鬼谷子
Quỷ Cốc Tử
鬼谷算命
Quỷ Cốc Toán Mệnh
全本
(Toàn bản)
QUỶ CỐC TOÁN MỆNH
Soạn giả : Dương đình Lê Thứ Chi
I. BÁT TỰ
QUỶ CỐC TOÀN MỆNH hay LƯỠNG ĐẦU KIỀM TOÁN là môn toán mệnh dùng tám chữ Can Chi của Năm, Tháng, Ngày và Giờ sanh, gọi là Bát tự.
Theo cách tính Âm lịch của Trung Quốc, Năm Tháng, Ngày, Giờ đều mang 2 chữ Can và Chi.
10 CAN: Giáp Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
12 CHI: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Can có 10, Chi có 12, đem phối hợp với nhau có 6 vòng Con Giáp thành 60 năm nhưng đến năm 61 thì trở lại như cũ.
I. a) Năm:
Can Chi năm đã có sẳn trong lịch. Lịch đi kèm có đối chiều Âm Dương Lịch từ năm 1910 dến năm 2030. Lịch tuần tự nhưng Can Chi năm chỉ có 60 thành thử phải nên lưu ý tuổi lớn hay tuổi nhỏ. Muốn chính xác nên dùng năm Dương Lịch.
Biết năm Dương Lịch, dùng Lịch đối chiếu sang Âm Lịch để biết Can Chi năm đó.
Biết Can Chi hoặc chỉ biết Chi năm Âm Lịch muốn đối chiếu sang Dương Lịch, cần phải biết người đó cở tuổi nào rồi dùng Dương Lịch mà đối chiếu.
I. Tháng:
Can tháng tùy thuộc vào Can Năm.
Đối chiếu Can Năm và Can tháng.
Năm mà Can GIÁP, KỶ tháng 1 năm đó là Bính DẦN.
Năm mà Can ẤT, CANH tháng 1 năm đó là Mậu DẦN.
Năm mà Can BÍNH, TÂN tháng 1 năm đó là CANH DẦN.
Năm mà Can ĐINH, NHÂM tháng 1 năm đó là NHÂM DẦN.
Năm mà Can MẬU, QUÝ tháng 1 năm đó là GIÁP DẦN.
Chi Tháng. Tháng 1 là Dần, tháng 2 là Mão, tháng 3 là Thìn, tháng 4 là Tỵ, tháng 5 là Ngọ, tháng 6 là Mùi, tháng 7 là Thân, tháng 8 là Dậu, tháng 9 là Tuất, tháng 10 là Hợi, tháng 11 là Tý, tháng 9 là Sửu.
Can Chi tháng. Ghép Can khởi của Chi tháng 1 là Dần, đếm một Can và một Chi kế tiếp cho đến tháng muốn tính. Ví dụ: Sang tháng 2 năm Kỷ Tỵ (1989). Can năm Kỷ, tháng là Bính Dần, tháng 2 là Đinh Mão . Muốn biết chắc đúng hay là không đếm tiếp cho đến tháng giêng năm sau thấy phù hợp với Can khởi của năm sau là đúng. Tháng chạp năm Kỷ Tỵ (1989) là Đinh Sửu, năm sau Canh Ngọ (1990) tháng giêng là Mậu Dần.
Tháng có yếu tố khác nữa là Tiết Khí. Tiết khí lại tính theo Dương Lịch (xin xem Bảng Tiết khí dưới đây, nhưng bất cứ quyển lịch nào hay trong quyển Lịch Vạn Niên đều có ghi ngày đầu của Tiết khí) .
Quỷ Cốc Toàn Mệnh cần đi vào chi tiết Tiết Khí, muốn nắm chắc Bát Tự đúng để còn dùng cho Môn Toán Mệnh khác có liên hệ đến tiết khí như Bát Tự Tử Bình, Hà Đồ Lạc Thư, thì xin tính kỷ Tiết Khí.
I. c) Ngày:
Can Chi ngày chỉ có cách duy nhất là tìm trong Lịch.
Lịch từ năm 1910 đến năm 2030, đối chiếu Âm Dương Lịch từng ngày, Can Chi ngày có ghi sẳn trong đó .
I. d) Giờ:
Can giờ tùy thuộc vào Can ngày. Đối chiếu Can ngày và Can giờ.
Ngày mà Can: GIÁP, KỶ giờ Tí ngày đó là giờ GIÁP TÍ.
Ngày mà Can: ẤT, CANH giờ Tí ngày đó là giờ BÍNH TÍ.
Ngày mà Can: BÍNH, TÂN giờ Tí ngày đó là giờ MẬU TÍ.
Ngày mà Can: ĐINH, NHÂM giờ Tí ngày đó là giờ CANH TÍ.
Ngày mà Can: MẬU, QUÝ giờ Tí ngày đó là giờ NHÂM TÍ.
Giờ: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi giờ Âm Lịch có 2 giờ của giờ Dương Lịch đang dùng. Can Chi giờ. Từ Can khởi với Chi là giờ Tí, ghép một Can và một Chi cho đến giờ muốn tính. Ví dụ: muốn tính ngày Mậu Tí, giờ Hợi. Ngày Mậu thì giờ Nhâm Tí. Khởi Can Nhâm tại cung Tí , Nhâm, Quý, Giáp, Ất cho đến cung Hợi là Can Quý, vậy ngày Mậu Tí, giờ Hợi là Quý Hợi.
Giờ Tí từ 23 đến 01 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Sửu từ 01 đến 03 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Dần từ 03 đến 05 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Mão từ 05 đến 07 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Thìn từ 07 đến 09 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Tỵ từ 09 đến 11 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Ngọ từ 11 đến 13 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Mùi từ 13 đến 15 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Thân từ 15 đến 17 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Dậu từ 17 đến 19 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Tuất từ 19 đến 21 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ Hợi từ 21 đến 23 giờ, trên mặt đồng hồ
Giờ này tính theo Múi giờ qui định quốc tế, tính thành giờ Âm Lịch.
Giờ tại Việt Na có thay đổi qua các thời kỳ từ năm 1911 đến 1975. Từ ngày 1/5/1975 giờ toàn quốc tính theo múi giờ thứ 7 . Xin xem bảng thay đổi giờ dưới đây . Nếu sanh trong các thời kỳ có sự thay đổi giờ, giờ phải tính khi xem giờ trên mặt đồng hồ lúc đó.
Bảng thay đổi giờ từ năm 1911 đến năm 1975 :
Giờ Việt Nam thay đổi qua các Thời kỳ .
- Từ 1-5-1911 đến 31-12-1942 - Múi giờ thú 7 - 23g-01g kể là giờ Tý
- Từ 1-1-1943 đến 13-3-1945 - Múi giờ thứ 8 - từ 24g-02g kể là giờ Tý
-Từ 14-3-1943 đến 30-9-1945 - Múi giờ thứ 9 - từ 01g-03 kể là giờ Tý
- Từ 1-10-1945 đến 31-3-1947 - Múi giờ thứ 7 - từ 23g-01g kể là giớ Tý
(giờ trên áp dụng ở Trung Việt và Bắc Việt)
- Tứ 1-10-1945 đến 31-3-1947 - Múi giờ thứ 8 - từ 24g-02g kể là giờ Tý
(giờ trên chỉ áp dụng ở Nam Việt mà thôi)
- Từ 1-4-1947 đến 30-6-1955 - Múi giờ thứ 8 - từ 24g-02g kể là giờ Tý
Thời kỳ trên Chính Phủ VNDCCH tiếp thu Hà Nội 10-10-1954 vẫn dùng giờ nầy
- Từ 1-1-1968 Nước VNDCCH áp dụng múi giờ thứ 7 - từ 23g-01g kể là giờ Tý
(Giờ trên áp dụng cho lãnh thổ từ Vỹ tuyến 17 trở ra)
-Từ 1-7-1955 đến đến 31-12-1959 - Múi giờ thứ 7 - từ 23g-01g kể là giờ Tý
- Từ 1-1-1960 đến 30-4-1975 - Múi giờ thứ 8 - từ 24g-02 kể là giờ Tý .
(Giờ trên áp dụng cho lãnh thổ từ Vỹ tuyến 17 trở vào)
- Từ 1-5-1975 trở đi VN áp dụng múi giờ thứ 7 - từ 23g-01g kể là giờ Tý .
I. e) Tiết Khí
Một chi tiết khá quan trọng trong khi lập Bát tự.
Một năm có 24 Tiết khí. Một Tiết khí và một Khí trung bình bằng 1/12 của năm thời tiết, kể như một tháng (Xin xem bảng Tiết Khí dưới đây). Hàng trên là Tiết Khí, hàng dưới là Trung Khí.
Âm Lịch có Tiết Khí, Dương Lịch thì không, nhưng khi tính Tiết Khí thì lại dùng ngày Dương Lịch làm chuẩn. Khi tính đến Can Chi tháng thì phải đối chiếu sang Bảng Tiết Khí xem đó có nằm trong Tiết Khí và Trung Khí hay không. Nếu chưa đến hay đã qua Tiết Khí rồi thì kể như tháng trước hoặc tháng sau. Điều nầy dẫn đến có khi, tính lệch tháng, lệch tới hoặc lệch lui, lệch luôn cả năm.
Cách xem .
Trong bảng dưới chỉ chú ý 2 cột . Cột tên Tiết Khí (một tháng có 2 tiết : 1 tiết và 1 khí, hết 2 tiết rồi thì qua tháng khác) và cột ngoài bìa bên phải là ngày dương lịch tương ứng
còn tiếp