Jump to content

Advertisements




Xin hỏi: "Duyên" là gì?



23 replies to this topic

#16 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1195 Bài viết:
  • 1327 thanks

Gửi vào 11/10/2019 - 19:36

Duyên là lý thuyết mang tính nguyên nhân và hệ quả phi không thời gian
Vd : kiếp trước do quyến luyến nhân duyên chưa hết kiếp này làm người thân hay bạn bè
Duyên chỉ sự thích hợp mang tính thần bí kiểu trời cho , thiên phú : duyên buôn bán , chăn nuôi thì mát tay ...
Anh Chị có duyên với môn học này == Anh Chị có thể ngồi đây học đã là có lý do rồi...
Anh có duyên với Chị này kiểu cá mè một lứa , đôi ta sinh ra đã là cho nhau
Duyên khởi ngay từ những ý niệm đầu tiên trong tâm thức , còn hành động hay tương tác là cộng hưởng nhiều mặt khi đủ những yếu tố cần thiết sẽ xảy ra
vd : 10 người trong thang máy vì sự cố kỹ thuật thang máy rơi 7 người chết 3 người sống , 3 người sống đơn giản vì dương thọ vẫn còn và còn cần họ trong các bối cảnh khác hoàn tất vai trò
Kết tưởng tượng duyên như gặp 10 người ta chỉ có 3 người là tri kỷ là dễ nhất
Dễ hơn nữa mỗi 16 h có 1 người trúng vé số đó là phúc phận cũng là duyên

Sửa bởi babylon: 11/10/2019 - 19:39


Thanked by 2 Members:

#17 2038

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 238 Bài viết:
  • 79 thanks

Gửi vào 12/10/2019 - 22:37

Duyên là cơ hội, hết duyên là hết cơ hội. Nhân là lý do, có cơ hội mà không có lý do thì không để làm gì cả. Lý do lý trấu thì lại là chuyện khác. Hehe.

Thanked by 1 Member:

#18 goldfish

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1036 Bài viết:
  • 462 thanks

Gửi vào 18/11/2019 - 14:33

 MikeDo, on 15/03/2018 - 12:55, said:

Duyên là khi phi hóa bay vào một vùng không thời gian nào đó.
hoàn toàn chính xác, và bị ảnh hưởng nặng nhất bởi tuần triệt

#19 Remiequang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 3 Bài viết:
  • 1 thanks

Gửi vào 02/04/2020 - 23:37

 boitoan, on 25/02/2017 - 09:51, said:

Kính chào các bậc cao nhân!

Cho em hỏi chữ "Duyên" này có phải là bắt nguồn ở đạo Phật không ạ?

Với kinh nghiệm về đời sống, giải đoán về nhân duyên...., Xin các bậc cao nhân cắt nghĩa giúp em hiểu rõ hơn về chữ "Duyên" ạ?
Duyên là từ một danh từ Phật Học bạn à!Rõ hơn gọi là Nhân Duyên, (tiếng Phạn: Pratyaya) có một câu như vầy tất cả các sự vật, hiện tượng... hiện hữu trên thế gian này đều là do nhân duyên sinh khởi ra rồi cũng do nhân duyên diệt hủy đi, Đức Phật bậc Giác Ngộ đã dạy như vậy. Một trong những bài kinh giáo lí Đức Phật dạy quan trọng nhất là Kinh 12 Nhân Duyên, nói rõ về quy luật của sự hình thành nên vũ trụ này và nhiều vấn đề khác. Từ Duyên được tất cả các học giả và ngưòi về sau mượn từ Phật giáo. Nôm na rằng tất cả mọi việc từ việc mình được sinh ra, lớn lên, gặp gỡ một ai đó, ăn thức ăn này, hát bài hát kia, đi du lịch ở đâu hay là làm công việc gì ngay cả đến cả việc bạn thích thú với thuật số..v.v.. nó đều do Nhân duyên chi phối, hợp lại và tan rã, nó tồn tại như một quy luật vô hình mà mình ít nhận ra sự tồn tại của nó chỉ mơ hồ là vì nó nên có việc này, thứ kia. Nếu bạn tham cứu kĩ hơn bạn sẽ thấy nó rất thú vị... trân trọng và hi vọng chút ít từ ngữ đơn giản sẽ giúp bạn hiểu sơ khai về từ " DUYÊN". Nó rất cao, nhièu học giả còn viết sách để luận về nó. Hi

