

Tứ trụ không Quan tinh thì làm nghề gì các bác ơi
#61
Gửi vào 25/08/2011 - 16:06
Bính ngọ/ất tị/giáp thìn/quí mão/nhâm dần/tân sửu/canh tí
Vận Tân Sửu tốt hay xấu?
- Biết rằng đây là Thương quan sinh Tài cách. Vận đi vào Thủy địa,đầu tiên là Tân Sửu: Sửu thấp thổ xung Mùi táo thổ tất Đinh trong Mùi bị tổn thương dẫn tới 3 Đinh thấu can suy yếu theo,và Thương quan từ đây không còn giữ vai trò Tướng thần trong cách cục nữa.Còn một mình Tài nguyệt lúc này lực mạnh do thổ-thổ xung, đang tìm ông tể tướng phụ tá cho mình để thành cách,may thay có đây rồi! Còn ngon hơn ông cựu Thương quan nữa, đó là ông Tân (đúng là tống cựu nghinh tân) can vận chính danh là Quan. Tóm lại đến vận Tân Sửu thì mệnh này (bỏ Thương)lấy Quan phối Tài nguyệt biến thành : Tài sinh Quan cách, một loại biến hóa hữu tình cho đời lên hương. Ngỡ là thế,nhưng mà ôi thôi nhìn kỹ lại 3 ông Thương mất chức quê độ trở về cứ địa 3 vùng chiến thuật làm phản. Ông Tân quan tể tướng này chắc chắn không thể yên vị hưởng lộc của Tài, vì sách ghi rõ rằng "Tài sinh Quan cách tối kị Thương quan".
Như vậy vận Tân Sửu là tốt hay xấu nhỉ? .
mai an hạ .
Thanked by 1 Member:
|
|
#62
Gửi vào 25/08/2011 - 16:15
1. Quy luật vận động của âm dương, ngũ hành.
Nghĩa là: phải biết khi nào thiên can khắc nhau hay thiên can sinh nhau... hay khi nào địa chi hợp, địa chi hình, hại.....
Thiên can và địa chi nó có quy luật vận động của nó cho nên nếu ta không nắm vững quy luật của nó và ta tùy tiện cho nó hình hại xung hợp thì chắc chắn luận sai hướng đi. không hiểu dc sự vận động của ls.
2. Tuân thủ nguyên lý lấy sự cân bằng của nhật nguyên làm trung tâm. Từ đây chúng ta sẽ biết dc các mối quan hệ tốt xấu trong ls
3. Nắm vững các trường hợp đặc biệt, ngoại cách.
Đó là lý do vì sao tứ trụ này mão mùi không hợp và vận tân sửu, suử mùi không xung nhau mà sửu tý hợp hóa thổ ??
Thanked by 1 Member:
|
|
#63
Gửi vào 25/08/2011 - 17:34
TranTienNam, on 25/08/2011 - 16:15, said:
Nghĩa là: phải biết khi nào thiên can khắc nhau hay thiên can sinh nhau... hay khi nào địa chi hợp, địa chi hình, hại.....
Thiên can và địa chi nó có quy luật vận động của nó cho nên nếu ta không nắm vững quy luật của nó và ta tùy tiện cho nó hình hại xung hợp thì chắc chắn luận sai hướng đi. không hiểu dc sự vận động của ls.
2. Tuân thủ nguyên lý lấy sự cân bằng của nhật nguyên làm trung tâm. Từ đây chúng ta sẽ biết dc các mối quan hệ tốt xấu trong ls
3. Nắm vững các trường hợp đặc biệt, ngoại cách.
Đó là lý do vì sao tứ trụ này mão mùi không hợp và vận tân sửu, suử mùi không xung nhau mà sửu tý hợp hóa thổ ??
Lý thuyết chung thì là như thế bạn TTN à, nhưng khi áp dụng vào tứ trụ thực tế lại không giống nhau.
tứ trụ: đinh mão-đinh mùi-giáp tí-đinh mão, bạn cho là tý mùi hại; nhưng quan điểm của tôi từ đầu vẫn cho là vì mão mùi hợp nên tý mão hình! hình ở đây là mão hình tý (khác với tý hình mão),
từ bình truyền thống thường ít quan tâm đến hại, manh phái thì lại cho là hại quan trọng và luận hợp hại đồng thời, hoặc xung-hình hại đồng thời... Vậy quan điểm của bạn dường như nghiêng về manh phái, tuy nhiên đó vẫn chỉ là quan điểm riêng của manh phái???
@maianha: cách nhìn nhận của tôi có nhiều điểm giống bạn, tôi thì vẫn cho vận tân sửu hung như ý kiến ở đầu topic. Chúng ta cũng dễ dàng kiểm nghiệm một chút mệnh này ở năm tân sửu sắp tới... hihi
Thanked by 1 Member:
|
|
#64
Gửi vào 25/08/2011 - 17:46
Nê´u bạn tin quan điểm bạn đu´ng thi` xem thử qua´ khư´ ls na`y cm cho mô~ xem đi nha!
Thanked by 1 Member:
|
|
#65
Gửi vào 26/08/2011 - 05:44
Biết rằng một đời người thông thường phải trải qua từ 1.. 6,7,8 vận, trong đó có một vận khoảng từ U50 trở đi gọi là Thiên khắc Địa xung (TKĐX) với trụ tháng đề cương mệnh cục.Đây là một tiến trình tự nhiên của kiếp nhân sinh "ai chưa qua chưa phải là người",nên không có một thế lực nào triệt phá được thế TKĐX của vận,con người chỉ có thể nương theo nó để ứng phó vượt qua cửa ải đầy khó khăn biến động này mà thôi (cái trong luận gọi là có cứu), ta vẫn thường nói là "sống chung với lũ" đó thôi, chứ chưa ai ngu xuẫn tìm cách "diệt lũ" cả,phải không ông bạn.Ví như mùa xuân tháng Mão bị Tuất hợp thì mùa Xuân vẫn là mùa Xuân chứ có mất đi đâu.Tóm lại bạn muốn Tí Sửu hợp thì cứ hợp, nhưng trên hết phải hợp trong bối cảnh TKĐX tức Đinh Tân vẫn Khắc,Sửu Mùi vẫn xung.
Cũng trường hợp trên theo mah, phải là Tí của lưu niên thái tuế hợp mới ép phê (vì tuế là vua cứu mới có hiệu quả),còn trong tứ trụ Tí phải là kị thần mới tạm cho là có cứu (tức hợp trói kị thần). Đằng này,cứ cho như bạn nói Tí Sửu hợp hóa thổ là đúng thì có ổn chăng? khi mà sự hợp hóa thành thấp thổ tăng thế vượng cho Thân. Chào.
mai an hạ.
Thanked by 1 Member:
|
|
#66
Gửi vào 26/08/2011 - 08:20
Quote
Thế mà cũng không đơn giản theo thuyết Manh phái được, vì thật sự là tôi không đọc sách của MP nhiều mà chỉ qua vài bài dịch của Phieudieu nên ngay trong 1 bài nói về hoạt-tử-mộc cũng có điều nghi vấn.
Nên tìm đọc lại bài Luận Thiên Can Âm Dương Sinh Tử của 3mệnh-thông-hội
Sửa bởi th.tung: 26/08/2011 - 08:21
Thanked by 1 Member:
|
|
#67
Gửi vào 26/08/2011 - 09:32
Có người hỏi: Thập can chia ra Âm-dương, cương-nhu, sinh-tử, lời ấy đúng không?
Đáp rằng: Thập can có 5 dương 5 âm; Dương thì cương mà Âm thì nhu. Trong Dịch nói phân âm phân dương để cương nhu thay đổi vậy. Còn phân sanh tử tức là như mẹ sanh con. Con càng trưởng thành thì mẹ càng già rồi mất. Cái lý thật tự nhiên. Phú rằng: "Dương sanh âm tử, Dương tử âm sanh, Tuần hoàn thuận nghịch. Biến hóa rõ ràng."
Giáp mộc
Giáp mộc đứng đầu trong 10 can, chủ tể của bốn mùa, sanh dưỡng vạn vật . Tại Thiên là Lôi (sấm sét) là (Thanh) Long (mộc phương Đông là phương Thanh Long). Tại Địa là Lương (trụ cột) là Đống (xà ngang) nên gọi Dương mộc. Khi (Giáp) Lộc đến Dần , Dần là nơi mộc (bắt đầu) sinh cho Ly hỏa, tức gốc rễ đã đứt coi như tuyệt vong, nên gọi là Tử mộc (gỗ khô cứng, không có sức sống), Tử mộc là Cương mộc (mộc cứng), cần búa rìu đẽo gọt mới thành khí cụ (có ích). (Giáp) Trường sanh ở Hợi, Hợi là nước sông hồ ao đầm gọi là Tử Thủy (ao tù, nước đọng), tuy ngâm trong nước lâu năm cũng không bị mục, giống như mộc của ngọn cây thầu dầu [ND chú: Thầu dầu, loại cây nhỏ, cao 1 - 5m. Thân rỗng. Lá mọc so le, có cuống dài. Hoa nhỏ, mọc thành chùm xim. Cây được trồng chủ yếu ở vùng bãi sông, để lấy hạt ép dầu.], ở trong nước thì thêm kiên cố, nếu rời nước mà lên bờ gặp Quý thủy, Quý thủy là hoạt thủy (nước động, luôn tuôn chảy) là nước mưa giữa trời đất, Mộc gặp cảnh "dạn dày nắng gió", khi khô khi ướt dễ thành gỗ khô mục tức có thể sanh Hỏa, Hỏa vượng tất Mộc bị thiêu cháy, cho nên mộc dần dần "tan thành tro bụi". Còn Ngọ thuộc Ly hỏa, hỏa nhờ mộc sanh, mộc là mẹ của hỏa, hỏa là con của mộc, con vượng thì mẹ suy, nói sao cho hết lý được đây? Cho nên Giáp mộc Tử ở Ngọ. Kinh thư viết: "mộc bất Nam bôn" (mộc không nên đến phương Nam), nói thế là lý do này.
Giáp mộc là rường cột, nhưng chỉ là tiềm lực, Giáp khởi đầu với tính chất tử mộc, cương mộc, có thể chẳng thành tài khí, cần phải rèn luyện bồi dưỡng. Nhưng luyện như thế nào ? tức là cần phải có rìu (kim khí) đẽo gọt, mà kim khí nhất định phải sắc bén, mới có thể khắc gọt cho tinh mỹ, cho nên cần phải có lò lửa (hồng lư) Đinh hỏa trui rèn, Canh kim gặp Đinh hỏa chính là hình ảnh "Luyện kiếm".
Lại nói: Giáp là dương cương xuẩn mộc (dương mộc thô cứng), không có gốc rễ, cành không ra quả; muốn thành khí đắc dụng lẽ tất nhờ nơi kim tàng giúp; để không hư mục lẽ tất nhờ nơi thủy hỏa, đang thô sơ mà phối thành thì đó là hình ảnh văn minh (đẹp đẽ rõ ràng), giả sử hỏa quá nhiều mà lại hành Nam phương thì (cháy) thành tro than chỉ dẫn đến tai họa mà thôi, ấy là bởi vì Giáp mộc không lấy mùa xuân mùa thu mà định tươi tốt hay tiều tụy (vinh tụy), mà gặp hoàn cảnh mà biến hóa nên cũng vô định, nên phải xem kim hỏa thủy thế nào thì lý luận mới không cứng nhắc.
Ất mộc
Ất mộc kế tiếp sau Giáp, (là thời) vạn vật trưởng thành, sinh sôi không dứt, tại Thiên là Phong (gió), tại Địa là thụ (cây) nên gọi là âm mộc. Ất Lộc đến Mão, Mão là Thụ mộc (cây cối) nên rễ sâu cành tốt, nên gọi là hoạt mộc (mộc có sức sống). Hoạt mộc cũng là loại mộc mềm mại (nhu mộc), sợ dương kim đốn phạt (chặt) mang họa, sợ đến mùa Thu thì mộc điêu tàn (suy bại), mong được nhuận thổ (đất ẩm tơi xốp) để bồi đắp gốc rễ, muốn được hoạt thủy (nước thông) để giúp tươi lá cành. Hoạt thủy tức là Quý thủy, cũng chính là nước mưa, là mạch nước của đất. Nhuận thổ chính là Kỷ thổ, giống như có đất (thổ) canh tác, giúp cho công lao giá sắc (việc nhà nông) đạt kết quả. Kỷ Lộc tại Ngọ, ngọ là nơi khí của lục Dương (6 dương can) dần dần tiêu hết, khí âm lại dần sanh ra nên cây lúa nở hoa vào giờ Ngọ, (nên) Ất mộc sanh nơi đất Ngọ. Tháng 10 là kiến Hợi, Hợi là tháng thuần âm, Nhâm Lộc đến Hợi là đương quyền (nắm lệnh), Tử thủy (nước đọng)chảy tràn lan, (thổ) đất cằn cỗi làm hư mất gốc lại mất đi sự bồi dưỡng cho nên Ất mộc Tử ở Hợi. Kinh nói: "Thủy phiếm mộc phù" (Thủy tràn thì mộc trôi) tức là lý do này.
Lại nói: Ất là mộc cành lá tươi tốt rất thích được ánh mặt trời (ánh dương lúc sáng sớm) chiếu rọi thì được vinh quang; gặp âm khí lạnh buốt thì không lợi, tất xơ xác tiêu điều; thủy nhiều gây bật gốc, kim vượng như sức sống (của mộc) bị tước đoạt (cướp, giết). Giả như thân suy mà Hỏa nhiều lại (hành vận) đến phương Nam thì họa không ít, hành vận về phương Tây thì thổ trọng trợ Sát càng hại cho thân, (cách cục) không thể tòng theo thì họa từ đây rất sâu nặng, lý do là hoạt thủy liền gốc với mộc (ý nói thổ trọng khắc thủy, mà thủy liền gốc với mộc nên bạt luôn cả mộc), thế nên sao có thể so với bậc Lương đống được.
Bính hỏa
Bính hỏa đẹp thay giữa trời, chiếu khắp thiên hạ (lục hợp: gồm đông tây nam bắc và thượng hạ, nghĩa là khắp nơi nơi), tại Thiên là Nhật (mặt trời) là điện (tia sét), tại Địa là lư (lò) là dã (đúc kim loại), nên gọi là dương hỏa, Lộc của Bính tại Tỵ, Tỵ là hỏa của lò đúc nên là Tử hỏa. Tử hỏa là cương hỏa, thích có Tử mộc để phát sanh lửa, sợ Kim Thổ che ánh quang. Tử mộc là Giáp mộc; Giáp Lộc tại Dần, Dần là nơi dương mộc, Mộc thịnh thì Hỏa sanh, (lúc này hỏa) ẩn nơi mộc thịnh, chẳng phải là cái mình dùng được nên không thể sinh phát, vì thế nên ngũ dương đều xuất phát từ tự nhiên để (thành yếu tố) Tiên Thiên, còn ngũ âm đều gắn với nhân sự (sự việc xảy ra trong đời sống con người: sống chết, được mất, vui buồn, hợp tan) mà thành (yếu tố) Hậu thiên. Bính hỏa sanh ở Dần lý thật rất rõ giống như Hỏa của Thái Dương, mọc ở phương Đông đến Tây thì lặn, Dậu thuộc Đoài mà Đoài là Trạch (sông ngòi), Kỷ Thổ sanh Kim, khí Kim thịnh thì che mất ánh quang của Bính hỏa, không thể quang huy thì sao mà không tối được. Cho nên Bính Hỏa sanh ở Dần mà tử ở Dậu là vậy. Kinh nói: "Hỏa vô Tây hướng" (Hỏa không tiến về phương Tây) chính là lý do đó .
Lại nói: Bính hỏa tượng là Thái Dương, ánh quang phủ khắp chẳng nơi nào không được soi sáng, song không lấy Mộc trôi nổi làm mẹ vì không thể sanh được lửa; không nhận Thổ thấp thủy (đất bùn) làm con, vì dương hỏa không thể sanh (ra đất bùn). Dẫu có gặp tử thủy sông hồ, và dù không hợp không xung, thì (tử thủy) cũng chẳng nổi ba đào sóng cả mà bắn lên đến dập hỏa, chỉ có thể khắc chế cái có hại của hỏa, cái sở kỵ chính là mộc tốt tươi, thấp Thủy không thể sanh Hỏa mà lại còn làm tắt ánh quang của Hỏa, giống như Ngũ tinh Thái Dương lấy mộc khí làm lẽ khó khăn.
Đinh hỏa
Đinh hỏa tiếp sau Bính, là tinh hoa của vạn vật, tượng của văn minh, tại Thiên là (ánh sáng) các vì tinh tú, tại Địa là ánh đăng hỏa (lửa đèn thắp) nên gọi là âm hỏa. Đinh Lộc đến Ngọ, (ngọ là thời điểm) khởi đầu lục âm (sáu giờ âm, lấy chính Ngọ để phân âm dương), bên trong Ngọ có Ất mộc có thể sinh Đinh hỏa. Ất là hoạt mộc, Đinh là hoạt hỏa, hoạt hỏa là nhu hỏa, Đinh thích Ất mộc sanh cho, cũng là âm sanh âm vậy, ví như người đời dùng dầu hạt cải, dầu mè để thắp đèn; nói về dầu đối với lửa đèn cũng ví như nhựa sống đối với cây cối. Lúc đến Dậu thì tứ âm nắm quyền nên Đăng hỏa được huy hoàng rực rỡ, tinh tú được sáng lạn cho nên nói Đinh sanh ở Dậu; đến đất Dần thì Tam dương hợp nhau, dương hỏa đang sinh còn âm hỏa đang lui (ND chú: Tam dương là "Tam dương khai thái" - 3 vạch dương của quái Càn đúng vị, dương thăng; 3 vạch âm của quái Khôn đúng vị, âm giáng, tạo thành quẻ Địa Thiên Thái - là Dần vị), như mặt trời mọc ở Đông thì ánh sáng của các Tinh tú ẩn đi, đèn dù có ánh lửa cũng không phát ánh quang (không chói sáng bằng ánh mặt trời lúc rạng sáng - giờ Dần), thế nên nới nói Đinh sanh ở Dậu mà tử ở Dần.
Kinh thư nói: "Hỏa minh tắc diệt" là lý do này. (Nghĩa bóng như sau: Hỏa của ánh đèn để lộ ra ánh sáng ban ngày thì ko thấm tháp vào đâu so với ánh mặt trời - tức triệt tiêu. Hoặc cũng có thể hiểu là ánh sáng ban ngày - giờ Dần - thì ánh quang của các vì tinh tú ko thể phát sáng, ko thể thấy).
Lại nói: Đinh hỏa âm nhu cần phải đắc thời gặp hợp cục thì mới có thể phát ánh sáng huy hoàng rực rỡ, tuy loại kim cùn (còn thô, hoặc không sắc bén) cũng có thể được đúc luyện (từ trong Đinh hỏa). Nếu thất thời không thành cục tức quang huy biến mất mà khói cũng không còn, thì dù một chút kim nhỏ nhặt nó cũng không thể chế luyện nổi, song một ít mộc khô dù nhỏ cũng đủ để sinh được hỏa; còn mộc ướt dù nhiều cũng khó mà làm cho hỏa phát ra. Cho nên xét Đinh hỏa mạnh yếu (cường nhược) thì không thể cố chấp thiên lệch một phía.
