Jump to content

Advertisements




ĐỌC BÁO DÙM BẠN


1817 replies to this topic

#46 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/09/2016 - 19:40

Lý Hải Châu, người xóa nạn 'phá rừng' trong văn học

07:00 AM - 25/09/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Lý Hải Châu Ảnh: Gia Đình Cung Cấp

Nhiều nhà tư tưởng, lý luận ra tay đốn chặt “những cây đại thụ” văn học trước Cách mạng Tháng 8. Nhờ ông Lý Hải Châu, nhiều tác phẩm đã được cứu bằng cách in lại như vậy.

Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng... là những trường hợp như thế.
Từ “trục vớt”tác phẩm của Nguyễn Tuân...
Chiếc gậy của nhà văn Nguyễn Tuân giờ đã được hiến cho Bảo tàng Văn học VN. Những tác phẩm của ông cũng đã có chỗ đứng. Bản thân ông năm 1996 được truy tặng giải thưởng .. ... .... về văn học nghệ thuật. Nhưng tuyển tập đầu tiên của ông khi ra mắt lại không hề dễ dàng như vậy. “Hồi ấy làm tuyển tập là sự tôn vinh ghê gớm lắm. Vì thế chỉ được phép làm tuyển tập những nhà văn lớn, không có vấn đề gì về chính trị...”, GS Nguyễn Đăng Mạnh sau này nhớ lại trong một lần trả lời phỏng vấn.

Cũng theo GS Mạnh, Tuyển tập Nguyễn Tuân do ông Lý Hải Châu, Giám đốc NXB Văn học quyết định năm 1980. “Ông Lý Hải Châu rất có bản lĩnh và quyết đoán. Ông nhất định làm tuyển tập Nguyễn Tuân, một nhà văn chẳng những còn sống mà lại luôn luôn bị phê phán, mặc dầu có sự can ngăn của Hoài Thanh và Hoàng Trung Thông. Ông giao cho biên tập viên Lê Khanh đến báo cho tôi và cùng tôi lo việc này”, GS Mạnh cho biết.
Nhà nghiên cứu văn bản Lại Nguyên Ân cho biết ông Lý Hải Châu chính là người đã xây dựng lên một loại sách của NXB Văn học, đó là bộ tuyển tập của các tác giả. Đấy cũng là lần đầu tiên văn học VN XHCN làm tuyển tập cho các tác giả. Một hội đồng có tính chất quốc gia, có sự tham gia của Bộ Văn hóa và Ban Tuyên huấn (nay là Ban Tuyên giáo) sẽ xem xét tác giả nào được tuyển và tuyển ra sao, dày bao nhiêu. “Đó là những bộ tuyển tập có quy cách hẳn hoi. Mời nhà nghiên cứu để tuyển. Những công việc đó khởi đầu từ năm 1980. Ông Lý Hải Châu là một trong những người tích cực nhất”, ông Ân nhớ lại.
... Đến xóa “nạn phá rừng” trong văn học
Cũng theo ông Ân, việc làm tuyển tập cũng được nhích dần từ các tác giả “ổn thỏa, không có vấn đề gì” sang các tác giả mang tính chất khó khăn hơn. Nhà văn Nguyễn Tuân là một trong số đó. “Ông Lý Hải Châu làm việc tuyển và in hanh thông hơn. Nhiều khi ông ấy chủ trì là ông ấy liên hệ nhân vật này nhân vật kia để in được. Nó giới thiệu lại một phần di sản mà trước đó công chúng không được tiếp cận”, ông Ân nói. Sau này, nhiều tác phẩm trước đó không nghĩ đến chuyện được in cũng được ông Châu “đỡ” như thơ Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính...
Bản thân ông Châu cũng ý thức rõ việc mình đã làm cần thiết ra sao, nguy hiểm thế nào. “Khu rừng văn học hiện đại VN, đặc biệt thời kỳ từ 1920 đến 1945 nhiều năm dài bị nạn “phá rừng”. Còn đâu những Giông tố, Số đỏ của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng... những khẩu đại bác nã vào thành trì thực dân phong kiến. Còn đâu những truyện ngắn nửa khóc nửa cười của Nguyễn Công Hoan, Vang bóng một thời của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, rồi thơ mới của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Hồ Dzếnh... Người ta coi đấy là những “cái u độc hại”. Nhiều nhà tư tưởng, nhà lý luận ra tay đốn chặt những cây đại thụ...”, ông Châu tâm sự với bạn bè. Thậm chí, sau khi các tác phẩm này đã được in, tại Hội nghị xuất bản toàn quốc năm 1987 ông còn bị phê bình.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bản chép tay bài thơ Nguyệt cầm Xuân Diệu tặng Lý Hải Châu


Nhờ ông Châu, nhiều cây đại thụ trước Cách mạng Tháng 8 đã được cứu bằng cách in lại như vậy. Sau này, khi những “khối u độc hại” đó được xuất bản, người đọc cũng nhận ra giá trị thật của chúng rất nhanh. Theo ông Nguyễn Văn Ba, một người bạn của ông Châu, người ta chen nhau mua thơ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đông hơn cả mua hàng mậu dịch. Chưa hết, trong buổi ăn mừng tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng được xuất bản, bà Vũ Mỵ Hằng, con gái duy nhất của ông Phụng run run thắp hương cha và khấn: “Bố ơi, bố sống lại rồi”.
Với dịch giả Dương Tường, ông Châu còn là người đặc biệt hơn thế. “Tôi với anh Châu quen nhau từ lâu lắm rồi, những năm 1960. Chúng tôi gắn bó vừa là cộng tác viên vừa là bạn bè. Phải nói là ngoài tình cảm liên hệ công tác còn mến phục anh Châu ở chỗ trong thời kỳ ấy công tác tuyên huấn rất chặt chẽ. Những cộng tác viên như tôi là loại không được sử dụng nhưng anh giúp đỡ làm việc và có tiền để làm nguồn sống”, ông Tường nhớ lại.
Ông Tường cũng cho biết, ông Châu còn giúp rất nhiều người khác. “Anh Châu là người quan tâm đến chuyện giúp đỡ những người khó khăn như thế, bị bầm dập trong thời kỳ đó để có công việc, mở mang phát triển văn học và giới thiệu những tác phẩm ưu tú của văn học thế giới. Anh Châu không vì cái ghế của mình mà né tránh những người vào sổ đen”, ông Tường nhớ lại. Theo ông Tường, khi đó, hai tác giả Trần Dần và Lê Đạt cũng được ông Châu thu xếp công việc như vậy. Nhà thơ Trần Dần đã dịch cuốn Những người chân đất trong hoàn cảnh như thế, dù ký tên khác.
“Anh Đồ Phồn vỗ vai tôi, thế là cậu làm vỡ cái “đê” ấy rồi, cái đê của định kiến hẹp hòi và bảo thủ”, sau này trong một lần tâm sự với bạn bè về thời đi làm xuất bản đó, ông Châu nhớ lại.
Đổi mới năm 1986, có trên nhiều lĩnh vực. Và trong lĩnh vực xuất bản, không thể không nhắc tới tên ông Lý Hải Châu.

Trinh Nguyễn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#47 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/09/2016 - 21:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


MC Phan Anh: Người việt không được khuyến khích sống với đam mê
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    TTO - "Tôi nghĩ rằng nhiều người Việt không được khuyến khích sống với đam mê của mình. Dường như môi trường sống của chúng ta đã tạo ra những con người giống nhau, sự khác biệt không được ủng hộ" - MC Phan Anh nói.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MC Phan Anh - Ảnh: FBNV
Phan Anh là MC nổi tiếng, nhưng gần đây việc xuất hiện với tư cách MC của Phan Anh dường như đã nhường chỗ cho hình ảnh một Phan Anh khác với những chia sẻ về các vấn đề môi trường và xã hội.
Tuổi Trẻ đối thoại với Phan Anh giữa những chuyến đi mà Phan Anh cho là “tìm cách làm mới” mình, trên tinh thần chia sẻ. Anh không ngại nói và nói đầy bình tĩnh.
MC không phải là 
đam mê
* Nhiều người đang quan tâm clip Phan Anh kêu gọi bảo vệ môi trường. Ý tưởng clip đó là của ai?
- Đó là một nhóm các bạn trẻ chủ động liên hệ với tôi. Với họ, đây là một trong những dự án mang tính khởi nghiệp, họ rất nhiệt tình, cứ gửi ý tưởng đến, tôi thấy thích, thấy họ tâm huyết, có lý tưởng, có ước mơ.
Tôi đồng cảm với những hoài bão đó, trân trọng họ mà nhận lời, bắt tay vào chỉnh sửa khá nhiều câu chữ.
Tuy là một clip quảng bá, nhưng tôi gửi gắm được những gì tôi muốn nói về môi trường. Môi trường phải hiểu rộng hơn đâu chỉ có thực phẩm bẩn, mà còn bao gồm bao nhiêu thứ khác như văn hóa, chính trị, xã hội.
Chúng ta không vô can trong vấn đề này, chúng ta không thể ngồi im, chúng ta phải lên tiếng, chúng ta phải cùng hành động.
* Phan Anh đã từng nói không muốn làm MC nữa vì phải nói theo ý người khác dù đôi khi cũng là việc nói đôi câu mà được rất nhiều tiền. Câu hỏi là cái gì đưa Phan Anh đến nghề này, ngoài tiền ra là gì và nếu rời bỏ nó thì ngoài tiền ra sẽ là gì?
- MC là một cái duyên, một sự may mắn, nghề chọn mình và trong suốt thời gian đó tôi đã nhận được thành công nhất định. Nhưng đây không phải là đam mê nên đôi khi tôi không tìm được niềm vui trong công việc.
Nổi tiếng không phải là mục đích sống của tôi. Thời gian này tôi đang dừng lại, nhắm mắt để cảm nhận thật sâu con người mình.
Tôi nghĩ rằng nhiều người Việt không được khuyến khích sống với đam mê của mình. Dường như môi trường sống của chúng ta đã tạo ra những con người giống nhau, sự khác biệt không được ủng hộ "Chúng ta phải lên tiếng, chúng ta phải cùng hành động" - MC Phan Anh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MC Phan Anh - Ảnh: T.T.D.
Nếu hỏi tôi ước mơ của tôi là gì, tôi không trả lời được. Và tôi nghĩ đó là một bất hạnh, tôi cảm thấy đau lòng.
Những giấc mơ thời thơ bé giống như những hạt mầm mà thời gian giống lớp bụi cát đã phủ dày lên, những giấc mơ chìm sâu xuống, giờ tưởng như có điều kiện để thực hiện thì mình cứ cố bới, cứ cố tìm mà không thấy.
Tôi luôn ngưỡng mộ những người đã nuôi, đã tìm, đã dưỡng được đam mê như chính việc tìm được ý nghĩa của cuộc sống để cháy hết mình với nó.
* Vậy nghĩa là bây giờ, Phan Anh vẫn cảm giác mắc nợ những giấc mơ cũ?
- Tôi suy nghĩ tích cực hơn như thế. Tôi vẫn thấy yêu và hài lòng với những gì đang có. Tôi chưa thấy đam mê thì tôi cho mình cách tận hưởng hạnh phúc trong việc lựa chọn làm những gì mình muốn.
Như việc có thể ngồi đây với chị 3 tiếng mà không sợ mất một công việc gì khác có thể nhiều tiền, không ngại chạy từ Bến Tre về đầy vất vả rồi sáng mai 5g sáng quay lại.
Như việc cho mình thực hiện trách nhiệm đừng im lặng, nói lên những điều mình quan tâm mà chẳng sợ mình sẽ bị làm sao như nhiều người lo lắng.
Tôi thấy mình 
cần phải lên tiếng
* Phan Anh đã thấy sự trả giá nào cho việc "nói và làm những gì mình muốn" chưa?
- Chưa, chắc là chưa. Cũng đã có một chương trình truyền hình họ đã làm việc với tôi xong, nhưng sau đó lại đưa ra những lý do "trớt quớt" để từ chối rằng lãnh đạo đài bảo giọng miền Bắc không hợp với người miền Tây.
Tôi có trêu lại “sao đường lối thế?”, nhưng cũng không bận lòng. Thực tế, tôi vẫn lên sóng cả trực tiếp lẫn ghi hình trên đài quốc gia.
Để ý thì thấy tôi đề cập đủ thứ từ đúng quy trình, lỗi đánh máy, việc ô nhiễm biển, việc phán quyết Biển Đông... Có sao đâu? Nhiều người hay thần hồn nát thần tính và lo sợ mơ hồ.
Tôi không lo kiểu trả giá rằng mình không được lên sóng nữa. Không có nghề này thì mình còn nghề khác. Không có nghề khác thì còn có gia đình. Nên việc mình thấy đúng mình cứ làm thôi.
Nói có vẻ sách vở nhưng càng ngày tôi càng nghĩ về trách nhiệm của mình với xã hội với cộng đồng, đặc biệt khi nghĩ về con cái.
Nếu mình không làm, mình thờ ơ, mình nghĩ mình vô can, mình im lặng thì không ai hết, chính con mình, chính bạn bè của chúng, chính thế hệ tương lai sẽ lãnh đủ hậu quả.
* Tôi nhận ra dù Phan Anh rất bận nhưng bạn lại rất tận tình trong việc giao tiếp trên Facebook cá nhân. Tại sao vậy?
- Facebook là một kênh kết nối cộng đồng cởi mở. Trước đây, tôi chủ yếu chỉ đăng những câu chuyện vui hay sự lạc quan với ý muốn những năng lượng tích cực ít nhiều cũng truyền được đến bạn bè, nên bình luận qua lại cho vui.
Nhưng sau này tôi thấy mình cần lên tiếng về một số vấn đề thiết thực của xã hội và nó đôi lúc gây ra phản ứng trái chiều. Tôi đưa ra quan điểm, nhận được sự phản biện thì tôi phải có nghĩa vụ tranh luận.
Tất nhiên, tôi cũng luôn cân nhắc cái gì đáng tranh luận, cái gì không đáng vì không thể đủ thời gian cho tất cả. Có thể có những phản biện gay gắt, nhưng nếu được viết một cách có văn hóa thì tôi sẽ trả lời bởi tôi nghĩ xã hội chỉ tiến bộ và thay đổi khi có sự phản biện qua lại từ mọi phía.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

"Nếu mình không làm, mình thờ ơ, mình nghĩ mình vô can, mình im lặng thì không ai hết, chính con mình, chính bạn bè của chúng, chính thế hệ tương lai sẽ lãnh đủ hậu quả" - Ảnh: FBNV
* Phan Anh nói bạn là người nóng tính, vậy cách nào để giữ bình tĩnh trên mạng xã hội khi mà ở đó dường như người “điên” nhiều hơn người tỉnh?
- Tôi chọn cách ứng xử là luôn dừng lại một chút trước khi bấm nút đăng. Có lúc tôi để chế độ một mình, có lúc tôi xóa đi những gì mình định nói.
Dừng lại một nhịp, một nhịp ấy có thể là hai ba tiếng đồng hồ hoặc 1, 2 ngày để quan điểm, ý tứ của cá nhân được định hình rõ ràng, kiểm tra lại các nguồn tin cho khách quan.
Tôi không đuổi theo việc trở thành một hot Facebooker bằng cách cố gắng cập nhật nhanh các sự kiện xảy ra hằng ngày trong cuộc sống. Tôi chỉ lên tiếng với những gì mình thực sự bức xúc hoặc có cảm xúc.
Làm cái gì mình thích
* Một quan điểm khác của Phan Anh mà tôi chú ý, rằng bạn nói từ nay sẽ hạn chế nhận các chương trình giải trí và ít từ chối với chương trình vì môi trường. Tại sao?
- Vì tôi cho phép mình làm cái gì mình thích. Ví dụ như trước đây chương trình Thần tượng âm nhạc tôi rất thích vì luôn được tạo mọi điều kiện để chủ động kịch bản. Nhưng khi thấy công việc này đang cũ dần đi, êkip cũng không còn những sáng tạo mới mẻ thì tôi dừng lại. Đây sẽ là năm cuối cùng tôi nhận lời dẫn.
Tôi không muốn lãng phí như những lãng phí đầy rẫy mà tôi nhận ra xung quanh. Sự lãng phí tuổi trẻ của nhiều bạn bè, lãng phí tài nguyên, lãng phí thời gian, lãng phí tiền bạc...
Những sự lãng phí phổ biến và kinh khủng đang diễn ra ở nước ta, tôi thấy nó còn ghê hơn cả tham nhũng. Nhưng ít người để ý.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MC Phan Anh và con gái tham gia Bố ơi mình đi đâu thế - Ảnh: VTV3
* Và khi lên mạng xã hội, làm cách nào để sống với các quan điểm khác nhau, hay đơn giản hơn thuyết phục vợ con mình cách nào để họ đồng quan điểm với mình nhỉ?
- Chị biết không, sống chấp nhận những quan điểm khác nhau chính là điều tôi sẽ dạy cho con mình. Các con tôi sẽ phải luôn vui vẻ chấp nhận và tôn trọng mọi sự khác biệt.
Biết chấp nhận sự khác biệt sẽ bớt định kiến, khách quan hơn và cảm xúc của chính chúng ta cũng tích cực hơn.
Một điều đơn giản nhé: tôi trước đây luôn nghĩ rằng trẻ con phải chào người lớn, nếu không làm thế thậm chí tôi nghĩ đó là những đứa trẻ thiếu văn hóa.
Nhưng sau đó tôi nhận ra bọn trẻ con vẫn có thể là những đứa trẻ ngoan dù chúng có thể chưa chào. Mình định kiến quá thì khó sống.
* Phan Anh có tự tin bảo vệ được gia đình mình khi bạn là người nổi tiếng không? Vì đã có một người nổi tiếng nói rằng bi kịch của họ sẽ luôn bị mổ xẻ tàn nhẫn bởi đám đông nhân danh dư luận và vì thế những hàn gắn cũng khó khăn hơn?
- Gần 10 năm hôn nhân, tôi chưa bao giờ chủ động chia sẻ với truyền thông về gia đình mình. Chỉ đến khi “Bố ơi mình đi đâu thế?”, tôi quyết định mở toang cánh cửa của mình, tôi có thể khóc, có thể giận dữ, quát tháo...
Tôi không muốn con thấy mình phải khác ở nhà, đó là tôi đời thường nhất. Và trong sự chân thành đó, chương trình muốn có sự xuất hiện của vợ tôi, khi tôi hỏi, cô ấy đồng ý xuất hiện.
Tất nhiên ngay lập tức hệ lụy cũng đã có, dù chỉ là những phiền nhiễu xôn xao. Nhưng vợ tôi đã phải đóng Facebook, đặt chế độ riêng tư. Rồi cô ấy quen dần, chúng tôi xuất hiện thường xuyên hơn trên mặt báo.
Song đó không phải là điều chúng tôi cùng thích, thế nên cả nhà sẽ hạn chế dần. Để cuộc sống của chúng tôi là của chúng tôi chứ không phải mệt mỏi về những mổ xẻ nếu chẳng may xảy ra.
10 câu hỏi ngắn
* Lý do gì sẽ lôi được Phan Anh dậy sớm mỗi ngày?
- Đêm qua vợ giận, nên dậy sớm đưa con đi học làm lành.
* Facebook hiện tại có phải là việc chiếm nhiều thời gian nhất của Phan Anh?
- Chưa bao giờ và sẽ không bao giờ.
* Làm MC là nghề chọn hay mình chọn?
- Nói nghề chọn mình chỉ là cách trân trọng sự may mắn mà thôi!
* Thời điểm khó khăn nhất với Phan Anh, là gì?
- Lúc bố mất.
* Nguyên tắc nào để bảo vệ gia đình khi mình là người nổi tiếng?
- Càng kín tiếng càng tốt.
* Theo Phan Anh, rác văn hóa và rác môi trường, cái gì đáng sợ hơn?
- Sợ nhất là nước bẩn.
* Sau chương trình “60 phút mở”, bài học (nếu có) cho mình là gì?
- Khi gặp chỉ trích hãy mỉm cười! Khi gặp thuận lợi hãy mỉm cười! Khi bị đặt điều hãy mỉm cười! Khi được công nhận hãy mỉm cười! Người tốt với ta hãy mỉm cười! Người xấu với ta cũng mỉm cười!
Sự chân thành tử tế là điều không cần phải cảm nhận bằng lý lẽ!
* Những ưu tiên lớn nhất cho trẻ con ở nhà, xếp lần lượt là gì?
- Sống sạch.
* Điều gì khó chịu nhất với Phan Anh khi đọc báo mỗi sáng?
- Những tít bài gây sốc rẻ mạt.
* Động cơ chấp nhận trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ lần này, sau khi đã chọn cách im lặng từ sự cố “60 phút mở” đến nay, là gì?
- Trân trọng những gì mà Tuổi Trẻ đã làm được.


CÁT KHUÊ
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • CHIA SẺ
    Luân Tá Võ 15:14 28/09/2016
    Từ khi xảy ra thảm họa môi trường MC Phan Anh đã có những bước đi có chính kiến riêng

Sửa bởi tuphuongsg: 28/09/2016 - 21:23


#48 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/09/2016 - 21:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vì sao không thể Hán hóa người Việt?

10:07 AM - 28/09/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

người Việt

Nhà nghiên cứu Trần Gia Ninh (ảnh) vừa công bố kết quả nghiên cứu về lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt với nhiều diễn giải mới xung quanh các vấn đề lịch sử đang còn gây tranh cãi cho giới nghiên cứu trong lẫn ngoài nước.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trả lời Thanh Niên, ông nhấn mạnh: “Người Việt vốn là cộng đồng dân cư tinh túy nhất còn sót lại của tộc Bách Việt cũ”.
Hiện nay, vẫn đang tồn tại nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của người Việt (Kinh) và không phải ai cũng cho rằng cội nguồn của người Việt là tộc Bách Việt. Ông có thể chia sẻ quan điểm về vấn đề này?
Tôi cho rằng trải qua một tiến trình lịch sử với quá nhiều biến động, không thể có người Việt (Kinh) thuần chủng là hậu duệ của duy nhất một tộc người. Hiện có nhiều giả thuyết đối chọi nhau về vấn đề này. Tôi chia sẻ với ý kiến cho rằng cội nguồn của người Việt ít nhất là hợp bởi ba tộc người chính: người Bách Việt (bao gồm người Việt bản địa và các tộc Bách Việt ở nơi khác chuyển đến), người Thục (thời Thục Phán) và người Hoa Hạ.
Khi nước Thục bị nước Tần diệt, một cộng đồng dân cư đã chạy thoát xuống phương Nam và chiếm đất Âu Việt, tức thượng nguồn sông Hồng. Những ghi chép trong cổ sử đầu Công nguyên đã có chép về Thục Phán. Thậm chí, còn ghi rõ, Thục Phán đem quân đánh Hùng Vương. Hùng Vương thua, Thục Phán lên làm vua xưng là An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc. Không phải chỉ có trong truyền thuyết dân gian Việt, mà sử sách cổ của Trung Quốc cũng ghi chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương, chuyện nỏ thần An Dương Vương, chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy. Người Thục ngày xưa có nền văn minh phát triển rực rỡ không thua kém Hoa Hạ mà có khi còn hơn. Có thể người Thục đã có chữ viết dù sau đó bị mất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mưu đồ đồng hóa một dân tộc sẽ khó thành công nếu dân tộc đó hội tụ đủ ba yếu tố. Một là có sức sống sinh học và sức sống xã hội mãnh liệt; hai là có trình độ văn hóa và nền văn minh cao hơn dân tộc đi đồng hóa; ba là có tổ chức xã hội tốt, cố kết các thành viên bền chặt. Nhìn lại, thấy người Việt (Kinh) có đủ ba yếu tố này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Còn về nhóm cư dân từ tộc Bách Việt cũ có phần đặc biệt. Khi Trung Quốc xâm chiếm và tìm cách đồng hóa các tộc Bách Việt, việc đầu tiên họ làm là tìm cách tiêu diệt những thành phần ưu tú nhất, bởi vậy những người đó đã phải di chuyển về phía nam, mang trong mình tinh hoa của văn hóa Bách Việt. Họ tìm chỗ trốn và nơi định cư an toàn về sau chính là nước VN bây giờ.
Ông có thể lý giải sức mạnh nào khiến người Việt không bị Hán hóa dù trải qua 1.000 năm Bắc thuộc?
Có thể thấy, những vùng đất ở phương Nam như Vân Nam, Hải Nam, Quảng Đông… mặc dù cách xa Trung Nguyên nhưng sau khi Trung Quốc xâm chiếm đều bị đồng hóa. Đến cuối nhà Minh, dù người Hán đã bị người Mãn Châu đánh chiếm toàn bộ lãnh thổ, nhưng cuối cùng, người Mãn Châu lại bị chính người Hán đồng hóa. Thế nhưng, người Việt trải qua tới 1.000 năm Bắc thuộc lại không bị như vậy.
Theo tôi, một số nguyên nhân có thể tóm tắt như sau: Mưu đồ đồng hóa một dân tộc sẽ khó thành công nếu dân tộc đó hội tụ đủ ba yếu tố. Một là có sức sống sinh học và sức sống xã hội mãnh liệt; hai là có trình độ văn hóa và nền văn minh cao hơn dân tộc đi đồng hóa; ba là có tổ chức xã hội tốt, cố kết các thành viên bền chặt. Nhìn lại, thấy người Việt (Kinh) có đủ ba yếu tố này. Dù là mục tiêu tàn sát của dân tộc đi xâm chiếm, nhưng họ đã thoát thân thành công và “an cư” ở mảnh đất cuối trời của Bách Việt, chính là VN ngày nay. Điều đó chứng minh, đây là cộng đồng có sức sống mãnh liệt. Mặt khác, chính vì mang trong mình tinh hoa của văn hóa Bách Việt, văn hóa Thục và cả Hoa Hạ nữa, nên nền văn minh của cộng đồng dân cư này có lẽ còn vượt trội hơn cả Hoa Hạ. Cuối cùng, chính sử Trung Quốc đã ghi chép rất rõ về thời Hùng Vương. Qua đó có thể thấy, người Việt đã có nhà nước, có tổ chức xã hội, có sự gắn kết bền vững trong cộng đồng. Đó là lý do người Việt khó có thể bị một dân tộc nào đó đồng hóa.
Không những không bị đồng hóa và vẫn giữ được tiếng nói của dân tộc mình, người Việt còn tiến hành “đồng hóa” ngược. Ông có thể nói rõ hơn về “kỳ tích” này?
Thời Bắc thuộc, người Việt có thể không có chữ viết, hoặc có thể đã có chữ viết nhưng bị xóa sạch qua 1.000 năm bị Bắc thuộc. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là họ vẫn giữ được ngôn ngữ (tức là kho từ vựng, phát âm, ngữ pháp, cấu trúc) Việt. Người Việt khá thông minh. Họ đã học chữ của người Hán để lưu giữ tiếng nói của dân tộc mình, giữ nguyên cách tư duy ngôn ngữ của mình, bởi vì ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Họ khôn khéo biến “kho” Hán ngữ thành “kho” Hán - Việt để làm giàu thêm ngôn ngữ của mình. Có thể thấy, nhiều từ mà chúng ta vẫn thường dùng bây giờ như vô duyên, lãng mạn, bá đạo, triền miên, mạch lạc, la liệt... là từ gốc Hán 100% trong kho tàng Hán - Việt mà ông cha ta đã thu thập để thành vốn từ Việt.
Đây là điều mà các nhóm dân tộc khác xưa cũng thuộc tộc Bách Việt không làm được. Chẳng hạn, người Quảng Đông, Phúc Kiến, Vân Nam đã mất hẳn ngôn ngữ “gốc”. Về mặt ngôn ngữ, họ hoàn toàn bị Trung Hoa đồng hóa, chỉ phát âm khác mà thôi.

Nhà nghiên cứu Trần Gia Ninh là cây bút quen thuộc viết chính luận, khoa học, văn học sử và tiểu thuyết. Một vài công trình bằng tiếng Việt của ông công bố gần đây: Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt, Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn (tiểu thuyết lịch sử, NXB Văn học - 2015), Thánh dạy: Bốn chục tuổi, không lầm lẫn nữa...

Với công trình Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt, Trần Gia Ninh đã tiến hành nghiên cứu nhiều tư liệu lịch sử như Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh tập, Đại Việt sử ký toàn thư. Đặc biệt, ông dành nhiều công sức nghiên cứu các tài liệu sử học của Trung Quốc như Hán thư, bộ sách Thái Bình Ngự lãm, Hoa Dương quốc chí, Thủy Kinh chú sớ...

Ngọc An

  • Lượt người thích
DƯƠNG BÌNH
TP .. ... .... - 28/09/2016
"không thể Hán hóa người Việt?" là một thực tế của lịch sử. Nhưng không vì thế mà người Việt ta được chủ quan.
44 thích

Sửa bởi tuphuongsg: 28/09/2016 - 21:38


Thanked by 1 Member:

#49 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 29/09/2016 - 09:41

BÍ ẨN BÃI ĐÁ CỔ SAPAPosted on

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

by

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Giá trị của bãi đá cổ Sapa nằm ở chính nội dung
những hình vẽ của nó. Nếu không có nội dung này thì
giá trị của nó sẽ chỉ là ….đá như mọi hòn đá khác trên thế gian.

Thiên Sứ


Từ lâu tôi đã hân hạnh trình bày quan niệm về cội nguồn Kinh Dịch thuộc về một nền văn minh vĩ đại trong cổ sử nhân loại: Nền văn minh Lạc Việt – cội nguồn của dân tộc Việt hiện nay. Đã có một số người tìm cách chứng minh điều này với những phương pháp khác nhau. Trong bài này, tôi xin giới thiệu một hiện tượng trên bãi đá cổ Sapa liên quan đến quan điểm trên.
Đó là hình một quẻ Dịch trên bãi đá cổ Sapa kèm theo những hình tượng độc đáo lý giải sự khởi nguyên và tính tuần hoàn của vũ trụ.

Trước khi trình bày hiện tượng trên; tôi cũng xin có đôi lời giới thiệu về bãi đá cổ Sapa.
Sapa là một thị trấn sát biên giới Việt Trung phía Tây Bắc – Bắc Việt, cách tỉnh lỵ Lao Cai khoảng 100 km. Từ tình lỵ Lao Cai có thể đến đây bằng xe hơi trên một con đường ngoằn ngoèo băng qua những triền núi. Đây là một nơi nghỉ mát nổi tiếng từ thời thuộc Pháp. Ở đây còn toạ lạc một số những biệt thự sang tịong với kiến trúc cổ của các chức sắc người Pháp ở Đông Dương. Cách thị trấn Sapa khoảng 40 – 50 km là bãi đá cổ Sapa nổi tiếng.
Đây là một trong ba hoặc bốn bãi đá cổ có những ký tự bí ẩn còn lại trên thế giới. Bãi đá cổ này được phát hiện vào khoảng từ năm 1924 đến 1926 do các nhà khoa học Pháp. Các nhà khảo cổ cho rằng chúng được tạo nên từ khoảng hơn 2000 năm nay và thuộc di sản của người Việt cổ (*). Hiện nay chúng chỉ còn lại 198 hòn. Một số khoảng từ 18 đến 20 hòn bị hư hại do khi làm một con đường đi xuyên qua bãi đá đến làng Pò Lùng Chải. Tất cả những phiến đá ở đây đều được khắc những hình vẽ và những ký tự bí ẩn. Đã có rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước cố gắng giải mã những ký tự này. Nhưng chưa có ai có được một sự lý giải thoả đáng. Rất tiếc mặc dù tác giả bài này đã tìm gặp trực tiếp người chỉ huy đội làm đường, nhưng anh không nhớ chính xác số hòn đá bị hư hại (ít nhất là 18; nhiều không quá 20 hòn).
Con số những hòn đá (hiện hữu và đã mất) không chính xác này xấp xỉ con số 216.Tức là xấp xỉ độ số hào Dương trong 64 quẻ Dịch.
Rất tiếc đây chỉ là giả thuyết. Vì số lương những hòn đá đã mất không khảo chứng được. Nhưng trong số những hòn đá này, có một hòn liên quan đến điều mà tôi trình bày trong bài này có hình vẽ như sau:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình trên này đã có nhiều nhà nghiên cứu giải mã khác nhau. Nhưng đáng chú ý là sự lý giải sau đây của nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Liễn vì tác giả cho rằng:
Toàn bộ bãi đá cổ Sapa là những kiến thức về vũ trụ có liên quan đến Kinh Dịch. Đây là một ý kiến đồng với giả thiết của tôi. Vấn đề còn là phương pháp chứng minh và khả năng phân tích để chứng minh những điều này.
Tôi xin được trích đăng sau đây đoạn liên quan đến hình vẽ trên để quí vị tham khảo.

Trích:
“ Nổi bật trên búc chạm đá là hình mặt trời 1 (Số 6 trên hình – số 1 trong nguyên văn của tác giả; số 6 là của tôi hiệu chỉnh vì một sự lý giải khác. Trong đoạn trích dẫn này, số của tác giả ghi nguyên văn trong bản trích dẫn này. Số của người viết thể hiện trong vòng tròn trên hình vẽ thể hiện rong ngoặc kế bên); 2 Trái đất (3) bố cục ở hai phía Đông Tấy; nhưng hơi chếch nhau phảI chăng là sự diễn tả cao thấp khác nhau của các hành tinh này theo sự nhận biết của con ngườI lúc đó. Bao quanh trờI đất là hai dảI các hình song song không khép kín; bên trái gồm ba giải song song ko đều nhau; chạy dài liên tục bắt đầu từ Tây Bắc chạy xuống sát gần Trái Đất rồI hơi uốn lượn về phía Đông Nam 9 (2). Bên phảI cũng là ba giải song song 10 (10) bắt đầu từ giữa hình khắc; rồI uốn vòng lên theo xích đạo Trái Đất; uốn vòng lên theo hướng Đông Bắc ; bao lấy mặt trờI ở phía Đông. Nửa trên của các dải này chỉ còn hai dải song song kéo dài liên tục lên Đông Bắc kết thúc ở điểm cao ngang vớI mặt trời và ba dảI ở phía Tấy Bắc.DảI thứ 3 ở ngoài cùng bên Đông chỉ có một đoạn vòng cung đến ngạng tầm điểm cực Bắc của Trái Đất thì kết thức. DảI này có 3 đoạn dài ngắn ko đồng đều; đoạn ngắn nhất ở khoảng giữa có hai vạch đứt ở hai đầu.
Sách Dịch cổ cho ba dải số 9 (2) là Nội Quái tượng trưng cho các lớp vỏ trái Đất, còn ba dải số 10 (10) là Ngoại Quái tượng trưng cho các giải sông Ngân hà. Nhà nghiên cứu Dịch học Hồng Quang cho đây là Lục Quyển bao gồm: Vũ Quyển nói về thời kỳ hỗn mang chưa có hình dáng cụ thể ban đầu, Khí Quyển, Tầm Quyển, Sinh Quyển,Trí Quyển; Linh Quyển thuộc về giai đoạn vũ trụ đã định hình từ trạng thái hỗn mang Vô Cực đã thành Thái Cực….


[…lược một đoạn nói về lịch sử thiên văn học Tây Phương…]
Nhận thức của nhân loại đến thời Trung Cổ, mới cách chúng ta khoảng 400 trăm năm mà còn tranh cãi quyết liệt nhức nhối như vậy (Các vấn đề liên quan đến tri thức Thiên văn phương Tây vào thời cổ và Trung cổ – Thiên Sứ). Thế mà từ 3000 – 4000 năm trước CN tổ tiên ta đã chạm khắc “mô hình vũ trụ” vào đá cổ Sapa; khẳng định cả Mặt trờI và trái Đất đều là khối cầu tròn và đang quay. Chiều quay của Trái Đất từ Tây sang Đông ngược chiều kim đồng hồ, đúng như chiều quay của các hình đúc trên mặt trống đồng cổ kính của dân tộc. Sự chuyển động được biểu hiện bằng hình xoáy ốc từ tâm ra ngoài thật độc đáo. Đó là biểu trưng sức mạnh nội tâm cũa tinh cầu, ko có sự can thiệp từ bên ngoài.
Ở vòng xoáy ốc ngoài cùng nẩy lên một nhánh cây, phải chăng đây là biểu hiện của sụ sống, của Sinh Quyển. Nhánh cây này có hai chòm lá ngả về phía Đông là phía mùa xuân. Như vậy quá đúng vớI triết lý Âm Dương Ngũ hành của các vị kỳ lão hiền triết Phục Hy, Thần Nông thời thượng cổ. Vòng xoay của mặt trời cũng do nội lực xoáy ốc từ trong ra ngoài, ngược hướng vớI chiều quay của trái Đất từ Đông sang tây. Một chi tiết cần được chú ý là tổ tiên ta mô tả Mặt Tròi và Trái Đất đường kính gần ngang nhau, như một “cặp sao đôi”. Đây là ngẫu nhiên hay có chủ định từ trước? Từ nguồn trí thức linh giác nào mà ông cha ta khắc như vậy? Điều này rất đáng được suy nghĩ.
Bên cạnh trái Đất tròn còn có một hình vuông nhỏ 3 (4). Đây ko lặp lại sai lầm của Hoa tộc thời cổ là “trờI tròn đất vuông” (Một số người tới nay còn giải thích chuyện “bánh chưng bánh dày” theo hướng này là ko đúng). Ở đây hình vuông đặt cạnh Đất tròn thì làm sao nói chệch đi là trờI tròn cho được? Phải thấy ở đây người nghệ nhân vô danh đã nắm Kinh Dịch rất vững và đã chuyển hình chạm khắc sang một đề tài mới:” Mẹ tròn con vuông”. Theo luận thuyết Âm Dương đất thuộc về Âm; về người mẹ, còn trờI thuộc về Dương, thuộc về người cha. Thành ngữ tiếng Việt nói cha Trời, mẹ Đất chính là vì vậy.Trong hình khắc mảnh vuông nhỏ đặt cạnh mẹ Đất phải hiểu là “Mẹ tròn con vuông”, một thành ngữ nói lên sự mong mỏi, coi như lời chúc tụng đốI với các bà mẹ bước vào kỳ sinh nở phải được “vuông tròn” nghĩa là thuận lợi, ko gặp rủi ro trắc trở khi vượt cạn một mình. Ý nghĩa nhân văn ở đây quá rõ, nó hoàn toàn khác với quan điểm tĩnh tại “TrờI tròn đất vuông” của ngườI Trung Hoa cổ đại.

[..lược một đoạn…]
Trở lại với “Mô hình vũ trụ” (Hình đã dẫn – Thiên Sứ), cả mảng giữa của hình khắc dành cho con người. Tư tưởng chủ đạo ở đây là sự thể hiện rất rõ “luận điểm tam tài” của Kinh Dịch.
Ở đây dướI ký hiệu quẻ Càn 7 (8) gồm ba vạch liền xếp chồng chéo lên nhau đặt hơi chếch về hướng Tây Nam – Đông Bắc là hai hình ngườI một nữ một nam được thể hiện bằng hình song song mang tính ước lệ nhiều hơn tả thực. NgườI nữ 4 (7) đứng hai chân giang rộng phía trên giải ngoại quái, bộ phận sinh dục khuyếch đại rất rõ. Tư thế chếch theo hướng Đông Bắc – Đông Nam; đầu nhô gần sát vạch giữa quẻ Càn. Tay phải cầm một khí cụ dài dơ thẳng chếch ở khoảng trống giữa Mặt trời và ký hiệu quẻ Càn. Người Nam 5 (1) đứng ở tư thế khom lưng trên giải Nội quái, song từ phần ngang hông trở xuống không được thể hiện. Bộ phận sinh dục ở đây cũng phóng to hơn bình thường. Phía trên đầu ngườI nam là ký hiêu quẻ Sơn Địa Bác 8 (9) gồm quẻ Chấn chồng lên quẻ Khôn, đặt xoay dọc giữa quẻ Ngoại quái và hình vuông nhỏ. Ký hiệu cuối cùng đặt ở dướI vòng cung ngoại quái, phía bên hông gần đoạn ngắn ở giữa nốI với hai đoạn dài hai bên là ký hiệu phồn thực 6.



Trich Phạm Ngọc Liễn.


Qua đoạn trích dẫn ở trên tôi chỉ có mục đích giới thiệu về một hiện tượng giải mã những hình vẽ trên bãi đá cổ Sapa của các nhà nghiên cứu. Việc này đã có từ khi bãi đá cổ được phát hiện. Nhưng cho đến mãi gần đây mới có những ý kiến liên hệ những hình vẽ này vớI một học thuất cổ Đông phương là Kinh Dịch qua đoạn trích dẫn của nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Liễn – đã trình bày ở trên .
Nhưng theo cách phân tích giải mã của tôi thì hình vẽ này chứng tỏ một nội dung khác so với sự kiến giải của ông Phạm Ngọc Liễn.
Với một cái nhìn khác, tôi xin được tường sở ngộ của mình, hy vọng có sự cống hiến với quí vị và anh em một ý tưởng về cội nguồn của Kinh Dịch và những giá trị đích thưc của nó. Lần lượt những ký hiệu được đánh số trên hình được giải mã theo thứ tụ dưới đây:

1) Người đàn ông biểu tượng của tính thuần Dương ở giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan niệm “Dương trước, Âm sau” thể hiện trong các cổ thư liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành.
2) Trong Kinh Dịch quái Càn thuộc Dương, ba vạch dài biểu tượng tính thuần Dương ko có giới hạn (vô lượng vô biên). Hay nói cách khác: Đây chính là tình trạng của Thái Cực. Thái cực có tính viên mãn, không giới hạn, vô lượng vô biên được thể hiện bằng hình tròn – cái có trước (Mẹ tròn).
3) Tính Động xuất hiện tạo vòng xoáy ngược chiều kim đồng hồ. Đây cũng là chiều vận động của các Thiên Hà hiện nay (trong đó bao gồm cả các sao và hành tinh).
Chữ Vạn có chiều ngược chính là biểu tượng của tính động xuất hiện ở giai đoạn đầu của vũ trụ.

4) Hình vuông bên cạnh vòng xoáy cho biết khi tính động xuất hiện tức là sinh Âm, đối đãi với trạng thái tĩnh khởi nguyên (mẹ tròn con vuông). Đây là một quan niệm minh triết hợp lý chỉ có ở Việt Dịch là Dương tịnh Âm Động, khác với quan niệm này trong sách Hán cổ và các nhà nghiên cứu kế tục cho là “Âm tịnh, Dương động”.

5) Khi Âm xuất hiện thì sự vận động và phát triển tiến hoá trong vũ trụ bắt đầu. Điều này được hình tượng bằng một cái cây tiếp nối từ sự vận động của vòng xoáy.
6) Vòng xoáy thuận chiều kim đồng hồ là biểu tượng cho thấy sự tương tác của vũ trụ theo chiều ngược với chiều vận động của các thiên thể.
Chữ Vạn có chiều thuận chính là biểu tượng của chiều tương tác vũ trụ. Xin các bạn lưu ý là: Qua các di vật khảo cổ có niên đạI xấp xỉ 10.000 năm cho thấy chữ “Vạn” đã tồn tại rất lâu trong văn minh nhân loại.

7) Sự chuyển hoá từ Dương sang Âm được biểu tượng bằng người đàn bà.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khi Âm cực thịnh thì sinh Dương được biểu tượng bằng quái Càn trên đầu người đàn bà.

9) Hình này theo tác giả Phạm Ngọc Liễnlà quẻ Sơn Địa Bác. Nhưng theo sở ngộ của tôi thì đây là quẻ Địa Lôi Phục, nếu lật 90 độ theo chiều ngược kim đồng hồ là chiều vận động cũa các thiên thể trong vũ trụ. Theo Kinh Dịch thì ý nghĩa của quẻ này là “Sự trở lại”. Như vậy với hình tượng của quẻ Địa lôi Phục cho thấy vũ trụ vãn động tới cực điểm sẽ là sự quay trở về.
Hay nói một cách khác:
Toàn bộ bức tranh này nói về cách giải thích theo thuyết Âm Dương Ngũ hành về nguyên lý của sự vận động vĩ mô từ khời nguyên của vũ trụ mà khoa học hiện đại gọi là “Giây 0 trước Bicbang” cho đến khi vụ trụ kết thúc và có tính chu kỳ của nó..


Sự trùng khớp trong cách lý giải sự khởi nguyên vũ trụ trên bãi đá cổ Sapa đã chứng minh trong bài: “Định mệnh có thật hay không?”.
Nội dung bức tranh của người Lạc Việt trên bãi đá cổ Sapa đã chứng tỏ nguyên lý vũ trụ đã được phát hiện từ lâu và thuộc về nền văn minh này. Kinh Dịch thuộc về nền văn minh Việt với những ký hiệu quẻ trùng khớp với ý nghĩa của bức tranh. Qua sự phân tích nội dung của một bức tranh đá trên bãi đá cổ Sapa, chúng ta sẽ không thể tìm thấy nội dung tương tự trong các cổ thư chữ Hán liên quan trong lý học Đông phương. Điều này cũng chúng tỏ rằng tên gọi đích thực của cuốn kỳ thư Đông phương gọi là “Chu Dịch” – vốn theo truyền thuyết và sách Hán cổ có nguồn gốc từ trên Lạc Thư ở lưng rùa – phải gọi chính xác là:
“Lạc thư chu dịch”. Tức là sách của người Lạc Việt nói về sự vận động tuần hoàn của vũ trụ.
Bài viết này lần đầu tiên được đăng tải trên website tuvilyso.com năm 2004 và một số trang web liên quan đến Lý học Đông phương, được bổ sung và sửa chữa đưa lên blog này. Nó chỉ nhằm lưu ý những nhà nghiên cứu một giả thiết về nội dung đích thực của bãi đá cổ Sapa chính là những mật ngữ của người Việt đã ghi lại những trí thức của nền văn hiến một thời huyền vĩ ở miến nam sông Dương Tử và người ta có thể hiểu được nội dung này. Nhưng Thiên Sứ tôi đã nhiều lần phát biểu trên các diễn đàn liên quan đến lý học Đông phương và xin nhắc lại ở đây là:
Trong các tiểu luận, các bài nghiên cứu của Thiên Sứ – Nguyễn Vũ Tuấn Anh không bao giờ coi việc giải mã bất cứ một di sản văn hoá nào làm bằng chứng cho các luận điểm của mình. Ít nhất trong giai đoạn hiện nay. Sự giải mã bất cứ một di sản văn hoá nào của Thiên Sứ – Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong các bài viết trên các diễn đàn và các sách chỉ có giá trị với chính tác giả, có tác dụng hướng dẫn tác giả định hướng nội dung và phương pháp chứng minh. Vì không phải luận cứ chứng minh, nên nếu có xoá bỏ tất cả mọi hiện tượng giải mã của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì những luận cứ minh chứng cho lịch sử Viêt trải gần 5000 năm văn hiến vẫn giữ nguyên giá trị.
Tất nhiên, một khi sự giải mã trong các tiểu luận, bài viết và sách đã xuất bản của Thiên Sứ – Nguyễn Vũ Tuấn Anh không coi là bằng chứng chứng minh trong luận điểm của mình thì tất cả mọi sự phản biện nhằm vào sự giải mã cũng chỉ để thẩm định khả năng tư duy của người phản biện.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của các bạn đã tham khảo bài viiết này trên blog của tôi.
(Theo Thiên Sứ- Nguyễn Vũ Tuấn Anh)

Sửa bởi DucBichPham: 29/09/2016 - 09:46


Thanked by 1 Member:

#50 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/10/2016 - 08:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Kỳ vọng vô lý của Trung Quốc

07:53 AM - 01/10/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thủ tướng Lý Hiển Long khẳng định Singapore luôn nhất quán về Biển Đông Ảnh: Reuters

Trong lúc Singapore nói rõ lập trường trung lập về Biển Đông thì sự kỳ vọng quốc gia đa số người Hoa này đứng về phía mình khiến Trung Quốc hành động nhỏ mọn.



Cuộc cãi vã chưa thấy hồi kết giữa tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc với Đại sứ Singapore Stanley Loh về vấn đề Biển Đông cho đến ngày 30.9 đã trở nên “ngoài sức tưởng tượng” của Phó giáo sư Alan Chong Chia Siong, chuyên gia về quan hệ quốc tế, quyền lực mềm và truyền thông thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam (RSIS, Singapore). Trả lời Thanh Niên, tiến sĩ Chong nhận định vụ việc cho thấy “chính phủ Trung Quốc muốn xách động cảm tính dân tộc của công chúng trong nước”. Ông Chong cũng cho rằng nếu tiếp tục đi xa hơn, nguy cơ người Trung Quốc kéo đến biểu tình trước Đại sứ quán Singapore ở Bắc Kinh là có thể xảy ra, và bày tỏ hy vọng “chính phủ Trung Quốc sẽ cân nhắc cẩn thận”.
Lập trường nhất quán
Sau bài báo của Hoàn Cầu ngày 21.9 cáo buộc Singapore đưa vấn đề Biển Đông ra Hội nghị cấp cao phong trào không liên kết (NAM) lần thứ 17 ở Venezuela hôm 17 - 18.9 với thái độ “kích động”, Singapore đã chọn cách phản ứng thông qua Đại sứ Stanley Loh. Trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc lao vào bênh vực Hoàn Cầu thì phía Singapore không có quan chức nào, trừ ông Loh, lên tiếng trước sự tấn công dồn dập bằng ngôn từ trịch thượng của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã rất khéo léo tỏ thái độ về vụ này bằng cách trình bày rõ ràng lập trường trong vấn đề Biển Đông tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Ông Lý vừa kết thúc chuyến thăm Nhật Bản 4 ngày hôm 29.9. Phát biểu với báo chí trước khi về nước, ông Lý nói: “Singapore không thể để bị đánh giá là chơi trò nhiều mặt trong một vấn đề nào đó”. “Bạn không thể đưa ra những thông điệp khác nhau trước những người khác nhau bởi làm vậy bạn sẽ sớm rơi vào thế khó”, ông lập luận và khẳng định lập trường nhất quán trước sau, với bên này bên khác trong mỗi một vấn đề là nguyên tắc trong chính sách ngoại giao của Singapore.
Thủ tướng Lý cũng thẳng thắn nhìn nhận quan hệ giữa Singapore với các nước bạn bè trong vấn đề Biển Đông đôi lúc khá phức tạp. Tuy nhiên, “chúng tôi phải có lập trường của riêng mình và bám vào lập trường đó khi đối thoại với bất cứ bên nào, tại bất cứ đất nước nào”. Lập trường đó là cổ vũ các bên liên quan tuân thủ công pháp quốc tế và các cam kết từng ký với nhau.
Hành động nhỏ mọn
Thông điệp dứt khoát của Thủ tướng Lý Hiển Long tưởng đã đặt dấu chấm hết cho cuộc “đấu khẩu”. Thế nhưng, ngày 30.9, Hoàn Cầu tiếp tục đăng bài xã luận có tựa đề Cuộc khẩu chiến làm lộ thái độ thật của Singapore đối với công chúng Trung Quốc.
Bài viết tuyên bố đa số dân Singapore là người gốc Hoa, đề cao các triết lý truyền thống và tập quán của Trung Quốc. Và sự thành công về kinh tế, quản trị nhà nước của đảo quốc bé nhỏ này đã khiến dân Trung Quốc ngưỡng mộ và ra sức kết thân. “Đổi lại, người Trung Quốc tin rằng Singapore cũng có những tình cảm tương đồng và sẽ đứng về phía Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế”, tác giả Lưu Chấn viết. Nhưng, “thật không may, Singapore chẳng có cảm tình đó đối với Trung Quốc. Thuộc tính Trung Hoa đã không làm nước này thân với Trung Quốc, thậm chí không hiểu cả lập trường của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế”, tác giả cay đắng. Sau đó, người viết quay sang chỉ trích thể chế, các chính sách ngoại giao và thậm chí cả nhà lập quốc Lý Quang Diệu của Singapore. Ông này kết luận: “Công chúng Trung Quốc nên định hướng lại cái nhìn về vai trò của Singapore, nên vứt bỏ kỳ vọng hão huyền về sự ủng hộ của nước này trong các vấn đề chính trị và nên đối xử với nó như một quốc gia bình thường vốn có quan hệ quân sự mật thiết với Mỹ”.
Đánh giá về bài viết, tiến sĩ Alan Chong nói nó gây “tác dụng ngược” và qua đó cũng bộc lộ sự nhỏ mọn trong cách nghĩ và hành động. Ông nhắc lại lời Ngoại trưởng Singapore S.Rajaratnam từng tuyên bố năm 1976: “Singapore là một quốc gia Đông Nam Á, chẳng qua vì định mệnh mà đa số dân là Hoa kiều”. Ông Chong cũng cho rằng ý đồ “gây áp lực lên Singapore” sẽ không khiến các quốc gia ASEAN thân thiện với Trung Quốc, mà “nếu tính toán kỹ họ sẽ chọn những đối tác khác như Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ”.

Thục Minh
(Văn phòng Singapore)



Thanked by 1 Member:

#51 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/10/2016 - 21:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




03/10/2016 19:26
Tranh cãi dữ dội vụ ‘bún chửi’ Hà Nội lên CNN

(iHay) Trong khi một số người thấy vui vì "bún chửi" Hà Nội được giới thiệu đến du khách quốc tế thì nhiều cư dân mạng khác nhận xét: “Thật xấu hổ!”.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Anthony Bourdain miêu tả: “Chúng tôi nghe những lời mắng chửi chỉ để thưởng thức một tô bún nóng, thơm với mắm ớt, nước hầm xương và thịt chân giò”


Anthony Bourdain là một đầu bếp, nhân vật truyền hình nổi tiếng từng đạt nhiều giải Emmy. Ông chuyên chu du khắp thế giới để khám phá văn hóa và ẩm thực đa dạng của các nước. Anthony Bourdain cũng chính là đầu bếp người Mỹ uống bia, thưởng thức bún chả Hà Nội cùng Tổng thống Obama khi ông sang

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hồi tháng 5 năm nay.
Chuyên mục Parts Unknown của Anthony Bourdain trên kênh CNN ngày 25.9 vừa đăng tải video về món "bún chửi" Hà Nội như một trong những phát hiện văn hóa ẩm thực kỳ lạ.
Video quay quán ăn nằm trên phố Ngô Sĩ Liên chuyên bán các món bún với lời giới thiệu của một người bạn Hà Nội của Anthony Bourdain rằng: “Đây là một trong những quán tôi thích nhất!”.
Kế tiếp đó là đoạn hội thoại rất "điển hình" giữa chủ quán và khách hàng hỏi món bún mọc: “Nhưng mà nhà chị không có mọc, em thích mọc thì em ra ngoài chợ ấy, ngoài chợ đầy mọc. Thôi tốt nhất là về nhà tự nấu lấy mà ăn nhé. Ở đây không nấu. Đi luôn”.
Anthony Bourdain bình luận hài hước rằng quán bún này gắn liền “cách giao tiếp suồng sã và thẳng thắn của bà chủ quán với khách hàng”. Ông miêu tả: “Chúng tôi nghe những lời mắng chửi chỉ để thưởng thức một tô bún nóng, thơm với mắm ớt, nước hầm xương và thịt chân giò”.
Sau khi nghe người bạn đi cùng đề nghị món "bún chửi" cần được cho vào danh sách đặc sản sánh ngang với chả giò hay phở, ông kết luận một câu: “Tôi thì dễ lắm, chỉ cần cho tôi bún thơm ngon, thêm ít thịt heo là tôi hạnh phúc rồi”. Tiếp sau lời nói đó là câu chửi của chủ quán: “Thôi đi đi”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhiều cư dân mạng phê phán dịch vụ của quán "bún chửi" và cho rằng không có gì đáng tự hào khi nó được giới thiệu đến bạn bè quốc tế


Thông tin về đoạn video này đang trở thành đề tài tranh cãi của cư dân mạng. Một số ý kiến tỏ ra thích thú vì quán bún này được quan tâm bởi đầu bếp nổi tiếng. Họ cũng cho rằng nhờ đó mà sẽ có nhiều khách du lịch tò mò, muốn trải nghiệm Việt Nam hơn.
Nhưng ngược lại, các cư dân mạng khác chia sẻ video kèm theo quan điểm phê phán. Những Facebooker này cảm thấy chuyện quán lên kênh quốc tế không có gì đáng tự hào vì điều này sẽ khiến nhiều người cho rằng phong cách phục vụ như đuổi khách là một đặc trưng của Việt Nam, khiến hình ảnh du lịch bị ảnh hưởng xấu. Mặt khác, việc bất chấp bị "chửi" thẳng mặt để đứng xếp hàng mua đồ ăn là việc khó chấp nhận với nhiều người.

Facebooker Hoài Hương viết: “Chỉ muốn khóc cho Hà Nội, khóc cho Việt Nam. Hay ho gì cái văn hóa bán hàng kém văn minh ấy”. Nickname Chau Anh Nguyen thẳng thắn: “Chẳng có gì đáng tự hào”. Một dân mạng khác cũng lên tiếng: “Ngon thế nào không biết. Nhưng bán mà chửi thì ngon mấy cũng không thèm”.

Mặc những tranh cãi trên mạng xã hội như vậy, nhưng có lẽ sau khi được "lăng xê" trên CNN, "bún chửi" ở phố Ngô Sĩ Liên càng đông khách hơn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


"Bún chửi" dường như càng đông khách hơn sau khi gây tranh cãi


Tạ Ban
Ảnh: Facebook/Chụp màn hình CNN













BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT(3)


Xếp theo số người thích


Hiếu - quan 2 - 10/3/2016
Hôm trước đi công tác ở Hà Nội, nghe quán này nổi tiếng nên ghé tới ăn thử. Vào quán đặt đít xuống ngồi chưa nóng chỗ thì đã nghe bà ấy chửi sang sảng, hoảng quá lẳng lặng ra khỏi quán luôn. Em ở Sài Gòn nên không chịu được kiểu cách kỳ cục như vậy ạ.
Thích3



Chanh - Hà Nội - 10/3/2016
Bún chửi mà cũng được lên CNN thì cạn lời ạ.
Em không bao giờ bước chân vào quán này
Thích1

#52 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/10/2016 - 22:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phục dựng mốc bia ghi dấu tích phát triển đường sắt VN

05:50 AM - 02/10/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh: Nguyên Thuận

Ngày 1.10, tại xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa (Phú Yên), Tổng công ty đường sắt VN đã tổ chức lễ khánh thành phục dựng mốc bia ghi dấu tích phát triển đường sắt VN.


Bia được đặt tại Km 1221 trên tuyến đường sắt bắc - nam (ảnh), cạnh phế tích bia cũ - vị trí nối đoạn ray cuối cùng của tuyến đường sắt xuyên Đông Dương vào năm 1936.
Bia mới được làm bằng đá tự nhiên, cao 2 m, ngang 1 m. Mặt bia được khắc bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, nội dung: “Nơi đây, đường sắt xuyên Đông Dương do Paul Doumer khởi xướng để tạo ra tính thông suốt của Đông Dương đã hoàn thành vào ngày 2 tháng 9 năm 1936 bằng việc nối đường ray từ biên giới Trung Quốc vào đường ray từ Sài Gòn ra (Km 1221, khu gian Hảo Sơn - Đại Lãnh)”.
Tuyến đường sắt xuyên Đông Dương được người Pháp xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ 20. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là Chiến tranh thế giới thứ nhất, nên phải gần 40 năm sau tuyến đường mới được hoàn thành vào ngày 2.9.1936, khi hai đầu tuyến đường được nối với nhau tại Km 1221, với tổng chiều dài 1.730 km. Để chào mừng sự kiện này, ngày 1.10.1936 một tấm bia lưu niệm được dựng lên, với sự chứng kiến của Hoàng đế Bảo Đại và Toàn quyền Đông Dương René Robin. Tuy nhiên, tấm bia này bị hư hỏng nặng trong chiến tranh.

Nguyên Thuận



Thanked by 1 Member:

#53 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/10/2016 - 21:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

18 ca khúc bolero trước 1975 được cấp phép phổ biến
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    TTO - 18 ca khúc Bolero trước năm 1975 và của người Việt định cư tại nước ngoài vừa được Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép phổ biến sẽ xuất hiện trong chương trình Solo cùng Bolero 2016.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Các giám khảo và người dẫn chuyện của chương trình Solo cùng Bolero 2016 - Ảnh: Trà My
18 bài hát là sáng tác của các nhạc sĩ Hoài Linh, Lê Trọng Nguyễn, Thanh Sơn, Đài Phương Trang, Song Ngọc, Y Vân, Anh Bằng, Trúc Phương... được Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép phổ biến theo giấy phép số 330/GP-NTBD ra ngày 20-9.
Danh sách 18 ca khúc này gồm:
Bao giờ quên (Hoài Linh), Bến giang đầu (Lê Trọng Nguyễn), Buồn vào đêm (Thanh Sơn - Hoài Linh), Căn nhà dĩ vãng (Đài Phương Trang), Cho cuộc tình yêu dấu (Song Ngọc), Đêm tái ngộ (Y Vân), Hãy trả lời em (Anh Chương -CH), Lá rơi bên thềm (Lê Trọng Nguyễn - Nguyễn Hiền), Màu xanh noel (Hoài Phương), Mộng ban đầu (Hoàng Trọng - Hồ Đình Phương), Mưa về sáng (Thăng Long), Nếu ta đừng quen nhau (Huỳnh Anh), Nếu tôi đưa em về (Anh Bằng), Người bạn tình xưa (Anh Việt Thu), Tình yêu màu tím (Hàn Sinh - Song Ngọc), Tôi gặp em (Thúc Đăng - Mạnh Phát), Trước mặt tình yêu (Trúc Phương), Vòng tay giữ trọn ân tình (Đỗ Kim Băng - Y Vân).
...
TRÀ MY


Minh Tuấn 15:52 05/10/2016
Mười mấy ca khúc cho đến bây giờ mới được "cấp phép" là quá ít.
  • THÍCH 38


  • Quan an meo 14:58 05/10/2016
    cấm làm chi...

Sửa bởi tuphuongsg: 05/10/2016 - 21:33


#54 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/10/2016 - 19:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Học sinh lớp 6 phải quay về lớp 1: Không dung túng cho thành tích giả

08:01 AM - 05/10/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng cần có biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm khắc việc để học sinh lớp 6 mà không biết đọc, biết viết.
Phải xem lại cách tổ chức thi đua




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

GS Nguyễn Minh Thuyết GS Nguyễn Minh Thuyết nói: “Giáo viên và nhà trường rất thiếu tinh thần trách nhiệm và tôi cho rằng phải có biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm khắc. Bộ GD-ĐT cũng như các cơ quan nhà nước phải xem lại cách tổ chức thi đua. Không phải chỉ trong đánh giá học sinh (HS) đâu mà các cơ quan cũng thế, có đạt được kết quả làm việc tốt đâu nhưng hầu như ai cũng lao động tiên tiến; doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nhưng vẫn được khen thưởng... Tất cả những cái đó là gì nếu không phải là bệnh thành tích! Do vậy, không phải chỉ ngành giáo dục mà nhà nước cần chấn chỉnh lại công tác thi đua. Thi đua như vậy thì chỉ làm hỏng việc, làm nghèo đất nước”.
Theo ông, có nhất thiết phải đặt ra những chỉ tiêu tỷ lệ HS khá giỏi, HS được lên lớp... hay không?
Đã thi đua thì phải đặt ra chỉ tiêu để mà phấn đấu. Vấn đề là các cơ quan nhà nước phải thanh tra, kiểm tra giám sát để không có hiện tượng như HS lớp 6 vẫn không biết đọc, biết viết như vậy. Nếu thành tích giả vẫn được dung túng thì rõ ràng chất lượng thật về giáo dục cũng như chất lượng về các công việc của đất nước nói chung rất kém.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ép chỉ tiêu quá cao dễ dẫn tới gian dối
Những người làm giáo dục vẫn thường chia sẻ là họ bị áp lực từ nhiều phía, trong đó áp lực của lãnh đạo chính quyền địa phương rất nặng nề. Họ sẽ bị cắt thi đua, bị phê bình... khi tỷ lệ HS khá giỏi, lên lớp... thấp?
Vấn đề thành tích của các địa phương tôi hiểu chứ, mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT thì cấp trên lại giao cho ngành GD-ĐT là năm nay tỉnh/thành mình phải đạt bao nhiêu phần trăm; tỉnh này, tỉnh kia mà hơn mình là lại bắt giải trình... Những điều đó làm cho anh em làm giáo dục rất khó. Tại sao mà năm nào cũng gần 100% HS tốt nghiệp THPT, đều là do sức ép từ chính quyền địa phương

Lẽ ra, cùng với việc giao chỉ tiêu thì mình phải đầu tư cho họ để giải quyết những vấn đề mang tính gốc rễ là đảm bảo đủ điều kiện về chất lượng chứ không phải chỉ giao chỉ tiêu về số lượng và không cần biết họ đạt được bằng cách nào.
Nhưng thay vì tạo nên một thành tích giả thì các trường cần thực hiện các chỉ tiêu mà cấp trên giao một cách thực chất.
Như ông nói, bệnh thành tích phổ biến trong xã hội vậy liệu một mình ngành giáo dục nỗ lực khắc phục thì có hiệu quả không?
Đây đúng là một việc lớn mà nhà nước và các cơ quan hành chính sự nghiệp phải khắc phục, giải quyết chứ không phải chỉ riêng ngành giáo dục. Tuy nhiên, các thầy cô phải là những tấm gương, phải có trách nhiệm với chính sản phẩm giáo dục của mình vì giáo dục mang sứ mạng đặc thù là dạy người

  • Cũng có ý kiến cho rằng những chỉ tiêu ví dụ trường chuẩn quốc gia cũng cần phù hợp với điều kiện của vùng miền khác nhau để các địa phương ở vùng khó khăn cũng có thể đạt được thực chất hơn?
    Về chuẩn chất lượng HS, chuẩn đầu ra của HS là phải như nhau trên toàn quốc thì như thế mới gọi là chuẩn quốc gia và được công nhận tốt nghiệp cấp học này, cấp học kia. Chỉ có điều các địa phương không nên ép các trường, đặt cho họ những chỉ tiêu quá cao bởi vì cũng có những vùng điều kiện rất khó khăn, nếu cứ ép họ phải đạt các chỉ tiêu vượt quá khả năng của họ thì sẽ dẫn tới việc làm gian dối cho đạt yêu cầu.


#55 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/10/2016 - 19:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Năng lực giáo viên kém, quản lý giáo dục lạc hậu

09:01 AM - 05/10/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


PGS-TS Nguyễn Hữu Hợp

Tôi là người có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với giáo viên (GV) tiểu học nên từng nghe kể có nhiều HS lớp 3, thậm chí lớp 4, lớp 5 không biết đọc, viết là “bình thường”.

Đây chính là nguyên nhân khiến chất lượng giáo dục VN chưa được như mong muốn.
Những HS học xong lớp 1, 2 mà chưa biết đọc, biết viết thì chúng ta cần tìm hiểu riêng những trường hợp cụ thể đó. Đối với những HS này, giáo dục cần phải có biện pháp tác động riêng. Ví dụ, đối với HS khuyết tật, GV phải có năng lực chuyên môn về giáo dục đặc biệt; đối với lớp HS dân tộc thiểu số, GV phải biết tiếng dân tộc đó...
Một lớp ở trường tiểu học hiện nay rất đông HS. Trong lớp, mỗi em lại có năng lực, trình độ khác nhau nên một GV khó bảo đảm được chất lượng cho tất cả HS. Trong lúc đó, trình độ và năng lực sư phạm của một bộ phận GV tiểu học hiện nay chưa tốt, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của chương trình giáo dục hiện hành, chưa phát triển được tư duy, trí thông minh, năng lực của HS...


Những hiện tượng như GV tiểu học không giải được hết các bài toán trong sách giáo khoa, rời sách giáo khoa thì không biết lấy gì dạy và dạy như thế nào... không còn hiếm. Những yêu cầu đổi mới “lấy HS làm trung tâm”, “tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS”... chủ yếu nằm ở sự hô hào, hầu như mới được thể hiện bước đầu khi có cán bộ quản lý giáo dục dự giờ.
Cái cốt yếu của giáo dục không phải là dạy kiến thức, kỹ năng mà là phát triển tư duy, năng lực cho mỗi HS. Một GV với tư duy kém phát triển, năng lực sư phạm thấp thì sẽ không thể dạy cho HS trở nên thông minh!
Với những HS không theo kịp chương trình, GV cần phải bồi dưỡng, giúp đỡ để tiến bộ. Tuy nhiên, điều này “vướng” phải thực trạng quản lý giáo dục lạc hậu hiện nay.


Quản lý giáo dục quá chú trọng đến hồ sơ, sổ sách của GV, trong khi đó điều quan trọng nhất là kết quả, chất lượng, sự tiến bộ của HS lại chưa được quan tâm đúng mức. Những hồ sơ, sổ sách chiếm quá nhiều thời gian hằng ngày của GV khiến họ không còn thời gian cho nghiên cứu bài vở, gây ức chế tâm lý nặng nề, làm hao mòn sức khỏe GV, gây hiệu ứng “đô mi nô” tiêu cực đến dạy học, giáo dục HS. Kiểu quản lý này khó có thể nhận biết được HS yếu kém, không theo kịp chương trình.
Có lẽ ít GV nào tự “khai ra” những HS yếu kém trong lớp để rồi bị trừ thi đua, thời gian hè phải kèm cặp, giúp đỡ những em này tiến bộ.


Bệnh thành tích còn quá nặng nề, trong khi kết quả và chất lượng giáo dục thực chất không kiểm soát được. Vẫn còn hiện tượng HS học trước những nội dung sẽ kiểm tra, thi, HS được GV làm ngơ để quay cóp, trao đổi bài, thậm chí GV “gà” bài cho HS... Căn bệnh này tạo ra một thứ đạo đức giả, đối phó từ GV đối với quản lý giáo dục, từ quản lý giáo dục cấp dưới đối với cấp trên. Nó còn “giết chết” những HS có kết quả học tập thấp do bị “lùa” lên lớp, không được lưu ban. Thậm chí, đã có những phụ huynh đề nghị nhà trường cho con mình lưu ban nhưng không được chấp nhận!
Nếu không có sự phối hợp đồng bộ giữa quản lý giáo dục, GV và phụ huynh thì hiện tượng “ngồi nhầm lớp” nêu trên còn diễn ra dài dài.

PGS-TS Nguyễn Hữu Hợp
(Trường ĐH Sư phạm Hà Nội)



#56 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 09/10/2016 - 13:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Người Sài Gòn ở Hà Nội

06:00 AM - 09/10/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quán ăn đặc sản chè bưởi Sài Gòn tại phố Tạ Quang Bửu, Q.Hai Bà Trưng, Hà NộiẢnh: Ngọc Thắng

Cuối thế kỷ 19, một làn sóng người Nam kỳ ra Hà Nội làm thông ngôn tại các cơ quan hành chính của chính quyền thuộc địa Pháp, làm thầy ký ở các hiệu buôn, cai thầu, mở quán rượu, thợ...




Những ai nói tiếng miền Nam đều được dân chúng Hà Nội gọi là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Thông ngôn Sài Gòn
Năm 1883, quân đội Pháp chuẩn bị tiến hành bình định các tỉnh Bắc kỳ nên họ cần một lượng lớn người Việt biết tiếng Pháp giúp giao tiếp với dân chúng cũng như các quan tỉnh, quan huyện lúc này thuộc bộ máy cai trị của triều Nguyễn.
Không chỉ quân đội, Văn phòng Tổng trú sứ (sau là Văn phòng Toàn quyền), Văn phòng Thống sứ Bắc kỳ, tòa Đốc lý Hà Nội, các sở Cảnh sát, Lục lộ… cũng rất cần thông ngôn. Tuy nhiên, khi đó số người nói được tiếng Pháp ở Hà Nội chỉ có các cha cố, các sơ ở khu công giáo Nhà Chung và một ít Hoa kiều.
Những người Hoa học tiếng Pháp không phải làm thông ngôn, họ học để buôn bán, tham gia các gói thầu cung cấp lương thực, thực phẩm cho quân đội Pháp. Vì thế quân đội, chính quyền phải tuyển thông ngôn từ Nam kỳ ra. Sở dĩ Nam kỳ có nhiều người biết tiếng Pháp vì từ năm 1862, chính quyền thuộc địa đã mở Trường Thông ngôn Sài Gòn (Collège des interprètes). Đến năm 1873 họ lại mở Trường Hậu bổ Sài Gòn (Collège des administrateurs stagiaires) chuyên đào tạo nhân viên hành chính cho chính phủ thuộc địa Pháp ở Nam kỳ.
Trong Hồ sơ về pháp luật hiện hành ở An Nam và Bắc kỳ (Recueil de la législation en vigueur en Annam et au Tonkin - Nhà in Shneider xuất bản lần thứ 2 năm 1895) của D.Ganter - Tham tá hạng nhất tòa Thống sứ Bắc kỳ, thì ngoài các nghị định về tuyển dụng thông ngôn đang biên chế trong Hải quân Bắc kỳ chuyển qua dân sự làm thầy ký, thông ngôn, còn có các quy định về chức vụ, mức lương. D.Ganter gọi thông ngôn người Nam kỳ là “Thông ngôn Sài Gòn” và đánh giá: “Họ là những trợ thủ đắc lực cho chính quyền ở Bắc kỳ” .
Người Nam kỳ ra Hà Nội không chỉ làm thông ngôn, họ còn tham gia thầu xây dựng các công trình quân sự và dân sự. Họ đưa theo những người tin cậy và thợ lành nghề. Năm 1883, phố Paul Bert (Tràng Tiền ngày nay) xuất hiện các quán rượu, cà phê, ngoài chủ người Pháp còn có một số ít chủ quán là người Sài Gòn.
Trong tiểu thuyết lịch sử 2 tập Bóng nước Hồ Gươm viết về Hà Nội cuối thế kỷ 19, nhà Nho, nhà văn Chu Thiên đã kể chuyện hai thanh niên Sài Gòn phục vụ tại quán rượu ở phố Paul Bert dũng cảm, lừa lính khố đỏ mang sọ hai nhà Nho bị lính Pháp bêu chỗ cây dừa (nay là đài phun nước ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục) đi chôn. Cũng trong Bóng nước Hồ Gươm, có một nhân vật là ông tú Nam kỳ, làm tri phủ một huyện ở tỉnh Hưng Yên lấy cô Xuyến con gái ông Bá Kim (người được cho là đã xây Tháp Rùa ở hồ Hoàn Kiếm) người làng Vũ Thạch (nay là phố Hàng Khay và đầu phố Bà Triệu). Hai vợ chồng ông tú đã ngấm ngầm giúp đỡ nghĩa quân Bãi Sậy. Bị lộ, quân Pháp bắt hai người đem xử tử. Nhà văn Chu Thiên cho rằng: “Ông tú là người Nam kỳ đầu tiên lấy vợ Hà Nội”. Một người đàn bà nổi tiếng trong lịch sử là cô Tư Hồng, có chồng là quan tư Pháp Laglan trúng thầu phá tường thành Hà Nội năm 1894 khi mở công ty cũng thuê một thầy ký Sài Gòn.
Năm 1886, Tổng trú sứ Paul Bert mở Trường Thông ngôn Bắc kỳ ở Hà Nội. Tuy nhiên, trường chỉ đào tạo được một khóa, sau đó phải đóng cửa do chính phủ Pháp thay đổi quan niệm cai trị thuộc địa.
Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương (gồm Nam kỳ, Bắc kỳ, Trung kỳ, Campuchia và Lào) và để có nhân lực cho bộ máy cai trị, ngày 20.6.1903, Thống sứ Bắc kỳ đã ký nghị định thành lập Trường Hậu bổ đào tạo nhân viên hành chính. Trong 3 năm học, các ông tú phải học thêm tiếng Pháp. Do đầu vào thiếu chất lượng nên khi tốt nghiệp nhiều người đã không đáp ứng được yêu cầu, vì thế Văn phòng Toàn quyền Đông Dương, tòa Thống sứ Bắc kỳ, tòa đốc lý Hà Nội... và cả các hiệu buôn lớn vẫn “tràn ngập ký, thông Sài Gòn”. Đặc biệt tại công trình xây cầu Long Biên, có rất nhiều thông ngôn Sài Gòn.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quán cơm tấm Sài Gòn tại Hà Nội


Nghĩa trang Sài Gòn
Thời đó từ Sài Gòn ra Hà Nội bằng đường bộ (nhà Nguyễn gọi là đường Thiên Lý) mất gần tháng trời, đi tàu biển nhanh hơn nhưng cũng phải chục ngày nên người Nam kỳ không may chết vì bệnh tật, tai nạn không thể đưa về quê an táng, chỉ còn cách chôn tại Hà Nội.
Và muốn mai táng tại Hà Nội thì bạn bè người chết phải nói khó với lý trưởng chôn nhờ ở nghĩa địa của làng nào đó xa trung tâm. Trước thực trạng đó, một người công giáo gốc Nam kỳ đã đứng ra kêu gọi đồng hương góp tiền mua một miếng đất làm nghĩa trang.
Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình và ủng hộ cả tiền bạc của Tổng đốc Bắc Ninh Lê Trung Ngọc, một giáo dân Nam kỳ sống ở thôn Hòa Mã (nay là phố Hòa Mã) đã mua được miếng đất rộng khoảng hơn 10.000 m2 vào năm 1898 ở cuối thôn Hòa Mã (nay là Công ty xe khách Thống Nhất, cuối phố Nguyễn Công Trứ) làm nghĩa trang. Thôn Hòa Mã lúc này là đất ngoại ô, dân cư thưa thớt và cũng đã có một nghĩa trang chuyên mai táng người Pháp, dân chúng gọi là nghĩa địa Tây (nay là khu tập thể Nguyễn Công Trứ).
Dù Nghĩa trang Công giáo Nam kỳ chỉ chôn cất những người Công giáo nhưng cũng dành một phần đất chôn những

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

không theo đạo. Dân chúng Hà Nội khi đó cứ nghe ai nói tiếng Nam kỳ đều gọi là người Sài Gòn, vì thế họ không gọi Nghĩa trang Công giáo Nam kỳ mà gọi là Nghĩa trang Sài Gòn.
Sau 3 năm mai táng ở đây, những gia đình có điều kiện đã cất bốc hài cốt đưa về nam. Tuy nhiên, cũng rất nhiều nấm mộ không ai hương khói vì họ là những làm thuê cho các chủ thầu.
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), Nghĩa trang Sài Gòn hoang tàn vì không người chăm nom. Sau tiếp quản thủ đô ngày 10.10.1954, nghĩa trang vẫn tồn tại, dân các phố xung quanh vẫn vào hương khói cho các mộ phần. Tháng 12.1962, nhà nước hợp nhất Tập đoàn xe buýt Thống Nhất và Xí nghiệp xe buýt Hà Nội thành Xí nghiệp xe buýt Thống Nhất, cấp đất làm trụ sở là Nghĩa trang Sài Gòn. Để xây nhà xưởng và bãi đỗ, xí nghiệp đã phải di dời các hài cốt vô danh lên Yên Kỳ, chấm dứt hơn 60 năm tồn tại của Nghĩa trang Sài Gòn.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến


Bạn đọc phản hồi (2 nhận xét)
  • Lượt người thích

TRẦN QUANG DINH
- 09/10/2016
* Người Sài Gòn ở Hà Nội ra sao thì không dám luận bàn. Song, người Hà Nội ở Sài Gòn hầu hết sống khỏe, làm ăn nên ra, mau " phất lên " lắm. Sài Gòn - nói chung - nói gì thì nói luôn nhân ái, dễ sống ( nhưng đừng làm biếng) - nơi hội tụ hầu hết cư dân của các tỉnh thành của cả nước. ** Chữ TÌNH NGHĨA, TÌNH CẢM , " TRỌNG NGHĨA KHINH TÀI " LUÔN LÀ SỐ MỘT ! Mến.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


37 thích

Văn Minh
- 09/10/2016
Người Bắc vào Nam tính ra ít nhất phải 3 triệu người, người Nam ra Bắc chẳng có mấy ai, ở Hà Nội mà nghe giọng lạ là cực hiếm mà hỏi ra thì cũng chỉ là đi ra công tác hoặc đi chơi chứ ở lại chắc thuộc loại hiếm trong hiếm. Tất cả những chỗ bán 'đặc sản Sài Gòn' trong bài cũng chưa chắc là người Sài Gòn làm chủ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


21 thích

Sửa bởi tuphuongsg: 09/10/2016 - 13:09


#57 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 09/10/2016 - 18:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sáng tạo khởi nghiệp:
Chàng trai Việt kéo xe quanh nước Mỹ 'bán' giấc ngủ trưa

09:12 AM - 09/10/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Chàng trai Việt đầu tư những chiếc xe, trong đó có các phòng ngủ. Mỗi phòng ngủ được cách âm, có giường, bàn làm việc, kết nối internet, ổ điện, cửa sổ có rèm che và cả hệ thống cửa thoát hiểm, rồi kéo đi quanh nước Mỹ

Khoa Phạm (31 tuổi), Giám đốc điều hành dịch vụ ngủ trưa di động Nappify (Mỹ), cho biết ở Việt Nam hay Nhật Bản, ngủ trưa là thói quen của nhiều người, giúp mọi người thư giãn, tỉnh táo hơn, đỡ mệt mỏi, tăng hiệu suất làm việc vào buổi chiều.
Theo kết quả nghiên cứu từ ĐH Harvard thì giấc ngủ trưa có thể cải thiện tâm trạng, trí nhớ, sáng tạo hơn. Hay các tập đoàn lớn như: Google, Nike, British Airways... cũng khuyến khích nhân viên ngủ trưa để nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, giấc ngủ trưa dường như chưa được coi trọng ở Mỹ, vẫn còn những ý kiến nghi ngờ lợi ích của nó, cho rằng ngủ trưa là một sự lãng phí thời gian. Chính vì thế Khoa Phạm quyết tâm thay đổi nhận thức về vấn đề này bằng dự án Nappify.
Theo đó, chàng trai này đầu tư những chiếc xe, trong đó có các phòng ngủ với bốn ưu tiên hàng đầu là: sạch sẽ, riêng tư, thoải mái và an toàn. Chính vì thế mỗi phòng ngủ đều được cách âm và thiết kế có giường, bàn làm việc, ổ điện; cửa sổ có rèm che và cả hệ thống cửa thoát hiểm. Chưa kể internet cũng được trang bị trong hệ thống “phòng ngủ trưa di động” này.


“Khách hàng mà chúng tôi thường xuyên phục vụ là sinh viên, học sinh, dân công sở, hoặc những tài xế. Mỗi khi họ cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ, có thể ghé đến để nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh và nhiều tiện nghi”, Khoa Phạm nói.
Trong mỗi phòng ngủ có gắn cả hệ thống đèn đặc biệt, khách hàng có thể tự lựa chọn màu đèn sao cho phù hợp với sở thích để có giấc ngủ ngon hơn. Cũng chính hệ thống đèn này sẽ là công cụ báo thức khi hết giờ. Khi có khách hàng mới, nhân viên sẽ “tút” lại phòng ngủ cho sạch sẽ, thay tấm drap trải giường, vỏ gối...
Khi được hỏi mô hình này khác gì so với các nhà nghỉ, khách sạn, Khoa Phạm cho rằng Nappify có nhiều “điểm cộng” hơn. Đó là có tính năng di động, khi khách hàng có nhu cầu thì xe sẽ di chuyển đến bất kỳ đâu để phục vụ giấc ngủ trưa cho khách hàng, kể cả bãi biển, bãi đỗ xe, trường học, góc phố... Xe có những phòng ngủ nhưng thiết kế không quá cồng kềnh, không ảnh hưởng hay cản trở giao thông. Chưa kể giá cả cũng phải chăng và phù hợp với túi tiền của khách hàng, nhất là những người trẻ, học sinh, sinh viên.
“Giấc ngủ trưa khoảng 45 phút, có giá dao động từ 7 - 13 USD”, Khoa Phạm cho biết thêm.

Chàng trai này cũng khoe dù ra đời không lâu nhưng dịch vụ ngủ trưa di động Nappify đã được nhiều người biết đến và nhận được nhiều lời khen như: “Nhờ ngủ trưa ở đây nên luôn có tâm trạng sảng khoái”, “là chỗ ngủ tuyệt vời, sạch sẽ”, “chỗ dừng chân nghỉ ngơi rất độc đáo và thoải mái”. Hiện tại, Nappify phục vụ hàng chục người mỗi ngày.
Để có thể khuếch trương thương hiệu và quảng bá sản phẩm đến nhiều người hơn, Khoa Phạm đã có những chương trình tặng giấc ngủ trưa miễn phí, hoặc giảm giá cho học sinh, sinh viên...
Tiếng lành đồn xa, mô hình khởi nghiệp của Khoa Phạm còn thu hút sự chú ý của nhiều người trẻ trên thế giới. Đã có những ý kiến mong muốn Nappify xuất hiện ở Ấn Độ, Anh, Đài Loan, Thụy Điển... đáp ứng nhu cầu ngủ trưa tại đây.
Hiện tại, Khoa Phạm đã nhận được sự hỗ trợ từ Trung tâm phát triển doanh nghiệp nhỏ Orange County, California để mở rộng mô hình này. “Trong tương lai tôi sẽ cho ra đời phần mềm trên điện thoại định vị nơi xe đang đỗ, để khách hàng có thể tìm thấy xe gần nhất để đặt phòng ngủ. Chưa kể sẽ nâng cấp và cho ra đời những chiếc xe ngủ trưa có nhiều tính năng mới, phục vụ cả nhu cầu ngủ nghỉ, giải trí của khách hàng”, Khoa Phạm cho biết.

Xuân Phương

Bạn đọc phản hồi (1 nhận xét)
  • Lượt người thích
Văn Minh
- 09/10/2016
Có thể bán giấc ngủ trưa cho các nhân viên công ty nhỏ chứ công ty lớn tầm Google, Facebook, Microsoft, Apple .v.v. thì tiện ích cho nhân viên đã quá tiêu chuẩn 5* rồi. Tôi đã làm việc ở Mỹ và tôi nhận thấy đa phần chỉ có người châu Á, đặc biệt là người Việt mới có nhu cầu ngủ trưa, do thể trạng kém, sức khỏe kém, dân Mỹ và Ấn Độ có giờ giấc đi làm khá đặc biệt, 10 giờ đến văn phòng, làm 1 lèo không ngủ không nghỉ đến 5-6h chiều và xách hành lý đi về, mình theo họ không nổi vì thể trạng và sức bền của mình quá kém, đến trưa là 2 mắt ríu lại, đầu óc mông lung, thế là phải cần ngủ trưa...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


23 thích

Sửa bởi tuphuongsg: 09/10/2016 - 18:27


#58 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 09/10/2016 - 21:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Người 'độc nhất' vẽ bảng hiệu quảng cáo kèm thơ... bằng tay ở Sài Gòn

10:35 AM - 08/10/2016 Thanh Niên Online

Đó là ông Nguyễn Thế Minh (67 tuổi), một người đã gắn bó hơn nửa đời với nghề cầm cọ vẽ biển hiệu quảng cáo, nhưng người ta thường biết đến nghệ danh tài hoa Hoài Minh Phương nhiều hơn.

Hỏi ông đã từng muốn làm nghề khác chưa ông cười “cả đời tôi chỉ biết vẽ với làm thơ, nay không làm thơ tôi chỉ biết có vẽ”. Không biết còn ai khác ở Sài Gòn vẽ bằng tay như ông không, nhưng cái thời decal, kỹ thuật số, bảng hiệu quảng cáo phải to to, chớp chớp chứ không uốn lượn đậm mùi 'sến súa' như ông.

Yêu Sài Gòn ngay trong nét vẽ
Nằm sâu trong đường An Dương Vương (quận Bình Tân), giữa những biển quảng cáo dán decal, treo đèn led, có một biển hiệu được vẽ bằng tay tỉ mỉ. Đó là cửa tiệm của ông Hoài Minh Phương.
Căn tiệm rộng không đến 30m vuông, với đầy những cọ vẽ, màu vẽ đậm màu “cổ điển” và một biển hiệu còn vẽ dang dỡ. Đây vừa là nhà, vừa là nơi lưu giữ niềm đam mê hội họa của ông Phương.


Theo ông thì "người yêu thơ, thường thì sẽ mê vẽ", và ông là một minh chứng, ông mê thơ từ bé, sáng tác thơ trong một khoảng thời gian dài, sau ngày đất nước thống nhất, khi cần một cái nghề kiếm sống ông lại bén duyên với nghề cầm cọ.
“Hoài Minh Phương” là bút danh khi ông còn sáng tác thơ. Ông kể: "Lúc mới ra lập cửa tiệm này, hầu hết người ta chỉ biết bút danh khi tôi làm thơ thôi, cũng để nhớ một thời còn được gọi là nhà thơ".




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Hoài Minh Phương tỉ mỉ trong từng chi tiết Hảo Hảo


Ông sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, gắn bó và cùng trải qua bao đổi thay, nhưng với ông Sài Gòn luôn là những gì cổ kính nhất, hấp dẫn nhất. Những nét vẽ của ông luôn theo lối "cổ", theo ông thì đó không những là hình vẽ, là chữ vẽ mà còn là một góc hồn của Sài Gòn.
"Tôi yêu nghề này một phần là vì nó được tự do sáng tạo", mà những bức "sáng tạo" của ông "nếu là cảnh thì lại đượm buồn còn nếu là chữ thì theo lối thư họa", có thể vì thế mà tiệm của ông lại... kén khách.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tiệm của ông thường kén khách Hảo Hảo



Nhìn cách ông nâng niu từng nét vẽ tựa như người ta âu yếm đứa con của mình. Gắn bó với nghề vẽ biển hiệu từ sau những năm đất nước thống nhất, ông luôn lấy niềm vui của khách hàng làm niềm vui của mình.
Ông tâm sự: "Thấy người ta nhìn bức vẽ của mình mà cười thì mình cũng vui lây chứ người ta mà nhăn mặt thì mình cũng khó chịu trong lòng".
Sở dĩ như thế không phải vì tự phụ hay tự tin thái quá mà là tất cả tình yêu, tâm huyết với nghề ông luôn đặt trọn vào từng bức vẽ.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông bảo ông luôn trân trọng từng khách hàng Hảo Hảo


Cả đời chỉ làm một nghề
Dù có những ngày khó khăn đến mức phải lấy cháo thay cơm, nhưng trong gần 40 năm gắn bó với nghề, ông chưa bao giờ nghĩ tới việc từ bỏ nghề vẽ mà ông gọi là "cái nghiệp”.
Ông tâm sự: "Nghề này cũng như cải lương, bấp bênh theo thời, nhưng là cái nghiệp thì đành chịu, không được làm nó bứt rứt". “Khoảng thời gian khó khăn nhất là khoảng 2 năm trước đây, khi mà người ta vừa mới chuyển sang điện tử hóa biển hiệu, có những tháng hầu như tôi chẳng được vẽ được cái gì”.
Những lúc như thế đôi khi nghĩ quẩn ông đã định chuyển nghề “như đi bán vé số chẳng hạn”. Tuy nhiên, nhờ sự động viên của vợ con, ông lại quyết tâm gìn giữ cho được cái nghề “cần chữ duyên” này.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông tâm sự rằng mình may mắn vì gia đình luôn ủng hộ Hảo Hảo


Ông kể về những vui buồn trong nghề với ánh mắt rạng ngời. “Ngày trước còn khỏe, có thể tới tận nơi để treo bức vẽ cho khách, nhưng nay lại phải thuê, lắm lúc mưa gió lại lo không biết người ta có làm hỏng bức vẽ trên đường vận chuyển hay không”.
Không chỉ nhận vẽ tại nhà, những “đơn hàng” ông thích nhất là vẽ trang trí cho tường, trang trí cửa tiệm. “Những lần ấy thường là vẽ cảnh, mình phải đến tận nơi, nhưng khi ấy có thể nhìn không khí thực, tạo ra những bức vẽ thật nhất”.
Rồi ông thở dài “tiếc là những năm nay yếu, không còn được thường xuyên ra ngoài vẽ nữa”.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông biến tấu bức tường cũ kĩ trong lúc ngẫu hứng Hảo Hảo






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trong công việc, ông thường tự làm tất cả, từ công đoạn pha màu đến khi hoàn tất sản phẩm Hảo Hảo






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cửa tiệm khiêm tốn của ông họa sĩ Hảo Hảo


Ông bảo, với ông thì cái gì cũng có nét riêng của nó. “Vẽ bằng cọ luôn mang đậm một chất riêng, độc đáo và bền bỉ hơn dán”, vì thế mà dù nhiều người đã khuyên không nên vẽ bằng cọ nữa nhưng ông đều cười và lắc đầu.
Trăn trở của ông hiện tại là tương lai của vẽ quảng cáo bằng tay. Ông vui khi một trong số con trai của ông đã nối nghiệp mình, "nhưng hiện nay thì biển quảng cáo vẽ tay đang dần khan hiếm, không biết lớp già như tôi chết đi thì còn ai làm nữa không".
Tạm cất đi nỗi lo ấy, ông lại lạc quan: “Thôi thì tôi làm đến đâu thì làm, Sài Gòn rộng lớn như thế chắc chắn sẽ có người trẻ yêu nghề này như tôi”.

Hảo Hảo



#59 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 10/10/2016 - 21:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đại công trường Metro trong lòng đất... Sài Gòn

09:52 AM - 10/10/2016 Thanh Niên

Trong khi các ngả đường trước khu vực Nhà hát Thành phố, P.Bến Nghé, Q.1 (TP.....) luôn nườm nượp dòng người qua lại, thì dưới lòng đất nơi này là một “thế giới” khác cũng tất bật không kém.

“Thế giới” này là đại công trình nhà ga metro ngầm của tuyến metro số 1 TP....., dài gần 20 km từ Bến Thành đến Suối Tiên, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.....) và H.Dĩ An (Bình Dương), với vốn đầu tư lên đến hơn 2,4 tỉ USD.
Trong số 3 nhà ga ngầm của tuyến metro số 1 này, gồm Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Ba Son, ga Nhà hát Thành phố là ga ngầm được thi công đầu tiên.

Ngay khi liên danh nhà thầu Shimizu - Meade (Nhật Bản) trúng thầu thi công ga ngầm metro Nhà hát Thành phố, cùng với việc đưa các chuyên gia từ Nhật sang, họ bắt đầu tuyển dụng kỹ sư trong nước để cùng chuẩn bị triển khai xây dựng.


Nguyễn Chí Dũng, 28 tuổi, thạc sĩ chuyên ngành cầu - hầm, là một trong những người được chọn. Chàng thạc sĩ trẻ này bảo đây là một vinh dự lớn của đời mình khi có được cơ hội tham gia thi công một công trình đặc thù, hoàn toàn mới mẻ ở VN. Từ ngày nhà ga được khởi công giữa năm 2014 đến nay, Dũng được giao nhiệm vụ quán xuyến việc thi công của Shimizu - Meade trên công trường.
“Hộp giấy” đặc biệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ khi họ bàn giao đến nay không xảy ra thấm hay rò rỉ nước từ bên ngoài vào dù mặt đáy
là nền đất. Cùng với hệ thống cọc tạm ở giữa,
tường vây đó chắc chắn đến mức gánh đỡ an toàn các sàn bê tông khổng lồ mà chỉ riêng kết cấu thép của mỗi sàn đã nặng hơn 1.000 tấn Thạc sĩ Nguyễn Chí Dũng, quán xuyến việc thi công của Shimizu - Meade tại công trường ga ngầm Nhà hát Thành phố

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hạng mục chính của ga Nhà hát Thành phố có 4 tầng ngầm từ B1 - B4, với độ sâu 30 m trong lòng đất. Đến thời điểm này, việc thi công đã hoàn chỉnh phần thô tầng hầm B1 (sâu khoảng 7 m). Gần 200 công nhân xây dựng đang tất bật thi công tầng hầm B2 và B3 ở độ sâu khoảng 20 m, trải dài hơn 200 m từ mép đường Đồng Khởi đến Pasteur, bao gồm phần không gian ngầm của toàn bộ công trường Lam Sơn, vòng xoay trên đường Nguyễn Huệ (cũ) và một đoạn đường Lê Lợi giáp với phố đi bộ Nguyễn Huệ hiện nay.
Lúc đầu chúng tôi cũng không hình dung ra được làm thế nào mà việc thi công sâu trong đất vẫn diễn ra bình thường, trong khi trên các ngả đường quanh khu vực trước Nhà hát Thành phố luôn nườm nượp dòng người, xe cộ qua lại, đặc biệt là các cao ốc liền kề nhà ga ngầm không hề bị ảnh hưởng. Vừa trao thiết bị bảo hộ lao động cho chúng tôi để chuẩn bị xuống hầm, anh Dũng vừa gợi sự tò mò: “Khi xuống hầm rồi, sẽ thấy anh em công nhân làm việc trong lòng đất nó hao hao giống như trong một hộp giấy đặc biệt vậy”.
Ngay lúc vừa bước xuống theo lối cầu thang bộ từ sàn tạm, đi dọc các tầng hầm, đứng ở vị trí nào cũng ầm ào tiếng khoan tường bê tông, cắt thép, máy xúc đất...
Không giống như thi công nhà ở hoặc cao ốc bình thường, là làm móng, đổ trụ, dầm rồi dựng giàn giáo xong mới đổ sàn, công trình đặc biệt này lại làm theo các trình tự ngược lại. “Ở công trình này áp dụng phương pháp thi công top - down, tức là bắt đầu làm từ trên xuống. Đổ mái, đổ sàn xong mới đổ trụ và phần cuối cùng là móng. Cứ thế làm hầm B1 (trên cùng) đến hầm B4 (hầm cuối)”, Dũng giải thích. Khi đứng ở độ sâu 20 m, chúng tôi ngạc nhiên: “Trời đang mưa, sao không thấy nước bì bõm như bên trên một số tuyến đường?”. Dũng cười, nhắc lại: “Ở đây là hộp giấy đặc biệt mà”.
Để có cái “hộp giấy đặc biệt” ấy là cả một câu chuyện thi công thú vị, mà ngay thạc sĩ ngành xây dựng như Dũng cũng mới trực tiếp tham gia lần đầu, vì “đây là công nghệ khá mới ở VN”. Theo lời Dũng, để làm được như vậy, đầu tiên là làm tường vây bê tông cốt thép dày 1,5 m bao quanh toàn bộ công trình nhằm ngăn nước từ ngoài tràn vào. Trong quá trình đào hầm thi công các sàn, đơn vị thi công còn đặt máy bơm hút nước để hạ mực nước ngầm nếu có phát sinh trong khu vực thi công.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Công nhân đang khẩn trương thi công trong tầng thứ 3 của ga Nhà hát Thành phố


An toàn kiểu Nhật

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP....., diện mạo tuyến metro số 1 đang dần thành hình. Với gói thầu 1b (xây dựng đoạn ngầm từ Nhà hát Thành phố đến ga Ba Son), nhà thầu liên danh Shimizu - Meada đang triển khai thi công, có những hạng mục như ga Nhà hát Thành phố đạt 70% khối lượng thi công. Gói thầu số 2 (xây dựng đoạn trên cao và depot chiều dài 17,1 km từ ga Ba Son đến địa bàn Bình Dương), nhà thầu liên danh Sumitomo - CIENCO 6 đang triển khai thi công và cơ bản xong kết cấu phần dưới, phần trụ của 17 phân đoạn cầu cạn, 5 cầu đặc biệt (trong đó có cầu vượt sông Sài Gòn vừa hợp long) và 11 nhà ga với khối lượng tổng thể đến nay đạt khoảng 60%. Dự kiến các gói thầu hoàn thành năm 2019 để theo kế hoạch vận hành toàn tuyến vào năm 2020. Công trình ga Nhà hát Thành phố đã trải qua gần 1.000 ngày thi công an toàn. Kết quả này có được hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, mà nó xuất phát từ sự kỹ lưỡng của các nhà thầu Nhật.
Ở bất kỳ vị trí nào cũng dễ dàng nhận ra sự cẩn trọng trong từng chi tiết nhỏ.
Vừa bước vào cửa công trình, phía bên trên hầm có một bảng hiệu lớn nhắc nhở công nhân “hãy cùng nhau loại trừ các rủi ro”. Thậm chí, các lối lên xuống cầu thang bộ còn treo “bảng nội quy cầu thang”, quy định bắt buộc mỗi ngày phải làm vệ sinh hai lần vào 8 giờ và 16 giờ.
Điểm cầu thang bộ nằm gần khu vực đang đào đất thi công hầm B3 phía đường Pasteur để thêm chậu nước cho công nhân rửa giày trước khi rời khỏi công trường thi công, nhằm tránh đất dính vào đế giày khi đi cầu thang có thể xảy ra tai nạn do trơn trượt...
Nguyễn Chí Dũng bảo chính nhờ sự cẩn trọng đó mà công trình thi công đến đâu, "thương hiệu Nhật" được khẳng định đến đó.
Anh kể: “Tường vây tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra không hề đơn giản chút nào. Để làm được hạng mục này, một nhà thầu phụ của Nhật sang đảm trách. Từ khi họ bàn giao đến nay không xảy ra thấm hay rò rỉ nước từ bên ngoài vào dù mặt đáy là nền đất. Cùng với hệ thống cọc tạm ở giữa, tường vây đó chắc chắn đến mức gánh đỡ an toàn các sàn bê tông khổng lồ mà chỉ riêng kết cấu thép của mỗi sàn đã nặng hơn 1.000 tấn”.
Trong số gần 200 công nhân xây dựng mỗi ngày tất bật thi công tại đây, gia đình chị Thạch Thị Phí có đến 3 người (chị, chồng là anh Đào Thu và con rể Ngô Văn Lạnh). Làm công nhân xây dựng ngót nghét đã 5 năm qua, chị Phí không ngờ gia đình mình lại có may mắn được tham gia thi công một công trình đặc biệt như vậy ngay từ những ngày đầu khởi công.
Lúc đầu mới vào làm, chị cũng khá bỡ ngỡ về những quy định an toàn nghiêm ngặt mà phía nhà thầu đặt ra, “nhưng thật lòng mà nói là cũng nhờ đó mà thấy rất yên tâm dù ngày nào cũng lao động cật lực trong lòng đất”.
“Mỗi khi có dịp về quê Trần Đề (Sóc Trăng) kể chuyện với bà con, thì mọi người ngạc nhiên lắm. Ngạc nhiên vì không tin chuyện xây được nhà trong lòng đất. Bà con ở quê cứ bảo mình đào cái ao sâu chừng 3 m đã lênh láng nước. Trong khi ở Sài Gòn hễ mưa một lúc là đường phố sũng nước thì trong lòng đất sâu 30 m sao mà làm được!”, chị Phí hồ hởi khoe.
Với anh Nguyễn Quang Phúc, 24 tuổi, kỹ sư công trường phụ trách các vấn đề thi công của CC1, mỗi ngày “sống trong lòng đất” lại có thêm một trải nghiệm thú vị.
"Công trình do người Nhật thiết kế nên khi tham gia trực tiếp thi công, mình học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm. Trên công trường đa phần là kỹ sư trẻ, công nhân người Việt. Nhiều khi chuyên gia Nhật cũng có mặt tham gia hỗ trợ, phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công. Họ làm với tinh thần trách nhiệm và chia sẻ rất cao. Có lúc thấy công nhân mình xử lý một việc nào đó chưa đúng kỹ thuật, họ nhiệt tình xắn tay vào làm thay, chứ không đứng một chỗ ra lệnh này kia đâu”.

Tân Phú

Bạn đọc phản hồi (13 nhận xét)
  • Lượt người thích
To Thanh
- 10/10/2016
Tp .. ... .... xây dựng tuyến Metro chọn nhà thầu Nhật, họ thi công rất chuyên nghiệp và hiện đại, đảm bảo qui trình an toàn lao động. Tp Hà Nội thì lại chọn nhà thầu Trung Quốc, làm chưa tới đâu mà đã xảy ra hàng loạt vụ tai nạn làm chết người, khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.. không biết được bao lâu??

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


178 thích thu gọn
92 thích Trả lời Báo nội dung xấu

phong
Hà Nội - 10/10/2016
Thật tiếc cho các công trình bị Trung Quốc trúng thầu, điển hình là đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, các nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh, Hải Phòng...
67 thích Trả lời 40 thích

Sông Trẹm
- 10/10/2016
Đúng là "thương hiệu Nhật ". Từ khâu thiết kế đến tổ chức thi công, an toàn lao động và chất lượng công trình... đều thấy thật hoàn hảo ! Nhìn tuyến metro hình thành uốn lượn dọc theo xa lộ Hà Nội mà nôn nao chờ đợi một ngày không xa được đi trên những toa tàu của một phương tiện giao thông hiện đại....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


92 thích Trả lời Trả lời 40 thích

Trần văn hùng
Hà Nội - 10/10/2016
Công nghệ Nhật, con người Nhật cả 2 gộp lại tạo ra SP hoàn hảo ko có chỗ chê. Các nhà lãnh đạo hãy lấy công trình này và công trình Cát Linh - Hà Đông ở HN để rút ra những kinh nghiệm để ko còn có một dự án như tuyến Hà Đông - Cát Linh thứ 2 nữa.
40 thích


Nguyễn Bình
- 10/10/2016
Cứ nghe đến nhà thầu Nhật thi công là đã yên tâm 100% rồi không như mấy ông thầu Trung Quốc mà làm chắc không ai dám đi tàu điện của các ông ấy luôn.
91 thích

Sửa bởi tuphuongsg: 10/10/2016 - 21:05


#60 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 10/10/2016 - 21:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nước + hóa chất = nước mắm công nghiệp

08:00 AM - 10/10/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nước mắm công nghiệp được bày bán tại siêu thịẢnh: Đào Ngọc Thạch

Nước mắm là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của các gia đình người Việt. Thế nhưng, nước mắm công nghiệp - sản phẩm sản xuất phần lớn bằng hóa chất, nước và muối... đã và đang 'nhấn chìm' nước mắm truyền thống.




Theo Tổng cục Thống kê, người dân VN mỗi năm tiêu thụ hơn 200 triệu lít nước mắm với tổng doanh thu khoảng 7.200 - 7.500 tỉ đồng. Còn theo số liệu của Euromonitor, quy mô thị trường nước mắm năm 2015 lên đến 11.300 tỉ đồng, trong đó nước mắm công nghiệp chiếm 76% và nước mắm truyền thống chỉ đạt 24% thị phần. Với thị phần chi phối, nước mắm công nghiệp có mặt tại khắp ngang cùng ngõ hẻm, từ tiệm tạp hóa nhỏ lẻ đến các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại… với hàng trăm nhãn hàng khác nhau.
Thống lĩnh từ chợ quê tới siêu thị thành phố

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nếu chỉ ghi có “tinh cốt cá cơm” thì một giọt cũng coi như đã có rồi. 1 giọt tinh cốt cá cơm đó nếu có, nhỏ vào trong 1 lít nước mắm hay cả chục lít chẳng hạn, thì chất lượng “cá cơm” ở đâu? Việc một chai nước mắm mà phụ gia có đến 17 loại có thể ví như hành động đong nước hòa hóa chất để bán lấy tiền chứ sao gọi là nước mắm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bác sĩ Trần Văn Ký Trong bếp của một gia đình người bạn tên Linh ở TX.Bến Cát (Bình Dương) có hai chai nước mắm hiệu Nam Ngư, một để ăn sống, một để nấu. Chủ nhà giải thích, ở đây không dùng loại này thì không biết mua nước mắm nào mà ăn. “Cả chợ hầu như chỉ có Nam Ngư bên cạnh vài nhãn hàng nữa nhưng chưa từng nghe tên nên không dám mua. Dù sao, hàng này cũng thấy quảng cáo trên ti vi nhiều, yên tâm hơn”, Linh giải thích.
Để kiểm chứng lời Linh, chúng tôi ghé chợ Long Nguyên (H.Bàu Bàng, Bình Dương) vào một sáng cuối tuần. Đúng như lời Linh nói, hầu hết các tiệm bán hàng gia vị ở đây đều đưa ra chai Nam Ngư khi được hỏi mua nước mắm. Hỏi các loại nước mắm khác từ Nha Trang, Phú Quốc vào, người đàn ông bán hàng tên Thành lắc đầu: “Mấy loại đó khó bán ở chợ quê lắm vì giá hơi cao. Hôm trước lấy 2 thùng (12 chai 0,5 lít) nhưng 3 tháng chưa bán hết. Toàn để nhà ăn. Loại này phổ biến, ai cũng biết dễ mua, dễ bán. Hơn nữa, người mua đâu biết loại nào, ăn thấy ngon, quen mùi rồi thì lần sau cứ ra lấy đúng loại đó thôi”. Đáng nói hơn, chai lớn 1 lít thương hiệu “Nam Ngư Đệ Nhị” với dòng chữ nho nhỏ bên dưới là “nước chấm”, có màu y màu nước mắm, hoàn toàn không có hai chữ “nước mắm” lại luôn được ông Thành giới thiệu là nước mắm để nấu và mặt hàng này đang được bán rất chạy.
Ở miền Trung, cái nôi của sản phẩm nước mắm truyền thống trước đây, nay nước mắm công nghiệp cũng đang thay thế hoàn toàn. Tại chợ quê Cầu Hai (H.Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế), hỏi mua nước mắm, người bán lấy ra ngay chai nước chấm “Đệ Nhị” là “nước mắm để nấu”. Chị Bích đang mua nước mắm tại chợ Cầu Hai cho biết mấy năm trước chị hay dùng nước mắm truyền thống Mười Thu của Quy Nhơn, Bình Định nhưng mấy năm nay, ở chợ hầu như chỉ bán hàng Nam Ngư, Đệ Nhị, cao cấp hơn chút có Chin Su hương cá hồi, nên ai ai cũng chuyển hướng mua loại này.
“Riết quen vị, trong nhà lại không thích dùng nước mắm truyền thống mặn chát nữa”, chị Bích cho biết. Tại chợ đầu mối Hòa Cường (Đà Nẵng), cô giáo Thúy Lan cũng cho biết gia đình cô dùng nước mắm Mỹ Tuyết, Nam Ô của Đà Nẵng, nhưng mùi hơi nặng và hơi khó nêm nếm nên “hai năm nay tôi chuyển mua Nam Ngư dùng. Loại đó mua đâu cũng có, rất dễ mua”.
Tại siêu thị Coop.Mart Cống Quỳnh (Q.1, TP.....), qua quan sát của PV, rất nhiều người đi mua nước mắm trong siêu thị với tay lấy chai nước mắm Nam Ngư mà không cần xem chi tiết. Khi được hỏi sao không đọc thành phần ngoài nhãn hàng, chị Hồng, đang bỏ hai chai nước mắm hiệu Nam Ngư và Hạnh Phúc vào xe đẩy, giải thích đơn giản: “Mấy loại này quen dùng lâu rồi, đọc làm chi nữa. Hàng này coi quảng cáo thấy nó trên ti vi cũng nhiều, ai cũng biết mà, đọc chữ nhỏ xíu không đọc được mà cũng chả hiểu gì đâu”. Theo chị Hồng, chai nhỏ 250 ml (49.000 đồng) nước mắm Hạnh Phúc dùng để ăn sống, còn Nam Ngư loại 1 lít (21.500 đồng) để nấu vì giá rẻ lợi hơn.
17 hóa chất trong chai nước mắm công nghiệp

Tích tụ lâu sẽ gây hại
Bác sĩ Trần Văn Ký cho biết: “Về lâu dài, sức khỏe người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng nếu cứ nạp liên tục mỗi ngày, mỗi bữa lượng hóa chất vào người thế này, cho dù là hóa chất được phép dùng trong thực phẩm. Nó không có tác hại ngay lập tức, nhưng tích tụ dần sẽ gây nên chứng chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ... Tôi nói thật, những sản phẩm nước mắm gần cả hai chục loại hóa chất thế này, chỉ có bán cho dân mình ăn, xuất khẩu các nước không chịu đâu, trừ khi bán cho các thị trường thấp hơn thị trường VN”. Giá là một trong những “vũ khí” khiến nước mắm công nghiệp thắng thế so với nước mắm truyền thống. Ví dụ, nước mắm Hạnh Phúc gần 200.000 đồng/lít, nước mắm 584 Nha Trang khoảng 160.000 đồng/lít trong khi nước mắm Nam Ngư chỉ có 43.000 đồng/lít...
Nhưng giá cả thường đi đôi với chất lượng, không ít bà nội trợ lớn tuổi vẫn soi độ đạm được công bố trên sản phẩm để lựa chọn. Ví dụ trên nhãn chai nước mắm 584 Nha Trang, thành phần được công bố gồm: cá cơm 79,7%, muối 20,1%, nước, chất điều vị và chất bảo quản; nước mắm cá cơm cốt nhĩ Hồng Hạnh cá cơm than 70%, muối, chất điều vị, chất tạo ngọt, đường, chất điều chỉnh độ a xít và phụ gia thực phẩm; trên chai nước mắm Hạnh Phúc có thành phần gồm: cá cơm 70%, muối ăn, nước, chất điều vị. Có thể thấy, các loại nước mắm công nghiệp đều có độ đạm cao từ 30 độ đạm trở lên thường giá cũng cao.
Đáng nói, Nam Ngư được coi như “đại diện” cho nước mắm công nghiệp ngon, giá rẻ, được chuyên gia thực phẩm đếm cho chúng tôi xem có đến 17 hóa chất ngoài nước, muối, đường và tinh cốt cá cơm gồm: chất điều vị, chất bảo quản, hương cá hồi tổng hợp, chất tạo ngọt tổng hợp, màu tự nhiên chiết xuất từ trái dành dành, chất điều chỉnh độ a xít, chất làm dày, màu tự nhiên… Đáng ngạc nhiên là ở các loại nước mắm Nam Ngư và Chin Su thì thành phần chính chỉ là “tinh cốt cá” và “hương cá” nhưng không ghi rõ là bao nhiêu.
Mang các chai nước mắm công nghiệp đã được dán kín thương hiệu đến hỏi nhà chuyên môn để đọc các thành phần. Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn văn phòng phía nam của Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm phía VN, nhận xét: “Việc một sản phẩm không để rõ hàm lượng bao nhiêu là cách đánh đố người tiêu dùng. Nếu chỉ ghi có “tinh cốt cá cơm” thì một giọt cũng coi như đã có rồi. 1 giọt tinh cốt cá cơm đó nếu có, nhỏ vào trong 1 lít nước mắm hay cả chục lít chẳng hạn, thì chất lượng “cá cơm” ở đâu? Việc một chai nước mắm mà phụ gia có đến 17 loại có thể ví như hành động đong nước hòa hóa chất để bán lấy tiền chứ sao gọi là nước mắm”.
Theo bác sĩ Ký, những phụ gia này tất nhiên được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm. Là hóa chất nhưng đã tạo vị ngon thật, nó tạo nên một gu, thói quen dùng nước mắm trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, một chai nước mắm 0,5 lít mà có đến 17 hóa chất là quá nhiều bởi đây là loại thực phẩm dùng hằng ngày.
“Xu hướng thế giới đang trở về và khuyến khích thực phẩm organic, nên bất luận sản phẩm nào dùng quá nhiều hóa chất, đều cần cân nhắc. Có một lưu ý là chất màu tổng hợp HT155 mà một nhãn hàng nước mắm công nghiệp từng sử dụng và quảng cáo nhiều trên truyền hình trước đây thì tại nhiều quốc gia phát triển châu Âu và Mỹ cấm sử dụng trong thực phẩm từ lâu. Cũng chưa có nghiên cứu nào cho thấy, sử dụng chất này gây ung thư, song nhiều thông tin cho rằng nó có thể gây dị ứng với người bị hen suyễn, ảnh hưởng đến những người dị ứng với aspirin, thậm chí gây dị ứng da”, bác sĩ Ký nói.

Nguyên Nga - Mai Phương


Bạn đọc phản hồi (7 nhận xét)
  • Lượt người thích



bình
Hà Giang - 10/10/2016
Những loại nước mắm kém chất lượng đề nghị đưa công khai lên truyền hình và báo chí để người dân được biết phòng tránh
67 thích xem tiếp
61 thích Trả lời Báo nội dung xấu


Nguyễn Đình Dinh
Hoà Bình - 10/10/2016
Đề nghị phạt thật nặng sản phẩm ghi là nước mắm nhưng không phải nước mắm!
41 thích Trả lời Báo nội dung xấu

LUẬT RỪNG
TP .. ... .... - 10/10/2016
Lợi nhuận cao gấp mấy lần khai thác dầu mỏ !
31 thích Báo nội dung xấu






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

10 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 10 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |