Kim Chính Ân
#106
Gửi vào 28/02/2019 - 17:07
#107
Gửi vào 01/03/2019 - 09:57
Báo Triều Tiên: Từ khi Nguyên soái lên đường, đã 3 ngày 3 đêm người dân không ngủ được vì nhớ Người
Rodong Sinmun vừa đăng tải một số bài báo với nội dung là tình cảm thương nhớ của người dân với Chủ tịch Kim Jong-un khi ông công du Việt Nam. Dưới đây là trích đoạn các bài báo đó.
#108
Gửi vào 01/03/2019 - 11:14
09:24 - 01/03/19
Rodong Sinmun vừa đăng tải một số bài báo với nội dung là tình cảm thương nhớ của người dân với Chủ tịch Kim Jong-un khi ông công du Việt Nam. Dưới đây là trích đoạn các bài báo đó.
(Rodong Sinmun, tạm dịch Lao động tân văn là một tờ báo tại Bắc Triều Tiên và là cơ quan ngôn luận chính thức của Ủy ban Trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên, do Thông tấn xã Rodong phát hành.)
Theo Nhung Vũ – Mạnh Quân/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Thanked by 1 Member:
|
|
#109
Gửi vào 01/03/2019 - 13:08
Trích dẫn
4 ngày phải bằng ít nhứt 4 năm hay 4 ngàn năm ...chứ bằng có 40 ngày hay 400 ngày thì tình yêu thương chưa đủ mạnh. Phải cho đi cải tạo hết.
Thanked by 1 Member:
|
|
#110
Gửi vào 01/03/2019 - 14:07
- Nhân dân Triều Tiên vẫn ca ngợi và nói những điều giả dối như VN trước đây, nhưng tôi nghĩ người Triều Tiên đang thực sự ao ước thoát cấm vận để mở cửa làm ăn kinh tế, và Kim đang nỗ lực thực hiện mong muốn này của người Triều Tiên.Đó là trọng trách đúng đắn và Kim đang làm việc có ý nghĩa thực sự cho dân Triều Tiên.Cũng giống như lãnh đao VN trước đây, lãnh đạo Triều Tiên cố gắng mọi cách, dù không giống ai, kể có có mất mặt để đạt mục đích khi ra đàm phán nước ngoài như đi xe lửa, không trả lời báo chí, tổ chức họp báo lúc 23h30...
- Trum nói Triều Tiên có tiềm năng trở thành cường quốc kinh tế.Tôi hoàn toàn đồng ý.Dân Việt đang chê bai người Triều Tiên ( như chính người Việt những năm chưa mở cửa) tuy nhiên nhìn lại toàn lịch sử tôi thấy họ tài giỏi hơn tộc Việt.Cứ đợi mà xem..
Thanked by 1 Member:
|
|
#111
Gửi vào 01/03/2019 - 14:37
HC
Thanked by 2 Members:
|
|
#112
Gửi vào 01/03/2019 - 17:30
vợ kim jong un cũng là du học sinh thụy sĩ hehe
là đàn chị khóa trên ở ecole hôteliere de lausanne
Sửa bởi T.AO: 01/03/2019 - 17:33
Thanked by 1 Member:
|
|
#113
Gửi vào 01/03/2019 - 20:23
Mùa đông năm 1956, sinh viên nước Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên Ho Un Pei, nhà thơ, đảng viên c.... s.., trong cuộc họp bất thường của chi bộ mà anh là bí thư đã lên tiếng đòi Đảng Lao động Triều Tiên phải nghiêm khắc kiểm điểm chủ tịch Kim Nhật Thành về những hiện tượng phi dân chủ, sùng bái cá nhân.
Trước khi sang Liên Xô học, Ho Un Pei là sĩ quan tình báo, hoạt động tại Hán Thành, nhiều lần bị thương, từng bị bắt. Sau khi anh gửi bản kiến nghị của chi bộ lên sứ quán, các nhân viên mật vụ Triều Tiên đội lốt cán bộ ngoại giao lập tức đến trường mời anh tới gặp đại sứ. Sẵn sàng để tranh luận, anh đến, nhưng vừa bước vào trong sứ quán thì lũ mật vụ đã lập tức xô tới, xúm vào đánh anh, giam anh lại trong một phòng của sứ quán. Ho Un Pei đã dùng mẹo nhà nghề lừa được bọn mật vụ. Anh năn nỉ xin chúng cho đi tắm rồi đập cửa sổ phòng tắm chui ra, nhảy từ tầng lầu thứ tư xuống, vùng thoát ra ngoài. Tuyết gom thành đống dưới chân tường đã giảm nhẹ cú rơi từ độ cao hơn hai chục thước. May cho anh, người lính Liên Xô gác cửa sứ quán đã không ngăn anh chạy ra.
- Chúng nó định thủ tiêu cậu? Ngay trong sứ quán?
Được tin anh thoát hiểm, chúng tôi kéo đến hỏi thăm.
- Không, chúng nó nói sẽ áp giải mình về nước - anh kể về cuộc đào thoát, cánh tay bị sái treo trước ngực - Mình đề nghị chúng nó cho gặp vợ mình trước khi về (anh có vợ, cũng người Triều Tiên, học tại trường y Moskva), đề nghị cho mình quay lại ký túc xá lấy quần áo thì chúng nó cười đểu: “Về đến Triều Tiên mày không cần vợ nữa đâu, quần áo thì một bộ đã thừa đủ”.
Nước mắt ròng ròng, Ho Un Pei đọc cho tôi nghe những bức thư anh gửi Trung ương Đảng, chính phủ, quốc hội, gửi chủ tịch Kim Nhật Thành: “Tôi tuyên bố từ bỏ Đảng đã phản bội nhân dân Triều Tiên anh hùng và đau khổ... Tôi đau lòng từ bỏ quốc tịch Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên, vì nó không xứng đáng với tôi, vì nó không phải là quốc tịch của tôi mà là dấu ấn đóng trên trán tên nô lệ... Trong mình tôi mãi mãi chảy dòng máu của tổ tiên và tôi mãi mãi mang trong tôi niềm tự hào là người Triều Tiên... ”
Tôi gai người khi nghe Ho Un Pei đọc những dòng chua xót.
Người của Kim Nhật Thành thất bại trong vụ bắt cóc Ho Un Pei.
Liên Xô sau Đại hội XX đã là Liên Xô khác. Nhưng cũng chưa khác lắm. Trường Đại học Điện ảnh Liên Xô đã làm một việc đáng xấu hổ. Người ta công bố lệnh đuổi học đối với sinh viên Ho Un Pei mà không nêu lý do.
Ho Un Pei bỏ đi Tashkent , ở đó rồi sau anh được nhận làm giảng viên văn học Triều Tiên. Sau Đại hội XX, Liên Xô không còn là Liên Xô cũ nhưng cũng không hoàn toàn là một Liên Xô mới.
Sau việc xảy ra với Ho Un Pei, tôi kinh tởm Kim Nhật Thành và cái nhà nước của ông ta. Viên cựu trung úy Hồng quân Liên Xô đã biến Bắc Triều Tiên thành một trại lính, trong đó dân chúng bị cai trị theo cách lính tẩy.
-----------------------------------------------------
CHẾ ĐỘ TRIỀU TIÊN LÀ CHẾ ĐỘ GÌ?
Năm 1968, mình đi dịch cho ông Nguyễn Duy Trinh "nghỉ" cùng gia đình ở Hungary (Cùng với gia đình đại tướng Võ Nguyên Giáp ở một villa không xa). Tại một bữa cơm tối thân mật mà ông Peter János, Bộ trưởng bộ ngoại giao Hungary khi đó khoản đãi, ông Trinh kể chuyện:
- Tôi có đến thăm công xã Đại Trại ở Trung Quốc, xây dựng XHCN mà thế thì xây làm gì!
Ông PJ không bình luận gì. Nhưng khi ông Trinh bảo:
- Tôi có đi thăm Bắc Triều Tiên và chẳng biết chế độ đó là chế độ gì!
- PJ: đồng chí bộ trưởng ạ, chúng tôi từ lâu đã gọi chế độ đó là CHẾ ĐỘ PHÁT XÍT PHONG KIẾN!
Thanked by 1 Member:
|
|
#114
Gửi vào 01/03/2019 - 21:20
Sửa bởi tuphuongsg: 01/03/2019 - 21:22
#115
Gửi vào 01/03/2019 - 21:29
#116
Gửi vào 01/03/2019 - 22:33
chắc gì họ đã dám ngồi cùng mâm với mình =)))
các bác nghĩ ngồi cùng mâm với nhau dễ thế à ? đi chung xe còn chưa từng =)))
#117
Gửi vào 10/04/2019 - 20:39
#118
Gửi vào 15/04/2019 - 19:27
Kỷ nguyên smartphone ở Triều Tiên
15/04/2019
Sự bùng nổ của điện thoại thông minh dẫn đến một số thay đổi lớn trong xã hội và cuộc sống của người dân CHDCND Triều Tiên.
Điện thoại thông minh (smartphone) hiện đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của một bộ phận người dân Triều Tiên. Dù mạng di động lần đầu tiên có mặt tại nước này từ năm 2002 nhưng mãi đến gần đây mới bắt đầu bùng nổ. AFP dẫn lời các chuyên gia Hàn Quốc nhận định đây là kết quả từ chính sách phát triển viễn thông và công nghệ của Chủ tịch Kim Jong-un. Ba nhà mạng di động ở Triều Tiên là Kang Song Net, Byol và Koryolink ước tính đang có tổng cộng 4 - 5 triệu khách hàng, tức khoảng 20% dân số nước này, chủ yếu tập trung ở thủ đô Bình Nhưỡng cùng các thành phố lớn.
Trong thời kỳ đầu, đa số smartphone được nhập khẩu từ Trung Quốc. Đến tháng 8.2013, chiếc điện thoại nội địa đầu tiên mang tên Arirang trình làng, theo Yonhap. Từ đó, người tiêu dùng dần dần chuyển sang dùng những sản phẩm trong nước bao gồm Pyongyang và Jindallae. Thông qua các kênh riêng, giới phóng viên Hàn Quốc đã mua được mẫu mới nhất Pyongyang 2423 mới tung ra thị trường hồi tháng 10.2018. Họ đánh giá Pyongyang 2423 không thua kém gì các dòng điện thoại Hàn Quốc, với nhiều ứng dụng, trò chơi, camera độ phân giải cao và dùng hệ điều hành Android. Điểm khác biệt của smartphone Triều Tiên là chỉ kết nối với mạng intranet do chính phủ quản lý, không thể truy cập internet toàn cầu. Kể từ năm 2013, Triều Tiên mới bắt đầu cho phép người nước ngoài truy cập internet bằng USIM quốc tế, theo tờ The Hankyoreh.
Sự phổ biến của smartphone tại Triều Tiên được cho là có tác dụng lớn trong việc làm ăn và cả bình ổn thị trường. “Trước đây, giá cả nhiều mặt hàng như gạo và bắp cao thấp khác nhau tại nhiều khu vực. Giờ thì khách hàng thường xuyên dùng điện thoại để kiểm tra giá cả và theo dõi những thông báo của chính phủ”, chuyên gia Hong Min thuộc Viện Nghiên cứu Triều Tiên (Hàn Quốc) cho biết. Tuần san Chosun Shinbo mới đăng tải phóng sự phản ánh xu hướng phát triển thương mại điện tử ở Triều Tiên nhờ smartphone. Tờ báo mô tả chi tiết về ứng dụng Okryu giúp người dân mua sắm trực tuyến và cả đặt món ăn. Tuy nhiên, các mặt hàng hiện chỉ giới hạn ở sản phẩm nội địa như thực phẩm, mỹ phẩm, giày dép và túi xách.
Bên cạnh đó, chiếc điện thoại thông minh giờ đây còn được xem là “thước đo” vị trí và đẳng cấp trong xã hội. “Không giống ở Hàn Quốc, mọi người có thể mua trả góp, người Triều Tiên muốn mua smartphone phải thanh toán một lần. Nhiều người nỗ lực làm việc và dành dụm để sắm điện thoại thời thượng”, một người Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc kể. Theo CNN, mẫu Pyongyang 2423 có giá gần 500 USD (11,6 triệu đồng), còn Arirang là 350 USD. Chính phủ Triều Tiên quy định mỗi công dân chỉ được sử dụng 1 smartphone, nhưng nhiều người vẫn “lách luật” bằng cách nhờ bạn bè đăng ký hộ. Chụp ảnh selfie, dùng bluetooth kết nối chơi game với bạn bè, đăng tải hình ảnh, bình luận trên ứng dụng mạng xã hội riêng của nước này không còn là điều “không tưởng”. Và cũng như tại nhiều nước khác, các bậc phụ huynh và giới hữu trách Triều Tiên đã bắt đầu lo ngại thanh thiếu niên đua đòi và nghiện smartphone.
PHÚC DUY
Thanked by 2 Members:
|
|
#119
Gửi vào 03/05/2019 - 21:41
Liên Hiệp Quốc nói Triều Tiên giảm khẩu phần lương thực người dân
03/05/2019
TTO - Báo cáo của Liên Hiệp Quốc ngày 3-5 cho biết Triều Tiên đã cắt giảm khẩu phần lương thực tính theo đầu người xuống còn 300g/ngày. Khảo sát cho thấy một số hộ gia đình chỉ được ăn thịt, cá vài lần trong năm.
Liên Hiệp Quốc dự báo Triều Tiên có thể còn cắt giảm định mức lương thực hơn nữa do đất nước vừa gặp tình trạng mất mùa tồi tệ nhất trong một thập kỷ.
Theo đề nghị của Triều Tiên, Liên Hiệp Quốc đã tiến hành đánh giá về lương thực từ ngày 29-3 đến 12-4. Nhóm đánh giá được cấp quyền tiếp cận rộng rãi như được phép đến các trang trại sản xuất, các hộ gia đình ở nông thôn và thành thị, các vườn ươm và trung tâm phân phối thực phẩm.
Người phát ngôn của Chương trình lương thực thế giới, ông Herve Verhoosel thông tin: "Sau vụ thu hoạch tồi tệ nhất trong 10 năm qua, có nguyên nhân do các đợt khô hạn, nắng nóng và lũ lụt, 10,1 triệu người ở Triều Tiên đã bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng và không có đủ lương thực cho đến vụ thu hoạch tiếp theo".
Các khảo sát cho thấy lượng protein (đạm) tiêu thụ ở Triều Tiên là rất thấp, một số gia đình chỉ có thể ăn thức ăn có chất đạm (như thịt, hải sản, trứng, sữa, đậu và các loại hạt) một vài lần trong năm.
Trước đây, Triều Tiên từng trải qua một nạn đói vào giữa những năm 1990 làm khoảng 3 triệu người chết.
Theo báo cáo, sản lượng nông nghiệp của Triều Tiên vào khoảng 4,9 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ giai đoạn 2008-2009. Sản lượng này đã dẫn đến mức thâm hụt 1,36 triệu tấn lương thực trong năm 2018/2019.
10,1 triệu người Triều Tiên đang cần viện trợ lương thực, trong đó gồm cả 7,5 triệu người trong số 17,5 triệu người đang nhận trợ cấp lương thực theo khẩu phần của chính phủ và 2,6 triệu nông dân trong các hợp tác xã.
Ông Verhoosel cho biết: "Dự báo vụ lúa mì và lúa mạch đầu tiên của 2019 là đáng lo ngại ở một số nơi do mùa khô hạn tháng 6 đang đến. Ảnh hưởng của biến động thời tiết lặp đi lặp lại kết hợp với sự thiếu hụt nhiên liệu, phân bón và chất bổ trợ thiết yếu cho nông nghiệp đã tạo nên khủng hoảng lương thực".
Chương trình lương thực thế giới có kế hoạch thực hiện một đợt khảo sát khác trong tháng 7 và 8 để ghi nhận đầy đủ hơn về khủng hoảng lương thực ở Triều Tiên.
Khảo sát do Chương trình lương thực thế giới và Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc phối hợp thực hiện. Đây là một trong số ít các cơ quan viện trợ tiếp cận với Triều Tiên.
HỒNG VÂN
Thanked by 2 Members:
|
|
#120
Gửi vào 04/05/2019 - 10:09
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Tiên Tri Chính Xác Đến Kinh Ngạc Của Kỳ Nhân Tướng Số Việt Nam Cụ Ngô Hùng Diễn | Ngẫm Media |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | FM_daubac |
|
||
Dự đoán phối hợp nhiều môn huyền học cho chính trị & kinh tế thế giới |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
||
Bầu cử 2024: Võ đài chính trị giữa công lý và các giá trị cao quý |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
|
|
dùng trí tuệ nhân tạo để xem và tổng hợp ngắn gọn tử vi cho chính mình |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Elohim |
|
||
14 chính tinh |
Tử Vi | Elohim |
|
|
|
Bộ trưởng tài chính Vương Đình Huệnghiên cứu tử vi |
Tử Vi | rrr |
|
3 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |