Jump to content

Advertisements




SÀI GÒN: Lịch Sử & Lịch Sự

hòn ngọc viễn Đông

232 replies to this topic

#1 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/08/2016 - 20:09

Chuyện ít biết về Sài Gòn xưa: Buổi đầu của xe đò

08:00 AM - 01/08/2016 Thanh Niên


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bến xe ở đường Lê Lai (Boudonnet) bên hông tường ga xe lửa Sài Gòn, khoảng năm 1950Ảnh: Tư liệu của Mai Văn Trần

Việc vận chuyển bằng xe đò được thực hiện rất sớm giữa Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Các nhà tư sản bỏ vốn đầu tư mua xe xin phép chạy khắp các ngả, từ thành thị đến thôn quê.
Chủ xe phải tuân theo những quy định chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho hành khách.
Lúc đầu ở Sài Gòn chỉ mới nhập vào một vài chiếc xe ô tô sử dụng cho ngành bưu chính, chuyên chở thư từ và bưu phẩm đi các tỉnh lân cận: Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Tân An do người Pháp lãnh thầu. Khoảng thời gian 1903 - 1908 tại Sài Gòn đã có khoảng 30 xe ô tô, kiểu còn thô sơ, muốn chạy phải đốt cho máy nóng trước, mui vải bố có dây da chằng ra hai bên.
Về sau các tư nhân nhập xe ô tô để chuyên chở hành khách gọi là xe đò. Tuyến xe đò đầu tiên được đem vào khai thác là tuyến Sài Gòn - Trảng Bàng, Sài Gòn - Tây Ninh. Trước đó, có nghị định bắt buộc chủ xe đò phải ghi trên một bảng gắn phía ngoài xe nơi dễ thấy số hành khách tối đa. Phía trong xe ghi bảng giá tiền cước từng cung đoạn. Cả hai bảng đều viết bằng tiếng Việt, Pháp và Hoa. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền. Khách dư một người, chủ xe bị phạt bằng giá trọn tuyến bất kể lên chỗ nào.
Khi các hãng xe đò ra nhiều và chạy khắp các tỉnh, ngành bưu điện áp dụng thủ tục cho các hãng xe đò đấu thầu chuyên chở bưu phẩm, khỏi phải mua sắm xe riêng, tiết kiệm cho công quỹ. Chẳng hạn như ở tỉnh Thủ Dầu Một, chính quyền cho mở các tuyến xe đò kiêm luôn chuyên chở bưu phẩm.
Một số tuyến và chủ hãng xe đò trên những cung đường ngắn giữa hai thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn đi đến các trung tâm thị tứ thuộc các tỉnh lân cận hoặc từ tỉnh lỵ này đến tỉnh lỵ kia với điều kiện vận hành được quy định rất chặt chẽ: Ngày 9.9.1918 Nguyễn Văn Tố ở Bình Hòa Xã hạt Gia Định được phép chạy xe đò hiệu Peugeot tuyến Chợ Lớn - Lộc Giang, số hành khách tối đa là 11 người kể cả tài xế, vận tốc 25 km/giờ; ngày 26.11.1918 Huỳnh Quay ở Nhu Gia tỉnh Sóc Trăng được phép chạy xe đò hiệu Clément Bayard tuyến Sóc Trăng - Bạc Liêu, chở 10 người kể cả tài xế và lơ xe, vận tốc 30 km/giờ.
Đến năm 1929 số ô tô nhập vào Nam kỳ đã lên đến 11.000 chiếc, trong đó có 9.000 chiếc xe du lịch, còn gọi là xe nhà. Vào thời điểm từ 1935, xe ô tô dùng chở khách, chở hàng rộ lên khắp Nam kỳ. Các nhà tư sản bỏ vốn đầu tư mua xe xin phép chạy khắp các ngả, từ thành thị đến thôn quê. Ngoài Sài Gòn, Chợ Lớn là trung tâm hoạt động của các hãng xe đò, xe tải đi về các tỉnh miền Đông, miền Tây, ra Trung, còn có các hãng xe chạy các tuyến trong nội vi từng tỉnh hay với các tỉnh lân cận thành một hệ thống như mạng nhện. Ngoài các cá nhân tư sản bỏ vốn mua xe kinh doanh, Công ty tàu điện Pháp ở Đông Dương cũng xin chuyên chở hành khách bằng ô tô trên một số tuyến đường đi về các tỉnh xung quanh Sài Gòn. Ngày 23.2.1937, công ty được Khu trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn cấp giấy phép khai thác vận chuyển hành khách với hành lý xách tay trên tuyến đường từ Sài Gòn đi Tây Ninh qua Đức Hòa bằng ô tô ca hiệu Renault 1 sức ngựa, chở được 40 người.
Việc chuyên chở hành khách và hàng hóa bằng xe đò và xe tải đang tiến triển thì năm 1945 xảy ra cuộc đảo chính Nhật, rồi Cách mạng Tháng Tám, Nam bộ kháng chiến, việc lưu thông bị gián đoạn một thời gian, vì đường sá bị đào phá. Một thời gian sau, quân Pháp đánh chiếm các tỉnh lỵ, tái lập các tuyến đường, cho nhập vào rất nhiều ô tô dân sự. Trong 9 năm dưới sự kiểm soát của quân đội Pháp, ngành vận tải bằng ô tô tại Sài Gòn và các tỉnh Nam bộ phát triển mạnh.


Từ năm 1910 trở đi ô tô đã tiến bộ hơn nhiều, kiểu dáng thanh lịch, máy móc tối tân hơn, gồm các hiệu xe Peugeot, Panhard, Dehalaye, La Nouvelle Darracq. Những người có ô tô riêng buổi đầu là các quan chức người Pháp hay các nhà cự phú như Lê Phát An. Năm 1923 xe chính phủ chỉ có 100 chiếc, ghi số từ C.1 đến C.100, trong đó chiếc Dehalaye C.100 của Thống đốc Nam kỳ sử dụng thuộc loại “chiến” nhất.


(Trích từ Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ 1859 - 1954, NXB Tổng hợp TP.....)

Nguyễn Đình Tư


Bạn đọc phản hồi

NTK
TP .. ... .... - 01/08/2016
Xin bổ sung 1 chi tiết nhỏ: Các xe đò ký hợp đồng chở bưu phẩm và thư được gắn phí trước xe bảng "Xe thư", xe có bảng này được một số ưu tiên như ưu tiên xuống phà trước.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 01/08/2016 - 20:19


Thanked by 5 Members:

#2 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/08/2016 - 13:05

Nghề vẽ bảng hiệu ở Sài Gòn - Gia Định


09:00 AM - 14/08/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bảng hiệu quảng cáo tại Sài Gòn xưa Ảnh: Sài Gòn Vivu

Ngày trước, và nay cũng vậy, trước khi khởi nghiệp, mở một cửa hàng buôn bán, nghiệp chủ thường nghĩ ngay đến việc đi thuê tiệm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tên thương hiệu của mình.

Bảng hiệu không được “đụng hàng”
Nhớ lại thời trước 1975 và sau này, thời gian khi chưa có kỹ thuật làm bảng hiệu bằng máy, Sài Gòn có rất nhiều tiệm vẽ bảng quảng cáo bằng sơn trên thiếc.
Khi nghiệp chủ nhờ tiệm làm bảng hiệu thì sẽ được tiệm vẽ quảng cáo giới thiệu một loạt hình mẫu và kiểu chữ cho nghiệp chủ chọn. Nếu là tiệm hớt tóc thì sẽ có hình gương mặt một anh trai với mái tóc lượn sóng tùy theo mốt từng thời. Khi thì giống Elvis Presley với hai bên mai to hoặc có khi thì tóc “bom bê” kiểu tứ quái The Beatles. Còn tiệm may thường có hình những phụ nữ mặc áo dài đứng nhiều tư thế.





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đôi khi là hình chân dung của một vài nữ nghệ sĩ thời thượng. Chữ nghĩa, nội dung thì đủ loại tùy theo nghiệp chủ mở ngành hàng gì. Bán xe thì bảng hiệu sẽ có hình ảnh khác với tiệm bán hòm. Những hình ảnh, kiểu chữ bay bướm, đủ màu sắc tùy theo “gu” của nghiệp chủ được vẽ bằng đôi tay thiện nghệ của các thợ vẽ đủ thể loại như Tiệm may Chú Sồi, hoặc có hơi hướng thời đại thì Tailor Minh, Tiệm uốn tóc Chú Há hay Baber salon Tửng…
Thật là trăm hoa đua nở. Không một tấm bảng hiệu nào giống tấm bảng hiệu nào vì mỗi tiệm vẽ quảng cáo đều có nét riêng và các nghiệp chủ đều không muốn bảng hiệu của tiệm mình đụng hàng với các bảng hiệu của tiệm khác.
Nếu hai tiệm ăn nằm cạnh nhau có cùng một ngành nghề thì chắc chắn hai bảng hiệu sẽ do hai tiệm vẽ quảng cáo khác nhau thực hiện để khỏi giống nhau về hình ảnh, màu sắc và phong cách. Nếu Tiệm mì Hòa Ký có hình con gà quay ươm vàng, chảy mỡ trên bảng hiệu thì bảng hiệu của Tiệm mì Ký Hòa sẽ là hình ảnh một người phụ nữ đang cầm đũa, há miệng, lòi răng bên tô mì bốc khói.
Những đôi tay tài hoa
Các tiệm vẽ bảng hiệu quảng cáo phải thuộc nằm lòng những quy định của chính quyền và góp ý cho nghiệp chủ để họ khỏi bị sờ gáy khi chưa mở tiệm. Vào tháng 12.1967 chính quyền Sài Gòn quy định bảng hiệu phải dùng Việt ngữ, chỉ trừ cơ sở của người nước ngoài được phép dùng danh hiệu ngoại ngữ cũ đồng thời phải thêm vào bảng hiệu một tên mới bằng tiếng Việt và chữ Việt phải lớn gấp ba lần danh hiệu ngoại ngữ.
Thứ hai mục đích của cơ sở kinh doanh phải dùng Việt ngữ. Thí dụ Kim’s Tailor thì phải viết là Nhà may Kim chứ không phải nghiệp chủ muốn tiệm vẽ bảng hiệu làm thế nào thì họ phải làm theo, mặc dù khách hàng là thượng đế.
Thời kỳ này, muốn có bảng hiệu đẹp thì nghiệp chủ phải tìm đến những tiệm vẽ quảng cáo có tiếng, nhiều mẫu mã và các tay thợ vẽ quảng cáo “danh trấn giang hồ”.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Giá cả chắc chắn là cao hơn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

không có tiếng tăm và ngoài ra cũng còn tùy theo kích cỡ theo yêu cầu nghiệp chủ. Kích cỡ này phải phù hợp với quy định của chính quyền sở tại để tránh tình trạng bảng hiệu lổn nhổn, thụt thò - thò thụt, cũng như tạo sự công bằng giữa các nghiệp chủ với nhau. Không ai có thể ỷ mình nhiều tiền mà đè bẹp đối thủ cạnh tranh mà từ đó làm xấu bộ mặt mỹ quan đô thị.
Khi nhận được đơn đặt hàng, chủ tiệm sẽ cho thợ đóng khung gỗ, sau đó đóng thiếc phủ lên khung gỗ và công đoạn sau cùng là của những tay thợ vẽ tài hoa. Đầu tiên những người thợ sẽ dùng sơn trắng để sơn lót bề mặt tấm thiếc như chúng ta thường hay sơn nhà. Sau khi sơn lót khô họ sẽ dùng phấn hay viết chì kẻ chữ, phác thảo hình ảnh lên bề mặt tấm thiếc.
Sau đó, chính họ hay người học việc bắt đầu tô sơn vào hình vẽ và chữ đã được kẻ sẵn. Kiểu, kích cỡ chữ và hình ảnh trên bảng hiệu phải cân đối với diện tích của tấm bảng hiệu. Công việc này kéo dài cả tuần và có thể hơn tùy theo kích cỡ to, nhỏ của bảng hiệu.
Bởi vậy, ngày xưa đặt vẽ một tấm bảng hiệu nghiệp chủ phải tính mốc thời gian là tháng. Nghiệp chủ không ngại thời gian lâu nếu hình vẽ đẹp, biểu tượng có màu sắc đập vào mắt của khách hàng. Chính người thợ vẽ cùng tiệm vẽ quảng cáo đã góp phần làm khách hàng chú ý đến cửa tiệm của nghiệp chủ.
Những người thợ vẽ giỏi, cũng có một ít là họa sĩ, xuất thân từ Trường Mỹ thuật Gia Định hay Đồng Nai hẳn hoi, là “cây đinh” cho từng tiệm làm quảng cáo bảng hiệu. Cũng giống như những họa sĩ vẽ pa nô cho các rạp chiếu bóng, mỗi người đều có phong cách - thường gọi là “xì tin” - của mình nên nhìn bảng hiệu quảng cáo người tinh mắt có thể nhận ra là nghiệp chủ đã thuê nơi đâu thực hiệu bảng hiệu. Còn như kỹ hơn thì người ta có thể nhìn góc nhỏ phía dưới của bảng hiệu sẽ thấy tên của tiệm làm bảng hiệu quảng cáo và nhiều khi có cả tên của họa sĩ như để “cầu chứng tại tòa”.
Vì tấm bảng hiệu được thực hiện bằng tay - ngày nay gọi là “hand-made” nên nhiều khi cũng không đồng đều và cũng không có tình trạng sản xuất hàng loạt như cách thực hiện bảng hiệu ngày nay. Do vậy, bảng hiệu của các cửa hàng, cửa tiệm cũng đã góp phần tạo nên một hình ảnh đẹp, sinh động cho bộ mặt Sài Gòn ngày xưa đó!

Nhà văn Lê Văn Nghĩa



Họa sĩ Uyên Huy, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP....., cho biết: Ở trung tâm Sài Gòn, khi người Pháp thành lập hệ thống đường xe điện để người dân di chuyển từ Sài Gòn đến Mỹ Tho, trên thân xe điện cũng vẽ quảng cáo và đây là phương tiện giao thông đầu tiên ở VN quảng cáo thuốc Nhành Mai, hòm Tobia... Những sản phẩm đời sống khác được quảng cáo rộng rãi: giày Bata, thuốc tây có Euquimol, Cortal, bia Larue, các loại sữa Guigoz, SMA, Con Chim (Nestlé), Ông Thọ (Longevity), xà bông Cô Ba, bột giặt Viso, Tico, kem đánh răng Hynos, Perlon, Leyna...
Tại Sài Gòn - Gia Định, sau năm 1954 có nhiều công ty hoạt động quảng cáo ra đời. Những người có trình độ chuyên môn, có thể đưa ra chiến lược kinh doanh như: Công ty quảng cáo AIP của người Pháp, Kỷ Á quảng cáo thương cuộc KAA, VAC. Loại thứ hai là những đơn vị chỉ có khả năng thi công như một số nhà vẽ quảng cáo nổi tiếng: Bướm Vàng (gần cầu Bông), Xuân Mai (đường Trương Minh Giảng), HaNa (đường Nancy), Thiên Nhiên, Thế Hệ (đường Phan Thanh Giản)...
Lĩnh vực vẽ quảng cáo cho các rạp chiếu phim hay cải lương có nhiều họa sĩ: Nguyễn Siên, Lương Đống, Hoàng Tuyển, Phan Phan, Loka, Nguyễn Quyền, Hoài Nam, Văn Chiếu, Nhan Lâm, Lê Trường Tiếu, Văn Lầu, Từ Cham, ông Thoại, Văn Chống, Phan Ngọc Thành, Hải Vân, Lê Đức, Lê Đằng, Nguyễn Thanh Trúc... Các họa sĩ vẽ quảng cáo thông qua kỹ thuật in lưới: Trần Quang, Trần Quang Minh, Tam Linh, Ba Hoàng, Phạm Đạt Tiết, Vũ Huy Long... Một số họa sĩ vẽ mẫu thiết kế quảng cáo: Nguyễn Văn Hiệp, Huỳnh Văn Mười, Trần Thành Công, Phạm Văn Châu, Nguyễn Văn Vinh... và nhiều họa sĩ vẽ bìa các bản nhạc: Tạ Tỵ, Phi Long, Phi Hùng, Kha Thùy Châu, Phạm Nguyên Vượng...

Công Sơn



Thanked by 3 Members:

#3 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/08/2016 - 21:56

Đồ cổ Sài Gòn hơn nửa thế kỷ trước giờ còn đâu?

15/08/2016 16:26 GMT+7

TTO - Năm 1961, cuộc triển lãm hơn 300 món đồ cổ tư nhân hiếm có diễn ra tại Sài Gòn. Những cổ vật này có còn gìn giữ nguyên vẹn không hay đã ra khỏi Sài Gòn từ lâu?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chóe ngũ sắc vẽ mẫu đơn
Tìm hiểu qua sách báo xưa, trên Sáng Dội Miền Nam số xuân Nhâm Dần 1962 thuật lại, tại Sài Gòn có một cuộc triển lãm cổ vật tư nhân được tổ chức rất trang trọng tại Câu lạc bộ Báo chí Sài Gòn.
Tác giả bài báo cho đó là cuộc triển lãm hiếm có, và thực tế trước đó không có mấy cuộc triển lãm như vậy. Triển lãm tổ chức trong hai tuần lễ, từ 11-12 đến ngày 25-12-1961, là dịp trời cuối năm mát mẻ và dân Sài gòn đang chuẩn bị đón Giáng sinh.
Nhân vật chính, chủ nhân của các đồ trưng bày là ông Nguyễn Văn Trọng, một nhà sưu tầm cổ vật mà cho đến nay không rõ ông là ai.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bình vôi sành đời Tự Đức
Triển lãm trưng bày hơn 300 món đồ cổ. Trong đó, món cổ nhất khoảng 15 thế kỷ và non nhất là một thế kỷ. Đa phần là đồ cổ Trung Hoa từ thời nhà Hán, Tống, Nguyên, Minh... Đồ cổ Việt có đồ nhà Lê, nhà Nguyễn. Trong đó có những món đồ đáng lưu ý:
- Bình phong bốn cánh bằng gỗ cẩn ngọc thạch tạo hình hoa lá, cao 2,3 mét, đời Khang Hy. Định giá 280 ngàn đồng thời đó.
- Phong sách Kim ngân thời vùa Thiệu Trị, nặng 940 grams. Định giá 50 ngàn đồng.
- Bát ngọc hai ngăn đời Hán. Bề ngang 15 phân, chạm từ nguyên khối ngọc. Định giá 50 ngàn đồng.
- Bộ tiền cổ phát hiện tại Việt Nam, có cả đao tiền của Trung hoa cổ, và tiền từ thời Vương Mãng. Định giá 20 ngàn đồng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bình phong cẩn ngọc ngũ sắc
Ngoài ra còn có nhiều món đồ bằng ngọc , mã não và nhiều đố sứ men màu, đồ ngà.
Cuộc triển lãm thu hút người mê cổ ngoạn, thích mỹ thuật đến xem, cả người Việt và người Hoa từ Chợ Lớn ra. Đây là dịp hiếm hoi để có thể xem cổ vật từ trong một bộ sưu tập tư nhân, lâu nay ấp ủ trong tư thất chỉ cho những bạn bè thân thiết thưởng lãm.
Cuộc triển lãm này tuy không nói rõ trong bài báo nhưng ắt hẳn để bán ra vì ông Nguyễn Văn Trọng, chủ nhân bộ sưu tập xác định trích 20 phần trăm tiền bán cổ vật tại triển lãm để giúp đồng bào bị lũ lụt trong năm đó.
Hơn nửa thế kỷ qua. Sài Gòn đi qua bao thăng trầm, chiến sự, thay đổi và hòa bình. Từ khoảng năm 2000, tại Sài Gòn bắt đầu có các cuộc triển lãm đồ cổ tư nhân.
Thời điểm đó, kinh tế cả nước đang phát triển tốt, Luật di sản có hiệu lực, nhiều câu lạc bộ sưu tầm cổ vật hình thành rầm rộ, người chơi an tâm hơn khi đưa cổ vật của mình tham gia triển lãm chung.
Sưu tập tư nhân của một cá nhân được triển lãm ở Sài Gòn không nhiều. Giới yêu thích cổ vật từng ấn tượng mạnh hai bộ sưu tập đồ cổ hiến tặng cho nhà nước của cụ Vương Hồng Sển và của cụ Dương Minh Thới và phu nhân là bà Hà Thị Ngọc.
Nhớ lại cuộc triển lãm hơn 300 món đồ cổ tư nhân hiếm có diễn ra tại Sài Gòn hơn nửa thế kỷ trước, người yêu cổ vật tữ hỏi liệu chúng có còn gìn giữ nguyên vẹn không hay đã ra khỏi Sài Gòn từ lâu?
>> Xem hình ảnh tư liệu một số cổ vật triển lãm tại Sài Gòn năm 1961:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ghè ngũ săc men lưu cầu vẽ thiếu nữ (Khang Hy) và đèn ngũ sắc vẽ cúc dây.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bình vôi sành đời Tự Đức

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bình men sứ thời Khang Hy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Độc bình ngũ sắc vẽ Tùng-Tiên đời Càn Long và bầu hai tầng ngũ sắc vẽ năm con rồng.


ĐẶNG YÊN HÒA


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 21/08/2016 - 22:07


Thanked by 1 Member:

#4 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/08/2016 - 19:56

Chuyện ít biết về Sài Gòn xưa: ​
Dấu ấn của Thống đốc dân sự Nam kỳ đầu tiên

07:38 AM - 20/08/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhà thờ Đức Bà, xây dựng trong 3 năm từ 1877 - 1880 Ảnh: Tư liệu từ sách

Từ năm 1878, chức Thống đốc dân sự Nam kỳ được trao cho dân sự, không còn thuộc quân sự bổ nhiệm nữa. Ông thống đốc dân sự đầu tiên là Charles Le Myre de Vilers, nhiệm kỳ 1879 - 1883.


Thời gian Charles Le Myre de Vilers giữ chức Thống đốc Nam kỳ tuy ngắn nhưng ông đã thiết lập kế hoạch đô thị và để lại nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng ở Sài Gòn. Có thể nói Charles Le Myre de Vilers có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển đô thị Sài Gòn trong giai đoạn ông nắm quyền và cả sau này.
Ông được bổ nhiệm với chỉ thị rất rõ: gia tăng xây các tòa nhà công cộng, mang lại cho không gian đô thị sức sống và phát triển hoạt động kinh tế. Trong vòng 4 năm Charles Le Myre de Vilers nhận trách nhiệm, nhịp độ xây cất mới ở Sài Gòn gia tăng nhanh chóng. Sự đầu cơ địa ốc và sự phát triển các hoạt động thương mại của các thương gia đã làm giá đất bán đấu giá tăng cao độ. Kế hoạch phát triển đô thị khu vực trung tâm thành phố được hình thành. Ông Charles Le Myre de Vilers sau đó lập ra một ủy ban nghiên cứu về giao thông đường biển, đường bộ. Ủy ban này được đặt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ quân y hải quân Lapeyrère, trong đó có đề án và kế hoạch làm đường xe lửa Sài Gòn - Phnom Penh.
Charles Le Myre de Vilers tách quyền hạn rõ ràng giữa dân sự và quân sự, làm rõ và cải tổ luật hình sự, thiết lập hội đồng thành phố và các hội đồng quận. Ông cũng là người sáng lập tập san Excursions et reconnaissances đăng các bài nghiên cứu về văn hóa, lịch sử của các dân tộc ở Nam kỳ.
Le Myre de Vilers chống lại ý định của Pháp xâm chiếm Bắc kỳ (Tonkin) để làm địa bàn mở rộng buôn bán thương mại thông thương với thị trường nam Trung Quốc qua ngả Vân Nam và Quảng Châu. Vì thế, ông bị bãi nhiệm vào tháng 5.1882. Ông trở về Pháp năm 1883 mang theo nhiều hình ảnh quý giá về những công trình được xây dựng trong nhiệm kỳ của ông, trong đó có nhà thờ Đức Bà (xây từ 1877 đến 1880). Các hình ảnh này nằm trong kho lưu trữ Quai d’Orsay hơn 120 năm đến khi Tổng lãnh sự Pháp ở Sài Gòn công bố năm 2002.
Sau khi Le Myre de Vilers rời Sài Gòn, cơ sở hạ tầng Sài Gòn dưới thời Thị trưởng Sài Gòn Paul Blanchy được tiếp tục xây dựng. Đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho được hoàn tất và khánh thành năm 1885 do kỹ sư Thévenet thực hiện. Tháng 3.1891, bác sĩ Calmette thành lập Viện Pasteur ở Sài Gòn và cũng cùng năm 1891, Bưu điện thành phố được hoàn thành. Chính tại Viện Pasteur ở Sài Gòn, bác sĩ Calmette đã tìm được thuốc trị nọc rắn, cứu sống nhiều người.
Đời sống thị dân
Trong sách La Cochinchine française: la vie à Saigon, notes de voyage (xuất bản năm 1883), tác giả người Pháp Anatole Petiton đã viết về đời sống, sinh hoạt thành phố Sài Gòn giai đoạn cuối thế kỷ 19 sau khi ông đến thăm thành phố này như sau:
“Khi đi tàu đến cảng Sài Gòn, du khách có thể thấy hai nhà nổi bật là Nhà Rồng và nhà của ông Vương Thái, xây hầu như ở giữa góc điểm của rạch Bến Nghé và sông Sài Gòn. Tất cả Sài Gòn đều biết ông Vương Thái. Nhà của ông rất lớn với cột cửa vòng cong và mái hiên, có thể nói nhà ông được coi như là trung tâm Sài Gòn”.
Đời sống thị dân Sài Gòn hiện ra rõ nét dưới mô tả của ông Petiton: “Khoảng 6 giờ sáng là Sài Gòn bắt đầu cuộc sống thành thị. Đến 10 giờ sáng là lúc nhân viên từ công sở đi ăn trưa cho đến 2 giờ chiều. Một số đọc sách báo, còn lại đa số ngủ trưa. Thành phố từ 12 giờ trưa đến 2 giờ chiều rất vắng người vì mặt trời nắng. Lúc 2 giờ mọi người trở lại làm việc. Vào lúc 5 giờ chiều khi tiếng trống kẻng nổi lên, mọi người đủ loại giới, trí thức, thông ngôn Việt, hay Hoa vui vẻ hối hả ra khỏi nơi làm. Những người thông ngôn hay các trò học thông ngôn rất hãnh diện với vẻ quan trọng. Họ lãnh 100 franc mỗi tháng, đó là một số tiền lớn đối với công chức VN.
Lúc 5 giờ rưỡi là lúc cảnh sát ra về. Lúc này cũng là lúc có nhiều xe ngựa riêng của các chủ xe đi dạo đến vùng Chợ Lớn và Cầu Ông Lãnh. Khoảng 5 giờ rưỡi hay 6 giờ chiều là lúc giải trí đi dạo bằng ngựa hay xe ngựa. Đường đi dạo bằng xe ngựa thông thường nhất là đường đi Chợ Lớn cách Sài Gòn 5 km.
6 giờ chiều, những công nhân người Việt và Hoa chấm dứt giờ làm việc trong ngày, từng nhóm lớn đi về những ngoại ô đông dân, trải dài ở Cầu Ông Lãnh và Gò Vấp. Tôi nghe vài tiếng súng bắn báo hiệu cho tôi biết là các tàu chiến trong vũng mà tàu đang đậu bắt đầu kéo cờ xuống.
7 giờ rưỡi tối, kèn hiệu đi nghỉ được gióng lên: tất cả những người lính tốt đều đi ngủ.
Lúc 8 giờ tối, tiếng súng đại bác nói lên điều gì tôi cũng không biết; có thể là giờ cảng sông Sài Gòn đóng cửa.
Ban đêm ở Sài Gòn, không giống chút nào với Sài Gòn lúc ban ngày. Người Hoa với các loại lồng đèn đủ màu, các tiệm may, tiệm sửa giày... Các nhà chơi bài, các người bán hàng ăn rong lưu động làm cho thành phố có một dấu ấn đặc biệt đập vào mắt người ngoài”.

Nguyễn Đức Hiệp
(Trích từ Sài Gòn - Chợ Lớn qua những tư liệu quý trước 1945, NXB Văn hóa - Văn nghệ)



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#5 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/08/2016 - 19:11

Sài Gòn chuyện đời của phố: Quán cơm - phòng trà Anh Vũ

07:32 AM - 20/02/2016 Thanh Niên

Quán Anh Vũ là cái tên ban đầu của quán văn nghệ, quán cơm nghệ sĩ và sinh viên Anh Vũ, thành lập từ sáng kiến của ông Võ Đức Diên, một kiến trúc sư và cũng là một nghệ sĩ.

Người bạn của tôi, sống ở khu vực gần cầu Trương Minh Giảng, xưa gọi là khu xóm Vẹc (do từ cái tên cũ Eyriaud Des Vergnes thời Pháp thuộc của đường Lê Văn Sỹ, Q.3 hiện nay), kể chuyện chị mình, nay cũng đã hơn 70 tuổi:
Năm 20 tuổi và đang là sinh viên, khoảng đầu thập niên 1960, chị náo nức khi đọc báo và biết có cuộc thi tuyển lựa diễn viên đóng xi nê ma ở quán Anh Vũ, đường Bùi Viện. Vốn là cô gái gốc Bắc khá xinh xắn ở khu di cư Bùi Phát, chị đánh liều đi dự tuyển, không xin phép gia đình (vì có xin cũng không được phép).




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quán Anh Vũ - Ảnh: Tư liệu


Cuộc dự tuyển do Hãng Liên Phim tổ chức, quảng cáo là một cuộc tuyển lựa vô cùng vĩ đại. Mướt mồ hôi dự tuyển, tự diễn vài cảnh nho nhỏ, chen vai thích cánh với hàng trăm người, cuối cùng chị ra về, mong có vai diễn trong phim Đò dọc và Tình bạn gì đó nghe nói sắp quay.
Về nhà đợi mãi, nghĩ đi nghĩ lại rằng nếu mình trúng tuyển đi đóng phim thì bố mẹ sẽ nói sao! Cuối cùng, không hề thấy ai gọi và cũng không có bộ phim nào có tên như vậy ra đời. Chị thẫn thờ tiếc một cơ hội không biết có hay không, rồi lại mừng vì nếu nó đến thì phải ăn nói làm sao với “ông bô bà bô”. Nhưng nhờ vậy, chị biết đến một quán cơm từ thiện rẻ và ngon dành cho sinh viên, và biết thưởng thức ca nhạc ở phòng trà, một thú giải trí rất mới, thanh lịch, dù có hơi tốn kém so với túi tiền sinh viên.
Trước kia vào khoảng năm 1945, ông Võ Đức Diên lập ra một ban kịch lấy tên là Anh Vũ và tái lập năm 1955, sau đó ông lấy tên này để tiếp tục thực hiện ước vọng của mình là vừa làm việc xã hội vừa tiếp tục theo đuổi hoạt động văn nghệ. Quán Anh Vũ là nơi gặp gỡ giới nghệ sĩ sáng tác và biểu diễn, là nơi thí điểm để các tài năng mới thể hiện mình khi chưa có tên tuổi.
Thời điểm cuối thập niên 1950, chỉ các vũ trường mới có trình diễn ca nhạc nhưng chủ yếu để khách khiêu vũ, nên khi quán Anh Vũ hình thành phòng trà giải khát và thưởng thức âm nhạc đã tạo một sinh khí mới trong sinh hoạt nghệ thuật của Sài Gòn. Anh Vũ là phòng trà có bề ngang chừng 10 m, sâu khoảng 30 m, chứa được 300 đến 400 chỗ ngồi và một ban nhạc, nằm phía sau rạp Nguyễn Văn Hảo, số 43 Bùi Viện, một con đường nhỏ sát trung tâm Sài Gòn. Quán được mở ra trước Tết Canh Tý 1960, được xem là một quán thanh lịch và có phòng trà lớn nhất Sài Gòn lúc đó. Trong khuôn viên quán có một sân khấu nhỏ phía bên phải, còn quán ăn nằm phía bên trái.
Ban ngày, nơi đây là quán cơm. Mỗi bữa cơm chỉ có hai mức giá 5 đồng và 10 đồng, được xem là rẻ vì tính giá bằng phân nửa giá bán thông thường. Quán mở đến 7 giờ tối, lúc nào cũng đông nghẹt khách.
Buổi tối, phòng trà mở cửa. Ban đầu, ông Võ Đức Diên mời được nhạc sĩ Phạm Duy về giới thiệu chương trình, còn nhạc sĩ Lê Thương phụ trách sân khấu ca vũ kịch. Ngoài ra còn có ban Vũ Phong Lan của hai vũ sư nổi tiếng Lưu Bình và Lưu Hồng. Số ca sĩ thường trực ở quán là 12 người. Lớp ca sĩ tiên phong của phòng trà này có danh ca Duy Khánh, Việt Ấn và các nữ ca sĩ Nhật Thiên Lan, Lệ Thanh, Thanh Thúy, Minh Hiếu. Ca khúc Hận Đồ Bàn với tiếng hát trầm ấm của Việt Ấn đã làm say mê người nghe. Quán còn được sự góp mặt thường xuyên của các ca sĩ như Bạch Yến, Mai Hương, Duy Trác, Cao Thái…
Không ít ca sĩ đã từ ca hát ở phòng trà và vũ trường mà rực sáng và Anh Vũ là một cái nôi nghệ thuật của Sài Gòn. Theo nhà báo Đoàn Thạch Hãn, tại phòng trà này, nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Ánh 9, lần đầu tiên đệm dương cầm cho ca sĩ Thanh Thúy biểu diễn rất thành công tác phẩm đầu tay Ướt mi của Trịnh Công Sơn. Có người cho rằng bài Phố buồn được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác chính trong giai đoạn này. Năm 1962, Khánh Ly bắt đầu sự nghiệp ca hát tại phòng trà Anh Vũ lúc mới 18 tuổi và chưa nổi tiếng.
Phòng trà và quán cơm Anh Vũ thời gian đầu trở thành địa chỉ sum họp của giới nghệ sĩ, nhà báo, nhà văn Sài Gòn thời đó. Có lúc Anh Vũ cũng tổ chức các hoạt động khác như là nơi tuyển chọn diễn viên như câu chuyện kể trên.
Đến cuối năm 1962, do tình hình an ninh, chính phủ lúc đó ban hành giới nghiêm, không cho phép các vũ trường hoạt động nên quán Anh Vũ đóng cửa. Trước đó, từ một phòng trà thanh lịch, quán đã dần biến thành một vũ trường bình dân, mất đi hào quang thuở ban đầu và giới ca sĩ chuyên nghiệp không đến hát nữa nên khách vắng thưa dần. Quán cơm Anh Vũ và phòng trà Anh Vũ chỉ còn trong tâm tưởng lớp người sống ở Sài Gòn một thời đã xa, những người lớp tuổi bảy mươi và tám mươi. Họ hoài niệm nó, như trong một đoạn thơ không rõ tác giả: “Sài Gòn ta gởi cho em/Quán cơm Anh Vũ, phố đèn Tự Do/Nhớ em! Ôi, thuở học trò/Này đường Nguyễn Trãi, con đò Thủ Thiêm...”.

Phạm Công Luận
(trích Sài Gòn, chuyện đời của phố, tập 3)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#6 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/08/2016 - 19:23

Cây xanh Sài Gòn trồng từ bao giờ - Kỳ 1: Làm đường kèm cây chống nắng


09:14 AM - 25/04/2016 Thanh Niên Online




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một con đường nhiều cây xanh ở Sài Gòn. Ảnh chụp năm 1895 - Ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Tam Thái

Sau khi người Pháp chiếm Sài Gòn, song song với việc xây dựng đô thị thì cây xanh ở vùng đất này cũng bắt đầu được tính đến với mục đích chống lại cái nắng của miền nhiệt đới.

Bước sơ khởi đầu tiên
Thạc sĩ Huỳnh Văn Sinh – Giảng viên Học viện Cán bộ TP....., người nghiên cứu về Sài Gòn xưa cho rằng, lịch sử của đất Sài Gòn rất trẻ chỉ trên 300 năm, do vậy đô thị Sài Gòn xưa xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước, việc phát triển đô thị quy cũ như phương Tây là không có, chủ yếu đô thị hành chính hoặc đô thị linh thiêng.
Từ khi người Pháp chiếm Sài Gòn khoảng từ 1863 – 1865 lúc ấy đường phố chưa có vỉa hè và những ý kiến trồng cây chống lại cái nắng oi bức của miền nhiệt đới đã được tính đến. Do đó việc người Pháp vào mang tư duy phát triển đô thị có quy hoạch hẳn hoi, từ đó cây xanh đô thị mới bắt đầu phát triển theo.
Đi đôi với đó người Pháp bắt đầu quy hoạch vỉa hè, mở rộng con đường và trồng thêm nhiều cây xanh. Năm 1863 – 1870 phần lớn cây trồng được Sở cầu đường Sài Gòn lấy từ khu vườn ươm khá phong phú từ vườn Bách thảo (nay là Thảo cầm viên Sài Gòn).
Cũng theo PGS. TS Trần Hữu Quang, viết trong cuốn “Hạ tầng đô thị buổi đầu” (của nhà xuất bản Tổng hợp TP.....), năm 1866 khá nhiều con đường đã được làm lại và phần lớn đã được trồng cây nhỏ ven theo lề đường gồm cây me và cây xoài. Việc trồng cây, tưới nước được chính quyền thành phố giao cho cấp làng đảm nhiệm.
Một thời gian sau người ta bắt đầu thấy những hệ quả mang lại không mong muốn, vì cây bắt đầu mở rộng có tán thưa, trái cây rơi rụng làm dơ đường phố, không phù hợp với đô thị. Trong đó có khoảng 20 con đường của Sài Gòn đã được ghi lại trong báo cáo họp thường kỳ của hội đồng thành phố thời bấy giờ.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hàng me trên đường Gia Long, nay là đường Lý Tự Trọng (quận 1) - Ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Tam Thái


Năm 1878 trong bản phúc trình của Uỷ ban Canh nông và Kỹ nghệ Nam Kỳ viết như sau: “Tất cả những con đường này đều đã có những vỉa hè đẹp ống cống lớn, xây bằng gạch (ý nói đây là những đường cống vòm đặc trưng ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đồng Khởi, Pasteur...) và được che mát bởi những loại cây khác nhau tràn trề sức sống như cây me, xoài, bàng...”.
Theo thời gian các cây này bộc lộ những khiếm khuyết của nó như: lá, quả rụng nhiều làm dơ bẩn đường phố, hoặc cây xà cừ bật rễ lên làm hư vỉa hè. Cho nên chính quyền thành phố đã cải tạo vào đầu thế kỷ 20.
Tháng 3.1912 một Ủy viên Hội đồng thành phố đề nghị chặt bớt cây ở khu trung tâm theo tỷ lệ cứ 2 cây thì chặt bớt 1 cây, tức là khoảng cách giữa 2 cây là 10 mét chứ không còn là 5 mét như ban đầu. Nguyên nhân lúc ấy nhà cửa ở nhiều nơi bị ẩm thấp nặng nề như ở đường Paul Blanchy (nay là đường Hai Bà Trưng), Blancsubé (nay là đường Phạm Ngọc Thạch). Cuối cùng, không rõ có phải dân chúng có óc “mê tín” hoặc “gắn bó” với thành phố hay không mà Hội đồng thành phố tỏ ra ngần ngại và đề nghị tiếp tục nghiên cứu chuyện này, chứ chưa đồng ý cho chặt bớt cây ngay.
Cây trăm tuổi ở Sài Gòn bắt nguồn từ Thảo cầm viên
Theo hồ sơ lưu trữ tại Thảo cầm viên Sài Gòn, một số hàng cây trên đường phố hiện nay có xuất phát từ đây. Đây là khu dự trữ, nghiên cứu thực vật đầu tiên ở Đông Dương vào năm 1864. Khi đó người Pháp đã bắt tay xây dựng và đặt tên là vườn Bách thảo Sài Gòn (Hortus Botanicus Saigonnensis) nằm phía Tây bắc kênh L’avanche (nay là kênh Thị Nghè) với diện tích rộng 12 ha.
Năm 1865 ông J.B.Louis Pierre từ Ấn Độ về phụ trách vườn Bách Thảo. Cùng thời gian này diện tích cũng được mở rộng lên 20 ha, được mô phỏng theo hình ảnh vườn thực vật Hoàng Đế Louis XIII của Pháp.
Nhiệm vụ đầu tiên đặt ra cho ông Pierre là sư tầm các loài thực vật, động vật đặc hữu của vùng Nam Kỳ và 3 nước Đông Dương để mang về Pháp. Đồng thời du nhập những giống cây có giá trị kinh tế về trồng thử nghiệm, từ đó chọn những cây thích hợp để nhân rộng ra.
Vào cuối năm 1865, Pierre đã mở rộng diện tích vườn Bách thảo lên 20 ha, mà ở đó còn bảo vệ nhiều cây rừng như: cây sao, dầu, gõ đỏ, giáng hương... còn sót lại trong khu rừng nhiệt đới tự nhiên tại đây.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Những cây được trồng ở Thảo cầm viên để nghiên cứu, nhân giống để trồng ở thành phố. Ảnh cây xà cừ ở Thảo cầm viên được xem là lớn nhất Việt Nam, có tuổi trên 150 năm - Ảnh: Độc Lập






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cây mét tuổi thọ có thể đến 250 năm, đường kính gốc đến 2,45 m - Ảnh: Độc Lập


Ngoài ra ông còn du nhập nhiều loại cây từ Ấn Độ, Châu Úc, Phi, Nhật Bản, Indonesia... trong đó có nhiều loài cây công nghiệp, cây bóng mát, cây ăn quả. Di sản của ông để lại với trên 100.000 mẫu vật. Bên cạnh đó còn hàng ngàn cây cổ thụ có tuổi thọ trên 100 năm ở Thảo cầm viên, trên đường phố trung tâm và trong Công viên t*o Đàn.
Trong trích lượt “Hạ tầng đô thị buổi đầu” của PGS. TS Trần Hữu Quang cũng có nhắc tới: “Trong một bức thư gửi đến viên thanh tra Sài Gòn vào năm 1866 có nói rằng vườn Bách thảo lúc này có sẵn 25.000 cây ươm và đề nghị viên thanh tra giao cho các hương chức ở các làng ven thành phố như vùng Gò Vấp, Chợ lớn đem đi trồng ở dọc đường phố”.

Phạm Hữu


*Trong bài có sử dụng tư liệu của:
- PGS. TS Trần Hữu Quang viết trong cuốn “Hạ tầng đô thị buổi đầu” (của nhà xuất bản Tổng hợp TP.....).
- Tư liệu từ Thảo cầm viên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#7 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/08/2016 - 19:33

[Ảnh] Những hàng cây xanh trăm năm quý giá ở Sài Gòn


08:03 AM - 26/04/2016 Thanh Niên Online




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Con đường Tôn Đức Thắng rợp bóng cây xanh ở Sài Gòn

Những hình ảnh hàng cây được trồng bên hai vệ đường từ thời Pháp thuộc cho thấy từ ngày xưa cây xanh ở Sài Gòn đã được quy hoạch và trồng một cách bài bản.

Nhiếp ảnh gia Tam Thái là người đã có công sưu tầm những tư liệu quý về cây xanh ở vùng đất Sài Gòn xưa. Ngoài ra, chính ông cũng đã chụp lại nhiều hình ảnh cây xanh trong thành phố, trong đó một số cây hiện đã không còn nữa.
Được sự cho phép của nhiếp ảnh gia Tam Thái, Thanh Niên gửi đến độc giả những hình ảnh về cây xanh được trồng trong đô thị xưa của Sài Gòn.





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cây xanh trên đường Duy Tân (nay là đường Phạm Ngọc Thạch) - Ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Tam Thái






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bức ảnh “Thu về”, được chụp năm 1901. Mọi người đang dạo chơi trên một nẻo đường của phố Sài Gòn - Ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Tam Thái






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bức ảnh “La Route de Saigon” chụp đầu thế ỷ 20, nay là đường Nguyễn Trãi - Ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Tam Thái






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đường Chasseloup-Laubat, nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai - Ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Tam Thái






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cây xanh được trồng trên đường Rue de Bankok, nay là đường Mạc Đĩnh Chi - Ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Tam Thái





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cây xanh trên đường Paul Blanchy, nay là đường Hai Bà Trưng. Ảnh chụp năm 1906 - Ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Tam Thái





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hàng me trên đường Gia Long, nay là Lý Tự Trọng - Ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Tam Thái






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quảng trường trước Nhà hát thành phố nhìn ra đại lộ cây xanh Bonnard (nay là đường Lê Lợi, quận 1). Hàng cây cổ thụ bên phải, nằm trước hành lang Eden - Ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Tam Thái






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Công viên Gia Định vào đầu thế kỷ 20 - Ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Tam Thái





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hàng cây phượng vỹ trên đường đến cầu Bình Lợi vào đầu thế kỷ 20. Đây cũng là đường Thiên lý Bắc Nam trước thập niên 1950 – Ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Tam Thái






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kênh Bonnard, hay còn gọi là kênh Hàng Bàng vì trên bờ sông có trồng nhiều loại cây bàng - Ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Tam Thái






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hàng cây xà cừ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. ẢNh chụp năm 2005 - Ảnh: Tam Thái






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đường An Dương Vương, quận 10. Ảnh chụp năm 2006 - Ảnh: Tam Thái






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cây xà cừ trên đường Tôn Đức Thắng. Ảnh chụp năm 2013 - Ảnh: Tam Thái






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


: Đại thụ chùa Hạnh Phú, quận 12. Năm 2012 đã không còn vì nhường đất cho dự án ven sông. Ảnh chụp năm 2000 - Ảnh: Tam Thái





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


: Đại thụ chùa Hạnh Phú, quận 12. Năm 2012 đã không còn vì nhường đất cho dự án ven sông. Ảnh chụp năm 2000 - Ảnh: Tam Thái


Phạm Hữu
Ảnh: Tam Thái

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#8 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/08/2016 - 20:50

Sài Gòn chuyện đời của phố: Tủ sách Tuổi Hoa


07:03 AM - 19/02/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bìa tác phẩm trong tủ sách Tuổi Hoa

Hoa Đỏ, Hoa Tím, Hoa Xanh, những từ giản dị, không phải nói về những loại hoa nào đó mà là về một tủ sách, khi vang lên luôn nhắc nhớ về kỷ niệm hồi mới lớn của cả một thế hệ sống ở miền Nam trước 1975.




Lớp độc giả miền Nam yêu thích tủ sách này, nay đã bước sang tuổi 50, 60 vẫn còn nhớ những cái tựa gợi cảm, mang đầy âm hưởng gây háo hức. Đó là Mật lệnh U đỏ, Chiếc lá thuộc bài, Khúc Nam Ai, Thiên Hương, Lữ quán giết người... và tên những tác giả Hoàng Đăng Cấp, Minh Quân, Bích Thủy, Kim Hài, Thùy An, Nguyễn Thái Hải... Khi tình cờ thấy lại được một cuốn sách cũ của tủ sách này, tất cả kỷ niệm đẹp đẽ như ùa về, cái thuở trong sáng đầy mơ ước hướng thiện.
Nhà xuất bản Tuổi Hoa với tủ sách Tuổi Hoa, chủ biên là ông Nguyễn Trường Sơn khai sinh, nuôi dưỡng và phát triển tủ sách này. Bước ban đầu, tủ sách này in vài quyển, “hình thức cố cho sạch sẽ, nội dung là để giải trí lành mạnh, các em tuổi 14 đến 16” (trả lời phỏng vấn của báo Bách Khoa).
Lúc đầu là sách của nhà văn Nguyễn Trường Sơn, cuốn Con tàu bí mật và sách của vài người bạn thân. Sau khi in được tám quyển đầu, tủ sách nhận được nhiều thư của các bậc phụ huynh khích lệ và được các độc giả nhỏ tuổi rất thích. Đến năm 1962, bán nguyệt san Tuổi Hoa được phép phát hành và sau đó Tủ sách Tuổi Hoa ra đời.
Tuy nhiên, lúc đầu tủ sách chỉ đủ sức cho ra rải rác một số quyển. Theo nhà văn Nguyễn Trường Sơn trả lời trên báo Bách Khoa, đến năm 1966 - 1967, được sự hỗ trợ và khuyến khích của nhà văn Minh Quân, tủ sách ra sách đều đặn hơn, trung bình mỗi tháng một cuốn. Lúc đầu, mỗi cuốn in 3.000 bản bán không hết, sau in tới 5.000 bản/cuốn và bán ngon lành. Giá bán từ 30 đồng, cao nhất là 60 đồng. Nhiều người lấy làm lạ vì số trang nhiều, in đẹp, bìa offsette tươi rói mà sao bán giá rẻ vậy. Tuy vậy, người hưởng lợi nhiều nhất là nhà phát hành hưởng chiết khấu tới 45%, không khác chi hiện nay.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sách Tuổi Hoa chia làm ba loại: Hoa Đỏ, Hoa Xanh và Hoa Tím. Hoa Đỏ là loại sách trinh thám, phiêu lưu, mạo hiểm. Hoa Xanh thuộc loại tình cảm nhẹ nhàng. Hoa Tím đã xuất hiện tình cảm giữa nam nữ một cách trong sáng dành cho tuổi từ 16 đến 18. Biểu trưng của tủ sách là bông hoa tám cánh do họa sĩ Vi Vi vẽ. Nhà văn Nguyễn Trường Sơn tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương, nên rất chú ý đến tính mỹ thuật của các ấn bản. Với “bút lực” của họa sĩ Vi Vi ngày càng phát triển, bìa các cuốn sách Tuổi Hoa ngày càng đẹp rực rỡ. Về nội dung, có sự hỗ trợ rất lớn của nhà văn Minh Quân từ việc quan trọng nhất là khai thác bản thảo, như giới thiệu nhà văn Nguyễn Hiến Lê viết cho tủ sách này (cuốn Bí mật dầu lửa) và mời một nhà phê bình kiếm hiệp viết truyện kiếm hiệp để “đả” loại kiếm hiệp hoang đường đang hoành hành lúc đó.
Lúc đầu, Tủ sách Tuổi Hoa có một số cuốn được viết theo dạng “phóng tác”, tức là dựa vào một cuốn tiểu thuyết nước ngoài và Việt hóa từ nhân vật cho đến bối cảnh trong truyện (Phải chăng đó là cách thức để hình thành những bản thảo khi đội ngũ viết cho tủ sách ban đầu hầu như không phải là nhà văn chuyên nghiệp?). Ví dụ như truyện Thiên Hương phỏng theo truyện Tombée du Ciel của Henry Winterfell, truyện Pho tượng rồng vàng phóng tác theo một truyện trinh thám của nước ngoài.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhà văn Kim Hài và nhà văn Thùy An (học chung một lớp tại Trường trung học Phan Chu Trinh, Đà Nẵng, sau đó cùng Khoa Địa chất, Đại học Khoa học Huế) cùng bắt đầu cộng tác với Tuổi Hoa cũng từ khâu “phóng tác” một tác phẩm của nước ngoài. Cuốn sách đầu tiên của hai chị ra đời mang tên Nắng lụa, ký tên Dạ Thanh, với bối cảnh xảy ra ở Huế. Nhuận bút cuốn đó trị giá ngang một lượng vàng. Sau đó, chị Kim Hài tiếp tục viết cuốn Khúc Nam Ai, lấy cảm hứng sau khi đọc một cuốn truyện dịch của chủ bút Nguyễn Trường Sơn đưa xem. Đó là lúc chị bắt đầu muốn viết những điều mình ấp ủ và trải nghiệm. Từ đó, ông Nguyễn Trường Sơn không đưa cho chị phóng tác bất cứ truyện dịch nào nữa mà chỉ nói “Kim Hài viết đi!”.
Nhà văn Thùy An trong năm 1970 viết cuốn truyện đầu tay là Vùng biển lặng (Tủ sách Hoa Xanh) và Hoa bâng khuâng (Hoa Tím). Từ đó, chị viết tất cả 9 cuốn sách cho tủ sách này cho đến năm 1975 như: Mây trên đỉnh núi, Hoa nắng (Hoa Xanh), Hoa bâng khuâng, Con đường lá me, Chân dung hạnh phúc, Như nắng xuân phai, Vườn cau nước dâng, Tiếng dương cầm. Nhà văn Kim Hài viết tổng cộng 7 cuốn cho tủ sách này, từ cuốn Khúc Nam Ai (1971), sau đó là Người dưng khác họ (Hoa Xanh), Cánh gió, Gợn sóng (Hoa Tím)...
Khoảng đầu thập niên 1970, nhờ các tác giả trẻ xuất hiện trong tủ sách và có sự đóng góp của một số nhà văn nổi tiếng, uy tín tủ sách ngày càng vững vàng. Tủ sách như một sân chơi tâm huyết cho những nhà văn, nhà giáo muốn dẫn dắt lứa độc giả nhỏ tuổi bước vào cuộc sống với lòng yêu thương dành cho cuộc sống, người thân, bạn bè và lớn hơn cả là tình yêu quê hương đang trong khói lửa chiến tranh.
Mùa hè 2015, nhà văn Nguyễn Trường Sơn, người anh cả sáng lập, điều hành và cũng là tác giả Tủ sách Tuổi Hoa đã từ trần tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 98 tuổi.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tác giả Thùy An năm 17 tuổi (trái) và nhà văn Nguyễn Trường Sơn - Ảnh: T.L


Phạm Công Luận
(trích Sài Gòn, chuyện đời của phố tập 3)





tiểu bảo
TP .. ... .... - 19/02/2016
Một thời bị lùa vào cái rổ đầy tai tiếng là sách đồi trụy có hại, song quả thật tuổi thơ tôi đã lớn lên và trưởng thành hơn rất nhiều nhờ vào những Hoa xanh, Hoa tím, Hoa đỏ ấy. Những cuốn truyện khổ bằng bàn tay, với biểu tượng sắc màu cho từng thể loại phù hợp với từng giai đoạn phát triển tâm lý,...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


71 thích Trả lời Báo nội dung xấu

Hai Lúa
Cà Mau - 19/02/2016
Ước gì những quyển sách như vậy được tái bản, nó phù hợp với tâm hồn trẻ thơ Việt Nam. Nhập làm chi ba cái chuyện tranh vớ vẩn đầy tính bạo lực của nước ngoài. Người VN ưu tiên dùng hàng VN. Không phải bất cứ cái gì cũ là xấu đâu.
46 thích Trả lời Báo nội dung xấu
danglemai
- 19/02/2016
Hồi đó tôi thích nhất là cuốn Tiếng Chuông Dưới Đáy Biển của Nguyễn Trường Sơn. Đọc mà cứ mơ tưởng như chuyện có thật ở Faifoo (Hội An)...

Viết mực
TP .. ... .... - 19/02/2016
Ôi... Một thời hoa mộng của tôi....
38 thích xem tiếp
38 thích xem tiếp
31 thích Trả lời Báo nội dung xấu

N.Phuong
- 20/02/2016
Và cả Tuổi Ngọc nữa ...Đến giờ này đầu đã hai thứ tóc mà vẫn thấy cám ơn những quyển sách nhỏ nhắn vừa như người bạn vừa như người thấy đã theo mình suốt thời niên thiếu
Báo nội dung xấu

phương nguyễn
TP .. ... .... - 20/02/2016
Báo Ngàn Thông rất hay cùng với tủ sách Tuổi Hoa là hành trang của lứa HSSV thời đó .
Báo nội dung xấu
3 thích Trả lời Báo nội dung xấu

Lê Hùng Dũng
TP .. ... .... - 20/02/2016
Minh thích truyện Pho tượng rồng vàng và đã đọc tử lớp 3
5 thích xem tiếp
4 thích 1 thích Trả lời Báo nội dung xấu

Trường
TP .. ... .... - 19/02/2016
có ai đã đọc Bác Sĩ Mai Anh chưa ? không biết có trên mạng không ?
2 thích Trả lời Báo nội dung xấu

1 fan Tuổi Hoa
TP .. ... .... - 16/04/2016
Sao chỉ nhắc những cuốn Tuổi Hoa khổ nhỏ Hoa Đỏ, Hoa Xanh và Hoa Tím mà kg ai nhắc tới những cuốn Tuổi Hoa khổ lớn và mỏng gần bằng cuốn tập học ra thường kỳ? Thời đó tôi vẫn để dành tiền ăn sáng mua về đọc, và trong tủ sách có hầu hết các cuốn Tuổi Hoa Hoa Đỏ, Hoa Xanh và Hoa Tím, năm 75 gia đình sợ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


1 thích Báo nội dung xấu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#9 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/08/2016 - 21:28

Sài Gòn chuyện đời của phố: Hoài vọng Tân Định - Đa Kao


06:27 AM - 17/02/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chợ Tân Định thập niên 1950 - 1960 - Ảnh: T.L

Từ Phú Nhuận đi qua cầu Kiệu, khu Tân Định như mở ra một thế giới khác của Sài Gòn.




Con đường Trần Quang Khải bắt đầu không gian đó, với cây cao bóng cả sang trọng như ấp ủ một thời Sài Gòn xưa cũ đầu thế kỷ.
Ông anh cả của tôi học trường Văn Lang ở đường Trần Quý Khoách vẫn nhắc tới Giáo sư - nhà thơ Vũ Hoàng Chương ròm tom, đi dạy học trên chiếc xích lô đạp, đầu những năm 1960. Nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan, nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương cũng dạy ở trường này. Lớp có hơn 90 học sinh, ngồi chen chúc như cá mòi hộp.
Ông Dương Hữu Đạt hồi nhỏ sống trên con đường Albert Premier, nay là Đinh Tiên Hoàng, đoạn Q.1. Ông cho rằng người Sài Gòn thời đó sống chân chất, hiền lành hơn, mâu thuẫn giữa người Việt và Pháp cũng không gay gắt. Những người dân nghèo từ lục tỉnh lên sống lang thang trên đường phố khu Đa Kao, đánh giày hay bán sách dạo in bằng tiếng Pháp cho những bà đầm, anh lính hay viên công chức người Pháp. Họ kiếm sống từng bữa, ăn cơm hàng cháo chợ tằn tiện và không tham lam. Nhiều lần ông thấy những người lính Tây say rượu nằm lăn ra trên đường ngủ, bỏ mặc xe đạp bên lề đường. Mấy người đánh giày hay bán sách dạo dựng xe của họ lên, đạp mấy vòng phố xá chơi cho biết rồi đem đặt trở lại chỗ cũ. Những người đạp xích lô đầu những năm 1950 hay đậu xe bên lề đường này chờ khách. Họ thích uống cà phê bít tất, đổ ra dĩa cho mau nguội, uống nhanh để còn lo chạy mối. Trong khi chờ khách, họ nằm khểnh đọc báo Sài Gòn Mới của bà Bút Trà, mải mê đọc truyện của các ông Thiếu Lăng Quân, Phi Long… Ông Đạt nghe mấy bà đầm Pháp kháo nhau rằng thật đáng ngạc nhiên khi dân lao động nghèo trên phố Sài Gòn rất thích đọc báo và có khi đọc sách nữa, điều không thấy có ở tầng lớp dân nghèo kiếm sống lề đường bên Pháp.
Khoảng thời gian đầu thập niên 1950, khu Đa Kao xôn xao vì một vụ tự tử thương tâm. Người chết là một bà xẩm - tên thường gọi phụ nữ người Hoa. Bà thuộc nhóm phụ nữ Hoa giúp việc nhà rất được người Pháp tin cậy, trả lương cao, cho phép đánh đòn con nít Tây. Bù lại, họ trung thành với chủ, sạch sẽ, nấu ăn ngon, dạy dỗ và thương yêu đám con nít. Người phụ nữ bất hạnh trong câu chuyện này không có gì sai sót trong mắt ông chủ giàu có người Pháp, chủ hãng xe Rồng Xanh (Dragon Vert). Tuy nhiên, một ngày kia ông phát hiện bị mất một số tiền lớn và bà xẩm bị nghi ngờ. Không biện minh được, bà xẩm thắt cổ tự tử để chứng minh sự trong sạch.
Người dân ở đây sống lâu với người Pháp nên hiểu họ khá rõ. Với tâm trạng tha hương, những anh lính hay giới công chức Pháp thích hưởng thụ xả láng cuộc sống vui chơi ở thuộc địa, nhiều người chìm đắm trong men rượu hòng quên đi nỗi nhớ quê hương và những nỗi căng thẳng khác. Đồng lương của họ được xài phung phí, chỉ sau vài ngày lãnh lương là gần cạn. Thỉnh thoảng lại có những trận đánh nhau giữa phu xích lô, thợ đánh giày với những người Pháp say rượu trước mấy cái nhà hàng khúc đường trước rạp hát Casino.
Sau khi tin tức về trận Điện Biên Phủ lan về Sài Gòn, người Pháp khu Đa Kao buồn và thu mình lại.
Có dạo tôi thường ghé nhà một anh chuyên rửa ảnh đen trắng thủ công trên con đường này. Trong lúc chờ đợi in ảnh, tôi đi bộ quanh khu Tân Định, hỏi dò vài người sống quanh đó về một quán cà phê mở sau 1975 của đôi vợ chồng nghệ sĩ Từ Dung - Từ Công Phụng mang tên “Từ Dung”, có chiếc piano trắng nhưng không ai biết quán đã từng đặt ở đâu. Tôi đi ngó đồ bán “xôn” trên lề đường, đi tràn sang phía bên khu xóm Vạn Chài và dọc đường thơ thẩn, tôi phát hiện có quá nhiều cái đình chỉ trong một khoảnh đất không lớn. Đình Nam Chơn, rồi đình Phú Hòa từng là nơi có quán cà phê của nghệ sĩ nổi tiếng Bảy Nhiêu, thân phụ của các nghệ sĩ Kim Cúc, Kim Lan. Đình Sơn Trà trên đường Nguyễn Phi Khanh. Trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm là đình Tân An. Đình Nghĩa Hòa cũng trên đường Trần Quang Khải.
Sau này đọc sách mới biết xóm Vạn Chài ở vùng Đa Kao này là xóm của những người dân chài từ miền Nam Trung bộ di dân vào. Khi đã ổn định, họ lập ra tới bảy ngôi đình để tiếp tục thờ Thành hoàng của làng đánh cá ở quê cũ, mà họ gọi là vạn.
Bác Hai, chủ tiệm rửa ảnh kể tôi nghe về những hàng quán ngon lành mà giới công chức cao cấp thời trước 1975 thích ghé như nhà hàng Casino Đa Kao, có món độc đáo nhất là món tôm hùm đút lò. Nhà hàng cơm Tây La Cigale (Con ve sầu) trên đường Đinh Tiên Hoàng và Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu) có món tôm cua ốc.
Ở đô thị Sài Gòn cũ, khu Đa Kao - Tân Định có thể nói tập trung nhiều tinh hoa của thành phố này nhất. Đó là vùng đất tụ hội những người tài hoa, cá tính, sành điệu... thể hiện nhiều nhất lối sống Sài Gòn cũ.

Phạm Công Luận
(trích Sài Gòn, chuyện đời của phố, tập 3)


Bạn đọc phản hồi (11 nhận xét)


long tran van
- 17/02/2016
Mình sống ở đây từ khi mới sinh ra đến giờ đã gần 60 năm rồi.Có thể nói địa danh Đakao mỗi khi ai hỏi mình ở đâu là 1 cái gì đó rất đặc biệt ( pha chút tự hào). Vì đây là đất đồi nên lúc nào cũng khô ráo, sạch sẽ, mình tuy ở trong hẻm nhưng xe hơi đi lại được và đã được tráng nhựa từ sau Tết Mậu thân...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


36 thích 4 thích xem tiếp
31 thích Trả lời Báo nội dung xấu

Võ Thanh Liêm
TP .. ... .... - 18/02/2016
Ông nội mình ngày xưa không gọi vùng đất này là Đakao mà gọi là Đất Hộ (tên của vùng này từ thời xa xưa, theo lời ông đã nói). Ông giải thích rằng nguyên nhân gọi Đất Hộ sang Đakao là do người Pháp phiên âm. Đất Hộ phiên âm sang tiếng Pháp là Dak Ho, mà trong tiếng Pháp chữ H là H câm (H muet), viết...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


31 thích 3 thích Báo nội dung xấu


trang trường hận
TP .. ... .... - 17/02/2016
hồi đó học trường nguyễn bá tòng gia định , tuần nào cũng trốn học vào casino dakao xem phim lý tiểu long - khương đại vệ - địch long - trần tinh - thoát cái đầu đã bạc trắng ...
25 thích 3 thích

Tuan
Bình Dương - 19/02/2016
Theo tôi kế rạp hát là tiệm mỳ Tùng Ký, đối diện là bánh cuốn Tây Hồ


Lê Phong
TP .. ... .... - 17/02/2016
Từ cầu Bông qua là ngã tư , ngay góc trái - mé chợ ĐaKao là bánh mì Ba Lẹ . Nhìn xéo bên kia đường , kế rạp Casino là thạch chè Hiển Khánh !
23 thích 3 thích

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 25/08/2016 - 21:33


Thanked by 3 Members:

#10 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/08/2016 - 21:39

Sài Gòn chuyện đời của phố: Không biết Saigon Departo là 'quê một cục'

06:26 AM - 16/02/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Saigon Departo là dãy nhà phía bên trái, góc ngã tư Tự Do - Thái Lập Thành (nay là Đồng Khởi- Đông Du) - Ảnh: T.L

Sài Gòn thời đó, ai mà không biết Saigon Departo là bị chê “quê một cục”.




Trên báo xuân Chính Luận năm 1969, bài phóng sự của H.Thủy Ba bộ mặt của Tết Sài Gòn có nêu: “Đi đến đường Tự Do mà không ghé Saigon Departo thật là một thiếu sót. Trong dịp tết đến, Saigon Departo được huy động toàn lực để... vét túi khách hàng giàu sang”.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khu bán đồ gốm sứ, sơn mài và quạt điện - Ảnh: T.L



Tác giả viết tiếp: “Dân nghèo mà vô đây thì đúng là cảnh chim chích lạc vào rừng. Các món nữ trang, mỹ phẩm đến các đồ tiểu thủ công nghệ chẳng hạn như đèn trang hoàng, giá cũng phải ba bốn chục ngàn một món. Dân nghèo sức mấy mà sờ vào đó... Ít người tay xách nách mang vì có xe hơi bên cạnh, mua gì là họ gọi tài xế tống ngay lên đó chở về nhà...”.
Nhiều người, nhất là giới phụ nữ, cố gắng đến Saigon Departo để xem ít nhất một lần cho biết, nhân tiện ghé cửa hàng thực phẩm Pháp gần đó mua bơ Bretel hay cá mòi Sumaco, nước tương Maggi ăn với bánh mì cho bữa điểm tâm.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sự hiện diện của loại hình trung tâm bách hóa tổng hợp ở VN có bề dày không lâu và do người Pháp lập nên. Nổi tiếng nhất miền Bắc là Gô đa (tiếng Pháp là Godard) sang trọng bậc nhất thời Pháp thuộc, nay là Tràng Tiền Plaza. Còn ở miền Nam, đó là thương xá Tax. Tòa nhà bách hóa tổng hợp này có lịch sử lâu đời, được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 19, lúc đầu mang tên Les Grands Magazins Charner (GMC).
Năm 1967, song song với việc thành lập siêu thị đầu tiên ở miền Nam và có lẽ là của cả nước, một trung tâm bách hóa tổng hợp đã được mở ra ở Sài Gòn, cạnh tranh thu hút khách với thương xá Tax. Điều cần lưu ý là trung tâm buôn bán này được vận hành khá bài bản, hiện đại không khác mấy hoạt động của các trung tâm bách hóa tổng hợp hiện nay. Đó là Trung tâm bách hóa Saigon Departo, thiết lập tại đường Tự Do, quận Nhứt (nay là đường Đồng Khởi), trực thuộc Sài Gòn đại bách hóa thương xã.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khu bán đồ chơi và búp bê - Ảnh: T.L



Departo là cái tên do người Nhật đặt ra, tương tự như Department store của Mỹ, Anh nhưng quy mô nhỏ hơn. Saigon Departo mượn cái tên này nói lên tính chất và quy mô của trung tâm. Như tất cả các trung tâm bách hóa, người dân đến đây có thể mua đủ loại vật dụng cho gia đình, đồ dùng hằng ngày, trong bếp, văn phòng, vải vóc quần áo, đồ dùng đi du lịch... mà không phải đi đâu xa.
Sau khi xuất hiện không lâu, cái tên Departo ở Sài Gòn đã mang ý nghĩa sành điệu. Không chỉ vì có bán nhiều đồ cao cấp, có cách bài trí hàng hóa tiện lợi và đẹp mắt, phong cách phục vụ mới mẻ như một làn gió mới thổi vào đời sống của người Sài Gòn thập niên 1960.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Việc đào tạo nhân viên ở đây tiến hành khá bài bản trong điều kiện đang có chiến tranh là điều ít ai ngờ tới. Trước ngày 16.7.1967 là ngày chính thức mở cửa, ban giám đốc trung tâm này dành thời gian hơn nửa năm đi nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các sản phẩm có thể kinh doanh. Họ lập một đoàn sang Nhật Bản, Hồng Kông và vài quốc gia châu Âu để học hỏi kinh nghiệm. Sau đó, việc tuyển chọn nhân viên được tiến hành. Hơn 60 thiếu nữ bán hàng được tuyển dụng từ cuối năm 1966, có trình độ học thức khá, nói được tiếng Anh, Pháp và trình độ trung học. Họ được ông Trần Thiện Ân, người của Bộ Kinh tế chính quyền Sài Gòn, đào tạo trực tiếp. Ông Ân từng tốt nghiệp chuyên ngành Department store tại Mỹ, từng thực tập tại trung tâm bách hóa R.H.Macy tại New York 4 năm nên nhiều kinh nghiệm và bài bản. Ông huấn luyện nhân viên từ lý thuyết đến thực hành về cách giao dịch và cử chỉ niềm nở với khách, cách bán hàng, gói hàng, giới thiệu hàng.
Tuy chỉ có hai tầng, trệt và lầu chiếm 1.500 m2, trung tâm có đủ các khu vực bán hàng: khu vật dụng trong nhà, khu mỹ phẩm và đồ mỹ nghệ, thực phẩm công nghiệp như đồ hộp. Lầu hai bán vải vóc, quần áo trẻ em may sẵn, máy thu thanh, máy vô tuyến truyền hình, đồ điện. Tầng này có khu giải trí cho trẻ em và khu vực giải khát có máy phát phim ca nhạc sử dụng đồng jeton bỏ vào lỗ để chọn phim. Hàng hóa ở đây 70% là hàng nước ngoài và 30% hàng trong nước. Với cơ cấu hàng hóa đó, khách mua hàng là giới khá giả ở Sài Gòn và người nước ngoài. Các dịp lễ tết, cửa hàng rất đông khách.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khu bán đồ gia dụng và khu giải trí cho thiếu nhi - Ảnh: T.L


Cùng với siêu thị Nguyễn Du và thương xá Tax, Saigon Departo tạo nên bộ mặt thương nghiệp hiện đại của Sài Gòn cách nay gần nửa thế kỷ, sớm thúc đẩy nền thương nghiệp mang tính cạnh tranh của người Sài Gòn và giúp dân chúng quen với mô hình buôn bán hiện đại, tiện dụng của thế giới trong điều kiện chiến tranh không dễ gì ra nước ngoài đi du lịch tìm hiểu cuộc sống quốc tế.

Phạm Công Luận
(trích 'Sài Gòn chuyện đời của phố', tập 3)


Bạn đọc phản hồi (2 nhận xét)
nguyễn phương
TP .. ... .... - 17/02/2016
Hòn ngọc Viễn Đông Saigon thật là không hổ danh ! Nhìn hàng hóa trong cửa hàng đầy ấp không thua gì bây giờ ,nhân viên bán hàng đồng phục áo dài rất đẹp ,đào tạo bài bản ...hết sức hiện đại trong thời đó .



do lien anh
TP .. ... .... - 16/02/2016
Trước 1975, ngay trước cửa ra vào Saigon Departo có 1 máy đánh giày miễn phí ....tiếc là không có hình chụp này. Các thanh niên sinh viên hay ra đấy ...đánh giày: đứng và bấm nút thì máy chạy đúng theo 1 thời gian rồi tự tắt .
55 thích Trả lời Báo nội dung xấu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 25/08/2016 - 21:41


Thanked by 3 Members:

#11 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/08/2016 - 21:36

Sài Gòn chuyện đời của phố: Siêu thị đầu tiên ở VN

05:32 AM - 27/02/2015 Thanh Niên

Siêu thị Nguyễn Du, khu siêu thị đầu tiên ở Sài Gòn và có thể nói là toàn cõi VN mở cửa năm 1967, mang đến cho nhiều gia đình công tư chức ở Sài Gòn những tiện lợi trong chuyện mua sắm mà trước đó không hề có.




Siêu thị Nguyễn Du, khu siêu thị đầu tiên ở Sài Gòn và có thể nói là toàn cõi VN mở cửa năm 1967, mang đến cho nhiều gia đình công tư chức ở Sài Gòn những tiện lợi trong chuyện mua sắm mà trước đó không hề có.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Diễn viên điện ảnh Kiều Chinh đến mua hàng tại siêu thị Nguyễn Du trước 1975 - Ảnh: Tư liệu


Một dịp sát tết, tôi được đến siêu thị với anh trai, thấy nó giống một cửa hàng cực lớn, máy lạnh mát rượi và đầy những thứ lạ lẫm. Khách mua hàng toàn những người lớn ăn bận lịch sự, nam với áo chemise bỏ vào quần, những người lính và nhiều phụ nữ bận áo dài. Do xe đẩy không có nhiều như bây giờ, khách mua hàng toát mồ hôi sắp hàng tính tiền, tay lủ khủ hàng hóa trong những cái túi lưới.
Siêu thị Nguyễn Du được thiết lập ở góc đường Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, Sài Gòn (hai con đường này nay thuộc quận 1, tên đường không thay đổi cho đến nay) do Tổng cuộc Tiếp tế thành lập. Theo một số tài liệu, năm 1966, ông Trần Đỗ Cung, đứng đầu cơ quan trên được giao nhiệm vụ quân bình thị trường. Ngoài việc cấp bách như giải quyết những việc cần thiết cho đời sống người dân như nhập xe gắn máy, điều hòa việc phân phối thịt heo, gạo, ông dự tính thiết lập tại VN các trung tâm bán lẻ để phục vụ đại chúng, nhất là những người có đồng lương ổn định.
Đầu tháng 2.1967, một phái đoàn do ông Cung cử ra đã đến thăm chợ Mỹ (Commissary) ở đường Hùng Vương, Chợ Lớn để quan sát hoạt động cùng cách tổ chức của cơ sở này. Sau đó một tuần, ông Trần Đỗ Cung cùng một chuyên viên tài chính lên đường đi Philippines theo lời mời của Tập đoàn siêu thị Makati ở thủ đô Manila để nghiên cứu về quản lý, kiểm soát, tổ chức và sản xuất thực phẩm. Họ còn tiếp tục đến Hồng Kông, Singapore để tham quan các siêu thị. Sau đó, tổ chức đào tạo về cách vận hành siêu thị cho nhân viên và tổ chức một khu chợ tết vào tháng 1.1967, vừa để phục vụ việc mua sắm tết vừa tổ chức buôn bán theo hình thức mới để huấn luyện nhân viên của mình.
Theo hồi ký của ông Trần Đỗ Cung xuất bản tại Mỹ năm 2011, một kiến trúc sư người Đức tên Meier đã được thuê vẽ họa đồ xây cất siêu thị, phối hợp với Công ty NCR về trang bị, thiết bị bên trong. Ngày 16.10.1967, siêu thị đầu tiên ở VN chính thức ra đời, mở đầu một kỷ nguyên mới cho ngành bán lẻ. Từ cửa vào, khách đi tay không vô siêu thị bằng một cửa quay, tự lấy một giỏ xách hay xe đẩy và đi lựa chọn hàng đã ghi sẵn giá trên kệ. Chọn xong, họ tính tiền ở các quầy thu ngân có máy tính tự động. Siêu thị này có 6 quầy thu ngân ở cửa ra, trong đó có một “quầy hỏa tốc” dành cho những người mua ít hàng. Còn có một lối ra cho người không mua hàng. Cách thức không khác gì siêu thị ngày nay, nhưng khi nó được áp dụng cách nay gần 50 năm thì là một sự ngạc nhiên và kỳ thú đối với khách mua hàng Sài Gòn. Trong hồi ký, tác giả tả không khí lúc đó: “Siêu thị đã hoàn tất trên đường Nguyễn Du, có bãi đậu xe rộng rãi. Ngày khai trương cả đoàn xe Honda, Mobylette và Vespa rầm rập kéo đến chở vợ con hí hửng bước vào ngôi chợ tối tân mới mở cửa, phục dịch khách mua hàng một cách niềm nở và lịch sự”.
Sau khi khai trương hơn một tháng, siêu thị Nguyễn Du tổ chức một sự kiện đánh dấu sự thành công của mình. Khi người khách thứ 100.000 đến đây và đặt tay vào cửa quay, loa phóng thanh phát to: “Hoan nghênh công dân siêu thị thứ 100.000, là anh Lê Văn Sâm...”. Anh được choàng băng kỷ niệm và được ông quản đốc trao tặng giải thưởng trị giá 10.000 đồng.
Siêu thị Nguyễn Du nằm trên diện tích 30.000 m2, ở một khu phố còn vắng vẻ không phù hợp cho việc buôn bán lắm nhưng khi siêu thị được lập ra, số khách hàng lui tới được đánh giá là “ngoài mức tưởng tượng”. Trung bình mỗi ngày có khoảng 2.500 người đến mua sắm và doanh thu mỗi ngày tối đa là 1,5 triệu đồng thời đó.
Trước khi siêu thị được thành lập, trong giới doanh thương Sài Gòn, tuy rất nhanh nhạy với cái mới đã có nhiều ý kiến cho rằng đây là việc làm “không tưởng”. Tuy nhiên, Tổng cuộc Tiếp tế với ý định sẽ thiết lập các chuỗi dây chuyền siêu thị tư nhân đã không chùn bước. Sau khi siêu thị này hình thành ít lâu, họ nhận được nhiều thư tán thưởng và nhiều tư nhân tấp nập gửi đơn đến đề nghị cộng tác thiết lập siêu thị tư nhân dưới hình thức này hay hình thức khác. Đến tháng 12, đã có hai siêu thị tư nhân cỡ nhỏ là An Đông và Đoàn Thị Điểm mở ra. Cái thứ ba ở Biên Hòa được trang bị để mở vào Tết Mậu Thân năm 1968.
Siêu thị này và những siêu thị nhỏ khác ở Sài Gòn và các vùng lân cận hoạt động đến 1975 thì chấm dứt. Sau đó là khoảng thời gian vắng bóng siêu thị cho đến gần 20 năm sau mới xuất hiện trở lại (khoảng 1993). Đến nay nhiều người vẫn cho rằng, siêu thị ở VN bắt đầu quá muộn mà không biết nó đã hình thành từ gần nửa thế kỷ nay và đã được tổ chức hoạt động rất tốt không khác gì các siêu thị bây giờ.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Những hình ảnh tư liệu về siêu thị Nguyễn Du - siêu thị đầu tiên ở Việt Nam



Đi trước cả Bangkok

Sau khi siêu thị Nguyễn Du được thành lập không lâu, ông Cung được SMI (Viện Siêu thị - Super Marketing Institute) mời qua Bangkok (Thái Lan) gặp các nhà buôn Thái để trình bày kinh nghiệm khi hình thành siêu thị đầu tiên này. Như vậy, dù đang trong hoàn cảnh chiến tranh, Sài Gòn đã đi trước Bangkok, một thành phố lớn sống trong hòa bình về việc buôn bán lẻ qua hệ thống siêu thị.

(Trích từ Sài Gòn - Chuyện đời của phố phần 2 do NXB Văn hóa - Văn nghệ TP..... và Phương Nam Book ấn hành)

Phạm Công Luận

Bạn đọc phản hồi (12 nhận xét)

Iris
Q.2 - 27/02/2015
Sài gòn của tôi! Yêu vô cùng! Tiếc là người Sài Gòn năm cũ, thanh lịch, tế nhị, chỉn chu, có văn hóa ứng xử tuyệt vời càng ngày càng già và càng ít....
160 thích 56 thích Trả lời Báo nội dung xấu

vb
- 27/02/2015
Người Sài Gòn vẫn còn đấy thôi. Chỉ có khác là dân số di cư từ nơi khác đến quá nửa rồi.
Báo nội dung xấu

Le Minh
- 27/02/2015
Nhưng bây giờ Viet Nam đã đi chậm hơn 40 năm so với các nước tiên tiến của Đông Nam Á như Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Mã Lai....
130 thích Trả lời Báo nội dung xấu

Hoàng Anh
TP..... - 27/02/2015
Tôi còn nhớ ấn tượng nhất tại siêu thị Nguyễn Du lúc đó là món thịt ba rọi đông lạnh, ăn được và giá dễ mua !
22 thích Trả lời Báo nội dung xấu

Manh Dung
- 06/03/2015
Chính xác là 48 năm, nếu tính cả tuổi mụ thì là 49 năm đấy cháu ạ.
Báo nội dung xấu

Trần Hồng
Tp .... - 27/02/2015
Gà đông lạnh nguyên con làm sẵn của Vissan là mặt hàng bán chạy và sốt nhất tại siêu thị Nguyễn Du lúc xưa. Danh từ "gà đông lạnh" sau đó được nhiều người sử dụng trong xã hội khá nhiều !


vien
TP..... - 27/02/2015
Ồ !Xưa rồi Diễm,giờ thì không xướng vuốt đuôi Bangkok
54 thích Trả lời Báo nội dung xấu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 26/08/2016 - 21:39


Thanked by 1 Member:

#12 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/08/2016 - 21:47

Sài Gòn chuyện đời của phố: Cư xá của những nghệ sĩ danh tiếng

06:48 AM - 26/02/2015 Thanh Niên

Cư xá Chu Mạnh Trinh từng là nơi cư ngụ của những gia đình nghệ sĩ nổi tiếng nhất Sài Gòn: Năm Châu, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Thẩm Thúy Hằng, Mộc Lan, Lê Mộng Hoàng...

Cư xá Chu Mạnh Trinh từng là nơi cư ngụ của những gia đình nghệ sĩ nổi tiếng nhất Sài Gòn: Năm Châu, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Thẩm Thúy Hằng, Mộc Lan, Lê Mộng Hoàng...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghệ sĩ Kim Cúc cùng các con ở trước nhà năm 1966


Cư xá Chu Mạnh Trinh trước kia có tên là cư xá Ngân hàng Đông Dương, nằm trong hẻm số 215 Chi Lăng, ấp Đông Nhất, xã Phú Nhuận, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, ngoại vi Sài Gòn. Đây là một con hẻm có quy hoạch cho khu cư xá, gồm một hẻm trục lớn và các hẻm nhỏ tỏa nhánh thẳng góc hai bên, đánh số 215 A, B, C, D, E, F cho tới G. Khoảng năm 1962 hay 1963, Trường Chu Mạnh Trinh được lập ở phía đầu hẻm nên dân quanh vùng gọi là cư xá Chu Mạnh Trinh.
Năm 1957, gia đình nghệ sĩ Năm Châu mua căn nhà ở đây khi sinh cậu con trai thứ sáu tên Long. Lúc đó, đạo diễn Hồng Dung, con gái của ông, vừa lên hai tuổi. Lớn lên một chút, chị Dung còn nhớ xung quanh là các vila song lập hình chữ L chỉ có tầng trệt không có tầng lầu, cùng kiểu giống nhau, ngang khoảng 8 m, không sâu lắm, khoảng 12, 13 m. Trước kia, cư xá này dành cho các công chức Pháp của ngân hàng. Sau 1954, người Pháp dần rút về nước và người Việt trung lưu, công chức tìm đến mua để ở.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nghệ sĩ Năm Châu trước ngôi nhà của mình

Gia đình nghệ sĩ Năm Châu có lẽ là gia đình nghệ sĩ đầu tiên đến ở, còn nhận giấy chủ quyền bằng tiếng Pháp. Dần dà có nhiều gia đình trong giới nghệ sĩ tìm đến. Trong số đó, gia đình nhạc sĩ và danh ca Dương Thiệu Tước, Minh Trang ở cùng với con gái là danh ca Quỳnh Giao ngay tại nhà ông Năm Châu trong hẻm D. Hẻm C đối diện là nhà nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng. Hẻm E có nhà nhạc sĩ Phạm Duy ở ngay đầu hẻm cùng với danh ca Thái Hằng, Thái Thanh, Duy Quang, Thái Hiền... bên trong là nhà của nghệ sĩ cải lương Kim Thoa. Hẻm F đối diện có nhà của đôi vợ chồng nhà báo - nhà văn Hồng Tiêu và Bà Tùng Long. Sau này, qua từng thời kỳ có lúc cư xá là nơi tá túc của đạo diễn Hoàng Anh Tuấn, nữ danh ca Mộc Lan, danh ca Anh Ngọc, nhạc sĩ Lê Dinh, đạo diễn Lê Mộng Hoàng...
Những năm đầu thập niên 1960 là những năm tháng rất vui với bầy trẻ hẻm D cư xá Chu Mạnh Trinh. Các con nhà đôi nghệ sĩ danh tiếng Năm Châu - Kim Cúc vốn là con nhà nòi nên dẫn dắt trẻ nít hẻm D trong các trò vui, chủ yếu là diễn tuồng. Lúc đó cả xóm từ người lớn đến trẻ nít đều mê sân khấu, đều hâm mộ các vở diễn của nghệ sĩ Năm Châu dàn dựng và diễn. Xóm thành lập một gánh hát trẻ con, do chị em nhà Hồng Dung đứng đầu. Sân khấu là bộ ván ngựa của nhà bà Hai Mùi nhà gần bên. Cứ mỗi buổi chiều, lũ trẻ được người lớn lùa đi học bài sau khi ăn cơm chiều. Sau đó mới đến thời gian dành cho “sân khấu” cho tới 9 giờ tối mới tan. Đến thời kỳ điện ảnh Ấn Độ phổ biến sang Sài Gòn sau đó một chút, lũ trẻ cũng nhanh chóng chuyển sang múa Ấn Độ trên sân khấu của mình. Ngày tết là lúc bận rộn với nghệ sĩ vì lịch diễn kín mít, nhưng sau tết một chút là có thể rảnh rỗi tiếp khách ăn tết muộn. Các nghệ sĩ Duy Lân, Năm Nở là bạn thân thiết với ông Năm Châu thường đến chơi nhà. Thời gian đó, hai nghệ sĩ Út Bạch Lan, Thành Được còn là vợ chồng rất thương các con của ông bà Năm Châu - Kim Cúc. Hai nghệ sĩ này không có con nên cứ đến dịp Noel, Tết Nguyên đán là đi chiếc xe mui trần chở đầy đồ chơi đến để làm quà cho lũ trẻ.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Con hẻm trước nhà nghệ sĩ Năm Châu

Căn nhà của nghệ sĩ Năm Châu đến nay vẫn còn ở cư xá Chu Mạnh Trinh sau gần 60 năm ấp ủ một gia đình an vui. Con hẻm chính đã có tên mới là đường Đoàn Thị Điểm thuộc quận Phú Nhuận. Các biệt thự xây từ thời kỳ đầu trong cư xá đã thay đổi thành nhà đúc, lầu cao. Các nghệ sĩ của Sài Gòn một thuở, những bóng sắc huyền thoại, những danh ca một thời, những nhà văn nhà báo của nửa thế kỷ trước từng sống ở đây hầu như không còn ai ở lại cư xá này, trừ căn nhà 215D/16 năm xưa của nghệ sĩ Năm Châu, nay đã ngăn thành hai căn cho gia đình hai người con và đổi địa chỉ mới. Nhà không xây lại, vẫn còn mái ngói cũ lấp ló trên cao. Buổi sáng mùa hè có tiếng dương cầm vẳng ra từ phần nhà bên phải.
Chị Hồng Dung pha ly cà phê tiếp khách. Mùi hương gợi nhớ những buổi sáng xa xưa, cuối thập niên 1960 khi ba chị còn khỏe, thức dậy từ bốn giờ rưỡi sáng để pha cho mình một tách cà phê xong rồi lần lượt pha thêm mười tách nữa cho các con uống trước khi đi làm hay đi học và xem đó là niềm vui. Những âm thanh, mùi hương cũ của một thời vẫn còn đâu đây, như khi sân khấu cải lương Sài Gòn và danh tiếng nghệ sĩ lão thành Năm Châu đang là thời kỳ vàng son nhất.

Nơi có sự chia sẻ, đồng cảm
Tác giả Phạm Công Luận cho biết: “Vật đổi sao dời, người ta tụ lại rồi tản đi là chuyện bình thường. Tôi chỉ luôn tự hỏi điều gì đã khiến nhiều nghệ sĩ danh tiếng của Sài Gòn một thời lại tụ về cư xá này. Có lẽ là do môi trường sống yên tĩnh, tách biệt của cư xá cũng như nhu cầu về sự chia sẻ, đồng cảm, bao bọc nhau của giới nghệ sĩ Sài Gòn xưa. Nếu không có thay đổi về thời cuộc, có lẽ không ít người vẫn còn sống ở đó lâu dài...”.

Xuyên Vân
(ghi)


(Trích từ Sài Gòn - Chuyện đời của phố phần 2 do NXB Văn hóa - Văn nghệ TP..... và Phương Nam Book ấn hành).

Phạm Công Luận
Ảnh do gia đình nghệ sĩ Năm Châu cung cấp



Bạn đọc phản hồi (12 nhận xét)

  • Lượt người thích


Phiên
TP..... - 26/02/2015
Trong bài đây bạn: "Con hẻm chính đã có tên mới là đường Đoàn Thị Điểm thuộc quận Phú Nhuận"
11 thích xem tiếp
10 thích Trả lời Báo nội dung xấu

Hoài Niệm
- 28/02/2015
Đầu cổng cư xá Chu Manh Trinh ngày xưa có xe bò viên ngon hết biết. Bây giờ ông bán bò viên không biết ở đâu để đi ăn. Tiếc quá!
10 thích 5 thích 1 thích Báo nội dung xấu

Hồ Thanh
Tân phú, TP .... - 27/02/2015
Nhà của Nhạc sĩ Phạm Duy giờ là quán Cafe rất đẹp, tôi thường hay dẫn vợ con đi uống vào cuối tuần. Ở cuối hẽm Đoàn Thị Điểm (Hẻm đối diện Thế giới di động đầu đường Phan Đăng Lưu, ngay ngã tư Phú Nhuận)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 26/08/2016 - 21:49


Thanked by 1 Member:

#13 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/08/2016 - 21:58

Sài Gòn chuyện đời của phố: Về Bà Chiểu, rảo Hàng Bàng

05:47 AM - 03/03/2015 Thanh Niên




Cô Tám nhắn tin trên Facebook hỏi tôi có biết cái hẻm nhà cô hồi đó gọi là hẻm “Ba cây Sao” không? Đó là cái hẻm trên đường Nơ Trang Long, xưa là đường Nguyễn Văn Học.






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tòa Bố Gia Định xưa, nay là trụ sở UBND Q.Bình Thạnh - Ảnh: T.L


Hẻm gần ngã tư Bình Hòa, không xa cái nhà gỗ trên đường Rừng Sác nay là đường Nguyễn Thiện Thuật của ông Vương Hồng Sển. Cũng không xa cái nhà xưa trên cầu Băng Ky, mà mùa hè năm trước tôi viếng thăm và đưa vào cuốn Sài Gòn, chuyện đời của phố phần 1. Đằng trước hẻm nhà cô Tám có trồng ba cây sao cao vút. Bây giờ nó chỉ còn cái tên cũ không mấy ai biết, chỉ biết đó là cái hẻm 104 mà thôi.
Một tin nhắn nhỏ khiến tôi nghĩ ngợi về vùng Bà Chiểu và thấy rằng mình luôn có cảm giác dễ chịu khi đến nơi đó. Đất Bà Chiểu, giống như Lái Thiêu hay Trảng Bàng, đều là những vùng dân cư luôn khiến người mang tình hoài cổ có cảm xúc khi lai vãng. Ở nơi đó, xen giữa những nhà phố, thỉnh thoảng lại ló ra một căn nhà ngói rêu phong, một cây cổ thụ um tùm lá, một góc miếu thờ nhỏ hay mái đình to và ở đó dân cư thường hiền hòa, bình dị.
Đi về Bà Chiểu như đi về một quá khứ không xa lắm. Trường Vẽ Gia Định nay đã không còn mặt tiền xưa với những cái cột toscan và vòm cửa arcade rất đẹp, điều này khiến tôi luôn tự hỏi tại sao những người quản lý ngôi trường hay ở cấp cao hơn không tìm cách giữ lại một vẻ đẹp kiến trúc cổ điển và mang giá trị văn hóa, lịch sử và mỹ thuật rõ nét như vậy? Đi ngang nhà ông Vương Hồng Sển, nhìn vào sân sau thấy cây xoài thanh ca cuối sân đã chết nhưng vẫn cố đứng vững chịu đựng lũ dây leo quấn quanh chằng chịt. Kệ thờ ở dưới cái mái nhỏ trong sân giữa có di ảnh của ông và bà Năm Sa Đéc nhìn ra cái hòn non bộ buồn thiu, vài cây chậu nhỏ tiêu sơ và cái nhà lớn cửa đóng im ỉm.
Bà ngoại tôi, tiểu thư của một gia đình hết thời vùng Khánh Hội đầu thế kỷ 20 kể với má tôi rằng khi còn trẻ, bà thường có việc đi qua khu Bà Chiểu từ Gò Vấp trên xe thổ mộ theo đường làng số 15, bây giờ là đường Lê Quang Định. Xe đi qua xóm Gà, thường thấy hàng cây sao dài um tùm trong những buổi sáng sương sớm hay buổi chiều tối. Lúc đó là những năm 1925, 1926 khi bà vừa sinh má tôi... Xe thổ mộ lóc cóc đi ngang Tòa Bố Gia Định (nay là Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh, góc Phan Đăng Lưu - Đinh Tiên Hoàng) vào ban ngày, khách đi đường thưa thớt và ban đêm tối âm u vì đèn đường cách nhau rất xa, đầy tiếng ếch nhái ễnh ương kêu inh ỏi.
Tới Tòa Bố, xe quẹo cua vào đường Hàng Bàng ngay góc Lăng Ông. Đường Hàng Bàng là đoạn đường mang tên Đinh Tiên Hoàng từ đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh ngày nay cho tới Cầu Bông. Thời đó, hai bên đường là bưng bàng, dùng để đan đệm, không phải loại bàng lá to thân cứng, nên con đường này được gọi tên như vậy. Khu Bà Chiểu khi đó còn có đường Hàng Gòn, Hàng Dừa, Hàng Sanh... đặt tên tùy theo cây trồng hai bên. Đường Hàng Gòn nay là Hồ Xuân Hương. Đường Hàng Sanh bây giờ là đường Bạch Đằng, xưa rất vắng vẻ có trồng nhiều cây sanh có rễ phụ giống như cây đa, cây si... Vài người già ở Bà Chiểu luôn cảm thấy bực mình khi chữ Hàng Sanh bị viết sai thành Hàng Xanh như lâu nay.
Cô ma Ba Trâm
Khi gả con gái út vào một gia đình ở ngã năm Bình Hòa, hiểu biết của bà ngoại tôi về vùng Bà Chiểu càng đầy lên qua những câu chuyện với ông bà sui là dân cố cựu ở đây. Lúc đó, khoảng đầu thập niên 1950 đã có đông người lao động nghèo về ở nơi đây nhưng khoảng thập niên 1920 thì còn thưa vắng. Từ Cầu Bông về xóm Đình gần đó người ta còn làm ruộng, thậm chí còn thấy hai bên đường Hàng Bàng ruộng lúa tươi tốt chín vàng khi đến mùa gặt. Thú vui của dân xóm Đình gần đó là đi câu ếch và bắt cá lia thia, bắt còng.
Tuy nhiên, đám trẻ đi bắt cá lia thia ở quanh quẩn đường Hàng Bàng trong ngày nghỉ học thường không dám nán lại lâu vì sợ đến giờ Ngọ là giờ... ma đi. Giờ khắc đó, mấy người thả trâu cũng đã về ăn cơm chứ không còn ai ngoài ruộng. Ai cũng sợ cô Ba Trâm... nhát ma.
Về cô Ba Trâm, ông bà sui của ngoại tôi kể rằng: Cô còn trẻ, con nhà khá giả. Cô treo cổ tự tử sau khi bị bà mẹ ghẻ tàn độc hành hạ và ép gả chồng không theo ý mình. Nơi cô Ba Trâm tự tử là gốc cây trâm gần Trường Vẽ Gia Định (Đại học Mỹ thuật TP..... ngày nay). Nơi đó cây cối sầm uất, nhà cửa thưa thớt nên thân xác cô khi được phát giác đã không còn nguyên vẹn do bị thú ăn. Vì chết oan, lại chết thảm nên người dân tin là hồn cô không đầu thai được mà còn vất vưởng trên dương gian. Họ đồn về đêm cô thường hiện về trong dáng vẻ một cô gái bận áo trắng đứng đón xe song mã ở Hàng Xanh đòi đi dạo một vòng rồi về Gia Định. Xe nào đưa cô đi thì gặp may, từ chối thì gặp xui rủi và giở trò ong bướm sẽ bị vật chết. Bây giờ người ta cho rằng xóm Đình chính là đoạn đường Nguyễn Duy hiện nay, một con đường nhỏ còn tồn tại một số nhà kiểu xưa.
Câu chuyện này rộ lên từ cuối thập niên 1910 và mai một dần, hầu như dân cư ở đó không mấy ai biết. Đến đầu thập niên 1950, không thấy ai còn nhắc đến chuyện cô Ba Trâm nữa.
Lúc đó đường Hàng Bàng đã trở thành đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Đinh Tiên Hoàng) và nhà cửa đã đông đúc hơn.

Phạm Công Luận

Bạn đọc phản hồi (20 nhận xét)


Yeu nuoc toi
TP..... - 03/03/2015
Không hiểu tại sao lại phải đổi tên đường từ Lê Văn Duyệt thành Đinh Tiên Hoàng trong khi lăng thờ và mộ đức ông ngay đầu đường?
52 thích 11 thích 6 thích Trả lời Báo nội dung xấu


minh thư
Phường 11, Bình Thạnh, TP..... - 03/03/2015
Tôi xin góp ý về xóm đình trong bài viết không phải là đường Nguyễn Duy (... Bây giờ người ta cho rằng xóm Đình chính là đoạn đường Nguyễn Duy hiện nay). Xóm Đình là 1 xóm nằm ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (đường Hùng Vương ngày trước), từ Hàng Sanh đi về hướng Thanh Đa (cầu Kinh) mà ngày trước gọi là vườn Cau (vì khu vực này trồng nhiều cây cau bán buồng cau cho thương lái chợ Bà Chiểu về mua, qua khỏi cầu Sơn khoảng 100 m bên tay trái là xóm Miễu có thờ bà Ngũ Hành. Qua khỏi cầu Sơn khoảng 500m là xóm Đình (nay thuộc khu phố 2, phường 26) trong đình thờ thành hoàng gọi là đình thần cầu Sơn (nay được công nhận là di tích lịch sử, hàng năm tổ chức lể kỳ yên rất lớn).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#14 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/08/2016 - 12:48

Sài Gòn chuyện đời của phố: Một thời bảnh trai

09:00 AM - 01/03/2015 Thanh Niên


Người ta hay nói về tính cách đàn ông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

với đầy đủ tính tốt, tật xấu chứ không mấy ai nói về diện mạo của đàn ông thành phố này.






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nghệ sĩ Trần Quang (thứ hai từ trái qua) cùng các bạn bè nghệ sĩ Sài Gòn


Kể từ thời Pháp thuộc, khi Sài Gòn thuộc về Cochinchine là xứ thuộc địa, người Sài Gòn, nhất là giới làm việc cho Tây nhanh chóng thay bộ áo dài khăn đóng để bận âu phục cho phù hợp với công việc. Rồi xuất hiện lớp thợ cắt tóc theo đúng kiểu Tây cho giới quan chức, lính thuộc địa Pháp và cho cả giới quan chức Việt cũng như người làm ăn kinh doanh. Thanh niên Sài Gòn bắt đầu cắt tóc ngắn trong khi miền Trung và Bắc vẫn phổ biến tóc dài búi tó và ít ra cho đến giữa thập niên 1920 vẫn còn ảnh hưởng Khổng giáo từ cách ăn mặc, nói năng. Đầu thập niên 1920, khá đông công chức Sài Gòn lương tháng 6 đồng hoặc 4 đồng “đã đua nhau diện âu phục: áo “bành tô” cổ đứng, một hàng nút lớn bằng xà cừ kết ở giữa, đội mũ trắng, mang dép da. Các bậc “ông” - như commis, thì mang giày tây do từ bên Tây gửi sang bán với giá đắt, thường thường là loại giày bottin da đen, cao cổ” (theo Nguyễn Vỹ - Tuấn chàng trai nước Việt tập 1, tác giả tự xuất bản 1969).
Thập niên 1950, nhìn chung đàn ông Sài Gòn biết chú ý đến hình thức vẫn cố giữ nét lịch lãm ảnh hưởng của giới quan chức Pháp ở thuộc địa với tóc chải để lộ vầng trán cao. Hình ảnh giới nghệ sĩ phản ánh điều đó, trong chân dung lưu lại của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, ca sĩ Duy Khánh, hai nghệ sĩ Hoài Trung và Hoài Bắc Phạm Đình Chương với gương mặt sáng trưng, thông tuệ như giáo sư đại học.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trang phục phổ biến thập niên 1950 - 1960


Từ thập niên 1960 cho đến 1975, phim Tây, Mỹ trở nên phổ biến. “Đẹp trai như Alain Delon!” là câu thành ngữ mới để đánh giá trai đẹp. Và sau này khi Nguyễn Chánh Tín lần đầu xuất hiện trong phim Đời chưa trang điểm với vai Tuấn, một chàng đẹp trai con nhà giàu thì dân gian sửa lại là “Đẹp trai như Nguyễn Chánh Tín”. Khi Trần Quang diễn xuất với bộ ria mép, người Sài Gòn không thể không liên tưởng tới Clark Gable hay sẽ nghĩ đến Charles Bronson khi xem diễn viên Tâm Phan đóng phim.
Thời trước 1975, đang có chiến tranh, cũng là thời sản xuất mạnh, hàng hóa nhiều, đàn ông có giá không còn là thầy ký, thầy thông sáng cắp ô đi tối cắp về nữa mà là thầy Hai làm sở Mỹ bận áo montagut sáng lấp lánh, lái Vespa vào cuối tuần hoặc ông thầu khoán cười lóe răng vàng...
Những vẻ đẹp thời thượng
Xem lại tập ảnh cũ sưu tầm được, diện mạo của các nam nghệ sĩ Sài Gòn xưa khá đa dạng. Họ xuất xứ từ khắp các vùng miền nên mỗi người mỗi vẻ: mạnh mẽ, rắn rỏi, đôn hậu, sáng trong hay bí ẩn, đểu giả hay chân thật... Họ có nét chung là thích chải tóc theo kiểu thời thượng, kiểu tango, chải tóc vuốt lên rồi vẹt ngang cho bồng cao. Một số nam nghệ sĩ chải đầu tém phía sau gáy, ai không có tóc ép tự nhiên thì dùng gel ép cho thật kỹ. Có nghệ sĩ dù mỗi ngày ăn quán ngủ đình, ở nhà trọ, ăn cơm hội nhưng vẫn sáng rực trên sân khấu với vẻ hào hoa uy dũng.
Khi còn nhỏ, tôi thích vẻ đẹp trai tươi tắn của ban Tam ca Sao Băng. Tươi sáng nhất vẫn là gương mặt của ca sĩ Thanh Phong. Anh là người gốc Hoa, trắng trẻo, biết ăn diện, tóc chải bảy ba. Nụ cười của anh được nhà văn Hồ Trường An gọi là “cười cầu tài” khiến cái nhìn của anh thân thiện và cuốn hút.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nghệ sĩ Hùng Cường


Hùng Cường là ngôi sao nam sáng nhất trên sân khấu cải lương và ca nhạc miền Nam. Anh có chiều cao lý tưởng thời đó. Nhớ hồi nhỏ trong một chương trình ti vi, tôi thấy anh trả lời phỏng vấn rất dõng dạc: “Tôi, Hùng Cường, tên thật là Trần Kim Cường, cao một mét bảy, nặng bảy chục ký!”. Đã vậy, anh còn tập thể hình nên giữ dáng rất tốt. Tuy có lúc anh ăn diện hơi lố, theo như Hồ Trường An: “Vào thập niên 1960, anh diện theo lứa choai choai đợt sóng mới với áo da, tóc chải gie trước trán”. Theo nhà văn này, vốn là ký giả kịch trường trước 1975, Hùng Cường thích đeo dây chuyền vàng to, mề đay lớn, cườm tay đeo lắc vàng, ngón tay áp út đeo nhẫn nạm kim cương. Anh là vẻ đẹp phổ thông cuốn hút của đa số người miền Nam.
Một ngôi sao ca nhạc nổi bật ở Sài Gòn là Chế Linh, rất được giới bình dân yêu thích với giọng ca da diết rên rỉ. Nhìn ảnh hồi trẻ, ta thấy anh khá bảnh trai với mái tóc dày, đôi môi tươi và đôi mắt đẹp của dân tộc Chăm luôn linh hoạt. Anh thường diện những bộ complet màu tối cho hợp với nước da mình.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ca sĩ Chế Linh


Nhiều người cho là đẹp trai lâu nay trong giới nghệ sĩ vẫn là Trần Quang, Hùng Cường hay Nguyễn Chánh Tín. Họ có vẻ đẹp hiện đại, gần với phương Tây hơn không chỉ vì vóc dáng cao ráo mà còn ở nét diễn xuất, thể hiện qua cái nheo mắt, chau mày, cái nhìn nghiêng, đảo mắt... Bên cạnh đó là những nét đẹp lạ, chân phương hơn của những nghệ sĩ như Bảo Ân, Thanh Tú, Tâm Phan, La Thoại Tân.
Bao nhiêu năm đã qua từ khi những nghệ sĩ nói trên cất giọng, diễn xuất trên sân khấu, màn ảnh. Hầu hết họ đã ra đi hoặc đã già yếu. Còn lại thứ ánh sáng đã cũ, trong những tấm ảnh lưu giữ được. Ánh sáng từ nửa thế kỷ trước, khó phai mờ, những vẻ đẹp nam tính mà họ đại diện, của một thời ở thành phố này.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quảng cáo nhà may trên báo xuân xưa


Phạm Công Luận


Bạn đọc phản hồi (3 nhận xét)
  • Lượt người thích
Thieu Lien
Đồng Tháp - 01/03/2015
Hoan hô những bài viết thế này
23 thích thu gọn
16 thích Báo nội dung xấu

Minh Quang
TP .... - 01/03/2015
Sài Gòn sau 1960 trong giới nghệ sĩ, nhà văn, công chức rất lịch sự ăn mặt rất đúng thời trang theo Tây... những tấm hình chụp từ năm 1960 tới nay còn rất tốt có thể do kỹ thuật hay chất lượng tráng rọi ảnh. Từ năm 1970 cung cách ăn mặc của người Sài Gòn có đổi thay theo trào lưu Mỹ, Tây âu với phong trào thời trang hippy quần ống loe... Cả lối sống cũng chạy theo mốt phương tây. Đến hôm nay thì trên cả nước ôi thôi khó tả lắm có người thủ cựu họ cho là lai căn, mất góc, người sống theo trào lưu hưởng thụ thì cho là đổi mới phong cách model trẻ trung... Nhà nghiên cứu văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc họ cho là tả pí lù.

thienluan
- 03/03/2015
Bây giờ được đọc bài của ông Phạm Công Luận tôi cảm thấy bồi hồi... Nhớ thời tuổi trẻ mộng mơ hoài bão. Cám ơn công sức của ông. Chúc ông nhiều sức khỏe./.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 28/08/2016 - 12:50


Thanked by 2 Members:

#15 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/09/2016 - 20:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Năm 1974, đường Hoàng Sa và Trường Sa ở Sài Gòn
    TTO - Ngày 18-2-1974, Hoàng Sa và Trường Sa được dùng để thay tên hai con đường trong Chợ Lớn. Đại lộ Tổng Đốc Phương (2) được đổi tên là Hoàng Sa và đường Thuận Kiều được đổi tên là Trường Sa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ảnh: L.V.N.

Hoàng Sa - Trường Sa, tên hai quần đảo được viết lên bằng máu xương của các thế hệ người Việt Nam từ ngàn xưa luôn nằm trong tâm trí người dân Việt với sự thiêng liêng chủ quyền lãnh thổ.
Để khẳng định thêm vị thế và khẳng định vị trí của Hoàng Sa và Trường Sa trong lòng nhân dân và Tổ quốc, vừa qua, ngày 3-8-2016, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội đã bấm nút thông qua, chính thức đặt tên cho hai trong những con đường mới và hiện đại ở thủ đô tên Trường Sa, Hoàng Sa.
Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội, đường Hoàng Sa dự kiến bắt đầu đoạn từ ngã tư giao cắt với đường Võ Văn Kiệt, đối diện Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, Đông Anh) đến ngã tư chân cầu vượt đường Võ Nguyên Giáp có chiều dài 4,8km và rộng 68m.
Còn đường Trường Sa được đặt cho đoạn từ ngã tư giao cắt cầu vượt Võ Nguyên Giáp (thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc) đến chân cầu Đông Trù (xã Đông Hội, huyện Đông Anh), dài 7,3km, rộng 68m.
Trước đó, vào năm 2010, HĐND TP Đà Nẵng đã thông qua việc đặt tên đường Hoàng Sa và Trường Sa kéo dài 25km từ Bãi Bắc (bán đảo Sơn Trà) đến giáp ranh với địa phận tỉnh Quảng Nam.
Đó là một đại lộ thênh thang, uốn lượn bên bờ Biển Đông, dài tít tắp vươn mình ra phía biển. Còn ở Vũng Tàu, tên Hoàng Sa và Trường Sa cũng được dùng để đặt tên đường vào năm 2014.
Trước đó nữa, ở TP..... có hai con đường mang tên Trường Sa, Hoàng Sa, dài theo thứ tự là 8,7km và 8,5km, chạy song song nhau bên bờ kênh Nhiêu Lộc. Nhưng có phải tên hai con đường này chỉ xuất hiện sau những 
năm 2000?
Từ năm 1973, với ý đồ đánh chiếm những vùng đảo của Việt Nam Cộng hòa, Trung Quốc đã sử dụng ngư dân từ đảo Hữu Nhật (Robert) áp sát tới gần đảo Hoàng Sa (Pattle) nơi mà quân đội Việt Nam Cộng hòa đang đóng quân trên đó.
Giữa tháng 1-1974, Sài Gòn gửi thêm một số tàu chiến tới khu vực đảo Nguyệt Thiềm (Crescent) trục xuất các ngư dân Trung Quốc ra khỏi khu vực này.
Ngày 18-1-1974, Trung Quốc tấn công hạm đội Việt Nam Cộng hòa và chiếm đảo Hoàng Sa ngày 20-1-1974.
Trong thời gian này, báo chí Sài Gòn đề cập, đưa thông tin nóng sốt hằng ngày trên mặt trang 1 với những hàng tít đậm dài 8 cột báo. Không khí Sài Gòn những ngày đó trở nên sôi sục.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đại lộ Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm) được đổi tên là Hoàng Sa từ ngày 18-2-1974

Trong phiên họp thường lệ của Hội đồng đô thành (1) sáng ngày 18-2-1974, các nghị viên đã nhất trí cao khi Hoàng Sa và Trường Sa được dùng để thay tên hai con đường trong Chợ Lớn.
Đại lộ Tổng Đốc Phương (2) được đổi tên là Hoàng Sa và đường Thuận Kiều được đổi tên là Trường Sa.
Lúc đó, báo Trắng Đen số ra ngày 19-2-1974 có viết một đoạn trên trang 1 như sau: “Đại lộ Tổng Đốc Phương nằm ngay trung tâm Chợ Lớn được cải tên là Hoàng Sa và đường Thuận Kiều được cải tên là Trường Sa.
Trong phần thuyết trình nghị viên Dương Văn Long, lần đầu tiên ở diễn đàn Hội đồng đô thành đã được toàn thể nghị viên hoan nghênh nhiệt liệt. Điều nầy cho thấy lòng dân được thể hiện rõ rệt chọn Hoàng Sa và Trường Sa đặt tên hai con đường ở Chợ Lớn nơi cư ngụ của người Việt gốc Hoa" (Du Miên).
Có lẽ, từ khi được cải tên đường đến ngày 30-4-1975 là một thời gian quá ngắn nên hai tên đường Hoàng Sa và Trường Sa mới vẫn chưa ghi sâu vào ký ức của người dân.
Khi nói về hai con đường này người dân Sài Gòn vẫn quen miệng nói tên hai con đường cũ đã có khoảng 20 năm.
Có phải như vậy chăng mà khi đổi tên đường Hoàng Sa thành Châu Văn Liêm, “ai đó” vẫn ngỡ là Tổng Đốc Phương ngày cũ...?
_____________
(1) Như Hội đồng nhân dân TP. Mỗi nghị viên chỉ có nhiệm kỳ ba năm.
(2) Đường Châu Văn Liêm hiện nay.



LÊ VĂN NGHĨA

  • Trả lời

  • tongson 10:36 04/09/2016
    Lịch sử luôn lên án những ai quên đi Trường sa và Hoàng sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng của VN.

    • THÍCH 32

  • ho 12:41 04/09/2016
    Còn một con đường ngắn khỏang 100m trước mặt ga xe lửa Sàigòn, đối diện với công trường Quách thị Trang , đường này mang tên là Ngụy Văn Thà , nay không còn do mở rộng công viên 23-9.

Sửa bởi tuphuongsg: 04/09/2016 - 20:46


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

22 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 22 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |