

ĐỌC BÁO DÙM BẠN
#586
Gửi vào 19/06/2019 - 20:44
Khống chế nam hành khách đi tàu SE8 hành hung vợ
19/06/2019
TTO - Chiều 19-6, Đoàn tiếp viên Đường sắt Phương Nam (Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn) cho biết nhân viên tổ tàu SE8 đã khống chế một hành khách hành hung vợ, bàn giao cho công an giải quyết.
Biên bản tổ tàu thể hiện sự việc xảy ra vào sáng 19-6.
Tàu SE8 chạy hướng Sài Gòn - Hà Nội khi qua đoạn giữa hai ga Đồng Lê - Hương Phố (tỉnh Hà Tĩnh) thì có xảy ra xô xát giữa hai hành khách ngồi tại toa số 8 là ông L.V.L (51 tuổi) và bà Đ.T.C. (39 tuổi). Hai hành khách này mua vé đi từ ga Nha Trang ra Hà Nội.
Nhân viên tàu SE8 đã nhanh chóng can thiệp và đề nghị ông L.V.L. không được hành hung người khác. Đồng thời, tổ tàu đã nhắc nhở hành khách việc vi phạm nội quy lúc đi tàu sẽ bị từ chối vận chuyển.
Tuy nhiên, ông L.V.L. không những không chấp hành mà còn tiếp tục hành hung nữ hành khách đi cùng. Do đó, các nhân viên trên tàu đã quyết định khống chế, đưa ông L.V.L. sang toa công vụ phát điện để cô lập, tránh làm ảnh hưởng người xung quanh.
Trưởng tàu SE8 sau đó đã báo cho ga Vinh (Nghệ An) chuẩn bị phối hợp để đưa hai hành khách xuống giải quyết. Lúc 9h21 cùng ngày, khi tàu SE8 đến ga Vinh, nhà ga đã cử các nhân viên bảo vệ bàn giao hai hành khách cho công an địa phương giải quyết.
Theo biên bản giải trình, bà Đ.T.C. (quê Hà Nội) xác nhận ông L.V.L. là chồng bà, thời điểm trên ông L. có biểu hiện không bình thường, đánh đập, hành hung bà.
"Trưởng tàu đã cho vợ chồng tôi xuống ga Vinh và có yêu cầu nhà ga phối hợp với công an để bảo vệ tôi tránh tiếp tục bị hành hung", bà C. viết trong biên bản.
ĐỨC PHÚ
Nhân viên trên tàu khống chế nam hành khách hành hung người khác - Ảnh: Tổ tàu SE8 cung cấp
Thanked by 1 Member:
|
|
#587
Gửi vào 20/06/2019 - 19:56
Viện trưởng ở Đà Nẵng bị khiển trách vì có 11 lô đất chỉ kê khai 2 lô
19/06/2019
TTO - Do không kê khai 9 lô đất mà vợ chồng mình sở hữu, ông Nguyễn Phú Thái - viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng - vừa bị Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng kỷ luật khiển trách.
Quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Phú Thái được Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng đưa ra hôm 14-6 với lý do ông Thái đã kê khai tài sản, thu nhập không đúng quy định, ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân ông và tổ chức Đảng nơi ông sinh hoạt, công tác.
Theo thông tin được Ủy ban Kiểm tra trung ương đưa ra ngày 18-6, vi phạm của ông Nguyễn Phú Thái cụ thể là: Trong các năm 2013 - 2018, ông Thái kê khai, giải trình tài sản, thu nhập không đúng quy định. Vợ chồng ông đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng 11 lô đất nhưng chỉ kê khai 2 lô, 9 lô còn lại không kê khai (đến nay vợ chồng ông còn đứng tên 4 lô, 5 lô đã chuyển nhượng).
Ông Thái cũng không kê khai, giải trình số tiền 700 triệu đồng mua ôtô và hơn 124 triệu đồng trong tài khoản cá nhân tại thời điểm kê khai năm 2018; không kê khai, giải trình các khoản thu nhập không thường xuyên như tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, dự án, thù lao giảng dạy.
Như vậy, ông Nguyễn Phú Thái đã vi phạm Nghị định 78 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Thông tư số 08 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập; Quy định số 47 của Ban Chấp hành trung ương về những điều đảng viên không được làm.
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng đã thi hành kỷ luật ông Nguyễn Phú Thái bằng hình thức khiển trách; yêu cầu chi bộ Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng thường xuyên quán triệt, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 33 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản.
Theo Ủy ban Kiểm tra trung ương
Ông Nguyễn Phú Thái - viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng - Ảnh: CAND
Thanked by 1 Member:
|
|
#588
Gửi vào 20/06/2019 - 20:10
Việc thiếu vắng bóng dáng các DN Trung Quốc trong danh sách các DN muốn làm đường sắt đô thị là “một điều đáng tiếc” vì tiềm năng của Trung Quốc về tài chính cũng như kỹ thuật đang đứng nhất nhì thế giới – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nhận xét.
Theo lộ trình chuẩn bị các dự án phương tiện c.ô.ng cộng để cấm xe máy trong nội đô vào năm 2030 của Hà Nội, UBND TP. Hà Nội vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác c.ô.ng – tư (PPP) đối với 10 tuyến dự án đường sắt đô thị Hà Nội theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417,8km, gồm cả đi trên cầu cạn, cầu cạn kết hợp đi bằng, đi ngầm. Tổng mức đầu tư dự kiến các dự án trên vào khoảng hơn 40 tỷ USD.
Danh sách các doanh nghiệp đăng ký tham gia làm đường sắt đô thị gồm: Công ty CP Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Xuân Thành; Công ty CP Lũng Lô 5; Công ty TNHH Tân Hoàng Minh; Liên danh Tổng c.ô.ng ty LICOGI và Công ty TNHH Tập đoàn MIK Group Việt Nam; Công ty Mosmetrostroy (Liên bang Nga) ; Tập đoàn LOTTE Hàn Quốc.
Trước mắt, chưa thấy bóng dáng doanh nghiệp hay nguồn vốn Trung Quốc tham gia vào các dự án trên. Trong khi đó, nhà thầu Trung Quốc đã có không ít tai tiếng tại dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.
Tuy nhiên, trao đổi với PV Infonet, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, việc thiếu vắng bóng dáng các DN Trung Quốc là “một điều đáng tiếc” vì tiềm năng của Trung Quốc về tài chính cũng như kỹ thuật đang đứng nhất nhì thế giới.
“Không nên có sự ám ảnh khi cho rằng Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế là thế này thế kia, vì tiềm năng tài chính của Trung Quốc đứng thứ nhất, thứ nhì thế giới,” Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội mở đầu. “Trung Quốc có vị trí địa lý ngay cạnh Việt Nam nên đi lại rất gần. Họ lại có kinh nghiệm xử lý những vấn đề vướng mắc giữa hai bên. Việc không có DN Trung Quốc tham gia chưa phải là hay, những vấn đề liên quan đến đầu tư cần có giải pha'p, điều chỉnh để hướng tới những dự án chuẩn mực.”
Theo quan điểm của ông Liên, đã có những bài học cho Trung Quốc từ dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, nhưng trong đó cũng có cả trách nhiệm của Việt Nam trong việc chậm trễ giải phóng mặt bằng, làm chậm tiến độ của dự án.
“Trong xây dựng hạ tầng cơ bản như cầu đường chúng ta bao giờ cũng không đạt được tiến độ giải phóng mặt bằng. Chúng ta phải rút kinh nghiệm từ khâu khảo s.á.t, thiết kế, tính toán mức độ trượt giá. Đầu năm họp HĐND mới xác định giá đất, trong khi dự án được lên kế hoạch triển khai từ trước đó cả chục năm, làm đồng tiền trượt giá, đầu tư vốn không ổn định,” ông Bùi Danh Liên nói.
Cũng theo ông Liên, không nên đặt “ranh giới đỏ” với DN Trung Quốc mà nên có biện pha'p, kinh nghiệm để làm ăn với Trung Quốc. Họ có kỹ thuật tốt, lao động của họ cũng có tay nghề và năng suất cao hơn so với lao động Việt Nam. “Ngay cả Singapore cũng đã mua 7 tàu điện ngầm từ Trung Quốc, kỹ thuật có trục trặc thì sửa chữa”, ông Liên nói.
“Chúng ta không nên có thành kiến với các dự án Trung Quốc làm. Trung Quốc đã giúp đỡ, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam nhiều trong các tuyến đường bộ và đường sắt. Họ lại đứng thứ nhất, thứ nhì thế giới về xe lửa tốc độ cao, nếu tranh thủ được nguồn vốn của Trung Quốc sẽ thuận lợi vô cùng,” ông Bùi Danh Liên khẳng định.
Đánh giá về các doanh nghiệp trong nước muốn đầu tư vào các dự án nói trên, ông Liên cho rằng các doanh nghiệp trong nước đã có quá trình pha't triển trong nhiều năm, có năng lực về vốn và kỹ thuật, và đã đến thời điểm có thể tham gia vào dự án.
Nói về kế hoạch triển khai 10 tuyến dự án đường sắt đô thị của Hà Nội, ông Liên cho rằng để dự án thực sự pha't huy hiệu quả, nhất là khi Hà Nội dự kiến cấm xe máy trong nội đô vào năm 2030, cần tổ chức kết nối như thế nào thuận tiện cho người dân, để người dân có thể yên tâm gửi xe đạp tại ga đường sắt; cần tiến hành đồng bộ đến năm 2030 chứ không phải theo nhiệm kỳ.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, thành phố Hà Nội đã có kinh nghiệm từ dự án đường sắt đô thị và buýt nhanh BRT. Đây là những dự án đầu tiên được Hà Nội triển khai nên không thể tránh những pha't sinh vấn đề này nọ, qua đó giúp thành phố Hà Nội rút ra những bài học kinh nghiệm để làm tốt hơn các dự án sau.
“Phải rút kinh nghiệm từ khâu khảo s.á.t, góp vốn,… đây là trường học thực tế để triển khai đồng loạt các c.ô.ng trình giao thông c.ô.ng cộng sắp tới. 10 tuyến đường sắt đô thị là một sự đột pha' về hạ tầng giao thông, nhất là lại được đầu tư theo hình thức PPP”.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng bày tỏ sự đồng tình đối với dự án 10 tuyến đường sắt đô thị, đồng thời khuyến nghị thành phố Hà Nội cần pha't triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân để tạo nguồn thu cho các dự án hạ tầng giao thông.
Nguồn:
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội.
Cử tri lo ngại Trung Quốc làm cao tốc, Bí thư Nhân trấn an
- 19/06/2019
Trả lời cử tri TP.H.C.M, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân khẳng định công trình tầm cỡ quốc gia như cao tốc Bắc - Nam đòi hỏi chủ đầu tư phải đảm bảo năng lực, độ tin cậy và trách nhiệm.
Ngày 19/6, các đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (Bí thư Thành ủy TP.H.C.M), Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ), Trương Trọng Nghĩa (Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) và Phạm Khánh Phong Lan (Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.H.C.M) có buổi tiếp xúc cử tri quận Bình Thạnh sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.
Ngoài những vấn đề của thành phố, cử tri quận Bình Thạnh có nhiều thắc mắc liên quan đến những vấn đề khác trên phạm vi cả nước.
Lo ngại nhà thầu Trung Quốc làm cao tốc Bắc - Nam
Bày tỏ lo ngại về việc nhà thầu Trung Quốc tham gia xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, cử tri Ngô Thanh Loan chia sẻ Chính phủ nên cẩn trọng trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng.
Cử tri Loan cho rằng không chỉ nhà thầu của Trung Quốc mới đủ năng lực mà còn có thể lựa chọn các nhà thầu khác trên thế giới. “Nên cẩn trọng vì công trình này có thể ảnh hưởng đến an ninh từ Nam chí Bắc”, bà Loan nhận định.
Đồng tình, cử tri Trần Phú Đức (phường 6) đưa ra dự đoán việc nhà thầu Trung Quốc xây dựng cao tốc này sẽ vấp nhiều phản đối từ dư luận.
Một cử tri khác của quận Bình Thạnh nêu ý kiến cần xem lại năng lực, tính hiệu quả của các nhà thầu Trung Quốc. Người này dẫn chứng tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã đội vốn gần 10.000 tỷ và lỡ hẹn với người dân 5 năm.
Trả lời ý kiến của cử tri, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân thông tin những vấn đề về thực hiện dự án, độ tin cậy của chủ đầu tư đã được Quốc hội đưa ra thảo luận. Công trình mang tầm cỡ quốc gia như cao tốc Bắc - Nam đòi hỏi chủ đầu tư phải đảm bảo năng lực, độ tin cậy và trách nhiệm.
Theo ông, nhà thầu được lựa chọn qua việc đấu thầu công khai, khách quan. “Trách nhiệm của Quốc hội là giám sát chặt chẽ công trình này. Đây là lợi ích quốc gia, cử tri không cần lo lắng không đảm bảo cái này hay cái kia”, Bí thư Thành ủy khẳng định.- Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân gặp cử tri tại buổi tiếp xúc. Ảnh: Quang Huy.
Thanked by 2 Members:
|
|
#589
Gửi vào 20/06/2019 - 20:44
Bị lỡ tàu, khách nữ Trung Quốc đâm gục nhân viên xe lửa
20/06/2019
TTO - Bị lỡ tàu có thể là trải nghiệm tồi tệ với bất kỳ ai. Tuy nhiên, một thiếu nữ Trung Quốc 23 tuổi, thay vì đợi chuyến tàu khác như bao người, đã bộc phát cơn điên, rút dao đâm túi bụi nhân viên tàu lửa khiến cô này bị thương.
Ga xe lửa Bắc Thâm Quyến do Cơ quan quản lý đường sắt Quảng Châu, Trung Quốc vận hành xác nhận trên tài khoản Weibo của công ty rằng vụ việc xảy ra vào ngày 18-6.
Theo đó, nữ hành khách hung dữ được xác định là cô Lou, và nữ nhân viên 27 tuổi của nhà ga bị đâm là cô Liu.
Theo báo Singapore Straits Times, sự việc xảy ra tại nhà ga xe lửa Bắc Thâm Quyến vào lúc 2h47, giờ địa phương.
Video clip của vụ việc cho thấy nạn nhân bị chảy máu ướt đẫm một mảng lưng và bị gục xuống sàn. Một nữ nhân viên khác của nhà ga đã cố đè lên vết thương để cầm máu và kêu gọi sự giúp đỡ.
Lực lượng an ninh đã nhanh chóng can thiệp và khuất phục nữ hành khách hung dữ.
Nạn nhân được đưa đi bệnh viện để kiểm tra. Rất may, vết thương của cô không nguy hiểm. Cảnh sát đang thu thập các bằng chứng và điều tra về vụ việc.
HỒNG VÂN
Hình ảnh cắt ra từ clip cho thấy nhân viên nhà ga bị đâm gục xuống sàn nhà, một mảng lưng đẫm máu
Thanked by 2 Members:
|
|
#590
Gửi vào 21/06/2019 - 20:41
Asanzo - hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt
21/06/2019
TTO - Hàng điện tử gia dụng của Tập đoàn Asanzo được chứng nhận là 'Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn'. Asanzo quảng bá sử dụng 'đỉnh cao công nghệ Nhật Bản'. Điều tra đặc biệt của Tuổi Trẻ cho thấy không phải như vậy.
Con đường "đội lốt" như thế nào?
Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam công bố các sản phẩm nhãn hiệu Asanzo đang "làm mưa làm gió" trên thị trường là hàng Việt. Tuy nhiên, điều tra của Tuổi Trẻ cho thấy Asanzo là hàng Trung Quốc "đội lốt" xuất xứ Việt Nam!
Nhập hàng Trung Quốc, ghi xuất xứ Việt Nam
Cuối năm 2018, hải quan phát hiện một doanh nghiệp nhập lò nướng thủy tinh nhãn hiệu Asanzo từ Trung Quốc khai báo gian dối. Từ thông tin này, Tuổi Trẻ đã vào cuộc và những bất thường của Asanzo dần hé lộ.
Lần theo đường đi của hàng trăm container từ Trung Quốc về các nhà máy Asanzo ở Việt Nam, chúng tôi đã lật tẩy chiêu trò "thay tên đổi họ" nhằm xóa dấu vết hàng Trung Quốc trước khi đến tay người tiêu dùng Việt.
Họ kêu tôi nộp chứng minh nhân dân để làm thẻ ATM nhưng họ lại lấy đi mở công ty. Sau khi tôi biết mình đứng tên giám đốc công ty và đang bị hải quan bắt hàng, vợ chồng tôi sợ quá nghỉ việc về quê luôn.
Chị Q. (từng là công nhân Asanzo)
Công ty CP điện tử Asanzo Việt Nam được cấp chứng nhận "Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn" năm 2017, ngành hàng điện tử gia dụng. Trên bao bì, tem nhãn của Asanzo đều ghi xuất xứ Việt Nam kèm slogan "Asanzo - đỉnh cao công nghệ Nhật Bản".
Nhiều năm qua, cũng như người tiêu dùng Việt Nam, chúng tôi cũng tin Asanzo là hàng Việt thật.
Thế nhưng đến tháng 8-2018, một nguồn tin cho biết nhà máy Asanzo chỉ lắp ráp tivi từ linh kiện nhập từ Trung Quốc. Còn đồ điện gia dụng thì nhập "nguyên con" từ Trung Quốc, chứ họ không sản xuất một mẩu linh kiện điện tử nào.
Bí mật trong thùng container
Vào cuộc điều tra, chúng tôi nắm được tin có khá nhiều công ty nhập hàng Asanzo từ Trung Quốc. Lập tức chúng tôi chuyển thông tin này cho cơ quan chức năng TP.H.C.M.
Ngày 7-9-2018, Cục Hải quan TP.H.C.M kiểm tra container số hiệu FCIU8689004 chứa linh kiện lò nướng điện nhập từ Trung Quốc tại cảng IDC Phước Long. Công ty TNHH sản xuất thương mại Sa Huỳnh (Công ty Sa Huỳnh) là chủ lô hàng này.
Sự thật vỡ lở: hồ sơ thông quan thể hiện Công ty Sa Huỳnh tự khai hàng hóa trong container là linh kiện của lò nướng thủy tinh gồm: 970 nắp đậy bằng nhựa, 940 chậu lò nướng bằng thủy tinh, 1.180 thiết bị đếm thời gian của lò nướng. Xuất xứ hàng hóa: Trung Quốc.
Tuy nhiên, mở container kiểm tra, hải quan phát hiện toàn bộ hàng bên trong là 1.300 bộ lò nướng thủy tinh nguyên chiếc nhãn hiệu Asanzo.
Đặc biệt, trong thùng cactông đựng lò nướng còn có cả phiếu bảo hành in sẵn bằng tiếng Việt: "Asanzo - đỉnh cao công nghệ Nhật Bản" kèm số đường dây nóng 18001035.
Mặc dù hồ sơ hải quan thể hiện hàng hóa có xuất xứ (C/O) Trung Quốc, nhưng toàn bộ lò nướng trong container này hoàn toàn không có thông tin về xuất xứ.
Nhận thấy Công ty Sa Huỳnh có biểu hiện gian dối, chúng tôi đi tìm lãnh đạo công ty này để xác minh thêm.
Lần theo địa chỉ công ty này đăng ký trên giấy phép tại số 861/27/39 Trần Xuân Soạn, P.Tân Hưng, Q.7, TP.H.C.M, chúng tôi mất nhiều ngày trời vẫn không tìm thấy. Chúng tôi quyết định ghé công an phường hỏi thăm thì được cho biết trên địa bàn không tồn tại địa chỉ này!
Bất ngờ từ lời kể của một nữ công nhân
Công ty Sa Huỳnh ở đâu ra?
Từ manh mối mỏng manh trên giấy đăng ký kinh doanh, chúng tôi tìm được tên giám đốc công ty là H.T.S.Q. (quê huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). Một ngày đầu tháng 2-2019, chúng tôi đi Sóc Trăng tìm chị Q..
Tại đây, từ lời kể của chị Q., một sự thật khác được hé lộ: vào tháng 6-2018, vợ chồng chị Q. lên TP.H.C.M làm công nhân trong nhà máy Asanzo ở KCN Vĩnh Lộc.
Công việc của chị là khui thùng cactông lấy ốp lưng tivi nhập khẩu phân loại, chuyển cho bộ phận lắp ráp. Chồng chị làm phụ xe chở hàng thành phẩm Asanzo đi giao ở các tỉnh.
Giọng chị Q. đầy lo lắng: "Khi mới vô làm, công ty nói giấy chứng minh nhân dân (CMND) photo của tôi bị mờ nên họ kêu tôi phải đưa bản chính để làm thẻ ATM trả lương. Hai ngày sau họ trả lại.
Ngày 24-9-2018, một người tên Kiều gọi tôi lên văn phòng nói rằng trước đây có mượn CMND của tôi để nhập hàng nhưng bị hải quan giữ lại. Họ nhờ tôi ra hải quan ký tên, nộp phạt lấy hàng về rồi sẽ phụ cấp tiền cho tôi.
Do tôi không mở công ty, không làm giám đốc, không nhập hàng gì nên không đồng ý. Hôm sau, vợ chồng tôi sợ quá nên nghỉ việc về quê luôn.
Chị Kiều nhiều lần gọi điện năn nỉ tôi lên làm lại và ra hải quan giải quyết lô hàng bị giữ nhưng tôi không đồng ý. Tôi về quê từ đó đến nay luôn".
Ngày 5-10-2018, Công ty Sa Huỳnh thay đổi người đại diện pháp luật là ông Trương Ngọc Liêm. Chị Q. nói không hề ký bất cứ giấy tờ gì của Công ty Sa Huỳnh, nên việc công ty này thay đổi được người đại diện pháp luật là điều rất lạ.
Làm việc với cơ quan chức năng, ông Liêm thừa nhận nhóm của ông có mượn CMND của chị Q. để đăng ký doanh nghiệp và đăng ký tên chị Q. làm giám đốc. Các chữ ký của chị Q. trong chứng từ bộ hồ sơ là do một người trong nhóm của ông ký giả.
Nhiều công ty "ma" nhập hàng Asanzo từ Trung Quốc
Sau nhiều tháng điều tra, phóng viên Tuổi Trẻ phát hiện không chỉ Công ty Sa Huỳnh, mà từ năm 2014 đến nay có tới 19 công ty nhập khẩu sản phẩm điện gia dụng hiệu Asanzo từ Trung Quốc.
Ngoài ra, còn một số công ty chuyên nhập linh kiện nhãn hiệu Asanzo để lắp ráp tivi, máy lạnh, điện thoại...
Cụ thể, lô hàng có nhãn hiệu Asanzo đầu tiên về Việt Nam vào ngày 25-6-2014 với 1.335 panel LCD dùng lắp ráp tivi 32 và 40 inch, do Công ty TNHH điện gia dụng Su Po nhập.
Tháng 8 và tháng 10-2014, công ty này còn nhập hơn 1.630 tấm panel LCD từ Công ty Hong Kong Konka (Trung Quốc).
Cũng trong năm 2014, Công ty TNHH điện tử Bảo Ngọc nhập hàng trăm tấm panel LCD từ Công ty Hong Kong Konka. Mặc dù là hàng mới 100% nhưng theo hồ sơ hải quan, số linh kiện này là hàng lỗi model có giá chỉ 17 - 30 USD/tấm.
Cũng theo điều tra của chúng tôi, từ năm 2016 đến nay xuất hiện hàng loạt công ty như: Trần Thoàn, Nguyên Tuấn, Khải Phong Sài Gòn, Nam Tiến, Việt Nhật... không chỉ nhập panel LCD mà còn nhập nồi cơm điện, máy xay sinh tố, bình thủy, lò nướng... từ Trung Quốc.
Và có một điểm rất giống Công ty Sa Huỳnh, đó là hầu hết công ty này đều sử dụng địa chỉ "ma".
Đáng chú ý, có ba công ty thuộc Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam cũng trực tiếp nhập hàng in sẵn nhãn hiệu này từ Trung Quốc.
Cụ thể, ngày 9-12-2016, Công ty TNHH truyền thông Asanzo nhập hơn 3.000 máy xay sinh tố từ Công ty Winstar Electrical Enterprise (Quảng Đông, Trung Quốc).
Một tuần sau, công ty này tiếp tục thông quan 2.056 lẩu điện mới 100% từ Công ty Guangdong Zhanjiang Household Electric.
Cuối năm 2016 và đầu năm 2017, công ty này nhập hơn 8.000 sản phẩm gồm nồi cơm, bình thủy, ấm nước điện... do các công ty Guangdong Mibao, Shenzhen Guangyulong của Trung Quốc cung cấp.
Còn Công ty TNHH điện lạnh Asanzo có ít nhất hai đợt nhập hơn 1.000 máy xay sinh tố Asanzo model BL-300 và 1.964 bình thủy điện nguyên chiếc từ Công ty Huizhou Kaini Industrial.
Trong năm 2018 và 2019, Công ty CP tập đoàn Asanzo cũng nhập nhiều linh kiện điện tử có in sẵn nhãn hiệu Asanzo và cả linh kiện không ghi nhãn hiệu từ Trung Quốc.
Asanzo thay đổi xuất xứ hàng hóa
Theo điều tra của chúng tôi, tất cả các lô hàng đồ điện gia dụng nhãn hiệu Asanzo mà 19 công ty nhập về Việt Nam đều có C/O form E, do cơ quan thẩm quyền của Trung Quốc cấp.
Khi làm thủ tục thông quan, các công ty nhập khẩu cũng khai báo xuất xứ hàng hóa là Trung Quốc.
Tuy nhiên, chúng tôi thu thập rất nhiều chứng cứ cho thấy các sản phẩm Asanzo bán trên thị trường lại ghi "xuất xứ: Việt Nam". Sản phẩm điện gia dụng Asanzo đã được bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2017"!
Thêm bằng chứng khác cho thấy Asanzo xác định đồ điện gia dụng của mình có "xuất xứ Việt Nam" thay vì phải ghi xuất xứ Trung Quốc.
Ngày 17-1-2018 và 25-9-2018, một công ty đóng ở KCN Long Hậu (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) xuất sang Lào hai đợt hàng tổng cộng 560 ấm đun nước Asanzo model SK1800, hồ sơ hải quan thể hiện đây là hàng mới 100%, xuất xứ Việt Nam.
Không chỉ nhập hàng nguyên chiếc khai báo linh kiện, Asanzo còn gỡ tem "made in China" rồi dán đè tem "xuất xứ Việt Nam" lên sản phẩm bán ra thị trường.
Công nhân nhà máy Asanzo (KCN Vĩnh Lộc, Q.Bình Tân, TP.H.C.M) gỡ tem "made in China" để xóa dấu vết hàng Trung Quốc
NHÓM PHÓNG VIÊN Báo Tuoitre
Thanked by 2 Members:
|
|
#591
Gửi vào 22/06/2019 - 19:43
Nóng trên mạng xã hội: 'Cái bang' Trung Quốc tái xuất Đà Nẵng
22/06/2019
Mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một người Trung Quốc cao ráo, khỏe mạnh nhưng lại đến các quán cà phê khu vực trung tâm để xin tiền. Người này ra dấu bị câm điếc nên được nhiều người cho tiền vì động lòng thương.
Nhưng sau đó người này bị phát hiện vẫn nói tiếng Trung Quốc như người bình thường.
Xuất hiện nhiều nơi
Bạn Trần Hữu Đức Nhật (thành viên Nhóm phát triển Đà Nẵng) chia sẻ, tình trạng người Trung Quốc giả vờ câm điếc đi xin tiền ở các quán cà phê nay tái diễn và kiến nghị UBND Q.Hải Châu và Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TP.Đà Nẵng vào cuộc xử lý. Tài khoản Facebook Nhat Bui xác nhận, đã gặp người Trung Quốc nói trên tại quán cà phê đường Trần Phú (Q.Hải Châu). Anh ta đưa ra tờ giấy nội dung bằng tiếng Anh là đã mất giấy tờ, mong mọi người quyên góp.
Facebook Trang Kichi bình luận cũng thường xuyên gặp người này: “Cao to đẹp trai lắm ấy mà đưa tờ giấy ghi cả chữ tiếng Anh tiếng Việt bảo là bị câm, cần mua vòng ủng hộ, vòng đỏ đan tay thôi mà 60k, mắc kinh!”. Còn bạn Nguyễn Gia Tâm An cho biết “sau khi bị cộng đồng mạng phát hiện ở các quán cà phê sang trọng, thì cậu này mới chuyển vào Big C rồi, vẫn bộ đồ này. Đọc sơ thì cuốn sổ đánh máy tiếng Anh là tôi bị câm và điếc, muốn quyên tiền để giúp đỡ”.
Nhiều người dân Đà Nẵng cho biết đã gặp “cái bang” người Trung Quốc này ở tầng 4 Vincom (Q.Sơn Trà) khi anh ta đưa mảnh giấy mời mua móc khóa với giá 20.000 - 30.000 đồng/cái; khi thấy bảo vệ đi ngang thì vội nhét móc khóa vào túi xách, tinh vi nên bảo vệ không phát hiện.
Một số ý kiến bình luận còn cung cấp bằng chứng về một “đồng nghiệp cái bang” Trung Quốc với nam thanh niên trẻ tuổi trên. Đó là một người đàn ông trên 60 tuổi, tóc muối tiêu, luôn vận trang phục áo tràng, đồ nâu sòng và đeo tay nải.
Từng bị cho về nước
Chương trình 5 không của Đà Nẵng có mục tiêu “Không có người lang thang xin ăn” và TP đã thực hiện thành công nhiều năm qua. Vì thế, việc xuất hiện cái bang, lại là cái bang người nước ngoài (Trung Quốc) khiến cộng đồng phẫn nộ.
Trao đổi với PV Thanh Niên ngày 21.6, Tổ xử lý thông tin người lang thang xin ăn xác nhận, “cái bang” Trung Quốc lớn tuổi trên đã 2 lần bị lực lượng chức năng xử lý. Cụ thể, ngày 27.2, tổ 550 phối hợp Công an P.Thạch Thang mời người này về trụ sở. Ông ta xác nhận quốc tịch Trung Quốc, tên Zhou Aizu (66 tuổi), giấy tờ đầy đủ, nhập cảnh vào VN từ phía bắc và đón xe vào Đà Nẵng để ăn xin trá hình. Công an đã đưa Zhou Aizu tới ga mua vé ra Hà Nội để về nước theo cam kết. Đến ngày 1.4, tổ 550 lại phát hiện “cái bang” Trung Quốc này tại cà phê 72 Hải Phòng (Q.Hải Châu). Lần này, cơ quan chức năng tiếp tục mua vé tàu, “tiễn” Zhou Aizu ra Hà Nội để về nước. Với thông tin nam thanh niên Trung Quốc trẻ tuổi giả câm điếc xin tiền, tổ 550 và Phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang tích cực xác minh để xử lý.
Theo Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, trước đây từng xử lý 2 người Trung Quốc ăn xin trá hình, chỉ trong một tiếng đã xin được 1,4 triệu đồng. Hai người này khi bị kiểm tra thì nói đang đi du lịch, qua kiểm tra thấy cả hai nhập cảnh theo visa hoạt động thương mại do một công ty bảo lãnh. Cả hai khai mục đích nhập cảnh vào Việt Nam chỉ để khất thực. Với hành vi vi phạm hành chính và than vãn không có tiền nên công an TP chỉ cảnh cáo, buộc xuất cảnh.
Tài khoản Thành An: Quán nào cũng bị. Vào cứ ú ớ đưa tờ giấy với mấy cái móc khóa để bán
Tài khoản Trung Le: Cộng đồng mạng cần bày tỏ bức xúc, chia sẻ mạnh thì lãnh đạo TP mới thấy được mà chỉ đạo đơn vị chức năng ra tay xử lý!
Nguyễn Tú
.
Zhou Aizu 2 lần xin ăn tại Đà Nẵng bị lực lượng chức năng phát hiện, đưa về nước
Ảnh: V.N.H
Nam thanh niên Trung Quốc bị tố giả câm điếc xin tiền
Ảnh: Đức Nhật
Thanked by 1 Member:
|
|
#592
Gửi vào 22/06/2019 - 20:58
Tổng thống Putin ra lệnh đưa công dân Nga từ Georgia về nước
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh đưa công dân Nga không định cư lâu dài tại Georgia về nước đồng thời yêu cầu các hãng bay ngừng đưa khách sang nước này giữa làn sóng biểu tình.
Theo hãng tin Sputnik, Tổng thống Vladimir Putin ngày 21.6 đã ký sắc lệnh yêu cầu các hãng hàng không Nga ngừng đưa hành khách sang Georgia từ ngày 8.7. Sắc lệnh cũng yêu cầu các hãng du lịch ngừng bán tour sang Georgia cho đến khi lệnh cấm được dỡ bỏ.
Ngoài ra, Tổng thống Putin chỉ thị chính quyền phải có biện pháp đảm bảo sự an toàn của công dân Nga tại Georgia và đưa những người đang lưu trú tạm thời tại Georgia về nước. Bộ Ngoại giao Nga trước đó cũng khuyến cáo công dân Nga không nên đến Georgia để tránh nguy hiểm.
Mâu thuẫn nổ ra hôm 20.6 khi một phải đoàn nghị sĩ Nga tham dự và phát biểu tại quốc hội Georgia. Nghị sĩ Sergei Gavrilov thuộc Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) sau đó đứng phát biểu ngay tại ghế chủ tịch quốc hội Georgia khiến nhiều nghị sĩ đối lập phản ứng.
Hàng ngàn người biểu tình phản đối sau đó bao vây tòa nhà quốc hội và đụng độ với cảnh sát chống bạo động.
Chủ tịch quốc hội Irakli Kobakhidze ngày 21.6 đã từ chức do sức ép từ cuộc biểu tình, theo Reuters. Trong khi đó, các đảng đối lập Georgia yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ Giorgi Gakharia từ chức, thả những người biểu tình bị bắt trong vụ đụng độ và đối thoại bầu cử sớm.
Lãnh đạo đảng đối lập Cộng hòa, ông Tamar Kordzaia nói sẽ tiếp tục phản đối, biểu tình cho đến khi yêu sách được đáp ứng.
Tổng thống Salome Zourabichvili cáo buộc Nga can thiệp vấn đề nội bộ và chọc giận người Georgia trong khi đảng cầm quyền Dream (Ước mơ) nói không biết ông Gavrilov sẽ có bài phát biểu, đồng thời tin rằng các quy tắc đã bị phá vỡ.
Người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov lên án cuộc biểu tình, gọi đây là hành động khiêu khích chống Nga. Ông nói lệnh cấm sẽ được dỡ bỏ cho đến khi tình hình tại Georgia bình thường trở lại và không còn nguy cơ đối với người Nga, theo TASS.
Dù Georgia từng là một phần của Liên Xô cũ, nhưng làn sóng phản đối Nga tại đây vẫn mạnh mẽ suốt nhiều năm qua từ sau khi Nga công nhận 2 vùng tại Georgia là Abkhazia và Nam Ossetia là 2 quốc gia độc lập. Năm 2008, Moscow đưa quân sang tham chiến khi quân đội Georgia phát động chiến tranh với mục đích ngăn chặn vùng này ly khai.
Vi Trân
Người biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội ở thủ đô Tbilisi của Georgia
Reuters
Thanked by 1 Member:
|
|
#593
Gửi vào 23/06/2019 - 19:55
Sập tòa nhà 7 tầng đang xây ở Campuchia, 17 người chết
23/06/2019
Thanh Niên
Ngày 22.6, ít nhất 17 người thiệt mạng, 24 người bị thương và hàng chục người mất tích trong vụ sập hoàn toàn tòa nhà 7 tầng đang thi công ở TP.Sihanoukville (tỉnh Preah Sihanouk, miền tây nam Campuchia).
AFP dẫn nguồn từ chính quyền sở tại cho hay công trình được hoàn thành 70 - 80% này do một công ty Trung Quốc làm chủ đầu tư xây dựng.
“Chúng tôi đã đưa một thi thể ra ngoài và tìm thấy thêm 2 thi thể dưới đống đổ nát”, Tỉnh trưởng Yun Min của Preah Sihanouk nói, đồng thời cho biết 3 nạn nhân (gồm 2 công nhân và 1 phiên dịch) phát hiện ban đầu đều là người Campuchia.
Theo ông, có khoảng 50 công nhân làm việc tại tòa nhà vào thời điểm tai nạn xảy ra và ít nhất 20 người đã được cứu sống. Bộ trưởng Thông tin Campuchia Khieu Kanharith cho hay hơn “30 người” có thể bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Lực lượng cứu hộ vẫn đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm các nạn nhân còn mắc kẹt.
Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra sự cố, song nhà chức trách đang tạm giữ 4 người để thẩm vấn.
Huỳnh Thiềm
Thanked by 1 Member:
|
|
#594
Gửi vào 24/06/2019 - 21:15
Phạt chủ căn hộ 2 triệu đồng vì khách 'tè bậy' trong thang máy chung cư
24/06/2019
Đến nhà người quen chơi, 2 phụ nữ đã dùng mũ bảo hiểm che camera an ninh và . Chủ căn hộ đón tiếp 2 người này bị xử phạt 2 triệu đồng.
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh 2 phụ nữ di chuyển bằng thang máy. Sau đó, 1 trong 2 người này đã dùng mũ bảo hiểm che camera an ninh để người còn lại đi vệ sinh ngay tại thang máy.
Đoạn clip được chia sẻ nhanh chóng và cộng đồng mạng đã chỉ trích hành vi thiếu văn hóa, không có ý thức đảm bảo vệ sinh chung của 2 phụ nữ kể trên.
Qua tìm hiểu, vụ việc trên xảy ra tại đơn nguyên 02, tòa CT2B trên đường Tam Trinh (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Theo thông báo của Ban Quản lý Chung cư Gelexia Riverside, vào khoảng 23 giờ 30 đêm 22.6, cư dân thông báo sự việc phát hiện vũng nước màu vàng, có mùi khai tại thang máy PL06 tòa nhà CT2B. Ban quản lý tòa nhà đã tiến hành kiểm tra, làm rõ sự xuất hiện của vũng nước vàng này.
Qua trích xuất camera, ban quản lý tòa nhà xác định 2 phụ nữ di chuyển bằng thang máy lên một căn hộ tầng 27 của tòa CT2B chơi. Trong quá trình chờ người quen ra đón, một phụ nữ đã dùng mũ bảo hiểm để che camera, người còn lại có hành động đi vệ sinh ngay trong .
Sau khi xác minh được căn hộ nơi 2 phụ nữ tới chơi, chiều 23.6, ban quản lý tòa nhà đã mời chủ căn hộ xuống làm việc.
Tại đây, chủ căn hộ cho rằng đây là sự việc không mong muốn và hành động khách đi vệ sinh trong thang máy chủ hộ không hề biết. Tuy nhiên, vì là khách của chủ hộ, do vậy chủ hộ đã đứng ra nhận toàn bộ trách nhiệm cũng như chấp hành theo các quy định xử lý của ban quản lý tòa nhà, đồng thời thay mặt gia đình gửi lời xin lỗi tới toàn thể cư dân.
“Với trường hợp vi phạm này, ban quản lý tòa nhà đã số tiền 2 triệu đồng. Đây là sự việc ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hình ảnh và chất lượng dịch vụ của toà nhà. Qua sự việc này, rất mong được sự ủng hộ, chung tay hợp tác của quý cư dân để xây dựng nếp sống văn minh, môi trường thân thiện, an toàn tại chung cư”, thông báo nêu.
Trần Cường
Hai người phụ nữ được người quen đón sau khi ra khỏi thang máy
Ảnh Chụp màn hình
Thanked by 1 Member:
|
|
#595
Gửi vào 24/06/2019 - 21:27
Cư dân mạng lên án pha phun nước bọt của tuyển thủ Cameroon ở World Cup nữ
Cư dân mạng đã phản ứng kịch liệt khi chứng kiến pha hậu vệ Augustine Ejangue của tuyển Cameroon cố tình phun nước bọt lên tay ngôi sao Toni Duggan (tuyển Anh), trong trận đấu giữa hai đội ở vòng 16 đội World Cup bóng đá nữ 2019 đang diễn ra tại Pháp.
Theo Reuters, có những cảnh không đẹp mắt diễn ra trong trận đấu nảy lửa ở vòng 16 đội giữa Anh và Cameroon vào hôm 23.6. Trận đấu này kết thúc với chiến thắng 3-0 thuộc về các cô gái đến từ xứ sở sương mù.
Cuộc đối đầu trên diễn ra rất căng thẳng và có mùi bạo lực ngay từ đầu khi Nikita Parris (Anh) bị lãnh nguyên cùi chõ vào quai hàm của Yvonne Leuko (Cameroon) ở những phút đầu trận. Thế nhưng, trọng tài lại từ chối sử dụng công nghệ VAR (trợ lý trọng tài video) mà chỉ rút thẻ vàng phạt Leuko.
Sau đó, trong một tình huống bị tuyển Anh đe dọa khung thành, hậu vệ Augustine Ejangue đã chặn được đường bóng tấn công rồi chuyền về cho Annette Ngo Ndom khiến thủ môn này lúng túng dùng tay bắt bóng, dẫn đến đội tuyển nữ Anh được hưởng quả phạt gián tiếp. Không bằng lòng với quyết định của trọng tài, Ejangue đã phản ứng bằng cách phun nước bọt lên tay Toni Duggan (Ah) đang đứng gần đó.
Mặc dù ngôi sao 27 tuổi của tuyển Anh đã lên tiếng phản đối, nhưng trọng tài một lần nữa lại làm lơ và hành động gây tranh cãi đó được bỏ qua mà không bị trừng phạt. Dù chưa rõ hành động đó là cố ý hay vô tình, nhưng nó đã gây ra phản ứng giận dữ của người hâm mộ bóng đá trên cộng đồng mạng khi họ trút cơn thịnh nộ lên mạng xã hội.
Một tài khoản Twitter viết: “Các nữ tuyển thủ Cameroon hành xử khá kinh tởm, chơi cùi chõ và phun nước bọt? Tuyển Anh cố lên”. Tài khoản Twitter khác chất vấn: “Thật điên tiết khi Cameroon vẫn còn đủ 11 cầu thủ trên sân. Augustine Ejangue phun nước bọt lên Toni Duggan, còn Yvonne Leuko chơi cùi chõ vào Nikita Parris. Có VAR để làm gì?”.
Sau tình huống nhổ nước bọt, Anh vươn lên dẫn trước khi đường chuyền bóng dọn cỗ của Duggan đã được Steph Houghton kết thúc thành công. Trận đấu này còn chứng kiến những cảnh không đẹp mắt sau tình huống các cầu thủ Cameroon không hài lòng về 2 quyết định của VAR gây bất lợi cho họ, trong đó các cô gái đến từ châu Phi còn phản ứng bằng cách từ chối thi đấu ở cuối hiệp 1.
Không dừng lại ở đó, pha phun nước bọt vào đối phương dường như chưa đủ, một cầu thủ Cameroon khác được cho là “trả đũa” bằng cách cố ý đẩy trọng tài người Trung Quốc Qin Liang sau khi bị dẫn 3-0.
Với chiến thắng trước Cameroon, Anh giành vé vào tứ kết gặp Na Uy diễn ra tại Le Havre vào ngày 27.6 tới.
Tây Nguyên
Pha phun nước bọt của nữ cầu thủ Cameroon vào tuyển thủ Anh bị cộng đồng mạng chỉ trích
CHỤP MÀN HÌNH
24/06/2019
Thanked by 1 Member:
|
|
#596
Gửi vào 25/06/2019 - 21:36
Xe biển đỏ giành lối... đi lùi trên đường dẫn cao tốc
25/06/2019
Xe biển đỏ giành lối... đi lùi trên đường dẫn cao tốc
25/06/2019
Vào lúc 16h48 chiều 24-6, chúng tôi đi ôtô từ đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9, TP.H.C.M rẽ phải vào đường dẫn cao tốc TP.H.C.M - Long Thành - Dầu Giây (hướng về TP.H.C.M) thì gặp một ôtô mang biển số màu đỏ TK 97-02.
Xe này đang đá xinhan để lùi xe. Khi họ lùi xe gần đến xe chúng tôi thì một người đàn ông (ngồi bên của phụ, không phải tài xế xe) mở cửa bước xuống và yêu cầu xe chúng tôi lùi lại để họ lùi xe. Người này có biểu hiện say xỉn.
Chúng tôi không đồng ý và cho rằng ở đây nếu lùi xe là phạm luật và sẽ bị phạt. Chiếc xe biển đỏ vẫn cố đi lùi về phía bên phải xe chúng tôi.
Trong khi đó, người đàn ông kia to tiếng chửi bới việc chúng tôi không nhường đường. Khi chúng tôi nói đi xe biển đỏ mà làm sai luật thì người này ra phía sau xe dùng tay đập mạnh vào cốp xe của chúng tôi.
Chúng tôi phản ứng lại bằng cách hỏi người đàn ông và những người đi cùng công tác ở đơn vị nào thì một người đàn ông khác (ngồi phía sau tài xế) hạ cửa kiếng xe biển đỏ bảo thôi bỏ qua và gọi người đàn ông kia lên xe.
Ngay sau đó, họ phóng xe đi vun vút theo hướng về đường hầm sông Sài Gòn.
Đức Phương
Khi xe biển đỏ lùi gần đến xe chúng tôi thì một người đàn ông mở cửa bước xuống - Ảnh cắt từ clip
Nghe chúng tôi hỏi đơn vị công tác, một người trên xe biển đỏ hạ cửa kính gọi người đàn ông kia lên xe - Ảnh cắt từ clip
Thanked by 1 Member:
|
|
#597
Gửi vào 26/06/2019 - 18:51
Lãng phí người tài: Du học thạc sĩ, về làm nhập liệu!
Là một trong 6 người được chọn đưa đi Mỹ học thạc sĩ theo đề án , sau khi tốt nghiệp loại giỏi trở về nước, anh Phạm Quốc Thái được phân công làm... rà soát hồ sơ, nhập liệu - công việc mà chỉ cần tốt nghiệp THCS là có thể hoàn thành tốt.
Anh Phạm Quốc Thái (26 tuổi), hiện công tác ở Ban Quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) TP.H.C.M, kể mình từng học kỹ sư tài năng ngành kỹ thuật xây dựng của Trường Đại học (ĐH) Bách khoa TP.H.C.M. Tốt nghiệp ĐH năm 2017, anh làm cho một công ty của Mỹ với mức lương 12 triệu đồng/tháng.
Tháng 4.2017, thông qua trang web của Trường ĐH Bách khoa TP.H.C.M, anh Thái biết thông tin TP.H.C.M phối hợp cùng Công ty Intel Products VN (gọi tắt là Intel) thông qua ĐH Arizona (Mỹ) đang tìm kiếm, đào tạo nhân sự cho các chương trình đô thị thông minh mà TP.H.C.M xúc tiến.
Sau khi tìm hiểu thông tin, anh Thái gửi hồ sơ ứng tuyển tới đại diện ĐH Arizona tại VN. Vượt qua nhiều cuộc phỏng vấn chủ yếu xoay quanh về đô thị thông minh, tháng 7.2017, anh Thái cùng 5 ứng viên nữa nhận học bổng chương trình thạc sĩ tại ĐH Arizona thời gian 1 năm. Chi phí học hành, sinh hoạt ở Mỹ khoảng 65.000 USD (tương đương 1,5 tỉ đồng) đều do Intel tài trợ. Chương trình có điều kiện sau khi học xong, ứng viên sẽ làm việc cho các dự án nằm trong đề án thành phố thông minh của TP.H.C.M ít nhất 3 năm.
“Hôm nhận học bổng có lãnh đạo Sở TT-TT TP.H.C.M đến trao đổi, dặn dò. Khi học về tháng 8.2018 thì tháng 9.2018, chúng tôi được Chủ tịch UBND TP.H.C.M Nguyễn Thành Phong gặp gỡ để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cũng như yêu cầu các sở ban ngành liên quan phải tiếp nhận, tạo điều kiện trong công việc. Thấy được sự trọng thị mà lãnh đạo TP.H.C.M dành cho mình, ai cũng cảm thấy phấn chấn và tự hứa sẽ đóng góp cho các chương trình đô thị thông minh của TP.H.C.M”, anh Thái kể.
Học xây dựng, bố trí làm... an toàn thực phẩm
Tháng 11.2018, anh Thái được phân công về Phòng Quản lý chất lượng thực phẩm của Ban Quản lý ATTP TP.H.C.M. Do được đào tạo về chuyên ngành kỹ thuật xây dựng nên khi được bố trí về Ban Quản lý ATTP, thấy không phù hợp anh Thái nhiều lần đề nghị được thay đổi nhưng đều không kết quả. Thế là công việc hằng ngày của một thạc sĩ học ở Mỹ về chỉ là nhận tờ khai của doanh nghiệp thực phẩm nộp vào, kiểm tra việc điền thông tin về truy xuất nguồn gốc có khớp không, nếu không khớp sẽ hướng dẫn điền cho đúng.
“Công việc giống như lao động phổ thông mà một người trình độ lớp 9 cũng có thể làm được. Điều tôi bức xúc đó là việc tôi học về kỹ thuật xây dựng công trình nhưng lại phân về quản lý thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thịt heo - một lĩnh vực mà tôi không hề có kiến thức gì cả”, anh Thái kể.
Chạy grab bike kiếm thêm
Một điều khác anh Thái cảm thấy thất vọng là hằng tháng. Dù có bằng thạc sĩ (hệ số lương 2,67) nhưng anh cho biết chỉ được tính hệ số lương đại học 2,34 và mỗi tháng anh Thái nhận gần 2,8 triệu đồng. Mức lương này còn thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu vùng khoảng 4 triệu đồng của người lao động ở TP.H.C.M (thuộc vùng 1). Hiện chi phí sinh hoạt mỗi tháng của anh Thái gồm: 1,5 triệu đồng tiền thuê nhà (ở chung với 3 người bạn), tiền điện thoại, xăng xe và internet 500.000 đồng, tiền ăn 2 triệu đồng (bằng mức ăn thời sinh viên)…, đã vượt xa mức lương nhận được. Do đó hơn 6 tháng qua, để bám trụ ở TP.H.C.M, ngoài việc dè sẻn chi tiêu, anh Thái phải xin tiền nhà, cuối tuần làm thêm ở Tây Ninh và mới đây đăng ký chạy Grab bike vào buổi tối kiếm thêm thu nhập.
Anh Thái cho biết việc chạy Grab bike để mưu sinh do không có lựa chọn nào khác. Trước đó anh cũng tính làm thêm ở một vài nơi nhưng công việc ở Ban Quản lý ATTP TP.H.C.M chiếm hết thời gian, trong khi chạy Grab bike có thể giúp anh linh động sắp xếp thời gian vào buổi tối. Sau khi đăng ký và được Grab bike đồng ý, anh Thái phải đóng 600.000 đồng (300.000 đồng trả chậm) để mua 2 áo, 2 nón và một bộ hướng dẫn để “hành nghề”.
Mỗi đêm anh Thái cố gắng kiếm khoảng 100.000 - 150.000 đồng rồi “đóng máy” về phòng trọ. Dịp cuối tuần, anh lại bắt xe buýt lên Tây Ninh tham gia khóa huấn luyện đưa kiến thức khoa học về vùng sâu, vùng xa do một tổ chức nước ngoài thực hiện với thù lao được trả chừng 300.000 đồng/ngày. Mức thù lao tuy không cao nhưng anh khá hài lòng vì đã truyền đạt kiến thức cho người dân nghèo.
Muốn đóng góp xây dựng đô thị thông minh
Một buổi tối giữa tháng 6.2019, chúng tôi ghé thăm nơi trọ của anh Thái cùng 3 người bạn học cùng Trường ĐH Bách khoa TP.H.C.M tại một chung cư cũ trên đường Điện Biên Phủ (Q.10, TP.H.C.M). Căn phòng chừng 10 m2, giá thuê 1 tháng 6 triệu đồng được ngăn làm hai đủ để 4 người có chỗ chui ra chui vào. Thu nhập ít ỏi nên anh Thái phải tiết kiệm tối đa chi phí sinh hoạt, trưa và tối sau giờ làm nếu không bận việc gì anh đều tranh thủ về phòng trọ nấu cơm ăn chứ không dám ăn ngoài.
Trò chuyện với những người bạn cùng phòng, chúng tôi được biết Thái được kết nạp Đảng từ lúc học cấp 3 ở Long Khánh (Đồng Nai) và có thành tích học tập rất ấn tượng. Khi học năm 3 Trường ĐH Bách khoa TP.H.C.M, Thái là 1 trong 3 sinh viên cả nước nhận được học bổng trong chương trình trao đổi sinh viên giữa các nước Đông Nam Á và có một kỳ học tại ĐH Quốc gia Singapore (National University of Singapore). Đáng chú ý, cùng thời điểm nhận học bổng đi Mỹ, anh còn nhận được học bổng học thạc sĩ đúng chuyên ngành xây dựng ở Ý trong vòng 2 năm do chính phủ Ý tài trợ 100%. Đây là học bổng bất cứ sinh viên nào cũng ao ước nhận được, bởi ngoài việc tài trợ học phí, chi phí sinh hoạt, mỗi năm học viên sẽ được cấp hơn 8.000 euro (hơn 200 triệu đồng). Sau khi ra trường, người nhận học bổng sẽ được lựa chọn làm việc tại 3 công ty hàng đầu của Ý.
Anh Thái tâm sự thời điểm nhận Ý diễn ra đồng thời với việc nhận học bổng đi Mỹ nên anh rất băn khoăn. Nhưng cuối cùng anh chọn học bổng đi Mỹ bởi thấy chương trình đưa ra rất hay và cũng mong muốn sau khi học về sẽ đóng góp vào việc xây dựng chương trình đô thị thông minh của TP.H.C.M. “Tôi chấp nhận làm nhà nước lương thấp nhưng nghĩ một chương trình hợp tác bài bản như vậy nên ít ra lương cũng phải được 10 triệu đồng/tháng để bảo đảm cuộc sống, nhưng không ngờ mức lương thấp như vậy và họ trả không đúng với quy định nhà nước nữa. Vừa rồi làm việc với chỗ ĐH Arizona, chị giám đốc ở đây hỏi tôi có người yêu chưa, tôi trả lời ngay cả cuộc sống tối thiểu hằng ngày còn chưa lo được sao dám nghĩ chuyện yêu đương”, anh Thái chia sẻ và cho biết với sự bố trí công việc không phù hợp, lương quá thấp khiến anh đang suy nghĩ có nên gắn bó lâu dài với công việc hiện tại hay không.
6 sinh viên trong buổi nhận học bổng Grand Challenge trước khi sang Mỹ học thạc sĩ và anh Thái sau khi tốt nghiệp về nước phải chạy Grab để kiếm thêm thu nhập
Ảnh: Anh Phú - Trung Hiếu
Trung Hiếu + Đình Quân
Thanked by 2 Members:
|
|
#598
Gửi vào 27/06/2019 - 20:47
Khiển trách Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.H.C.M do sử dụng bằng “dỏm”, liệu đã đủ sức răn đe?
- 26/06/2019
- Tổng Cục Hải Quan vừa ban quyết định 1716/QD-TCHQ về việc thi hành kỷ luật công chức đối với ông Phạm Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.H.C.M vì sử dụng giấy công nhận văn bằng thạc sĩ “không hợp pháp”. Theo đó, ông Hùng bị kỷ luật với hình thức khiển trách do đã sử dụng Giấy công nhận văn bằng thạc sĩ số 012830/CNVB-Ths ngày 16/2/2017. Ông Phạm Quốc Hùng đã vi phạm quy định Thông tư số 11/2012/TT-BNV ngày 17/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức.
Sử dụng bằng “dỏm” với mục đích gì?
Theo nhận định chung, việc kỷ luật cán bộ công chức đối với Tổng cục Hải Quan lần này khá kịp thời và đúng quy trình. Tuy nhiên, vấn đề mà dư luận đặt ra hiện nay, liệu việc sử dụng văn bằng “không hợp pháp” phải chăng như một loại văn bằng giả nhưng “mập mờ” câu chữ nên cần được làm rõ, áp dụng theo đúng quy phạm pháp luật.
Khi ông Phạm Quốc Hùng hoàn thiện hồ sơ cá nhân để thực hiện báo cáo, thống kê công chức thì bị phát hiện sự việc. Việc bổ sung hồ sơ công chức có phải làcơ sở để cấp trên xem xét, cân nhắc lên chức vụ cao hơn chăng?. Điều đáng nói, dù đã biết mình đang sử dụng bằng “dỏm” nhưng ông Hùng vẫn ngang nhiên khai báo trong hồ sơ, lý lịch đó là bằng thật.
Sử dụng bằng “không hợp pháp” có thể bị kỷ luật cách chức
Theo quy định tại và , đối với công chức có hành vi sử dụng bằng cấp giả, chứng chỉ giả có thể bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
- Kỷ luật cảnh cáo đối với công chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch công chức;
- Kỷ luật cách chức đối với công chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;
- Kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Theo quy định trên thì ông Phạm Quốc Hùng phải bị cách chức, trong khi hiện nay chỉ bị kỷ luật ở mức độ khiển trách, liệu đã đúng với quy định của và của Chính phủ?
Được biết, bằng Thạc sỹ (The Master by Coursework) của ông Phạm Quốc Hùng được Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận vào ngày 16/2/2017 không có ghi số văn bằng của Trường đại học I-Shou – Đài Loan, nơi ông Hùng có bằng tốt nghiệp. Trên giấy chứng nhận của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng ghi ông Hùng tốt nghiệp thạc sỹ vào ngày 20/8/2013 nhưng đến 16/2/2017, Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng mới cấp giấy chức nhận!
Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018), được sửa đổi Khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
Tháng 9/2018, huyện Thăng Bình, Quảng Nam cách chức 05 cán bộ sử dụng bằng trung học phổ thông trung học không hợp pháp hay còn gọi là bằng "dỏm" để làm hồ sơ để được quy hoạch và bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bình Minh nhiệm kỳ 2010 - 2015 và 2015 – 2020.
Cuối năm 2017, Ủy ban kiểm tra Trung ương cũng đã công bố kỹ luật ông Nguyễn Xuân Anh, nguyên Bí thư thành ủy Đà Nẵng do kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và quy định những điều đảng viên không được làm.
Mặc dù ông Nguyễn Xuân Anh đã khai báo bằng cấp đã học Trường Southern California University for Professional Studies (SCUPS) sau tháng 10-2007 đổi tên thành California Southern University. Thế nhưng trường chưa được Bộ Giáo dục đào tạo Việt Nam công nhận bằng nên vẫn bị đưa vào diện khai mang bằng cấp.
Liên quan đến vấn đề Tổng cục Hải Quan kỹ luật khiển trách đối với ông Phạm Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Hải Quan TP.H.C.M, Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã liên hệ với Cục Hải Quan TP.H.C.M để tìm hiểu rõ vì sao lại "giơ cao đánh khẽ" trong trường hợp này? Phải chăng Cục Hải Quan TP.H.C.M đang bao che, xử lý nội bộ?
Dư luận đang quan tâm về việc kỷ luật khiển trách đối với ông Phạm Quốc Hùng do Tổng Cục Hải Quan đưa ra là quá nhẹ so với quy định, thiếu tính răn đe, từ đó có thể tiếp tục tạo tiền lệ xấu cho các cán bộ đương chức vi phạm. Nên chăng, các cơ quan chức năng cần biện pháp xử lý đúng việc đúng tội, công tâm, công bằng, đảm bảo các quy định của pháp luật và pháp lệnh công chức, góp phần làm trong sạch bộ máy lãnh đạo tại các cơ quan công quyền.
Hoàng Dũng
Ông Phạm Quốc Hùng, Phó Cục trưởng, Cục Hải Quan TP.H.C.M
Thanked by 1 Member:
|
|
#599
Gửi vào 28/06/2019 - 19:58
27/6/2019
Cặp vợ chồng đặt tên con dài 7 chữ cái gây sốt mạng xã hội
Từ tấm lòng yêu đất nước và tình cảm với hai quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc, cặp vợ chồng trẻ xứ Nghệ đã lấy tên của hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa để đặt tên cho hai con mình.
Sáng 26/6, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Ngọc Luyến – Chủ tịch UBND xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) cho biết: “Ngày 15/5/2019 vợ chồng chị Lương Thị Loan (SN 1994) đến trụ sở UBND xã để làm giấy khai sinh cho con với cái tên rất dài.
Cán bộ tư pháp xã có giải thích cho chị biết, tên này quá dài, rất khó để nhớ và sau này có thể ảnh hưởng khi cháu đi làm thủ tục giấy tờ. Tuy nhiên, chị Loan và gia đình vẫn muốn đặt tên cho con theo ý định ban đầu.
Thể theo nguyện vọng của vợ chồng chị, cán bộ tư pháp đã làm giấy khai sinh cho cháu với cái tên “Ngô Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam...".
“Đây không phải là lần đầu tiên gia đình chị đặt tên này cho con. Trước đó, vào năm 2017, sau khi hạ sinh con trai đầu, gia đình chị Loan cũng đến UBND xã làm giấy khai sinh cho con và đặt tên là Ngô Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam”, ông Luyến cho biết thêm.
Trao đổi với Dân Việt, chị Lương Thị Loan chia sẻ: “Tôi đặt tên con như vậy là theo nguyện vọng của chồng. Mong muốn của 2 vợ chồng tôi là sau này các con khôn lớn, các cháu sẽ luôn nhớ rằng quần đảo Trường Sa và đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa là một phần máu thịt không thể tách rời của Việt Nam, thuộc chủ quyền của Việt Nam”.
Được biết, vợ chồng chị Lương Thị Loan - anh Ngô Văn Dục đang công tác tại tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, do đang trong thời kỳ sinh nở, chị Loan về quê ngoại ở xã Châu Khê, Con Cuông (Nghệ An) nhờ gia đình bên ngoại chăm sóc con.
Chia sẻ với Dân Việt, ông Nguyễn Quang Tuyến – Trưởng phòng Tư pháp huyện Con Cuông (Nghệ An) cho hay: “Từ trước đến này chưa có gia đình nào đặt tên con như vậy. Đây là trường hợp hiếm thấy. Nhưng đây là nguyện vọng chính đáng của gia đình nên chúng tôi cũng rất sẵn lòng làm thủ tục khai sinh cho cháu bé”.
Theo Dân Việt
Bản trích lục khai sinh cho con "Ngô Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam" khiến dư luận xôn xao. (Ảnh: FB).
Thanked by 2 Members:
|
|
#600
Gửi vào 28/06/2019 - 21:28
Khi dân mạng tự bôi xấu mình
28/06/2019
Khi dân mạng tự bôi xấu mình
28/06/2019
Thông tin hậu vệ Đoàn Văn Hậu được CLB Austria Wien (Áo) liên hệ chỉ mới dừng lại ở dạng đồn đoán, ấy vậy mà dân mạng Việt Nam đã tấn công fanpage của đội bóng này.
Làm ơn chấm dứt tấn công!
Như Tuổi Trẻ đưa tin, cổ động viên của đội bóng Austria Wien than trời vì trang Facebook của họ bị dân mạng Việt tấn công khiến cổ động viên nước họ phải than vãn: "Làm ơn chấm dứt sự tấn công đến từ người Việt Nam"...
Đây không phải lần đầu tiên báo chí lên tiếng về văn hóa ứng xử của cư dân mạng Việt Nam. Cuồng trên mạng kiểu này hóa ra có thể làm xấu hình ảnh của nhau, bày ra với cổ động viên nước ngoài kiểu ứng xử thiếu chuẩn mực của không ít người Việt. Ai đó đã "bình loạn" khi chưa suy nghĩ chín chắn đã tự bôi bẩn mình, lại có thể gây ảnh hưởng đến người khác, đến cái lớn lao hơn.
Trên trang Facebook của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long mới đây cũng tràn ngập bình luận bằng tiếng Việt. Bên cạnh những ý kiến văn minh, cũng có không ít những lời lẽ không hay đã được để lại. Thay vì bình luận nhã nhặn, lịch sự, có tính thuyết phục, lại thấy những hình ảnh và ngôn ngữ dân mạng công kích nhau bằng tiếng Việt, cãi nhau buông tuồng trên mạng, ở những nơi cả thế giới nhìn vào.
Nhiều người không lạ với lối hành xử trên mạng xã hội của một bộ phận người trẻ. Được đề cập nhiều phải kể đến vụ bình luận khiếm nhã trên Facebook tỉ phú Bill Gates, vụ của một nữ MC người Thái Lan từng cấm cửa cư dân mạng Việt Nam trên tài khoản của cô... vì những bình luận quá quắt, thiếu văn hóa.
Những tài khoản mạng xã hội của những người nổi tiếng thu hút đông lượng truy cập khắp nơi trên thế giới. Người ta sẽ nhìn thấy thái độ, hành vi của nhau. Hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam có thể bị hiểu sai, ấn tượng không tốt bởi những người ứng xử sai trước bạn bè quốc tế.
Kể từ giải U23 châu Á vài tháng trước, công chúng yêu bóng đá thêm tự hào với thành tích của đội tuyển Việt Nam. Trong khi cầu thủ đội nhà gìn giữ hình ảnh và tinh thần "fair-play" của Việt Nam, người ta lại ngao ngán về cách thể hiện mình trên mạng của không ít CĐV Việt.
Họ "đổ bộ" lên Facebook của thành viên đội bóng khác, của trọng tài để công kích, rủ nhau báo cáo "láo" nhằm khóa tài khoản người ta...
Tự ném "gạch đá" về mình
Tôi vẫn còn ấn tượng rất xấu về hành vi của những bạn trẻ người Việt kể từ mùa SEA Games 28 (năm 2015) được tổ chức tại Singapore. Để phục vụ tốt hơn cho khán giả khu vực, chủ nhà Singapore mở kênh YouTube phát trực tiếp các trận thi đấu.
Ở đó, thấy rõ khác biệt ứng xử của cổ động viên nước bạn và chúng ta. Cư dân mạng các nước bạn vào xem thường dùng ngôn ngữ tiếng Anh, vào "phòng" liền chào và gửi lời cảm ơn nước bạn đã tạo điều kiện cho xem miễn phí.
Nhiều người Việt Nam cũng vào xem, thường không có chào hỏi, cảm ơn... và dùng tiếng Việt, phớt lờ yêu cầu dùng tiếng Anh của admin (người quản lý).
Và, như thói quen lâu nay, vừa thưởng thức trận đấu nhưng không quên đưa ra các kiểu bình luận, nhận xét khiếm nhã. Vận động viên mình thua thì cay cú, gây gổ với cư dân mạng nước bạn. Một số người Việt vào nhắc nhở thái độ quá đáng thì bị hứng ngay "gạch đá"...
Văn hóa ứng xử trên mạng vẫn còn là câu chuyện dài và ngày càng có biểu hiện đáng buồn hơn trong bối cảnh diễn biến trên mạng ngày một phức tạp hơn, tác hại lớn hơn. Đơn cử, tại Asiad 2018, sau trận thua của đội tuyển Olympic Việt Nam trước Hàn Quốc, ông Park Hang Seo bị mạo danh trên mạng cùng với đó là nhiều bình luận xúc phạm từ cư dân mạng.
Dễ nổi nóng nhưng cũng dễ bị dẫn dắt cảm xúc, tự biến mình thành "anh hùng bàn phím". Người ta công kích, chửi bới theo phong trào, tệ hơn nhiều khi như một thú vui khi lên mạng.
Chẳng hạn cái cách đám đông độc ác trên mạng từng miệt thị bề ngoài của một cô gái bán hàng online. Không cần tìm hiểu đúng sai, thông tin chính xác chưa, nhưng nhiều người rất giỏi trong chuyện truy tìm tài khoản của một người xa lạ để công kích họ... Thậm chí, có trường hợp cư dân mạng từng chửi nhầm người do cùng tên!
Hiếm có, khó tìm lời xin lỗi
Quá nhiều chuyện "nói hớ", xúc phạm người khác, nói sai khiến người khác bị công kích, phản ánh sai sự thật... Đến khi sự việc được sáng tỏ thì sao? Nhiều "chủ thớt" chọn cách xóa bài đã đăng, xóa những bình luận bất lợi cho mình. Tìm ra một lời xin lỗi cho đàng hoàng trên mạng thật là khó!
Trên môi trường mạng, ngôn ngữ, hành vi thể hiện đạo đức, giá trị của mỗi con người trước người khác, trước cộng đồng. Ứng xử xấu xí, trái chuẩn mực khác nào đang tự bôi bẩn, làm giảm giá trị của chính mình...
Khôi Nguyên
Cổ động viên Việt “đổ bộ” lên trang mạng của CLB Austria Wien, tranh luận bằng tiếng Việt - Ảnh: KHÔI NGUYÊN
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
12 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 12 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