MẬU THỔ
Mậu thổ, thời hỗn mang chưa phân định thì nó giữa một thể thống nhất chưa định hình, đến khi trời đất đã phân định thì nó tải nặng được vạn vật, Mậu tụ vào trung ương, tán ra tứ phía, tại Thiên là vụ (sương mù), tại Địa là sơn (núi) nên gọi là dương thổ. Mậu Lộc ở tại Tỵ, tỵ là hỏa của lò đúc, luyện rèn thành khí cụ, gõ phát ra tiếng, tánh chất của nó cương mãnh khó mà xúc phạm được. Thích được dương hỏa sanh cho, sợ âm kim cướp khí. Dương hỏa tức Bính hỏa, Bính sanh ở Dần, Dần thuộc Cấn, Cấn là sơn, sơn là cương thổ (đất sỏi, đất cứng) cũng tức là Mậu thổ nhờ Bính hỏa mà sanh vậy. Mậu đến nơi đất Dậu, Dậu thuộc Đoài kim nên thổ bị đoạt khí hao tán, chính là kim thịnh thì thổ hư (đất cằn cỗi), mẫu suy vì tử vượng, giống như kim khí đập vỡ đá thì làm sao mà thêm thọ được? Cho nên Mậu thổ sanh ở Dần mà tử ở Dậu. Kinh thư nói: "Thổ hư tắc băng" (Thổ mà hư thì dễ sụp lở) tức là vậy.
Lại nói: Mậu thổ vững chắc, ví như hình ảnh của tường thành, cần phải sanh ở quý nguyệt (tháng cuối mỗi mùa, tức tháng tứ mộ) vả lại cần thông gốc ở chi bên dưới thì (đê) mới chắn được (nước) sông biển không tràn bờ, nếu trên dưới kèm hợp, tức thế đất kiên cố, không lo bị nứt rỉ nước; nếu bản thân vì thủy mộc mà hư nhược thì cái thế đó e rằng khó tránh nghiêng đổ. Nếu Thổ thất thời (không sinh vào quý nguyệt) thì kỵ hỏa, Kim nhiều làm nứt, tiết hao, giống như tường thành đã dựng xong thì không nên gia thêm Mộc gỗ đục khoét, thích đi về phương Đông Nam, Nếu bản thân vốn đã vượng có Ấn sinh, mà lại đến đi đất này thì hỏa sanh quá mức cho thân thì qua đây lại thành hung họa.
KỶ THỔ
Kỷ thổ kế tiếp sau Mậu là nguyên khí của tự nhiên, chính là đất đai ở mặt đất, thanh khí (trái với trọc khí, thanh khí là khí trong, thanh khiết không vẩn đục) thăng lên hòa cùng với trời đất, trọc khí (khí đục) lắng xuống sinh vạn vật nên gọi là âm thổ. Thiên Địa Nhân tam tài đều không thể thiếu thứ thổ nầy. Giống như người liên kết giữa Càn (trời) và Khôn (đất), Âm (vợ) Dương (chồng) khuyết nó (người mai mối) thì làm sao nên duyên vợ chồng được? Do đó, vào tứ hành (mộc hỏa kim thủy) không thể không đóng trong đó, vào tứ thời (bốn mùa) mượn nó để vượng lên, nên gọi là chân thổ (đất đai). Thích Đinh hỏa sanh mà ghét bị dương hỏa làm khô cằn (táo là tình trạng thiếu nước). Kỷ lộc đến Ngọ, Đinh hỏa trong Ngọ năng sinh Kỷ thổ , bị Ất mộc cướp mất cái khí tài bồi (chắc ý nói Ất sinh ở Ngọ nên mộc hút chất dinh dưỡng của đất để Ất mà sinh ra). Đến đất Dậu, khi đã sinh thành thì Đinh hỏa cũng có thể sinh Kỷ thổ; đến đất Dần dụng sự (nắm quyền) là nơi mộc hỏa thừa quyền nung luyện Kỷ thổ thành nam châm (từ thạch), thế là mất đi cái khí trung hòa hỏi sao mà không tổn hại được, cho nên Kỷ thổ sanh ở Dậu mà Tử ở Dần.
Kinh nói: "Hỏa táo thổ liệt" (nóng khô thì đất nứt nẻ) chính là lý do đó vậy.
Lại nói: Kỷ thổ vừa dày vừa rộng hình cảnh của nó tựa như (đất) ruộng đồng, không quý ở tụ hợp nhiều (cũng có nghĩa là hợp hóa nhiều) hay được sinh phù mà chỉ thích hình xung hữu ích thì mới gia cố chắc cái nền cho sinh vật sinh sống, nếu quả thực thất lệnh kém mỏng và thiên thời bất lợi thì không những khó trợ lực cho tư cơ (đồ dùng làm ruộng bằng kim khí như cái cày, cái bừa; ý nói thổ khó sinh kim) mà còn không vùi lấp được kim của thanh gươm cây kích, nếu lại đi về nơi hai hành kim thủy vượng thì thân càng nhược, càng bất lợi, nếu gặp được hỏa thổ sanh thành thì lại đẹp như trồng trọt (hoa màu lúa má) đến ngày thu hoạch vậy.
CANH KIM
* Canh kim đóng giữ thời điểm trời đất tiêu điều tàn tạ (mùa thu lá rơi), chủ sự binh biến của nhân gian. Trên trời là phong sương (sương và gió), tại đất là kim loại nên là dương kim. Canh Lộc đến ở Thân, Thân là cương kim, thích Mậu thổ sanh sợ Quý thủy làm chìm. Trường sanh ở Tỵ, Mậu thổ ở trong Tỵ có thể sanh Canh kim tức dương sanh dương. Tỵ là lò hỏa rèn Canh kim thành chung đỉnh (cái chuông, vạc), gõ lên phát ra âm thanh, nếu gặp thổ thủy chôn chìm thì khó phát ra tiếng, đây gọi là kim đặc vô thanh (kim loại không rổng ruột thì gõ vào không phát được tiếng). Đến đất Tí là nơi thủy vượng, Kim hàn Thủy lạnh, con vượng mẹ suy nên bị họan nạn chìm lỉm làm sao phục sinh được? Thế nên Canh kim Sanh ở Tỵ mà Tử ở Tý.
Kinh nói: "Kim trầm thủy để" (kim chìm đáy nước) là vậy.
Lại nói: Canh kim ngoan độn (chưa được trui rèn, còn thô) được Hỏa chế mà thành khí vật, trái lại Kim đã thành khí vật mà gặp đất hỏa thì thành hỏng.
(Canh) sinh mùa hạ không có gốc lại đi đến phương Đông Nam thì nung chảy không ngừng chung cuộc cũng chẳng thành công. (Canh) sinh mùa Thu không hỏa lại hành vận Tây Bắc thì được thanh lọc tôi luyện sáng bóng tự nhiên; nếu như chìm nơi đáy nước thì cuối cùng chẳng đến ngày hữu dụng, trái lại Kim vì thủy bị thương; đến như dùng bạc thiết (kim loại mỏng) mà chặt cây rừng thì chẳng những không chặt gãy được mộc mà ngược lại còn bị Mộc làm tổn thương (mẻ, cong oằn); Giả dụ Thổ trọng tàng Kim mà không được hình xung khắc phá thì Kim suốt đời bị chôn vùi đừng hy vọng vào sự hữu ích của nó.
TÂN KIM
Tân kim kế sau Canh, đứng đầu ngũ kim (1), đứng trước bát thạch (2). Tại Thiên là nguyệt, là sao Thái Âm. Tại đất là vàng, vàng là quặng từ sơn thạch, gọi là âm kim. Lộc đóng ở Dậu, trong Dậu có Kỷ thổ có thể sanh Tân kim tức âm sanh âm, nên gọi là nhu kim (loại kim mềm), là sao Thái âm. Đến dịp Trung thu kim thủy cùng nhau hội hợp, trong ánh sáng (của trăng tròn) cũng đủ thấy được vẻ sáng tỏa (của sự vật). Thiệu Tử có nói: 15 tháng 8 (rằm tháng 8) cùng chơi với ánh trăng là thế. Trường sanh ở Tí , Tí là nơi Khảm thủy, trong quẻ Khảm có một hào dương ở giữa thuộc Kim, còn có hai hào âm thuộc Thổ, Thổ năng sanh Kim, tựa như con còn ẩn trong bào thai của mẹ nên chưa rõ hình hài, được Tí thủy là nước dập dềnh khơi đãi lớp phù sa mà lộ diện, đây gọi là Thủy tế kim huy (thủy giúp cho Kim sáng), sắc quang óng ánh. Khi đến đất Tỵ là lò hỏa, Tân kim bị nung thành tử khí, lại bị Mậu thổ ở trong Tỵ chôn vùi, Kim không biến hóa được thì làm sao phục sinh được. Cho nên Tân Kim sinh ở Tý mà tử ở Tỵ .
Sách nói: "Thổ trọng kim mai" (Thổ trọng Kim bị chôn) là vậy.
Lại nói: Tân kim ẩm ướt chẳng phải là loại ngoan độn cứng cáp, nếu gặp hỏa nóng đúc nấu thì trái lại thành bị tổn hại nên khó mà đạt công dụng tốt được, chỉ nên được Thủy Thổ phù giúp, nhu nhã hòa hợp để nhuận được (đánh bóng) bản thể, nguyên là gặp hỏa quá nóng thì ưa hành phương Tây Bắc làm cho hỏa giải nhiệt đi để kim tồn tại. Như Kim mà quá lạnh thì cũng cần Bính Đinh để dung hòa Kim để khử lạnh. Nếu Tân tọa Lộc thông căn tức vào nơi vượng thân thì dù có gặp Thổ dày cũng không bị chôn vùi, vì thế chẳng nên so với dương Kim.
Chú:
1. Ngũ kim là kim loại nói chung, bọn tàu phân ra 5 loại là kim [vàng] , ngân [bạc], đồng [Cu], thiết [sắt], tích [thiếc], mà Tân tượng là kim, là vàng, có giá nhất nên đằng ấy bẩu là đứng đầu ngũ kim.
2. Bát thạch: chỉ chu sa, hùng hoàng, vân mẫu, không thanh, lưu hoàng, nhung diêm, tiêu thạch, thư hoàng. Bát thạch trong dược học thường dùng làm nguyên liệu xúc tác bào chế thuốc.
- Hùng hoàng: tức asen đỏ khoáng vật có sắc vàng dùng làm thuốc, có thể dùng giải độc nếu dùng đúng cách, làm phẩm màu hội họa.
- Vân mẫu: đá vân mẫu hình thành từ nham thạch, dùng trong công nghiệm hóa chất, chữa cháy vì có tính chất cách điện và chịu nhiệt cao hoặc làm phẩm màu.
- Không thanh: còn gọi là thạch lục, tử cổ chỉ các loại đá quý hiếm, tựa như ngọc, làm phẩm màu.
- Nhung diêm: tức muối hột.
- Tiêu thạch: đá Nitrat kali, trong suốt, cháy mạnh, dùng làm thuốc súng, thuốc nổ...
- Thư hoàng: opiment sulfua vàng, dùng làm phẩm màu trong hội họa.
NHÂM THỦY
Nhâm thủy thích dương Thổ để giúp cho bờ đê, sợ gặp âm Mộc lo bị đoạt khí. Tại Thiên là vân (mây) , tại Địa là trạch (đầm), gọi là dương thủy. Nhâm lộc tại hợi, hợi là ao hồ nước đọng nên gọi là tử thủy, tử thủy tức là cương thủy, nhờ Canh kim sinh, Canh lộc đến thân có thể sinh Nhâm thủy, đó là vòng xoay dưỡng khí của ngũ hành. Đến nơi đất mão, mão là nơi cây cối hoa quả, mộc vượng ở mão tức có thể khắc chế thổ, thổ hư (đất bọng rỗng) thì băng (sụp lở) cho nên đê bờ bị vỡ khiến nhâm thủy bị tiết tháo chảy khắp bốn bề, chảy mãi không quay về, lại bị âm mộc đoạt khí thì làm sao mà sống sót được. Cho nên Nhâm thủy sanh ở thân mà tử ở mão vậy.
Kinh nói: "Tử thủy hoành lưu" (Nước tù chảy lênh láng) là vậy.
Lại nói: Nhâm thủy là nước cuồn cuộn lại có nguồn, như trăm sông đang chảy đi khắp nơi, nhờ thổ để làm bờ đê, nếu Can chi không có thổ thì chảy tràn lan tứ phía bất định, thân suy mà gặp nhiều hỏa thổ thì hao nguồn nghẽn mạch. Nhâm thích về phương Nam nên lấy Mùi Ngọ là nơi thai dưỡng, đắc tài lộc lại ấm áp (ý nói đến Chính tài Đinh tàng trong Ngọ Mùi), qua (đất) Trường sanh hay về nơi đất Lộc chứ đừng vượt quá Thân Hợi, bởi vì đó là Phủ thống lĩnh gồm các vị đỗ đầu Hội thi Nguyên, đến nơi ấy khiến thủy được thêm mạnh mẽ. Nếu Tài nhiều Thân nhược đến được đây cũng gặp phước (nơi phúc tụ); còn Thân vượng Tài mỏng mà gặp phải thì thành tai ương, dù cho tuổi trẻ cường tráng cũng không thể thắng (ý nói ko thể địch nổi mấy cha nội đang làm trong Phủ).
QUÝ THỦY
Quý thủy kế sau Nhâm, là (hết) một vòng khí âm dương của Thiên can, như nước chảy cuối dòng thì quay ngược lại, thế nên thủy (nước) mới phân ra thanh (trong) hay trọc (đục); thủy lan chảy khắp nơi thấm xuống đất làm nhuận thổ, (thổ vượng) giúp sinh vạn vật. Trên trời là vũ lộ (nước mưa), ở dưới đất là tuyền mạch (suối, nước ngầm) nên gọi là âm thủy. Lộc ở tại Tí , Tí là nơi âm cực dương sanh (khí Âm tiêu thoát đến tận cùng còn khí Dương đang chuẩn bị sinh ra), là nơi Tân sanh mà Canh tử. Quý là hoạt thủy (nước thông chảy) tức nhu thủy, thích âm kim sanh, sợ dương kim làm ứ đọng, muốn đến gốc âm mộc làm khơi thông âm thổ (ý nói Quý thủy thấm vào gốc dưỡng cây Ất mộc, làm tơi mùn đất Kỷ thổ), âm thổ đã thông địa mạch thì nước chảy thông suốt. Tháng 2 kiến Mão là cây cối hoa quả, Mộc vượng Thổ hư, Quý thủy mới có thể thông chảy. Đến Thân là tam âm nắm quyền (Thân là Khôn, ba vạch âm) ứng quẻ Bĩ, trời đất không giao nhau, vạn vật cũng không thông nhau, Khôn thổ ở trong Thân, Canh kim hình thành bao vây đập nước khiến cho Quý thủy không thể thông chảy, ứ đọng trong ao hồ, không thể phát huy được thì làm sao mà tái sanh, nên Quý thủy sanh ở Mão mà tử ở Thân.
Sách nói: "Thủy bất Tây lưu" (Thủy không chảy ở Tây) là vậy.
Lại nói: Quý thủy nước mưa thấm nhuận âm trạch, nếu gốc thông ở Hợi Tí thì đủ thành dòng, hợp (nhiều) dòng mà thành sông lớn, tứ trụ không có Khảm (Tý) Khôn (Thân) [tuy Quý tử ở Thân nhưng trong Thân tàng Nhâm ---> Quý có gốc], như mất đi gốc sanh vượng, rốt cuộc thân phải nhược, cách cục mà có Tài Quan dù cho dùng được cũng không nên thái quá, giả như đủ Thân Tí Thìn thì thủy như quy tụ một nhà, ám xung với Dần Ngọ Tuất hỏa làm Dụng lại hóa thành Thượng cách. Nếu đúng là Dụng Dần Ngọ Tuất hỏa, thì trong ngoài phải không yếu, được vậy thì rất tốt, hoặc sinh cuối hè (tháng Mùi) dùng được Tài Quan, không mất đi nơi nương tựa, chủ đại phú quý, vận hạn nếu qua Tây Bắc thì không ngại (cái lẽ) thái quá.
Luận thiên can âm dương sanh tử .(Tiếp theo)
Luận Ngữ của Khổng Tử nói: Lý trường sanh của ngũ hành cũng giống như vạn vật, như ngày mới bắt đầu thì mới thấy ánh sáng, đến cung Ngọ Ly thì ánh sáng rất mạnh, trăng bắt đầu xuất hiện (hình dạng) vừa khéo đôi mày thanh tú, đến ngày trăng tròn, ánh trăng viên tròn thanh dịu. Tựa như đời sống con người, nhỏ rồi lớn lên, già rồi chết đi, bình thường thôi. Người lúc mới sanh chỉ biết khóc cười, đến lớn mới xét đến hiền ngu, Vạn vật cũng như vậy.
Giáp mộc sanh ở Hợi, thời lệnh Hợi thuộc thủy nên Giáp mộc đóng chổ này, Mộc vượng ở mùa Xuân đến Dần Lâm quan là đất Lộc, Giáp mộc đắc địa, đến Ngọ thì tử.
Bính hỏa sanh ở Dần, thời lệnh Dần thuộc mộc nên Bính hỏa cư ở đây, Hỏa vượng ở mùa Hè đến Tỵ Lâm quan quy Lộc, Bính hỏa đắc địa, đến Dậu thì tử.
Canh Kim sanh ở Tỵ , thời lệnh Tỵ thuộc hỏa, Canh kim cư chổ này, Kim vượng ở Thu đến Thân Lâm quan quy Lộc, Canh kim đắc địa, đến Tý thì tử.
Nhâm thủy sanh ở Thân, thời lệnh Thân thuộc Kim nên Nhâm thủy đóng đấy, Thủy vượng vào mùa Đông, đến Hợi là Lâm quan quy Lộc, Nhâm thủy đắc địa, đến Mão thì tử.
Mậu thổ sanh ở Dần, trong Dần có hỏa, Mậu thổ sanh ra ở đó, Dần là thời khắc Tam Dương giao thái, đất đai màu mỡ chuyển mình, vạn vật phát sanh, thế nên Mậu thổ sinh ra nơi Dần. Thổ vượng ở tứ quý, nghĩa của Hỏa Thổ giống như tình mẫu tử tương sinh cho nên Mậu cũng theo Bính Lâm quan quy Lộc ở Tỵ; Kỷ thì theo Đinh Lâm quan quy Lộc ở Ngọ;
Mậu thổ sanh ở Dần Kỷ thổ sanh ở Dậu rõ ràng rồi. Nếu lấy Mậu sanh ở Thân, Kỷ sanh ở Mão thì sao không lấy Nhâm Mậu quy Lộc ở Hợi, Quý Kỷ quy Lộc ở Tý?
Hậu nhân hết sức xằng bậy nghĩ ra bài ca về thổ, Thổ ca có câu "Mậu Kỷ đương Tuyệt tại Tỵ hoài" (Mậu Kỷ chủ tuyệt ở Tỵ), lấy Mậu sanh ở Thân, Dậu là Mộc dục, đến Tuất là Quan Đới, âm dương gián cách, thật quá sai lầm.
Có người cho rằng: vòng Trường sanh ngũ hành, có mẹ rồi sau mới có con, tức là nói có mẹ thì mới thành thai. Cùng nhóm thổ nhưng phân ra thể-dụng, khí thổ vượng mới chuyên chở được vạn vật, thổ cư (tàng) ở bên trong không phải là dụng mà chỉ là thể. Thổ tán ra tứ phía lại được vượng ở tứ quý thì thổ là dụng.
Thể thổ sanh ở Tỵ, thừa hưởng Lộc của phụ mẫu (Hỏa), Dụng thổ sanh ở Thân, ràng buộc ngôi vị phụ mẫu. Nói Thủy Thổ sanh ở Thân, là lời nói của nhà âm dương; nói Thổ sanh ở Tỵ, lời nói của thầy thuốc.
Khảo sách Ngũ tinh thì Thân là cung âm dương nên Thủy Thổ đều sanh ở Thân, thủy thổ ở Khôn vốn không tách biệt, mà nói "Thổ tùy thủy nguyên" (đất đai tùy theo nguồn nước) cũng là có lý.
Bốn hành kia đều có một nơi sinh cho, duy chỉ có thổ Trường sanh ở Dần lại còn sinh ở Thân, một hành mà 2 nơi sanh, mà thổ đóng phương Khôn Cấn, Khôn thuộc Tây Nam, thổ đến đây như có thêm bạn, nên thuận lợi hanh thông.
Hồ Trung Tử nói: "Khôn chi hậu trọng, tích thổ thành công." (Khôn là nơi phì nhiêu phong phú, tích tụ thổ thành công) thổ sanh ra ở đây, đúng vậy!.
Lại nói đến Mậu thổ sanh ở Dần gởi Lộc nơi Tỵ, cũng chính con được ở cùng với mẹ. Thấy rằng thổ không có chính vị (không có vị trí nhất định) nhưng sinh vật (sống) khắp mọi phương thì sao lại nghi ngờ điều đó.
Lại xét đến (tác giả) họ Chu trong sách "Âm Dương Định Luận" có nói: Ất mộc sanh ở Ngọ, Quý thủy sanh ở Mão, Tân kim sanh ở Tý, Đinh hỏa sanh ở Dậu là dương tử âm sinh, mà không biết Đông chí là thời điểm vượng khí của Tý thủy , Xuân phân là thời thịnh của Ất mộc, Hạ chí là thời điểm vượng khí của Đinh hỏa, Thu phân là thời vượng của Tân kim, mà Khảm Ly Chấn Đoài là chính vị của Tí Ngọ Mão Dậu; vị do thời (mùa) định ra, mà thời (mùa) chính là (nơi) tốt đẹp của vị. Vậy sao lại cho rằng gặp sanh nơi tử tuyệt.
Có người nói: đúng là như vậy thì Ất mộc do đâu sinh ra vậy? Giả sử như sinh tại hợi, trong Hợi chỉ có Giáp vậy thì Giáp sanh ở đâu, như nói tại Mão thì trong Mão chỉ có Ất,
Thử biện xét bằng cách lấy một thí dụ về Hỏa Thủy Thổ Kim, để thấy âm dương là một thể thống nhất.
Khổng tử nói: Thái cực sanh Lưỡng nghi.
Chu tử nói: Dương biến động Âm tụ hợp sanh Thủy Hỏa Mộc Kim Thổ.
Châu tử nói: vạn vật đều đủ một thái cực.
Đây là 3 lời nói mấu chốt quan trọng về ngũ hành tức nói đến vạn vật đều hình thành từ Thái cực, thì (cần biết) cái ban sơ (gốc) của vạn vật (là gì) (chỉ cần) hiểu Thái cực là đủ rồi. Hiểu ra sao?
- Nói đến Thái cực sanh Lưỡng nghi là nghĩa là phân thành Giáp Ất, mà Giáp là dương động đứng trước, Ất là âm tĩnh ở sau, có thể hiểu vậy.
- Nói dương biến âm hợp, tức là cho rằng Giáp biến đổi, còn Ất hợp lại rồi sau đó mới sanh mộc, có thể hiểu vậy. Không cho rằng Giáp là mộc còn Ất là một (thứ) mộc khác.
Bàn về Giáp Ất cần nhau để thành (chất) mộc thì Giáp tính chất mộc cứng chắc không nhất thiết vượng ở Mão, còn bản thân Ất đứng sau không thể không vượng ở Mão; Ất cũng bất tất sanh ở Hợi, mà Hợi tự nó không thể không là nơi sanh Giáp đầu tiên.
Tương tự suy ra Bính Đinh cần nhau để thành (chất) Hỏa , Mậu Kỷ cần nhau để thành (chất) Thổ , Canh Tân cần nhau để thành (chất) Kim , Nhâm Quý cần nhau để thành (chất) Thủy , chẳng phải đã rõ cả sao !
Chu tử nói: "Âm khí lưu hành là dương, Dương khí ngưng tụ là âm, không phải tính chất có hai thứ đối chọi nhau."
Thái thị (tác giả họ Thái) nói : "Đông phương Dần Mão mộc , Thìn thổ sanh ở Hợi ; Nam phương Tỵ Ngọ hỏa , Mùi thổ sanh ở Dần ; Tây phương Thân Dậu kim ,Tuất thổ sanh ở Tỵ ; Bắc phương Hợi Tí thủy ,Sửu thổ sanh ở Thân."
Lại nói : Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, mỗi loại đều có một âm một dương, như Giáp là dương mộc còn Ất là âm mộc, Ất là nói đến chất còn Giáp nói đến khí; âm thì chủ hấp thu , tích tụ để thành, Ất cũng như vậy; dương thì chủ bày tỏ ra, thường thích phát quang huy, Giáp cũng thế.
Xem xét điều trên cũng thấy Giáp không nhất thiết là chủ, Ất không nhất thiết (cần) được sinh, điều đó cũng đủ phản bác được thuyết trước đó mà con phù hợp với lý luận về thập can của cổ nhân.
Lại khảo sách "Quảng Lục" có ghi: Giáp là thân gốc của cây (mộc), Ất là rễ của cây (mộc). Bính hỏa là lửa, Đinh là ánh sáng của lửa. Mậu là đất cứng, Kỷ thổ là đất tơi. Canh là chất kim loại, Tân là lưỡi kiếm, mũi nhọn của kim khí. Nhâm là nguồn nước, Quý là dòng chảy. Đó là Giáp Ất cùng một mộc mà chia ra âm dương, cũng chẳng phải chia thành (hai thứ riêng biệt) "tử mộc" hay "hoạt mộc". Đã là 1 mộc thì đều đồng sanh đồng tử, cho nên người xưa chỉ nói có tứ đại Trường sinh mà thôi. Ngày nay phân âm dương thành hai, cho nên phân biệt ra dương tử âm sanh, dương sanh âm tử.
Khảo sách "Trần Đoàn" thấy ghi rằng: Giáp là cây Ất là cỏ, Bính lửa Đinh tro (nóng), Mậu là đất Kỷ là cát, Canh là kim loại Tân là đá, Nhâm là nước Quý là suối; đấy cũng phân làm hai, nếu không phân thì Quan Sát, Thực Thương, Ấn thụ Kiêu thần, Kiếp bại Tỉ kiên, cớ sao một vật mà lại có hai tên và cát hung họa phước lại khác nhau hẳn, chẳng giống nhau. Việc xét Mệnh thì phải lấy tiền thuyết (mà dùng) mới chính xác.
(Trích từ Huyền Không Lý Số - Tam Mệnh Thông Hội)
Thanked by 1 Member:
|
|
#68
Gửi vào 26/08/2011 - 09:45
...Manh phái hay truyền thống cũng phải đúng lý pháp.Nên thật ra là cách hành văn ngôn ngữ có khác thôi.Để tôi giải thích chút đỉnh để mọi người dể hiểu.
1.Manh phái hay nói đến khứ kỵ thần.Nghe thì lạ tai, nhưng đây chỉ là thói quen thôi.Vì khứ kỵ thần chính là mấy chương đầu của trích thiên tủy đã bàn rất rõ.Nghĩa là có một thần nào cô đơn mà không có nguyên thần,hoặc bị quần hùng vây đuổi.Theo đó lại phản kèo quay ra...(Đọc mấy chương đầu Trích thiên tủy của vn1369 dịch á!).Và cách khứ kỵ thần chỉ là 1 loại hình sinh công thôi.Còn có hóa kỵ thần,Vượng thần...vv...Thì 100% giống truyền thống.
2.Mấy cái z..ụ...Sống chết mộc gì đó đầy sách truyền thống viết..(Từ Trích thiên tủy,tam mệnh thông hội...đến mấy ông hiện đại!)
3.Hình xung khắc hại thì ai mà không dùng!
Vậy nên sự phân chia vẫn rất khập khểnh khi có ý phân cao thấp.Nên phân theo kiểu mấy môn phái trong tiểu thuyết Kim Dung í.Đa dạng để có Võ Lâm ngũ bá..he he...rồi tranh Minh chủ..hí hí.Chắc lúc đó Manh phái không được cho z..ô... danh môn chính phái hỉ?
Nên rằng lời đúng sẽ có người cảm!Mà học thuật cũng cần dõng mãnh.Phật còn nói là Bi,Trí,Dũng mà!
Tặng lời nói thôi nha!Quý vị đừng siêu độ tui tội nghiệp!!!!!
Thanked by 1 Member:
|
|
#69
Gửi vào 26/08/2011 - 12:15
Ở đơ`i ko có gi` la` tuyệt đô´i nên có ls ko bị tkđx
Nam la`m việc ko thi´ch nói suông ma` phải chư´ng minh rõ ra`ng, chứ ko phải kiểu tôi cho sửu mu`i xung la` no´ se~ xung!
Thanked by 1 Member:
|
|
#70
Gửi vào 26/08/2011 - 12:29
th.tung, on 26/08/2011 - 08:20, said:
Thế mà cũng không đơn giản theo thuyết Manh phái được, vì thật sự là tôi không đọc sách của MP nhiều mà chỉ qua vài bài dịch của Phieudieu nên ngay trong 1 bài nói về hoạt-tử-mộc cũng có điều nghi vấn.
Nên tìm đọc lại bài Luận Thiên Can Âm Dương Sinh Tử của 3mệnh-thông-hội
Cảm ơn th.tung! Tôi đã đọc TMTH, giờ đọc lại đoạn trên không thấy nhắc đến nhỉ? tôi cũng qua một số tài liệu và bài của PD thấy rất nghi vấn, không thống nhất nên mới nhờ bạn chỉ giúp. Cái này không quan trọng nên nếu thấy cơ sở không chắc thì bỏ qua vậy.
Thanked by 1 Member:
|
|
#71
Gửi vào 26/08/2011 - 12:45
Thanked by 1 Member:
|
|
#72
Gửi vào 26/08/2011 - 20:45
Đây là diễn đàn nghiên cứu thảo luận trao đổi học thuật tử bình, chứ không phải là diễn đàn coi tử bình,nên từ lâu có vẻ như bạn đã lộn sân khi chỉ đoán mà không luận, vô hình chung đa phần các bài của bạn post lên chẳng giúp ích gì cho anh chị em học hỏi,ngoại trừ người được bạn xem. Nếu tôi nhớ không lầm thì có lần bạn phát biểu rằng - sở dĩ bạn chỉ đoán mà không luận là để tránh sự tranh luận với người khác,khi có người không đồng tình với lý luận (về học thuật)của bạn-Thế thì theo tôi bạn đúng là lộn sân rồi, bạn nên trở về bên kia,rất có nhiều khách đang mỏi cổ chờ bạn đó.Còn nơi này là diễn đàn nghiên cứu thảo luận,tôi nhắc lại lần nữa cho bạn nhớ nhé.
TB/ rất mong chờ đón những bài viết mang tính học thuật cao vốn có của bạn như ngày nào. Tình thân.
Thanked by 1 Member:
|
|
#73
Gửi vào 26/08/2011 - 21:20
nếu tôi không luận thi` la`m gi` có tranh luận ty´ sửu mu`i? bạn biết đọc ko?
Bạn ko co´ ba`i luận na`o trong ls na`y thi` bạn lấy tư ca´ch gi` có y´ kiê´n?!
#74
Gửi vào 26/08/2011 - 21:24
#75
Gửi vào 26/08/2011 - 22:06
th.tung, on 26/08/2011 - 12:45, said:
Cảm ơn bạn th.tung, tôi xin nói thêm cho rõ ý là việc phân sanh mộc hay tử mộc ở trên đây chỉ là theo ý bạn chứ không phải cách phân theo các bài nhắc đến ở topic này. Đa số mà tôi biết phân chỉ theo trụ ngày, tuy nhiên có tác giả thì cho rằng, chẳng hạn Giáp tý, là sinh mộc; người thì cho là tử mộc. Sinh mộc không phải mộc vượng mà ý nói là hỷ bính đinh làm tú khí, sợ kim khắc phạt; còn tử mộc thì lại hỷ kim đẽo gọt thành vật hữu ích...
@mọi người: đây là topic trao đổi chứ không phải luận giải, mong mọi người nên có sự cởi lòng. Học mấy môn KH huyền bí thì không thể nhất nhất cho là lý thuyết mình luôn đúng được.
Sửa bởi iHi: 26/08/2011 - 22:12
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Chấn động: Tòa ra lệnh, Trump không được áp thuế cả thế giới để 'giải phóng Mỹ' |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]()
|
|
![]() Các Công tố viên Liên bang Xem xét Lệnh khám xét đối với các Email của Giuliani. Barr sớm sẽ không thể giúp đỡ |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]()
|
|
![]() ![]() làm nhà nước không vì tiền vậy vì cái gì |
Linh Tinh | QuyenLocTamMinh |
|
![]() |
|
![]() Cách ăn hạt đu đủ chữa bệnh – 99% người không biết dùng đúng |
Y Học Thường Thức | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() Gạo Giả – Sữa Giả – Thuốc Giả: 4 Dấu Hiệu Nhận Biết Không Cần Công Nghệ |
Y Học Thường Thức | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() 6 Thực Phẩm Càng Để Tủ Lạnh Càng Rước Bệnh – 99% Người Già Không Biết |
Y Học Thường Thức | FM_daubac |
|
![]() |
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












