Jump to content

Advertisements




BÍ MẬT CỦA PHÉP THUẬT


29 replies to this topic

#1 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 19/09/2016 - 08:07

Chú viết : " Bạch khí hõn độn quán ngã hành , Vũ bộ tương thôi nhập đăng minh , thiên hồi địa chuyển bộ thất tinh , nhiếp Canh , lữ Đẩu tề cửu tinh , á chỉ phục yêu chúng tà kinh , chúng tai tiêu diệt ngã trường sinh , ngã đắc trường sinh , ngã đắc trường sinh "
Chí tâm kiền thành bộ tinh Đẩu , tất tức niệm hậu chú : " Lục giáp cửu chương , Thiên viên Địa phương , tứ thời ngũ hành , thanh xích bạch hoàng , Thái ất vi sư , nhật nguyệt vi quang , vũ bộ chi đạo , Si vưu tị binh , Thanh Long phù cốc , Bạch Hổ phục hành , Huỳnh Hoặc tiền dẫn , bích bất tường triệu , Bắc Đẩu chu phạt , khứ giáng hung ương , ngũ thần tòng ngã , chu du bát phương , đương ngã giả tử , tật ngã giả vong , tả xã hữu tắc , khấu đạo phục tàng , hành giả hữu hỷ , lư giả hữu phúc , vận thần hộ ngã , vĩnh trừ đạo tặc , cấp cấp như luật lệnh "
Trên đây là CHÚ BỘ ĐẨU CẦU BÌNH AN một trong những phép thuật của ĐẠO GIA .
PHÉP THUẬT . Không rõ khởi nguồn từ bao giờ , nhưng theo quan điểm của ĐẠO GIA , nó xuất hiện từ thờ HOÀNG ĐẾ HIÊN VIÊN gắn với truyền thuyết về trận đánh với Sy Vưu .
Ở Việt Nam ta , các giai thoại về BÙA PHÉP cũng rất nhiều . Từ những truyền thuyết về sự hiển linh của Sơn Tinh trừ yêu diệt quái , đến việc Cao Biền dùng thuật trấn yểm lịnh khí của dân , hay việc thái sư NGUYỄN VĂN THỊNH BIẾN THÀNH HỔ trên hồ , rồi việc nhà sư TỪ ĐẠO HẠNH LÀM PHÉP được ghi trong LĨNH NAM TRÍCH QUÁI ... Cho đến ngày nay , khi khoa học phát triển mạnh mẽ , nhưng bí mật về sức mạnh của PHÙ CHÚ , BÙA NGẢI vẫn còn .

Thanked by 1 Member:

#2 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 21/09/2016 - 08:18

* SỨC MẠNH CỦA PHÙ CHÚ

PHÉP THUẬT luôn bắt đầu bởi PHÙ CHÚ :
- Phù là một vẬT LINH . Thông thường PHÙ theo nghĩa nguyên gốc LÀ MỘT VẬT ĐỂ LÀM TIN được sử dụng trong quân sự thời cổ . Trong PHÁP THUẬT phù thông thường là LÁ BÙA , HÒN ĐÁ , KHÚC XƯNG , SỪNG CỦA MỘT LOÀI VẬT LINH THIÊNG (theo cách nói của người trao linh phù ) , ....
- CHÚ là lời cần phải học thuộc lòng theo phiên âm gọi là NIỆM CHÚ .
- muốn phép thuật được thực hiện phải kết hợp PHÙ CHÚ VỚI NHAU .

BÍ MẬT NẰM Ở PHÙ HAY CHÚ ?
Trong đoạn trích CHÚ BỘ ĐẨU CẦU BÌNH AN ở trên có 2 đoạn CHÚ . Nội dung như sau :
- Đoạn 1 : Sự vận động của Vũ trụ được mô phỏng theo bước đi của của chính ta , bắt đầu bước vào ĐĂNG MINH ( khí đầu tiên của năm ) , quan sát sự vận động từng bước của Sao Đẩu biết được sự vận động của Đất Trời , sự vận động của Sao đẩu lấy Canh làm chuẩn , dùng nó mà giết yêu trừ tai , ta sẽ được trường sinh .
- Đoạn 2 : Sáu khí thay nhau ảnh hưởng trong chín cung . Trời tròn , đất vuông , 4 mùa , 5 hành ,các đường : xanh , vàng , đỏ , trắng , lấy sao Thái Ất mà xem xét , sự sáng mờ của mặt trời , mặt trăng lấy Vũ Bộ mà biết , làm được vậy thì Si Vưu phải dẫn binh đi trốn , Rồng xanh phải chui vào hang , Hổ trắng phải nằm im ,....

Ở dây mình lấy nghĩa mà dịch cho nên không đúng với chữ .
Có thể thấy như sau :
- Thực chất của đoạn này hoàn toàn giảng giải về cách quan sát sự vận động của trời đất với tư cách là quy luật cơ bản nhất của vũ trụ . Sự vận động đó có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người .
- Nó cũng chỉ ra cánh con người có thể sử dụng để nắm bắt các quy luật này và cách vận dụng nó .
- Tư tưởng của 2 bài chú này đều có khẳng định giống nhau . Đó là biết lợi dụng các quy luật của trời đất sẽ cho ta sức mạnh nghê gớm mà chúng tà đều phải sợ kể cả Si Vưu , Hổ trắng , Rồng xanh , .... và ta được trường sinh .

Điều này là hoàn toàn hợp lí vì từ PHÙ CHÚ đều do các bậc cao nhân của ĐẠO GIA tạo nên . Họ làm điều đó trong quá trình truyền giáo của mình . CHO NÊN NGƯỜI HIỂU THÌ BIẾT RẰNG TỰ NHIÊN CÓ SỨC MẠNH VÔ SONG , VẬY NÓ RẤT LINH NGHIỆM .NHỮNG KẺ TIN VÀO SỨC MẠNH SIÊU NHIÊN MÀ KHÔNG HIỂU THÌ ĐEM NIỆM CẢ NGÀY CẢ ĐÊM ĐỂ CHỜ NGÀY LINH NGHIỆM . RỒI ĐẾN KHI CHẾT CŨNG KHÔNG BIẾT SỨC MẠNH CỦA NÓ NẰM Ở ĐÂU. KẺ KHÔNG HIỂU KHÔNG TIN THÌ BẢO LÀ MÊ TÍN ....

#3 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 21/09/2016 - 09:47

Nếu tinh thần đạt tới mức độ chuyên nhất - phép thuật sẽ hiển lộ:
-----------
Đây là những vật xưa kia đã được ngôi Một: Trời được Một mà trong, Đất được Một mà yêu, Thần được Một mà linh, Hang được Một mà đầy, Muôn vật được Một mà sống, Hầu vương được Một mà trị thiên hạ. Đều là đã đến được chỗ Một mà nên cả. Nếu trời không trong sẽ vỡ, Đất không yên sẽ lở, Thần không linh sẽ tán, Hang không đầy sẽ cạn, Vạn vật không sống sẽ dứt, Hầu vương không trị thiên hạ sẽ mất.
-----------

Sự chuyên nhất đó bên phật giáo gọi là "định" - phép (pháp) thuật chia ra 2 chữ: pháp và thuật. Thuật có chi tiết rõ ràng nhưng Pháp thì trừu tượng hơn. Pháp thuật thành thì gọi là "linh", không thành thì gọi là "bất linh", nói về linh tức nói về thần. Luyện pháp thuật chính là luyện thần, tới chỗ chuyên nhất sẽ linh.

Thanked by 3 Members:

#4 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 21/09/2016 - 12:18

Quan niệm Tam Tài về con người.
Đạo Lão quan niệm con người có 3 phần chính: Đó là: TINH, KHÍ, THẦN.
Có khi TINH, KHÍ, THẦN còn được gọi bằng danh từ khác là: THÂN, TÂM, Ý.
Đạo Lão gọi THÂN, TÂM, Ý là TAM THỂ hay TAM BẢO.
Tiên Học Từ Điển nơi câu THÂN, TÂM, Ý TAM THỂ viết: Tinh thì sinh ở Thân, Khí thì tàng ở Tim, Thần thì ẩn trong Ý.
Thân mà bất động thời TINH hoá.
Tâm mà bất động thời KHÍ hoá.
Ý mà bất động thời THẦN hoá.

