

#46
Gửi vào 14/03/2016 - 17:25
Bàn về những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cho biết: “Ngân sách năm gay rồi, dự báo năm sau sẽ tiếp tục gay thì ảnh hưởng thị trường tài chính của Việt Nam”.
.
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
Tiến sĩ Trương Văn Phước- Phó chủ tịch UBGSTC Quốc gia cho biết việc cân đối ngân sách năm nay ngày càng khó khăn hơn. Trần nợ cộng gần như chạm ngưỡng 65%, bội chi ngân sách là 5,7% đặt ra thách thức cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Hơn nữa, dư địa chính sách hạn hẹp, nguồn lực tài chính quốc gia hạn chế.
Thanked by 2 Members:
|
|
#47
Gửi vào 14/03/2016 - 18:20
Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên thì lại bảo nội năm nay đã gay go rồi ... cần gì đến 2017 ?
Dân đen như mình chỉ biết rằng, "một số ngân hàng phải liên tục huy động tiền gửi mới trả lãi tiền gửi cũ"
Thanked by 4 Members:
|
|
#48
Gửi vào 14/03/2016 - 20:15
Le.Dung, on 14/03/2016 - 18:20, said:
Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên thì lại bảo nội năm nay đã gay go rồi ... cần gì đến 2017 ?
Dân đen như mình chỉ biết rằng, "một số ngân hàng phải liên tục huy động tiền gửi mới trả lãi tiền gửi cũ"
Bởi vậy mới có công thức 25% tiền mặt + 25% cổ phiếu + 25% bất động sản + 25% vàng
Khi chỉ số rủi ro (chủ quan) càng tăng thì cán cân phân bổ tài sản càng nghiêng về cánh phải.
Nếu là tôi thì sẽ đa dạng hóa/cụ thể hóa hơn một chút
A. Trường hợp ổn định:
10% nội tệ + 15% ngoại tệ = 25% tiền mặt
10% cổ phiếu trong nước + 10% cổ phiếu nước ngoài + 5% trái phiếu nước ngoài = 25% cổ phiếu
10% bất động sản trong nước + 15% bất động sản nước ngoài = 25% bất động sản
10% vàng miến hiện kim + 10% vàng trong tài khoản nước ngoài + 5% đồ có giá (đồ cổ, trang sức, đá quý) trong nước hoặc ở nước ngoài = 25% tài sản di động có giá
B. Trường hợp không ổn định: tất cả cá nhóm tài sản đều chuyển qua dạng ngoại quốc hoặc được cất giữ ở ngoại quốc chỉ trừ 10% nội tệ và 10% vàng miến hiện kim để dùng trong trường hợp nước xa không cứu được lửa gần, cần gấp để chi trả cho các loại phí qua ải.
Thanked by 1 Member:
|
|
#49
Gửi vào 14/03/2016 - 20:38
Trích dẫn
Nếu là tôi
Hơn 800 báo được Nhà nước cấp giấy phép, sơ lược mỗi báo 400 biên chế ăn lương ngân sách
Dân đen, đọc báo đã dẫn thông tin xong, tự hoàn mồ hôi nước mắt lao động cho bản thân là mừng rồi
Đành lòng vậy !
Cầm lòng vậy !
Thanked by 2 Members:
|
|
#50
Gửi vào 14/03/2016 - 21:45
Le.Dung, on 14/03/2016 - 20:38, said:
Đâu đỏ, đâu đen?
Le.Dung nào phải dân đen?
Tôi nào là hạt giống đỏ?
Thế thời phải vậy, biết làm thế nào?
Thân cư di, ly hương bảo thân.
Cư quan phu, tá nhân thoát hiểm.
Tài Phúc vị, hỉ xả thân an.
Còn tại Mệnh, giả ngây thoát nạn.
Sửa bởi CaspianPrince: 14/03/2016 - 21:49
Thanked by 3 Members:
|
|
#51
Gửi vào 15/03/2016 - 07:29
Tầng lớp người tiêu dùng trung lưu đang tăng nhanh ở 5 nước ASEAN gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Hầu hết người VN tự nhận mình thuộc tầng lớp trung lưu
Tại Việt Nam, một khảo sát cho thấy nếu dựa trên phân loại theo thu nhập khoảng 50% dân số thuộc tầng lớp trung lưu, với mức thu nhập từ 5000 USD - 35.000 USD/năm. Tuy nhiên, khi chia theo nhận thức, có đến 96% người VN cho rằng mình thuộc tầng lớp trung lưu.
“Tỷ lệ chêch lệch này khá cao so với khu vực như Singapore là 45% và 85%, Malaysia 46% và 79%, Indonesia là 56% và 72%… nhưng nó phản ánh lối sống mong muốn của một nhóm người. Họ xem chi tiêu là một khoản đầu tư trả trước mà lợi ích không quan trọng bằng cảm giác đem lại khi mua sắm nó”, ông Goro Hokari - giám đốc Viện nghiên cứu về Đời sống và con người khu vực Đông Nam Á Hakuhodo (HILL ASEAN) - phân tích.
Tầng lớp trung lưu hiện được xác định bằng thu nhập thực tế hàng tháng của hộ gia đình, tuy nhiên, theo ông Goro nghiên cứu mới nhất cho thấy có một phân khúc lớn những người xác định mình thuộc tầng lớp trung lưu bất kể thu nhập thực tế của họ.
Tầng lớp người tiêu dùng trung lưu đang tăng nhanh ở 5 nước ASEAN gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.
Cho đến năm 2020 con số này sẽ đạt 290 triệu người và được xem là động lực chính của thị trường tiêu dùng, ông Goro Hokari cho biết tại buổi công bố khảo sát về tầng lớp trung lưu ở thị trường này ngày 14-3 ở TP.H.C.M.
Thanked by 1 Member:
|
|
#52
Gửi vào 15/03/2016 - 08:56
Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) ngày 8.3. Trước đề xuất “bổ sung, điều chỉnh thuế” để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước (NSNN), Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng rất quyết đoán “Rà thế nào đó để đảm bảo nguồn thu hợp lý chứ đừng đi theo hướng tăng thuế. Đất nước lúc này không tăng thuế được đâu”.
==================
Lại phải chuẩn bị thọc tay sâu hơn vào túi rồi các Cụ các Bác ạ !
“Thuế môn bài sẽ tăng gấp ba” từ 1.7, tăng ngót 1.000 tỉ để “bảo đảm tăng thu Ngân sách Nhà nước”.
Thuế môn bài là gì? Là loại thuế mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải đóng đủ hằng năm, bất kể kinh doanh lãi hay lỗ.
Ấy thế mà vừa hôm trước, bác Nguyễn sinh Hùng Chủ tịch QH vỗ bàn quyết đoán: “Đất nước lúc này không tăng thuế được đâu”.
1.000 tỉ tăng thuế ấy ở đâu ra ??? nếu không phải là mồ hôi nước mắt của dân ! bác Nguyễn Sinh Hùng ơi.
Thanked by 5 Members:
|
|
#53
Gửi vào 15/03/2016 - 09:20
Thanked by 1 Member:
|
|
#54
Gửi vào 16/03/2016 - 09:06
.
- See more at:
===========
90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc
.
#55
Gửi vào 16/03/2016 - 09:53
"Muốn thế phải có bộ máy trong sạch, không bị Trung Quốc mua chuộc hay bắt bí được.
Bộ máy phải hiểu Trung Quốc để phát hiện ra mặt yếu của họ để làm khác đi.
Chúng ta phải học tiếng Hoa, nghiên cứu sâu sắc về Trung Quốc để không bị họ lừa, họ cho ta vào bẫy của họ. "
- Lương không đủ sống thì đại đa số công bộc của dân không thể trong sạch, ngay cả giáo viên cũng không trong sạch nữa là. Vậy cần phải làm sao:
1) cắt toàn bộ trợ giá, bù lỗ, đầu tư vào các công ty nhà nước; lấy tiền đó cung cấp cho hệ thống nhân viên công quyền lương đủ sống (với mức sống hiện nay ước 10 triệu đồng/tháng)
2) Cắt bỏ 50% nhân viên hành chính nhà nước (tức không tính quân đội, công an, giáo viên, bác sĩ) trong vòng 5 năm; cắt toàn bộ trợ cấp xe công - nước nghèo thì đi xe đạp, đừng sỹ diện hão. Dùng quỹ lương dư ra miễn thuế cho tất cả các công ty tư nhân vừa và nhỏ (quy mô dưới 100 nhân công) và cho vay với lãi suất ưu đãi (0-3% /năm)những doanh nghiệp được thành lập bởi những nhân viên hành chính bị cho nghỉ việc. Cắt bỏ 80% của phần còn lại (tức chỉ còn 10% quy mô ban đầu) trong 5 năm tiếp theo. Tiếp tục các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân. Trong vòng 10 năm, dựa theo mô hình phát triển kinh tế tư nhân, coi trọng công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ, VN sẽ trở thành một cường quốc khởi nghiệp, vượt qua giai đoạn công nghiệp và tiến lên kỷ nguyên công nghệ.
- Nước thụy sĩ bé nhỏ sống bên cạnh mấy anh lớn như Pháp, Đức, Ý nên đại đa số người dân nói được nhiều hơn 3 ngôn ngữ (tính cả tiếng Anh). Ta thì cứ cấp 1 học thêm tiếng Anh + văn hóa lịch sử Mỹ, cấp 2 học thêm tiếng Trung và văn hóa lịch sử TQ, vậy thì có thể dĩ trường bổ đoản, thấy và học cái hay trong lịch sử của người ta (tương tự như cách người Singapore và người Nhật học hỏi nước ngoài).
Thanked by 1 Member:
|
|
#56
Gửi vào 16/03/2016 - 10:53
Tại hội nghị trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư (LS) do Liên đoàn LS Việt Nam vừa tổ chức, nhiều LS cho biết họ vẫn bị Cơ Quan Điều Tra gây khó khăn nên việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ chưa được như mong muốn.
LS Nguyễn Huy Thiệp (Đoàn LS TP Hà Nội) kể: Trong vụ PMU 18, ông bào chữa cho Tôn Anh Dũng (Dũng “Huế”), khi vào trại giam gặp thân chủ, ông được một điều tra viên (ĐTV) đưa đi “làm cung”. ĐTV rất lịch sự mời LS ngồi uống nước chờ khoảng 30 phút để vào dọn dẹp vệ sinh phòng cung. Sau đó ĐTV trân trọng mời LS vào. Vừa gặp LS, Dũng “Huế” đã nói: “Rất cảm ơn LS đã đến nhưng tôi biết LS nhiều việc nên không nhất thiết bất cứ buổi cung nào LS cũng phải tham gia”. Về sau LS mới biết lúc ĐTV đi “dọn vệ sinh” cũng chính là lúc vị này dặn Dũng “Huế” rằng nếu muốn thuận lợi sau này thì phải nói với LS như thế.
Thực tế này, theo LS Thiệp, xuất phát từ nhận thức của một số ĐTV về nghề LS không đúng khi nghĩ LS luôn “cản mũi” hoạt động điều tra. “Thậm chí ĐTV còn nghĩ xấu về LS” - LS Thiệp kể tiếp: “Tôi tiếp xúc với một chị kế toán của một công ty có hành vi mua bán hóa đơn để hợp thức hóa chứng từ cho doanh nghiệp. Sau khi nghe chị kế toán trình bày, tôi nhận định chị có dấu hiệu phạm tội nên khuyên chị mau về nhà vì nếu lúc ĐTV đến mà chị không có nhà thì sẽ không tốt. Chị kếtoán đó nói mình đã có thai mấy tuần. Tôi nói: “Tốt, chị nên đi khám ngay và lấy kết quả”. Lúc ĐTV đến nhà, nghe chị kế toán kể đã đi gặp LS và được LS tư vấn về dấu hiệu phạm tội, khuyên đi khám thai, vị ĐTV đó đã thốt lên: “Không lẽ LS tốt thế à, tử tế thế à!””.
LS Lưu Văn Tám (Đoàn LS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) kể: Trong vụ án Nguyễn Đức Kiên, LS Phan Trung Hoài (hiện là Phó Chủ tịch Liên đoàn LS Việt Nam) cũng phải chờ ròng rã tám tháng trời mới được cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho bị cáo Lý Xuân Hải. LS Nguyễn Thị Dung (Chủ nhiệm Đoàn LS tỉnh Kon Tum) cũng chia sẻ: Có những cán bộ tố tụng còn nói thẳng với người bị tạm giam là nếu mời LS thì sẽ bị kết án nặng…
Theo một số LS khác, ĐTV thường không mời LS dự cung từ đầu, chỉ đến khi gần kết cung mới mời LS vào. Khi kết cung ĐTV thường hỏi bị cáo có khỏe không, có đồng ý LS không, các bản cung của các bị cáo trước đây có chỗ nào bị ép cung, dùng nhục hình không… Thế là bị cáo cứ răm rắp nói “không có” do được dặn dò từ trước.
Cũng theo các LS, một trong những điều mà kiểm sát viên (KSV) thường hay nói với các LS khi gặp ý kiến trái chiều với kết luận điều tra, cáo trạng là “đằng nào cũng chả sang tòa”. LS Nguyễn Huy Thiệp kể: Khi đọc kết luận điều tra một vụ án, ông đã có quan điểm là hành vi của bị can không cấu thành tội lừa đảo vì thiếu yếu tố chiếm đoạt. Tuy nhiên, KSV nói: “Thôi, đằng nào cũng sang tòa” và lưu kiến nghị của LS trong hồ sơ. Cuối cùng khi sang tòa, tòa đồng ý ngay với kiến nghị của LS và trả hồ sơ để điều tra lại. “Nếu VKS chấp nhận ý kiến của LS thì vừa đỡ phải điều tra lại, vừa bớt thời hạn tạm giam cho bị can” - LS Thiệp nói.
LS Nguyễn Thị Kim Thanh (Phó Chủ nhiệm Đoàn LS TP Hà Nội) thì nhận xét hiện nay các cơ quan tố tụng đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho LS hành nghề so với trước. Tuy nhiên, có nhiều vụ án dân sự, thẩm phán biết rằng bản án được tuyên sẽ bị hủy nhưng vẫn cứ tuyên. Đến khi tòa cấp trên trả vụ án về thì quyền lợi của các bên mới được bảo vệ...
Bảo vệ quyền con người
Theo Phó Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Tuấn Vũ, thời gian qua TAND TP Hà Nội đã đưa ra xét xử nhiều vụ án quan trọng có LS tham gia như vụ Dương Chí Dũng và đồng phạm, vụ Dương Tự Trọng, vụ án tham nhũng tại BV Đa khoa Hoài Đức, vụ Nguyễn Đức Kiên... TAND TP Hà Nội đánh giá các LS đã có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý, giúp các cơ quan tố tụng đẩy nhanh quá trình giải quyết án, thực hiện nhiệm vụ đúng pháp luật.
“LS là kênh phản biện giúp VKS và CQĐT điều tra, truy tố đúng người, đúng tội. Ngay từ giai đoạn điều tra, đôi khi những người tiến hành tố tụng còn ngại va chạm, ngại khó, ngại khổ… nhưng có các LS thì tình hình sẽ khác. Ngoài việc góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, LS còn góp phần nâng cao dân trí về chấp hành pháp luật. Trong tình hình hội nhập, các LS cần nâng cao hơn nữa kiến thức của mình nhằm phục vụ những yêu cầu hội nhập mới của đất nước” - KSV cao cấp Phương Hữu Oanh (VKSND Tối cao) nhận xét.
Thanked by 1 Member:
|
|
#57
Gửi vào 16/03/2016 - 11:00
Thanked by 1 Member:
|
|
#58
Gửi vào 16/03/2016 - 11:55
Việc chống đô la hóa của Việt Nam đã không đạt được mục tiêu khi không làm giảm tỷ lệ đô la hoá xuống, ngược lại tỷ lệ này đang tăng lên.
“Chúng ta vay 200 triệu USD lãi suất là bao nhiêu? Tại sao phải đi vay khi lãi suất huy động ở Việt Nam là 0%, tức lãi vay trong dân là 0. Nhà kinh doanh không bao giờ đi vay mà bỏ chỗ lãi suất rẻ để đi tìm nơi có lãi suất cao, nhưng họ lại phải đi vay tới 200 triệu USD. Đấy là cả một vấn đề” !
Thanked by 2 Members:
|
|
#59
Gửi vào 16/03/2016 - 12:06
Trong khi đó, vốn huy động VNĐ có chiều hướng giảm tốc khi chỉ tăng 16,3% so với năm 2014, trong khi năm trước đó, con số này là 19,3%.
“Việt Nam chống đô la hóa nhưng nhờ chống đô la hóa mà đô la hóa lại tăng lên. Chúng ta chống đô la hóa bằng cách triệt tiêu nguồn sinh lợi vào USD, nhưng do đó mà người dân càng tập trung vào USD”, ông Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia đưa ra một nghịch lý.
.
Thanked by 2 Members:
|
|
#60
Gửi vào 16/03/2016 - 17:53
Nếu anh làm giáo viên mà đứa học trò anh dạy càng ngày càng ngốc, hết đúp mùa lá vàng này đến đúp mùa lá vàng kia -> đào tạo lại hoặc sa thải
Như vậy nên xem xét đào tạo lại (sai lầm lần đầu) hoặc sa thải (sai lầm lần 2) những các thành viên nào trong nhóm cố vấn kinh tế đưa ra khuyến nghị này.
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












