"Truyện Kiều" - Tản mạn, Hán Văn...
phuctinh
12/11/2016
Chủ đề mở ra cho những người yêu thích Truyện Kiều. Vừa là tản mạn tức bày tỏ sự cảm nhận, cảm xúc của mình. Vừa là để học hỏi, từ những bài học được rút ra trong truyện, học chữ Hán qua các câu chữ, học thêm những điều liên quan đến huyền học cái mà có thể được ghi nhận từ truyện, ví dụ như Dịch lý ... Rất mong được các bác chỉ bảo và viết bài xây dựng chủ đề.
Xin cảm ơn!
Xin được bắt đầu từ đầu và lần lượt đi hết truyện. Bài viết sử dụng bản Hán Nôm do ông Đàm Quang Hưng sưu tầm, ông Tăng Hữu Ứng chép tay và ông Nguyễn Huy Hùng đánh máy.
Hai câu mở đầu:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ TÀI chữ MỆNH khéo là ghét nhau
Đáng chú ý nhất là chữ "TÀI" và "MỆNH". Ngay từ những câu mở đầu, cụ Nguyễn Du (ND) đã nhắc đến hai chữ Tài Mệnh. Vậy thế nào là Tài, thế nào là Mệnh? Tài và Mệnh có mối liên hệ như thế nào?
"Tài": một nửa của chữ Mộc, giống như mầm cây hay cây còn nhỏ ý chỉ sự sự tiềm năng hay năng lực còn tiềm ẩn. Định nghĩa Mệnh xin được trích dẫn theo nguồn từ internet:
"Vậy Số Mệnh là gì ?
Định nghĩa :
Số trong phạm vi này có nghĩa là:
Một sự xác định trạng thái, hoàn cảnh nào đó trong một giai đoạn diễn biến của thời gian và không gian.
Mệnh (mạng) trong phạm vi này có 2 nghĩa là:
– Thứ nhất là chuỗi nối dài.
– Thứ hai là bản thân của con người được đề cập tới.
Số Mệnh: Là sự xác định trạng thái hoàn cảnh trong một giai đoạn diễn ra ở thời điểm nào đó của bản thân con người được đề cập tới.
Thí dụ:
– Lúc mới sinh ra ta được xác định là nam hay là nữ, ở châu Á hay châu Âu, con nhà giàu hay nghèo, thân xác khỏe mạnh hay bịnh tật, thông minh hay ngớ ngẩn?…………..
– Lúc trung niên ta được làm vai gì trong xã hội như: chủ, tớ, giàu nghèo, hạnh phúc đau khổ…….
Mà cuộc đời con người chúng ta là một chuỗi nối dài của nhiều giai đoạn được xác định như trên, nên một con người có rất nhiều số, gọi là vô số Số.
Thí dụ: Ai cũng phải có giai đoạn(số) làm người, làm con, làm chủ, làm tớ, làm người dân, làm người có tiền, làm người không có tiền, làm chủ nợ, làm con nợ, làm người đi xin, làm người bố thí, làm ác làm thiện……….
Lưu ý: làm chủ một công ty, hay làm chủ bản thân cũng là chủ, làm tớ cho một người hay làm tớ đồng tiền cũng là tớ………"
Trăm năm là một đời người. Cụ ND kể câu chuyện về cuộc đời của người xưa, của người ta. Chữ Tài ><Mệnh khéo là ghét nhau, phải chăng được Tài thì hỏng Mệnh, mà được Mệnh thì hỏng Tài!
Nếu được mong các bác có thể giúp phân tích chiết tự của các chữ trong hai câu trên?
Sửa bởi phuctinh: 12/11/2016 - 23:12
Xin cảm ơn!
Xin được bắt đầu từ đầu và lần lượt đi hết truyện. Bài viết sử dụng bản Hán Nôm do ông Đàm Quang Hưng sưu tầm, ông Tăng Hữu Ứng chép tay và ông Nguyễn Huy Hùng đánh máy.
Hai câu mở đầu:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ TÀI chữ MỆNH khéo là ghét nhau
Đáng chú ý nhất là chữ "TÀI" và "MỆNH". Ngay từ những câu mở đầu, cụ Nguyễn Du (ND) đã nhắc đến hai chữ Tài Mệnh. Vậy thế nào là Tài, thế nào là Mệnh? Tài và Mệnh có mối liên hệ như thế nào?
"Tài": một nửa của chữ Mộc, giống như mầm cây hay cây còn nhỏ ý chỉ sự sự tiềm năng hay năng lực còn tiềm ẩn. Định nghĩa Mệnh xin được trích dẫn theo nguồn từ internet:
"Vậy Số Mệnh là gì ?
Định nghĩa :
Số trong phạm vi này có nghĩa là:
Một sự xác định trạng thái, hoàn cảnh nào đó trong một giai đoạn diễn biến của thời gian và không gian.
Mệnh (mạng) trong phạm vi này có 2 nghĩa là:
– Thứ nhất là chuỗi nối dài.
– Thứ hai là bản thân của con người được đề cập tới.
Số Mệnh: Là sự xác định trạng thái hoàn cảnh trong một giai đoạn diễn ra ở thời điểm nào đó của bản thân con người được đề cập tới.
Thí dụ:
– Lúc mới sinh ra ta được xác định là nam hay là nữ, ở châu Á hay châu Âu, con nhà giàu hay nghèo, thân xác khỏe mạnh hay bịnh tật, thông minh hay ngớ ngẩn?…………..
– Lúc trung niên ta được làm vai gì trong xã hội như: chủ, tớ, giàu nghèo, hạnh phúc đau khổ…….
Mà cuộc đời con người chúng ta là một chuỗi nối dài của nhiều giai đoạn được xác định như trên, nên một con người có rất nhiều số, gọi là vô số Số.
Thí dụ: Ai cũng phải có giai đoạn(số) làm người, làm con, làm chủ, làm tớ, làm người dân, làm người có tiền, làm người không có tiền, làm chủ nợ, làm con nợ, làm người đi xin, làm người bố thí, làm ác làm thiện……….
Lưu ý: làm chủ một công ty, hay làm chủ bản thân cũng là chủ, làm tớ cho một người hay làm tớ đồng tiền cũng là tớ………"
Trăm năm là một đời người. Cụ ND kể câu chuyện về cuộc đời của người xưa, của người ta. Chữ Tài ><Mệnh khéo là ghét nhau, phải chăng được Tài thì hỏng Mệnh, mà được Mệnh thì hỏng Tài!
Nếu được mong các bác có thể giúp phân tích chiết tự của các chữ trong hai câu trên?
Sửa bởi phuctinh: 12/11/2016 - 23:12
Vô Danh Thiên Địa
13/11/2016
Định nghĩa chữ Mệnh như trên thì giải thích "Mệnh Trời" như thế nào ?
Ý nghĩa của Mệnh thì cụ Nguyễn Du đã cho biết ở đoạn cuối truyện :
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai,
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Lời quê chắp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh.
PS: Vào viết bài cho vui vài trống canh chứ không dám chỉ bảo đâu nhen .
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 13/11/2016 - 09:22
Ý nghĩa của Mệnh thì cụ Nguyễn Du đã cho biết ở đoạn cuối truyện :
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai,
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Lời quê chắp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh.
PS: Vào viết bài cho vui vài trống canh chứ không dám chỉ bảo đâu nhen .
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 13/11/2016 - 09:22
Vô Danh Thiên Địa
13/11/2016
Thiều Chửu :
命 mệnh (8n)
1 : Sai khiến.
2 : Truyền mệnh. Truyền bảo sự lớn gọi là mệnh 命, truyền bảo sự nhỏ gọi là lệnh 令. Lời của chức Tổng-thống tuyên cáo cho quốc dân biết gọi là mệnh lệnh 命令.
3 : Nhời vua ban thưởng tước lộc gì gọi là cáo mệnh 告命.
4 : Mệnh trời. Phàm những sự cùng, thông, được, hỏng, hình như có cái gì chủ trương, sức người không sao làm được, gọi là mệnh.
5 : Mạng. Được chết lành gọi là khảo chung mệnh 考終命, không được chết lành gọi là tử ư phi mệnh 死於非命.
chữ Truyện
亼 là cái miệng đảo ngược, 口 là chữ khẩu : ý là lời từ trên truyền xuống . 卩 tượng hình người đang quì gối ( nghe lệnh truyền) .
命 mệnh (8n)
1 : Sai khiến.
2 : Truyền mệnh. Truyền bảo sự lớn gọi là mệnh 命, truyền bảo sự nhỏ gọi là lệnh 令. Lời của chức Tổng-thống tuyên cáo cho quốc dân biết gọi là mệnh lệnh 命令.
3 : Nhời vua ban thưởng tước lộc gì gọi là cáo mệnh 告命.
4 : Mệnh trời. Phàm những sự cùng, thông, được, hỏng, hình như có cái gì chủ trương, sức người không sao làm được, gọi là mệnh.
5 : Mạng. Được chết lành gọi là khảo chung mệnh 考終命, không được chết lành gọi là tử ư phi mệnh 死於非命.
chữ Truyện
亼 là cái miệng đảo ngược, 口 là chữ khẩu : ý là lời từ trên truyền xuống . 卩 tượng hình người đang quì gối ( nghe lệnh truyền) .
Vô Danh Thiên Địa
13/11/2016
Xin lổi viết lộn là chữ Triện không phải truyện (tui già thật rùi hihi)
Vô Danh Thiên Địa
13/11/2016
才 tài giống như cây chưa đủ rễ của chữ 木 Mộc
Ý nói cây non mới đâm rể cũng như tài năng bẩm sinh cần thời gian phát triển .
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
災 tai (7n) hay 灾 tai (7n)
火 là lửa
Chữ tai ghép của chữ sông nước và lửa ý nói tai nạn .
Dịch thì Khôn trên Hoả dưới là Địa Hoả Minh Di là tai nạn tổn thương.
Hay Thuỷ Hoả Ký Tế là thành (quả) của nhân Càn Khôn Địa Thiên Thái .
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 13/11/2016 - 14:05
Ý nói cây non mới đâm rể cũng như tài năng bẩm sinh cần thời gian phát triển .
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
災 tai (7n) hay 灾 tai (7n)
- 1 : Cháy nhà.
- 2 : Tai vạ, những sự trời đất biến lạ, những sự không may đều gọi là tai cả.
火 là lửa
Chữ tai ghép của chữ sông nước và lửa ý nói tai nạn .
Dịch thì Khôn trên Hoả dưới là Địa Hoả Minh Di là tai nạn tổn thương.
Hay Thuỷ Hoả Ký Tế là thành (quả) của nhân Càn Khôn Địa Thiên Thái .
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 13/11/2016 - 14:05
phuctinh
13/11/2016
Cảm ơn bác VDTĐ! Bác viết khá chi tiết và dễ hiểu.
Nhân nói đến chữ "Tài" . Ngoài ý nghĩa là khả năng tiềm ẩn, cần có thời gian rèn rũa, chữ Tài còn một ý nghĩa khác khi nói đến "Tam Tài" tức "Thiên Địa Nhân". Vậy có phải cứ là con người thì được coi là một trong tam tài hay không? Nếu không thì cần thêm yếu tố gì, con người mới được coi là 1 trong tam tài?
Nhân nói đến chữ "Tài" . Ngoài ý nghĩa là khả năng tiềm ẩn, cần có thời gian rèn rũa, chữ Tài còn một ý nghĩa khác khi nói đến "Tam Tài" tức "Thiên Địa Nhân". Vậy có phải cứ là con người thì được coi là một trong tam tài hay không? Nếu không thì cần thêm yếu tố gì, con người mới được coi là 1 trong tam tài?
Vô Danh Thiên Địa
13/11/2016
Câu hỏi rất sâu sắc . Cụ Nguyễn Du cũng đã viết rõ yếu tố đó :
"Một vầng trăng khuyết ba sao giữa trời" là chữ 心 tâm
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
(Tớí giơ`phải đi làm việc cơ bắp rồi ) .
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 13/11/2016 - 23:11
"Một vầng trăng khuyết ba sao giữa trời" là chữ 心 tâm
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
(Tớí giơ`phải đi làm việc cơ bắp rồi ) .
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 13/11/2016 - 23:11
phuctinh
14/11/2016
Vâng, là chữ Tâm.
Cây cối nhờ được vun trồng từ trong lòng đất mà sinh ra; nhờ có môi trường và ánh dương quang mà phát triển. Vạn vật tuần hoàn rồi cũng trở về với đất mẹ. Cho nên trời đất có ân dưỡng thương sinh, nuôi nấng và bao dung. Vậy con người lấy gì mà sánh ngang với trời đất để là 1 trong tam tài?
Thiên - trời, ứng quẻ Càn. Địa - đất, ứng quẻ Khôn. Trong "đại tượng truyện": "Trời dịch chuyển mạnh mẽ, người quân tử tự cường phấn đấu vươn lên không ngưng nghỉ. Khôn mang trọng trách của đất, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật."
Người mà rèn trí, rèn đức, mang lại lợi ích cho con người, làm cho XH tốt đẹp hơn ... ấy là 1 trong tam tài!
Cháu cũng dành time học chữ (mấy chữ trong 2 câu trên đã). Sang tuần thêm đoạn mới, cháu lại mời bác cho thêm đôi lời ạ.
Cây cối nhờ được vun trồng từ trong lòng đất mà sinh ra; nhờ có môi trường và ánh dương quang mà phát triển. Vạn vật tuần hoàn rồi cũng trở về với đất mẹ. Cho nên trời đất có ân dưỡng thương sinh, nuôi nấng và bao dung. Vậy con người lấy gì mà sánh ngang với trời đất để là 1 trong tam tài?
Thiên - trời, ứng quẻ Càn. Địa - đất, ứng quẻ Khôn. Trong "đại tượng truyện": "Trời dịch chuyển mạnh mẽ, người quân tử tự cường phấn đấu vươn lên không ngưng nghỉ. Khôn mang trọng trách của đất, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật."
Người mà rèn trí, rèn đức, mang lại lợi ích cho con người, làm cho XH tốt đẹp hơn ... ấy là 1 trong tam tài!
Vô Danh Thiên Địa, on 13/11/2016 - 23:10, said:
(Tớí giơ`phải đi làm việc cơ bắp rồi ) .
Vô Danh Thiên Địa
15/11/2016
Tam Tài cùng hiện hữu ngang hàng ở đây là bình đẳng tính, nó không có ý nghĩa cao thấp . Nhân Tâm vớí Địa Tâm và Thiên Tâm là Một đó là bình đẳng tính. Khi con người xa rời Đạo Tâm thìThiên Tâm, Địa Tâm và Nhân Tâm phân chia tạo nên Tam Tài của vạn duyên vạn tượng . "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài." cũng có nghĩa ba Tài là Một Tâm .
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 15/11/2016 - 01:30
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 15/11/2016 - 01:30
Vô Danh Thiên Địa
15/11/2016
Chữ Tài cũng có nghĩa những gì hưủ dụng. Con nguời, vạn vật, vạn sự đều có cái hưủ dụng của chính mình/vật/sự nên tài Nhân không nhất thiết là giới hạn dùng cho con người mà nó bao gồm tất cã vạn vật vạn sự .
phuctinh
24/11/2016
Chữ Phương , trong phong thủy dùng chỉ một vùng, một khu vực so với một điểm nào đó, có nghĩa hoàn toàn khác so với "Hướng" .
Trong các câu trên số bốn và hai viết lạ quá. Bác VDTĐ có thể chỉ giúp cháu cách viết của các số này với ạ?
Có thể dùng các sao nào trong Tử Vi làm tượng để diễn tả vẻ đẹp của chị em nhà Thúy Kiều?
Vô Danh Thiên Địa
25/11/2016
Chữ Bốn ở trên là tiếng Nôm mượn âm Bổn của chữ Hán , chữ Bổn 本 là gốc rễ (gồm dấu ngang - và cây 木 ý là gốc rễ đan nối vớí nhau) và tôi đoán chữ tứ 四 viết tháo ở trên chữ bổn
: phát âm là bốn và nghĩa là tứ tức bốn của chữ Việt .
Chữ hai phần đầu viết bớt nét của chữ Hai nguyên thuỷ và ghép phần sau với chữ nhị cổ 二 .
: phát âm là bốn và nghĩa là tứ tức bốn của chữ Việt .
Chữ hai phần đầu viết bớt nét của chữ Hai nguyên thuỷ và ghép phần sau với chữ nhị cổ 二 .
MasterTea
26/11/2016
Bé Trà bít:
Lấy hình tượng Tâm Đoan và Như Quỳnh cho 2 chị em Thúy Vân và Thúy Kiều là hạp nhất
Tâm Đoan xem trang trọng khác vời
Khuôn mặt mập, tròn, mi cốt nở nang (béo phì)
Hoa cười, ngọc thốt Đoan trang
tóc như mây, da trắng như tuyết
Như Quỳnh thì càng sắc xảo mặn mà
So bề tài sắc là hơn hẳn, từ MC, trò chiện khán giả, kể truyện cười, cua trai, đóng kịch là hơn hẳn Tâm Đoan
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Có 1 lần bé Trà nằm mơ, có 1 ông lão coi bói nói là Thúy Kiều mệnh Nhật Nguyệt gặp triệt có hóa kị, ông Lão coi bói nói Hóa Kị giống như viên ngọc, triệt là cái gương, phân tách nhật nguyệt cho nó chiếu qua chiếu lại rùi dội xuống viên ngọc trở thành 7 sắc cầu vồng, nên người con gái được cách này thường rất đẹp, nhưng do bị vướng hóa kị nên mới hình thành cái cách đẹp mà tới nỗi Hoa Ghen Liễu Hờn (tài liệu chỉ có giá trị tham khảo vì là giấc mơ)
Ông còn nói là do triệt ở Mệnh nên Kiều đang sống yên lành thì tai họa đến thình lình, tựa như cái kéo, cái dao rạch nát mặt Kiều làm cho Kiều phải gia biến và lưu lạc.
Lấy hình tượng Tâm Đoan và Như Quỳnh cho 2 chị em Thúy Vân và Thúy Kiều là hạp nhất
Tâm Đoan xem trang trọng khác vời
Khuôn mặt mập, tròn, mi cốt nở nang (béo phì)
Hoa cười, ngọc thốt Đoan trang
tóc như mây, da trắng như tuyết
Như Quỳnh thì càng sắc xảo mặn mà
So bề tài sắc là hơn hẳn, từ MC, trò chiện khán giả, kể truyện cười, cua trai, đóng kịch là hơn hẳn Tâm Đoan
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Có 1 lần bé Trà nằm mơ, có 1 ông lão coi bói nói là Thúy Kiều mệnh Nhật Nguyệt gặp triệt có hóa kị, ông Lão coi bói nói Hóa Kị giống như viên ngọc, triệt là cái gương, phân tách nhật nguyệt cho nó chiếu qua chiếu lại rùi dội xuống viên ngọc trở thành 7 sắc cầu vồng, nên người con gái được cách này thường rất đẹp, nhưng do bị vướng hóa kị nên mới hình thành cái cách đẹp mà tới nỗi Hoa Ghen Liễu Hờn (tài liệu chỉ có giá trị tham khảo vì là giấc mơ)
Ông còn nói là do triệt ở Mệnh nên Kiều đang sống yên lành thì tai họa đến thình lình, tựa như cái kéo, cái dao rạch nát mặt Kiều làm cho Kiều phải gia biến và lưu lạc.
Vô Danh Thiên Địa
26/11/2016
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Thúy Kiều là chị : Mai cốt cách,
Em là Thúy Vân.: Tuyết tinh thần,
"Vân xem trang trọng khác vời
Khuân trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da ."
Tướng Vân là tướng phú và quí cách.
"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn .
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh .
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một ,tài đành hoạ hai ."
Tướng Kiều là tướng giang hồ dậy sóng của tuyệt sắc giai nhân nhưng về sau thì đi tu vì "Mai cốt cách" .
PS: Lão V úi ùi, vào vịnh Tử Vi Vân Kiều
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 26/11/2016 - 13:40
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Thúy Kiều là chị : Mai cốt cách,
Em là Thúy Vân.: Tuyết tinh thần,
"Vân xem trang trọng khác vời
Khuân trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da ."
Tướng Vân là tướng phú và quí cách.
"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn .
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh .
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một ,tài đành hoạ hai ."
Tướng Kiều là tướng giang hồ dậy sóng của tuyệt sắc giai nhân nhưng về sau thì đi tu vì "Mai cốt cách" .
PS: Lão V úi ùi, vào vịnh Tử Vi Vân Kiều
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 26/11/2016 - 13:40