Thanked by 1 Member:

#20 CaiLonCoCa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 192 Bài viết:
  • 149 thanks

Gửi vào 26/09/2020 - 09:48

Khi mà nói Duyên là có ý niệm về quá khứ, đó là ý niệm về thời gian, ý niệm về nhân quả.
Nhân Quả là một, khi một việc sinh ra nhân quả đã ở sẵn một chỗ.
Thượng thần có khả năng xuyên phá thời không đương nhiên, khi nhìn thấy Nhân sẽ thấy ngay kết Quả, vì nó vốn là một.
Bởi vì sống ở nơi có không thời gian, nên Nhân Quả mới ly biệt, từ nhân đi hết duyên thì sẽ gặp quả.
Thực sự rất buồn.

#21 Lnd

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 126 Bài viết:
  • 109 thanks

Gửi vào 03/11/2020 - 12:33

 Lenam098, on 18/03/2017 - 15:29, said:

Nhân là nơi bắt nguồn, duyên là cớ đưa đến.
Nơi khởi nguồn dễ thấy, cớ đưa đến huyền diệu khó thấy.
Nếu bạn hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, người ta cũng là một phần của guồng máy tự nhiên, mọi việc đều có nguyên cớ, gắn bó với nhau mà thành, bao gồm cả mối dây liên hệ giữa chúng ta và người khác hay những sự vật, sự việc khác.
Duyên là mối dây liên hệ ấy, nó như đường đi, cứ đi trên đường tất sẽ đến nơi phải đến và gặp người phải gặp trong đời. Đi lên chùa tất nhiên gặp sư, vào rừng tất nhiên gặp thú dữ, xuống suối phải gặp tôm cá. Người có duyên với nhau không khỏi tránh gặp nhau. Hết duyên không khỏi lìa xa nhau. Nên Tử vi an bài mệnh người, không phải là tâm linh hay mê tín, mà là khoa học rõ ràng.
Xin chào!
Tình cờ hôm nay lang thang vô mục này, thấy huynh viết về Duyên thật xúc tích, tự nhiên, rõ ràng. Thật hay cho Duyên, vì bình thường tôi toàn tàu ngầm ở mục nghiên cứu học thuật. Thank you!
Nhân tiện vì chữ duyên, mạo muội góp ít ý về duyên mà tôi học được từ nhà Phật.
Duyên có hai phần, duyên khởi vs duyên diệt.
Duyên theo nhà Phật định nghĩa là điều kiện đủ để "khởi" mọi sự, vs cũng là nhân tố "quyết định" cho sự diệt (hay nói rõ hơn là sự kết thúc).
Nói chung, vạn sự, vật trong vũ trụ vạn hữu đều vận hành theo quy luật Duyên sinh (hay còn gọi là Duyên khởi) . Nghĩa là các pháp sinh khởi theo Duyên, theo các điều kiện. Không có một pháp nào tồn tại độc lập. Chúng phải nương vào các yếu tố, điều kiện để phát sinh. Và mọi sự việc sẽ còn dựa vào sự tương quan của nhân quả nữa.
Chúc huynh vs mọi người vui vẻ vs bình an!

Thanked by 1 Member:

#22 Lenam098

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 142 Bài viết:
  • 151 thanks
  • LocationMiền Tây

Gửi vào 23/07/2024 - 18:07

 Lnd, on 03/11/2020 - 12:33, said:

Xin chào!
Tình cờ hôm nay lang thang vô mục này, thấy huynh viết về Duyên thật xúc tích, tự nhiên, rõ ràng. Thật hay cho Duyên, vì bình thường tôi toàn tàu ngầm ở mục nghiên cứu học thuật. Thank you!
Nhân tiện vì chữ duyên, mạo muội góp ít ý về duyên mà tôi học được từ nhà Phật.
Duyên có hai phần, duyên khởi vs duyên diệt.
Duyên theo nhà Phật định nghĩa là điều kiện đủ để "khởi" mọi sự, vs cũng là nhân tố "quyết định" cho sự diệt (hay nói rõ hơn là sự kết thúc).
Nói chung, vạn sự, vật trong vũ trụ vạn hữu đều vận hành theo quy luật Duyên sinh (hay còn gọi là Duyên khởi) . Nghĩa là các pháp sinh khởi theo Duyên, theo các điều kiện. Không có một pháp nào tồn tại độc lập. Chúng phải nương vào các yếu tố, điều kiện để phát sinh. Và mọi sự việc sẽ còn dựa vào sự tương quan của nhân quả nữa.
Chúc huynh vs mọi người vui vẻ vs bình an!
Nếu Lnd có nghiên cứu qua về Phật Giáo sẽ thấy sự tương quan thú vị giữa các học phái trí tuệ.
Dịch nói vạn vật khởi sinh nương tựa vào nhau, trong dương có âm, trong âm có dương, vừa khắc vừa sinh, vừa phản hoạt vừa nương tựa vào nhau. Lenam098 hồi mới học Y học cổ truyền có thắc mắc tại sao một số lý thuyết thoạt trông có vẻ vô lý nhưng lại được các bậc tiền bối như thầy Hải Thượng Lãn Ông khẳng định trong sách. Nay nghiệm lại mới thấy Dịch quả đúng thâm sâu huyền áo, kiến thức như biển, thấy được gốc như người mù thấy ánh sáng.
Đạo lại nói vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu, có trước trời đất ấy gọi là Đạo. Lại nói: người cho bên phải là phải, thế là có bên trái, cho đẹp là đẹp, thế là xấu từ đó ra. Nên thầy Nguyễn Tử Siêu mới viết: Xem trong tâm mình không có gì là tâm, ngoài xem hình mình không có gì là hình, xa trông muôn vật không có gì là vật. Thật là tương đồng thú vị với Không.
Phật nói về không, nói không tức không phải là có, nhưng không không hẳn là không. Qủa vậy, vạn vật nếu truy nguyên về vô tận lâu xa không thể biết được mỗi vật đến từ đâu. Nhân sinh ra quả, quả lại là nhân cái sẽ sinh ra. Duyên là điều kiện tác thành, nhưng có khi duyên là nhân chỗ này, là quả chỗ kia, nhân là quả lại có khi là duyên của những pháp khác.
Thuyết lượng tử cũng nói điều tương tự, dù ở một góc độ khác.
Tất cả các học thuyết trí tuệ đều đi đến chỗ thấy được rằng vạn vật nương tựa vào nhau, sinh ra nhau, phản ngược nhau, cái này hay cái kia, nhân hay quả, hoặc duyên, thảy đều là tương đối, không có gì tuyệt đối hay vĩnh viễn.
Nên nếu xét cho cùng nếu hiểu duyên là như vậy rồi thì có truy xét nó, gán cho nó cái tên, hay nhìn nó dưới hình thù gì cũng đều không còn quan trọng.
Chấp nhận được sự thật này, thật thú vị và kì lạ vô cùng.

Sửa bởi Lenam098: 23/07/2024 - 18:10


Thanked by 1 Member:

#23 Yeslan

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 64 Bài viết:
  • 39 thanks

Gửi vào 24/07/2024 - 06:33

 blooming, on 18/03/2017 - 13:50, said:

Chữ duyên để giải thích khó lắm, người trong cuộc biết rõ mười mươi nhưng không thể lí giải sao nó lại xảy ra như thế và người ngoài cuộc nhìn vào thì cảm thấy như phim.
Thế mới nói phim cũng là dựa trên đời thật, ai gặp qua mới hiểu!

Chữ duyên để giải thích khó lắm, chứ nói: cái thằng phải gió ấy nó "vô duyên" lại là hiểu liền tức thì

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#24 QuyenLocTamMinh

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 805 Bài viết:
  • 182 thanks

Gửi vào 24/07/2024 - 20:42

Hai chữ . “Tùy Duyên “trong Phật giáo”

Phật giáo & Đời sống

Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách, chỉ trích, gièm pha, thậm chí là mắng chửi.

