

ĐỌC BÁO DÙM BẠN
#1411
Gửi vào 18/06/2021 - 21:25
16/06/2021
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về ủng hộ Quỹ vaccine phòng chống COVID-19, thời gian qua, nhiều cơ quan đơn vị, tổ chức, cá nhân trên khắp cả nước đã không ngừng đóng góp với số tiền lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Số tiền ủng hộ qua nhiều kênh không ngừng tăng
Theo thống kê, tính đến 11 giờ ngày 16/6, số tiền đã được chuyển vào Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 là 5.536.000.000.000đ.
Sáng 16/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh và đại diện lãnh đạo Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã trao 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là số tiền quyên góp được từ phong trào ủng hộ cho Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 do Công đoàn Bộ Xây dựng phát động.
Mới đây nhất, tại Bộ Tài chính, Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 cũng đã tiếp nhận 326,45 tỷ từ nhiều đơn vị. Cụ thể, đại diện Tập đoàn Sun Group đã trao tặng 300 tỷ đồng, Quỹ S-Generation trao tặng 20 tỷ đồng, hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam trao tặng 3,45 tỷ đồng, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam trao tặng 2 tỷ đồng và Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam trao tặng 1 tỷ đồng vào Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19.
Nhằm tiếp tục ủng hộ cho Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19, Tổng Giám đốc và Ban Thường vụ Công đoàn Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) ký ban hành thông báo liên tịch kêu gọi CBCNV, người lao động các đơn vị thành viên trong toàn EVNCPC đóng góp mỗi người 1 ngày lương để ủng hộ Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19.
Sau 3 ngày phát động đã kêu gọi được sự đóng góp của hơn 11.300 CBCNV, người lao động của 23 đơn vị thành viên trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên và cơ quan Tổng công ty với tổng số tiền gần 4,3 tỷ đồng. Số tiền này được các đơn vị trao trực tiếp cho Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên. Trước đó vào ngày 5/6, tại lễ ra mắt Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 được tổ chức tại Hà Nội, EVNCPC cũng đã đóng góp 20 tỷ đồng trong tổng số 400 tỷ đồng EVN ủng hộ Quỹ.
Cam kết sẽ minh bạch, công khai tất cả số tiền đóng góp
Ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp thì sự ủng hộ, chung tay góp sức của cộng đồng xã hội, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã góp phần quan trọng, là niềm cổ vũ to lớn để Việt Nam vượt qua đại dịch, thực hiện tốt mục tiêu kép của Chính phủ.
Theo ông Đỗ Văn Chiến, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cam kết sẽ minh bạch, công khai tất cả số tiền đóng góp, ủng hộ của các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp cho Quỹ phòng, chống COVID-19, cùng các cấp và các ngành sử dụng hiệu quả số tiền ủng hộ này, nhất là cho nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương.
"Nguồn lực tiếp nhận sẽ được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phân bổ hằng tuần tới Quỹ trên tinh thần công khai, minh bạch, bảo đảm đúng quy định của pháp luật" - ông Đỗ Văn Chiến, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, chúng tôi đánh giá cao sự ủng hộ, góp sức của các DN, điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm cao vì cộng đồng cùng cả nước tập trung phòng chống dịch bệnh COVID-19, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, an toàn đời sống và sức khỏe nhân dân.
"Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 sẽ quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả để góp phần giúp đất nước chiến thắng đại dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, để bảo đảm hiệu quả tối đa, tiền ủng hộ tạm thời nhàn rỗi sẽ được gửi ngân hàng để lấy lãi theo đúng quy định. Đồng thời, khi có yêu cầu chi được phê duyệt, Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo tiến hành nhanh chóng các thủ tục xuất quỹ để chi kịp thời. Bộ Tài chính cũng cho biết có trang web cập nhật, công khai đầy đủ các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân.
Thông tư số 41/2021/TT-BTC hướng dẫn về tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và chế độ kế toán, quyết toán, công khai tài chính Quỹ Vaccine phòng COVID-19 quy định, Quyền hạn của Quỹ: được vận động và tiếp nhận các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vaccine và các loại hình vật chất khác (không bao gồm vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế hỗ trợ cho phòng chống dịch) cho Quỹ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Được sử dụng các nguồn tài chính của Quỹ để tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine , nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng COVID-19 cho người dân theo nội dung phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và đề nghị của Bộ Y tế. Được mở tài khoản giao dịch tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại để tiếp nhận các khoản đóng góp, tài trợ, hỗ trợ bằng tiền của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Quỹ được sử dụng vốn nhàn rỗi bằng Đồng Việt Nam của Quỹ để gửi có kỳ hạn tối đa không quá 3 tháng tại các ngân hàng thương mại theo quy định tại Điều 18 Thông tư này nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho Quỹ, nhưng phải đảm bảo an toàn.
Thông tư cũng quy định chi tiết các nội dung liên quan đế chế độ kế toán, quyết toán, báo cáo và công khai tài chính quỹ...
Thế Công
Thanked by 1 Member:
|
|
#1412
Gửi vào 19/06/2021 - 21:12
19/06/2020 12:17 GMT+7
Bộ Tư pháp vừa giải thích lý do việc đưa số liệu thu hồi tài sản tham nhũng vào danh mục tối mật trong cuộc họp báo sáng nay (19/6).
Tại họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp sáng nay (19/6), báo VietNamNet đặt câu hỏi: "Hiện công tác phòng chống tham nhũng đang được đẩy mạnh và ngày càng công khai, minh bạch, vì sao Bộ Tư pháp lại đưa số liệu thu hồi tài sản tham nhũng vào danh mục tối mật như vậy?"
Trả lời, bà Phan Thị Hồng Hà, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo quyết định này cho biết, nội dung này căn cứ theo quy định Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018.
Cụ thể, tại khoản 14 Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định về phạm vi bí mật nhà nước bao gồm nhiều nội dung, trong đó có "thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng".
"Trên cơ sở đó, các đơn vị của Bộ Tư pháp trong các lĩnh vực của mình có đề xuất các nội dung đưa vào dự thảo. Chúng tôi cũng căn cứ trên quy định của luật để đưa vào. Đang là dự thảo để xin ý kiến các cơ quan, đơn vị để có cái nhìn đầy đủ hơn trước khi có sự rà soát và ban hành chính chính", bà Hà giải thích.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh ký công văn gửi các bộ, ban, ngành và UBND các tỉnh, thành góp ý dự thảo quyết định danh mục bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của ngành tư pháp. Trong đó, có nội dung, danh mục bí mật Nhà nước độ tối mật có các văn bản, tài liệu, số liệu tuyệt đối, cơ sở dữ liệu, đề án, chiến lược các lĩnh vực công tác của các cơ quan tư pháp và thi hành án dân sự; các báo cáo, tài liệu, số liệu liên quan đến vụ việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính phức tạp, kéo dài; các báo cáo, số liệu liên quan đến việc thu hồi tài sản trong vụ án kinh tế, tham nhũng…
Khoản 14, Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định về phạm vi bí mật nhà nước
14. Thông tin về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng:
a) Chiến lược, kế hoạch, đề án về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
b ) Thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
----------------------------------------------------------------------
Phá đường dây sản xuất, tiêu thụ sách giáo khoa giả cực lớn tới 3 triệu cuốn
19-06-2021 -
Qua điều tra, cảnh sát đã phát hiện một đường dây in, gia công, tiêu thụ sách giáo khoa giả lớn nhất cả nước từ trước tới nay với 3 triệu cuốn, thu lợi khoảng 50 tỉ đồng.
Ngày 19-6, tin từ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) cho biết đơn vị vừa phối hợp với Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động, Công an TP Hà Nội phát hiện một đường dây in, gia công, tiêu thụ gần 3 triệu cuốn sách giả.
Khoảng hơn 10 giờ ngày 18-6, Tổ công tác đồng loạt kiểm tra 19 địa điểm gồm hệ thống văn phòng, nhà xưởng và kho hàng của Công ty cổ phần In và văn hóa truyền thông Hà Nội, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phú Hưng Phát (Hà Nội).
Kết quả khám xét bước đầu, cơ quan chức năng đã thu giữ, niêm phong nhiều đồ vật, tài liệu, phương tiện phạm tội của các đối tượng gồm 3 dây chuyền máy in offset 4 màu và các loại máy cắt, xén, vào keo, vào bìa, gấp tay sách... Ngoài ra, cơ quan chức năng còn thu giữ hàng triệu cuốn sách thành phẩm giả, nhiều phương tiện, sổ sách, chứng từ kế toán liên quan đến việc sản xuất, mua bán, tiêu thụ sách giả…
Bước đầu cảnh sát xác định, để trông giống như thật, các đối tượng trong đường dây này còn sản xuất luôn cả tem giả. Các đối tượng còn liên kết với nhau theo đường dây từ khâu in ấn đến đóng gói, rồi tiêu thụ nhằm khép kín hoạt động.
Theo lãnh đạo C03, do thủ đoạn các đối tượng sản xuất sách giáo khoa giả thường chia nhỏ các khâu, từ khâu in đến khâu tiếp theo gia công, đóng gói, rồi phát hành tiêu thụ nên việc xử lý các đối tượng này rất khó khăn.
Đối tượng tiêu thụ sách giả của đường dây này là một số nhà sách tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc như Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh… Kết quả điều tra bước đầu cho thấy lợi nhuận thu được từ số sách giả này khoảng 50 tỉ đồng.
Được biết đây là đường dây sản xuất, tiêu thụ sách giả với số lượng lớn nhất cả nước từ trước tới nay bị phát hiện.Nguyễn Hưởng
Thanked by 1 Member:
|
|
#1413
Gửi vào 20/06/2021 - 19:40
20/06/2021
Chiều nay, 20.6, 500.000 liều của Sinopharm sản xuất đã về đến Hà Nội. Có 3 nhóm đối tượng sẽ được ưu tiên tiêm vắc xin này.
Chiều nay, tại sân bay quốc tế Nội Bài (TP.Hà Nội), Ban Đối ngoại T.Ư, Bộ Ngoại giao và đã phối hợp với Đại sứ quán tại Việt Nam tiếp nhận 500.000 liều vắc xin Covid-19 Vero-Cell của Sinopharm (Trung Quốc) và 502.400 chiếc dùng trong tiêm chủng, dùng 1 lần, loại 1ml. Đây là lô vắc xin và vật tư y tế cho tiêm chủng do Chính phủ Trung Quốc trao tặng.
Theo Bộ Y tế, vắc xin Vero-Cell là vắc xin đã được Tổ chức Y tế xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) và được Chương trình COVAX mua để giúp các nước công bằng.
Vắc xin Covid-19 Vero-Cell đã được cung cấp tới hơn 70 quốc gia, trong đó có các quốc gia Đông Nam Á như Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, và Thái Lan.
Đến nay, hơn 450 triệu liều vắc xin Vero-Cell đã được sản xuất, trong đó 100 triệu liều đã được cung cấp thông qua hình thức viện trợ Chính phủ và bán thương mại cho các doanh nghiệp.
Dự kiến, 500.000 liều vắc xin Vero-Cell Việt Nam tiếp nhận hôm nay sẽ được tiêm cho 3 nhóm đối tượng: công dân nước CHND Trung Hoa làm việc tại Việt Nam; có nhu cầu học tập, làm việc, tại nước CHND Trung Hoa; người dân có nhu cầu sử dụng vắc xin này, đặc biệt ở các địa phương sát biên giới với Trung Quốc.
--------------------------------------------------
Đài Loan rút nhân viên ở Hồng Kông vì chính sách ‘một Trung Quốc’
20/06/2021
Đài Bắc tuyên bố sẽ rút bớt nhân viên tại cơ quan đại diện tại Hồng Kông về sau khi chính quyền đặc khu yêu cầu quan chức văn phòng ký tài liệu ủng hộ nguyên tắc "một "..
Cụ thể, Hội đồng Sự vụ đại lục (MAC) của Đài Loan hôm nay 20.6 cho biết kể từ tháng 7.2018, chính quyền Hồng Kông “nhiều lần đưa ra những điều kiện chính trị phi lý về việc cấp thị thực cho nhân viên văn phòng của chúng tôi, yêu cầu ký “Văn bản cam kết một Trung Quốc”", theo Reuters.
Yêu cầu đó đã cản trở nhân viên thuộc văn phòng đại diện của Đài Loan ở Hồng Kông ở lại hoặc đảm nhiệm vị trí của họ, theo MAC.
“Từ ngày 21.6, văn phòng Hồng Kông sẽ điều chỉnh biện pháp xử lý công việc của mình”, MAC cho biết thêm, nhưng không cung cấp chi tiết. MAC còn nhấn mạnh nhân viên Đài Loan sẽ không ký bất kỳ văn bản “ ” như trên.
Cùng ngày, Phó tổng bí thư đảng Dân Tiến cầm quyền tại Đài Loan, ông Lâm Phi Phàm làm rõ rằng sẽ rút các nhân viên người Đài Loan tại văn phòng đại diện của Đài Bắc tại Hồng Kông về.
Ông Lâm cho biết phía Hồng Kông yêu cầu các nhân viên phải ký vào văn bản cam kết với chính sách một Trung Quốc thì mới được gia hạn thị thực. "Chúng tôi đương nhiên sẽ không chấp nhận việc đó", ông Lâm nói và thông báo thêm rằng các nhân viên người địa phương vẫn tiếp tục công việc.
Hồng Kông đã trở thành nguyên nhân gây căng thẳng khác giữa Đài Bắc và Bắc Kinh, đặc biệt sau khi Đài Loan chỉ trích Bắc Kinh áp dụng cho Hồng Kông hồi cuối tháng 6.2020 và bắt đầu chào đón người Hồng Kông đến Đài Loan định cư.
Hồi tháng trước, chính quyền Hồng Kông đã cho văn phòng đại diện của đặc khu này tại Đài Loan dừng hoạt động, cáo buộc Đài Bắc can thiệp vào chuyện nội bộ của Hồng Kông, trong đó có việc ngỏ lời hỗ trợ những “bạo lực”. Đài Loan đã bác bỏ cáo buộc này.
Đến ngày 16.6, chính quyền Macau cũng theo chân Hồng Kông, thông báo sẽ dừng hoạt động văn phòng đại diện của Macau tại Đài Bắc, theo Reuters.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1414
Gửi vào 20/06/2021 - 19:51
20/06/2021
Sau hơn 40 ngày thi công, tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ khánh thành cụm công trình lưu niệm hành trình cứu nước của Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại địa phương này.
Sáng 20-6, tại điểm X16, ấp Thạnh Tây, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ khánh thành cụm công trình lưu niệm hành trình cứu nước của Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen tại Bình Phước.
Dự lễ có ngài Samdech Tea Banh - phó thủ tướng, bộ trưởng Bộ Quốc phòng - cùng các thành viên đoàn đại biểu Campuchia; thượng tướng Phan Văn Giang - ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - cùng lãnh đạo các bộ, ngành trung ương.
Cụm công trình được khởi công xây dựng ngày 8-5-2021, gồm các hạng mục như: bia đá lưu niệm tại điểm dừng chân X16; điểm cất giấu vũ khí; điểm gặp dân quân và nhân dân Việt Nam; nhà trưng bày triển lãm hình ảnh, hiện vật liên quan đến hành trình cứu nước của Thủ tướng Hun Sen.
Cùng với đó, tỉnh Bình Phước đã đầu tư nâng cấp quốc lộ 13B, xây dựng đường kết nối từ quốc lộ 13B đến điểm X16 nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan các điểm di tích, vận chuyển hàng hóa, phục vụ công tác quản lý biên giới, tạo động lực phát triển cho khu vực.
Tổng kinh phí xây dựng các hạng mục công trình và làm đường là 298,560 tỉ đồng. Trong đó, các hạng mục là 18 tỉ đồng, phần còn lại để xây quốc lộ 13B và đường vào điểm X16 với chiều dài hơn 23km.
Bà Trần Tuệ Hiền - chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước - cho hay cụm công trình hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là điểm tham quan, tìm hiểu lịch sử nhằm tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ và nhân dân Campuchia hiểu rõ hơn về công lao của thế hệ ông, cha đi trước trong công cuộc lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot cũng như tinh thần quốc tế trong sáng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
"Đây sẽ là điểm nhấn lịch sử thắt chặt thêm tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau của 2 nhà nước nói chung, tỉnh Bình Phước và các tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia nói riêng" - bà Hiền nhấn mạnh.
Bùi Liêm
Thanked by 1 Member:
|
|
#1415
Gửi vào 21/06/2021 - 21:31
- Thứ hai, 21/6/2021 06:22 (GMT+7)
Ngày 20/6, độc giả Nguyễn Tuấn Anh (trú tại Đống Đa, Hà Nội) phản ánh tới Zing việc ôtô của anh này bị thông báo trên hệ thống phạt nguội 4 lần trong một tháng tại Hà Tĩnh, Nghệ An và cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Đáng chú ý, trong thời gian trên, chiếc xe này không ra khỏi Hà Nội.
Xe ở Hà Nội nhưng nhận thông báo vi phạm ở Nghệ An, Hà Tĩnh
Khoảng cuối tháng 5, khi chuẩn bị tới kỳ kiểm định ôtô, anh Tuấn Anh vào website tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh. Kết quả cho thấy ôtô màu trắng, kiểu dáng sedan biển số 30E-261.38 được thông báo vi phạm trên quốc lộ 1 đoạn qua huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào ngày 23/4.
Nam tài xế cho biết trong cả tháng 4, anh không lái ôtô này ra khỏi Hà Nội. Đặc biệt từ 18/4 đến 25/4, chiếc xe này không ra khỏi hầm chung cư 102 Trường Chinh, quận Đống Đa.
Liên hệ với Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh, chủ xe nhận được thông tin xe vi phạm mang biển số 30E-261.38 mang kiểu dáng SUV, có cửa sổ trời. Sau khi cung cấp đầy đủ dữ liệu và giấy tờ liên quan, nam tài xế được CSGT chứng minh không vi phạm và được xóa lỗi trên hệ thống.
Tới ngày 13/6, anh Tuấn Anh lên hệ thống tra cứu để kiểm tra thì tiếp tục phát hiện 2 lỗi vi phạm trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vào ngày 21 và 22/4.
Nam tài xế tiếp tục liên hệ tới Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 5 của Cục CSGT để cung cấp dữ liệu hành trình và các giấy tờ liên quan. Chiếc xe sau đó tiếp tục được CSGT xác định là không vi phạm và được thay đổi trạng thái trên hệ thống là “đã xử phạt”.
Gần đây nhất, ngày 18/6, hệ thông tiếp tục thông báo ôtô này vi phạm trên quốc lộ 1, đoạn qua thị xã Hoàng Mai, Nghệ An vào chiều 11/4.
Nam tài xế cho biết trong những ngày tới sẽ liên hệ tới Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An để tiếp tục chứng minh không vi phạm. Tuy nhiên, anh tỏ ra bức xúc và lo lắng nếu ôtô gắn biển số giả gây tai nạn hoặc thực hiện các hành vi vi phạm có yếu tố hình sự thì anh sẽ gặp rắc rối, mất thời gian để chứng minh.
Hệ thống cần phát hiện được xe mang biển số giả
Tiến sĩ Trần Hữu Minh, Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, đánh giá việc chủ xe không vi phạm nhưng lại nhận thông báo phạt nguội là không công bằng. Kể cả khi cơ quan chức năng xác minh và không xử phạt thì họ cũng mất nhiều thời gian và tiền bạc vì có thể bị từ chối đăng kiểm hoặc phải đi lại, giải trình.
Về giải pháp đề ra, tiến sĩ Minh đề xuất cơ quan chức năng cần tăng mức phạt đối với hành vi dán, che mờ biển số và sử dụng biển số giả.
“Hệ thống xử lý vi phạm cần được cải tiến để nhanh chóng phát hiện biển số xe không đúng với phương tiện. Ngoài ra, người đi xe biển giả gây ảnh hưởng cho người đi xe biển thật thì phải bồi thường toàn bộ các chi phí có liên quan”, ông Minh nói.
Trước đó, trao đổi với Zing, đại diện Cục CSGT khuyến cáo khi chủ phương tiện nhận được thông báo phạt nguội cần hợp tác với cơ quan cảnh sát nơi gửi thông báo để xác minh, làm rõ xem mình có vi phạm thật hay không. Việc xử lý phải đúng người, đúng hành vi vi phạm. Tài xế hợp tác sẽ giúp cơ quan công an có cơ sở để truy ra nguồn gốc của chủ phương tiện gắn biển số giả.
Vị này cũng đề xuất cần nghiên cứu tăng nặng mức xử phạt đối với hành vi làm mờ, che khuất biển số, sử dụng biển số không do cơ quan có thầm quyền cấp; đồng thời cần làm rõ động cơ, mục đích việc che giấu, trốn tránh của chủ phương tiện.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1416
Gửi vào 21/06/2021 - 23:03
Nguyên tại cả đôi bên, đăng kiểm và chính chủ .
Ông Cha ta xưa đã nói rồi " Thượng bất chính hạ tác loạn " . Vì đăng kiểm cho làm một bản sao bộ hồ sơ nguyên gốc nên bầy tôi 'làm bậy" để kiếm tiền . Chết thì chết chính chủ và người ham lợi mua bộ hồ sơ phó bản để đăng ký xe gian .
Thanked by 2 Members:
|
|
#1417
Gửi vào 22/06/2021 - 20:16
Thứ ba, 22/6/2021, 12:18 (GMT+7)
Đề xuất hỗ trợ nghệ sĩ thời dịch
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Chính phủ cấp cho một số nghệ sĩ là viên chức gói hỗ trợ 3 tháng - 5,4 triệu đồng.
Trong văn bản gửi Bộ Lao động, Thương binh và xã hội cùng Thủ tướng Chính phủ ngày 18/6, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đề cập tình hình khó khăn của đội ngũ nghệ sĩ biểu diễn từ đầu năm ngoái do đại dịch. Các nghệ sĩ trải qua quá trình đào tạo vất vả nhưng tuổi nghề ngắn, lương thấp.
Bộ đề nghị hỗ trợ 2.000 viên chức - là các đạo diễn, diễn viên, họa sĩ tại 100 đơn vị công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn đang hưởng lương hạng bốn (mức thấp nhất theo quy định) - được nhận 1,8 triệu mỗi người trên tháng, được hỗ trợ ba tháng, chi trả trong một lần.
Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị hỗ trợ gói tương đương cho người lao động là hướng dẫn viên du lịch, bị mất việc làm do ảnh hưởng dịch. Hiện tổng số hướng dẫn viên được cấp thẻ trên toàn quốc là 26.721 người.
Covid-19 khiến nhiều diễn viên bỏ nghề, các nhà hát loay hoay tìm đường sống. Nhiều người trẻ về quê vì không đủ sức bám trụ ở thành phố. Những người chọn ở lại Hà Nội, TP H.C.M bằng nhiều nghề như chạy xe ôm, làm shipper, bán đồ ăn online.
Tại cuộc tọa đàm trực tuyến hôm 26/5, nhiều đơn vị nhà hát ở Hà Nội cho biết đợt dịch thứ tư khiến sân khấu miền Bắc lao đao. Nhiều nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Việt Nam đã xin nghỉ, chuyển sang bán bảo hiểm, làm nhôm kính, lái xe. Tại Nhà hát Tuồng Việt Nam, một số nghệ sĩ ưu tú xin nghỉ ra ngoài kiếm sống. Ở Liên đoàn Xiếc Việt Nam, nhiều người bán online, giao hàng để đảm bảo thu nhập.
Nhà hát Kịch Việt Nam trích từ ngân sách của đơn vị này khoảng 1,5-2 triệu đồng hỗ trợ tiền nhà ở cho các diễn viên không có lương. Các đơn vị công lập phía Bắc mong muốn Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch hỗ trợ tạm ứng kinh phí trả trước cho nghệ sĩ, để họ làm điểm tựa tiếp tục gắn bó với nghề trong lúc đang phải ngừng diễn.
-----------------------------------------------------------------------
Phú Thọ: Xe hỏng phanh vẫn “lọt” khi kiểm định?
04/06/2021, 13:38
Có những xe tải, mặc dù “lâm bệnh nặng” dẫn đến không đủ điều kiện lưu thông, nhưng vẫn có thể chui lọt “lỗ kim” đăng kiểm - Đó là tình trạng đang diễn ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới số 19- 05D (Khu Bãi Tần, thị trấn Thanh Sơn, Phú Thọ)?
“Phù phép” xe bệnh nặng, “bao” đậu đăng kiểm
Theo phản ánh của một số lái xe và chủ phương tiện xe cơ giới, khi đi đăng kiểm xe tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới số 19-05D, xe dù bệnh “nặng” đến đâu, hầu hết vẫn có thể qua đăng kiểm.Một số tài xế đã chia sẻ rằng: “Đăng kiểm xe tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 19-05D thật dễ dàng. Kể cả những chiếc xe không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, cũng không lo bị từ chối cấp chứng nhận kiểm định”.
Để kiểm chứng phản ánh trên, phóng viên có cuộc tìm hiểu và đã tận mắt chứng kiến quy trình Đăng kiểm tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 19-05D.
Tại thời điểm phóng viên có mặt ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 19 - 05D, sau khi thực hiện quy trình khám xe, từng chủ xe hoặc lái xe sẽ được gọi tên thông báo các lỗi của xe. Từ đây, nhân viên của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 19 – 05D sẽ gợi ý cách để “phù phép” chiếc xe đang bị lỗi để đạt được chứng nhận kiểm định.
PV theo dõi chiếc xe khi đi đăng kiểm tại trung tâm 19 – 05D là loại xe ô tô tải (có mui), sản xuất năm 1999, kích thước bao: 3495 x 1420 x 2100 (mm), kích thước lòng thùng xe: 1850 x 1320 x 1450 (mm) và chiều dài cơ sở 1840mm. Phương tiện này theo lời chủ xe đã quá hạn đăng kiểm 1 năm và thùng xe đã thay đổi kết cấu, một số thiết bị trên xe thay đổi hoặc thậm chí đã bị “tháo hẳn”.
Thế nhưng, sau khi “khám xe”, nhận thấy thùng xe đã bị thay đổi, nhân viên của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 19 – 05D vẫn “gợi ý” cho chủ xe phương thức để có thể đạt tiêu chuẩn khi kiểm định. Tại đây, nhân viên của Trung tâm đăng kiểm 19- 05D lấy bạt có sẵn trong Trung tâm đăng kiểm, trực tiếp cùng với chủ xe phủ bạt để “phù phép” chiếc xe trở lại đúng với nguyên bản ban đầu.
Tới màn báo lỗi của xe, nhân viên Trung tâm đăng kiểm 19.05D vừa nói với chủ xe vừa nhìn vào những thông số phương tiện trên màn hình máy tính:: “Xe của anh phanh sau không có một tí nào, phanh tay không có, phanh chân không có, anh nhìn hiệu quả phanh xe của anh theo quy định 50% mới đạt, của anh được có 13%…”.
Sau khi báo những lỗi khá nghiêm trọng của xe, nhân viên Trung tâm đăng kiểm 19 – 05D gợi ý: “Thế con này giờ anh em giúp anh thì anh gửi anh em thế nào?” (?). Chủ xe ấp úng “gửi” 500.000 vnđ ( Năm trăm ngàn đồng ) thì nhân viên đồng ý nhận để bỏ qua lỗi của chiếc xe và chia sẻ: “Về nhé, về làm lại phanh sau đi nhé, phanh sau không có tí nào cả”.
Theo những lái xe lâu năm thì ở khu bãi tần, Thị trấn Thanh Sơn, Phú thọ việc “phù phép”, “bao đậu” ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 19 - 05D đã diễn ra từ trước thành một cái lệ. Điều này không chỉ tiềm ẩn nhiều hiểm hoạ cho chính chủ xe mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, gây hiểm hoạ cho những người tham gia giao thông khác…
Trước tình trạng trên, dư luận không khỏi hoài nghi liệu rằng những hoạt động “phù phép”, “bôi trơn” để đạt chứng nhận kiểm định tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 19 - 05D diễn ra lâu nay có được truyền dữ liệu hàng ngày khi các xe vào Kiểm định tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 19 – 05D về Cục Đăng kiểm Việt Nam hay không? Cục Đăng kiểm Việt Nam là cơ quan quản lý có biết đến tình trạng này hay không và trách nhiệm của Cục đăng kiểm Việt nam như thế nào khi để xảy ra tình trạng như Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 19 - 05D?.
Tuỳ mức độ vi phạm, sẽ xử lý nghiêm
Sau khi tận mắt nhìn thấy tình trạng như đã nêu, để rộng đường dư luận, phóng viên đã liên hệ làm việc với lãnh đạo Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 19- 05D nhưng Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 19 – 05D bảo bận và chưa có phản hồi chính thức về vấn đề này.
Phóng viên cũng đã đặt lịch làm việc với Cục Đăng kiểm Việt Nam để phản ánh và tìm hiểu các quy trình xử lý sai phạm khi các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới sai phạm như vậy thì về phía Cục đăng kiểm Việt Nam sẽ xử lý ra sao. Sau khi trao đổi với phóng viên, Đại diện lãnh đạo phòng kiểm định xe cơ giới (VAR) Ông Trần Anh Quân ( Quyền trưởng phòng ) cho biết: Cục đăng kiểm Việt Nam sẽ kiểm tra và xử lý triệt để các hành vi, vi phạm tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 19 – 05D theo đúng quy định của pháp luật.
Tình trạng nhiều phương tiện không đủ điều kiện, nhưng đăng kiểm viên dễ dãng bỏ qua sai sót và vẫn cấp giấy đăng kiểm cho xe lưu hành vô tình đã gây ra hậu quả lớn cho xã hội. Với những dấu hiệu vi phạm như của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 19- 05D vẫn làm theo cách này, rất cần sự vào cuộc của các Cơ quan, ban ngành, thanh, kiểm tra để hoạt động Đăng kiểm xe cơ giới đúng quy định.
N.T
Đăng kiểm viên “phù phép” cho xe.
------------------
Thanked by 1 Member:
|
|
#1418
Gửi vào 23/06/2021 - 20:07
23/06/2021 11:12
Tại phường Nhật Tân (Hà Nội), một số hộ dân được phổ biến mức thu ủng hộ Quỹ vaccine Covid-19 là 400 nghìn đồng, việc này đúng hay sai?
"Ai thắc mắc đến gặp tôi"
Phản ánh tới Báo Giao thông, một số hộ dân ở phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) cho biết, phường đang áp chỉ tiêu đóng góp 400.000 đồng/hộ dân cho Quỹ vaccine phòng Covid-19.
Thắc mắc về việc này, một người dân tổ dân phố 7, phường Nhật Tân nhờ Báo Giao thông làm rõ đây có phải là chủ trương của thành phố hay không, hay chỉ là cách làm riêng của phường Nhật Tân.
Người này cho biết trực tiếp được cán bộ tổ dân phố phổ biến phường phân bổ vận động các nguồn kinh phí ủng hộ Quỹ vaccine Covid-19 trong cộng đồng là 1,3 tỷ đồng, chia cho 9 tổ dân phố, ước tính khoảng 144 triệu đồng/tổ dân phố.
Riêng tổ dân phố số 7 đã vận động đợt 1 được 90 triệu đồng, đây là số tiền thu được từ việc vận động từ cán bộ, đảng viên, các chi hội đoàn thể, từ các gia đình có điều kiện với mức thu bình quân 400 nghìn đồng/hộ. Những hộ khó khăn và đặc biệt khó khăn thì được tạm thời miễn hoặc vận động tùy tâm.
Để làm rõ việc này, PV Báo Giao thông đã trao đổi với một số hộ dân khác và nhận được nhiều ý kiến của bà con.
Một người dân đề nghị không nêu tên đặt câu hỏi:
"Phường thông báo thu 400.000 đồng/hộ có điều kiện. Thế nào là gia đình có điều kiện? Không ai biết rõ tiêu chí nào? Dịch Covid-19 diễn ra hai năm nay rồi, nhà ai cũng giảm thu nhập, áp mức 400.000 đồng/ hộ là cao, nhiều người dân ở đây rất bức xúc. Mà không nộp thì sợ sau này làm giấy tờ thủ tục gì ở phường lại không được tạo điều kiện nên nhiều người đã đóng".
Không thoải mái vì bị "áp" mức nộp cho một Quỹ tự nguyện, người dân còn bức xúc phản ánh việc Chi ủy chi bộ Đảng tổ dân phố số 7 phường Nhật Tân có thông báo đề nghị các đảng viên đang công tác, sinh hoạt ở nơi cư trú ở đây nếu không tham gia ủng hộ, vận động gia đình ủng hộ Quỹ vaccine Covid-19 sẽ bị Chi bộ lập danh sách báo cáo về Đảng ủy phường, để có căn cứ nhận xét đánh giá cuối năm 2021.
"Có thể mục tiêu của phường, tổ dân phố, Chi bộ tổ dân phố là mong muốn lan toả, đóng góp hiệu quả vào Quỹ vaccine Covid-19. Nhưng việc giao chỉ tiêu, rồi đưa thành căn cứ để nhận xét đánh giá đảng viên cuối năm đã làm sai một chủ trương tốt đẹp của Nhà nước. Thông báo tiêm miễn phí xong lại "áp" mức thu quỹ ủng hộ thì không nên chút nào", một người dân bày tỏ quan điểm.
PV Báo Giao thông đã gửi ý kiến của người dân tới lãnh đạo UBND phường Nhật Tân để mong có lời giải đáp thỏa đáng cho bạn đọc nhưng ông Đặng Hữu Tiến, Phó Chủ tịch UBND phường Nhật Tân chỉ nói: "Người dân nào thắc mắc cho tôi xin địa chỉ và đến gặp tôi".
"Cách làm cứng nhắc"
Khác với cách giải đáp thiếu trách nhiệm, không giúp người dân hiểu được bản chất vấn đề của vị phó chủ tịch phường Nhật Tân, lãnh đạo quận Tây Hồ nhanh chóng khẳng định nếu có chuyện như người dân phản ánh thì cách làm này không đúng.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, hưởng ứng chủ trương của TP Hà Nội, của Chính phủ, quận đã xây dựng kế hoạch để vận động người dân ủng hộ Quỹ vaccine Covid-19.
"Chúng tôi xây dựng, tuyên truyền theo hướng đăng ký tổ dân phố an toàn. Trong tổ dân phố an toàn thì sức khỏe người dân phải an toàn, vì vậy phải phấn đấu 70% dân số ở tổ dân phố đó phải được tiêm vaccine. Nguyên tắc từ Trung ương, của Thành ủy là không cho nguồn ngân sách mà phải là nguồn từ xã hội hóa. Xã hội hóa thì doanh nghiệp chung tay nhiều, người dân cũng nên hưởng ứng vào", ông Khuyến nói.
Tuy nhiên, ông Khuyến khẳng định người dân ủng hộ bao nhiêu thì chính quyền cũng ghi nhận, không được áp khung như vậy.
"Nếu đúng phường Nhật Tân, tổ dân phố số 7 giao chỉ tiêu, rồi đưa thành căn cứ để nhận xét đánh giá đảng viên cuối năm, thì là phương pháp và cách thể hiện chưa được hợp lý và có phần cứng nhắc. Chúng tôi sẽ quán triệt lại vấn đề này", ông Khuyến cho biết.
"Tôi sẽ nhắc nhở anh em, như vậy là cứng nhắc. Mục đích của phường, của tổ dân phố là tốt, nhưng cách làm cứng nhắc thì không được, phải sửa đổi ngay", ông Khuyến nói.
Theo số liệu cập nhật của Ban quản lý quỹ vaccine, tính đến trưa ngày 23/6, Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 đã nhận được hơn 6.800 tỷ đồng (bao gồm ngoại tệ quy đổi).
Việc đóng góp của người dân, doanh nghiệp được công khai trên trang web
Quỹ vaccine Covid-19 chỉ phục vụ hai mục tiêu là mua vaccine Covid-19 hoặc hỗ trợ sản xuất vaccine trong nước.
Dự kiến, Việt Nam cần mua 150 triệu liều vaccine để tiêm phòng cho 75 triệu người dân, với tổng nhu cầu kinh phí 25.200 tỷ đồng. Ngân sách trung ương dự kiến bố trí khoảng 16.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức khoảng 9.200 tỷ đồng.
Lãnh đạo Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, nguồn tiền mua vaccine chủ đạo vẫn đến từ ngân sách, tuy nhiên, mọi sự đóng góp của doanh nghiệp và người dân sẽ giúp giảm bớt gánh nặng ngân sách và được trân trọng.
Phùng Tuệ An
-------------------
Báo của trùm truyền thông Hồng Kông dừng hoạt động
23/06/2021
Tờ Apple Daily tại Hồng Kông ngày 23.6 thông báo in số báo cuối cùng sau 26 năm hoạt động.
Apple Daily, tờ báo của ông trùm truyền thông Hồng Kông (Lê Trí Anh), ngày 23.6 thông báo sẽ ngừng cập nhật phiên bản điện tử từ 0 giờ ngày 24.6. Số báo ra ngày 24.6 cũng là số báo cuối cùng của tờ báo này.
“Apple Daily cảm ơn độc giả, người đăng ký, các nhà quảng cáo và người dân Hồng Kông vì tình yêu thương và ủng hộ trong 26 năm qua. Xin tạm biệt và bảo trọng”, đài RTHK trích thông báo nêu.
Trước đó cùng ngày, Tạp chí Next thuộc , công ty mẹ của Apple Daily cũng thông báo dừng xuất bản.
dừng hoạt động sau khi bị chính quyền phong tỏa số tài sản 18 triệu HKD (53,3 tỉ đồng), liên quan đến cuộc điều tra cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia. Tuần trước, hơn 500 cảnh sát đến tòa soạn báo để lục soát với cáo buộc báo này đăng loạt bài kêu gọi quốc tế cấm vận .
Cảnh sát cũng gồm Tổng biên tập Apple Daily Ryan Law (La Vỹ Quang) và Tổng giám đốc điều hành Next Digital Trương Kiếm Hồng. Ngày 23.6, cảnh sát tiếp tục bắt một cây bút nữa của Apple Daily liên quan đến cuộc điều tra.
Apple Daily cho rằng quyết định đóng cửa được đưa ra dựa trên sự an toàn của nhân viên và tình hình nhân lực. Next Digital thông báo đưa ra quyết định vì tình hình hiện tại ở Hồng Kông.
Việc bị phong tỏa tài sản khiến cho Apple Daily không thể trả lương cho nhân viên và nhiều người đã xin thôi việc. Apple Daily bị giám sát kỹ từ khi ông Lê bị bắt hồi năm ngoái vì cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1419
Gửi vào 24/06/2021 - 21:30
24/06/2021
Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã cảnh báo việc công dân Việt Nam bị đường dây do người cầm đầu lôi kéo, lừa gạt sang làm việc trong các sòng bài, cá độ, xổ số hoặc cơ sở .
“Chúng tôi được biết hoạt động lôi kéo, đưa sang do số các đối tượng người cầm đầu, có sự tham gia của cả , Campuchia”, theo thông báo của đại sứ quán.
Trên trang Facebook của mình, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia ngày 10.6 kêu gọi người dân cảnh giác trước những lời quảng cáo việc nhẹ, lương cao từ 800-1.000 USD/tháng.
“Sau khi nạn nhân đồng ý muốn làm việc, các nhóm tội phạm sẽ liên hệ và tổ chức cho họ nhập cảnh Campuchia. Khi sang đến Campuchia, những người này được đưa đến khách sạn hoặc (tập trung nhiều ở tỉnh Sihanoukville)”, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia chỉ ra.
Cơ quan này cũng cho biết nạn nhân sẽ được huấn luyện cách thức để lôi kéo khách hàng tham gia đánh bạc trên mạng, hoạt động vốn bị cấm ở Campuchia kể từ năm 2019.
Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, các nạn nhân bị giám sát chặt chẽ và buộc phải làm việc đến 16 giờ/ngày, nếu không sẽ bị đối xử tồi tệ. Nhiều người đã bị tra tấn khi cố gắng trốn thoát. Nếu nạn nhân không chịu làm việc và muốn về Việt Nam, họ sẽ bị đánh đập, bắt ký khống giấy nợ và yêu cầu bồi thường 1.000-8.000 USD.
“Nạn buôn người Việt Nam đã xảy ra trong một thời gian dài”, một nguồn tin giấu tên trong Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia nói với South China Morning Post.
Ông cho biết hiện tượng này bắt đầu khi các công ty Trung Quốc xây dựng sòng bạc ở Sihanoukville, dọc theo biên giới Bavet - Mộc Bài. Các sòng bài cũng mọc lên tại thị trấn Poipet, gần biên giới với Thái Lan, điểm đánh bạc phổ biến thứ hai của Campuchia sau .
Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia cũng đã thể hiện sự quan ngại về nạn buôn người liên quan đến cờ bạc trực tuyến. Tháng 9.2020, cơ quan này cảnh báo rằng công dân Trung Quốc đang bị đưa từ Việt Nam và các nơi khác sang Campuchia để làm việc trong các lĩnh vực bất hợp pháp.
Đông A
------------------
Nhiều sai phạm về sử dụng đất tại Khu Liên hợp thể thao quốc gia
24/06/2021
Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất tại Khu Liên hợp thể thao quốc gia.
Ngày 24-6, Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố kết luận thanh tra toàn diện việc chấp hành quy định pháp luật về công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công tại . Đây là cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Trần Ngọc Liêm, phó tổng TTCP, cho biết quá trình thanh tra thấy rằng những nội dung trong quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất của Khu Liên hợp thể thao quốc gia có những tồn tại, hạn chế, sai phạm.
Trước khi TTCP thực hiện cuộc thanh tra trên từ tháng 5-2019, hàng loạt doanh nghiệp đang thuê đất tại Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình đã gửi đơn đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao... tố cáo khu liên hợp cho thuê đất nhưng không đưa vào sổ sách, thu tiền của doanh nghiệp nhưng không xuất hóa đơn VAT.
Các doanh nghiệp cho biết khu liên hợp đã cho thuê hàng ngàn mét vuông đất nhưng để ngoài sổ sách. Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình cũng đang nợ 314 tỉ đồng tiền thuê đất của Nhà nước và không có khả năng chi trả.
Ông Liêm đề nghị Khu Liên hợp thể thao quốc gia và các cơ quan liên quan sớm triển khai thực hiện các nội dung theo đúng kiến nghị nêu trong kết luận được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Quá trình triển khai thực hiện có những khó khăn không thực hiện được vì nguyên nhân khách quan phải báo cáo lên Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch để bộ có báo cáo Chính phủ.
Sau khi nghe công bố kết luận tranh tra, lãnh đạo Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch nhìn nhận đã rút ra được bài học kinh nghiệm sâu sắc trong quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, đặc biệt là đơn vị tự chủ như Khu Liên hợp thể thao quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc xây dựng kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra của TTCP một cách cụ thể.
Trước đó, Kiểm toán Nhà nước cũng có kết luận Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình thực hiện việc cho một số đơn vị thuê đất khi chưa được phép.
Khu đất mà khu liên hợp cho thuê ngắn hạn chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Bộ Tài chính. Trong quá trình cho thuê, các hợp đồng cho thuê ngắn hạn chưa thực hiện đấu giá, công khai mức giá theo quy định…
Thân Hoàng
Thanked by 1 Member:
|
|
#1420
Gửi vào 25/06/2021 - 08:13
Nghiên cứu mới: COVID-19 để lại di chứng teo não trên người lành bệnh
June 21, 2021
WASHINGTON, DC (NV) – Bác Sĩ Scott Gottlieb, cựu giám đốc Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA), hôm Chủ Nhật, 20 Tháng Sáu, nhắc đến kết quả của một nghiên cứu do các khoa học gia trường đại học University of Oxford, Anh, cho thấy di chứng để lại trên người mắc bệnh COVID-19 là não bị tổn thương, teo dần.
“Một số khu vực nhất định trong não cho thấy sụt giảm các mô não, có nghĩa là, sự co rút lại một phần não,” Bác Sĩ Gottlieb cho biết trên chương trình Face the Nation trên đài CBS News. “Điều này rất đáng lo ngại vì cho thấy rằng virus ảnh hưởng trực tiếp đến một số khu vực nhất định trong não.” Bác Sĩ Scott Gottlieb, cựu giám đốc FDA. (Hình: Zach Gibson/Getty Images)
Vị bác sĩ nói thêm: “Theo những thông tin mà chúng tôi thu thập được, có thể nói COVID-19 là một căn bệnh để lại di chứng lâu dài.”
Một số bệnh nhân sau khi qua khỏi thời gian nguy kịch vì bị nhiễm virus COVID-19 thường gặp những di chứng kéo dài, trong đó có tình trạng như nhịp tim đập nhanh bất thường liên tục, “điều này có thể giải thích là virus đã gây thương tổn cho hệ thần kinh,” Bác Sĩ Gottlieb giải thích.
Trong báo cáo, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã xác định được “tác động đáng kể của COVID-19 trong não,” phát hiện ra sự mất mát của mô não được gọi là chất xám ở một số vùng não ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác của một người.
Các tác giả cũng đã xác định được những điểm chung bất thường xuất hiện ở những người sống sót sau COVID-19 ở một phần của não liên quan đến trí nhớ.
Mất khứu giác hoặc vị giác là các triệu chứng của COVID-19.
Và trong trường hợp những người bị di chứng COVID-19, có các triệu chứng như khó suy nghĩ hoặc khó tập trung, dễ quên. Những tình trạng này đôi khi được mô tả là “màn sương mù não.”
Vị cựu giám đốc cơ quan FDA không nói rõ bằng cách nào mà virus COVID-19 gây ra việc làm teo não: Virus trực tiếp gây ra sự suy giảm mô não hay đó là di chứng của COVID-19 gây ra sự giảm thiểu mô não một cách đáng lo ngại.
Tuy nhiên những di chứng để lại kia, dù bằng cách nào đi nữa, chắc chắn, đây sẽ là một viễn ảnh không tốt cho những người chưa chích ngừa.
“COVID-19 là một căn bệnh ác tính. Đây là điều mà tất cả chúng ta muốn tránh. Và điểm mấu chốt là chúng ta đã có khí cụ để tránh căn bệnh này: đó là đi chích ngừa,” Bác Sĩ Gottlieb nhấn mạnh. (MPL) [qd]
Thanked by 4 Members:
|
|
#1421
Gửi vào 26/06/2021 - 19:49
26/06/2021
Đoạn clip tố khi hỏi mua đồ tại một cửa hàng ở Hà Nội khiến dân mạng phẫn nộ. Vụ việc được camera của cửa hàng ghi lại.
Theo bài đăng, vụ việc xảy ra khoảng 10 gờ 37 phút ngày 25.6 tại một cửa hàng bỉm sữa ở xóm Giữa, xã Lệ Chi, H.Gia Lâm, Hà Nội. Trong clip xuất hiện người bán và hai phụ nữ đến hỏi mua hàng.
Hai vị khách bước vào cửa hàng mặc trang phục kín mít, đeo khẩu trang, đầu đội mũ và giả vờ xem bỉm, sữa đặt trên kệ. Trong lúc người mặc áo bông giả vờ yêu cầu người bán lấy đồ cho mình xem thì người phụ nữ còn lại
Lấy xong hộp sữa thứ nhất, người này đi tới đi lui rồi tiếp tục lấy hộp sữa thứ hai, thứ ba bỏ vào túi. Người áo bông vẫn giả vờ hỏi mua bỉm để che tầm nhìn của người bán. Sau khi lấy được ba hộp sữa, cả hai nhanh chóng rời khỏi cửa hàng mà không mua món gì.
Hành động trộm sữa của hai phụ nữ diễn ra trong khoảng hơn một phút và không bị người bán phát hiện. Khi nhận ra mất sữa trong kệ hàng, check camera thì người bán mới biết . Một góc camera khác cũng ghi lại cảnh hai vị khách này đi ô tô biển số 30E - 854.XX.
Clip đăng tải lên khiến nhiều người phẫn nộ. Tài khoản Ánh Tuyết bình luận: “Quá nhanh, quá nguy hiểm, trộm cắp giờ dễ thật”. “Có biển số xe ghi ở kia, hi vọng công an bắt được hai người này”, nickname Việt Anh bức xúc.
Chia sẻ với Thanh Niên, chị N.T.H (chủ cửa hàng bỉm sữa bị mất cắp) cho biết, chị nhờ mẹ mình trông cửa hàng, vì không cảnh giác nên mới xảy ra sự việc đáng tiếc.
Chị H. cho biết đầu tiên hai người phụ nữ vào hỏi mua khăn ướt, vì cửa hàng không có nên mẹ chị giới thiệu sang hàng tạp hóa bên cạnh nhưng họ vẫn nán lại hỏi mua món khác để thực hiện
“Mẹ tôi bảo không có khăn ướt, giới thiệu sang hàng khác, hai người đó bảo mua khăn khô cũng được. Sau đó, họ tiếp tục hỏi mua bỉm, hỏi hết kích cỡ nọ sang kích cỡ kia mục đích là đánh lạc hướng, để mẹ tôi không để ý, rồi lấy cắp sữa”, chị H. nói.
Chị H. cho biết, cửa hàng chị mất 3 hộp sữa, tổng trị giá gần 4 triệu đồng. Sau khi lấy cắp, hai người phụ nữ rời đi và cũng không hề mua bất kỳ món hàng nào.
“Tôi đi về thấy thiếu sữa, hỏi nhưng mẹ bảo từ sáng đến giờ không bán được hộp nào nên mới check lại camera. Tôi muốn chia sẻ với mọi người để mong tìm ra hai người phụ nữ kia và từ giờ trở đi phải cảnh giác cao hơn nữa để không bị mất hàng. Mẹ tôi đang sốt ruột, không được bình tĩnh vì gần 4 triệu với mẹ rất lớn nên tôi chỉ biết động viên, bảo mất rồi cũng chẳng lấy lại được để mẹ đỡ áy náy”, chị H. cho hay.
Theo chị H., chưa bao giờ cửa hàng xảy ra vụ việc mất cắp như vậy. Hiện tại, chị H. đã trình báo và cung cấp đoạn clip cho Công an xã Lệ Chi với mong muốn tìm được hai người phụ nữ nói trên.
Hai vị khách bước ra từ xe ô tô để vào cửa hàng
ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
---------------------------------------------
Phẫn nộ nhóm thanh niên ‘táo tợn’ bẻ barie, lái ô tô ngược chiều qua trạm thu phí
26/06/2021
Bất chấp pháp luật và nguy hiểm, nhóm thanh niên ngang nhiên lái ô tô chạy ngược chiều, thậm chí cưỡng chế bảo vệ, bẻ barie để vượt trạm thu phí.
Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 13 giờ ngày 25.6.2021 tại khu vực Trạm thu phí Ninh Xuân ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Theo hình ảnh được camera an ninh ở trạm thu phí ghi lại, thời điểm nói trên, một nhóm thanh niên điều khiển 4 mang biển kiểm soát tỉnh Đắk Lắk và TP.H.C.M bất ngờ di chuyển ngược chiều, hướng vào làn thu phí số 1 ETC của Trạm thu phí Ninh Xuân. Lúc này, bất chấp barie đang hạ xuống và 2 nhân viên trạm BOT đứng ra ngăn cản, nhắc nhở, nhóm thanh niên này vãn cố chấp để đoàn xe vượt trạm.
Đáng nói, khi nhân viên cố gắng chặn đoàn xe lại, một thanh niên còn táo tợn đánh lái cho chiếc ô tô lách qua, suýt tông vào người này. Cuối cùng, không còn cách nào khác, các nhân viên trạm gác buộc lòng để cho các thanh niên đi ngược chiều qua trạm.
Được biết, khu vực Ninh Xuân trước đây đã không ít lần bị người dân phản đối. Mặc dù sau đó Bộ GTVT đã thực hiện việc giảm giá cho các phương tiện khu vực lân cận trạm thu phí, nhiều lần có văn bản gửi địa phương, Bộ Công an và làm việc trực tiếp với UBND tỉnh Khánh Hòa, đồng thời phối hợp địa phương tổ chức đối thoại với người dân ngay tại khu vực trạm thu phí nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề. Tình trạng các đối tượng gây rối, làm mất an ninh và cố tình cản trở dẫn việc thu phí vẫn thường xuyên diễn ra. Rất có thể, nhóm thanh niên trong đoạn video cũng chỉ cố tình lái xe ngược chiều qua trạm với mục đích gây rối và phản đối việc thu phí.
Mặc dù vậy, tình huống “thông chốt” này sau khi được chia sẻ trên một số diễn đàn, hội nhóm cũng khiến nhiều người hết sức . Đa phần cư dân mạng cho rằng, dù với bất cứ lí do gì, nhóm thanh niên cũng phải hành xử thượng tôn pháp luật. Hành vi táo tợn, bất chấp nguy hiểm như trong đoạn video thật khó chấp nhận.
Facebook Lê Quý Đô bình luận: “Phản đối sai cách rồi”. Tài khoản Lê Thế Dũng bức xúc: “Cả đống thằng trên xe mà không có thằng nào khôn. Khổ! Mọi cái sĩ diện ngu đều trả giá bằng rất nhiều tiền!”
Thanked by 1 Member:
|
|
#1422
Gửi vào 26/06/2021 - 22:02
26/06/2021
Các đợt dịch liên tiếp đẩy nhiều doanh nghiệp vận tải khách vào cảnh khánh kiệt. Hỗ trợ như thế nào để doanh nghiệp cầm cự và cũng duy trì việc làm cho đang là câu hỏi bức thiết.
Ngấm đòn sau 3 đợt dịch trước đó, tới đợt dịch thứ 4, ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát, chủ hãng xe Sao Việt, cho hay .
Chuyên tuyến Hà Nội - Lào Cai với lượng khách lên Sa Pa rất lớn, song từ đầu năm đến nay, Sao Việt chỉ duy trì 2 - 3 xe chạy hàng ngày, mỗi xe lác đác vài khách. Không đủ chi phí duy trì, nhà xe này từng tính tới chuyện bán xe trả nợ, song thời điểm này bán cũng không ai mua.
Trong khi đó, doanh nghiệp đã cạn quỹ dự phòng, nếu đến hạn không thanh toán được cho ngân hàng rất có thể phải gán nợ bằng xe. Khó khăn ở chỗ, doanh nghiệp không còn nguồn thu, nhưng vẫn phải duy trì một phần lương để giữ chân người lao động, bên cạnh một loạt chi phí khác phải gánh từ bến bãi, lãi vay ngân hàng, phí bảo trì…
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, lĩnh vực vận tải bằng ô tô thuộc nhóm ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo báo cáo từ các hiệp hội thành viên, đối với hoạt động vận chuyển hành khách, do phải thực hiện và thực hiện các biện pháp chống dịch, đặc biệt thực hiện quy định xe khách nếu được hoạt động thì số lượng hành khách được phép chở trên xe tối đa không quá 50% số ghế thiết kế; chi phí phát sinh do phải trang bị khẩu trang, sát khuẩn tay, sát khuẩn toàn bộ xe...
50% xe khách nằm bãi
Thống kê cho hay, xe khách chở khách tuyến cố định chỉ đạt khoảng 30% so với trước dịch, số xe nằm chờ tai bãi không hoạt động là trên 50%. Xe taxi chỉ chạy khoảng 20 - 30%, số ki lô mét của xe hoạt động chỉ từ 100 - 150 km (so với trước dịch bình quân trên 300 km/ngày), số xe "đắp chiếu" 70 - 80%. Xe buýt sản lượng và doanh thu ước đạt 45 - 50% so với trước dịch.
Thê thảm hơn, xe du lịch đạt khoảng 10 - 15% so với trước dịch, hầu hết số xe phục vụ du lịch phải nằm chờ tại bãi không hoạt động do khách quốc tế không vào Việt Nam. Ở trong nước, người dân phải thực hiện giãn cách xã hội nên không có nhu cầu đi du lịch nội địa. Xe vận chuyển khách hợp đồng chỉ chạy 20 - 30%.
“Sản lượng, doanh thu trong vận tải hành khách trong 6 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 20 - 30% so với trước dịch. Dù có doanh thu thì vẫn lỗ rất nặng vì chi phí cho những xe hoạt động không giảm theo doanh thu mà còn tăng lên do giá nhiên liệu liên tục điều chỉnh tăng đồng thời tiếp tục phải thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh,” ông Quyền cho hay.
Khá hơn vận tải hành khách, vận tải hàng hóa sản lượng và doanh thu ước đạt 70 - 80% so với trước dịch tùy theo từng vùng miền. Vận tải hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới thời gian chờ đợi giao hàng kéo dài, chi phí phát sinh tăng cao do phải thuê lái xe dịch vụ để đưa xe sang giao hàng.
Để “giải cứu” cho các doanh nghiệp, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tiếp tục đề nghị Chính phủ, Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan có các .
Đặc biệt, lãnh đạo Hiệp hội cho rằng, chính sách hỗ trợ cần cụ thể hoá với các ngành với mức độ khó khăn khác nhau, ngành nào khó khăn hơn thì mức hỗ trợ cao hơn để tránh hỗ trợ dàn trải, ví dụ ngành vận tải hàng hóa chịu tác động ít hơn vận tải hành khách. Đặc biệt, Chính phủ cần giảm thuế VAT cho các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải về 0% trong năm 2021 và có gói vay ưu đãi đặc biệt để hỗ trợ đơn vị vận tải.
Giảm 30% phí bảo trì đường bộ
Theo Thông tư 47 vừa được Bộ ban hành, phí sử dụng đường bộ nằm trong 30 loại phí, lệ phí được giảm từ đầu tháng 7 đến hết năm nay để hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đó, Bộ sẽ giảm 30% phí đường bộ cho xe chở người, xe buýt kinh doanh vận tải so với mức quy định tại Thông tư 293 năm 2016. Phí đường bộ đối với xe tải, xe chuyên dùng, xe đầu kéo giảm 10%.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1423
Gửi vào 27/06/2021 - 20:35
12:51 | 27/06/2021
48/63 tỉnh để xảy ra tình trạng người dân, tổ chức phải nộp tiền ngoài phí/lệ phí khi thực hiện TTHC là thông tin đáng chú ý trong Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2020, vừa được Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ công bố.
Đáng quan tâm, có 0,59% người dân, tổ chức được khảo sát cho biết đã phải nộp tiền ngoài phí/lệ phí, hay còn gọi là tiền “bôi trơn”, khi thực hiện dịch vụ công năm 2020.
Cụ thể, 48/63 tỉnh để xảy ra tình trạng người dân, tổ chức phải nộp tiền ngoài phí/lệ phí (tăng 2 tỉnh so với năm 2019), trong đó tỉnh có số người dân, tổ chức phải nộp nhiều nhất là 2,43%. Có 15/63 tỉnh không bị phản ánh có tình trạng này khi thực hiện dịch vụ công.
Kết quả khảo sát cũng cho biết, số người dân, tổ chức phải nộp tiền ngoài phí/lệ phí đã giảm dần qua các năm, từ 1,85% xuống 0,47% kể từ năm 2017 - 2019, tuy nhiên tăng trở lại vào năm 2020, từ 0,475 lên 0,59%.
Năm 2020 là năm đầu tiên thực hiện đánh giá việc cơ quan thực hiện viết giấy hẹn trả kết quả dịch vụ công cho người dân, tổ chức. Kết quả khảo sát cho thấy, các cơ quan viết giấy hẹn trả kết quả dịch vụ công ở 63 tỉnh không được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ như quy định.
Tỉnh thực hiện tốt nhất quy định về việc viết giấy hẹn trả kết quả dịch vụ đạt tỷ lệ 99,38%, tuy nhiên có 56/63 tỉnh để xảy ra tình trạng có người dân, tổ chức không được nhận giấy hẹn trả kết quả dịch vụ công theo quy định và cả 63/63 tỉnh đều có tình trạng công chức hẹn miệng thay vì viết giấy hẹn trả kết quả.
Năm 2020, 93,56% dịch vụ công được trả kết quả đúng hẹn, 2,43% sớm hơn hẹn và 4,09% trễ hẹn. Tỷ lệ đúng hẹn của 63 tỉnh nằm trong khoảng 85,98% - 98,75%, sớm hẹn là 0,21% - 6,69%. Tuy nhiên, có đến 62/63 tỉnh để xảy ra tình trạng trễ hẹn, trong đó có tỉnh trễ hẹn lên đến 10,79%.
Mặc dù số bị trả kết quả dịch vụ công trễ hẹn không nhiều nhưng năm 2020, có 62/63 tỉnh để xảy ra tình trạng bị trễ hẹn trả kết quả và các cơ quan cũng không thực hiện tốt việc thông báo cho NDTC về việc trễ hẹn trả kết quả như quy định của Chính phủ.
Việc thông báo cho người dân, tổ chức về việc trễ hẹn trả kết quả dịch vụ công trong giai đoạn 2017 - 2020 không được thực hiện tốt và sự cải thiện còn chậm, chỉ từ 32.77% vào năm 2017 lên 42,63 % vào năm 2019 và đến năm 2020 thì lại giảm xuống 41,36%.
Trong số bị trễ hẹn, chỉ có 40,94% nhận được xin lỗi của cơ quan về việc trễ hẹn trả kết quả. Chỉ có 1 tỉnh đã thực hiện xin lỗi đối với tất cả người dân, tổ chức bị trễ hẹn và 1 tỉnh không thực hiện xin lỗi đến bất kỳ người dân bị trễ hẹn nào.
Năm 2020 cũng là năm đầu tiên đo lường cảm nhận của người dân, tổ chức về tính phù hợp của các hình thức niêm yết công khai, hướng dẫn quy định TTHC. Qua đó cho thấy, người dân đánh giá hình thức công chức trực tiếp hướng dẫn quy định TTHC là phù hợp nhất, tiếp đến là niêm yết TTHC trên giấy tại Bộ phận Một cửa, niêm yết trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và cuối cùng là niêm yết trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
H.L
----------------------
Đề xuất đưa lãi suất tiền gửi VND về 0% là thiếu khoa học
LĐO | 24/06/2021 | 09:32
Mới đây, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có đề xuất gửi Chính phủ đưa dần về mức 0%. Đề xuất được đưa ra dựa trên đánh giá mức lãi suất tiền gửi và cho vay của Việt Nam vẫn ở mức cao so với khu vực và là bất lợi lớn cho doanh nghiệp và người dân thuộc đối tượng thu nhập thấp và trung bình. Ý kiến này của VAFI đưa ra vấp phải nhiều phản đối của các chuyên gia.
TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế cho rằng đây là đề xuất thiếu cả cơ sở và tính khả thi vì 5 nguyên nhân
Thứ nhất, việc so sánh với lãi suất danh nghĩa quốc tế là khập khiễng bởi lẽ mức độ rủi ro của Việt Nam cao hơn so với đa số các nước trong khu vực, trong mẫu so sánh (ví dụ, Việt Nam xếp hạng BB theo S&P (Mỹ), trong khi đó của Indonesia, Philippine là BBB, Thái Lan (BBB+), Malaysia (A-), Trung Quốc (A+), Hàn Quốc (AA), Singapore (AAA)…). Theo quy luật kinh tế - tài chính, rủi ro cao thì lãi suất phải cao hơn (để bù đắp rủi ro đó).
Thứ hai, lạm phát Việt Nam cao hơn nhiều so với quốc tế và khu vực. Năm nay, dự báo lạm phát của Việt Nam khoảng 3,5%, trong khi toàn cầu khoảng 2,8%, Trung Quốc 1,8% và ASEAN-4 khoảng 2%. Chính vì vậy, người dân có kỳ vọng gửi tiền vào ngân hàng, được hưởng lãi suất ít nhất là cao hơn tỷ lệ lạm phát để hưởng lãi suất dương, không bị "mất tiền" một cách vô hình.
Thứ ba, giả sử lãi suất tiền gửi VND là 0% trong khi lạm phát vẫn khoảng 3,5%, liệu người dân có mặn mà gửi tiền vào ngân hàng trong khi có nhiều kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn. Khi đó, hệ thống ngân hàng thiếu tiền gửi, vừa hứng chịu rủi ro thanh khoản, vừa không có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Qua đó, hệ thống tài chính - tín dụng có thể bị rối loạn và doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư kinh doanh, lấy đâu ra nguồn lực để tăng trưởng, để bảo đảm công ăn việc làm…
Thứ tư, lãi suất tiền gửi quá thấp, người dân, doanh nghiệp sẽ mang tiền đi đầu tư vào những kênh khác như bất động sản, chứng khoán, vàng, tiền kỹ thuật số… vừa rủi ro hơn vừa thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Hơn 5 tháng đầu năm nay đã xảy ra tình trạng này; tiền gửi ngân hàng chỉ tăng khoảng 3%, tín dụng tăng 5%, trong khi dòng tiền cá nhân đổ vào chứng khoán, bất động sản... cao hơn nhiều.
Cuối cùng, giả sử dòng tiền đó chảy vào thị trường chứng khoán thi các doanh nghiệp huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, do không có tài sản đảm bảo, chủ yếu là tín chấp nên sẽ phải trả lãi suất khá cao (khoảng 10 - 12%/năm, cao hơn so với đi vay ngân hàng khoảng 1 - 3%/năm). Như vậy, liệu đây có phải là bài toán huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp?
Đồng quan điểm trên, TS. Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế cho rằng “đề xuất của VAFI là kỳ khôi, thiếu khoa học”
Thứ nhất, đề xuất được đưa ra mang nhiều tính chủ quan của VAFI. Muốn đánh giá lãi suất cao hay thấp giữa các quốc gia phải có sự đánh giá tương đương về GDP và CPI.
Đối với những nước kém phát triển, đang tăng trưởng mạnh thường có tăng trưởng GDP và CPI cao thì lãi suất tiền gửi và vay luôn luôn cao hơn so với các nước phát triển thường có tăng trưởng GDP và CPI thấp. Khi so sánh mà không giữa trên mối tương quan giữa GDP và CPI thì việc so sánh là khập khiễng khiến nhận định không chính xác.
Thứ hai, mức lãi suất 0% được đưa ra không dựa trên lý thuyết hoặc quan sát nào từ thế giới. Trên thực tế mức lãi suất 0% chỉ có ở góc độ của các ngân hàng trung ương (NHTW) các quốc gia trong những giai đoạn thuộc về suy thoái, lạm phát âm, chẳng hạn như giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh giảm, GDP tăng trưởng âm, lạm phát âm, từ đó để kích thích dòng tiền đi vào sản xuất kinh doanh thì một số NHTW như Fed, ECB hay BOJ mới đưa ra một giai đoạn ngắn là lãi suất tái chiết khấu 0%.
Lãi suất này là lãi suất của Ngân hàng Trung ương chứ không phải lãi suất của ngân hàng thương mại để khuyến khích người dân, tổ chức đưa tiền vào hoạt động đầu tư.
Ở đây, dường như VAFI đang lấy lãi suất này làm mức lãi suất của các ngân hàng thương mại và đưa vào bối cảnh của Việt Nam khi GDP dự kiến tăng trưởng 5,5%, thấp nhất cũng trên 3%, hiện nay GDP 6 tháng đã đạt 5,8% cùng với lạm phát ước đạt 4%.
Trên thế giới không có ngân hàng thương mại nào lãi suất 0%, đã có sự nhầm lẫn giữa chính sách của NHTW và lãi suất của ngân hàng thương mại. Thứ ba, nếu xét về lý thuyết về kinh doanh tiền tệ, lãi suất là giá cả của thị trường mua bán vốn. Hệ thống ngân hàng thương mại bản chất là những tổ chức kinh doanh trong thị trường vốn, có người mua và người bán. Ngân hàng thương mại sẽ mua vốn từ những người có tiền gửi và bán vốn cho những người có nhu cầu vay (huy động và tín dụng) và đã là mua bán thì phải có giá mà ở đây là lãi suất.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng “Một đề xuất không hợp lý với môi trường tài chính ở Việt Nam”
Hậu quả khi đưa lãi suất về 0% là tạo ra sự rối loạn trên thị trường tài chính, tạo ra nhiều rủi ro trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và các lĩnh vực khác nữa. Như vậy, nếu lãi suất bồi thường cho rủi ro bằng 0 thì rủi ro phải bằng 0. Điều này không thể thực hiện ở Việt Nam lúc này vì các ngân hàng đều có tỷ lệ rủi ro nhất định. Hiện chỉ có trái phiếu chính phủ, trong nội địa Việt Nam mới có rủi ro bằng 0, còn công cụ tài chính của các định chế tài chính khác đều có độ rủi ro. Giả sử chúng ta áp dụng lãi suất bằng 0% trong khi lạm phát khoảng 3,5%, với mức độ làm phát như vậy thì người gửi tiền nhận lãi suất thực -3,5%. Như vậy người ta sẽ rút tiền để đầu tư kênh khác như chứng khoán, vàng, thậm chí cả buôn lậu ngoại tệ, hay các kênh đầu tư phi chính thức như tiền ảo, sàn giao dịch đa cấp. Việc này sẽ tạo ra sự mất thanh khoản tức thì cho hệ thống ngân hàng, gây nên sự rối loạn hệ thống tài chính.Trà My
Thanked by 1 Member:
|
|
#1424
Gửi vào 28/06/2021 - 05:55
Phân tích : Bà Truyền Kinh con gái Hoàng tử thứ 11 của Vua Minh Mạng tức Tuy Lý Vương . Bà Truyền Kinh lấy chồng ngoài Hoàng tộc đẻ ra Ba Diệu Hương vậy là chồng Họ Nguyễn . Ông Hà văn Lâu lấy Bà Diệu Hương sinh ra Hà Kiều Anh .
Qua 2 đời là con gái đã lấy chồng chẳng còn dính dáng gì đến Vua Minh Mạng cả .
Tối 26/6, Hoa hậu Hà Kiều Anh bất ngờ khoe loạt ảnh ngày trẻ của bà nội tên Nguyễn Tăng Diệu Hương là con gái của bà Công Tằng Tôn Nữ Truyền Kinh - tức con cháu Hoàng tử thứ 11 của vua Minh Mạng.
Kèm theo đó, Hoa hậu Việt Nam 1992 còn tiết lộ những câu chuyện về ông bà của cô. Được biết, nàng hậu có xuất thân trong gia đình vô cùng cao sang, quyền quý ngày xưa. Tính theo vai vế, Hà Kiều Anh cũng là con gái đời thứ 7 trong gia đình hoàng tộc.
"Ngày xưa mỗi lần gặp bà nội, tôi hay nghe bà dạy: 'Ngoài việc mang họ Hà của ông nội Hà Văn Lâu, con còn là con vua cháu chúa đấy nhé...'. Lúc đó tôi chỉ nghĩ: 'Bà nội chắc lẩm cẩm rồi. Bây giờ còn ai nhắc đến vua chúa nữa", Hà Kiều Anh viết.
Thanked by 3 Members:
|
|
#1425
Gửi vào 28/06/2021 - 12:10
Con nhớ hình như nước Việt Nam ta chẳng có công chúa nào mang họ Hà cả!
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












