị vô hiệu khi tấn công Shayrat.
Khi Tomahawk tiến gần đến bờ biển khu vực Tartus, do địa hình phức tạp nên các cảm biến của TERCOM đã được kích hoạt, trong đó có thiết bị đo độ cao. Sóng vô tuyến của thiết bị này sẽ bị hệ thống trinh sát phát hiện và đeo bám.
Và khi những tên lửa này lọt vào tầm tác chiến, các tổ hợp khí tài tác chiến điện tử như Krasukha-4 trên mặt đất hoặc Khibiny của Nga tiến hành tấn công chế áp, phá hủy hoạt động của NAVSTAR và thiết bị đo độ cao của Tomahawk.
Và rất có thể, đây là nguyên nhân khiến quá nửa số tên lửa Tomahawk Mỹ tấn công vào căn cứ Shayrat hôm 7/4 đã bị vô hiệu. Đó là xét trên phương diện tác chiến điện tử, vậy trong trường hợp đối kháng thì sao?
Khắc tinh của Tomahawk
Trong cuộc phỏng vấn với báo Izvestia hôm 15/4 nhà khoa học quân sự Nga cũng đề cập đến hệ thống pháo chống máy bay chiến đấu kiêm tên lửa tầm ngắn/trung đất đối không Pansir do Nga sản xuất. Theo ông, đây là khí tài hữu quả nhất để chống lại tên lửa Tomahawk của Mỹ.
''Thử nghiệm cho thấy tổ hợp Pansir đạt hiệu quả cao trong việc phá hủy những mục tiêu như thế (Tomahawk - PV)'', vị chuyên gia nhấn mạnh. Hệ thống Pantsir-S1 trực chiến tại Hmeymim.
Ngoài tổ hợp Pansir mà nhà khoa học quân sự Nga đề cập đến ở trên, Moscow còn sở hữu một vũ khí khác - S-400. Để thực hiện hiệu quả đòn đánh vào những mục tiêu tầm thấp như Tomahawk, hệ thống S-400 được trang bị loại radar 96L6E.
Đây là loại radar có ưu điểm là kết hợp cả tính năng bắt thấp và bắt cao.
Radar nhìn vòng 96L6E hoạt động ở băng tần C, bộ vi xử lý của nó có thể nhảy tần số cho khả năng kháng nhiễu cao và phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn tốt.
Ngoài ra, thiết kế ăng ten mảng pha còn có khả năng lái chùm tia cơ khí ở góc phương vị và lái chùm tia điện tử về độ cao. 96L6E phát hiện được các vật thể bay với đầy đủ 3 tham số (cự ly, phương vị và độ cao).
Ưu điểm vượt trội của 96L6E là khả năng bắt thấp và rất thấp, đây là tính năng quan trọng trong việc phát hiện tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch. Trong chế độ bắt thấp, vận tốc mục tiêu giới hạn từ 30 - 1.200 m/s.
Bên cạnh đó, 96L6E còn có chế độ chuyên tìm kiếm ở độ cao thấp với khả năng bao quát 3600 trong vòng 6 giây, góc phương vị từ -3 - 1,50. Ở chế độ này, vận tốc mục tiêu giới hạn từ 50 - 2.800 m/s. Radar 96L6E có khả năng phát hiện đồng thời 100 mục tiêu, tầm trinh sát tối đa 300 km.
Toàn bộ ăng ten, phòng điều khiển lắp trên khung gầm xe tải MZKT-7930 có khả năng cơ động cao. Thời gian triển khai chiến đấu và thu hồi chỉ trong vòng 5 phút, đây là yêu cầu quan trọng trong chiến thuật “bắn - chạy” nhằm tránh đối phương đáp trả.
Với khả năng của radar 96L6E, thì đây là công cụ hiệu quả để phát hiện sớm mối đe dọa từ tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch và Tomahawk là một trong số đó
Sửa bởi Brian: 17/04/2017 - 16:27
#69
Gửi vào 17/04/2017 - 16:44
Như máy bay thả bom mẹ ấy! Nó x thèm bắn chứ nó mà bắn thì nổ cả máy bay và phi công cũng toi mạng. Chưa chắc dưới mặt đất đã bị ảnh hưởng!
#70
Gửi vào 17/04/2017 - 16:48
Tạm biệt Đệ nhất tử vi lý số gia Andrew-Brian, chuyên xem độ sâu âm hộ và chiều dài dương vật cho các lãnh tụ.
Tạm biệt chim én xưa, tạm biệt những giấc mơ
Và giàn hoa tím bên nhà ai nhớ mong.
Chào nụ hoa bé nhỏ, dịu dàng trong đám cỏ
Đợi chờ con én những chiều xa rất xa... a à a á...
#71
Gửi vào 17/04/2017 - 17:07
Trích dẫn
Trong khi các luật sư còn tranh cãi lệnh tấn công Syria của Trump có vi hiến thì dữ kiện lá số tử vi cho kết quả:
Đinh Dậu 2017 vận tại cung Mão: cố ý sai ( Cô Quả Phi liêm ) cố ý lầm ( Cô Quả Lưu hà ) ban lệnh ( Quyền Linh ) bắn tên lửa ( Phi liêm Hỏa Tinh )
Thực tế, Trump mặc định Syria sử dụng vũ khí hóa học không điều tra.
IS sử dụng vũ khí hóa học tại Mosul
Ngày 16/4, Sở chỉ huy các chiến dịch chung của Iraq (IJOP) tiết lộ với báo chí, lực lượng IS đã tiến hành định kì các vụ tấn công có sử dụng vũ khí hóa học tại Mosul.
Tuy nhiên đến thời điểm này con số thương vong cũng như tác động của những vụ tấn công này với chiến dịch quân sự của quân đội Iraq là rất hạn chế. Sở chỉ huy các chiến dịch chung của Iraq cáo buộc IS sử dụng vũ khí hóa học tại Mosul
Theo IJOP, các phần tử IS đã tìm cách cản trở đà tiến công Mosul của các lực lượng an ninh Iraq bằng cách sử dụng đạn pháo có chứa khí độc hóa học.
Trước đó hồi tháng 3 năm nay, Hội Chữ thập đỏ Iraq cũng tuyên bố, các nạn nhân trong cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại thành phố Mosul đều có những triệu chứng rất giống với việc bị nhiễm khí độc.
“IS có thể đã tiến hành 1 cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại thành phố Mosul khiến ít nhất 12 người, trong đó có trẻ em phải nhập viện”, nguồn tin nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Hội Chữ thập đỏ Iraq cũng cho biết, các nạn nhân đều có những triệu chứng rất giống với việc bị nhiễm khí độc như khó thở, chảy nước mắt và bỏng.
Chia sẻ với cơ quan này, các nhân chứng khẳng định, một quả rocket sau khi rơi trúng khu vực đã phát ra một loại khí lạ khiến người dân không thể thở được.
Bóc mẽ cáo buộc của Mỹ và phương Tây?
Tuyên bố của Sở chỉ huy các chiến dịch chung của Iraq về việc IS sở hữu vũ khí hóa học Mosul hoàn toàn trùng khớp với những nghi vấn trước đó mà phía Nga và Syria đưa ra.
Ngày 5/4, Moskva lên tiếng xác nhận, không quân Syria đã phát động một cuộc tấn công nhằm vào một kho chứa có các loại vũ khí hóa học của lực lượng phiến quân ở Idlib vào trưa 4/4.
Đáng chú ý, theo phát hiện của điện Kremlin, số vũ khí hóa học được nhồi trong các quả đạn pháo được các tay súng phiến quân sản xuất, tích trữ trước khi chuyển đến Iraq.
“Kho đạn hóa học bị trúng oanh kích nằm ở phía Đông thị trấn Khan Sheikhoun, tỉnh Idlib”, điện Kremlin thông báo. Mỹ trước đó đã cáo buộc không quân Syria tấn công vào một kho vũ khí hóa học ở Idlib
Như vậy với những chứng cớ mới từ phía quân đội Iraq, những cáo buộc của Mỹ và phương Tây về việc quân đội Syria sử dụng các loại vũ khí hóa học ở Idlib để tấn công phiến quân IS càng trở nên thiếu cơ sở.
Trước đó hôm 5/4, Mỹ đã cáo buộc quân đội Syria tấn công vũ khí hóa học nhằm vào dân thường ở Idlib. 2 ngày sau đó, Hoa Kỳ đã bất ngờ dội 59 tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat ở tỉnh Homs của Syria
Trong tuyên bố phát đi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định: “Mỹ không thể đứng yên trong khi Tổng thống Assad giết người vô tội bằng vũ khí hóa học, loại vũ khí bị cấm theo luật quốc tế và phải bị loại bỏ. Cuộc tấn công đã phá hủy hoặc làm hư hại các kho nhiên liệu, kho đạn dược và khoảng 20% phi đội chiến đấu cơ, làm giảm năng lực phòng không của Syria”.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Assad và Nga đã ngay lập tức lên tiếng bác bỏ cáo buộc này.
“Quân đội chính phủ Syria chưa bao giờ và trong mọi trường hợp không sử dụng vũ khí hóa học trên lãnh thổ của mình” Ngoại trưởng Syria Walid Muallem tuyên bố.
Về phần mình, bà Maria Zakharova, đại diện Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Moskva tin rằng dự thảo nghị quyết được Mỹ, Pháp và các đối tác phương Tây đề xuất tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cáo buộc tấn công vũ khí hóa học gần Idlib là tài liệu giả.
“Các đại diện của quí vị vào những ngày này, họ đã đưa lên Hội đồng Bảo an một tài liệu hoàn toàn giả mạo, hoàn toàn dựa vào những thông tin giả”, bà Zakharova nhấn mạnh.
Thậm chí để chứng minh bản thân vô can, chính quyền Damascus đã quyết định mời Hội đồng Bảo an tới Syria để điều tra vụ tấn công hóa học.
Phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 12/4, Đại diện thường trực của Syria tại Liên hợp quốc Bashar Jaafari nhấn mạnh Damascus đưa ra lời mời này vì bản thân họ cũng muốn biết ai là kẻ chủ mưu đứng sau vụ tấn công hóa học tại thị trấn Khan Sheikhoun vào tuần trước.
#72
Gửi vào 18/04/2017 - 07:48
Đinh Dậu 2017 Trump phục, chờ cơ hội ( Phục Cơ ) động binh ( Cự Phục )
Sửa bởi Brian: 18/04/2017 - 07:50
#73
Gửi vào 18/04/2017 - 08:01
Chỉ trong nửa tháng trời, chính quyền Trump đã khiến cả thế giới đi từ bất ngờ đến ngạc nhiên trước những thay đổi, từ quan điểm chính trị đến kế hoạch hành động, từ xây dựng chính sách đến lựa chọn giải pháp.
Cả dư luận và giới phân tích đều không thể nhận ra một vị tổng thống doanh nhân vốn chọn “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” chỉ bằng gia tăng lợi ích Mỹ.
Tổng thống Trump vội vã quyết định cho “Tomahawk Mỹ bay vào Syria”, nhằm trừng phạt chính quyền Assad về vụ tấn công bằng vũ khí hoá học tại Idlib mà Washington mặc định Damascus là thủ phạm, cho thấy chính quyền Trump đã chọn hành động vì đạo lý mà quên pháp lý.
Hành động đó có tốt hay không thì chưa biết, nhưng quyết định đó có sai sót thì quá rõ ràng.
Lầu Năm Góc nhanh chóng cho kéo hàng không mẫu hạm về phía bán đảo Triều Tiên, nhằm răn đe Bình Nhưỡng với những hành động thể hiện sự ương ngạnh trong vấn đề kỹ thuật hạt nhân và tên lửa đạn đạo khi liên tục cho phóng thử tên lửa, cho thấy chính quyền Trump đã chọn thể hiện uy lực thay cho uy tín trong ngoại giao nước lớn. Tổng thống Donald Trump và Tướng H.R. McMaster, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ
Với “sự kiện Idlib”, Trump đã phớt lờ đề xuất của Putin tiến hành điều tra cho rõ trắng đen trước khi ra quyết định, điều đó không những khiến cho Washington đã bỏ lỡ cơ hội có thể đường hoàng bước vào ván cờ Syria – điều mà chính quyền Obama đã thất bại – bên cạnh đó còn đưa các đồng minh vào thế khó xử.
Washington thì tiến thoái lưỡng nan sau hành động đó.
Với việc cho “Tomahawk hướng về xứ Bắc Hàn”, Trump đã từ chối việc kết nối trực tiếp với Bình Nhưỡng, khiến cho Bắc Kinh thành ngư ông đắc lợi, từ đó có thể làm đổi hướng những quả tên lửa Tomahawk Mỹ bằng những đổi trao từ Trung Nam Hải.
Lỡ cơ hội, Washington luôn được ít hơn khi kết nối trực tiếp với Bình Nhưỡng, mà có thể đưa Bắc Kinh vào thế bị động.
Hiện nay, từ quan điểm, chính sách đến chiến lược, hành động trong hoạt động đối ngoại của Washington đều được xem là dựa trên sức mạnh Mỹ. Trump đã quay ngoắt 180 độ so với những gì đã thể hiện trong quá trình tranh cử đến trước khi “sự kiện Idlib” xảy ra.
Dư luận đặt cầu hỏi, điều gì, lý do gì, tác nhân nào khiến cho vị tổng thống doanh nhân thay đổi nhanh như vậy?
“Trong tuần trước, hai điều đã xảy ra khiến Trump trở nên không còn khác biệt so với những người tiền nhiệm. Vào thứ Tư, Steve Bannon, nhà chiến lược và nhà tư tưởng đặc biệt của tổng thống, bị cắt giảm quyền lực, khi bi đưa ra khỏi Hội đồng An ninh Quốc gia. Và hôm thứ Năm, tổng thống cho bắn tên lửa hành trình vào Syria”, The New York Times ngày 8/4 bình luận.
Theo tờ báo Mỹ, việc hạ bệ Steve Bannon làm cho chính sách đối ngoại của Trump có thể mất đi một số đặc thù của “một nước Mỹ đầy hứa hẹn" của Trump. Nó đã được xác nhận bằng vụ đánh bom vào Syria.
Đây là cơ hội cho những cộng sự khác của Trump thể hiện ảnh hưởng và các cuộc tấn công quân sự sẽ lại được phát động như dưới thời Clinton, Reagan hay Bush.
Viễn cảnh đó hoàn toàn có thể xảy ra khi: “Các chính trị gia của cả hai đảng – nhất là những người có quan điểm diều hâu – đã ủng hộ hành động của Trump, giới truyền thông đã bình luận vấn đề như một tấm nhìn mới của Trump, còn giới phân tích thì nóng lên khi nước Mỹ đã trở lại với chính những gì mà Trump từng lên tiếng phê phán”, The New York Times phân tích.
Vậy là cuộc cách mạng tư tưởng trong chính sách đối ngoại của Mỹ đã bị hủy bỏ? Theo The New York Times, ở một nghĩa nào đó, là đúng.
Nếu ai mong đợi Trump thực sự điều hành như một nhà quản trị thì sẽ thất vọng, Washington sẽ sử dụng vũ lực để trấn áp mọi mối đe dọa với nước Mỹ và việc “Tomahawk Mỹ bay vào Syria” đã chứng minh cho nhận định đó. Cho Tomahawk Mỹ bay vào Syria chưa biết có tốt hay không, nhưng không thể được xem là hành động đúng của Trump
Tuy nhiên, những thay đổi của Trump chỉ mang tính nửa vời, không giúp ông ta có thể giống với những người tiền nhiệm. Các tổng thống Mỹ tiền nhiệm đã tách biệt chiến tranh với các vấn đề khác trong chính sách đối ngoại, còn với Trump thì chiến tranh dường như được xem là nền tảng của chiến lược đối ngoại, theo The New York Times.
Vì vậy, Trump sử dụng uy lực nhưng không thể mang lại uy tín cho nước Mỹ. Tại sao vậy?
Trump đã đánh mất mình và đang bị 'dắt mũi'?
“Chính quyền Trump không có nhiều chuyên gia về chính sách đối ngoại trong số các quan chức dân sự của mình. Rex Tillerson theo phong cách thực tế, Nikki Haley theo phong cách đạo đức, nhưng không ai tạo ra dấu ấn đáng kể. Mike Pence không có trải nghiệm như **** Cheney hay Joe Biden. Khi Bannon bị sa thải đã tạo ra sự thay đổi sâu sắc”, theo The New York Times.
Hiện nay, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của chính quyền Trump là những vị tướng quân đội – đặc biệt là James Mattis và H. R. McMaster.
Họ chỉ là những quân nhân chuyên nghiệp, rất mơ hồ trong xây dựng chiến lược đối ngoại, song họ lại ngày càng thể hiện vai trò đạo diễn trong hoạt động đối ngoại của Washington.
“Quân nhân chuyên nghiệp đạo diễn hoạt động đối ngoại là điều mới mẻ trong lịch sử nước Mỹ, nó khiến chiến lược đối ngoại sẽ nặng về các giải pháp quân sự, làm ảnh hưởng xấu đến Trump - một vị tổng thống doanh nhân. Chính sách đối ngoại do quân đội hoạch định sẽ ít có tham vọng về ý thức hệ nhưng lại có tính hiếu chiến”, The New York Times bình luận.
Điều đó được chứng minh qua đối xử với Moscow. Trong khi Ngoại trưởng Tillerson đã viếng thăm Nga, một động thái được cho là mang tính hoà giải sau “sự kiện Idlib”, thì Cố vấn An ninh Quốc gia McMaster lại cho rằng đã đến lúc phải thể hiện sự cứng rắn với Moscow, cả trong ván cờ Syira cũng như ảnh hưởng đến đời sống chính trị tại nhiều quốc gia châu Âu, theo Reuters.
Theo giới phân tích, khi quân đội Mỹ đạo diễn hoạt động đối ngoại với sự thiên vị cho các giải pháp quân sự sẽ là ưu điểm trong việc giải quyết khủng hoảng hoặc các thách thức nảy sinh.
Những giải pháp này không phải là những cuộc xâm lược quy mô hay những cuộc tập trận tốn kém. Đó là đánh nhanh thắng nhanh bằng ném bom hay phóng tên lửa vào các mục tiêu. Sử dụng uy lực, nhưng Trump không mang lại uy tín cho nước Mỹ
“Chính sách đối ngoại do quân đội hoạch định và đạo diễn sẽ không thể thành công với cuộc nội chiến của Syria, nhưng khi có một sự kiện giống như việc sử dụng vũ khí hóa học tại Idlib, nó sẽ có động lực mạnh nhất và kết quả là một cuộc tấn công trừng phạt. Theo logic, điều đó sẽ được áp dụng với các điểm nóng khác trên thế giới”, The New York Times phân tích.
Theo tờ báo Mỹ, chính sách đối ngoại của các tướng lĩnh sẽ không đưa đến một cuộc chiến tranh tại Châu Á, nhưng nó sẽ đưa đến nhiều hoạt động can thiệp của Mỹ sâu hơn vào các cuộc xung đột.
Nhìn chung, thế giới quan của các quân nhân chuyên nghiệp không tương đồng với quan điểm của Trump, nhưng vị tổng thống doanh nhân đã phải chấp nhận.
The New York Times cho rằng, khi Bannon chưa bị cắt giảm quyền lực, Trump được nghe ý kiến của cả Bannon cùng những cộng sự khác, giờ thì ý kiến của Bannon không còn nhiều trọng lượng.
Hiện tại, chính sách đối ngoại được các tướng lĩnh hoạch định như cung cấp cho Trump cái búa và mọi vấn đề cần giải quyết như những cây đinh. Chiến lược đối ngoại kiểu “búa - đinh” khiến cho chính quyền Trump bị khinh thường, uy tín của nước Mỹ bị suy giảm.
“Nếu Tổng thống Trump không có khả năng rút lui khỏi các cuộc chiến, quân đội sẽ sẵn sàng tạo ra những điều nguy hiểm lớn cho nhiệm kỳ tổng thống của ông. Có thể các tướng lĩnh không phá vỡ những kế hoạch của Trump, nhưng sự leo thang trong các cuộc chiến khiến cho Trump – người phải đưa ra quyết định cuối cùng - không biết làm thế nào để dừng lại được”
Sửa bởi Brian: 18/04/2017 - 08:12
#74
Gửi vào 18/04/2017 - 10:19
Tổng thống Mỹ Donald Trump cấp quyền cho quân đội Mỹ thả "mẹ của các loại bom" xuống Afghanistan.
Tổng thống Trump tuyên bố “rất tự hào vì” vì đã cho phép Mỹ dội “mẹ của các loại bom” xuống Afghanistan để tiêu diệt khủng bố. Tán dương sứ mệnh “rất thành công” và ca ngợi quân đội Mỹ, Tổng thống Donald Trump nói: “Tất cả mọi người biết chính xác điều gì đã xảy ra và điều tôi làm là cấp quyền cho quân đội. Chúng ta có quân đội vĩ đại nhất thế giới và họ đã thực hiện nhiệm vụ của mình như thường lệ. Vì vậy, chúng ta trao cho họ toàn quyền”.
Đinh Dậu 2017 vận tại cung Mão Việt Phi Hỏa Linh hội họp Trump dùng vũ khí thông thường (non-nuclear)
Read more: http://tuvilyso.org/...5#ixzz4eZEnlmQm
TuViLySo.Org
Sức mạnh vũ khí Nga là công cụ duy nhất kiềm hãm tính " hiếu chiếu " của Trump và giới " diều hâu"
Sức mạnh khủng khiếp bom nhiệt áp Nga dùng tại Syria
Đòn đánh kinh hoàng
Ngày 16/4, lực lượng chiến đấu Nga thay nhau dội bão lửa vào các vị trí của lực lượng thánh chiến trên vùng nông thôn phía bắc Hama, đánh phá các vị trí co cụm binh lực gần biên giới tỉnh Idlib.
Ngoài những vũ khí thông thường, trong cuộc không kích này Không quân Nga đã sử dụng bom nhiệt áp đánh vào các vị trí co cụm binh lực và tuyến phòng thủ ở các làng Al-Lataminah, Kafr Zita và thị trấn Morek, gây thiệt hại nặng nề hệ thống phòng thủ của tổ chức Hay'at Tahrir Al-Sham.
Vụ tấn công gần như san phẳng hoàn toàn trận địa và công sự phòng ngự của phiến quân thánh chiến trong ngôi làng này. Được biết, bom nhiệt áp được coi là vũ khí mạnh thứ 2 hiện có của Nga sau vũ khí hạt nhân. Sức mạnh khủng khiếp của bom phi hạt nhân Nga.
Nga đã bắt đầu các cuộc thử nghiệm AVBPM (Bom nhiệt áp chân không công suất lớn) từ ngày 11/9/2007. Chúng có lượng nổ tương đương 44 tấn TNT, được ném từ máy bay ném bom hạng nặng Tu-160, sau đó nó phát nổ thành công.
Từ kết quả thu được trong cuộc thử nghiệm có thể kết luận rằng, bom chân không (áp nhiệt) về sức tàn phá có thể so sánh với các loại vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn - bom chân không này không làm lây nhiễm bức xạ ra môi trường.
Kết quả thử nghiệm còn cho thấy rằng, Nga là một trong những nước sở hữu loại bom và vũ khí áp nhiệt hiệu quả nhất trên thế giới. Bom AVBPM mạnh hơn 4 lần so với quả bom chân không lớn nhất của quân đội Mỹ.
Tuy nhiên người Mỹ cho rằng, kết quả thử nghiệm ở Nga có gian lận và hoàn toàn không chính xác. Các kỹ sư và quân đội Mỹ vẫn không thể tạo ra một loại bom chân không tương tự của Nga, vì vậy có thể họ tìm cách làm giảm sự chú ý đến bom chân không của Nga.
Các chuyên gia và các nhà phân tích ở Washington đang lo ngại trong trường xảy ra xung đột với Nga và bom AVBPM sẽ đưa ra sử dụng. Do đó, trong các báo cáo gần đây của Mỹ đều nhắc đến thứ vũ khí đáng gờm này và khả năng phát triển vũ khí đối trọng của Mỹ vẫn đang tiến triển rất chậm.
Sức mạnh hủy diệt
Theo những thông tin được Nga công khai, những loại bom chân không (tùy kích cỡ) có thể mang theo 50 lít khí bình cầu áp suất cao cùng với một chiếc dù hãm, dù được mở ở độ cao khoảng 30 m. Khi cách mặt đất 5 m nổ sẽ phá hủy lớp vỏ và hình thành áp lực khí khi phát nổ.
Dù là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới nhưng người Mỹ không có khả năng tạo ra quả bom chân không hoàn hảo: họ thực hiện nhiều thử nghiệm đối với loại vũ khí này, nhưng so với thiết kế của Nga còn rất xa.
Đầu tiên năm 2007, các nhà phân tích quân sự và tình báo Mỹ đã vui mừng khi biết rằng, vũ khí của Nga không phải là quả bom nhiệt áp và họ ca ngợi vũ khí MOAB GBU-43 của mình.
Trước khi tiến hành thử nghiệm AVBPM, MOAB là vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành thử nghiệm vào ngày 11/9/2009, các quan chức Washington đã không có bất cứ bình luận nào.
Theo thông tin mới nhất, trong vòng bán kính 90m từ trung tâm vụ nổ bom AVBPM sẽ phá huỷ ngay cả những cấu trúc cứng nhất, nếu cách 170m sẽ phá huỷ hoàn toàn của thiết kế bê tông cốt thép. Khoảng cách hơn 2 km sóng nổ sẽ làm quật ngã người xuống.
Tất cả các tính năng này làm cho thế giới kinh ngạc và cho rằng, quả bom chân không mà Nga đang sở hữu về sức mạnh nó chỉ đứng sau vũ khí hạt nhân nhưng không gây ô nhiễm phóng xạ.
#75
Gửi vào 18/04/2017 - 17:33
- 'Giáo sư tiên tri' Mỹ đoán Donald Trump sẽ bị luận tội
Giáo sư Allan Lichtman. Ảnh: CBS
"Có khả năng cao là Donald Trump sẽ bị luận tội", giáo sư Allan Lichtman nói hôm 16/11, theo CNN.
Lichtman là một sử gia chính trị đang giảng dạy tại Đại học Mỹ ở Washington. Ông đã sử dụng hệ thống 13 tuyên bố đúng hay sai của mình để dự đoán đúng kết quả bầu cử tổng thống Mỹ trong hơn 30 năm, khiến ông được đặt biệt danh "giáo sư tiên tri". Tuy nhiên, ông Lichtman nói rằng ông chỉ dựa vào bản năng khi đưa ra dự đoán rằng ông Trump sẽ bị luận tội.
"Tôi sẽ đưa ra một dự báo", ông nói. "Việc này không dựa trên một hệ thống mà chỉ là bản năng của tôi. Họ (quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát) không muốn ông Trump làm tổng thống bởi vì họ không thể kiểm soát ông ấy. Ông ấy không thể đoán trước. Họ rất muốn đưa ông Mike Pence lên vì ông ấy là một người Cộng hòa triệt để, bảo thủ và có thể kiểm soát được", giáo sư nói thêm.
Ông dự đoán rằng ông Trump có thể bị luận tội vì làm điều gì đó "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia hay trục lợi cá nhân".
Đại vận 64-75 tại Ngọ Tuế Kình hội họp: tranh chấp, quan tụng
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Nhiệm kỳ 2 của ô. Trump 2025-2028 |
Bát Tự Hà Lạc | Ngu Yên |
|
![]() |
|
![]() Phản bội cựu chiến binh Hoa Kỳ. Trump lại thua kiện lớn nữa. EU "tái vũ trang" "éo" cần Trump |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() Các quan chức Lầu Năm Góc vừa tổ chức một CUỘC HỌP KHẨN CẤP về Trump |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() DOJ TIẾT LỘ NHÂN CHỨNG ĐÁNG KINH NGẠC trong Vụ án Trump |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() Trump nói dối và than vãn sau cuộc tranh luận thảm khốc... |
Giải Trí | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() BOMBSHELL: Trump gặp ác mộng trước bầu cử tại tòa án |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]() |
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












