Nội thất
Người H'Mông
24/08/2016
Vợ chồng người Mỹ chỉ định sống tạm một thời gian nhưng dần thấy hài lòng và không muốn thay đổi dù đã có thêm 2 con nhỏ.
Chị Macy Miller làm kiến trúc sư, sống ở bang Idaho (Mỹ). Chị đã tự thiết kế và cùng chồng làm một căn nhà di động cách đây 3 năm.
Lúc đầu, hai vợ chồng chỉ định ở đây 2 năm. Khi những đứa con lần lượt chào đời, gia đình vẫn cảm thấy thoải mái sau khi tiến hành một số thay đổi nhỏ.
So với mức chi phí ở Mỹ, số tiền để xây nhà (11.400 USD) là khá rẻ.
Không chỉ vậy, ngôi nhà nhỏ giúp cho hai người dễ dàng thu dọn, không tốn tiền mua nội thất, vật dụng vì nhà quá nhỏ để chứa thêm đồ.
Không gian hẹp nhưng nhà đảm bảo đầy đủ tiện nghi như hệ thống sưởi lắp đặt dưới sàn nhà. Lối đi quá hẹp nên chủ nhà sử dụng cửa trượt.
Giường được nâng cao để có chỗ bố trí hệ thống tủ đồ lớn. Bức vách ngăn giường với bên ngoài là nơi treo ảnh gia đình, tivi.
Giường tầng bố mẹ chuẩn bị cho các con.
Do hai vợ chồng tự làm nhà trong thời gian rảnh nên mất tới 18 tháng, tổ ấm mới hoàn thành.
Lam Huyền
Ảnh: Today
Nguồn:
Người H'Mông
30/09/2016
Với diện tích chỉ 17,3m2 (chiều dài 7,2m, chiều rộng 2,4m), căn nhà của một cặp vợ chồng trẻ dưới đây đã khiến người xem phải trầm trồ thán phục bởi sự gọn gàng, tiện nghi mà không kém phần sang trọng.
Từng góc nhỏ của ngôi nhà đều cho thấy sự gọn gàng ngăn nắp của chủ nhà. Nhà tuy nhỏ nhưng không hề bị rối mắt mà ngược lại không gian thoáng rộng, tràn ngập ánh sáng tự nhiên.
Cùng dạo một vòng ngắm không gian sống lý tưởng của cặp vợ chồng trẻ.
Căn nhà nhỏ nổi bật với rất nhiều ô cửa kính đón ánh sáng.
Ngay lối vào nhà là phòng khách thoáng rộng và tràn ngập ánh sáng. Nơi đây khi cần có thể dùng làm nơi ngả lưng êm ái và thoáng mát cho chủ nhà.
Từng góc nhỏ trong nhà điều được gia chủ tận dụng một cách triệt để. Bên dưới tấm đệm nơi phòng khách là những ngăn kéo lưu trữ những đồ dùng nhỏ của gia đình.
Không gian bên trên cũng được tận dụng làm gác xép cất những đồ dùng lớn hơn.
Nhờ có cách bố trí thông minh nên chủ nhà có cả một không gian rộng, đẹp để tiếp khách.
Tiếp nối với phòng khách là góc làm việc của chủ nhà và khu vực bếp ăn thoáng sáng và ngăn nắp.
Không cần tốn nhiều diện tích, không gian làm việc được thiết kế đơn giản với chiếc bàn nhỏ cùng tông màu với bàn bếp và ghế ngồi. Ngay bên cạnh là giá để sách và không gian đọc sách tuyệt vời với chiếc ghế bành.
Với việc tận dụng hệ thống cửa sổ bằng kính xuyên suốt khiến mọi ngóc ngách trong ngôi nhà đều tràn ngập ánh sáng tự nhiên.
Góc bếp tuy nhỏ nhưng có thừa tủ chứa đồ cho khu vực này. Phía trên máy hút mùi được tận dụng làm tủ đựng các hộp da vị. Bên dưới là cả một hệ thống tủ kệ thỏa mãn nhu cầu lưu trữ các vật dụng nhà bếp.
Phía đối diện với bồn rửa là những dãy tủ kệ để những thực phẩm khô. Kệ cửa sổ cũng được tận dụng làm nơi úp cốc chén sau khi rửa.
Cạnh bếp nấu là khu vực vệ sinh kín đáo.
Không gian trong nhà vệ sinh được bố trí gọn gàng bằng việc tận dụng những kệ để đồ và móc treo sau cánh cửa.
Khu vực nghỉ ngơi của chủ nhà là một gác xép nhỏ nằm trên khu vực bếp nấu và nhà vệ sinh.
Lối dẫn lên gác xép là một cầu thang gỗ kết hợp tủ đựng đồ.
Không kê giường như những phòng ngủ thông thường vì hạn chế về diện tích, phòng ngủ của cặp vợ chồng trẻ đơn giản chỉ trải đệm và phủ ga.
Mặc dù nằm trên gác xép nhưng nơi nghỉ ngơi rất thoáng sáng và tràn ngập ánh nắng.
Toàn bộ khu vực sàn nhà và trần nhà đều được ốp gỗ vừa sạch lại vừa tạo không gian ấm cúng cho gia đình.
Không gian tuy nhỏ bé nhưng hai vợ chồng cùng con nhỏ sống rất ổn và vô cùng hạnh phúc.
Xuân Thắng
Theo Trí thức trẻ/Diyhousebuilding
Người H'Mông
02/10/2016
Vô Danh Thiên Địa, on 30/09/2016 - 12:34, said:
Xe của bác:
2013 Prevost Luxury Motorhome for Sale at Motor Home Specialist - 1.92 Million Dollar RV
Nói đến dollar thì người H'Mông không hiểu, người H'Mông quen ở nhà trình tường, học cái nội thất phương tây xem có đưa được vào nhà trình tường không:
Nhà trình tường ở Hà Giang lên báo nước ngoài
Các công đoạn từ nện đất trình tường đến khi trở thành căn nhà sinh hoạt cộng đồng hoàn chỉnh được ghi lại và đăng tải trên tạp chí kiến trúc Archdaily.
Tọa lạc tại Nặm Đăm, Quản Bạ, Hà Giang, đây là ngôi nhà được xây dựng để tổ chức sinh hoạt cộng đồng và homestay cho khách du lịch nghỉ lại. Theo Archdaily, ngôi nhà hai tầng này mang tính biểu tượng của làng, thể hiện sự đổi mới nhưng vẫn giữ được bản sắc địa phương.
Ngôi nhà được chia thành các không gian cho hội họp, hoạt động cộng đồng với một bảo tàng nhỏ và 5 phòng ngủ.
Hành lang, khoảng trống và mái nhà được thiết kế như cánh chim nhạn - loài chim biểu tượng cho sự may mắn, làm không gian bên trong đủ ánh sáng tự nhiên.
Theo Archdaily, ngôi nhà này được xây dựng với sự hỗ trợ của các kiến trúc sư và tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ. Đây là cơ hội để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân địa phương và phát triển du lịch trong khi vẫn giữ được bản sắc.
Quá trình xây dựng ngôi nhà cũng được tạp chí kiến trúc Mỹ đăng tải chi tiết với kỹ thuật hiện đại kết hợp truyền thống, trong đó tối đa hóa vật liệu địa phương (trình tường và gỗ).
Các bức tường đất được trình dày 80 cm trên nền đá.
Phương pháp xây dựng này có thể chống xói mòn, vừa mát vào mùa hè vừa ấm vào mùa đông.
Bên trong nhà được phủ một lớp hỗn hợp gồm đất và các chất phụ gia để tránh nứt và giữ bề mặt tường sạch.
Tầng 2 sử dụng khung cấu trúc là sự kết hợp của các tấm gỗ và dầm, cột bằng bê tông cốt thép. Do hệ thống vì kèo được làm từ gỗ tự nhiên nên công trình rất thân thiện với môi trường.
Ngôi nhà nằm trong vùng đất có địa thế đẹp, trên đỉnh núi, xung quanh là rừng nguyên sinh và ruộng bậc thang trông như tranh vẽ. Nơi đây còn được biết với nhiều văn hóa đặc sắc như trang phục truyền thống, các lễ hội, thổ cẩm, tắm thảo dược. Tuy nhiên, cơ sở vật chất và điều kiện sống còn gặp nhiều khó khăn.
Vy An
phapkhong
02/10/2016
Sách địa lý có câu "Liêm trinh tác tổ, Tham lang hành long", có lẽ chỉ ở vùng núi cao như Tây bắc mới có chăng???
Vô Danh Thiên Địa
02/10/2016
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 02/10/2016 - 03:25
Người H'Mông
06/11/2016
Vô Danh Thiên Địa, on 02/10/2016 - 03:21, said:
Câu hỏi của bác làm cho người H'Mông mất hơn một tháng tìm hiểu, người H'Mông không phải là nhà dân tộc học, không phải là kiến trúc sư... nên tìm kiếm câu trả lời hơi bị vất vả.
Vô tình người H'Mông tìm thấy bài viết trên bằng tiếng Trung, người H'Mông không biết tiếng Trung nhưng dùng google dịch và tra từ điển thì thấy trình tường 程牆 có lẽ đúng như bác nói: trình tường là tường đúc khuôn đất sét. Trình 程 là khuôn phép, tường 牆 là tường.
=========================
=========================
Bài báo trên dịch sang tiếng Trung:
独特的程墙土屋
(越共电子报)程墙土屋是越南北部山区河江省蒙族颇具特色的传统土屋。这座坐落在河江管薄(Quản Bạ)南丹(Nặm Đăm)乡的程墙土屋由瑞士建筑师和非政府组织协助建设,旨在为当地人民提供一个社区文化活动举办场所,提高人民精神生活质量和发展当地旅游业。
这座两层的程墙土屋是河江省乡村的象征性建筑,体现当地新面貌的同时,仍保留着其地方特色。
美国《建筑日记》杂志(Archdaily)最近生动介绍了这座程墙土屋的自破土兴建至完工成为蒙族社区文化活动举办场所的整个过程。
这座程墙土屋拥有一座小型博物 馆和5间卧室,明确划分了举行社区文化活动的空间
程墙土屋的建设技术是现代技术与传统技术的巧妙结合,建筑材料主要使用当地建材
程墙土屋的走廊、空地和屋顶被设计得像一只燕鸥的翅膀,使屋里拥有足够自然光线
程墙土屋土墙厚80厘米,地板由石头铺成
这种建设结构的房子既有较强的抗灾能力,又起到夏凉冬暖的作用
屋里覆盖着一层由土和其他添加剂组成的混合物,避免土墙开裂
二层建筑又是混凝土与木材的结合。屋梁用的全部都是亲善环境的自然木材
红云编译(图片来源:越南快讯网)
Nguồn:====================
====================
P/S: Các bác có thương người H'Mông thì lần sau đặt câu hỏi dễ dễ một chút, đừng oái oăm làm khó cho người H'Mông như trên !
Sửa bởi nguoiHmong: 06/11/2016 - 01:15
Người H'Mông
06/11/2016
Ngôi nhà cổ ở xã Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình) có bốn bề tường vách, cột kèo, sân cổng làm bằng đá và gỗ lim, ghép nối hoàn toàn không dùng chất kết dính.
Chủ nhân của ngôi nhà đặc biệt này là bà Đinh Thị Long (77 tuổi) thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân. Bà Long cho biết, ông nội của chồng bà là cụ Lương Văn Xiển làm thợ chế tác đá có tiếng trong vùng. Xưa kia, cụ Xiển được mời tham gia xây dựng nhà thờ đá Phát Diệm (huyện Kim Sơn). Xây dựng xong nhà thờ, cụ Xiển đưa cả tốp thợ về quê xây dựng căn nhà đá này.
Ngôi nhà tuổi đời trên 100 năm này được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ gồm 3 gian 2 chái. Gian giữa là nơi thờ tự gia tiên, hai bên là phòng tiếp khách, còn hai chái được gia chủ sử dụng làm nơi nghỉ ngơi.
Toàn bộ công trình từ khung nhà, tường vách, sân, ngõ, bình phong, sập gụ… được làm từ đá xanh. Bà Long cho hay, để có đủ đá xây dựng ngôi nhà này, các cụ xưa mất 2 năm đào đá núi, sau đó mang về đục đẽo thủ công.
Các vì, kèo, rui, mè, khóa gian và 12 cánh cửa được làm bằn.g gỗ lim, trên mái lợp bằng ngói âm dương mũi hài. Các chi tiết ngôi nhà được ghép nối với nhau hoàn toàn bằng mộng và không sử dụng chất kết dính nào.
Độc đáo nhất là hai bên đầu hè được chạm khắc hai bức tứ quý “Tùng, Trúc, Cúc, Mai”, tinh xảo đến từng góc cạnh.
Chiếc sập gụ làm từ đá xanh nguyên khối nặng cả chục tấn. Bà Long kể, để đưa được chiếc sập vào nhà thợ phải dỡ ngói, tháo mái, sau đó dùng cần cẩu cẩu chiếc sập vào. Chiếc sập gụ này được con trai bà Long làm lại thay thế cho chiếc sập cổ bằng đá trước kia của ngôi nhà bị gãy. Từng có người hỏi mua chiếc sập với giá 90 triệu đồng nhưng gia chủ không bán.
“Những năm 1953 - 1954, căn nhà bị thực dân Pháp phá dỡ phần mái để lấy gỗ làm đồn bốt do vậy nhà bị hư hỏng phần mái, còn lại khung và các cột của ngôi nhà không phá được. “Nhà còn nhiều dấu tích bị bom bắn phá trong chiến tranh. Trong quá trình sử dụng các con tôi phải sửa chữa hai lần nhưng vẫn giữ nguyên bản nếp nhà cổ”, bà Long chỉ tay vào vết bom nói.
Để đủ không gian sinh hoạt cho cả nhà, gia đình bà Long thiết kế thêm một gian gác vuông bên chái. Ngày nay các con bà đều ra ở riêng và làm nghề chế tác đá, bà Long ở lại nơi này trông coi tổ đường.
Hai cây đèn đá được làm cùng thời gian với ngôi nhà, đặt ở tiền sảnh.
Bức tường bao quanh bằng đá, trang trí hình đồng tiền âm dương cầu kỳ. Nhà nằm trên diện tích đất đắc địa trong làng.
Trước sân nhà đặt hòn non bộ, hai con chó đá, cá chép hóa rồng… tạo thêm không gian cổ kính cho ngôi nhà.
Ông Nguyễn Quang Diệu, Trưởng Ban quản lý làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân chia sẻ, căn nhà đá của gia đình bà Long là ngôi nhà cổ có một không hai ở địa phương. Nhiều nhà nghiên cứu từng đến đây để tìm hiểu cách xây dựng. "Kiến trúc, hoa văn chạm khắc đá của ngôi nhà được những người thợ trong làng học hỏi để nâng cao tay nghề", ông Diệu nói.
Phương Vy
Nguồn:
Vô Danh Thiên Địa
06/11/2016
nguoiHmong, on 06/11/2016 - 01:11, said:
Vô tình người H'Mông tìm thấy bài viết trên bằng tiếng Trung, người H'Mông không biết tiếng Trung nhưng dùng google dịch và tra từ điển thì thấy trình tường 程牆 có lẽ đúng như bác nói: trình tường là tường đúc khuôn đất sét. Trình 程 là khuôn phép, tường 牆 là tường.
=========================
=========================
Bài báo trên dịch sang tiếng Trung:
独特的程墙土屋
(越共电子报)程墙土屋是越南北部山区河江省蒙族颇具特色的传统土屋。这座坐落在河江管薄(Quản Bạ)南丹(Nặm Đăm)乡的程墙土屋由瑞士建筑师和非政府组织协助建设,旨在为当地人民提供一个社区文化活动举办场所,提高人民精神生活质量和发展当地旅游业。
这座两层的程墙土屋是河江省乡村的象征性建筑,体现当地新面貌的同时,仍保留着其地方特色。
美国《建筑日记》杂志(Archdaily)最近生动介绍了这座程墙土屋的自破土兴建至完工成为蒙族社区文化活动举办场所的整个过程。
这座程墙土屋拥有一座小型博物 馆和5间卧室,明确划分了举行社区文化活动的空间
程墙土屋的建设技术是现代技术与传统技术的巧妙结合,建筑材料主要使用当地建材
程墙土屋的走廊、空地和屋顶被设计得像一只燕鸥的翅膀,使屋里拥有足够自然光线
程墙土屋土墙厚80厘米,地板由石头铺成
这种建设结构的房子既有较强的抗灾能力,又起到夏凉冬暖的作用
屋里覆盖着一层由土和其他添加剂组成的混合物,避免土墙开裂
二层建筑又是混凝土与木材的结合。屋梁用的全部都是亲善环境的自然木材
红云编译(图片来源:越南快讯网)
Nguồn:====================
====================
P/S: Các bác có thương người H'Mông thì lần sau đặt câu hỏi dễ dễ một chút, đừng oái oăm làm khó cho người H'Mông như trên !
phapkhong
06/11/2016
Vô Danh Thiên Địa, on 02/10/2016 - 03:21, said:
Nhà trình tường là sản phẩm của người H'mong (mèo) ở Hà Giang, Người H'mong chủ yếu cư trú trên địa bàn 4 huyện: Quản Bạ, Đồng Văn, Yên Minh, Mèo vạc. phapkhong có chút thắc mắc nếu bảo đúc khuôn đất sét thì giữa vùng cao nguyên toàn đá như đồng văn người H'mong tìm đâu ra thứ đất này ? đúng là phải truy nguyên từ TQ. Còn ở VN nhà trình tường (với người H'mong), có lẽ đơn giản chỉ là ngôi nhà đúc bằng Đất.
- Nhà của Pao là 1 trong những ngôi nhà Trình tường nổi tiếng của người Hmong.
Vô Danh Thiên Địa
06/11/2016
tuphuongsg
21/11/2016
Thăm thị trấn 'sặc sỡ' nhất thế giới
21/11/2016
TTO - Nằm ở ngoại ô thủ đô Medellín của Colombia, thị trấn Guatapé được mệnh danh là thị trấn đa sắc màu nhất thế giới.
Thị trấn Guatapé được mệnh danh là thị trấn đa sắc màu nhất thế giới - Ảnh: Jessica Devnani
Người dân Colombia khi mời bạn bè đến thăm đều không quên giới thiệu điểm đến kỳ thú này. Jessica Devnani - một du khách từng đến Guatapé theo chỉ dẫn của bạn bè, mới đây chia sẻ trên trang BoredPanda những trải nghiệm tuyệt vời của mình ở Guatapé.
Tại thị trấn này, toàn bộ nhà cửa được sơn bằng sắc màu sặc sỡ và vui tươi. Mỗi ngôi nhà như một câu chuyện kể, và sau khi lướt qua một ngôi nhà, du khách lại tự hỏi chỗ tiếp theo mình đi tới sẽ là gì.
Thị trấn còn có một tảng đá kỳ lạ, khiến du khách có cảm giác như nó rớt từ đỉnh đồi xuống. Nhưng nó lại là nơi ngắm cảnh tuyệt vời, giúp du khách chiêm ngưỡng 360 độ khung cảnh tuyệt đẹp xung quanh... Mỗi ngôi nhà ở thị trấn là một "bức tranh" nhiều màu sắc - Ảnh: Jessica Devnani Màu sắc sặc sỡ của những ngôi nhà tạo cảm giác vui vẻ, ấm cúng - Ảnh: Jessica Devnani Không chỉ vậy, các ngôi nhà còn được trang trí bằng họa tiết vui mắt - Ảnh: Jessica Devnani Ngay cả cột điện cũng được sơn màu sặc sỡ - Ảnh: Jessica Devnani Chủ nhà còn trang trí bông hoa, họa tiết sống động... cho nhà mình - Ảnh: Jessica Devnani Các bậc thang cũng sơn màu - Ảnh: Jessica Devnani Mỗi tầng nhà là một màu - Ảnh: Jessica Devnani Du khách ngắm thị trấn từ trên cao - Ảnh: Jessica Devnani Khung cảnh tuyệt đẹp và yên bình quanh thị trấn - Ảnh: Jessica Devnani Hòn đá khổng lồ và là nơi ngắm thị trấn từ trên cao - Ảnh: Jessica Devnani
TƯỜNG VY
tuphuongsg
09/12/2016
Cả một thị trấn có 1675 cư dân dưới lòng 1 cái hố nhỏ
Sửa bởi tuphuongsg: 09/12/2016 - 21:29
tuphuongsg
22/05/2017
Kỳ thú khám phá 'bức tranh' đường hầm đất sét ở Đà Lạt
08:02 PM - 22/05/2017 Thanh Niên Tuần San
Đường hầm Đất sét ở Đà Lạt nằm trên một sườn đồi thoai thoải nhìn ra hồ Tuyền Lâm thơ mộng.
Đường hầm đặc biệt này là một kỳ quan nhân tạo và là một trong những điểm đến thu hút nhiều khách du lịch nhất ở Đà Lạt.
Đường hầm này có rất nhiều tên gọi khác nhau như: đường hầm Điêu khắc, đường hầm Đất đỏ, làng Đất sét... Đất sét bazan ở đây có màu sắc độc đáo và đặc biệt thân thiện với môi trường. Đường hầm Đất sét chính là sự đột phá đỉnh cao khi chất liệu xây dựng là một hỗn hợp có độ bền tương đương với bê tông.
Công trình điêu khắc nghệ thuật này được tạo nên dựa vào hai ý tưởng: tái hiện một Đà Lạt từ thuở ban sơ và một Đà Lạt là thành phố du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng hiện tại của VN. Từ đó, bạn sẽ được khám phá tổng quan về Đà Lạt với chất liệu toàn bằng đất sét, được cảm nhận một cách độc đáo về nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của TP.Đà Lạt.
Những công trình kiến trúc và văn hóa độc đáo của Đà Lạt như: ga xe lửa, dinh Bảo Đại, Viện Pasteur, Đại học Đà Lạt, khách sạn Palace, nhà thờ Con Gà, chùa Linh Sơn, hồ Xuân Hương, chợ Đà Lạt rồi đến sân bay Liên Khương, hồ Tuyền Lâm, thung lũng Tình yêu... đều được tái hiện công phu trên chất liệu đất sét.
Đáng chú ý nhất tại đây là ngôi nhà đã được Trung tâm sách kỷ lục VN xác nhận 2 kỷ lục: “Ngôi nhà đất đỏ bazan không nung đầu tiên có phong cách độc đáo nhất” và “Ngôi nhà đất đỏ bazan không nung có mái đắp nổi hình bản đồ VN đầu tiên và có diện tích lớn nhất”.
Kỳ quan nhân tạo này là địa chỉ chụp hình độc đáo, lý tưởng không thể bỏ qua khi đặt chân đến thành phố ngàn hoa. Ngoài ra, sau khi tham quan Đường hầm Đất sét, bạn có thể ra bến thuyền bên cạnh để chèo thuyền vượt hồ Tuyền Lâm đến với khu vực cắm trại.
Như vậy, chuyến du ngoạn không chỉ dừng lại ở việc tham quan một công trình kiến trúc độc đáo mà sẽ mở ra cả trải nghiệm thú vị bồng bềnh trên sóng nước để hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng của thành phố sương mù.
Mai Hương
tuphuongsg
23/11/2017
Những nhà vệ sinh đẹp lung linh
23/11/2017
TTO - Vẻ đẹp và sự sạch sẽ của những nhà vệ sinh công cộng ở Mỹ đôi khi khiến khách không muốn bước ra ngoài, hoặc mải ngắm mà quên cả việc chính cần làm.
Hầu hết mọi người đều sợ hãi, kinh tởm khi bước vào nhà vệ sinh, phòng tắm công cộng. Tuy nhiên, những nhà vệ sinh công cộng được cho là đẹp nhất trong một cuộc bình chọn ở Mỹ năm 2017 cho thấy nhiều nhà vệ sinh có thiết kế độc đáo, lạ mắt, sang trọng như trong khách sạn 5 sao.
Vẻ đẹp và sự sạch sẽ của những nhà vệ sinh công cộng ở đây đôi khi khiến khách không muốn bước ra ngoài, hoặc mải ngắm mà quên cả việc chính cần làm.
Nhà vệ sinh tại Thủy cung OdySea ở Scottsdale, bang Arizona (Mỹ)
Kiểu thiết kế nghệ thuật và phong cách hiện đại của nhà vệ sinh tại nhà hàng Off the Waffle ở Portland, Oregon.Gây ấn tượng nhất trong cuộc bình chọn "Những nhà vệ sinh công cộng đẹp nhất năm 2017" là nhà vệ sinh tại Thủy cung OdySea ở Scottsdale, bang Arizona (Mỹ).
Thay vì có một tấm gương phía sau bồn rửa tay, một bể cá được lắp đặt và du khách có thể xem những con cá mập bơi ngay trước mắt mình.
Các phòng vệ sinh tại nhà hàng kiểu Pháp La Boucherie ở Los Angeles lại gây ấn tượng nhờ tầm nhìn khắp thành phố.
Các nhà vệ sinh công cộng tại bãi biển Carmel ở California được thiết kế để hòa hợp với môi trường xung quanh
Đẹp mắt, độc lạ là tiêu chí bình chọn những nhà vệ sinh công cộng. Đây là nhà vệ sinh tại nhà hàng và quán bar Sinema ở Nashville, trông chẳng khác nào một phòng thay đồ, trang điểm của các minh tinh Hollywood.
Không gian bí ẩn tràn ngập hương hoa ở nhà vệ sinh của khách sạn Renaissance ở trung tâm Chicago.
Nhà vệ sinh trong nhà hàng Donut Plant ở New York với chủ đề bóng ánh sáng ở sàn disco.
Mặc dù nhỏ nhưng nhà vệ sinh tại nhà hàng Elsa ở Brooklyn được đánh giá cao nhờ thiết kế sang trọng và lạ mắt.
Đây là nhà vệ sinh tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại San Francisco, gây ấn tượng mạnh nhờ không gian màu đỏ.
Những bồn tiểu tại nhà máy bia Palmetto ở Charleston nhận được sự thích thú vì trông giống như thùng bia
MINH HẢI (Theo Daily Mail)