Nói đến quá trình phát triển của Phật giáo là nói đến sự tương tác giữa Phật giáo với tư tưởng, văn hóa, phong tục tập quán của mỗi quốc gia… Sự tiếp biến Phật giáo về mặt thời gian, không gian, có thể xem là yếu tố quan trọng góp phần thách thức Phật giáo trước con người và thời đại. Với sự phát triển đa lĩnh vực, Phật giáo vẫn tồn tại, đứng vững trước nhiều thăng trầm, biến cố lịch sử. Sở dĩ Phật giáo phát triển được như ngày nay nhờ vào tinh thần “tùy duyên, tùy tục”.

Nghĩa là đạo Phật chủ trương tùy duyên, tùy thuận, khế lý, khế cơ, khế thời, khế xứ mà Phật giáo tồn tại và giáo hóa thích ứng với từng thời điểm, với phương thức, kỹ năng trao truyền giáo pháp phù hợp cho mỗi đối tượng, mỗi hội chúng với nội dung, đề tài thích hợp để người học đạo tiếp nhận một cách dễ dàng, gặt hái được nhiều năng lượng an lạc trong cuộc sống.

Theo Phật học từ điển của Đoàn Trung Còn định nghĩa về hai chữ “Tùy duyên” như sau: “Nương theo nhân duyên, cơ duyên. Sự vật ở cảnh ngoài đến, làm cho mình cảm xúc, ấy là duyên. Mình nương theo duyên ấy mà tu thân, hành đạo, ấy là tùy duyên, tùy duyên tức là tùy duyên hóa độ lại là môn phương tiện của Phật, Bồ tát, các ngài thấy ai có thiện căn, thiện duyên, mới vui lòng giáo hóa, truyền đạo, chớ chẳng cưỡng bách. Các ngài thừa những dịp phải, những cơ duyên thuận tiện mới giáo hóa. Đó là Tùy duyên”. Còn Phật Quang đại từ điển, miêu tả “Tùy Duyên” 隨延 là Tùy thuận nhân duyên, ứng theo căn cơ, mà quyết định làm hay thôi.

Phẩm kinh Lô xá na kinh Hoa Nghiêm (Đại 9, 416 trung) ghi: “Nghe chư Phật ra đời Đầy đủ hiệu túc tôn Tùy duyên hóa cõi Phật Âm thanh không cùng tận” Ngoài ra, Tùy duyên cũng chỉ cho lí thể của Chân như tuy vắng lặng bất động, nhưng có đủ tác dụng nương theo ngoại duyên mà biến hóa, hiển hiện muôn tượng.”. Như vậy tùy duyên tức là tùy hoàn cảnh, nhân duyên tu tập và hóa độ tha nhân.

Tùy duyên có nghĩa là hội tụ đủ nhân duyên thì làm, không thì thôi, chứ không cưỡng cầu, chúng ta thấy rõ điều này sau khi đức Phật nhập diệt vào khoảng hơn 100 năm thì nội bộ Tăng đoàn bắt đầu phân chia thành hai bộ phái đó là Thượng tọa bộ và Đại thừa. Vì đâu có sự phân chia này?

Bởi vì đặc tính của mỗi giai đoạn hoàn cảnh khác nhau, con người khác nhau, trình độ khác nhau cho nên Phật giáo phải tùy duyên, nương theo hoàn cảnh thay đổi để thích ứng trong quá trình tu tập cũng như quá trình truyền đạo, nếu không có sự thay đổi thích ứng với thời cuộc thì Phật giáo sẽ ra sao? Ngày nay nhân loại có còn biết đến Phật giáo hay không?

Tiểu thừa lấy việc giải thoát cá nhân làm mục tiêu, Đại thừa lấy việc cứu tế xã hội làm chuẩn đích. Tiểu thừa chủ trương ẩn dật, Đại thừa chủ trương hoạt động. Tiểu thừa chủ trương chuyên môn xuất gia, Đại thừa chủ trương thông tục”. Thật ra có rất nhiều nguyên nhân phân chia bộ phái nhưng chúng ta không bàn luận sâu, mà chỉ tìm hiểu nguyên nhân chủ đích làm sáng tỏ hai chữ “tùy duyên” trong thời kỳ này. Khi đức Phật còn tại thế, địa bàn mà đức Phật và Tăng đoàn hoạt động chủ yếu ở lưu vực sông Hằng, bên cạnh đời sống của người xuất gia lúc bấy giờ sống trong rừng núi, sống theo phương thức du mục tức là di cư từ nơi này đến nơi khác, không trụ một chỗ, ngủ không quá ba đêm dưới một gốc cây.

Đời sống giản đơn, vật dụng gói gọn chỉ có ba y, một bình bát và một tọa cụ, hằng ngày đi khất thực nuôi thân. Tuy nhiên khi đức Phật nhập diệt, sinh hoạt của Tăng đoàn không còn như trước đặc biệt là đến thời Vua A Dục (Asoka), Phật giáo được nhà vua tín tâm và ủng hộ, cho nên được truyền bá khắp mọi miền lãnh thổ Ấn Ðộ, thậm chí vượt biên giới ra nước ngoài.

Phật dạy “Này các Tỳ kheo! Hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và loài người. Chớ có đi hai người cùng một chỗ. Này các Tỳ kheo! Hãy thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn”. Chính vì vậy mà Đại thừa Phật giáo được thai nghén và ra đời với phương châm làm lợi ích cho chúng sinh. Sự ra đời của Phật giáo Đại thừa minh chứng cho tinh thần tùy duyên của Phật giáo, không cứng nhắc theo khuôn khổ, nhưng cũng không vượt ngoài giới luật và cốt tủy của đạo Phật.

Thật ra ngay từ khi đức Phật Thích Ca chứng ngộ chân lý dưới cây Bồ đề, Ngài đã nhận ra sự vận hành của vũ trụ “Cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh; cái này không thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt”. Chính nguyên lý vận hành này nó quy định đặc trưng giáo lý Phật giáo và sự thể nhập tinh thần tùy duyên vào đời sống thực tiễn. Điển hình như kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm “Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn” thứ hai mươi lăm.

Vị Bồ tát vì cứu độ chúng sinh cho nên Ngài đã thị hiện dưới nhiều tướng trạng tùy theo căn cơ của mỗi chúng sinh “Nếu có chúng sinh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật đặng độ thoát, thời Quán Thế Âm Bồ tát liền hiện thân Phật, mà vì đó nói pháp, Người đáng dùng thân duyên giác đặng độ thoát, liền hiện thân Duyên giác mà vì đó nói pháp,…. Bồ Tát thấu hiểu nỗi khổ của chúng sinh, chúng sinh cần thì Bồ Tát sẽ xuất hiện cứu giúp do vậy mà cái này có thì cái kia có là như vậy.

Tiếp tục sự nghiệp hoằng dương Phật giáo, tinh thần tùy duyên luôn đồng hành, uyển chuyển phù hợp với sự phát triển đất nước mà không làm mất đi cốt tủy của đạo Phật. Ngay từ buổi đầu Phật giáo truyền vào nước ta cũng trên tinh thần tùy duyên, tùy tục mà tiếp biến cho phù hợp với phong tục lúa nước, người dân hiền từ, một đất nước như Nguyễn Khoa Điềm miêu tả “Đất nước Việt Nam là đất nước của nhân dân của ca dao thần thoại”.

Do vậy nên người dân thờ cúng Chư Phật cũng như đã thờ cúng các vị thần vốn có của họ. Thuở ban đầu Bụt được nhìn nhận như ông Trời có phép thần thông và có khả năng giống như ông Trời nhưng khác một điều Bụt rất gần gũi, luôn giúp đỡ mọi người và điều đặc biệt là không bao giờ trừng trị một ai.

Bụt không bị nước trôi, lửa cháy vì Bụt có phép thần thông và biến hiện Qua thời gian hình ảnh Đức Phật lại được thiết lập; từ một người sau khi tu chứng trở thành vị thần “Tâm tịch đắc bỉ tứ thiền, tại ý sở do, khinh cử thắng phi, đạp thủy nhi hành, phân thân tán thể, biến hóa vạn đoan, xuất nhập vô gián, tồn vong tự do, mạc nhật nguyệt, động thiên địa, động đổ triệt thính mỵ bất văn kiến, tâm tịnh quán minh, đắc nhất thiết trí”, dịch là “Lòng sạch, được bốn thiền kia, theo ý tự do, nhẹ nhàng bay nhảy, đạp nước mà đi, phân thân tán thể, biến hóa muôn hình, ra vào không hở, còn mất tự do, rờ mó tới trăng, chấn động đất trời, trông suốt che khắp, không đâu là không thấy nghe, lòng sạch thấy sáng, được nhất thiết trí”.

Thời gian trôi đi, kiến thức, trình độ của con người ngày càng được nâng cao, thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu kinh sách nên hiểu sâu hơn về đức Phật như Mâu Tử ở thế kỉ II đã định hình ngày càng rõ nét về đức Phật “Phật nãi đạo đức chi nguyên tổ, thần minh chi tôn tự” dịch là “Phật là nguyên tổ của đạo đức là đầu mối của thần minh”.

Nhưng đến vương triều nhà Trần đã đưa hình ảnh Đức Phật về đúng chức năng, đúng vị trí “Tâm tịch nhi tri, thị danh chân Phật” dịch là “lòng lặng mà biết đó chính là chân Phật ”, thật sự đây mới đúng với cốt tủy của đạo Phật, sở dĩ Phật giáo phải đi một vòng tròn lớn mới trở về đúng vị trí nguyên nhân do trình độ chúng sinh mỗi giai đoạn mỗi khác, trên tinh thần tùy duyên mà hình ảnh đức Phật được nhìn nhận khác nhau ở mỗi thời điểm, dù nhìn nhận hình ảnh đức Phật ở mỗi thời điểm khác nhau nhưng kết quả vẫn quy về một mối giúp chúng sinh hướng đến “chân – thiện – mỹ”, cao hơn nữa hóa giải khổ đau, nếu những ai tu tập thì sẽ nhận được bình yên, an lạc ngay hiện tiền này.

Điều này được chủ tịch H.C.M khẳng định “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng yên vui và no ấm” Vì thế dưới triều đại nhà Trần, tinh thần “tùy duyên” của thiền phái Trúc Lâm trở thành một trong những đặc trưng nổi bật của thiền tông Việt Nam khi nhìn nhận nó trong dòng chảy Phật giáo nước nhà. Vào thời kì này chúng ta không ngạc nhiên khi bắt gặp các thiền sư ngoài việc tụng kinh ra còn biết tham gia chính trị, hộ quốc an dân, lại còn là những thi sĩ, văn sĩ lỗi lạc với những án văn trầm hùng, thanh thoát chuyển tải triết lý Phật học uyên thâm, góp phần phong phú vào văn học thiền tông thêm nhiều cung bậc, đa sắc màu.

Nếu không sống theo tinh thần tùy duyên thì làm sao Phật giáo có được thành tựu như thế? Chính nhờ tinh thần tùy duyên cho nên sản sinh ra những vị vua vừa trị vì đất nước, vừa tinh tấn tu tập không cần xuất gia nhưng vẫn đắc đạo, chứng ngộ như vua Trần Thái Tông, vua Trần Nhân Tông. Chính vua Trần Thái Tông đã áp dụng tinh thần tùy duyên vào phương pháp “Niệm Phật”, để dạy cho con dân của mình. Ngài đã thiết lập ba đối tượng bậc thượng trí, bậc trung trí và bậc hạ trí. Ba hạng người trên, tuy nông sâu khác nhau, nhưng tới chỗ sở đắc là một.

Vua Trần Nhân Tông đã đúc kết tinh thần tùy duyên qua bài kệ “Cư trần lạc đạo”. Chính tinh thần tùy duyên là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của thiền phái Trúc Lâm. Đặc biệt là hình ảnh vua Trần Nhân Tông chống gậy vừa giáo hóa dân chúng đồng thời vừa giúp nước nhà mở mang bờ cõi. Vương triều đời Trần đã thành công rực rỡ trong việc huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân tạo thành khối đại đoàn kết ba lần chiến thắng Nguyên Mông, xây dựng đất nước phú cường, phồn thịnh. Khi đất nước lâm nguy thì người người ra chiến trường, được bình yên thì quay về vừa làm kinh tế vừa tu tập.

Chính tinh thần ấy đã làm rạng danh, phát triển Phật giáo nước nhà nói riêng và Phật giáo thế giới nói chung. Nếu như trong cuộc sống người người đều thông thấu và thực hành theo tinh thần tùy duyên thì sẽ bớt khổ, ít phiền muộn, đạt được nhiều hạnh phúc, an vui, thành công trong cuộc sống này.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

5 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |