Jump to content







Advertisements




Đa cấp ... Tập ... đoàn !

Việt kết liên

30 replies to this topic

#16

NgocHoaVT



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

 

Gửi vào 01/03/2016 - 16:05

Hàng loạt sĩ quan quân đội cao cấp xuất hiện tại sự kiện của Liên kết Việt?

Sự xuất hiện của hàng loạt sĩ quan quân đội cao cấp trong các sự kiện do Liên Kết Việt tổ chức chính là yếu tố khiến người dân càng thêm tin tưởng vào công ty đa cấp này.

Trong các sự kiện được Liên kết Việt tổ chức rầm rộ, bao giờ cũng có hàng chục sĩ quan quân đội mà lại là sĩ quan cao cấp. Mặc dù các vị sĩ quan này đã nghỉ hưu nhưng sự xuất hiện của họ chính là một trong những nguyên nhân chính để các nạn nhân dễ bị lừa bởi xưa nay, người dân vẫn đặt niềm tin gần như tuyệt đối vào quân đội.

Có nhiều câu hỏi được đặt ra: Tại sao lại có các cựu chiến binh tham gia vào bộ máy lãnh đạo của Liên kết Việt? Chẳng lẽ họ đã bị Lê Xuân Giang lừa? Mà tên Giang có thể lừa được một vài người chứ sao lại lừa được hàng chục vị sĩ quan cao cấp, từng trải như thế?

Tên Giang không phải quân nhân nhưng luôn luôn xuất hiện trước bàn dân thiên hạ với bộ quân phục gắn hàm đại tá, chẳng lẽ các tướng tá thật không tìm hiểu để phát hiện ra mà cứ để nó “tung” và các vị “hứng”?

Rồi khi Liên kết Việt bắt đầu bị lộ mặt lừa đảo thì có ai trong số các sĩ quan cao cấp ấy chủ động tố giác với cơ quan pháp luật không?
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


.

Nếu các vị bị lừa thì hóa ra bây giờ chuyện lừa đảo lại dễ quá, bảo người nông dân là do dân trí thấp đã đành, các cán bộ cấp cao thì dân trí cao đấy chứ!

Có một thông tin đáng chú ý và cần phải nhắc lại rằng, từ ngày 18/12/2013, báo Quân đội nhân dân, Cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, tiếng nói của các lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam đã có bài viết: “Mạo danh doanh nghiệp quân đội để bán hàng”.

Bài báo đã chỉ rõ rằng, Liên kết Việt và Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP mạo danh quân đội, "cần phải được xử lý theo pháp luật". Thế mà 1 năm sau, Liên kết Việt vẫn vô tư tồn tại, vươn “vòi bạch tuộc” ra 27 tỉnh và thành phố trong cả nước để lừa tới 6 vạn người dân tham gia.

Kỳ cục hơn nữa là mặc dù đã bị báo Quân đội nhân dân vạch mặt như thế mà liên tiếp sau đó, Liên kết Việt còn tổ chức nhiều sự kiện để đón nhận các “danh hiệu cao quý”. Chúng ta hãy nhìn lại các sự kiện này:

Ngày 16/1/2014, kẻ đứng đầu công ty mạo danh Bộ Quốc phòng đã nhận kỷ niệm chương "doanh nhân tiêu biểu" do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng.

Ngày 17/5/2014, lại nhận Kỷ niệm chương từ Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao.

Ngày 25/11/2014, nhận bằng khen của Chủ tịch UBND TP H.. Lê Hoàng Quân.

Rồi đến ngày 3/5/2015, chúng tổ chức sự kiện "Đường đến thành công - Lễ đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ - Trao tặng Huy hiệu Vàng Danh hiệu Giám đốc Liên Kết Việt" rất linh đình với hơn 4000 người tham dự.

Đặc biệt, tại buổi lễ này, chúng đã mời được các cán bộ lãnh đạo cấp cao đến dự. Chúng còn dựng lên một màn kịch đón rước Chủ tịch HĐQT Lê Xuân Giang cùng Phu nhân long trọng như đón nguyên thủ quốc gia!

Ngày 4/4/2015, tập đoàn này lại rầm rộ tổ chức “Kỷ niệm 1 năm Công ty Liên kết Việt đổi mới”. Trong dịp đó, công ty đã "vận động" được thư cám ơn của Bộ Công Thương và dùng lá thư này để tổ chức "sự kiện đón nhận thư" nhằm PR quảng cáo.

Cứ như vậy, Liên kết Việt thỏa sức tung hoành phi pháp như ở chốn không người. Và người dân cứ tin chúng là doanh nghiệp quốc phòng nên cũng háo hức tham gia. Đến mức số tiền mà chúng lừa được tăng lên chóng mặt, chính Lê Xuân Giang đã thừa nhận rất bất ngờ rồi không quản lý nổi nên bị “vỡ trận”.

Những câu hỏi vẫn tiếp tục được đặt ra: Bản thân Lê Xuân Giang không thể lôi kéo được nhiều cán bộ cao cấp như vậy vào cuộc, vậy phải có ai đứng đằng sau? Mỗi lần đón nhận danh hiệu như thế, phải có quy trình từ đề nghị đến xét duyệt, vậy các khâu trung gian là những ai đã tiếp tay cho Lê Xuân Giang có được những danh hiệu đó?

Phải có người “đưa đường chỉ lối”! Chẳng lẽ những người tiếp tay cho Giang chỉ vì khoản tiền lót tay hoặc khoản lương bổng hậu hĩnh mà mù quáng “đâm lao và theo lao”? Dư luận mong rằng, cơ quan điều tra sẽ tìm ra một lô một lốc những nhân vật trung gian và những nhân vật “chống lưng” cho Giang.

Cho đến nay, những cán bộ cấp cao trót “nhúng chàm” ở Liên kết Việt vẫn chưa thấy ai chính thức lên tiếng trước công luận. Nếu đã đồng tình làm ăn với Liên kết Việt, các vị cán bộ này sẽ mắc vòng lao lý!

Theo nhận xét của cơ quan điều tra thì về vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp nói riêng và quản lý doanh nghiệp không giao chính thức cho một bộ ngành nào. Công ty này bán bao nhiêu hàng, khai thế nào thì biết thế chứ không khai thì không ai bắt được.

Rồi hàng sản xuất ra có đúng như đăng ký với Bộ Y tế không, cũng không ai biết... Ai giám định thuốc của công ty này phân phối có đủ điều kiện và đạt tiêu chuẩn phân phối ra thị trường không? Người cấp phép thì đủ tiêu chuẩn nhưng trong quá trình hoạt động thì không ai giám sát. Đó là sơ hở lớn nhất. Nói chung là thiếu một đơn vị quản lý trực tiếp lĩnh vực kinh doanh đa cấp.

Kết quả điều tra sắp tới chắc chắn sẽ có nhiều chuyện bất ngờ xung quanh vụ lừa đảo tầm quốc gia này.

- See more at:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#17

NgocHoaVT



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

 

Gửi vào 01/03/2016 - 23:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Le.Dung, on 01/03/2016 - 14:23, said:

Thông tin khá sốc với những phóng viên theo dõi ngành khi đúng 11h47 phút trưa nay, 1/3/2016, Bộ Công Thương bất ngờ gửi thông cáo - thông báo hoãn tổ chức họp báo thường kỳ.

Nội dung được Bộ Công Thương đưa ra vắn tắt: Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ Công Thương không tổ chức giao ban chuyên môn tháng 02/2016. Vì vậy Bộ Công Thương chưa tổ chức họp báo thường kỳ tháng 02/2016.

Không nhiều giải thích nhưng những phóng viên theo dõi ngành tự hỏi: Phải chăng những lùm xùm không dứt từ vụ đa cấp Liên Kết Việt đang là sức ép quá lớn dẫn đến việc lãnh đạo cao nhất của Bộ đã lường trước được những vấn đề, mà báo giới sẽ đặt ra, nên tạm thời chưa tổ chức?

Câu hỏi ngỏ cho Bộ Công Thương: Bao giờ lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Cục Quản lý Cạnh tranh mới lên tiếng nhận trách nhiệm liên đới trong công tác quản lý?

Thôi thì cuộc sống là vậy, các thím ạ.

Xác nhận VTV đã đưa tin

Chiều nay, buổi họp thường kỳ của Bộ Công thương đã phải huỷ không rõ lý do trong khi rất nhiều phóng viên đang chờ để hỏi thêm về vấn đề này. Cơ quan chức năng không lên tiếng rõ ràng trong vụ xử lý các sai phạm lừa đảo đa cấp của Liên kết Việt ngay cả khi báo chí đã lên tiếng và đưa ra nhiều chứng cứ cụ thể.


Và các nạn nhân thì vẫn đang khóc ròng, nổi giận vì không thể lấy lại được những gì mình đã đưa cho Liên kết Việt.



Facebook luôn hỏi: "Bạn nghĩ gì?" ... Các thím nghĩ gì?

Thanked by 2 Members:

#18

Thanh.Huong



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

 

Gửi vào 02/03/2016 - 08:11

5. Không thể nói là chúng tôi đã chậm trễ

Mỗi ngày lại có thêm những giọt nước mắt. Mỗi ngày lại có thêm những cùng quẫn. Mỗi này lại có thêm những tan cửa nát nhà... Chưa ai biết 60.000 đã là con số cuối cùng (đã lên tới 70.000 người) của vụ lừa đảo thế kỷ mang tên Liên Kết Việt! Chưa ai biết sẽ còn bao nhiêu Liên Kết Việt.

Chuyển động 24 VTV đang liên tục cho chúng ta chứng kiến những bi kịch từ Liên Kết Việt, từ đa cấp. Và đó là những lời cảnh báo cần thiết mà VTV đang kiên trì đeo đuổi!
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lời cảnh báo về đa cấp được một nhóm bạn trẻ đưa ra đầy thông minh (Ảnh: Zing)


Hôm qua, trước câu hỏi về sự chậm trễ của Bộ Công thương khi 7 tháng trước Bộ này đã phạt Liên Kết Việt 570 triệu đồng nhưng không hề có một lời cảnh báo, một quan chức Bộ khẳng định “Không thể nói là chúng tôi đã chậm trễ”!

Phải rồi 7 tháng chứ có phải 7 năm đâu mà bảo chậm. 60.000 chứ có phải 600.000 đâu mà bảo là đút chân gậm bàn.

Mà thôi, tranh luận làm gì khi giờ đây nhà cửa, tài sản, tiền bạc của dân đã thành tro bụi cả rồi!

Muộn hay không giờ là ở một “Liên Kết Việt” sắp tới, là ở những nạn nhân tương lai giàu lòng tin: Tin ở chuyện buôn vịt giời, tin cả ở trách nhiệm cảnh báo của cơ quan chức năng.

Hãy nhắc tôi đi là sau vụ lừa đảo thế kỷ này, Bộ Công thương đã “sắn tay áo” lên rồi!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#19

Le.Dung



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

 

Gửi vào 02/03/2016 - 08:16

Có thể một "món ăn" cần nhiều cách chế biến để thêm phần phong phú, nhưng thật sự vẫn thích cái gọi là "chuẩn cơm mẹ nấu.

"Ném chuột không để vỡ bình quý" ... chuột đã khai lộ chưa các thým ời

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#20

yes or no



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 572 Bài viết:
  • 846 thanks

 

Gửi vào 02/03/2016 - 09:48

Sự việc này đã được cảnh báo từ năm 2013, nhưng tại sao tập đoàn này còn thọ tới ngày hôm nay. Phải chăng vì 'huyền vũ đã mai một' nên vụ án chấn động lại được phanh phui

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi yes or no: 02/03/2016 - 09:52


Thanked by 2 Members:

#21

NgocHoaVT



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

 

Gửi vào 02/03/2016 - 14:55



Thanked by 1 Member:

#22

Le.Dung



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

 

Gửi vào 02/03/2016 - 16:35

Trả lời "gây bão" của Cục trưởng Bộ Công thương

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) không trả lời rõ ràng trong vụ xử lý các sai phạm lừa đảo đa cấp của Liên kết Việt ngay cả khi báo chí đã lên tiếng và đưa ra nhiều chứng cứ cụ thể.

5 tháng sau khi báo chí phát hiện ra những dấu hiệu lừa đảo đầu tiên của công ty đa cấp Liên kết Việt, sau khi Bộ Công an vào cuộc và đưa ra những kết quả sai phạm đầu tiên thì Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương, đơn vị xây dựng luật, cấp phép và giám sát hoạt động kinh doanh đa cấp vẫn không hề lên tiếng.

Cho đến ngày Chủ nhật 28/2 vừa qua, Cục đã phát đi một thông cáo báo chí cho biết đã xử lý vi phạm hành chính Liên kết Việt từ hồi tháng 11/2015 nhưng không một phương tiện thông tin đại chúng nào được biết.

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải trả lời báo chí xung quanh vụ công ty đa cấp Liên kết Việt lừa đảo

Trong khi Liên kết Việt vươn chân rết đến 27 địa phương để lừa đảo 60.000 người trong suốt 1 năm thì Cục Quản lý cạnh tranh đã ở đâu?

Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn với ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh để làm rõ điều này.

- Thưa ông đã 5 tháng kể từ khi VTV cung cấp cho Cục Quản lý cạnh tranh những dấu hiệu sai phạm đầu tiên của công ty đa cấp Liên kết Việt, Cục khẳng định sẽ nhanh chóng vào thanh tra công ty này. Cho tới thời điểm này, Cục đã có kết quả thanh tra chưa?

Qua kiểm tra, điều tra của chúng tôi thì đã xác định được 10 hành vi vi phạm của công ty này.
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Bạch Văn Mừng - Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh

- Nội dung vi phạm quan trọng nhất là việc thông tin sai sự thật về giả danh Bộ Quốc phòng thì không hề có trong kết quả kiểm tra?

Chúng tôi đi kiểm tra theo Nghị định 42 là xem các hành vi a, b, c như thế nào. Con bây giờ chẳng hạn như chị nói một công ty nào đó, giả sử không phải LKV người ta dùng một cái bằng khen khác, bảo chúng tôi đi để làm cái đó thì nó rất là khó.

- Công ty đa cấp biến tướng lôi kéo tới 60.000 người, tới 27 tỉnh thành trong chỉ chưa tới 1 năm trời, thì trách nhiệm chính thuộc về ai?

Trước hết trách nhiệm chính đầu tiên là của những người vi phạm pháp luật, vì đây là hành vi lừa đảo. Để xảy ra những chuyện là họ có những hội thảo, tuyên truyền dụ dỗ thì địa phương phải chịu trách nhiệm.

- Cục Quản lý cạnh tranh là đơn vị tham gia giám sát mà để hành vi này kéo dài trong suốt 1 năm thì trách nhiệm và năng lực tham gia giám sát thể hiện đến đâu?

Như tôi đã nói, chúng tôi thực thi công vụ cấp phép là như vậy, kiểm tra giám sát là như vậy và đã chủ động thực hiện, đã xử lý.

- Từ tháng 11/2015, Cục Quản lý cạnh tranh đã có quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với Liên Kết Việt. Tại sao thời điểm đó Cục không công khai kết quả điều tra, xử lý này cho người dân được biết? Nếu mà kết quả được công khai sớm thì có thể đã có rất nhiều người không rơi vào bẫy đa cấp?

(Ông Bạch Văn Mừng chỉ cười, tỏ rõ sự bối rối và không trả lời)

- See more at:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Le.Dung: 02/03/2016 - 16:37


Thanked by 1 Member:

#23

NgocHoaVT



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

 

Gửi vào 03/03/2016 - 12:29

Oh my Chuối - Cục trưởng cười "trừ"

Nụ cười hồn nhiên như cô tiên của ông Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) sau câu hỏi sao không công khai kết quả điều tra, xử lý Cty Liên Kết Việt của “đệ nhất lừa” Lê Xuân Giang có từ tháng 11/2005. Ông còn khuyến mãi thêm sự im lặng khó hiểu. Xin tặng Cục trưởng điểm zero và biết thêm một lý do nữa để Giang “ đại tá” tung hoành Bắc Nam.
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#24

Thanh.Huong



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

 

Gửi vào 03/03/2016 - 17:44

[ Phóng sự ] - BẠCH HOÀN thực hiện

Bị can Lê Xuân Giang: "Tôi đang gánh chịu nhân quả"

Ngay sau khi cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố thông tin khởi tố, bắt tạm giam 7 lãnh đạo Công ty Liên Kết Việt, phóng viên Bạch Hoàn, người đã tham gia vạch trần các sai phạm của Công ty Liên Kết Việt, đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với bị can Lê Xuân Giang, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc Công ty Liên Kết Việt, ngay trong trại tạm giam của Bộ Công an.

Trả lời phỏng vấn, Lê Xuân Giang, người đứng đầu đường dây đa cấp lừa đảo, đã thừa nhận nhiều sai phạm của Công ty Liên Kết Việt.
Phóng viên Bạch Hoàn: "Công ty Liên Kết Việt chính thức hoạt động bán hàng đa cấp vào khoảng tháng 4-2014. Tính đến tháng 11-2015, công ty đã lôi kéo được tới 60.000 người đổ tiền vào mạng lưới đa cấp của mình. Bằng cách nào để công ty có thể phát triển hệ thống với tốc độ chóng mặt như vậy?"

Bị can Lê Xuân Giang: Tôi nghĩ kinh doanh theo mô hình đa cấp là xu hướng của xã hội phát triển. Chúng ta đã hội nhập tổ chức thương mại thế giới. Bộ Công thương cũng đã có Nghị định 42 tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh đa cấp. Tôi tìm hiểu một số công ty thấy mô hình tiên tiến vì bỏ qua khâu trung gian để bán hàng trực tiếp nên chúng tôi tham gia vào lĩnh vực này. Chúng tôi làm theo mô hình tiên tiến, có xây dựng nhà máy, có sản xuất hàng, công ty có công bố chế độ trả thưởng, hoa hồng, có uy tín nên tạo được niềm tin của người dân, nhà phân phối.

Phóng viên Bạch Hoàn: Nhiều người dân cho biết, một trong những lý do khiến họ tin tưởng tham gia mạng lưới đa cấp Liên Kết Việt là vì công ty có cả bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, khi tôi tiếp cận bằng khen treo tại trụ sở công ty ở đường Hoàng Đạo Thuý, Hà Nội, thì phát hiện đây là bằng khen giả. Vậy ông có thừa nhận 7 chiếc bằng khen mà công ty công bố đều là giả?

Bị can Lê Xuân Giang: Về việc này tôi đã khai với cơ quan điều tra.

Phóng viên Bạch Hoàn: Ban thi đua khen thưởng Trung ương đã xác nhận không có bất kì bằng khen nào trao cho lãnh đạo và hai công ty Liên Kết Việt và công ty mẹ là Công ty cổ phần tập đoàn thiết bị y tế BQP. Bằng khen giả ấy được làm với chi phí 30 triệu đồng có đúng không?

Bị can Lê Xuân Giang: Đúng như chị nói, chi phí là 30 triệu đồng.

Phóng viên Bạch Hoàn: Đơn vị nào tổ chức lễ trao bằng khen giả ấy?

Bị can Lê Xuân Giang: Cái đó do công ty tự đứng ra tổ chức, tự trao.

Phóng viên Bạch Hoàn: Thế còn việc mạo danh Bộ Quốc Phòng, thông qua tên gọi của công ty mẹ Công ty Liên Kết Việt là Công ty cổ phần tập đoàn thiết bị y tế BQP, nhưng lại gọi là Bộ Quốc Phòng?

Bị can Lê Xuân Giang: Đó là do thủ lĩnh các cấp (người đứng đầu các nhánh trong mạng lưới đa cấp - PV) bán đứng lãnh đạo công ty để trục lợi. Họ nói điều sai, tuyên truyền là công ty thuộc bộ quốc phòng. Đó không phải chủ trương của công ty. Họ đã bắn tôi bằng những viên đạn đường rất nguy hiểm.

Phóng viên Bạch Hoàn: Thế nhưng tại sao ở trụ sở chính của Công ty Liên Kết Việt và cả Công ty BQP lại có các bằng khen, giải thưởng ghi là Công ty cổ phần tập đoàn thiết bị y tế Bộ Quốc Phòng?

Bị can Lê Xuân Giang: Có tờ sai do nhân viên làm hồ sơ tham dự giải thưởng ghi sai. Năm 2015 cũng có nhiều bằng khen thành tích chúng tôi làm chuẩn.

Phóng viên Bạch Hoàn: Không thể đổ lỗi cho nhân viên khi trong hồ sơ có chữ ký của phó giám đốc công ty?

Bị can Lê Xuân Giang: Lãnh đạo công ty một ngày ký nhiều giấy tờ nên có sơ ý.

Phóng viên Bạch Hoàn: Thế tại sao các chứng nhận giải thưởng ghi sai theo hồ sơ là Công ty cổ phần tập đoàn thiết bị y tế Bộ Quốc phòng, thì công ty vẫn trưng bày, treo ở trụ sở, in vào các tài liệu để tuyên truyền cho người dân? Tại sao không đề nghị làm lại?

Bị can Lê Xuân Giang: Chúng tôi nghĩ đơn giản treo trưng bày. Hơn nữa, sau đó chúng tôi còn làm rất nhiều giải thưởng. Công ty có uy tín nên nhiều giải.

Phóng viên Bạch Hoàn: Giải thưởng mà công ty có được thực tế là mua có đúng không? Giá thấp nhất có phải là 20 triệu đồng?

Bị can Lê Xuân Giang: Một năm có rất nhiều ban tổ chức giải thưởng, chương trình xã hội tìm đến công ty chúng tôi chào tham gia. Có cái chúng tôi trả vài trăm triệu đồng, có cái cả tỉ đồng. Thấp nhất như chị nói là 20 triệu đồng.

Phóng viên Bạch Hoàn: Mặt hàng mà công ty kinh doanh đa cấp là thực phẩm chức năng và máy ozone. Tại trụ sở Công ty Liên Kết Việt có treo biển hiệu là hợp tác với Công ty Thanh Hà (Bộ Quốc Phòng). Thực tế là hợp tác gì?

Bị can Lê Xuân Giang: Chúng tôi có giấy hợp tác với Công ty Thanh Hà. Hợp tác thì có nhiều loại hợp tác, hợp tác rất nhiều thứ. Chúng tôi khẳng định có giấy chứng nhận.

Phóng viên Bạch Hoàn: Cụ thể là hợp tác cái gì? Máy ozone do Công ty Thanh Hà sản xuất hay Công ty BQP sản xuất:

Bị can Lê Xuân Giang: Thì là... hợp tác trên ý tưởng thôi. Máy thì Công ty BQP sản xuất ở Hà Nội.

Phóng viên Bạch Hoàn: Vì tin vào các hợp tác, các bằng khen, giải thưởng và uy tín của công ty nên 60.000 người tham gia đa cấp đã nộp vào Công ty Liên Kết Việt 1.900 tỉ đồng. Nhiều người không lấy được hoa hồng. Bây giờ lẽ nào họ mất trắng?

Bị can Lê Xuân Giang: Họ phải bán được hàng thì mới có hoa hồng. Tức phải có thêm nhà phân phối nhánh dưới. Tôi chỉ còn hơn 100 tỉ đồng, đã nộp cho cơ quan điều tra. Chúng tôi không có nghĩa vụ phải trả lại tiền cho người dân.

Phóng viên Bạch Hoàn: Nhưng họ được tư vấn và nộp tiền vào không phải để bán hàng, mà chỉ để có chân trong đường dây đa cấp, tiền của công ty sẽ tự rơi vào tài khoản, đồng thời lôi kéo được thêm người vào sẽ có thêm tiền?

Bị can Lê Xuân Giang: Đúng là công ty có chương trình không cần bán được hàng vẫn có hoa hồng do công ty gửi vào tài khoản. Nhưng đó là trong điều kiện công ty phát triển. Bây giờ thế này thì làm gì có tiền mà trả hoa hồng. Còn việc người ta tư vấn nhau lôi kéo thêm người vào để hưởng hoa hồng là do họ sai, lừa nhau là chủ yếu. Người nọ lừa người kia. Tôi đứng đầu công ty nên tôi đang gánh chịu. Bây giờ vào trại giam hai tháng rồi, thật sự rất buồn. Nếu được ra, tôi không làm đa cấp nữa. Tiền nhiều chết cũng có mang theo được đâu, nhân quả mới là quan trọng. Giờ thì tôi đang gánh chịu.
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#25

Thanh.Huong



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

 

Gửi vào 05/03/2016 - 12:31

Nguyên Phó Chánh văn phòng Trung ương trao bằng khen cho Liên Kết Việt nói gì?


Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam - nguyên Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng nói về việc ông trao Bằng khen của Thủ tướng cho Tập đoàn Liên Kết Việt do Lê Xuân Hà đứng đầu.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một clip dài hơn 8 phút ghi lại hình ảnh ông Nguyễn Văn Quyền - nguyên Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam - trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Công ty CP Tập đoàn Thiết bị Y tế Bộ Quốc phòng (BQP) do đối tượng Lê Xuân Hà, tức Lê Xuân Giang đứng đầu.

Clip được cho là ghi lại tại “Đại hội hoa hồng” có chủ để “Đường đến vinh quang” do Công ty Liên Kết Việt – Công ty CP Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP tổ chức vào tháng 12/2014 tại Hà Nội.

Hình ảnh trong clip cho thấy, sau khi đọc Quyết định trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, một lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP đã nêu đích danh và mời ông Nguyễn Văn Quyền – nguyên Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam lên trao Bằng khen cho Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP.

Lê Xuân Hà – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP là người nhận Bằng khen.

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình ảnh ông Nguyễn Văn Quyền trao Bằng khen cho Công ty CP Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP. Ảnh cắt từ clip

Theo nội dung Bằng khen thì Công ty CP Tập đoàn thiết bị y tế BQP đã được Thủ tướng tặng Bằng khen vì có thành tích trong phát triển kinh tế và hoạt động từ thiện xã hội từ năm 2009-2014, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 4/3, phóng viên VTC News đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam liên quan đến clip nói trên.

Mặc dù không nhớ chính xác thời gian, nhưng ông Nguyễn Văn Quyền xác nhận rằng, trước đây ông từng tham dự một hội nghị của Công ty CP Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP tổ chức tại Thiên đường Bảo Sơn, Hà Nội. Tại hội nghị này, ông Quyền có trao Bằng khen cho Công ty Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP.

Tuy nhiên, ông Quyền cho biết, trước hội nghị, ông không hề được thông báo về việc mình được mời lên trao Bằng khen. Ông cũng không biết Bằng khen đó là thật hay giả.

“Khi tới đó, sau khi đọc Quyết định thì họ mời tôi lên để trao tặng nên tôi lên. Trước khi tới hội nghị tôi không biết nội dung đó,” ông Quyền nói.

Trả lời câu hỏi tại sao lại có mặt tại hội nghị nói trên, ông Nguyễn Văn Quyền cho biết, sự việc xuất phát từ việc khi đó vợ của Lê Xuân Hà (người đứng đầu Công ty Liên Kết Việt) là người làm việc ở Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương – thuộc Văn phòng Trung ương Đảng. Vợ của Hà đã mời ông Quyền và một số đồng nghiệp khác tham dự hội nghị nói trên.

“Tôi chưa gặp và không biết mặt anh đó (Lê Xuân Hà – PV). Nhưng vợ anh ta trước đây làm ở Văn phòng Trung ương. Chị này mời, vì nhân tiện trong chuyến đi chơi tại Thiên đường Bảo Sơn nên tôi và mấy anh em trong Văn phòng Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp mới tới hội nghị đó,” ông Quyền nói.

Ông Nguyễn Văn Quyền khẳng định, ông không hề có bất cứ quan hệ nào đối với Công ty của Lê Xuân Hà.


Trước đó, ngày 19/2, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với 7 lãnh đạo và tổng đại lý của Công ty Liên Kết Việt về tội danh "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Các bị can bị tạm giam gồm Lê Xuân Giang (Lê Xuân Hà), Chủ tịch HĐQT; Nguyễn Thị Thủy, Lê Văn Tú, đều là Phó tổng giám đốc; Nguyễn Xuân Trường, Vũ Thị Hồng Dung, Lê Thanh Sơn, đều thuộc nhóm quảng bá, tuyên truyền, phát triển hệ thống đa cấp ở các tỉnh; Trịnh Xuân Sáng, phụ trách công nghệ thông tin của công ty này.

Cơ quan điều tra xác định, Lê Xuân Giang là người đứng đầu, lập ra Công ty Liên kết Việt, Giang đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP.

Các mặt hàng kinh doanh của công ty Liên kết Việt khá nghèo nàn, chỉ một số máy làm sạch, máy chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng và được thực hiện kinh doanh dưới hình thức bán hàng đa cấp nhằm lừa đảo người tiêu dùng.

Theo cơ quan điều tra, vụ án “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản do Lê Xuân Giang cầm đầu xảy ra trong một thời gian ngắn (2014 - 2015) nhưng có tính chất rất phức tạp, quy mô rộng khắp 27 tỉnh, thành trên cả nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình chính trị, kinh tế và gây bức xúc trong xã hội.

Các đối tượng có hành vi, thủ đoạn lừa đảo mới, công khai trắng trợn tổ chức và tuyên truyền sai sự thật, khiến khoảng 60 nghìn người bỏ tiền tham gia vào hệ thống kinh doanh đa cấp của Công ty Liên Kết Việt và bị chiếm đoạt gần 1.900 tỷ đồng.

Vụ án đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.


- See more at:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#26

NgocHoaVT



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

 

Gửi vào 11/03/2016 - 06:51

Lãnh đạo Bộ Công Thương đau xót cùng nạn nhân của Liên kết Việt

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh: Chúng tôi rất đau xót với những mất mát và hoàn toàn thông cảm với các nạn nhân của Liên kết Việt

Trả lời báo chí xung quanh hoạt động

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của Công ty CP Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Công ty Liên kết Việt) sáng 8-3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho hay doanh nghiệp (DN) kinh doanh bán hàng đa cấp ngoài chịu sự giám sát của Cục Quản lý cạnh tranh (Cục QLCT) - Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, TP thì cũng như các DN khác còn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đơn vị khác có liên quan như cơ quan thuế, cơ quan quản lý hàng hoá chuyên ngành, lực lượng quản lý thị trường….

Riêng với trường hợp Công ty Liên kết Việt, cơ quan quản lý đã giám sát, kiểm tra chặt chẽ, phát hiện nhiều sai phạm và xử lý kịp thời.

Ông Khánh cũng phân trần thêm rằng cho đến khi Cục QLCT ra quyết định điều tra vụ việc thì không nhận được bất cứ khiếu nại nào về Công ty Liên kết Việt. Thậm chí, người tham gia hệ thống còn không hợp tác điều tra.

Th.Dương - T.Dũng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#27

Le.Dung



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

 

Gửi vào 16/03/2016 - 10:39

Vụ Liên kết Việt và những câu hỏi treo

Hơn 60.000 người tham gia mạng lưới đa cấp của Liên kết Việt, người nộp ít nhất là 8,6 triệu đồng, kẻ nộp nhiều lên tới hàng chục tỉ đồng. Tổng số tiền lên tới 1.900 tỉ đồng, nạn nhân rộng khắp ở 27 tỉnh, thành cả nước. Nhiều gia đình ly tán, không ít người lâm vào cảnh khốn cùng. Liên kết Việt là một cuộc khủng hoảng và cần được gọi đúng tên.
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Liên Kết Việt đã lợi dụng kinh doanh đa cấp để lừa đảo hàng chục nghìn người. Ảnh báo Dân Trí

Tôi nghe rất sốt ruột. Giờ 60.000 người dân bị lừa như vậy, trách nhiệm với người dân bị lừa của cơ quan quản lý như thế nào. Tự do kinh doanh không có nghĩa là không có quản lý. Cơ quan quản lý phải chịu trách nhiệm”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tại một hội nghị của Bộ Công Thương.


Còn với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với hoạt động kinh doanh đa cấp, khi được báo chí truy hỏi: “Từ tháng 11-2015, Cục Quản lý cạnh tranh đã có quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với Liên kết Việt. Tại sao thời điểm đó cục không công khai kết quả điều tra, xử lý này cho người dân được biết? Nếu mà kết quả được công khai sớm thì có thể đã có rất nhiều người không rơi vào bẫy đa cấp?”, lãnh đạo cơ quan này “chỉ cười, tỏ rõ sự bối rối và không trả lời”.

Câu hỏi của Thủ tướng là cốt tử. Đâu rồi cơ quan cấp phép kinh doanh? Đâu rồi cơ quan quản lý chuyên ngành? Rồi lực lượng thanh tra, quản lý thị trường và chính quyền cơ sở?

Chẳng hạn, với cơ quan quản lý chuyên ngành, người ta sẽ đặt câu hỏi: “Vì sao cơ quan quản lý cạnh tranh lại không chú trọng vai trò đảm bảo cạnh tranh - yếu tố đang rất méo mó - trong nền kinh tế, mà lại đi quản lý kinh doanh đa cấp?”. Một khi không thực hiện đúng chức năng, vai trò của tổ chức, thì năng lực quản lý rõ ràng là có vấn đề.

Kinh doanh đa cấp là loại hình kinh doanh có điều kiện, phải có giấy phép chuyên ngành. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp muốn thành lập công ty phải đăng ký ở cơ quan đăng ký kinh doanh; sau đó phải có giấy phép chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Quản lý nhà nước hai cấp như vậy tưởng là chặt chẽ, nhưng thực tế qua trường hợp Liên kết Việt, và nhiều trường hợp tương tự khác lại là lỏng lẻo, khó quy được trách nhiệm.

Lâu nay, quản lý nhà nước chỉ thiên về tiền kiểm ở khâu cấp phép, tức là kiểm tra trên giấy tờ. Mọi người cứ nghĩ cấp phép xong là hoàn thành việc quản lý nhà nước. Song, cấp phép mà không theo dõi, giám sát, tức hậu kiểm thì những trường hợp như Liên kết Việt sẽ còn xảy ra, như đã xảy ra.

Không ít quốc gia đã thay đổi cách quản lý nhà nước từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Họ giảm nhân sự, nguồn lực cho khâu cấp phép, chỉ đơn giản là yêu cầu doanh nghiệp khai báo là đã đủ điều kiện kinh doanh, để tăng cường cho khâu theo dõi, giám sát nhằm tránh rủi ro tiềm ẩn. Thông qua quá trình này ở khâu hậu kiểm các cơ quan nhà nước sẽ phát hiện ra những doanh nghiệp chưa tuân thủ tốt pháp luật để từ đó hỗ trợ họ tuân thủ đúng pháp luật và ngăn chặn những hành vi sai trái. Lẽ ra, vụ Liên kết Việt đã tránh được nếu các cơ quan quản lý nhà nước chủ động theo tinh thần này.

Thực ra, những quy định hiện hành cũng đã có để tránh rủi ro như Liên kết Việt. Nghị định 96 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp đã yêu cầu các ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro về theo dõi và giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Nghị định này cũng yêu cầu các địa phương tổ chức bộ phận đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hệ thống rủi ro, lập danh mục các rủi ro cần thiết phải theo dõi, giám sát; và cách thức trao đổi thông tin và đánh giá rủi ro.

Như vậy, quy định của pháp luật là đã tương đối rõ. Tiếc là đến nay chưa có tỉnh thành nào tổ chức thực hiện mô hình này. Nghị định này nêu rõ, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đối tượng áp dụng của nghị định chịu trách nhiệm thi hành nghị định này. Văn bản pháp lý này có hiệu lực từ tháng 10-2015. Nếu được tuân thủ, ít ra hệ thống đó cũng giúp không ít người không bị sập bẫy của Liên kết Việt.

Lâu nay, quản lý nhà nước quá phân tán, không chia sẻ thông tin, ngành nào biết ngành ấy, địa phương nào biết địa phương ấy. Đã từng xảy ra trường hợp có người thành lập tới hơn 30 doanh nghiệp để lừa đảo. Một người mà thành lập rất nhiều doanh nghiệp là không bình thường về mặt thị trường; một người chưa bao giờ có lịch sử kinh doanh mà “đùng một cái” đăng ký doanh nghiệp có số vốn hàng ngàn tỉ; một doanh nghiệp mới thành lập như Liên kết Việt mà phát triển thị trường tới hàng chục ngàn người, với tỷ lệ lãi/vốn lớn đến mức khó tin thì rõ ràng là tiềm ẩn rủi ro. Nhà nước không thể không giám sát rủi ro đó.

Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Phan Đức Hiếu nói: “Doanh nghiệp có lỗi là đương nhiên, nhưng tôi cho là nhà đầu tư, Nhà nước cũng có lỗi trong vụ này. Cá nhân tôi cho là 70% lỗi thuộc về nhà nước, 30% thuộc về người dân”.

Lỗi của người dân - những người bị đánh vào lòng tham - thì chính họ phải trả giá. Nhưng làm sao giải thích được cho những nạn nhân về kẻ lừa đảo như Lê Xuân Giang trong quân phục đại tá “dỏm” ngang nhiên xuất hiện trước bao nhiêu người, trong đó có nhiều cán bộ lại không bị phát hiện? Liệu người dân có lỗi khi đã tin Liên kết Việt được chống lưng bởi những đại diện từ các cơ quan nhà nước uy tín như vậy?

Những vụ lừa đảo hàng chục ngàn người như Liên kết Việt, những vụ xả thải ra môi trường như Vedan... lẽ ra có thể tránh được nếu Nhà nước thiết lập được một hệ thống dữ liệu quản lý rủi ro về theo dõi và giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Muộn với một trường hợp, nhưng không muộn với phần còn lại của cộng đồng. Và trách nhiệm đó không thể thuộc về người dân và càng không thể không quy được cho ai cả.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#28

Thanh.Huong



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

 

Gửi vào 21/03/2016 - 20:10

Theo phân tích của luật sư, cần thiết phải khởi tố vụ án về hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương. Đối với các cơ quan khác cần xử lý kỷ luật nghiêm khắc với những người đừng đầu, những người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#29

NgocHoaVT



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

 

Gửi vào 04/04/2016 - 15:47

Kinh doanh đa cấp lừa đảo có yếu tố nước ngoài: SOS!

Việc Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Quốc Khánh vừa ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra 7 công ty kinh doanh đa cấp, trong đó có tới 4 công ty có yếu tố nước ngoài, cho thấy cơ quan chức năng đang quyết tâm chấn chỉnh lĩnh vực này. Nhìn lại lịch sử 17 năm kinh doanh đa cấp du nhập vào nước ta, đã có hàng loạt vụ việc lừa đảo liên quan tới các công ty có yếu tố nước ngoài…

Thấy gì từ các công ty bị kiểm tra?

Kinh doanh đa cấp đã xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1999 nhưng ban đầu phát triển khá chậm. Tính đến cuối năm 2004, cả nước mới có khoảng 20 công ty đa cấp. Một trong những người đầu tiên đưa mô hình đa cấp vào Việt Nam là ông Tô Vân Minh (người Đài Loan), người được coi là “tổng tài” của Công ty đa cấp Sinh Lợi trước đây và Công ty Thiên Ngọc Minh Uy hiện nay. Theo Sở Công Thương TP H. #.. #..., từ năm 2000-2006, Công ty Sinh Lợi đã lôi kéo hơn 500.000 người tham gia, thu về hơn 1.500 tỷ đồng bằng cách dụ dỗ người mua các sản phẩm gia dụng xuất xứ nước ngoài với giá cao ngất ngưởng. Đoàn Thanh tra Sở Công Thương TP H. #.. #... khi đó đã kết luận, Công ty Sinh Lợi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và quyết định thu hồi giấy đăng ký kinh doanh, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra. Thế nhưng ngay sau đó, toàn bộ bộ máy của Sinh Lợi được chuyển hóa thành Công ty Thiên Ngọc Minh Uy, phát triển với tốc độ “phi mã” khắp các tỉnh, thành phố, lôi kéo hàng vạn người tham gia. Công ty đã bị các địa phương: Hà Nội, TP H. #.. #..., Vĩnh Long, An Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Bình… xử phạt với số tiền từ hàng chục triệu tới hơn 1 tỷ đồng.

Đặt chân vào Việt Nam năm 2008, Công ty đa cấp Amway cũng từng đối mặt với nhiều thị phi của dư luận, song vẫn đạt được doanh thu khá lớn từ 8 triệu USD năm 2008 lên đến 70 triệu USD năm 2012. Năm 2015, công ty này có hơn 300.000 nhà phân phối tại Việt Nam. Tuy vậy, công luận vẫn nêu hàng loạt dấu hiệu sai phạm như: Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã phải lấy mẫu 5 sản phẩm của công ty để kiểm tra sau khi khách hàng tố Amway bán sản phẩm gây hại; bị Công an quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) xử lý vì tổ chức hội thảo “chui”, bị công dân tố cáo sử dụng hình ảnh giả mạo để quảng cáo...

Với Công ty Cổ phần Liên kết Tri thức K-Link Việt Nam, công ty đã tự quảng bá nằm trong mạng lưới của Tập đoàn K-Link Quốc tế, hiện có hàng chục nghìn thành viên, công ty mẹ có trụ sở chính ở Ma-lai-xi-a. Gần đây, đã có nhiều phản ảnh sản phẩm của K-Link không tốt như quảng cáo, lừa dối khách hàng… Đặc biệt, công ty từng quảng cáo hoang đường về chiếc vòng ngọc bích chứa “năng lượng vũ trụ” chữa bách bệnh; hoạt động ở một số địa bàn không báo cáo, xin phép chính quyền địa phương, tổ chức hội thảo trái phép...

Được quảng bá là đơn vị thuộc Tập đoàn Unicity (Mỹ) có lịch sử phát triển hơn 100 năm, nhưng Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam cũng bộc lộ nhiều dấu hiệu sai phạm, từng bị xử phạt vì quảng cáo sai sự thật. Năm 2014, Bộ Y tế có kết luận thanh tra và xử phạt công ty 61,45 triệu đồng do vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm.

Những vụ lừa đảo chấn động dư luận

Tuy mới du nhập vào Việt Nam 17 năm, nhưng đã có rất nhiều vụ việc lừa đảo liên quan đến công ty đa cấp có yếu tố nước ngoài. Xin được nêu lại một số vụ việc điển hình.

Năm 2006, thị trường từng rúng động bởi thông tin Công ty đa cấp Golden Rock và Stanley Elliot Tan, Trưởng văn phòng của Golden Rock đã mang 10 triệu USD rời khỏi Việt Nam. Với chiêu bài kêu gọi đầu tư vào thị trường ngoại hối có lãi suất ít nhất là 5%, rất nhiều người đã bị hút hồn. Mỗi người đóng ít nhất 5.000USD để nhận lấy một số tài khoản trên sàn giao dịch Golden PMC, qua trang web www.goldenpmc.com (trang web đã đóng cửa ngay sau khi Stanley Elliot Tan bỏ trốn).

Tương tự, vào khoảng năm 2006-2007, Công ty Colony Invest Management. Ltd quảng cáo có trụ sở tại Mỹ và là một nhà quản lý quỹ đầu tư hàng đầu. Chi nhánh công ty ở Việt Nam đã lôi kéo người tham gia góp vốn để đầu tư vào… sòng bạc ở Las Vegas, thế giới trò chơi Disney Land và thị trường tài chính ở Luân Đôn, Niu Y-oóc, Hồng Công… Thế nhưng, khi tiền thật đã đổ về lên tới nhiều triệu USD thì trang web của công ty này đột ngột… biến mất. Cơ quan CSĐT Bộ Công an điều tra sau đó xác định, Colony Invest không hề có đại diện, không đăng ký kinh doanh, không có trụ sở ở bất cứ nơi nào trên thế giới và đã khởi tố 11 bị can là những đối tượng cầm đầu ở Việt Nam.

Với mô hình “du lịch đa cấp”, đã có tới hơn 90.000 người bị lừa. Theo báo cáo của Công an TP Hà Nội, cuối năm 2012, thông qua các gói dịch vụ du lịch đặt phòng 4 ngày, 3 đêm của Tập đoàn Diamond Holiday Travel (Mỹ) do Lâm Phúc Hùng-Tổng giám đốc Công ty TNHH Diamond Holiday Đông Nam Á đứng đầu, hàng vạn người đã nộp tiền để đi du lịch “khắp thế giới”. Thế nhưng, bản chất chương trình này chỉ là huy động vốn đa cấp, hơn 90.000 người sau khi nộp tiền chẳng những không được đi du lịch mà còn mất trắng.

Chưa hết ngỡ ngàng với các trò lừa đảo đa cấp tài chính, người dân lại sốc trước thủ đoạn “đa cấp sàn vàng” Khải Thái. Theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Công ty Khải Thái thành lập vào tháng 11-2011, được điều hành bởi Sa Ga (người Đài Loan). Khải Thái liên tục tuyển dụng hàng trăm cộng tác viên đi tìm kiếm những người giàu có, dụ dỗ họ gửi tiền, vàng để công ty đầu tư kinh doanh và được hưởng lãi suất cao (36%-42%/năm), huy động được 478 tỷ đồng của các nhà đầu tư và chiếm dụng. Ngày 1-10-2014, cơ quan cảnh sát điều tra đã khám xét tại 3 địa điểm của Công ty Khải Thái, bắt khẩn cấp, sau đó khởi tố 6 đối tượng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Một tháng trước khi bị bắt giữ, Sa Ga còn vẽ kịch bản tổ chức hội thảo giới thiệu dự án "Khách sạn tình yêu" lớn nhất Việt Nam, mời 10 “chuyên gia” từ nước ngoài sang để lừa đảo, móc thêm tiền của nhà đầu tư, thu hút 1.500 nhà đầu tư tham gia.

Sớm kiểm tra, làm rõ

Các mô hình kinh doanh đa cấp ở nước ta từ trước tới nay hầu hết đều được du nhập bởi các công ty nước ngoài và những vụ việc lừa đảo liên quan tới các công ty nước ngoài thường rất tinh vi. Một bản báo cáo do Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia gửi cơ quan chức năng đã nêu rõ: “Vấn đề rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội. Cần làm rõ có hay không âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài trong số hơn 20 công ty nước ngoài được cấp phép hoạt động kinh doanh đa cấp. Cần điều tra, xử lý triệt để, làm trong sạch thị trường”.

Theo ông Phan Đức Quế, Trưởng phòng Điều tra và Xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thuộc Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), đoàn kiểm tra 7 công ty tới đây, ngoài đại diện Cục Quản lý Cạnh tranh còn có đại diện của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng-Bộ Công an, Cục Quản lý thị trường… Hy vọng rằng, từ cuộc kiểm tra này, nhiều dấu hiệu sai phạm sẽ được làm rõ, xử lý nghiêm, góp phần lành mạnh hóa thị trường kinh doanh đa cấp.

CÔNG MINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


=============

Người dân đã nghèo lại nghèo thêm

Thanked by 2 Members:

#30

Le.Dung



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

 

Gửi vào 20/04/2016 - 11:17

Thật kỳ lạ! Vũ Ngọc Thuyển – “ông trùm lừa đảo” vụ MB24, người đang bị phạt tù, song vẫn nhởn nhơ điều hành hoạt động đa cấp, thậm chí với qui mô khủng khiếp hơn.

Bị kết án 4 năm tù vẫn ‘nhởn nhơ’ hoạt động đa cấp: Trùm lừa đảo trần tình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |