Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
V.E.DAY, on 30/11/2016 - 15:12, said:
Thân gửi Maphuong, và VDTĐ,
Xin phép chủ top cho phép tui dài dòng cảm xúc một chút xíu, tự dưng đọc xong loạt bài của Maphuong xong sao thấy một cái gì đó ào ạt dâng trong lòng.
Chúng ta khi đến với môn huyền học này ai cũng đều xuất phát vì một nhân duyên nào đó khiến mỗi cá nhân đều thắc mắc về số phận và tương lai của mình.
Thế nhưng cuộc đời không như là mình muốn. Nhớ lại thủa ban đầu khi Ô.Trần hoàng Quân có ý định tập hợp các vị đại thụ về TV soạn tài liệu để dự tính sẽ đưa vào giảng dậy ở đại học tư nhân có tên Đại Học Minh Đức. Nhưng rồi, thời cuộc khiến việc không thành. Và rồi chuyện cơm áo gạo tiền đã bào mòn sức lực của những người muốn tiếp tục công việc dở dang. Thôi thì, sự đời không như là mơ. Cố tình trồng hoa, hoa chẳng thấy. Vô tình tiếp liễu, liễu xanh tươi. Đọc loạt bài viết của Maphuong tôi thấy thật là vui vì vẫn còn có ngọn lửa vẫn âm thầm cháy.
Bây giờ thì phương tiện vật chất đầy đủ hơn xưa rất nhiều. Chân thành cầu chúc Maphuong vẫn duy trì được nhiệt tâm nghiên cứu.
Thân mến.
T.B. Lão VDTĐ à, tui giờ không còn khả năng tính toán các phép tính được nữa rùi.
Cảm ơn anh V.E.DAY đã có lời, maphuong đến với mấy môn này cũng là duyên, bắt đầu từ 2 chữ "âm lịch" là khơi nguồn của mọi thứ liên quan đến huyền học.
Tạp san khoa học xã hội, Paris, số đặc biệt số 9 tháng 2 năm 1982: "LỊCH VÀ LỊCH VIỆT NAM", đây được gọi là quyển cẩm nang của giới nghiên cứu lịch vn thời bấy giờ cho đến tận hôm nay.
Ví như trong quyển "Sách lịch văn hoá tổng hợp 1988" có bài viết "Một vài công thức tính đổi giữa Dương lịch và lịch theo hệ đếm Can Chi" của ông Lê Thành Lân, bài viết này có ghi nguồn tham khảo chính là Hoàng Xuân Hãn, "LỊCH VÀ LỊCH VIỆT NAM". Và hầu hết các bài viết của ông Lân đều có ghi nguồn tham khảo từ Hoàng Xuân Hãn, "LỊCH VÀ LỊCH VIỆT NAM".,....
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Đinh Văn Tân, on 01/12/2016 - 09:01, said:
Người gặp được GS Hoàng xuân Hãn (Hoàng có g), phải là sinh ít nhứt trước năm 1926 (năm nay là 90 tuổi) . Ông làm Bộ trưởng Giáo Dục năm 1945 thời Chính phủ Trần trọng Kim . Tôi vào Trường Quốc Hộc Huế năm 1944 thì năm sau đã theo Chương trình Giáo Dục của Ông Hoàng Xuan Hãn. Năm 1952 Ông đã ở luôn bên Pháp . Mất năm 1996 cách đây 20 năm . Quyển Lịch và Lịch Việt Nam của GS Hoàng xuân Hãn xuất bản ở Pháp năm 1982 chỉ có 144 trang (khổ 14x25cm), sao mà trong tài lieu của Ông Hồ Ngọc Đức có dẫn đến số 9 tram mấy ?
Chào bác Tân,
Anh Đức tham khảo quyển tổng hợp về ông Hoàng Xuân Hãn tập 1 trong bộ 3 tập, xuất bản 1998 do NXB Giáo dục.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn - Mục Lục Tập 1 - CON NGƯỜI VÀ TRƯỚC TÁC
File này là mục lục:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Trọn bộ này, hiện nay rất hiếm vì xuất bản đã lâu và không có tái bản. 3 cuốn này dày cộm, trong đó cuốn 1 được xem là hiếm nhất vì nó chứa đựng toàn bộ trước tác của ông.
Và đương nhiên là có toàn bộ bài viết "LỊCH VÀ LỊCH VIỆT NAM".
May mắn là maphuong có được bộ sách này.
@MikeDo
Quyển sách MikeDo đưa lên đã nằm trong danh mục tài liệu tham khảo của anh Đức, công trình âm lịch này cũng tham khảo chính từ cuốn đó và mã nguồn sách đó đã thực hiện chuyển đổi 29 loại lịch, tiếc là không có lịch Việt, chỉ có Chinese, có thể vì lý do đó càng thôi thúc cần phải có riêng cho lịch Việt
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Những version đầu tiên đều dựa trên quyển sách đó, sau này tách hẳn ra phương pháp mới cho version hiện hành 4.x