Kinh tế quan liêu triệt tiêu sáng tạo.
Thanh.Huong
08/03/2016
Bộ trưởng Tài chính: "Đến năm 2017 mà đứt dây thì chúng ta chết”
Mấy năm nay, điều hành ngân sách theo kiểu "đi trên dây" và tình thế này vẫn tiếp tục trong năm 2016, đặc biệt là với những diễn biến của giá dầu. "Đến năm 2017 mà đứt dây thì chúng ta chết”. Đây là phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.
.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận điều hành ngân sách giai đoạn hiện nay rất khó khăn
=================
“CUỘC ĐỜI ANH VỐN LÀ MỘT ĐƯỜNG THẲNG, CHỈ VÌ GẶP EM MÀ RẼ NGANG”
Công nhận truyện ngôn tình phù hợp với tinh thần "đi trên dây" nhỉ ... cho nên mới có Thê tài phục tàng Không ...
Sửa bởi Thanh.Huong: 08/03/2016 - 13:06
Mấy năm nay, điều hành ngân sách theo kiểu "đi trên dây" và tình thế này vẫn tiếp tục trong năm 2016, đặc biệt là với những diễn biến của giá dầu. "Đến năm 2017 mà đứt dây thì chúng ta chết”. Đây là phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.
.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận điều hành ngân sách giai đoạn hiện nay rất khó khăn
=================
“CUỘC ĐỜI ANH VỐN LÀ MỘT ĐƯỜNG THẲNG, CHỈ VÌ GẶP EM MÀ RẼ NGANG”
Công nhận truyện ngôn tình phù hợp với tinh thần "đi trên dây" nhỉ ... cho nên mới có Thê tài phục tàng Không ...
Sửa bởi Thanh.Huong: 08/03/2016 - 13:06
Thanh.Huong
08/03/2016
Tướng Phan Anh Minh: '50% vụ buôn lậu có bóng dáng hải quan'
Tại hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2015 do Thành ủy TP H.C.M tổ chức chiều 8/3, với tư cách là người va chạm án tham nhũng nhiều nhất trong lực lượng công an thành phố, thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an thành phố cho rằng phát hiện chống tham nhũng không thể nói ít hay nhiều.
"Sự đánh giá đó là cảm tính và phỏng đoán, bản chất án tham nhũng là án tiềm ẩn, những bản án nào điều tra được 80% là thành công ngoài mong đợi", ông Minh nói và nhận định những án tham nhũng sau thường thiệt hại lớn hơn vụ trước, thậm chí lớn hơn rất nhiều, hơn nữa, khả năng phát hiện rất chậm. Có những hành vi xảy ra 3 năm, có khi 5, 10 năm mới phát hiện nên việc thu hồi tài sản rất khó, tẩu tán tài sản kinh khủng.
.
Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP H.C.M. Ảnh: H.C
Theo ông Minh, ở thành phố còn vướng thêm là ở tòa án và viện kiểm sát cơ chế ủy quyền công tố. Tức là toàn bộ quá trình điều tra là của trung ương, cơ quan khác làm rồi phát chuyển về để thành phố xử. Trong khi hồ sơ các vụ án đó dưới 20.000 trang là quá ít, chứ thường là vài trăm nghìn trang thì không có hội đồng xét xử nào có thể nghiên cứu trong 2 tháng để đưa ra xét xử.
"Chính việc xử lý chậm và lâu như vậy đem lại hậu quả sự chờ đợi và lòng tin của nhân dân, thậm chí người ta nghi ngờ vì sao quá lâu mới xử, xử rồi hủy án, hay khả năng xử lần sau nhẹ hơn lần trước. Nhiều trường hợp thành phố hủy án nhưng trong thâm tâm của tôi là không tin, làm xói mòn lòng tin của nhân dân", ông Minh thẳng thắn.
Sửa bởi Thanh.Huong: 08/03/2016 - 20:41
Tại hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2015 do Thành ủy TP H.C.M tổ chức chiều 8/3, với tư cách là người va chạm án tham nhũng nhiều nhất trong lực lượng công an thành phố, thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an thành phố cho rằng phát hiện chống tham nhũng không thể nói ít hay nhiều.
"Sự đánh giá đó là cảm tính và phỏng đoán, bản chất án tham nhũng là án tiềm ẩn, những bản án nào điều tra được 80% là thành công ngoài mong đợi", ông Minh nói và nhận định những án tham nhũng sau thường thiệt hại lớn hơn vụ trước, thậm chí lớn hơn rất nhiều, hơn nữa, khả năng phát hiện rất chậm. Có những hành vi xảy ra 3 năm, có khi 5, 10 năm mới phát hiện nên việc thu hồi tài sản rất khó, tẩu tán tài sản kinh khủng.
.
Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP H.C.M. Ảnh: H.C
Theo ông Minh, ở thành phố còn vướng thêm là ở tòa án và viện kiểm sát cơ chế ủy quyền công tố. Tức là toàn bộ quá trình điều tra là của trung ương, cơ quan khác làm rồi phát chuyển về để thành phố xử. Trong khi hồ sơ các vụ án đó dưới 20.000 trang là quá ít, chứ thường là vài trăm nghìn trang thì không có hội đồng xét xử nào có thể nghiên cứu trong 2 tháng để đưa ra xét xử.
"Chính việc xử lý chậm và lâu như vậy đem lại hậu quả sự chờ đợi và lòng tin của nhân dân, thậm chí người ta nghi ngờ vì sao quá lâu mới xử, xử rồi hủy án, hay khả năng xử lần sau nhẹ hơn lần trước. Nhiều trường hợp thành phố hủy án nhưng trong thâm tâm của tôi là không tin, làm xói mòn lòng tin của nhân dân", ông Minh thẳng thắn.
Sửa bởi Thanh.Huong: 08/03/2016 - 20:41
NgocHoaVT
09/03/2016
Tham nhũng phá 2000 tỉ đồng, thu lại được… 5 tỉ
Đây là sự đối nghịch trong con số tài sản nhà nước bị thiệt hại và nhà nước thu hồi được trong 4 vụ tham nhũng nổi cộm được đem ra xét xử tại TP.H.C.M trong năm 2015.
.
Ông Dương Ngọc Hải - Phó viện trưởng VKSND TP.H.C.M tại hội nghị - Ảnh: THUẬN THẮNG
Ông Dương Ngọc Hải - Phó viện trưởng VKSND TP.H.C.M đã thông tin việc này tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2015 và triển khai phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2016, do Thành ủy TP.H.C.M tổ chức ngày 8-3.
Bốn vụ án tham nhũng mà ông Hải nói là bốn vụ án điểm tại TP.H.C.M, được Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi chỉ đạo trong năm 2015.
“Tổng số tài sản nhà nước thiệt hại là hơn 2000 tỉ đồng. Tuy nhiên các bị cáo chỉ tự nguyện khắc phục hơn 5 tỉ đồng. Cơ quan điều tra thu hồi 650 triệu đồng và kê biên một căn nhà. Số tiền còn lại chưa thu hồi được” - ông Hải thông tin.
Chi tiết bốn vụ án này, ông Hải liệt kê, gồm:
- Thứ nhất, vụ án Vũ Quốc Hảo và đồng phạm tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây ra hậu quả nghiêm trọng tại Công ty cho thuê tài chính II, gây thiệt hại 454 tỉ. Đã tuyên hai án tử hình với Nguyễn Quốc Hảo và Đặng Văn Hai.
- Thứ hai, vụ án Lê Thành Công và Dương Thanh Cường và đồng phạm lam dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… trên 966 tỉ đồng tại Agribank Chi nhánh 6. Tòa đã tuyên Dương Thanh Cường tử hình, các bị cáo còn lại từ 4 đến 25 năm tù giam.
- Thứ ba, vụ án Lê Hùng Sơn, Nguyễn Quốc Hảo và đồng phạm phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản… tại Công ty cho thuê Tài chính II, nhà nước thiệt hại 244 tỉ đồng.
- Thứ tư, vụ án Phạm Văn Cử và đồng phạm phạm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Agribank chi nhánh 7. Nhà nước thiệt hại 396 tỉ đồng.
Từ những con số trong bốn vụ án điểm này, Phó viện trưởng VKSND TP.H.C.M khẳng định: “Việc thu hồi tài sản tham nhũng còn hạn chế. Số tiền thiệt hại trong các vụ tham nhũng rất lớn nhưng tài sản nhà nước thu hồi được còn rất thấp”
Đây là sự đối nghịch trong con số tài sản nhà nước bị thiệt hại và nhà nước thu hồi được trong 4 vụ tham nhũng nổi cộm được đem ra xét xử tại TP.H.C.M trong năm 2015.
.
Ông Dương Ngọc Hải - Phó viện trưởng VKSND TP.H.C.M tại hội nghị - Ảnh: THUẬN THẮNG
Ông Dương Ngọc Hải - Phó viện trưởng VKSND TP.H.C.M đã thông tin việc này tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2015 và triển khai phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2016, do Thành ủy TP.H.C.M tổ chức ngày 8-3.
Bốn vụ án tham nhũng mà ông Hải nói là bốn vụ án điểm tại TP.H.C.M, được Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi chỉ đạo trong năm 2015.
“Tổng số tài sản nhà nước thiệt hại là hơn 2000 tỉ đồng. Tuy nhiên các bị cáo chỉ tự nguyện khắc phục hơn 5 tỉ đồng. Cơ quan điều tra thu hồi 650 triệu đồng và kê biên một căn nhà. Số tiền còn lại chưa thu hồi được” - ông Hải thông tin.
Chi tiết bốn vụ án này, ông Hải liệt kê, gồm:
- Thứ nhất, vụ án Vũ Quốc Hảo và đồng phạm tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây ra hậu quả nghiêm trọng tại Công ty cho thuê tài chính II, gây thiệt hại 454 tỉ. Đã tuyên hai án tử hình với Nguyễn Quốc Hảo và Đặng Văn Hai.
- Thứ hai, vụ án Lê Thành Công và Dương Thanh Cường và đồng phạm lam dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… trên 966 tỉ đồng tại Agribank Chi nhánh 6. Tòa đã tuyên Dương Thanh Cường tử hình, các bị cáo còn lại từ 4 đến 25 năm tù giam.
- Thứ ba, vụ án Lê Hùng Sơn, Nguyễn Quốc Hảo và đồng phạm phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản… tại Công ty cho thuê Tài chính II, nhà nước thiệt hại 244 tỉ đồng.
- Thứ tư, vụ án Phạm Văn Cử và đồng phạm phạm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Agribank chi nhánh 7. Nhà nước thiệt hại 396 tỉ đồng.
Từ những con số trong bốn vụ án điểm này, Phó viện trưởng VKSND TP.H.C.M khẳng định: “Việc thu hồi tài sản tham nhũng còn hạn chế. Số tiền thiệt hại trong các vụ tham nhũng rất lớn nhưng tài sản nhà nước thu hồi được còn rất thấp”
NgocHoaVT
09/03/2016
Thanh.Huong, on 08/03/2016 - 20:39, said:
Tướng Phan Anh Minh: '50% vụ buôn lậu có bóng dáng hải quan'
Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an thành phố H.C.M "Tôi xin nói thẳng không phải ít mà là không có vì chúng tôi phải chấp hành Chỉ thị 15. Hầu hết đối tượng gây ra hành vi tham nhũng từ đảng viên, mà công an không được tổ chức trinh sát đảng viên. Do đó, các án tham nhũng do Công an thành phố phát hiện phải thông qua các vụ án kinh tế khác".
"Chống lại có khi chúng tôi chết trước!"
Đây là câu nói của ông Phạm Trọng Đạt – Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ - khi nói công tác phòng chống tham nhũng tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng chống tham nhũng (Hội nghị chống tham nhũng) do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 4.3.2016.
Thanh.Huong
09/03/2016
NgocHoaVT, on 09/03/2016 - 15:19, said:
"Chống lại có khi chúng tôi chết trước!"
Đây là câu nói của ông Phạm Trọng Đạt – Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ - khi nói công tác phòng chống tham nhũng tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng chống tham nhũng (Hội nghị chống tham nhũng) do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 4.3.2016.
Nói ra, xấu nước hổ dân
Mọi người đều biết, ... nhưng làm gì nhau ?
.
NgocHoaVT
10/03/2016
Shop TIN 10/3: Chỉ thị 15 là gì mà tướng công an cũng... bó tay?
Điều đáng ngạc nhiên là, tất cả những bài đăng trên các báo đều nêu chỉ thị 15 trong ý trích lời phát biểu gan ruột của tướng Minh mà không cung cấp cho bạn đọc chỉ thị 15 là chỉ thị gì?
1.
Báo chí và mạng xã hội nóng rực bởi lời nói thật của thiếu tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc Sở Công an TP H.C.M ... tại Hội nghị tổng kết phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015: “Tôi cũng xin lý giải thêm vì Ban Nội chính yêu cầu Công an TP giải trình là tại sao án tham nhũng được phát hiện do trinh sát là ít, tôi đã nói thẳng không phải là ít mà là không có. Lý do là vì CATP cũng phải chấp hành chỉ thị 15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên”.
.
Trên mạng xã hội, dưới bài đăng của các báo, bạt ngàn những cảm nhận của người đọc tập trung vào ý, có phải đảng viên có một "thượng phương bảo kiếm"? có phải chỉ thị 15 là "vỏ bọc bảo vệ", nó có sức mạnh tới độ "công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên"?
Điều đáng ngạc nhiên là, tất cả những bài đăng trên các báo đều nêu chỉ thị 15 trong ý trích lời phát biểu gan ruột của tướng Minh mà không cung cấp cho bạn đọc chỉ thị 15 là chỉ thị gì? Chỉ thị này có phải rất bí mật mà bây giờ qua lời phát biểu của tướng Minh mới lộ?
Cái bạn đọc rất quan tâm thì không thấy báo nào nói tới trong khi việc nói tới nội dung chỉ thị 15 là không có gì phải giấu giếm, cũng chả có gì bí mật.
Ngày 7/7/2007, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 15-CT/TW về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng. Tôi chỉ nói tới nội dung trong chỉ thị này có liên quan đến sự "bất lực" trong phát biểu của tướng Minh: Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp uỷ đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt ... thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng. Vì thế "công an không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên" nằm trong ý nếu không được tổ chức đảng, cấp uỷ quản lý trực tiếp đảng viên đó ra văn bản đồng ý.
Chỉ thị 15 là cách để thực hiện quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, ngăn ngừa chạy án, ngăn ngừa đánh án có động cơ không trong sáng, ngăn ngừa mất đoàn kết gây án "giả" để gây chia rẽ, làm mất uy tín cán bộ, đảng viên ... Nói chung chỉ thị này chủ yếu để đảng quản lý chặt chẽ từ đầu tới cuối toàn bộ quá trình tố tụng của một vụ án có liên quan đến đảng viên của đảng: từ trinh sát, phát hiện dấu hiệu, củng cố chứng cứ, khởi tố, bắt, truy tố đảng viên vi phạm nhằm bảo đảm khách quan, chính xác, trung thực, bảo vệ tốt công tác chính trị nội bộ, không để lợi dụng chống tham nhũng, lãng phí để làm mất đoàn kết, trù dập cán bộ đảng viên ... và làm đúng như câu các văn bản vẫn hay dùng " đúng người, đúng tội, đúng pháp luật".
Trên thực tế thì thế nào? Có một sự thật không thể nói khác, nhiều tổ chức đảng đã tận dụng ngay sức mạnh của chỉ thị 15 để làm "trái": Biến một sai phạm phải xử lý hình sự với cán bộ đảng viên thành xử lý hành chính, làm chậm hoặc can thiệp làm thay đổi bản chất vụ việc, bảo vệ nhau, thậm chí còn thăng chức cán bộ đảng viên sai phạm lên chức cao hơn để xoá tội, can thiệp thô bạo vào quá trình điều tra, họp án, o bế, bảo vệ, "cứu" nhau, cấp trên cứu cấp dưới, thủ trưởng cứu lính, tập thể cứu lãnh đạo... ngăn cản những bước đi tiếp theo của cơ quan tố tụng, dần dần như dân gian vẫn nói "để lâu c ứ t trâu hoá bùn". Ngoài những động cơ lợi ích nhóm, cùng hội cùng thuyền, cùng bè cánh cứu nhau, còn là bệnh thành tích, né không cho án xảy ra trong tổ chức cơ quan ban ngành mình để luôn luôn "100% cơ sở đảng trong sạch vững mạnh", tạo cơ hội nhận thành tích cao, lấy bàn đạp cho sếp lên cao...
Như vậy, chỉ thị 15 của Bộ Chính trị đã bị một số cơ sở đảng bóp méo, chuyển từ thế tiêu diệt sai phạm sang thế "bảo vệ" sai phạm mà hầu như "thủ phạm" trong những vụ việc như thế này đều rất khó chỉ mặt đặt tên vì nó được thực hiện rất đúng quy trình qua nhiều cuộc họp với những biên bản, biểu quyết tuyệt đối ủng hộ... tha ... Một khi có đảng viên sai phạm, một khi nhận được báo cáo của cơ quan bảo vệ pháp luật, nếu tổ chức đảng, cấp uỷ đó không trong sáng, không thực lòng chống tiêu cực, thì chắc chắn vụ án sẽ không hình thành, mọi công việc tố tụng không được tiếp diễn, thậm chí có nhiều vụ án phải ngưng, huỷ, thay đổi...
Phát biểu của tướng Minh rất tâm huyết và chính xác với tình hình, vì thế, dễ hiểu trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện việc phòng chống tham nhũng, lãng phí, hầu hết cơ quan, ban ngành, địa phương đều rạo rực công bố không phát hiện thấy tham nhũng. Tham nhũng, lãng phí, sai phạm nếu có ở cơ quan ban ngành nào đó thì đã bị người có trách nhiệm lợi dụng "sức mạnh" của chỉ thị 15 gạt bỏ rồi còn đâu, còn cơ hội đâu để điều tra phá án và tố tụng.
Đây là một câu chuyện dài, phức tạp. Cuộc chiến chống tham nhũng vì thế nó chỉ có thể được thực sự bắt đầu khi cơ quan tố tụng phải là những cơ quan độc lập, toàn quyền và thực hiện trách nhiệm đúng nghĩa "mọi công dân đều phải bình đẳng trước pháp luật", pháp luật không phân biệt anh là đảng viên hay dân chúng, đối tượng của pháp luật chỉ có một từ duy nhất để gọi: công dân.
=========
Ô ... hóa ra câu nói "ném chuột phải lo vỡ bình quý" của Tổng bí thư là chuẩn !
Sửa bởi NgocHoaVT: 10/03/2016 - 07:16
Điều đáng ngạc nhiên là, tất cả những bài đăng trên các báo đều nêu chỉ thị 15 trong ý trích lời phát biểu gan ruột của tướng Minh mà không cung cấp cho bạn đọc chỉ thị 15 là chỉ thị gì?
1.
Báo chí và mạng xã hội nóng rực bởi lời nói thật của thiếu tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc Sở Công an TP H.C.M ... tại Hội nghị tổng kết phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015: “Tôi cũng xin lý giải thêm vì Ban Nội chính yêu cầu Công an TP giải trình là tại sao án tham nhũng được phát hiện do trinh sát là ít, tôi đã nói thẳng không phải là ít mà là không có. Lý do là vì CATP cũng phải chấp hành chỉ thị 15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên”.
.
Trên mạng xã hội, dưới bài đăng của các báo, bạt ngàn những cảm nhận của người đọc tập trung vào ý, có phải đảng viên có một "thượng phương bảo kiếm"? có phải chỉ thị 15 là "vỏ bọc bảo vệ", nó có sức mạnh tới độ "công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên"?
Điều đáng ngạc nhiên là, tất cả những bài đăng trên các báo đều nêu chỉ thị 15 trong ý trích lời phát biểu gan ruột của tướng Minh mà không cung cấp cho bạn đọc chỉ thị 15 là chỉ thị gì? Chỉ thị này có phải rất bí mật mà bây giờ qua lời phát biểu của tướng Minh mới lộ?
Cái bạn đọc rất quan tâm thì không thấy báo nào nói tới trong khi việc nói tới nội dung chỉ thị 15 là không có gì phải giấu giếm, cũng chả có gì bí mật.
Ngày 7/7/2007, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 15-CT/TW về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng. Tôi chỉ nói tới nội dung trong chỉ thị này có liên quan đến sự "bất lực" trong phát biểu của tướng Minh: Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp uỷ đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt ... thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng. Vì thế "công an không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên" nằm trong ý nếu không được tổ chức đảng, cấp uỷ quản lý trực tiếp đảng viên đó ra văn bản đồng ý.
Chỉ thị 15 là cách để thực hiện quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, ngăn ngừa chạy án, ngăn ngừa đánh án có động cơ không trong sáng, ngăn ngừa mất đoàn kết gây án "giả" để gây chia rẽ, làm mất uy tín cán bộ, đảng viên ... Nói chung chỉ thị này chủ yếu để đảng quản lý chặt chẽ từ đầu tới cuối toàn bộ quá trình tố tụng của một vụ án có liên quan đến đảng viên của đảng: từ trinh sát, phát hiện dấu hiệu, củng cố chứng cứ, khởi tố, bắt, truy tố đảng viên vi phạm nhằm bảo đảm khách quan, chính xác, trung thực, bảo vệ tốt công tác chính trị nội bộ, không để lợi dụng chống tham nhũng, lãng phí để làm mất đoàn kết, trù dập cán bộ đảng viên ... và làm đúng như câu các văn bản vẫn hay dùng " đúng người, đúng tội, đúng pháp luật".
Trên thực tế thì thế nào? Có một sự thật không thể nói khác, nhiều tổ chức đảng đã tận dụng ngay sức mạnh của chỉ thị 15 để làm "trái": Biến một sai phạm phải xử lý hình sự với cán bộ đảng viên thành xử lý hành chính, làm chậm hoặc can thiệp làm thay đổi bản chất vụ việc, bảo vệ nhau, thậm chí còn thăng chức cán bộ đảng viên sai phạm lên chức cao hơn để xoá tội, can thiệp thô bạo vào quá trình điều tra, họp án, o bế, bảo vệ, "cứu" nhau, cấp trên cứu cấp dưới, thủ trưởng cứu lính, tập thể cứu lãnh đạo... ngăn cản những bước đi tiếp theo của cơ quan tố tụng, dần dần như dân gian vẫn nói "để lâu c ứ t trâu hoá bùn". Ngoài những động cơ lợi ích nhóm, cùng hội cùng thuyền, cùng bè cánh cứu nhau, còn là bệnh thành tích, né không cho án xảy ra trong tổ chức cơ quan ban ngành mình để luôn luôn "100% cơ sở đảng trong sạch vững mạnh", tạo cơ hội nhận thành tích cao, lấy bàn đạp cho sếp lên cao...
Như vậy, chỉ thị 15 của Bộ Chính trị đã bị một số cơ sở đảng bóp méo, chuyển từ thế tiêu diệt sai phạm sang thế "bảo vệ" sai phạm mà hầu như "thủ phạm" trong những vụ việc như thế này đều rất khó chỉ mặt đặt tên vì nó được thực hiện rất đúng quy trình qua nhiều cuộc họp với những biên bản, biểu quyết tuyệt đối ủng hộ... tha ... Một khi có đảng viên sai phạm, một khi nhận được báo cáo của cơ quan bảo vệ pháp luật, nếu tổ chức đảng, cấp uỷ đó không trong sáng, không thực lòng chống tiêu cực, thì chắc chắn vụ án sẽ không hình thành, mọi công việc tố tụng không được tiếp diễn, thậm chí có nhiều vụ án phải ngưng, huỷ, thay đổi...
Phát biểu của tướng Minh rất tâm huyết và chính xác với tình hình, vì thế, dễ hiểu trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện việc phòng chống tham nhũng, lãng phí, hầu hết cơ quan, ban ngành, địa phương đều rạo rực công bố không phát hiện thấy tham nhũng. Tham nhũng, lãng phí, sai phạm nếu có ở cơ quan ban ngành nào đó thì đã bị người có trách nhiệm lợi dụng "sức mạnh" của chỉ thị 15 gạt bỏ rồi còn đâu, còn cơ hội đâu để điều tra phá án và tố tụng.
Đây là một câu chuyện dài, phức tạp. Cuộc chiến chống tham nhũng vì thế nó chỉ có thể được thực sự bắt đầu khi cơ quan tố tụng phải là những cơ quan độc lập, toàn quyền và thực hiện trách nhiệm đúng nghĩa "mọi công dân đều phải bình đẳng trước pháp luật", pháp luật không phân biệt anh là đảng viên hay dân chúng, đối tượng của pháp luật chỉ có một từ duy nhất để gọi: công dân.
=========
Ô ... hóa ra câu nói "ném chuột phải lo vỡ bình quý" của Tổng bí thư là chuẩn !
Sửa bởi NgocHoaVT: 10/03/2016 - 07:16
Le.Dung
10/03/2016
Thanh.Huong, on 08/03/2016 - 12:59, said:
Bộ trưởng Tài chính: "Đến năm 2017 mà đứt dây thì chúng ta chết”
Kêu “đứt dây chết” là hơi muộn!
Bây giờ mới kêu “đứt dây chết” thì hơi muộn, nhưng muộn còn hơn không…
“Nợ công cứ tăng như vừa rồi là chết!”. Đó là nhận xét của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ngày 7.3.2016. Phát biểu trước Ủy Ban Thường vụ Quốc hội cùng ngày Bộ trưởng Tài chính cũng cho biết, nợ công trên GDP đã là 62,2% (trong khi các chuyên gia cho là còn cao hơn) và than rằng điều hành ngân sách theo kiểu "đi trên dây" và tình thế này vẫn tiếp tục trong năm 2016, đặc biệt là với những diễn biến của giá dầu. "Đến năm 2017 mà đứt dây thì chúng ta chết”.
Bây giờ mới kêu “đứt dây chết” thì hơi muộn, nhưng muộn còn hơn không. Nếu giả như các vị lãnh đạo lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, trong đó có cả người viết bài này từ chí ít năm 2010 thì đâu nên nỗi.
Nguồn thu chính của ngân sách nhà nước là: thuế, bán tài nguyên hay tài sản (thí dụ thu từ dầu khí), thu từ dịch vụ do nhà nước thực hiện hay lợi nhuận từ doanh nghiệp nhà nước.
Các khoản chi chính của ngân sách nhà nước là: chi vận hành bộ máy nhà nước (kể cả đảng và các tổ chức quần chúng), thường được gọi là chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ (lãi và một phần gốc).
Nếu thu không đủ chi thì phải vay để bù khoản “bội chi” đó. Nếu thu nhiều hơn chi thì có “bội thu”.
Ở hầu hết các nước, Quốc hội (cơ quan lập pháp) ban hành luật ngân sách nhà nước chi tiết hàng năm và Chính phủ (cơ quan hành pháp) không được vi phạm luật ngân sách năm đó.
Ở Việt Nam chỉ có luật ngân sách “khung”. Trong Luật ngân sách Việt Nam không hề có khái niệm “bội thu” mà chỉ có “bội chi” (trừ luật mới 2015 có hiệu lực từ 2017, luật này có 1 lần nói đến “bội thu” trong Điều 7 nhưng khi có 39 lần nói đến “bội chi”; còn luật 2002 đang hiện hành không hề có khái niệm “bội thu” nhưng 10 lần nói đến “bội chi”). Cái não trạng của chính cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp chỉ biết đến “bội chi” đó khiến cho ngân sách nhà nước bị thâm hụt suốt hàng chục năm qua. Thâm hụt ngân sách thì phải vay bù vào và làm cho nợ công tăng lên, ngày càng nhanh đến mức người ta phải giật mình.
Không chỉ chính phủ trung ương nợ mà các chính quyền địa phương cũng có thể nợ. Nợ công gồm nợ của chính phủ trung ương và các chính quyền địa phương.
Dẫn báo cáo ngày 18.5.2015 của Chính phủ bài thảo luận chính sách mới đây của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết tỷ lệ nợ công/GDP là: 49,7% (2011); 50,0% (2012); 53,3% (2013) ước tính 60,3% cho 2014 và 65% cho năm 2015. Có thể thấy tỷ lệ nợ công tăng rất nhanh trong mấy năm vừa qua và đã vượt quá “ngưỡng” 60%.
Tỷ lệ 60,3% của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ công của Trung Quốc (41,06%), Thái Lan (45,2%), Phillipines (45,4%) và Indonesia (25%) trong năm 2014.
Nguyên nhân chính của nợ công tăng nhanh là chính sách chi ngân sách lỏng lẻo (từ bản thân luật), bộ máy hưởng ngân sách quá lớn, chi đầu tư phát triển kém hiệu quả. Cuối năm 2015, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã phải thốt lên “chi thường xuyên lên đến hơn 70% tổng chi thì phải thẳng thắn mà nói là với bộ máy như thế này, ai mà nuôi cho được,” nói cách khác chỉ còn chưa đầy 30% tổng chi cho trả nợ và đầu tư phát triển thì quá gay go do các khoản phải trả nợ từ ngân sách tăng rất nhanh, vẫn theo VEPR, từ 88 ngàn tỷ năm 2010 lên gần 150 ngàn tỷ năm 2015, trong đó riêng trả lãi so với tổng chi ngân sách đã tăng từ 3,2% năm 2010 lên 7,7% năm 2015.
Chỉ có cách siết chặt kỷ luật ngân sách, tinh giản bộ máy nhà nước, cắt bớt các khoản chi cho các tổ chức đảng và tổ chức quần chúng (một đặc thù rất Việt Nam) để giảm tỷ lệ chi thường xuyên; tăng hiệu quả đầu tư thì ngân sách nhà nước mới có cơ thoát khỏi việc “đi trên dây” và thoát chết.
Cần sự thay đổi triệt để trong việc tổ chức Quốc hội, nhất là thay đổi tư duy về làm luật ngân sách hàng năm thay cho luật ngân sách “khung” và phó mặc cho những người tiêu tiền (hành pháp) vốn có khuyến khích tiêu càng nhiều càng thích (một chuyện rất con người) khi không bị luật khống chế.
Chính phủ phải bị giám sát nghiêm ngặt về chi ngân sách và phải nỗ lực hết sức để tránh thất thu.
Nhân dân và xã hội dân sự phải tích cực tham gia giám sát, phát hiện sai sót, nhất là tham nhũng trong chi tiêu ngân sách.
Làm được thế thì điều hành ngân sách không phải “đi trên dây” giảm dần bội chi ngân sách tiến tới cân bằng và có thể có bội thu ngân sách.
===========
TS.Nguyễn Quang A (viết riêng cho Dân Việt)
NgocHoaVT
12/03/2016
Trích dẫn
Tướng Phan Anh Minh: '50% vụ buôn lậu có bóng dáng hải quan'
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan 'phản pháo' tướng Phan Anh Minh
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phản pháo tướng Phan Anh Minh: Không phải chỉ có hải quan mà có cả công an, quản lý thị trường…
Chiều 10-3, trao đổi qua điện thoại với PV báo Pháp Luật TP.H.C.M, ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan kiêm phụ trách Cục Hải quan TP.H.C.M, cho biết liên quan đến ý kiến mà Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP.H.C.M, cho rằng đến 50% vụ án buôn lậu có bóng dáng của cán bộ hải quan là một quy kết chưa có căn cứ.
Ông Cường nói: “Sau Hội nghị tổng kết phòng, chống tham nhũng tại TP.H.. ngày 8-3, nhiều phóng viên báo chí có gọi tôi hẹn phỏng vấn và đặt vấn đề về sự tiêu cực của cán bộ hải quan mà tướng Minh phát biểu. Về việc này tôi đã yêu cầu anh em qua làm việc trực tiếp với anh Minh với tinh thần cầu thị để làm rõ con số tướng Minh nêu trên dựa vào căn cứ nào. Phát biểu của tướng Minh làm ảnh hưởng đến hình ảnh toàn ngành hải quan”.
Nhưng thực tế cán bộ hải quan dính đến sai phạm không phải là ít - PV đặt câu hỏi?
Ông Cường nói: “Quan điểm của lãnh đạo Tổng cục Hải quan là sẽ xử lý nghiêm cán bộ sai phạm và sẵn sàng phối hợp với cơ quan chức năng để làm trong sạch nội bộ. Tuy nhiên, không thể lấy một số vụ sai phạm của cán bộ hải quan mà quy kết cho toàn ngành là không căn cứ. Bao giờ cũng có sự móc nối giữa bọn buôn lậu với các cơ quan quản lý chức năng, đương nhiên trong đó không phải chỉ có cán bộ hải quan mà có cả công an, quản lý thị trường và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Chúng tôi quan điểm sai đến đâu sửa đến đó chứ nói toàn ngành vậy không ổn. Tổng cục Hải quan sẽ làm rõ việc này”.
Trước đó, chiều 8-3, tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí 2015 và nhiệm vụ 2016. Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.H.C.M, làm xôn xao hội trường khi nhấn mạnh: “50% vụ án buôn lậu có bóng dáng cán bộ hải quan hoặc có liên quan”.
Thiếu tướng Phan Anh Minh cũng nêu một số ví dụ như vụ án do Công an TP.H.C.M điều tra về buôn lậu và lừa đảo tiền hoàn thuế giá trị gia tăng, có hàng chục cán bộ hải quan bị khởi tố.
Một vụ khác ở An Giang, 32 cán bộ nhân viên hải quan cửa khẩu Khánh Bình (An Giang) bị khởi tố hoặc bắt tạm giam (Mới đây cục trưởng Cục Hải quan tỉnh An Giang cũng bị cho thôi chức do để cán bộ xảy ra sai phạm nhiều - PV).
Gần đây nhất vào cuối tháng 12-2015, Cục An ninh tài chính tiền tệ và đầu tư thuộc Tổng cục An ninh II Bộ Công an đã khởi tố bắt tạm giam ông Nguyễn Tường Duy (42 tuổi), cán bộ thuộc đội kiểm soát Cục Hải quan TP.H.C.M ông Duy được cho là làm khó nhiều doanh nghiệp để nhận nhiều phong bì trị giá hàng tỉ đồng để làm thủ tục cho các doanh nghiệp. Liên quan đến vụ án này, hiện Bộ Công an đang tiếp tục mở rộng điều tra.
.
Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan kiêm phụ trách Cục Hải quan TP.H.C.M “Kết luận của tướng Minh căn cứ vào đâu?”. Ảnh:NĐ
NGUYỄN ĐỨC
Sửa bởi NgocHoaVT: 12/03/2016 - 00:25
CaspianPrince
12/03/2016
@NgocHoaVT: có thể nhìn vào lá số tử vi để biết một người sẽ có hành vi mờ ám trong công việc hay không?
Vd: các chủ tinh quan lộc (Tử, Phủ, Liêm, Tướng, Nhật) gặp một số tổ hợp ám tinh nhất định từ cánh hữu
Vd: các chủ tinh quan lộc (Tử, Phủ, Liêm, Tướng, Nhật) gặp một số tổ hợp ám tinh nhất định từ cánh hữu
Le.Dung
12/03/2016
Hơn 9.000 tỷ đồng vụ Huỳnh Thị Huyền Như không có khả năng thi hành án
Đó là thông tin được ông Vũ Quốc Doanh - Quyền Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TPHCM đưa ra tại cuộc họp về kết quả thi hành án những tháng đầu năm 2016 do Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) tổ chức chiều 11/3.
==========
SỐ TIỀN KHỔNG LỒ NÀY ĐÃ ĐƯỢC TUỒN ĐI ĐÂU ?
LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG CÓ QUY ĐỊNH: NHỮNG GIAO DỊCH PHÁT SINH TỪ 300 TRIỆU ĐỒNG TRỞ LÊN (THUỘC DIỆN GIAO DỊCH BẤT THƯỜNG) PHẢI ĐƯỢC BÁO CÁO LÊN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NGAY TRONG NGÀY
Đó là thông tin được ông Vũ Quốc Doanh - Quyền Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TPHCM đưa ra tại cuộc họp về kết quả thi hành án những tháng đầu năm 2016 do Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) tổ chức chiều 11/3.
==========
SỐ TIỀN KHỔNG LỒ NÀY ĐÃ ĐƯỢC TUỒN ĐI ĐÂU ?
LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG CÓ QUY ĐỊNH: NHỮNG GIAO DỊCH PHÁT SINH TỪ 300 TRIỆU ĐỒNG TRỞ LÊN (THUỘC DIỆN GIAO DỊCH BẤT THƯỜNG) PHẢI ĐƯỢC BÁO CÁO LÊN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NGAY TRONG NGÀY
Le.Dung
12/03/2016
Trích dẫn
Bộ trưởng Tài chính: "Đến năm 2017 mà đứt dây thì chúng ta chết”
Mấy năm nay, điều hành ngân sách theo kiểu "đi trên dây" và tình thế này vẫn tiếp tục trong năm 2016, đặc biệt là với những diễn biến của giá dầu. "Đến năm 2017 mà đứt dây thì chúng ta chết”. Đây là phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.
.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận điều hành ngân sách giai đoạn hiện nay rất khó khăn
Mấy năm nay, điều hành ngân sách theo kiểu "đi trên dây" và tình thế này vẫn tiếp tục trong năm 2016, đặc biệt là với những diễn biến của giá dầu. "Đến năm 2017 mà đứt dây thì chúng ta chết”. Đây là phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.
.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận điều hành ngân sách giai đoạn hiện nay rất khó khăn
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng: “Nghị quyết thế nào thì ra nợ công thế, ra bội chi vậy”
NgocHoaVT
13/03/2016
Chính phủ không chỉ đạo chống tham nhũng được
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt thừa nhận tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ đang là khâu yếu nhất trong công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nay.
"Phát hiện tham nhũng trong nội bộ yếu vì người đứng đầu chưa nhận thức đầy đủ và chưa làm tròn trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, đấu tranh PCTN. Bên cạnh đó, người đứng đầu có tâm lý ngại va chạm, né tránh, biết nhưng không muốn nói.
Thứ hai là do hành vi tham nhũng có độ ẩn cao nên cũng khó phát hiện. Ngoài ra cũng không loại trừ nguyên nhân phát hiện tham nhũng trong nội bộ yếu do người đứng đầu cũng “dính” đến tiêu cực, tham nhũng nên chẳng dại gì lại đi đấu tranh, phát hiện tham nhũng trong nội bộ."
Tôi cho rằng cơ chế tự phát hiện tham nhũng của chúng ta hiện nay chưa phát huy tác dụng bởi một số lý do như Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP.H.., đã trình bày.
Thứ nhất, việc PCTN ít nhiều vẫn còn hình thức. Chẳng hạn như việc kê khai tài sản vốn là một biện pháp tự phát hiện và PCTN rất tốt đã không được thực thi triệt để. Những bản kê khai tài sản khi được điền xong, nộp cho cơ quan có thẩm quyền thường được… “cất trong hộc tủ”. Điều này làm cho công tác giám sát việc kê khai tài sản không có cơ sở để thực hiện. Trong khi lẽ ra việc kê khai tài sản này phải được công khai để người dân và các cơ quan chức năng có thể giám sát tính trung thực nhằm ngăn ngừa và phát hiện tham nhũng.
Thứ hai, phạm vi của công tác PCTN nhiều nơi vẫn còn hạn chế. Không hẳn đó là những vùng cấm nhưng những vùng hạn chế vẫn còn làm giảm quyết tâm và những hành động chống tham nhũng cụ thể. Cũng chính vì vậy mà cơ chế tự phát hiện tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức không phát huy được hiệu quả như mong muốn của cả hệ thống chính trị và người dân.
Cuối cùng, chúng ta không thể phủ nhận có việc bao che, đùn đẩy công tác phát hiện và PCTN. Ở một góc độ nào đó, chúng ta phải công nhận rằng bệnh thành tích cũng là một trong những nguyên nhân khiến tham nhũng có dịp nằm im, không được phát hiện. Một cá nhân của một cơ quan, tổ chức nếu bị phát hiện tham nhũng thì chắc chắn uy tín của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Hơn nữa nếu việc phát hiện tham nhũng rất khó khăn nên chăng đi tìm những gương điển hình không tham nhũng để tuyên dương nhằm nêu tấm gương sáng cho xã hội, cho hệ thống công quyền?
Liên tục trong năm năm vừa qua, chúng tôi thực hiện nghiên cứu (Dự án PAPI), trong đó có nội dung về cảm nhận tham nhũng của người dân. Một hiện tượng cần phải chú ý là năm 2011, trong số gần 15.000 người dân được hỏi cho biết khi bị vòi vĩnh, nhũng nhiễu trung bình từ 5 triệu đồng trở lên thì người dân sẽ tố cáo. Nhưng đến năm 2015, người dân nói rằng phải bị nhũng nhiễu trung bình từ 25 triệu đồng trở lên thì họ mới tố cáo, còn dưới mức đó là họ chấp nhận. Sức chịu đựng với tham nhũng của người dân ngày càng tăng cũng đồng nghĩa với việc người dân đã “sống chung” với tham nhũng, kiểu con bệnh đã “nhờn” thuốc.
Đây là điều không tốt cho xã hội. Tham nhũng, nhất là tham nhũng vặt đã trở thành câu chuyện thường ngày. Thế thì những vụ tham nhũng lớn cũng sẽ ít còn ý niệm với người dân nữa. Sự thờ ơ, mất niềm tin của người dân đối với việc chống tham nhũng là điều rất nguy hiểm. Một hiện tượng khác trong nghiên cứu của chúng tôi cũng minh chứng cho điều này là: Năm 2011, tỉ lệ người đã tố cáo tham nhũng đạt 9% số người được hỏi (một tỉ lệ rất thấp), thế mà đến năm 2015 tỉ lệ này chỉ còn 2,5%!
Chúng ta có thể hiểu rằng sức chịu đựng của người dân đối với tham nhũng tăng lên thì cũng đồng nghĩa với việc tỉ lệ tố cáo tham nhũng giảm xuống.
Chủ trương PCTN của Nhà nước và Chính phủ thì rất đúng đắn nhưng chúng ta vẫn thiếu cơ chế hiệu quả để thực thi. Tính đến thời điểm này, BLHS đã được sửa đổi, bổ sung lần nữa nhưng một số hành vi tham nhũng vẫn chưa được hình sự hóa theo yêu cầu và nội dung của Công ước chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc. Trong đó đáng chú ý có loại hành vi làm giàu bất chính. Nếu được hình sự hóa, quy định này sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc chứng minh hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản do tham nhũng mà có.
Chân Luận ghi
Thu Nguyệt thực hiện
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt thừa nhận tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ đang là khâu yếu nhất trong công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nay.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương PHẠM ANH TUẤN:
Người đứng đầu “dính” tiêu cực, tự phát hiện tham nhũng yếu
"Phát hiện tham nhũng trong nội bộ yếu vì người đứng đầu chưa nhận thức đầy đủ và chưa làm tròn trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, đấu tranh PCTN. Bên cạnh đó, người đứng đầu có tâm lý ngại va chạm, né tránh, biết nhưng không muốn nói.
Thứ hai là do hành vi tham nhũng có độ ẩn cao nên cũng khó phát hiện. Ngoài ra cũng không loại trừ nguyên nhân phát hiện tham nhũng trong nội bộ yếu do người đứng đầu cũng “dính” đến tiêu cực, tham nhũng nên chẳng dại gì lại đi đấu tranh, phát hiện tham nhũng trong nội bộ."
GS NGUYỄN MINH THUYẾT, nguyên đại biểu QH:
Có việc bao che, đùn đẩy
Tôi cho rằng cơ chế tự phát hiện tham nhũng của chúng ta hiện nay chưa phát huy tác dụng bởi một số lý do như Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP.H.., đã trình bày.
Thứ nhất, việc PCTN ít nhiều vẫn còn hình thức. Chẳng hạn như việc kê khai tài sản vốn là một biện pháp tự phát hiện và PCTN rất tốt đã không được thực thi triệt để. Những bản kê khai tài sản khi được điền xong, nộp cho cơ quan có thẩm quyền thường được… “cất trong hộc tủ”. Điều này làm cho công tác giám sát việc kê khai tài sản không có cơ sở để thực hiện. Trong khi lẽ ra việc kê khai tài sản này phải được công khai để người dân và các cơ quan chức năng có thể giám sát tính trung thực nhằm ngăn ngừa và phát hiện tham nhũng.
Thứ hai, phạm vi của công tác PCTN nhiều nơi vẫn còn hạn chế. Không hẳn đó là những vùng cấm nhưng những vùng hạn chế vẫn còn làm giảm quyết tâm và những hành động chống tham nhũng cụ thể. Cũng chính vì vậy mà cơ chế tự phát hiện tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức không phát huy được hiệu quả như mong muốn của cả hệ thống chính trị và người dân.
Cuối cùng, chúng ta không thể phủ nhận có việc bao che, đùn đẩy công tác phát hiện và PCTN. Ở một góc độ nào đó, chúng ta phải công nhận rằng bệnh thành tích cũng là một trong những nguyên nhân khiến tham nhũng có dịp nằm im, không được phát hiện. Một cá nhân của một cơ quan, tổ chức nếu bị phát hiện tham nhũng thì chắc chắn uy tín của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Hơn nữa nếu việc phát hiện tham nhũng rất khó khăn nên chăng đi tìm những gương điển hình không tham nhũng để tuyên dương nhằm nêu tấm gương sáng cho xã hội, cho hệ thống công quyền?
PGS-TS ĐẶNG NGỌC DINH,Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng:
Tỉ lệ người tố cáo tham nhũng giảm mạnh
Liên tục trong năm năm vừa qua, chúng tôi thực hiện nghiên cứu (Dự án PAPI), trong đó có nội dung về cảm nhận tham nhũng của người dân. Một hiện tượng cần phải chú ý là năm 2011, trong số gần 15.000 người dân được hỏi cho biết khi bị vòi vĩnh, nhũng nhiễu trung bình từ 5 triệu đồng trở lên thì người dân sẽ tố cáo. Nhưng đến năm 2015, người dân nói rằng phải bị nhũng nhiễu trung bình từ 25 triệu đồng trở lên thì họ mới tố cáo, còn dưới mức đó là họ chấp nhận. Sức chịu đựng với tham nhũng của người dân ngày càng tăng cũng đồng nghĩa với việc người dân đã “sống chung” với tham nhũng, kiểu con bệnh đã “nhờn” thuốc.
Đây là điều không tốt cho xã hội. Tham nhũng, nhất là tham nhũng vặt đã trở thành câu chuyện thường ngày. Thế thì những vụ tham nhũng lớn cũng sẽ ít còn ý niệm với người dân nữa. Sự thờ ơ, mất niềm tin của người dân đối với việc chống tham nhũng là điều rất nguy hiểm. Một hiện tượng khác trong nghiên cứu của chúng tôi cũng minh chứng cho điều này là: Năm 2011, tỉ lệ người đã tố cáo tham nhũng đạt 9% số người được hỏi (một tỉ lệ rất thấp), thế mà đến năm 2015 tỉ lệ này chỉ còn 2,5%!
Chúng ta có thể hiểu rằng sức chịu đựng của người dân đối với tham nhũng tăng lên thì cũng đồng nghĩa với việc tỉ lệ tố cáo tham nhũng giảm xuống.
Ông HOÀNG MẠNH CHIẾN, cựu điều tra viên cao cấp Bộ Công an:
Cần hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính
Chủ trương PCTN của Nhà nước và Chính phủ thì rất đúng đắn nhưng chúng ta vẫn thiếu cơ chế hiệu quả để thực thi. Tính đến thời điểm này, BLHS đã được sửa đổi, bổ sung lần nữa nhưng một số hành vi tham nhũng vẫn chưa được hình sự hóa theo yêu cầu và nội dung của Công ước chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc. Trong đó đáng chú ý có loại hành vi làm giàu bất chính. Nếu được hình sự hóa, quy định này sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc chứng minh hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản do tham nhũng mà có.
Chân Luận ghi
Thu Nguyệt thực hiện
Le.Dung
14/03/2016
Gần 13.000 tỷ đồng nuôi 40.000 xe công phục vụ cán bộ
Cả nước hiện có gần 40.000 xe ôtô công, chưa bao gồm xe tại các đơn vị vũ trang, doanh nghiệp Nhà nước. Ước tính mỗi năm, chi phí để nuôi xe công có thể ngốn 12.800 tỷ đồng.
.
.
Đây là thông tin được ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cung cấp tại cuộc họp báo Bộ Tài chính chiều nay (23/10/2015).
Theo tính toán của Cục Quản lý Công sản, chi phí sử dụng một xe công trung bình khoảng 320 triệu đồng mỗi năm (bao gồm cả chi phí trả lương lái xe, chi phí hao mòn, sửa chữa, xăng dầu…). Như vậy, ước tính mỗi năm, chi phí để nuôi xe công có thể ngốn 12.800 tỷ đồng.
Đối với việc quản lý, sử dụng xe ô tô không đúng quy định, thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm; tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và mức thiệt hại mà phải bồi thường thiệt hại, đồng thời bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Xe ô tô mua không đúng tiêu chuẩn, vượt giá quy định, vượt định mức bị thu hồi để điều chuyển hoặc bán đấu giá nộp ngân sách nhà nước.
Cả nước hiện có gần 40.000 xe ôtô công, chưa bao gồm xe tại các đơn vị vũ trang, doanh nghiệp Nhà nước. Ước tính mỗi năm, chi phí để nuôi xe công có thể ngốn 12.800 tỷ đồng.
.
.
Đây là thông tin được ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cung cấp tại cuộc họp báo Bộ Tài chính chiều nay (23/10/2015).
Theo tính toán của Cục Quản lý Công sản, chi phí sử dụng một xe công trung bình khoảng 320 triệu đồng mỗi năm (bao gồm cả chi phí trả lương lái xe, chi phí hao mòn, sửa chữa, xăng dầu…). Như vậy, ước tính mỗi năm, chi phí để nuôi xe công có thể ngốn 12.800 tỷ đồng.
Đối với việc quản lý, sử dụng xe ô tô không đúng quy định, thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm; tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và mức thiệt hại mà phải bồi thường thiệt hại, đồng thời bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Xe ô tô mua không đúng tiêu chuẩn, vượt giá quy định, vượt định mức bị thu hồi để điều chuyển hoặc bán đấu giá nộp ngân sách nhà nước.
NgocHoaVT
15/03/2016
Xăng dầu Nghi Sơn không đạt mức 4, Tiêu chuẩn Việt Nam
Theo nguồn tin riêng của Dân trí, Bộ Công Thương vừa có một báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về sản phẩm của Dự án Liên hợp lọc hoá dầu (LHD) Nghi Sơn trong đó có nêu, chất lượng sản phẩm của Liên hợp này không đạt Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam cấp 4 và cấp 5.
.
========================
75.000 tỉ cho một điều ngu ngốc
Tôi có một người bạn thân làm việc cho Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Hôm rồi gặp nhau, anh thừa nhận với tôi rằng, việc Việt Nam ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nhà đầu tư nhà máy này thực sự là một điều: vô cùng ngu ngốc.
Trước đây, để thu hút đầu tư, người ta đã ký một cái gọi là cam kết bao tiêu sản phẩm cho nhà máy, đại khái nếu giá dầu xuống thấp thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ thay mặt Chính phủ chi trả tiền bù lỗ cho LHD Nghi Sơn. Mà theo tính toán, giá dầu dưới 75 USD thì LHD Nghi Sơn đã lỗ rồi.
Nhưng bây giờ, giá dầu đã xuống quá thấp... mới biết là hố. Vội vàng tính ra thì mới biết, kiểu này sẽ phải bù lỗ cho LHD Nghi Sơn... 75.000 tỉ đồng trong 10 năm kể từ 2017, khi nhà máy vào vận hành.
Ai đời kinh tế thị trường, làm ăn lỗ chịu lại nhận lời đi bao tiêu sản phẩm cho một dự án đầu tư tới 9 tỉ USD.
Bóng ma "bao cấp" ám ảnh bao nhiêu năm nay cũng chưa tan. Nào là bao cấp cho nhà máy điện, rồi bao cấp cho nhà máy luyện nhôm từ bauxite (trợ giá khoảng 1,2 tỉ USD, cũng trong 10 năm cho Nhà máy điện phân nhôm Trần Hồng Quân).
Mấy hôm rồi, lượn 1 vòng các bộ liên quan, một số chuyên viên biết việc này, sùi bọt mép lên chửi: "chúng nó điên rồi". Lại còn nghĩ ra chuyện thành lập quỹ xăng dầu trích từ phí xăng dầu của người tiêu dùng để lấy nguồn bù lỗ mới khủng khiếp chứ.
Gốc rễ của các câu chuyện này là sao? là tăm tối và không có phản biện, là tư duy bao cấp chứ còn gì nữa.
Đời nào rồi, thế kỷ XXI rồi mà vẫn dùng bài bao cấp, bao tiêu cho dự án hàng tỉ usd như vậy ?
Và đây là một mẹo để người ta có thể thoát khỏi cam kết. Rất du kích, rất Việt Nam ... phỏng ạ!
=====================
Việt Nam sẽ là “cường quốc” lọc dầu?
Bộ Công thương vừa chính thức đề nghị bổ sung dự án nhà máy lọc dầu Nhơn Hội (Bình Định) với số vốn 22 tỉ USD vào quy hoạch.
Sửa bởi NgocHoaVT: 15/03/2016 - 08:48
Theo nguồn tin riêng của Dân trí, Bộ Công Thương vừa có một báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về sản phẩm của Dự án Liên hợp lọc hoá dầu (LHD) Nghi Sơn trong đó có nêu, chất lượng sản phẩm của Liên hợp này không đạt Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam cấp 4 và cấp 5.
.
========================
75.000 tỉ cho một điều ngu ngốc
Tôi có một người bạn thân làm việc cho Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Hôm rồi gặp nhau, anh thừa nhận với tôi rằng, việc Việt Nam ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nhà đầu tư nhà máy này thực sự là một điều: vô cùng ngu ngốc.
Trước đây, để thu hút đầu tư, người ta đã ký một cái gọi là cam kết bao tiêu sản phẩm cho nhà máy, đại khái nếu giá dầu xuống thấp thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ thay mặt Chính phủ chi trả tiền bù lỗ cho LHD Nghi Sơn. Mà theo tính toán, giá dầu dưới 75 USD thì LHD Nghi Sơn đã lỗ rồi.
Nhưng bây giờ, giá dầu đã xuống quá thấp... mới biết là hố. Vội vàng tính ra thì mới biết, kiểu này sẽ phải bù lỗ cho LHD Nghi Sơn... 75.000 tỉ đồng trong 10 năm kể từ 2017, khi nhà máy vào vận hành.
Ai đời kinh tế thị trường, làm ăn lỗ chịu lại nhận lời đi bao tiêu sản phẩm cho một dự án đầu tư tới 9 tỉ USD.
Bóng ma "bao cấp" ám ảnh bao nhiêu năm nay cũng chưa tan. Nào là bao cấp cho nhà máy điện, rồi bao cấp cho nhà máy luyện nhôm từ bauxite (trợ giá khoảng 1,2 tỉ USD, cũng trong 10 năm cho Nhà máy điện phân nhôm Trần Hồng Quân).
Mấy hôm rồi, lượn 1 vòng các bộ liên quan, một số chuyên viên biết việc này, sùi bọt mép lên chửi: "chúng nó điên rồi". Lại còn nghĩ ra chuyện thành lập quỹ xăng dầu trích từ phí xăng dầu của người tiêu dùng để lấy nguồn bù lỗ mới khủng khiếp chứ.
Gốc rễ của các câu chuyện này là sao? là tăm tối và không có phản biện, là tư duy bao cấp chứ còn gì nữa.
Đời nào rồi, thế kỷ XXI rồi mà vẫn dùng bài bao cấp, bao tiêu cho dự án hàng tỉ usd như vậy ?
Và đây là một mẹo để người ta có thể thoát khỏi cam kết. Rất du kích, rất Việt Nam ... phỏng ạ!
=====================
Việt Nam sẽ là “cường quốc” lọc dầu?
Bộ Công thương vừa chính thức đề nghị bổ sung dự án nhà máy lọc dầu Nhơn Hội (Bình Định) với số vốn 22 tỉ USD vào quy hoạch.
Sửa bởi NgocHoaVT: 15/03/2016 - 08:48
NgocHoaVT
17/03/2016
Đại diện Công ty TNHH Thương mại Hòa Thuận (kinh doanh mặt hàng cao su) bức xúc: “Chúng tôi đã nhận được nhiều lời đề nghị thông cảm rồi, nhưng thông cảm cho cơ quan thuế thì ai thông cảm cho chúng tôi. Trong khi hơn 40 tỷ đồng chờ hoàn thuế không được, doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng, thậm chí cầm cố nhà cửa để sản xuất kinh doanh cầm chừng”.
Đại diện doanh nghiệp Hòa Thuận cho rằng, đã quá mệt mỏi với chuyện chờ đợi. “Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, lãnh đạo của cơ quan cao nhất về thuế, nói sau ngày 15/3 sẽ thay đổi chính sách. Nhưng bao nhiêu năm nay triền miên nói như vậy. Có tiền thì nói có tiền, không có tiền thì nói không. Cứ nói xin chủ trương, cứ chờ với đợi!”, bà Thu gay gắt.
Hoàn thuế: Không có tiền thì đừng hứa
Đại diện doanh nghiệp Hòa Thuận cho rằng, đã quá mệt mỏi với chuyện chờ đợi. “Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, lãnh đạo của cơ quan cao nhất về thuế, nói sau ngày 15/3 sẽ thay đổi chính sách. Nhưng bao nhiêu năm nay triền miên nói như vậy. Có tiền thì nói có tiền, không có tiền thì nói không. Cứ nói xin chủ trương, cứ chờ với đợi!”, bà Thu gay gắt.
Hoàn thuế: Không có tiền thì đừng hứa