Ba món báu mật của Đạo Giáo là TINH – KHÍ – THẦN ; Ba món vật quí giá của Phật Giáo Hiển Tông là PHẬT – PHÁP – TĂNG ; Ba món vật quí báu của Phật Giáo Mật Tông là KHÍ – MẠCH – MINH ĐIỂM .
Mật Tông chú trọng sự luyện tập của cá nhân về Ý và KHÍ ; Từ sự luyện tập ĐIỂM trở thành KHÍ , và từ KHÍ chuyển vận KINH MẠCH , từ đó sinh ra NỘI HỎA ( lửa bên trong ) , từ nội hỏa sản sinh ra QUANG MINH ( sự chiếu sáng ) , từ quang minh hòa nhập vào biển VŨ TRỤ QUANG , đạt đến cảnh giới của PHẬT QUẢ , đó là sự liên hệ quan trọng , giữa ĐẠI THỦ ẤN và KINH MẠCH
.
KINH MẠCH là gì ? người xưa có nói : Kinh mạch giả , hành khí huyết , thông âm dương . Trong cơ thể của con người , kinh mạch là những con đường , để khí huyết lưu thông đi nuôi cơ thể .
Sự tu luyện của Đạo gia phái Côn Luân , chú trọng đến phương pháp Thông Tam Tiêu – là Thượng Tiêu , từ̉ hoành cách mô trở lên , trung tiêu là từ hoành cách mô xuống đến bụng , hạ tiêu là từ bụng xuống đến chân .
Kinh mạch được chia ra làm 12 đường kinh mạch là : 1.- Thủ thái dương phế kinh . 2.- Thủ âm minh đại trường kinh . 3.- Túc âm minh vị kinh. 4.- Túc thái dương tỳ kinh.5.- Thủ thiếu dương tâm kinh.6.- Thủ thái âm tiểu trường kinh .7.- Túc thái âm bàng quang kinh.. 8.- Túc thiếu dương thận kinh . 9.- Thủ khuyết dương tâm bào kinh.10.- Thủ thiếu âm tam tiêu kinh.11.-Túc thiếu âm đảm kinh.12.- Túc khuyết dương can kinh.
Kỳ kinh bát mạch gồm có : 1.- Nhâm mạch . 2.- Đốc mạch . 3.- Xung mạch.4.- Đới mạch.5.- Dương duy mạch.6.- Âm duy mạch.7.- Dương kiểu mạch.8.- Âm kiểu mạch .
Sự tu luyện cuả Đạo gia , vận khí trong 12 kinh mạch , gọi là sự vận hành khí trong Đại Châu Thiên , còn sự vận hành khhí trong kỳ kinh bát mạch gọi là Tiểu Châu thiên .
Phương pháp Đại Thủ Ấn của Mật Tông , không phân chia phức tạp như Đạo gia .
Mật tông đem những Tùng Thần kinh , Chủ yếu là Kinh Mạch chia ra làm 7 trung tâm , phân chia như sau : 1.- Đỉnh đầu .2.- Giữa chân mày.3.- Ở cổ.4.- Ở giữa ngực ngang tim.5.- Ở bụng.6.- Sinh thực khí . 7.-Ở xương cùng.
Đem nội hỏa gọi là châm lửa , đem mạch phân làm Tả mạch – Hữu mạch và Trung mạch . Do đó, 7 trung tâm và 3 mạch cuả Mật Tông và 12 kinh cùng Bát mạch của Đạo giáo , đại thể căn bản là giống nhau.
Đại Thủ Ấn nói về vận hành khí huyết , thông kinh mạch , nước cam lồ thấm nhuần tạng phủ , thấm nhuần gân cốt, điều hòa Thủy,Hỏa , Phong , Thổ . Những tác dụng trên , đều giống cách luyện tập của Đạo gia trung Hoa .
Phương pháp thông quan của Mật tông là đầu tiên đả thông kinh mạch , sau đó hội tụ lửa thành một điểm , sau đó châm lửa đốt thành ánh sáng ; phương pháp nầy giống như phương pháp của Đạo gia là : luyện Tinh hóa Khí , luyện khí hóa Thần , luyện Thần hoàn Hư , Luyện Hư hoàn Đạo .
Ba điểm bí mật của Mật Tông Đại Thủ Ấn là : 1 .- Quán tưởng . 2.- Thất chi thiền tọa.3.- Chú Âm tức là thu nạp hít thở và niệm chú .
Tam quán của Đại thủ Ấn là : Không quán – Giả quán và Trung quán .
Không quán là quán tưởng vạn pháp tự thể là không có ; Giả quán là vạn pháp do duyên sanh hư tướng , sanh sanh diệt diệt . Trung quán là vạn pháp không thiệt , không giả , trung đạo , tức là áp dụng vạn pháp cho đúng lúc đúng thời , đúng Thời và Vị theo như tinh hoa cuả Kinh Dịch vậy .
Tập luyện Tam quán cuả Đại Thủ Ấn , có thể giúp Hành giả phá vở Ba điều mê hoặc , chứng đắc Tam trí và thành tựu Tam Đức , cuối cùng vĩnh viễn thoát được Ma đạo.
Ngoài ra còn có sự quán tưởng huyệt Đan điền là Nội quán , còn Ngoại quán , Hành giả có thể nhìn chân dung , Pháp tướng uy nghiêm , hình ảnh vị Thầy của mình , làm đối tượng để quán tưởng ; Hành giả nhìn vài giữa chân dung , ngay chân mày cuả Thầy mình một cách mảnh liệt và tưởng tượng từ đó phóng ra , một luồng ánh sáng trắng , phóng đến giữa chân mày của mình. Đây là phương pháp tập trung tinh thần , đem tạp niệm biến thành nhất niệm , tập như thế một thời gian , hành giả có thể tiến đến ,tập nội quán , quán tưởng tại đan điền . Khi hành giả tập trung chú ý đến huyệt Đan điền , thì ánh sáng sẽ hiện ra . Ngoại quán , quán tưởng lấy chân dung uy nghiêm vị Thầy của mình làm đối tượng để quán tưởng ; còn Nội quán , quán tưởng của Đạo gia, thì đầu tiên quán tưởng huyệt đan điền , sau đến huyệt mạng môn , thứ ba quán tưởng huyệt Dủng Tuyền ở chân , thứ tư huyệt Bách hội , sau đó quán huyệt Mi tâm , giữa chân mày .
Còn nguyên tắc Đại Thủ Ấn của Mật Tông , đầu tiên quán tưởng Đan điền , sau đó đến trung tâm ở bụng , đến trung tâm tim , thứ tư ở cổ , thứ năm mi tâm và chót hết đến đỉnh đầu .
Trong lúc quán tưởng , không được căng thẳng thần kinh , hay chú ý quá sức , mà cần phải thư thả tự nhiên , không gấp rút ....
Về phương pháp quán tưởng để làm phát sinh luồng nhiệt năng nội hỏa , thì hoàn toàn nhờ vào sự hít thở và tưởng tượng ; khi hít không khí vào, thì tưởng tượng màu trắng , khi đến đơn điền biến thành màu đỏ , khi thở không khí ra , không khí biến thành màu đen . Việc tưởng tượng màu sắc có ý nghĩa như sau : Tưởng tượng ánh sáng trắng là biểu hiện cuả sự hấp thụ thanh tịnh quang minh ; màu đỏ là sự phát sinh nội hỏa ; màu đen là sự phế thải ra khí dơ và nghiệp chướng, hoặc có thể thay màu đen thành màu lam hay xanh cũng được .
Phương pháp quán tưởng nội hỏa :
Đầu tiên tưởng tượng một điểm tròn màu đỏ , tại huyệt đan điền , cách dưới rốn 4 ngón tay , huyệt nầy là điểm giao thoa của Tam mạch , tả hữu và trung mạch ; Điểm đỏ nầy được tưởng tượng như một đốm lửa nóng như than hồng trong lò , đỏ rực tỏa ra hơi nóng , sau đó hít một hơi dài , vận khí đi vào hai mạch tả hữu , để đi đến huyệt đan điền , thổi cho điểm lửa ở đây , mổi lúc càng nóng hơn ; khi thở ra hành giả tưởng tượng , thở ra không khí màu đen , hít thở như vậy , một vòng gọi là một tức ; cứ 10 tức thì cục lửa hóa ra to lớn hơn và thăng lên một trung tâm lực cao hơn ,tức từ đan điền đi lên trung tâm tim , cổ, mi tâm .....Hít vào đếm 6 nhịp , ngưng 2 , thở ra 6 , ngưng 2 là xong một chu kỳ .
Khi tập lên cao , Thủ Ấn , Thân Ấn có thể biến thành quán tưởng ; Chú ngữ biến thành Thu Nạp hít thở ; và hít thở có thể hóa thành khí để quán tưởng ; đó là sự hợp nhất của Tam Quán .

#5 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 22/09/2016 - 01:35

Rất hân hạnh được 2 vị góp ý .

- Tôi nhận ra rằng VNC , tôi thích VNC của TẢN MẠN VỀ HOÀNG CỰC KINH THẾ hơn ông VNC này . Bởi ông VNC kia luôn viết với tư duy phê phán , khoa học . Đọc những bài viết của ông ấy người ta thấy HUYỀN HỌC LÀ HỌC THUYẾT VỀ NHỮNG ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA CUỘC SỐNG . Còn với ông VNC này thì viết theo kiểu HUYỀN HỌC LÀ HỌC THUYẾT KHÔNG THỂ HIỂU ĐƯỢC trừ đoạn viết về định nghĩa PHÁP VÀ THUẬT .
Nói vậy thôi , cái chính là ở chỗ tôi ngu muội. Có người cùng trao đổi là hạnh phúc rồi .
- Nói như TS68 thì GIỚI HẠN CỦA PHÉP THUẬT QUÁ NHỎ BÉ VÀ SỨC MẠNH CỦA NÓ KHÔNG VÔ HẠN NHƯ TRONG CÁC LỜI CHÚ .

- Tôi hoàn toàn đồng nhất với quan điểm của VNC , khi khẳng định PHÉP LÀ PHÁP . Nhưng PHÁP trong trường hợp này ( không nói trong PHẬT GIÁO ) không nên hiểu là khái niệm trừu tượng mà nên hiểu là NGUYÊN LÝ - QUY TẮC - QUY LUẬT và mang tính khách quan . Tôi cho rằng giá trị thực của PHÙ CHÚ ( trong vd tôi nêu ra)nằm ở nội dung của CHÚ vì nội dung của nó nói về PHÁP -tức là các quy luật vận động khách quan của tự nhiên . Sự vận động đó hàm chứa sức mạnh vô biên . Con ngưòi có biết lợi dụng cái sức mạnh vô biên đó để làm lợi cho mình hay không phụ thuộc vào THUẬT . Lợi dụng được nó để làm lợi cho mình , cho người , cho thiên hạ được gọi là LINH . Không ứng dụng được sức mạnh ấy là KHÔNG LINH . Vậy muốn LINH trước hết phải biết PHÁP sau phải có THUẬT vậy .
Vài lời trao đổi .

Thanked by 2 Members:

#6 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 22/09/2016 - 06:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BanChatDichHoc, on 22/09/2016 - 01:35, said:

Rất hân hạnh được 2 vị góp ý .

- Tôi nhận ra rằng VNC , tôi thích VNC của TẢN MẠN VỀ HOÀNG CỰC KINH THẾ hơn ông VNC này . Bởi ông VNC kia luôn viết với tư duy phê phán , khoa học . Đọc những bài viết của ông ấy người ta thấy HUYỀN HỌC LÀ HỌC THUYẾT VỀ NHỮNG ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA CUỘC SỐNG . Còn với ông VNC này thì viết theo kiểu HUYỀN HỌC LÀ HỌC THUYẾT KHÔNG THỂ HIỂU ĐƯỢC trừ đoạn viết về định nghĩa PHÁP VÀ THUẬT .

- Nói như TS68 thì GIỚI HẠN CỦA PHÉP THUẬT QUÁ NHỎ BÉ VÀ SỨC MẠNH CỦA NÓ KHÔNG VÔ HẠN NHƯ TRONG CÁC LỜI CHÚ .

Sự vận động đó hàm chứa sức mạnh vô biên . Con ngưòi có biết lợi dụng cái sức mạnh vô biên đó để làm lợi cho mình hay không phụ thuộc vào THUẬT . Lợi dụng được nó để làm lợi cho mình , cho người , cho thiên hạ được gọi là LINH . Không ứng dụng được sức mạnh ấy là KHÔNG LINH . Vậy muốn LINH trước hết phải biết PHÁP sau phải có THUẬT vậy .
Vài lời trao đổi .

1.Lăng Nghiêm là vua trong các loại thần chú, nói đến Thần Chú Pháp Thuật cuối cùng ko thể ko nói đến chú này, sự diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm là ko thể nghĩ, ko thể bàn. chúng ta ko thể đem cái Tri kiến nhỏ bé của con người để hiểu được chú đó.

2.Có cầu tất có linh, càng linh càng cầu, càng cầu thì Chú, Thuật càng có Đất phát tác, càng dễ khuấy động đến Lục ĐỘ (6 cõi) luân hồi.

3.Nếu chúng ta không tự làm trong sạch con người mình, suy nghĩ của mình, chúng ta sẽ bị tác động của thế giới này mà không hề hay biết.

4.Mỗi một con người có một nghiệp riêng. Mỗi một cõi giới cũng có nghiệp báo riêng. Một khi đã chuyển sang cõi giới khác thì nên để cho chúng sinh sống ở thế giới nào nằm yên ở thế giới đó. Trừ những trường hợp cần thiết còn chúng ta không nên khuấy động làm thay đổi quy luật nhân quả.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi phapkhong: 22/09/2016 - 06:13


#7 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 22/09/2016 - 08:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BanChatDichHoc, on 22/09/2016 - 01:35, said:

HUYỀN HỌC LÀ HỌC THUYẾT KHÔNG THỂ HIỂU ĐƯỢC trừ đoạn viết về định nghĩa PHÁP VÀ THUẬT .

Để tôi tự hỏi rồi tự trả lời thử xem:

1. PHÁP LÀ GÌ VÀ THUẬT LÀ GÌ
Nói rộng ra (theo Vi diệu pháp) thì pháp là tất cả, tất cả là pháp, nói theo chiết tự thì pháp là "phép tắc quy củ", là "quy luật". Thuật là chi tiết, đường lối nào đó để thi triển pháp đó.

2. AI LUYỆN PHÁP (VÀ LUYỆN ĐỂ LÀM GÌ)
Nói đến pháp, tức là phải có một "chủ thể" biết nhận thức về pháp đó, nói rõ ra là có một "cái tôi" đang nhận thức về pháp. Cái tôi đó hiển lộ ra do có "thần" (ngã linh). Vậy khi cái tôi đó thực thi thuật để hành pháp thì gọi là tu luyện pháp thuật. Đây là trả lời cho câu hỏi "ai luyện pháp".

Có "cái tôi" (ngã, chủ nội) sẽ có "kẻ khác" (tha, bên ngoài), sẽ có cái gọi là "của tôi" (ngã sở) và cái gọi là "của kẻ khác", do đó phát sinh các quan hệ gọi là tốt, xấu, đúng, sai... Người hành pháp do có mong muốn nên "hành pháp" (thực thi pháp), bị lôi cuốn cho nên "pháp hành" (pháp được thực hiện)..

Thanked by 1 Member:

#8 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 22/09/2016 - 08:37

Nói đếp pháp, thuật thì sẽ phải nói tới "pháp giới" - theo tôi hiểu thì "giới" ở đây nghĩa là giới hạn. Do pháp là quy củ, cho nên nó được lập thành bởi một "pháp giới" nào đó, nói khác đi nghĩa là "pháp" sẽ có giới hạn, nghĩa là sẽ tuân theo các nguyên lý thành thịnh suy hủy. Khi đã có "pháp giới" thì sẽ xuất sinh pháp tắc.

Ví dụ cụ thể: giả như nói về phong thủy, trên một mảnh đất khi chưa có ai sinh sống thì không phát sinh họa phúc (bởi không có đối tượng thụ nhận, tương tác). Khi có người lập kiến trúc trên mảnh đất đó lập tức phát sinh một giới hạn (pháp giới) trên đó xảy ra các tương tác, do đó nói đến họa phúc...

Thanked by 1 Member:

#9 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 22/09/2016 - 16:56

VNC nói : "Trời được một mà trong , Đất được một mà yêu ,...". Xin hỏi một ở đây là gì ?
PK nói : " Lăng Nghiêm là vua của các loại thần chú ....sự diệu dụng của chú Lăng Nghiêm ...." Xin hỏi lăng nghiêm là tên người tạo ra CHÚ hay tên của một chú . Nếu là tên của Chú xin nêu ra để tiện trao đổi .

Nếu được nhờ 2 bác cho biết cái hay dở của đoạn chú sau :
" Thử thủy phi phàm thủy
Nhất điểm tại nghiêm trung
Vân vũ tu tẩn chí
Bệnh giả thôn chi
Bách quỷ tiêu trừ
Tà quỷ phấn đoái
Cấp cấp như luật lệnh"
Đây là CHÚ SẮC THỦY , cóp nguyên văn trong bÙA CHÚ GIẢNG GIỚI .
Cảm ơn quý vị!

#10 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 22/09/2016 - 17:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BanChatDichHoc, on 22/09/2016 - 16:56, said:

VNC nói : "Trời được một mà trong , Đất được một mà yêu ,...". Xin hỏi một ở đây là gì ?
Cảm ơn quý vị!

Theo Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, thì 1 ở đây là đạo:
  • Trời đắc đạo cho nên cao xanh
  • Đất đắc đạo cho nên vững chắc
  • Thần đắc đạo cho nên linh
  • Hang đắc đạo cho nên đầy
  • Vạn vật đắc đạo cho nên sống
  • Hầu vương đắc đạo cho nên trị thiên hạ
Vạn vật, người phải sống đúng thiên đạo thì trường tồn [thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả tử].

#11 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 22/09/2016 - 18:19

Hán văn:

有 物 混 成, 先 天 地 生. 寂 兮, 寥 兮, 獨 立 而 不 改. 周 行 而 不 殆. 可 以 為 天 下 母. 吾 不 知 其 名; 字 之 曰 道, 強 為 之 名 曰 大. 大 曰 逝. 逝 曰 遠. 遠 曰 反. 故 道 大, 天 大, 地 大, 王 亦 大. 域 中 有 四 大, 而 王 居 其 一 焉. 人 法 地, 地 法 天, 天 法 道, 道 法 自 然.


Phiên âm:

1. Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề, liêu hề, độc lập nhi bất cải. Chu hành nhi bất đãi. Khả dĩ vi thiên hạ mẫu.

2. Ngô bất tri kỳ danh; tự chi viết Đạo, cưỡng vi chi danh viết Đại. Đại viết thệ. Thệ viết viễn. Viễn viết phản.

3. Cố Đạo đại, thiên đại, địa đại, vương diệc đại. Vực trung hữu tứ đại, nhi vương cư kỳ nhất yên. Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên.


Dịch xuôi:

1. Có một vật hỗn độn mà nên, sinh trước trời đất; yên lặng, trống không; đứng một mình mà chẳng thay; đi khắp nơi mà không mỏi. Có thể làm mẹ thiên hạ.

2. Ta không biết tên, đặt tên chữ đó là Đạo. Gượng gọi tên đó là Lớn. Lớn là đi, đi là xa; xa là trở lại.

3. Cho nên Đạo lớn, Trời lớn, Đất lớn. Người cũng lớn. Trong đời có bốn thứ lớn, mà Người là một. Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời; Trời bắt chước Đạo; Đạo bắt chước tự nhiên.



Thanked by 1 Member:

#12 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 23/09/2016 - 17:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 22/09/2016 - 17:37, said:

Theo Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, thì 1 ở đây là đạo:
  • Trời đắc đạo cho nên cao xanh
  • Đất đắc đạo cho nên vững chắc
  • Thần đắc đạo cho nên linh
  • Hang đắc đạo cho nên đầy
  • Vạn vật đắc đạo cho nên sống
  • Hầu vương đắc đạo cho nên trị thiên hạ
Vạn vật, người phải sống đúng thiên đạo thì trường tồn [thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả tử].
Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vân hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là đạo. Đạo mà diễn tả được thì đó không còn là đạo bất biến nữa, tên mà gọi ra được thì đó không còn là tên bất biến nữa.
(Ta gọi tiếng "trâu" để chỉ con trâu là do quy ước từ xưa đến nay, tiếng "trâu" không phải là tên bất biến. Nếu từ xưa ta quy ước gọi tiếng "bò" để chỉ con trâu thì ta sẽ gọi con trâu là "bò". Đạo thì không như vậy. Đạo bất biến nên ta không thể diễn tả rõ ràng được, chỉ có thể dùng trực giác để hiểu).

Đạo trời không tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật tự chuyển động, bình thản vô tâm mà khéo sắp đặt mọi việc. Đạo trời không thiên vị ai, luôn giúp đỡ cho người lương thiện. Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt (Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất).<câu của Bao Công!>

Không tên là gốc trời đất, có tên là mẹ vạn vật. Đạo trời ví như cánh cửa khép mở, vạn vật từ đó đi ra rồi lại trở về đó. Đạo có tính chất trừu tượng, nó không có hình thù cụ thể, không thể nắm rõ, không sáng ở nơi rực rỡ, không mờ ở nơi tối tăm và cũng không có tiếng động. Đạo vĩnh viễn không có tên gọi. Vạn vật chuyển động theo một vòng tròn khép kín. Tất cả bắt đầu từ "có", có lại bắt đầu từ "không". Lời nói hợp đạo nghe như ngược đời.
Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa, mưu trí xuất hiện rồi mới có trá ngụy, gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu thảo, nước nhà rối loạn rồi mới có tôi trung. Đạo ức chế vật cao, nâng đỡ vật thấp. Đạo trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt. Đạo người thì lấy của người nghèo mà thêm cho người giàu, đây chính là nguồn gốc của sự hỗn loạn. Người khôn ngoan chỉ muốn một điều là không muốn gì cả.

Trời có đạo mà xanh, đất có đạo mà yên, thần có đạo mà linh, biển nhờ có đạo mà đầy, vạn vật có đạo mà thành, đế vương có đạo mà được thiên hạ.
Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mĩ thì không chân thật. Người thiện thì không mắc lỗi nên không cần phải biện bạch, người nào phải biện bạch cho mình là người "không thiện". Người biết thì không nói, người nói là người không biết [tri bất ngôn, ngôn bất tri].

Thanked by 2 Members:

#13 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 24/09/2016 - 08:27

Cảm ơn VNC đưa ra khái niệm PHÁP GIỚI thật đúng lúc . TS68 Giải thích rất rõ quan điểm về ĐẠO ( Một) của cổ nhân . Đặc biệt là giải thích mối quan hệ giữa thế giới thật và tên gọi mà con người đặt ra cho nó .( Cứ như đang học triết học , các bác nhỉ ...hi hi)
Để tập chung làm rõ giá trị của PHÉP THUẬT xin tóm tắt lại , để tiện đưa ra quan điểm riêng
- PHÉP = PHÁP . Là khái niệm được sử dụng để chỉ CÁC QUY LUẬT VẬN ĐỘNG MANG TÍNH KHÁCH QUAN KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO MONG MUỐN CỦA CON NGƯỜI . Tuy nhiên , PHÁP CÓ LỚN CÓ NHỎ , trong đó ĐẠO PHÁP LÀ LỚN NHẤT ,KẾ ĐẾN THIÊN PHÁP , KẾ ĐẾN ĐỊA PHÁP , KẾ ĐẾN NHÂN PHÁP . Giữa các pháp có mối quan hệ mật thiết . Nhân pháp theo địa , địa pháp theo thiên , thiên pháp theo đạo .
- THUẬT . là một quy trình vận dụng sức mạnh của PHÁP . Nó cũng mang tính quy tắc , chuẩn mực , cái nào làm trước , cái nào làm sau . Tức là cũng mang tính quy luật . Nhưng khác với Pháp ở chỗ ; PHÁP LÀ QUY LUẬT KHÁCH QUAN , THUẬT LÀ CÁC QUY TẮC DO CON NGƯỜI SÁNG TẠO RA MANG TÍNH CHỦ QUAN . CHO NÊN PHÁP KHÔNG CÓ CAO THẤP MÀ CHỈ CÓ THUẬT PHÂN BIỆT CAO THẤP .
- PHÁP GIỚI . Là phạm vi , giới hạn của các quy luật mà con người đang xem xét , đang vận dụng . Cho nên mới chia ra Nhân pháp , địa pháp , thiên pháp , đạo pháp .

Tôi không có cùng quan điểm với TS68 ở chỗ phải hiểu ĐẠO bằng trực giác . Vd :
" Thiên địa huyền tông , vạn khí căn bản . Quỷ ta ức kiếp . Chứng ngô thần thông . Tam giới nội ngoại . Duy đạo độc tôn . Thể hữu kim quang , phúc ánh ngô thân . Thị chi bất kiến , thính chi bất văn ,bao la thiên địa dưỡng dục quần sinh , tụng trì vận biến , thân hữu quang minh , tam giới thị vệ , ngũ đế tứ hành , vạn thần triều lễ ...."
Chép nguyên văn CHÚ KIM QUANG trong PHÙ CHÚ GIẢNG GIỚI .
Đoạn này cũng nói về đạo . Tôi không thấy chỗ nào nói phải hiểu đạo bằng trực giác cả .

#14 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 24/09/2016 - 10:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BanChatDichHoc, on 24/09/2016 - 08:27, said:

Cảm ơn VNC đưa ra khái niệm PHÁP GIỚI thật đúng lúc . TS68 Giải thích rất rõ quan điểm về ĐẠO ( Một) của cổ nhân . Đặc biệt là giải thích mối quan hệ giữa thế giới thật và tên gọi mà con người đặt ra cho nó .( Cứ như đang học triết học , các bác nhỉ ...hi hi)
Để tập chung làm rõ giá trị của PHÉP THUẬT xin tóm tắt lại , để tiện đưa ra quan điểm riêng
- PHÉP = PHÁP . Là khái niệm được sử dụng để chỉ CÁC QUY LUẬT VẬN ĐỘNG MANG TÍNH KHÁCH QUAN KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO MONG MUỐN CỦA CON NGƯỜI . Tuy nhiên , PHÁP CÓ LỚN CÓ NHỎ , trong đó ĐẠO PHÁP LÀ LỚN NHẤT ,KẾ ĐẾN THIÊN PHÁP , KẾ ĐẾN ĐỊA PHÁP , KẾ ĐẾN NHÂN PHÁP . Giữa các pháp có mối quan hệ mật thiết . Nhân pháp theo địa , địa pháp theo thiên , thiên pháp theo đạo .
- THUẬT . là một quy trình vận dụng sức mạnh của PHÁP . Nó cũng mang tính quy tắc , chuẩn mực , cái nào làm trước , cái nào làm sau . Tức là cũng mang tính quy luật . Nhưng khác với Pháp ở chỗ ; PHÁP LÀ QUY LUẬT KHÁCH QUAN , THUẬT LÀ CÁC QUY TẮC DO CON NGƯỜI SÁNG TẠO RA MANG TÍNH CHỦ QUAN . CHO NÊN PHÁP KHÔNG CÓ CAO THẤP MÀ CHỈ CÓ THUẬT PHÂN BIỆT CAO THẤP .
- PHÁP GIỚI . Là phạm vi , giới hạn của các quy luật mà con người đang xem xét , đang vận dụng . Cho nên mới chia ra Nhân pháp , địa pháp , thiên pháp , đạo pháp .

Tôi không có cùng quan điểm với TS68 ở chỗ phải hiểu ĐẠO bằng trực giác . Vd :
" Thiên địa huyền tông , vạn khí căn bản . Quỷ ta ức kiếp . Chứng ngô thần thông . Tam giới nội ngoại . Duy đạo độc tôn . Thể hữu kim quang , phúc ánh ngô thân . Thị chi bất kiến , thính chi bất văn ,bao la thiên địa dưỡng dục quần sinh , tụng trì vận biến , thân hữu quang minh , tam giới thị vệ , ngũ đế tứ hành , vạn thần triều lễ ...."
Chép nguyên văn CHÚ KIM QUANG trong PHÙ CHÚ GIẢNG GIỚI .
Đoạn này cũng nói về đạo . Tôi không thấy chỗ nào nói phải hiểu đạo bằng trực giác cả .
"Học Dịch là học về Trời". (Phù học Dịch, học Thiên dã) và nói : "Đạo sinh Trời,Trời sinh Đất, Đất sinh vạn vật. Thái Cực chỉ là một âm một dương". (Đạo sinh Thiên, Thiên sinh Địa, Địa sinh vạn vật. Thái Cực nhất âm nhất dương dã). Lại nói "Vạn vật qui về Đất, Đất qui về Trời, Trời qui về Đạo, âm dương chỉ là Thái Cực" (Vạn vật qui Địa, Địa qui Thiên, Tiên qui Đạo, âm dương nhất Thái Cực dã) (THIỆU UNG, SĐĐ, quyển VII thượng, trang 23).
Theo quan niệm của Thiệu Tử thì Đạo Dịch tức Đạo sinh thành. "Sinh là tính của trời, thành là hình của đất. Sinh mà thành, thành mà sinh. Đó là Đạo Dịch". (Sinh dã, tính Thiên dã, thành dã, hình địa dã. Sinh nhi thành, thành nhi sinh. Dịch chi Đạo dã) (THIỆU UNG, SĐĐ, trang 23). Theo Trần Thuần trong "Bắc Khê ngữ lục" thì "Đạo vốn lưu hành trong khoảng Trời Đất, không nơi nào là không có, không vật nào là không có". Trời do Đạo mà sinh, Đất do Đạo mà thành. Trời, Đất, người, vật tuy khác nhau, nhưng đối với Đạo thì chung một mà thôi.
Phần Thoán truyện (quẻ Hằng) trong Kinh Dịch có câu "Cái Đạo của Trời Đất trường cửu, chẳng bao giờ hết" (Thiên Địa chi Đạo hằng, cửu nhi bất dĩ dã). Trình Y Xuyên thêm : "Trời nếu chuyên về một mặt thì gọi là Đạo, nếu phân ra mà nói : về hình thể là Trời, về chủ tể gọi là Đế, về công dụng gọi là Quỉ, về diệu dụng gọi là Thần, về tính thì gọi là Càn". (Thiên chuyên ngôn chi tắc Đạo dã, phân nhi ngôn chi dĩ hình thể vị chi Thiên, dĩ chủ tể vị chi Đế, dĩ công dụng vị chi Quỉ, dĩ diệu dụng vị chi Thần, dĩ tính vị chi Càn) (LÝ QUÁ, Tây Khê Dịch thuyết, quyển I, quẻ Càn)


#15 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 24/09/2016 - 11:26


Tinh Khí Thần


1. Nguyên thần vốn là địa khí được người ta hấp thụ khi sinh ra và mới lớn lên thông qua huyệt dũng tuyền, về sau thì huyện này đóng lại lên con người mới có tinh thần mạnh yếu khác nhau, người thì chí khí quật cường,ăn to nói lớn, người lại nhu mì, mỗi người mỗi khác, nguyên thần chỉ có tác dụng trên mặt tinh thần mà thôi, không có tác dụng trên phương diên sức khoẻ dưỡng sinh nhiều, đôi khi nó cũng chữa được vài bệnh thuộc ngoại cảm hoặc do tà ma gây ra, nguyên thần bao bọc bên ngoài cơ thể, tùy theo mỗi người dày mỏng khác nhau, có người nó bao quanh cách xa tới nửa mét, có người chỉ vài phân, nó chính là năng lượng sinh học theo môn nhân điện hoặc cảm xạ học, các môn khí công dạy hành khí dùng tư tưởng dẫn theo nhâm đốc mạch thực ra là dẫn thần chứ không phải khí, thần có thể xâm nhập vào kinh mạch nhưng hoàn toàn không có tác dụng gì cả, truyền năng lượng chữa bệnh kỳ thực là truyền thần mà thôi, tác dụng chữa bệnh của môn nhân điện không rõ ràng, khi thì hiệu quả khi thì không là vì họ truyền thần chứ không phải khí.


2. Nguyên khí vốn là thiên khí hấp thu từ trời thông qua khiếu huyền quan ở trên đầu, người ta hấp thu nó khi mới sinh ra, về sau khiếu này cũng tự đóng lại, các môn khí công ngày nay theo tôi nhận xét đều không có tác dụng hấp nguyên khí này, đầu lưỡi để lên hàm trên là một điều kiện cần nhưng chưa đủ để hấp thu được nó, nguyên khí này một khi được hấp thu rồi thì sẽ thấy đầu lưỡi sinh ra nước miếng, vì khí vốn tàng trong dịch, phép ngọc dịch luyện hình theo tính mệnh khuê chỉ là chỉ cách hấp thu nguyên khí này, ai hấp thu được nó thì có thể trường sinh,nó có thể làm tóc bạc trỡ lại đen, răng rụng mọc lại được, đây thực sự là khí được nói trong khí công và đông y,nó chu lưu theo kinh mạch, chữa khỏi mọi bệnh tật, khi dịch sinh ra đầy miệng thì nuốt xuống nên nguyên khí chứa tại huyệt đan điền, khí này có thể theo tinh sinh dục mà tiết thoát ra ngoài, kinh tiên có câu: chân nhân luyện tinh thành khí, phàm nhân hoá khí làm tinh là như vậy
3. Nguyên tinh là cái sinh ra khi nguyên thần và nguyên khí giao hội, tức là khi thiên khí và địa khí giao hội trong thân thể thì sinh ra nguyên tinh, thần và khí tuy có thể hấp thu nhưng thuộc về trời và đất, con người chỉ vay mượn mà thôi, duy nguyên tinh này thuộc về con ngừơi, có nó thì làm tiên phật, không có nó thì trôi theo luân hồi, đây không phải tinh sinh dục.
Thơ: Dương tinh xuất hiện
Thần tiên hiện hành
Thơ: Trước muợn kiền không làm cái đỉnh
Sau đem ô thố ( thần khí ) làm nồi lò
Đã xua nhị vật quy huỳnh đạo
Không lẽ kim đan ( nguyên tinh ) chẳng phát sinh ?


Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |