Kim Chính Ân
#46
Gửi vào 11/08/2017 - 20:39
Cơ quan tình báo Hàn Quốc tiết lộ ông Kim Jong-un đã liên tiếp vắng mặt nhiều ngày qua vì lâm bệnh nặng, đang trong giai đoạn nguy kịch.
Sáng ngày 10/8, thời báo Hàn Quốc “Daegu Shinmun” xuất hiện thông tin cho rằng lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un đã liên tiếp vắng mặt trong các cuộc họp quan trọng, tất cả các sự kiện toàn dân cũng đều không có sự xuất hiện của ông....
...
Phía tình báo Hàn Quốc tiết lộ thêm những thông tin mà giới chức Triều Tiên đang cố giấu kín những ngày vừa qua, Kim Jong-un đang trong quá trình điều trị nên không thể xuất hiện trước dân chúng. Nguồn tin này cho biết thêm, ông Kim Jong-un liên tục có những triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Lúc đầu các bác sĩ riêng cho rằng đó chỉ do các vấn đề về tiêu hóa. Nhưng sau khi điều trị, các bệnh lí vẫn không hề thuyên giảm mà còn xuất hiện thêm các triệu chứng ngoài da như bong tróc, sau đó rụng tóc liên tục, có dấu hiệu sốc co giật cường độ cao, tế bào máu trong cơ thể Kim Jong-un suy giảm nghiêm trọng với tốc độ nhanh, sức đề kháng hầu như không còn.
#47
Gửi vào 11/08/2017 - 21:18
Đảo Guam vẫn đầy du khách đến tắm nắng
11/08/2017
TTO - Hòn đảo nhỏ bé Guam những này qua bỗng trở thành tâm điểm chú ý của thế giới sau cuộc khẩu chiến giữa Triều Tiên và Mỹ. Tâm trạng dân Guam ra sao?
Mặc cho lời đe dọa của Bình Nhưỡng biến Guam - vùng lãnh thổ Mỹ cách Triều Tiên 2.100 dặm - thành “lò lửa”, cuộc sống trên đảo Guam những ngày qua vẫn diễn ra bình thường và không có dấu hiệu lo sợ, theo mô tả trên Đài phát thanh National Public Radio của Mỹ.
Bà Monique Genereux, chủ quán bar Mosa’ Joint ở Hagatna, thủ phủ của Guam, cho biết các khách hàng bao gồm dân địa phương và binh lính Mỹ đồn trú trên đảo vẫn tỏ ra rất bình tĩnh trước lời đe dọa của Triều Tiên.
“Đó hẳn là một chủ đề nghiêm túc, và có thể nghe đáng sợ - bà Genereux trần tình - nhưng anh biết đấy, nếu nó phải xảy ra thì nó sẽ xảy ra thôi”.
“Hiện ở Guam có khá nhiều tâm trạng khác nhau. Một số người nói họ chỉ muốn hòa bình, muốn hòn đảo bình yên như xưa nay. Một số khác tỏ ra phát bệnh và mệt mỏi với những đe dọa của Triều Tiên trong nhiều năm qua. Rồi thì có những người cảm thấy ông tổng thống của chúng tôi cũng đang làm nghiêm trọng hóa mọi chuyện” - ông Gary Hartz, hiệu trưởng một trường cao đẳng cộng đồng ở Guam, cho biết. Người dân Guam thư giãn bên trong quán bar Mosa’ Joint ở Hagatna - Ảnh: AFP
Bên cạnh đó, ông Hartz cũng lưu ý đe dọa của Bình Nhưỡng lần nghe có vẻ nghiêm trọng hơn những lần trước. “Về phía Triều Tiên, lần này có những khác biệt rõ ràng” - ông bình luận.
Quả thật, Bình Nhưỡng đã khá “chi tiết” trong kế hoạch bắn tên lửa về phía Guam. Vũ khí nào? Tên lửa đạn đạo tầm trung. Bao nhiêu đơn vị? Bốn quả. Khi nào? Trước khi tháng 8 kết thúc.
“Những thứ đó trước đây không ai biết. Chưa kể lần này chúng tôi còn có một ông tổng thống có giọng điệu kích động hơn bất cứ vị nào trong quá khứ” - ông Hartz nói, ám chỉ ông Donald Trump.
Người dân Guam vẫn còn nhớ thời điểm năm 2013, khi đó Triều Tiên đe dọa tấn công căn cứ không quân Andersen, nơi đồn trú của phi đội ném bom thuộc Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ. Tổng cộng Mỹ có khoảng 13.000 binh lính đồn trú trên đảo Guam.
Đảo Guam, với dân số 163.000 người (tính số liệu năm 2016), có một lịch sử không mấy êm đềm.
“Người Nhật xâm lược chúng tôi, người Tây Ban Nha xâm lược chúng tôi. Tôi cho rằng người Mỹ đến đây vì họ muốn hòn đảo này và họ giúp chúng tôi chống lại người Nhật. Hòn đảo này có một vị trí chiến lược hoàn hảo” - bà Genereux, cư dân Guam, nêu suy nghĩ. Người dân Mỹ biểu tình ở New York đòi chính quyền Donald Trump phải đối thoại với Triều Tiên - Ảnh: REUTERS
Theo quan sát, Guam hiện vẫn bình lặng mặc cho cuộc khẩu chiến qua lại giữa Washington và Bình Nhưỡng. Các khách sạn đầy ắp khách du lịch, các bãi biển đầy người chạy bộ và tắm nắng…
“Tôi có vài người khách còn nói đùa rằng nếu phát hiện ra chúng tôi chỉ còn 10 phút (trước cuộc tấn công của Triều Tiên), chúng tôi sẽ ghé quán để uống vài ly với cô” - bà Genereux kể. Theo một khảo sát mới đây của Đài CNN, gần 2/3 người Mỹ (62%) cho rằng Triều Tiên là “mối đe dọa nghiêm trọng” đối với Mỹ, tăng 14% so với cuộc khảo sát hồi tháng 3 vừa qua; 23% khác cho rằng Triều Tiên “là mối đe dọa tương đối”.
PHÚC LONG
Đông tà 18:19 11/08/2017
Chẳng riêng gì Guam mà cả thế giới cũng vẫn bình thường, Triều Tiên đe dọa hạt nhân lâu ngày cũng đã thành nhàm chán rồi.
- THÍCH 9
Sửa bởi tuphuongsg: 11/08/2017 - 21:24
Thanked by 2 Members:
|
|
#48
Gửi vào 11/08/2017 - 23:04
Thanked by 1 Member:
|
|
#49
Gửi vào 12/08/2017 - 09:25
#50
Gửi vào 12/08/2017 - 09:52
The New York Times, Hoa Kỳ ngày 10/8 đưa tin, Tổng thống Donald Trump đã bác bỏ những kêu gọi ông nên im lặng sau cảnh báo Bình Nhưỡng phải đối mặt với "lửa và cơn thịnh nộ", vì phát ngôn của ông có thể gây nguy hiểm cho nước Mỹ. [1]
Ngược lại, ông Donald Trump cho rằng, có lẽ cảnh báo của mình hôm thứ Tư với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên như thế vẫn chưa đủ độ cứng rắn.
Donald Trump: chả việc gì phải nhịn Kim Jong-un
Chủ nhân Nhà Trắng nói:
"Thẳng thắn mà nói, người ta đang đặt câu hỏi rằng (tôi) nói như vậy có phải quá cứng rắn hay không? Có lẽ nó chưa đủ cứng rắn.
Họ đã làm điều này với đất nước chúng ta trong thời gian dài, trong nhiều năm, và đã đến lúc một số người cho thấy sự tự tin trước nhân dân quốc gia mình, và nhân dân các nước khác.
Vì vậy, nếu có điều gì đó ở đây, thì đó là tuyên bố đó không đủ cứng rắn", ông Donald Trump nói chuyện với báo giới cùng với Phó Tổng thống Mike Pence.
Hôm thứ Năm, ông Donald Trump đã họp với Trung tướng HR McMaster, Cố vấn An ninh quốc gia và các trợ lý khác.
Những cố vấn của Tổng thống Mỹ đã cố gắng "giải thích lại" lời bình luận ban đầu của ông hôm thứ Tư về cách đối phó với Bắc Triều Tiên trước truyền thông.
Tuy nhiên Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng, ông chẳng việc gì phải "rút lui".
"Chúng tôi được quân đội ủng hộ 100%. Chúng tôi được mọi người hậu thuẫn. Và chúng tôi được nhiều nhà lãnh đạo khác ủng hộ", ông Donald Trump nói.
Khi được phóng viên hỏi, còn có gì cứng rắn và khó khăn hơn cả "lửa và thịnh nộ", Tổng thống Mỹ nói: "Ồ, các bạn sẽ thấy, các bạn sẽ thấy."
Ông từ chối giải thích rõ về việc liệu mình có đang xem xét một cuộc tấn công quân sự vào Triều Tiên hay không:
"Chúng tôi không nói về điều đó. Tôi không bao giờ nói.
Nhưng tôi có thể nói với bạn những gì họ đang làm và những gì họ đang né tránh với một thảm kịch. Và điều đó không được phép."
Về kêu gọi đàm phán với Bình Nhưỡng, Tổng thống Mỹ cho hay:
"Chắc chắn chúng tôi sẽ luôn cân nhắc việc đàm phán. Nhưng họ (những Tổng thống Mỹ tiền nhiệm) đã làm việc này trong 25 năm qua.
Hãy xem ông Clinton. Ông đã phải khép lại các cuộc đàm phán. Ông ấy tỏ ra yếu đuối và không hiệu quả.
Các bạn hãy nhìn những gì đã xảy ra với Bush, những gì đã xảy ra với Obama. Thậm chí ông Obama còn không muốn nói về nó.
Nhưng tôi thì vẫn nói. Đến lúc rồi đó, một số người phải làm điều đó. Một số người phải làm điều đó."
Đề nghị Ngoại trưởng Rex Tillerson "kiềm chế" Tổng thống
The New York Times cho biết, hơn 60 nghị sĩ đảng Dân chủ gửi chung lá thư cho Ngoại trưởng Rex Tillerson ngày thứ Năm (thứ Sáu giờ Hà Nội), yêu cầu ông "kiềm chế" Tổng thống. Bức thư chung viết:
"Các tuyên bố này là vô trách nhiệm, nguy hiểm và vô ích, vì nó chỉ tạo cớ cho Triều Tiên tuyên truyền với dân chúng của họ.
Từ lâu Triều Tiên đã cố gắng miêu tả Hoa Kỳ là mối đe dọa cho dân chúng nước này".
Cựu Tổng thống Jimmy Carter, người đã 3 lần đến Triều Tiên với tư cách công dân Mỹ, đã thêm tiếng nói góp ý với vị Tổng thống đương nhiệm:
"Ngoài việc kiềm chế những lời nói về chiến tranh, nhà lãnh đạo của chúng tôi cần khuyến khích các cuộc đàm phán giữa Bắc Triều Tiên với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc và Nga.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gần đây đã nhất trí bỏ phiếu thông qua các biện pháp trừng phạt mới. Điều đó cho thấy rằng các nước này sẵn sàng giúp đỡ.
Trong mọi trường hợp, cần phải tránh chiến tranh hạt nhân." [1]
Về vai trò của Trung Quốc cũng như các khuyến cáo ông làm việc với Bắc Kinh, Tổng thống Donald Trump nói với báo giới:
"Tôi nghĩ Trung Quốc có thể làm nhiều hơn, vâng. Và tôi nghĩ Trung Quốc sẽ làm nhiều hơn nữa.
Hãy xem, chúng ta có đòn bẩy thương mại với Trung Quốc.
Chúng ta mất hàng trăm tỉ đô la mỗi năm trong thương mại với Trung Quốc. Họ thừa biết tôi cảm thấy thế nào. Điều đó sẽ không được tiếp tục tái diễn.
Nhưng nếu Trung Quốc giúp đỡ chúng ta, tôi sẽ cảm thấy rất khác trong vấn đề thương mại, rất khác." [1]
Triều Tiên: phát triển vũ khí hạt nhân hay là chết
The New York Times hôm nay đưa tin, ngày thứ Năm 10/8 tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên dành tất cả 6 trang để đăng những bài viết chống Mỹ, với khẩu hiệu:
"Quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, làm (phát triển vũ khí hạt nhân) hay là chết!"
Trước đó ngày thứ Tư 9/8 chính quyền Bắc Triều Tiên cũng huy động hơn 100 ngàn người tập trung ở Bình Nhưỡng, cam kết ủng hộ quyết tâm của ông Kim Jong-un.
Nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên đã xem vũ khí hạt nhân và tên lửa là biểu tượng của "tự hào dân tộc" cũng như sự sống còn của quốc gia này.
Ông nói lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc "là một âm mưu của Mỹ nhằm khuất phục và hủy diệt Triều Tiên".
Do đó giới quan sát tin rằng, việc công bố chi tiết một kế hoạch phóng 4 quả tên lửa Hwasong-12 vào "trung tuần tháng 8" tới vùng biển cách đảo Guam 30 đến 40 km đã đẩy cả Kim Jong-un và Donald Trump vào một trò chơi kịch tính.
Với ông Kim Jong-un, nếu vụ này thất bại trong khi đã công khai tuyên bố chi tiết kế hoạch tấn công tên lửa, "đó sẽ là một sai lầm ngớ ngẩn, tốn kém và có thể làm lung lay quyền lực trong nước".
Đối với ông Donald Trump, chỉ cần 1 trong 4 quả tên lửa Triều Tiên chọc thủng hệ thống phòng thủ Hoa Kỳ, dù đã được báo trước, sẽ đẩy ông vào thế cực kỳ khó khăn về lựa chọn quân sự.
Triều Tiên đã thực hiện tất cả 80 vụ phóng tên lửa dưới thời ông Kim Jong-un, nhưng chưa bao giờ phóng tên lửa tới một mục tiêu xa như Guam, cũng chưa bao giờ công bố trước kế hoạch với các dữ liệu chi tiết như lần này. [2]
Kế hoạch chiến tranh của Lầu Năm Góc
Ngày thứ Năm 10/8 (11/8 giờ Hà Nội) NBC News đưa tin, Lầu Năm Góc đã chuẩn bị một kế hoạch cụ thể cho một cuộc tấn công phủ đầu vào các trận địa tên lửa của Triều Tiên nếu ông Donald Trump hạ lệnh.
Hai quan chức cấp cao quân đội Hoa Kỳ đương nhiệm và 2 sĩ quan cao cấp đã nghỉ hưu đã nói với NBC News:
Chìa khóa để thực hiện kế hoạch này là lực lượng máy bay ném bom chiến lược B-1B từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam.
Những tháng gần đây, B-1B đã được điều động tới bán đảo Triều Tiên tập trận cùng Hàn Quốc, cũng như đồng minh Nhật Bản.
Kể từ cuối tháng Năm năm nay, 2 chiếc B-1B đã tiến hành 11 chuyến bay đến Đông Bắc Á, lần gần đây nhất diễn ra hôm thứ Hai 6/8.
Hiện tại có 6 chiếc B-1B đang được bố trí tại Guam.
Tướng Terrence J. O'Shaughnessy, Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương cho biết:
"Ngoại giao vẫn là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên chúng tôi có trách nhiệm cam kết vững chắc với đồng minh và Tổ quốc trong việc lập kế hoạch cho kịch bản xấu nhất.
Nếu có lệnh, chúng tôi sẵn sàng đáp ứng lập tức, nhanh chóng, áp đảo và hủy diệt đối phương trong thời gian và địa điểm đã được lựa chọn." [3]
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cũng đưa ra tuyên bố tương tự:
"Chức năng và nhiệm vụ của tôi, trách nhiệm của tôi là luôn luôn có lựa chọn quân sự nếu (Tổng thống) cần đến nó.
Tuy nhiên, ngay bây giờ Ngoại trưởng Rex Tillerson, Đại sứ Haley đang nỗ lực thực hiện các giải pháp ngoại giao.
Bi kịch của chiến tranh ai cũng biết, không có gì khác ngoài thảm họa".
Ông James Mattis nói điều này với các phóng viên hôm thứ Năm 10/8, tức thứ Sáu 11/8 giờ Hà Nội. [4]
The New York Times hôm nay cũng có bài phân tích về căn cứ pháp lý để tiến hành một cuộc chiến tranh với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Những người ủng hộ ông Donald Trump cho rằng, một cuộc tấn công phủ đầu như vậy là hợp lý về mặt pháp lý vì đó là hành động tự vệ của nước Mỹ chống lại kẻ thù.
Nhưng những người phản đối thì cho rằng, chưa có biểu hiện nào rõ ràng để khẳng định nước Mỹ phải tiến hành một cuộc chiến tự vệ.
Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc cấm các quốc gia sử dụng, đe dọa sử dụng vũ lực chống lại quốc gia khác.
Trong khi Điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc không cấm một quốc gia hoặc tập thể thực hiện quyền tự vệ vốn có, nếu bị tấn công vũ trang. [5]
Đừng trông chờ vào Trung Quốc
Nhiều quan điểm vẫn kêu gọi Tổng thống Mỹ nên tiếp tục đàm phán với Trung Quốc về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, như cựu Cố vấn An ninh quốc gia Susan E. Rice hay cựu Tổng thống Jimmy Carter.
Ông Donald Trump vẫn không bỏ qua khả năng này trong phát biểu mới nhất trước báo giới. Tuy nhiên dường như ông chủ Nhà Trắng không hy vọng, trông đợi gì ở Bắc Kinh.
Cho đến nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn im lặng về cuộc khủng hoảng mới nhất trên bán đảo Triều Tiên sau màn khẩu chiến giữa Donald Trump với Kim Jong-un.
Xã luận Thời báo Hoàn Cầu bản tiếng Anh hôm nay nói rằng:
Bắc Kinh không thể thuyết phục cả Washington lẫn Bình Nhưỡng nhượng bộ nhau vào thời điểm này. Nhưng cần nói rõ rằng, nếu lợi ích của Trung Quốc bị đe dọa, Bắc Kinh sẽ phản ứng với bàn tay sắt.
Tờ báo khuyến cáo Trung Nam Hải, nếu Triều Tiên bắn tên lửa vào lãnh thổ Hoa Kỳ trước, rồi sau đó Mỹ trả đũa, thì Bắc Kinh nên trung lập.
Còn nếu Mỹ - Hàn cố gắng lật đổ chế độ Bắc Triều Tiên và thay đổi mô hình chính trị trên bán đảo, Bắc Kinh phải ngăn cản. [6]
Tờ Politico ngày 10/8 đưa tin:
Mặc dù tuần này Trung Quốc và Nga đồng ý bỏ phiếu thông qua dự thảo Nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do Mỹ soạn về việc trừng phạt Triều Tiên, nhưng việc buôn bán hợp pháp và bất hợp pháp vẫn được thực hiện mỗi ngày qua 2 bờ sông Áp Lục.
Trong quý II 2017, Trung Quốc đã xuất khẩu sang Triều Tiên số hàng hóa tổng trị giá 934 triệu USD so với 721 triệu USD trong quý I 2017, và tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nghị quyết mới không bao gồm mặt hàng may mặc, trong khi năm 2016 Triều Tiên xuất sang Trung Quốc các mặt hàng dệt may tổng giá trị 640 triệu USD, chỉ đứng sau than đá...[7]
Greg Wright, Trợ lý giáo sư kinh tế Đại học California ngày 11/8 cũng có bài phân tích trên tờ The Herald cho rằng:
Có bằng chứng cho thấy, trên thực tế các lô hàng than đá Triều Tiên xuất khẩu qua Trung Quốc chưa bao giờ chấm dứt.
Thậm chí Trung Quốc có thể phải tăng đột biến lượng quặng sắt nhập khẩu từ Triều Tiên để bù đắp cho Bình Nhưỡng các khoản hao hụt nguồn thu từ xuất khẩu than đá.
Bằng cách sử dụng đòn bẩy thương mại, Trung Quốc sẽ cân bằng giữa việc làm sao không để Triều Tiên phát triển thịnh vượng, nhưng cũng không để quốc gia láng giềng sụp đổ vì kinh tế khó khăn. [8]
Thanked by 1 Member:
|
|
#51
Gửi vào 12/08/2017 - 10:31
Thanked by 1 Member:
|
|
#52
Gửi vào 12/08/2017 - 10:35
Thanked by 1 Member:
|
|
#53
Gửi vào 15/08/2017 - 11:08
Cơ quan tình báo Hàn Quốc tiết lộ ông Kim Jong-un đã liên tiếp vắng mặt nhiều ngày qua vì lâm bệnh nặng, đang trong giai đoạn nguy kịch.
Sáng ngày 10/8, thời báo Hàn Quốc “Daegu Shinmun” xuất hiện thông tin cho rằng lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un đã liên tiếp vắng mặt trong các cuộc họp quan trọng, tất cả các sự kiện toàn dân cũng đều không có sự xuất hiện của ông....
...
Phía tình báo Hàn Quốc tiết lộ thêm những thông tin mà giới chức Triều Tiên đang cố giấu kín những ngày vừa qua, Kim Jong-un đang trong quá trình điều trị nên không thể xuất hiện trước dân chúng. Nguồn tin này cho biết thêm, ông Kim Jong-un liên tục có những triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Lúc đầu các bác sĩ riêng cho rằng đó chỉ do các vấn đề về tiêu hóa. Nhưng sau khi điều trị, các bệnh lí vẫn không hề thuyên giảm mà còn xuất hiện thêm các triệu chứng ngoài da như bong tróc, sau đó rụng tóc liên tục, có dấu hiệu sốc co giật cường độ cao, tế bào máu trong cơ thể Kim Jong-un suy giảm nghiêm trọng với tốc độ nhanh, sức đề kháng hầu như không còn.
VNc toàn dẫn tin tuyên truyền nói xấu Bình Nhưỡng của Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap !
Hôm nay Kim Jong-un tuyên bố hoãn kế hoạch phóng tên lửa vào Guam, "chờ xem thêm" ! Còn tướng Mỹ thì tuyên bố "cuộc chiến sẽ bắt đầu" nếu Kim tấn công Guam.
Kim vẫn khỏe, có sao đâu !
Thanked by 1 Member:
|
|
#54
Gửi vào 15/08/2017 - 15:45
#55
Gửi vào 15/08/2017 - 20:46
Sửa bởi T.AO: 15/08/2017 - 20:48
#56
Gửi vào 16/08/2017 - 19:00
TPO - Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un ngày hôm nay 15/8 đã chỉ thị quân đội nước này luôn trong tình trạng sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào.
#57
Gửi vào 16/08/2017 - 19:28
Mông có mấy thằng đệ làm quản trị mạng cho mấy cơ quan, thỉnh thoảng rảnh rang ngứa tay chưa ngứa óc đã post lên mấy bài từ nguồn vớ vẩn rồi lại phải gỡ bài đi.
Thằng post bài cũng không hiểu giá trị bài viết, rồi thằng chia sẻ bài viết đọc cũng không hiểu gì !
Cứ cái thói quen chia sẻ linh tinh có ngày chia sẻ các bài viết ph.... đ.... vi phạm luật pháp rồi công an đến hỏi thăm !
Thanked by 1 Member:
|
|
#58
Gửi vào 17/08/2017 - 19:16
Thanked by 1 Member:
|
|
#59
Gửi vào 18/08/2017 - 09:10
Truyền thông Triều Tiên lên án cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc vào cuối tháng này.
Thứ sáu, 18/8/2017 | 07:51 GMT+7 |
Triều Tiên cảnh báo tập trận Mỹ - Hàn sẽ dẫn đến thảm họa
Truyền thông Triều Tiên lên án cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc vào cuối tháng này.
Mỹ - Hàn Quốc chuẩn bị tập trận chung giữa căng thẳng với Triều Tiên
trieu-tien-canh-bao-tap-tran-my-han-se-dan-den-tham-hoa
Một cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap.
"Cuộc tập trận quân sự chung 'Người bảo vệ tự do Ulchi' của Mỹ và Hàn Quốc vào tuần tới sẽ đẩy tình hình trên bán đảo Triều Tiên lún sâu hơn vào thảm họa", bài xã luận của KCNA hôm qua tuyên bố.
Mỹ và Hàn Quốc luôn khẳng định cuộc tập trận thường niên này chỉ nhằm mục đích phòng vệ tự nhiên, tuy nhiên Triều Tiên từ lâu cáo buộc rằng đây chính là những động thái tập dượt cho một cuộc chiến tranh hạt nhân chống Bình Nhưỡng.
Hiện Triều Tiên và Hàn Quốc về mặt kỹ thuật vẫn ở trong tình trạng chiến tranh và Triều Tiên luôn rất nhạy cảm với mọi động thái quân sự của Hàn Quốc và Mỹ.
Mỹ và Hàn Quốc về cơ bản vẫn đang trong tình trạng chiến tranh với Triều Tiên bởi cuộc chiến tranh giai đoạn 1950 - 1953 kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn, không phải hiệp ước hòa bình. Mỹ cảnh báo sẵn sàng dùng vũ lực để dừng chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên, Washington vẫn ưu tiên hơn các biện pháp ngoại giao.
Nguyễn Hoàng
--------------
Trump lì quá, sao lại dám cãi lời ủn như thế?!
#60
Gửi vào 21/08/2017 - 06:41
Triều Tiên ngày 20.8 cảnh báo, cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn là "hành động liều lĩnh, đẩy tình hình vào giai đoạn không thể kiểm soát được của một cuộc chiến tranh hạt nhân".
--------------
Cá không ăn muối cá ươn
Trump không nghe Ủn trăm đường Trump hư
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Tiên Tri Chính Xác Đến Kinh Ngạc Của Kỳ Nhân Tướng Số Việt Nam Cụ Ngô Hùng Diễn | Ngẫm Media |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | FM_daubac |
|
||
Dự đoán phối hợp nhiều môn huyền học cho chính trị & kinh tế thế giới |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
||
Bầu cử 2024: Võ đài chính trị giữa công lý và các giá trị cao quý |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
|
|
dùng trí tuệ nhân tạo để xem và tổng hợp ngắn gọn tử vi cho chính mình |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Elohim |
|
||
14 chính tinh |
Tử Vi | Elohim |
|
|
|
Bộ trưởng tài chính Vương Đình Huệnghiên cứu tử vi |
Tử Vi | rrr |
|
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |