Tìm hiểu cách luận mệnh của “Manh Phái”
#1
Gửi vào 11/06/2016 - 20:36
Vì mong muốn biết được các chiêu thức luận mệnh của "Manh Phái" nên tôi chú ý vào các trang web lý số về Tử Bình để tìm tòi nhưng đến nay thay vì vui mừng bao nhiêu thì càng thấy thất vọng bấy nhiêu.
Dù sao thì tôi cũng đành phải viết ra những điều thất vọng này để nhắc nhở cho những ai yêu thích môn Tử Bình.
1 - Có nhiều tác giả đến giờ vẫn cho rằng: “Tất cả giờ sinh trên thế giới phải quy đổi về giờ Bắc Kinh thì mới đúng”. Đây là một câu phát biểu của những kẻ “Thô Bỉ Học” bới vì chính nội dung của nó đã phản lại chính “Mệnh Lý Học Đông Phương” là “Con người sinh ra được bẩm thụ cái khí Âm Dương của trời đất tại nơi sinh đó”.
2 - Có nhiều tác giả cho rằng: “Bỏ qua Nhật chủ vượng suy”. Nhật chủ là Thân thuộc hành của can ngày, vậy mà bỏ đi không dùng trong luận mệnh thì đồng nghĩa với việc bỏ lốt vượng suy của 4 hành còn lại. Vậy thì Tử Bình truyền thống đưa ra khái niệm Lệnh Tháng để làm cái gì ? Sự thật Manh Phái không có chuyện bỏ Vượng Suy của các hành tức không có chuyện bỏ Lệnh Tháng trong luận mệnh mà chỉ có những kẻ “Thô Bỉ Học” mới phát ngôn như vậy mà thôi.
Nếu ai tìm được các ví dụ của những người thuộc “Manh Phái” mà chứng minh được 2 điều tôi kết luận trên là sai thì xin trích dẫn ra đây để thiên hạ cùng phán xét.
#2
Gửi vào 14/06/2016 - 18:27
“2 - Càn tạo: Tân Sửu - Bính – Thân - Tân Tị - Giáp Ngọ
Đại vận: 7t Ất Mùi, 17t Giáp Ngọ, 27t Quý Tị, 37t Nhâm Thìn, 47t Tân Mão, 57t Canh Dần, 67t Kỷ Sửu.
Vượng thần không thể trở thành chuyên vượng cách, tất nhiên có hai hướng đi, hoặc là thuận sinh xuống dưới, hoặc là nhảy qua mà khắc. Tạo này vượng thần là kim, nhất thiết sinh khắc đều bắt đầu từ kim. Tạo này kim sinh thủy, nhưng lại không có thủy để sinh, như vậy kim khắc thẳng Giáp mộc, Giáp mộc mặc cho bị khảm phạt, tình huống thông thường cũng không có họa lớn. Vậy thì lúc nào Giáp mộc mới đúng bị khắc chứ? Thực tế là thời điểm Giáp mộc căn dài, mệnh chủ mới có cảm giác đau khổ bị khắc. Vận Giáp, năm Quý Hợi mất cha, vận Nhâm mùa Đông năm Nhâm Ngọ phá tài. Trước hết một là lưu niên làm cho Giáp mộc sinh căn, sau là một đại vận làm cho Giáp mộc sinh căn. Chúng ta đứng ở một góc độ khác để xem tạo này cũng có lý giải rất tốt. Đó chính là tiếp cận ngũ hành Giáp mộc này là cực nhược, chỉ cần không được sinh phù mặc cho khắc tiết đều vô sự. Chỗ này cũng thuộc về chỗ tôi nói ngoài một tình huống là: "Chỗ vượng mà sinh, chỗ suy mà khắc". Sinh khắc chế hóa là giai đoạn bắt đầu phân tích mệnh cục, chỉ cần mọi người theo chỗ này mà biết sinh khắc ứng với bắt đầu từ đâu, thì tất nhiên có một tiến bộ rõ ràng”.
Qua bài luận này rõ ràng chúng ta thấy tác giả thuộc Manh Phái 100% (tức ông ta bị mù) vẫn dùng “Vượng Suy Pháp” để luận qua câu : “Tạo này vượng thần là kim..... không thể trở thành chuyên vượng cách”, nghĩa là tác giả đã xác định Tứ Trụ này có Thân là Kim rất vượng nhưng không thể thành cách Tòng Kim (tức Kim độc vượng) được. Kim quá vượng mà không có Thủy nên tác giả cho rằng như vậy thì muốn đẹp và không có họa thì cần phải gặp các vận và lưu niên là kỵ thần Canh, Tân cũng như không nên gặp các vận hay lưu niên là hỷ dụng thần là Thủy và Mộc qua câu : “Vận Giáp, năm Quý Hợi mất cha, vận Nhâm mùa Đông năm Nhâm Ngọ phá tài”. Tức tác giả muốn nói các vận và năm hỷ dụng thần như Giáp, Quý, Nhâm đều là xấu (còn ở ví dụ 1 thì Kim cũng là kỵ thần vượng tướng thì tác giả cho rằng vào vận kỵ thần Tỷ Kiếp là Tân Dậu đại phát Tài). Điều này hoàn toàn trái ngược với Tử Bình truyền thống là Tứ Trụ lấy thăng bằng làm gốc.
Tại sao tác giả sử dụng “Vượng Suy Pháp” mà lại luận trái ngược lại với phương pháp luận này ?
Sau đây là sơ đồ tính điểm hạn phá tài vào mùa Đông năm Nhâm Ngọ của người này theo phương pháp của tôi như sau :
Qua kết quả tính toán ở sơ đồ trên ta thấy Thân nhược nhưng Kiêu Ấn lớn hơn Thực Thương và Tài tinh thêm Nhật can được lệnh nên Kiêu Ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân. Thân có 14,27đv được thêm 3,33.1/2đv = 1,67đv thành 15,94đv. Thân đã trở thành vượng vì lớn hơn kỵ thần số 1 là Hỏa trên 1đv.
Thân vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương không nhiều nên dụng thần đầu tiên thường phải là Quan Sát nhưng ở đây thế lực của Thân và Quan sát tương đương với nhau vì đều có 3 can-chi (Thân có 3 can chi nắm lệnh nên được thêm 1 can-chi nhưng 2 Tân đều bị khắc gần (Chú ý : Thân trụ tháng không bị Bính khắc trực tiếp – theo lý thuyết của tôi không có Tân trụ năm thì Bính mới khắc trực tiếp được Thân) thành mất 1 can-chi nên vẫn là 3 can-chi và bằng Quan Sát có 3 can chi). Do vậy dụng thần đầu tiên phải là Thực Thương là Nhâm tàng trong Thân trụ tháng.
Năm Nhâm Ngọ thuộc đại vận Nhâm Thìn và hạn xẩy ra vào tiểu vận Nhâm Tý (vì vào mùa Đông đã qua tháng sinh là Thân nên thuộc tiểu vận thứ 2).
1 – Ta thấy trong Tứ Trụ có lục hợp của Tị với Thân hóa Thủy có -1đh (vì có Nhâm tuế vận dẫn hóa). Mặc dù có 2 chi trong Tứ Trụ hóa cục khác hành của chúng nhưng không phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm (vì hóa cục này không hợp với tuế vận).
2 - Dụng thần Nhâm nhập Mộ tại đại vận Thìn có 1đh và nhược ở lưu niên có 0đh.
3 – Nhật can Tân nhược ở lưu niên có 0đh.
4 – Tý tiểu vận khắc thái tuế Ngọ có 1,3đh, vì vậy Ngọ thái tuế mặc dù có 2 cát thần có -2.0,25đh nhưng số điểm hạn này bị khắc mất hết.
5 - Sửu trụ năm hại Ngọ thái tuế có 1đh nên Sửu mới hại được Ngọ trụ giờ có 0,5.1/4đh = 0,13đh (vì cách 2 ngôi).
Ngọ trụ giờ bị Sửu hại cách 2 ngôi nên lực Tự hình của Ngọ trụ giờ với Ngọ thái tuế bị giảm 1/8đh còn 1.7/8 đh = 0,88đh (bị hại gần giảm 1/1, bị hại cách 1 ngôi giảm 1/3 (hay 1/4 ?), còn bị hại cách 2 ngôi giảm 1/8 - từ ví dụ này mới tìm ra tỷ lệ giảm này).
6 – Lửa Dưới Núi trụ tháng có can Bính vượng ở lưu niên nên khắc Đất Trên Tường trụ năm và Gỗ Liễu ở lưu niên mỗi lực có 1đh.
Đất Trên Tường trụ năm có can Tân được lệnh nhưng nhược ở tuế vận nên chỉ có thể khắc Nước Sông đại vận có 0,5đh.
7 – Mỗi Nhâm ở tuế vận có 2 cát thần có -2.0,25đh, Nhâm tiểu vận cũng có 2 cát thần có -2.0,13đh.
Thìn đại vận có 1 hung thần có 0,25đh.
Tý tiểu vận có 2 cát thần có -2.0,13đh và 1 hung thần có 0,13đh.
Tổng số là 4,67đh. Số điểm này phù hợp với thực tế (vì theo bảng tai họa của tôi thì từ 4,6đh là ứng với trường hợp bị cấp cứu hoặc phá tài còn từ 4,8đh thì ứng với phá sản hay bị tai họa nặng tới mức hôn mê).
Tai họa này không thể xẩy ra ở tiểu vận đầu là Quý Sửu được bởi vì Sửu tiểu vận hại Ngọ thái tuế chỉ có 0,5đh nhỏ hơn Tý tiểu vận khắc thái tuế Ngọ có tới 1,3đh. Còn Quý tiểu vận cũng có 2 cát thần như Nhâm nhưng Sửu tiểu vận thua Tý 1 cát thần có -0,13đh. Tổng số điểm hạn ở tiểu vận Quý Sửu có (4,67 - 1,3 + 0,5 + 0,13)đh = 4,0đh. Với số điểm này là khá thấp, nó không thể gây ra bất kỳ 1 tai họa nào cả.
Tai họa này chủ yếu do các yếu tố gây ra như sau :
a - Điểm hạn về Hình Hại chiếm 2,01đh.
b - Điểm hạn về các nạp âm khắc nhau chiếm 2,5đh.
c - Điểm hạn của chi Tý tiểu vận khắc thái tuế Ngọ chiếm 1,3đh.
d - Điểm hạn về dụng thần nhập mộ đại vận chiếm 1đh.
Qua đây ta thấy mặc dù vào vận và lưu niên đều là dụng thần Nhâm thì đáng nhẽ phải là vận đẹp và năm đẹp nhưng đáng tiếc tổ hợp của các can chi giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận tại năm Nhâm Ngọ là quá xấu (tôi phác họa chi tiết 4 yếu tố chính qua sơ đồ trên) đã gây ra tai họa phá Tài này. Chỉ cần bớt đi 1 trong 4 yếu tố này thì tai họa phá tài sẽ không thể xẩy ra.
(Trong các điểm hạn này thì chỉ có điểm hạn về Hình Hại là dễ giải nhất. Bởi vì chỉ cần sống ở một nơi cách xa con người và xã hội phức tạp này qua thời gian có hạn là được (như sống ẩn dật trong chùa hay trong rừng sâu, núi cao….miễn là nơi không bị người, thú dữ….đe dọa).)
Nếu một ai đó chỉ cần “Gọt” ra được 1 trong 4 yếu tố này rồi kết luận nó chính là nguyên nhân đã gây ra tai họa phá Tài là có thể chấp nhận được rồi (vì nó đúng theo kiểu dự đoán của “những thằng mù xem voi”). Vậy mà tác giả có tầm cỡ như Bành Khang Dân đã viết ra nhiều sách về Tử Bình, trong đó có cuốn “Mệnh Lý Tinh Hoa” được nhiều người khen ngợi mà không “ Gọt” ra được 1 yếu tố nào cả thì thật không thể hiểu được. Hơn nữa tác giả còn ngược lại đưa ra yếu tố hết sức “Ngớ Ngẩn” là 2 Nhâm ở đại vận và lưu niên đều là dụng thần của Tứ Trụ nên mới gây ra tai họa này (thực chất chúng không gây ra 1 đh dương nào cả mà trái lại chúng có tới 4 cát thần tạo ra -1đh). Chưa hết tác giả còn khẳng định thêm là tai họa xẩy ra vào mùa Đông vì là mùa mà dụng thần Thủy vượng tướng mới sợ chứ (thực chất vì có Tý tiểu vận xung thái tuế Ngọ gây ra tới 1,3đh).
Qua đây có thể khẳng định tác giả đã cố tình “Ngụy Tạo” một cách “ Thô Bỉ Học”, chứ làm gì với trình độ của ông ta mà lại luận một cách "Sáng Tạo" đến như vậy ?
Sửa bởi VULONG777: 14/06/2016 - 18:53
#3
Gửi vào 14/06/2016 - 19:25
“1 - Càn tạo: Mậu Thìn, Kỷ Mùi, Tân Dậu, Nhâm Thìn.
Đại vận: 5 t Canh Thân, 15t Tân Dậu, 25t Nhâm Tuất, 35t Quý Hợi, 45t Giáp Tý, 55t Ất Sửu, 65t Bính Dần.
Năm tháng Mậu Kỷ thổ có 4, còn Tân Dậu kim chỉ có 2, cái này ví như nước quá lớn mà kênh mương quá nhỏ, nếu muốn vững vàng mà lưu thông là tuyệt đối không có thể, hiển nhiên giải quyết vấn đề thì có hai biện pháp, hoặc là tăng thêm chiều rộng kênh mương, hoặc là chờ ngăn dòng nước chảy. Mặc dù tứ trụ quyết định là thiếu cơ sở thực tế, nhưng nếu muốn đoán chính xác, một khi chúng ta cũng không thể rời khỏi thực tế trong cuộc sống. Thực tế mệnh chủ ở vận Tân Dậu dựa vào đánh bạc mà phát đại tài, còn nổi tiếng khắp nơi, danh lợi song thu tất nhiên là phải đoán đại cát. Vận Giáp Tý, năm Bính Thìn (1976) bị viêm túi mật thiếu chút nữa bệnh chết. Năm 1996, năm Bính Tý đứng đầu là có đứa con trai chết. Con trai trưởng cũng đi xa, con trai nhỏ là người tàn tật. Bản thân mệnh chủ cho rằng, vẫn còn hành mộc vận và kim vận, các vận còn lại đều không tốt. Thực tế những chỗ này đều có liên quan cùng với thổ vượng thần”.
Qua bài luận này chúng ta thấy ngay là tác giả chỉ chú trọng đến hướng chẩy của hành vượng thần mà quên mất chúng là hỷ dụng hay là kỵ thần. Ví dụ này rõ ràng Thổ và Kim là kỵ thần mà tác giả lại lấy kỵ thần Kim như là dụng thần cần phải thêm qua câu : “tăng thêm chiều rộng kênh mương”. Thân kim đã vượng còn được Kiêu Ấn cường vượng và nhiều sinh cho nên Thân càng cường vượng, nếu như không thể Tòng Kim thì dĩ nhiên là cực xấu làm sao mà có thể “phát đại tài” như vậy được ? Thân cường vượng khắc Tài cực mạnh thì dĩ nhiên Tài chết hẳn sao có thể nhận được sự sinh từ Thực Thương mà đòi đại phát tài, cho dù Thực Thương được Tỷ Kiếp hóa Kiêu Ấn sinh cho ? Ý tưởng này của tác giả chỉ đúng khi 3 hành Kiêu Ấn, Tỷ Kiếp và Thực Thương phải thay bằng 3 hành Quan Sát, Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp thì mới có thể đúng được. Bởi vì khi đó Thân nhược, Quan Sát vượng và nhiều nên rất cần gặp Kiêu Ấn để hóa Quan Sát sinh cho Thân. Thân được sinh mới mạnh lên thì mới có thể đại phát Tài Quan.
Vậy thì với Tứ Trụ này có Thân vượng, vì sao vào vận kỵ thần Tân Dậu (Tỷ Kiếp) người này lại có thể đại phát Tài như vậy ?
Sơ đồ tính điểm hạn ở vận Tân Dậu đại phát tài theo phương pháp của tôi như sau :
Theo sơ đồ trên thì Tứ Trụ này có Thân vượng (không thể tòng Kiêu Ấn được vì Kiêu Ấn chỉ có 4 can chi và không có tam hợp hay tam hội cục Kiêu Ấn) mà Kiêu Ấn nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh là Ất tàng trong Thìn trụ năm.
Vào đại vận Tân Dậu ta thấy lục hợp của Thìn trụ giờ với Dậu trụ ngày đã hóa Kim từ khi mới sinh đã cùng với Thìn trụ năm hợp thêm với Dậu đại vẫn hóa Kim nên ta phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm.
Kim có 17,72đv được thêm 2,5đv của Thìn trụ năm thành 17,72 + 2,5đv = 20,22đv. Thổ có 18,3đv bị mất 2,5đv còn 15,8đv. Mặc dù điểm vượng của Dậu đại vận không được tính vào vùng tâm nhưng hành Kim trong Tứ Trụ vẫn được tính thêm 1 can chi là Dậu đại vận này. Vì vậy trong Tứ Trụ có 5 can chi Kim nên hành Kim được cộng thêm 1đv thành 20,22đv + 1đv = 21,22đv (theo lý thuyết của tôi). Kim là hành thống trị trong Tứ Trụ (vì lớn hơn hành nắm lệnh là Thổ 1đv).
Theo giả thiết tôi mới tìm được là :
“G - Cách Độc vượng (trừ Nhật can là Thổ và cách Tòng theo lệnh tháng)
G1 - Nhật can có ít nhất 2 chi ở trạng thái Lâm quan, Đế vượng
....................................................
G3 - Nhật can không ở trạng thái Lâm quan hay Đế vượng
15 - Nếu trong Tứ Trụ không có Tài và Quan Sát mà Thực Thương không bằng 40%đv của Thân thì Thân phải là hành thống trị trong Tứ Trụ và có ít nhất 2 chi hóa cục trong ít nhất 4 can chi, trừ trường hợp có 4 can giống nhau hay cùng hành (57 -0%/G; 77 -0%; 80 -14%; 204 -có 4 can giống nhau; 399 -14% ; 454* -41%/T3 ).
....................................”.
Nếu áp dụng giả thiết trên thì Tứ Trụ này thuộc cách Độc vượng (hay cách Tòng Kim) và dụng thần đầu tiên phải là Tỷ Kiếp là Tân tàng trong Dậu trụ ngày, hỷ thần là Kiêu Ấn và Thực Thương còn kỵ thần là Tài tinh và Quan Sát.
Kim là dụng thần nên vào vận Tân Dậu có can chi đều là dụng thần không bị thương tổn (vì Tân không bị khắc) còn thêm Kim cục. Do vậy đây là vận dụng thần lên ngôi là vận huy hoàng nhất cuộc đời đương số nên đại phát Tài hay đại phát Quan là đúng (vì sao ở đây lại đại phát Tài chứ không phải đại phát Quan thì tôi xin chịu. Ai biết xin mách bảo, tôi xin cám ơn vô cùng).
- Vì Kim cục có 4 chi thêm Tân trụ ngày và Tân đại vận nên vào các năm Đinh cường vượng ở lưu niên cũng không thể khắc được 6 can chi này (theo lý thuyết của tôi), còn năm Bính lại hợp với 2 Tân nên cách cục có bị thương tổn một chút nhưng không đáng kể.
- Năm Kỷ Mão (11 tuổi) và Tân Mão (23 tuổi) cứ cho là thuộc đại vận Tân Dậu thì do Mão tranh hợp với Mùi trụ tháng nên đã quên xung với 2 Dậu vì vậy Kim cục không bị phá.
- Năm Mậu Tuất (18 tuổi) Thiên Khắc Địa Xung với trụ giờ Nhâm Thìn không phá được Kim cục vì chi là Thổ (theo lý thuyết của tôi). Còn lực xung của Tuất với 2 Thìn nhỏ hơn lực hợp của Dậu với 2 Thìn nên cũng không phá được Kim cục.
Tóm lại cả vận này Tân không bị thương tổn và Kim cục không bị phá nên dĩ nhiên cách cục cũng không bị phá cho nên đương số cứ việc ung dung hưởng phú quý hết vận.
Qua ví dụ này chứng tỏ tác giả đã không thể giải thích được Thân vượng mà vào vận Tỷ Kiếp lại có thể đại phát Tài bởi vì tác giả đã không thể xác đinh được nó là cách Độc vượng. Cho nên tác giả đã phải “Đẽo Gọt” bậy bạ như vậy (tức tác giả luận bậy bạ là Thân vượng vào vận Tỷ Kiếp đại phát Tài là vì có Tỷ Kiếp hóa Ấn sinh Thực Thương, Thực Thương hóa Tỷ Kiếp sinh Tài tinh, Tài tinh hóa Thực Thương sinh Quan Sát, Quan Sát hóa Tài tinh sinh Kiêu Ấn, Kiêu Ấn hóa Quan Sát sinh Tỷ Kiếp rồi lại Tỷ Kiếp hóa Kiêu Ấn sinh Thực Thương,…. đúng như cách luận của cao thủ Hoàng Đại Lục. Có nghĩa là theo tác giả thì phải luận càng nhiều vòng càng tốt để “tăng thêm chiều rộng kênh mương” thì mới có thể đại phát Tài được).
Đây rõ ràng thêm một bằng chứng không thể chối cãi được về sự "Ngụy Tạo" một cách "Thô Bỉ Học" của tác giả.
Sửa bởi VULONG777: 14/06/2016 - 19:42
#4
Gửi vào 14/06/2016 - 22:45
Thanked by 1 Member:
|
|
#5
Gửi vào 15/06/2016 - 02:11
lhn, on 14/06/2016 - 22:45, said:
Tác giả Bành Khang Dân rõ ràng là 1 thầy thuộc "Manh Phái" (vì ông ta bị mù bẩm sinh) mà vẫn dùng "Vượng Suy Pháp" để luận mà tôi thấy sai bét nhè nên phản biện mà thôi. Nếu như ông ta luận đúng hay không động đến "Vượng Suy Pháp" thì tôi hơi đâu mà mất thì giờ phản biện.
Hinh như nhiều "Cao Thủ Tử Bình" ở đây không biết đến 4 phép tính Cộng, Trừ, Nhân và Chia thì phải. Thật đáng thương cho họ vì ở thời đại "Đồ Đểu" hiện nay mà cứ như còn ở thời kỳ "Ở Trần Đóng Khố" ấy.
Sửa bởi VULONG777: 15/06/2016 - 02:13
#6
Gửi vào 15/06/2016 - 06:45
VULONG777, on 15/06/2016 - 02:11, said:
Tác giả Bành Khang Dân rõ ràng là 1 thầy thuộc "Manh Phái" (vì ông ta bị mù bẩm sinh) mà vẫn dùng "Vượng Suy Pháp" để luận mà tôi thấy sai bét nhè nên phản biện mà thôi. Nếu như ông ta luận đúng hay không động đến "Vượng Suy Pháp" thì tôi hơi đâu mà mất thì giờ phản biện.
Hinh như nhiều "Cao Thủ Tử Bình" ở đây không biết đến 4 phép tính Cộng, Trừ, Nhân và Chia thì phải. Thật đáng thương cho họ vì ở thời đại "Đồ Đểu" hiện nay mà cứ như còn ở thời kỳ "Ở Trần Đóng Khố" ấy.
#7
Gửi vào 15/06/2016 - 07:36
lhn, on 15/06/2016 - 06:45, said:
Tôi không biết đúng sai sao phản biện được họ để mà chửi họ còn những kẻ biết đúng sai thì đến 4 phép tính Cộng Trừ Nhân Chia cũng mù tịt thì gọi loại này là gì nhỉ ?
nhưng người khác mà nói phương pháp của ông k ra gì thì ông lồng lộn lên nói móc nói đểu
Đúng là tôi lồng lộn lên nói móc nói đểu như sau :
..................................................
VULONG777, on 04/12/2015 - 14:12, said:
Tôi đã tuyên bố:
"Bất kể người nào dù là VIP hay VỊT mà chê, khinh bỉ hay kết luận về một ai sai mà không chứng minh được người đó sai thì được coi là loài"Súc Sinh"".
............................................
ông vulong ạ ko biết ông bao nhiêu tuổi rồi nhưng nhìn cách ăn nói và suy nghĩ của ông thì tôi thấy ông thuộc cái dạng tính đàn bà đầu óc bảo thủ mà đàn ông có cái tính này thì ko làm đc việc j cả suốt ngày luẩn quẩn với cái suy nghĩ ngu xuẩn thôi ko có tư chất và tinh thần nghiên cứu học hỏi thì đừng học tử bình làm gì.
Còn cái loại không biết đến 4 phép tính Cộng Trừ Nhân Chia thì gọi là loại "Người Hay Ngợm" đây ?
Sửa bởi VULONG777: 15/06/2016 - 07:37
#8
Gửi vào 15/06/2016 - 10:30
Sửa bởi lhn: 15/06/2016 - 10:32
Thanked by 1 Member:
|
|
#9
Gửi vào 15/06/2016 - 12:26
Đại đạo có khoảng 3000
Đường nào cũng đến nuết bàn mà thôi.
#10
Gửi vào 15/06/2016 - 12:28
Đến khi nào thì ông bắt đầu coi vận hạn và hoá giải vận hạn vậy? Tới đó mới thấy Tử Bình bao la, còn nhật chủ vượng hay nhược chắc chỉ 2,3% Tử Bình. Chả thấy có gì vui.
Ông bớt mắng chửi tiền nhân giùm, họ không viết sách thì bây giờ không có môn Tử Bình mà học. Đã không biết ơn mà còn mắng chửi, tôi đọc mà thấy bất nhẫn với cái bất nhân của ông.
Ví dụ ông đưa ra Càn: Tân Sửu - Bính Thân - Tân Tỵ - Giáp Ngọ, ông Bành Khang Dân nói "vào thời điểm Giáp mộc căn dài, nhật chủ mới có cảm giác bị khắc". Những thời điểm đó, Manh Phái gọi là "phản cục", Vượng Suy khí tượng gọi là "nguyên khí đảo loạn". Đồng thời cả Manh Phái lẫn Vượng Suy đều thống nhất đó là khi khí động. Hiện tượng động này, Manh Phái gọi là "ứng kì". Vượng Suy chỉ gọi là "động" trong khái niệm "động tĩnh". Tức là cả Manh Phái và Vượng Suy khí tượng đều thống nhất ở điểm này. Không có gì là sai cả. Ông nói tác giả sai là vì ông không biết 4 khái niệm đó. Đồng thời ông cũng không biết khái niệm "dụng thần bất toàn"/"dụng thần không hoàn bị" ứng dụng trong trường hợp này. Tôi nghĩ tác giả cố tình nói "thời điểm Giáp mộc căn dài", tức lấy Tượng giải Lý thay vì nói luôn cái Lý đó, là để phòng ngừa những người như ông học được Tử Bình. Ông Bành Khang Dân có nói học Tử Bình chú trọng đầu tiên phải là tâm tính, đạo đức, sau đó mới đến khổ công nghiên cứu.
Ví dụ Càn: Mậu Thìn - Kỷ Mùi - Tân Dậu - Nhâm Thìn. Tác giả đã luận đúng, và ở đây tác giả chủ yếu dùng nguyên lưu. Tôi nghĩ ai tinh tường Nguyên Lưu đều biết luận nguyên lưu như vậy là đã có để lại manh mối cho hậu học tìm hiểu thêm, đã đủ có tâm. Tác giả luận như vậy ý là bát tự này lưỡng thần thổ kim thành tượng có thấu thêm thuỷ, không chỉ chú trọng thuận nghịch mà còn phải chú trọng thông quan, chứ không phải kim độc vượng như ông tự suy diễn. Cách cục lưỡng thần thành tượng tức thổ kim CÙNG VƯỢNG. Còn kim độc vượng thì chỉ có 1 mình kim vượng, như vậy mới gọi là ĐỘC. Ông bị mất căn bản chỗ này.
Ông đọc sách không hiểu tác giả nói gì mà cứ oang oang chửi người ta. Nói thật chứ không phải mỉa mai hay xỏ xiên gì, nhiều khi tôi thấy tội nghiệp cho ông. Cứ lay hoay mãi. Mắng chửi tiền nhân nên các vị ấy chẳng những không cho học cái Đạo của mình mà còn dẫn dắt vô mê hồn trận. Ông đã có biểu hiện của việc bị tẩu do học huyền học mà bất kính với Tổ.
Sửa bởi ThienKhanh: 15/06/2016 - 12:51
Thanked by 2 Members:
|
|
#11
Gửi vào 15/06/2016 - 14:41
VULONG777, on 15/06/2016 - 07:36, said:
..................................................
VULONG777, on 04/12/2015 - 14:12, said:
Tôi đã tuyên bố:
"Bất kể người nào dù là VIP hay VỊT mà chê, khinh bỉ hay kết luận về một ai sai mà không chứng minh được người đó sai thì được coi là loài"Súc Sinh"".
............................................
Sửa bởi VULONG777: 15/06/2016 - 14:43
#12
Gửi vào 15/06/2016 - 14:50
lhn, on 15/06/2016 - 10:30, said:
..................................................
VULONG777, on 04/12/2015 - 14:12, said:
Tôi đã tuyên bố:
"Bất kể người nào dù là VIP hay VỊT mà chê, khinh bỉ hay kết luận về một ai sai mà không chứng minh được người đó sai thì được coi là loài"Súc Sinh"".
............................................
Thanked by 1 Member:
|
|
#13
Gửi vào 15/06/2016 - 15:31
ThienKhanh, on 15/06/2016 - 12:28, said:
Xin lỗi cho tôi hỏi "Ông có bị mù hay không" mà không hiểu những điều tôi diễn tả trên sơ đồ :
Nếu ông đui mù thì nhờ ai đó đọc giúp cho đoạn sau :
"Tai họa này chủ yếu do các yếu tố gây ra như sau :
a - Điểm hạn về Hình Hại chiếm 2,01đh.
b - Điểm hạn về các nạp âm khắc nhau chiếm 2,5đh.
c - Điểm hạn của chi Tý tiểu vận khắc thái tuế Ngọ chiếm 1,3đh.
d - Điểm hạn về dụng thần nhập mộ đại vận chiếm 1đh".
Xem sơ đồ của tôi diễn tả có đúng là các nguyên nhân gây ra tai họa này hay chỉ là xác định Thân vượng hay nhược như ông nói ?
Số điểm tính được phù hợp với thực tế đã xẩy ra là phá tài, điều này cũng chỉ là xác định Thân vượng hay nhược như ông nói hay sao ?
Tại sao tác giả không nói được 1 yếu tố nào trong 4 yếu tố chính đã gây ra tai họa này ?
Đến khi nào thì ông bắt đầu coi vận hạn và hoá giải vận hạn vậy? Tới đó mới thấy Tử Bình bao la, còn nhật chủ vượng hay nhược chắc chỉ 2,3% Tử Bình. Chả thấy có gì vui.
Tìm ra được các thông tin gây ra tai họa mà còn không hiểu là cái gì mà còn đòi giải hạn cơ á ? Hãy đợi đến tết Công Gô nhé!
Ông bớt mắng chửi tiền nhân giùm, họ không viết sách thì bây giờ không có môn Tử Bình mà học. Đã không biết ơn mà còn mắng chửi, tôi đọc mà thấy bất nhẫn với cái bất nhân của ông.
Người ta xui ông bạn "Ăn c.... Gà sáp" cũng ăn chắc ?
Ví dụ ông đưa ra Càn: Tân Sửu - Bính Thân - Tân Tỵ - Giáp Ngọ, ông Bành Khang Dân nói "vào thời điểm Giáp mộc căn dài, nhật chủ mới có cảm giác bị khắc". Những thời điểm đó, Manh Phái gọi là "phản cục", Vượng Suy khí tượng gọi là "nguyên khí đảo loạn". Đồng thời cả Manh Phái lẫn Vượng Suy đều thống nhất đó là khi khí động. Hiện tượng động này, Manh Phái gọi là "ứng kì". Vượng Suy chỉ gọi là "động" trong khái niệm "động tĩnh". Tức là cả Manh Phái và Vượng Suy khí tượng đều thống nhất ở điểm này. Không có gì là sai cả. Ông nói tác giả sai là vì ông không biết 4 khái niệm đó. Đồng thời ông cũng không biết khái niệm "dụng thần bất toàn"/"dụng thần không hoàn bị" ứng dụng trong trường hợp này. Tôi nghĩ tác giả cố tình nói "thời điểm Giáp mộc căn dài", tức lấy Tượng giải Lý thay vì nói luôn cái Lý đó, là để phòng ngừa những người như ông học được Tử Bình. Ông Bành Khang Dân có nói học Tử Bình chú trọng đầu tiên phải là tâm tính, đạo đức, sau đó mới đến khổ công nghiên cứu.
Không cần thiết phải nói dài dòng như vậy. Với ví dụ này chỉ cần biết tác giả đã xác định: “Tạo này vượng thần là kim..... không thể trở thành chuyên vượng cách”. Chả nhẽ ông học Tử Bình mà không hiểu tác giả muốn nói tới Tứ Trụ này không thể thành cách Kim độc vượng hay sao ? Nếu không biết thì ông hãy nhờ sư phụ của ông hay ai đó giải thích cho rồi hãy phát biểu ở đây, không thì thiên hạ cười cho thối mũi cho đấy.
Ví dụ Càn: Mậu Thìn - Kỷ Mùi - Tân Dậu - Nhâm Thìn. Tác giả đã luận đúng, và ở đây tác giả chủ yếu dùng nguyên lưu. Tôi nghĩ ai tinh tường Nguyên Lưu đều biết luận nguyên lưu như vậy là đã có để lại manh mối cho hậu học tìm hiểu thêm, đã đủ có tâm. Tác giả luận như vậy ý là bát tự này lưỡng thần thổ kim thành tượng có thấu thêm thuỷ, không chỉ chú trọng thuận nghịch mà còn phải chú trọng thông quan, chứ không phải kim độc vượng như ông tự suy diễn. Cách cục lưỡng thần thành tượng tức thổ kim CÙNG VƯỢNG. Còn kim độc vượng thì chỉ có 1 mình kim vượng, như vậy mới gọi là ĐỘC. Ông bị mất căn bản chỗ này.
Tôi chả có thì giờ mà phản biện từng câu từng chữ này của ông.
Với ví dụ này rõ ràng tác giả không hề biết vào vận Tân Dậu thì Tứ Trụ này đã trở thành cách Kim độc vượng, mà rõ ràng ở ví dụ 2 tác giả đã sử dụng từ Kim độc vượng tức Chuyên vượng cách này. Chính không xác định được cách Kim độc vượng ở đại vận Tân Dậu này nên tác giả cũng như ông bạn mới luận "Lộn Xì Ngậu" như vậy.
Đúng là những loại "Thùng Rỗng Kêu To" có khác.
Ông đọc sách không hiểu tác giả nói gì mà cứ oang oang chửi người ta. Nói thật chứ không phải mỉa mai hay xỏ xiên gì, nhiều khi tôi thấy tội nghiệp cho ông. Cứ lay hoay mãi. Mắng chửi tiền nhân nên các vị ấy chẳng những không cho học cái Đạo của mình mà còn dẫn dắt vô mê hồn trận. Ông đã có biểu hiện của việc bị tẩu do học huyền học mà bất kính với Tổ.
Thôi đi! Loại "Cách Cục Đầu Đất" như ông thì biết cái quái gì mà RỐNG lên như vậy cơ chứ ?
Sửa bởi VULONG777: 15/06/2016 - 15:44
#14
Gửi vào 15/06/2016 - 15:37
Phải có lí do thì Thánh Nhân mới dùng đạo Đồng Mông và Bao Mông để khởi đầu Nhân Đạo. Đạo Đồng Mông không đủ, không biết kính lão đắc thọ, kính nhi viễn chi, khiêm nhường học hỏi, xem mình luôn như 1 ly nước vơi để có thể tiếp thu những điều hay lẽ phải và những cái mới, tối ngày chỉ khư khư mình biết rất nhiều thì thực chất bản thân đã là ly nước đầy, không còn chỗ để nạp vào những cái tinh tuý mới. Do đó không Đồng Mông thì không thể học nổi Dịch. Không học nổi Dịch thì những môn từ Dịch mà ra cũng khó mà kham nổi.
Đã không Đồng Mông thì nói gì đến Bao Mông, muốn khai sáng nhân loại, dạy dỗ người khác đi theo cái lí thuyết, mô hình của mình chỉ là chuyện xa vời, kính hoa thuỷ nguyệt.
Nhân Đạo khởi từ Mông; xã hội nhân loại muốn tiến bộ lấy từ Hữu Phu. Sống trong cộng đồng đạo Hữu Phu không có, thành tín không có, doanh doanh trục lợi, tâm không hướng về 2 chữ Vô Cấu, trí không hướng về 2 chữ Doanh Phẫu. Cũng giống như qua sông mà không chuẩn bị tiền đi đò, không có tiền đi đò mà lại khư khư muốn qua sông thì phải lừa người gạt tiền. Chúng bạn xa lánh.
Muốn học Tử Bình thì cần Đồng Mông, Hữu Phu. Tử Bình rất kén người học là vậy. Cũng là tại sao có người khi mới học Tử Bình thì tiến triển thần tốc, như có thần trợ, coi mệnh trúng mệnh, coi hạn trúng hạn, hầu như bách phát bách trúng; nhưng sau một thời gian lại đuối dần, hoặc là lạc vào mê hồn trận không biết lối ra, tâm trí lơ ngơ, hoặc là xem vận hạn không còn chính xác, coi số mà lời nói ra miệng ngượng ngùng, hoặc là bỏ Tử Bình chuyển sang môn khác.
Ông Bành Khang Dân là 1 người đáng kính trọng. Ông ta đề cao tâm tính và phẩm đức của con người mới là phần căn cơ của người học Tử Bình. Chỉ đọc phần mở đầu quyển sách (Tiền Ngôn) của ông ấy mà tôi đã xúc động và cảm phục. Tôi kính trọng ông Bành vì cái tâm của ông đối với giới hậu học cho nên tôi không muốn thấy người khác mạt sát ông ấy vì rõ ràng là ông ấy không đáng bị như vậy.
Phía dưới tôi gửi tặng mọi người phần Tiền Ngôn của ông Bành viết trong cuốn sách Mệnh Lý Tinh Hoa do ông đọc cho học trò là Thái Tích Quỳnh viết lại, vì ông Bành bị mù không thể viết được. Phần này là do tôi dịch.
-----
TIỀN NGÔN
Lưỡng nghi định vị, lục giáp ưu sinh, lấy tam nguyên làm tam tài, nhìn bốn mùa định tứ trụ. Can là nguồn căn của lộc, định chức vị cả đời cao thấp. Chi là căn cơ của mệnh, bày cuộc đời tam hạn thọ nguyên. Khô vinh được mất, tại tứ trụ suy tính chân thật. Thuận nghịch lưu giữ, toàn là do ngũ hành không giả. Cho nên, tạo hoá đời người, đều là do khí vận an bài. Khổng Tử viết: “Nhân các hữu mệnh”, người người đều có số mệnh riêng do trời định. Mà từ xưa thánh hiền, quan dân đều biết mà cảm thán: “sinh tử do mệnh, phú quý tại thiên”. Tôi vì từ nhỏ bị mù mà phải làm nghề bói toán. Lúc nhỏ có chút ít tài trí, được trong làng gọi là thần đồng, khích lệ tôi khổ đọc mệnh thư, sau đó lại học thêm phong thuỷ. Chỉ hận hai mắt mù loà, sách vở đều phải nghe đọc lại mà tự chiêm nghiệm. Trải qua hơn năm mươi năm nổ lực, có thể nói đã tỏ tường tri thức mệnh lí, còn phong thuỷ học được tám phần. Mệnh lý thật là lý cao nhất của đất trời, uyên thâm như Phật học, biến hoá như quỷ thần; còn phòng thuỷ chỉ như quần áo bề ngoài, vinh hay nhục do người mà thôi.
Tôi đến cuối đời vì được xung quanh mấy trăm dặm người đời ca tụng, giới tri thức cùng danh nhân mới đề nghị tôi viết sách để truyền cho hậu thế. Đặc biệt học trò tôi là Tích Quỳnh tự nguyện dành thời gian sau giờ làm giúp tôi ghi chép, nên tôi mới vững tâm mà viết thành quyển “Mệnh Lý Tinh Hoa” này.
Được học trò giới thiệu và đọc cho nghe, tôi mới biết hiện nay loại sách mệnh lý này hàng hà sa số, nhưng đại bộ phận không đâu vào đâu, tản mạn linh tinh. Tôi suốt hơn năm mươi năm ứng dụng thực tiễn, và không ngừng thể ngộ, mới biết mệnh lý thực chất là môn khoa học nghiên cứu giới tự nhiên từ xưa đến nay. Từng đọc kĩ “Nguyệt Đàm Phú”, “Quả Lão Tinh Tông”, “Tử Bình Chân Thuyên”, “Trích Thiên Tuỷ”, “Cùng Thông Bảo Giám”, “Mệnh Lý Chính Tông”, “Tinh Mệnh Tập Thành” cùng các sách mệnh lí khác, hiểu sâu sắc tấm lòng của Thánh Hiền, đạo đức của Tiên Hiền. Tôi nghĩ các bạn hậu học khi đọc các quyển sách này nên thấu hiểu, chiêm nghiệm tinh thần và ý tưởng của tác giả, rồi sau lại kiểm nghiệm thực tiễn.
Cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của khoa học, vũ trụ tự nhiên càng ngày càng phong phú thần kì. Con người chỉ có thể học hỏi những thứ hữu hình hữu hạn như sách giáo khoa, mà rút ra những cái tinh hoa vô hình vô hạn, từ đó mà hiểu được cái tinh tuý chân nghĩa của bộ môn này.
“Thứ nhất, tôi cho rằng học thuyết vận mệnh cũng là một môn học vấn. Nó chẳng những bát đại tinh thâm, mà còn là công cụ phụ chính khu tà. Vận dụng đúng, có thể làm cho xã hội càng thêm ổn định đoàn kết, là một công cụ bài ưu giải nạn thần kì. Nếu đa số mọi người đều hiểu mệnh, thì quan sẽ không tham, dân sẽ không loạn, cũng sẽ không có hối lộ, tham nhũng, hay các hành vi tội ác; con người từ đại ác hối cải thành tiểu ác, từ tiểu ác thành người lương thiện. Thật có thể nói là “tử sinh nhục cốt” (chết đi sống lại), là phúc lớn của loài người.
Ví dụ như có một vị thương nhân họ Điền, là người đồng hương với tôi. Mấy năm trước tại huyện La Điền, tỉnh Hồ Bắc bị gạt hơn bốn vạn nguyên. Người này đã chuẩn bị đầy đủ thuốc nổ để cùng chết với gia đình kẻ lừa đảo. Có một vị cán bộ thuế khuyên can mãi mà người này vẫn không nghe, không còn cách nào khác, vị cán bộ mới nói: “ Anh kể cả chết còn không sợ, vậy có dám để lão tiên sinh tính cho một quẻ rồi hẵn chết hay không?” Người thương nhân họ Điền cùng vị cán bộ thuế cùng đến nhà tôi cho tôi xem bát tự. Tôi nói: “Anh năm nay phá tài rất lớn đều là do vận mệnh đã định sẵn. Ba năm sau anh sẽ phát tài còn nhiều hơn số tiền anh bị mất. Hiện tại nếu anh tự tử không phải là chết uổng hay sao?” Người thương nhân họ Điền nghe xong thì từ bỏ ý định; hiện tại đúng thật là phát tài lớn. Có thể nói, chỉ một lời mà cứu được bao nhiêu mạng người; hai gia đình tưởng rằng đã chết nhưng được cứu sống. Cũng có rất nhiều người trẻ phạm pháp, học đòi thói cướp bóc, qua lời khuyên dạy của tôi, cuối cùng cải tà qui chính thành những con người lao động cần mẫn. Hiểu mệnh, hoặc là tiến hành giáo dục về mệnh vận, còn có thể dạy cho con cái hiếu thảo, vợ chồng hoà thuận, con người không tham chơi ghét làm, mà tuân thủ kỉ cương nề nếp.
Mệnh lí là khoa học hay là mê tín? Tôi cho là đối với mệnh lí, nếu chỉ hiểu đại khái qua loa thì sẽ tạo thành mê tín. Mệnh lí thực chất là một môn khoa học tinh thần cổ vũ con người nổ lực phấn đấu, xu cát tị hung, giải hoạ thành tường, hoá hiểm vi di. Mệnh học là một ngành nghiên cứu nhìn không thấy, sờ cũng không thấy. Muốn học mệnh lí cần phải có phẩm chất đạo đức cao thượng cùng với tài năng nhất định, đồng thời phải dày công nghiên cứu, thông suốt thế sự, thấy rõ nhân tình, mới mong đạt đến cảnh giới nhất định. Từ đó vừa ích lợi bản thân, mà vừa mang lại lợi ích cho người khác. Hiện nay có nhiều người trẻ, đọc được vài cuốn mệnh thư đã hành đạo, tạo phúc không thấy, gây nghiệp thì nhiều.
Gia đình tôi vốn nghèo khổ, tôi sáu tuổi đã bị loà. Gia đình vì mời thầy dạy tôi mệnh lí phong thuỷ mà hao hết của cải. Sau giải phóng, tôi không chỉ tự mình gầy dựng sự nghiệp, mà còn nuôi dạy sáu đứa con, bốn đứa tốt nghiệp đại học, một đứa tốt nghiệp cấp ba, một đứa tốt nghiệp cấp hai, lại còn giúp đỡ tiếp tế anh chị em. Hiện tại, cuộc sống của tôi cũng cơ bản thoải mái. Tôi được các giới nhân sĩ trong xã hội khích lệ, láng giềng tin tưởng, đều là kết quả vận dụng vận mệnh học cải tạo vận mệnh bản thân.
Sửa bởi ThienKhanh: 15/06/2016 - 15:52
Thanked by 5 Members:
|
|
#15
Gửi vào 15/06/2016 - 16:29
Sửa bởi Hoa Cái: 15/06/2016 - 16:33
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |