Jump to content

Advertisements




Giải "Nobel Tử Bình"


67 replies to this topic

#1 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 18/01/2015 - 06:38

8 – Cách Tòng nhi (trong cuốn “Dự Đoán Theo Tứ Trụ” của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa):

1 – Chi tháng là Thực Thần hoặc Thương Quan của Nhật Chủ, toàn cục Thực Thương vượng.
2 – Mệnh cục nhất định phải có Tài (Thực Thương sinh Tài, tức có Nhi (có nghĩa là có con) thì phải có cháu) mới thành cách.

3 – Trong mệnh cục có tam hợp cục hay tam hội cục hóa Thực thần, Thương quan.
4 – Trong mệnh cục không có Quan, Sát hoặc Chính, Thiên Ấn khắc Nhật chủ hoặc khắc Thực Thương.

Dụng thần là thực thương, hỷ thần là Tỷ Kiếp và Tài tinh, kỵ thần là Kiêu Ấn và Quan Sát.

Ví dụ 1 :
Ất Tị - Bính Tuất - Ất Mùi – Bính Tuất (thuộc cách Tòng nhi)

Ất mộc sinh tháng Tuất, chọn nhân nguyên trong Tuất có Đinh hỏa làm Thực Thần. Hai thiên can Ất mộc sinh cho Bính hỏa, Bính hỏa lại sinh cho Tị hỏa, Tuất thổ nên trở thành cách Tòng nhi.

Ví dụ 2 :
Mậu Tý – Tân Dậu - Kỷ Dậu – Nhâm Thân (thuộc cách Tòng nhi)

Kỷ thổ sinh tháng Dậu, Dậu thuộc Kim là Thực thần. Trong Tứ Trụ, Kỷ Mậu thuộc Thổ sinh Kim (tức sinh cho Tân, Dậu, Thân), Kim lại sinh Thủy cho Nhân thủy. Cứ thế tương sinh nên thành cách Tòng nhi.

Sau đây là các ví dụ trong Chương 22 - Thương Quan” của cuốn “Trích Thiên Tủy” - tác giả Nhâm Thiết Tiều.

3 - Thương quan dụng kiếp cách

168 - Quý hợi - tân dậu - mậu thân - kỷ mùi (không thuộc cách Tòng nhi)

Canh thân/ kỷ mùi/ mậu ngọ/ đinh tị/ bính thìn/ ất mão

Trụ này thổ kim thương quan, tài tinh quá trọng, đến nỗi không như ý. May mắn giờ mùi, kiếp tài thông căn làm dụng thần; Đổi lại vận trình lại cát lợi, làm phò tá huyện lệnh. Đến vận đinh tị, bính thìn, ấn vượng, làm đến quan châu mục, do làm quan mà của cải tích tụ đầy đủ giàu có; ất mão vận xung khắc dậu, không yên ổn, bãi chức quy điền.

169 - Kỷ mùi - quý dậu - mậu tuất - canh thân
(không thuộc cách Tòng nhi)

Nhâm thân/ tân mùi/ canh ngọ/ kỷ tị/ mậu thìn/ đinh mão

Trụ này thổ kim thương quan, chi thuộc phương tây, kim khí quá trọng, lấy kiếp làm dụng thần. Mừng kỷ thổ khắc quý thủy, cho nên kế thừa dòng dõi nho học; đổi lại vận trình phương nam hỏa địa, làm quan từ huyện lệnh đến châu mục, được tiến cử nhà vua. Cả đời gặp hung hóa cát, công danh không gặp sóng gió vậy.

170 - Quý hợi - giáp dần - quý hợi - giáp dần
(không thuộc cách Tòng nhi)

Quý sửu/ nhâm tý/ tân hợi/ canh tuất/ kỷ dậu/ mậu thân

Trụ này thủy mộc thương quan, mừng không có tài, cho nên kế thừa dòng dõi nho học; hiềm địa chi dần hợi hóa mộc, thương quan quá trọng, khó toại nguyện công danh. Tân vận dạy học, hợi vận bổ nhiệm coi kho lương, canh tuất tăng cống nạp làm quan. Vận kỷ dậu mậu thân hai mươi năm thổ kim, sanh hóa không khắc hại, do làm quan mà của cải tích tụ đầy đủ giàu có.

171 - Mậu thân - kỷ mùi - bính tuất - kỷ sửu
(không thuộc cách Tòng nhi)

Canh thân/ tân dậu/ nhâm tuất/ quý hợi/ giáp tý/ ất sửu

Trụ này tứ trụ đều có thương quan, nếu sanh tháng sửu tuất, là tòng thương quan cách, danh lợi đều toại nguyện. Sanh vào tháng mùi, hỏa khí còn thừa, tất lấy mùi tàng đinh hỏa làm dụng. Tiếc là vận hành tây bắc kim thủy, đến nỗi tổ nghiệp rách nát; đến quý hợi vận, nghèo khổ không thể nhờ cậy, cắt tóc đi tu.

172 - Mậu thìn - canh thân - kỷ dậu - quý dậu
(không thuộc cách Tòng nhi)

Tân dậu/ nhâm tuất/ quý hợi/ giáp tý/ ất sửu/ bính dần

Trụ này cũng thương quan dụng kiếp, hiềm thìn thuộc thấp thổ, sanh kim chứa thủy, không đủ sanh nhật chủ; lại hiềm vận trình tây bắc kim thủy, cho nên nhất bại như vôi, không thành gia thất”.


Ví dụ số 205 trong ”Chương 28 - Thuận Nghịch”:

“205 - Quý dậu - giáp tý - canh thìn - giáp thân (thuộc cách Tòng nhi)

Quý hợi/ nhâm tuất/ tân dậu/ canh thân/ kỷ mùi/ mậu ngọ

Nhật nguyên canh thìn, chi phùng lộc vượng, thủy vốn đương quyền, lại hội thủy cục, thiên can giáp mộc vô căn, gọi là kim thủy hai khí đồng tâm, phải thuận theo thế kim thủy. Cho nên quý hợi nhâm vận, được cha mẹ nuôi dưỡng sung túc. Tuất vận chế thủy, vẫn còn mừng thân dậu tuất hội kim cục, tuy gặp hình tang mà không có họa lớn. Tân vận nhập học, dậu vận đi thi, canh vận đăng khoa, thân vận đại phát tiền của. Giao kỷ mùi, vận chuyển nam phương, hình thê khắc tử, gia nghiệp dần tiêu tan. Mậu ngọ xung thủy tính, gia nghiệp phá tán mất mạng”.


Nếu bỏ tính chất số 3 trong lý thuyết trên là : 3 – Trong mệnh cục có tam hợp cục hay tam hội cục hóa Thực thần, Thương quan” thì chúng ta thấy tất cả 8 ví dụ trên đều thỏa mãn lý thuyết của cụ Thiệu đưa ra nhưng chỉ có 2 ví dụ của cụ Thiệu và ví dụ số 205 của Nhâm Thiết Tiều là thuộc cách Tòng nhi.

Ví dụ duy nhất có đủ cả 4 tính chất của lý thuyết trên là ví dụ 169 (có thêm tính chất số 3 – tức có thêm tam hội Thân Dậu Tuất hóa Kim) nhưng nó lại không thuộc cách Tòng nhi.

Do vậy ta có thể yên tâm bỏ đi tính chất số 3 của cụ Thiệu (vì nó không có giá trị gì trong các ví dụ trên).

Đến đây chắc rằng mọi người đều phải thừa nhận rằng lý thuyết của cụ Thiệu đưa ra ở trên có độ chính xác không cao, vì nó có tỷ lệ đúng quá thấp.

Vậy thì bài toán mà chúng ta phải đưa ra ngay bây giờ là phải phát biểu lại lý thuyết trên của cụ Thiệu sao cho nó đúng ít nhất với 8 ví dụ này.

Những ai tìm ra được lời giải cho bài toán này chắc chắn phải có trình độ suy luận logic cao, thường có ở những người có khả năng nghiên cứu Tử Bình thực sự và dĩ nhiên họ được trao danh hiệu đoạt giải “Nobel Tử Bình” là chính đáng (chỉ có ý nghĩa danh dự trong sự tôn trọng nhau).

Hy vọng mọi người cùng tham gia giải cũng như đưa ra những bài toán mới trong Tử Bình có tính chất quan trọng như vậy. Điều này giúp chúng ta chủ động trong học và nghiên cứu Tử Bình.

Sửa bởi VULONG1: 18/01/2015 - 06:48


Thanked by 2 Members:

#2 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 18/01/2015 - 19:40

 VULONG1, on 18/01/2015 - 06:38, said:

8 – Cách Tòng nhi (trong cuốn “Dự Đoán Theo Tứ Trụ” của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa):

1 – Chi tháng là Thực Thần hoặc Thương Quan của Nhật Chủ, toàn cục Thực Thương vượng.
2 – Mệnh cục nhất định phải có Tài (Thực Thương sinh Tài, tức có Nhi (có nghĩa là có con) thì phải có cháu) mới thành cách.

3 – Trong mệnh cục có tam hợp cục hay tam hội cục hóa Thực thần, Thương quan.
4 – Trong mệnh cục không có Quan, Sát hoặc Chính, Thiên Ấn khắc Nhật chủ hoặc khắc Thực Thương.

Dụng thần là thực thương, hỷ thần là Tỷ Kiếp và Tài tinh, kỵ thần là Kiêu Ấn và Quan Sát.

Ví dụ 1 :
Ất Tị - Bính Tuất - Ất Mùi – Bính Tuất (thuộc cách Tòng nhi)

Ất mộc sinh tháng Tuất, chọn nhân nguyên trong Tuất có Đinh hỏa làm Thực Thần. Hai thiên can Ất mộc sinh cho Bính hỏa, Bính hỏa lại sinh cho Tị hỏa, Tuất thổ nên trở thành cách Tòng nhi.

Ví dụ 2 :
Mậu Tý – Tân Dậu - Kỷ Dậu – Nhâm Thân (thuộc cách Tòng nhi)

Kỷ thổ sinh tháng Dậu, Dậu thuộc Kim là Thực thần. Trong Tứ Trụ, Kỷ Mậu thuộc Thổ sinh Kim (tức sinh cho Tân, Dậu, Thân), Kim lại sinh Thủy cho Nhân thủy. Cứ thế tương sinh nên thành cách Tòng nhi.

Sau đây là các ví dụ trong Chương 22 - Thương Quan” của cuốn “Trích Thiên Tủy” - tác giả Nhâm Thiết Tiều.

3 - Thương quan dụng kiếp cách

168 - Quý hợi - tân dậu - mậu thân - kỷ mùi (không thuộc cách Tòng nhi)

Canh thân/ kỷ mùi/ mậu ngọ/ đinh tị/ bính thìn/ ất mão

Trụ này thổ kim thương quan, tài tinh quá trọng, đến nỗi không như ý. May mắn giờ mùi, kiếp tài thông căn làm dụng thần; Đổi lại vận trình lại cát lợi, làm phò tá huyện lệnh. Đến vận đinh tị, bính thìn, ấn vượng, làm đến quan châu mục, do làm quan mà của cải tích tụ đầy đủ giàu có; ất mão vận xung khắc dậu, không yên ổn, bãi chức quy điền.

169 - Kỷ mùi - quý dậu - mậu tuất - canh thân
(không thuộc cách Tòng nhi)

Nhâm thân/ tân mùi/ canh ngọ/ kỷ tị/ mậu thìn/ đinh mão

Trụ này thổ kim thương quan, chi thuộc phương tây, kim khí quá trọng, lấy kiếp làm dụng thần. Mừng kỷ thổ khắc quý thủy, cho nên kế thừa dòng dõi nho học; đổi lại vận trình phương nam hỏa địa, làm quan từ huyện lệnh đến châu mục, được tiến cử nhà vua. Cả đời gặp hung hóa cát, công danh không gặp sóng gió vậy.

170 - Quý hợi - giáp dần - quý hợi - giáp dần
(không thuộc cách Tòng nhi)

Quý sửu/ nhâm tý/ tân hợi/ canh tuất/ kỷ dậu/ mậu thân

Trụ này thủy mộc thương quan, mừng không có tài, cho nên kế thừa dòng dõi nho học; hiềm địa chi dần hợi hóa mộc, thương quan quá trọng, khó toại nguyện công danh. Tân vận dạy học, hợi vận bổ nhiệm coi kho lương, canh tuất tăng cống nạp làm quan. Vận kỷ dậu mậu thân hai mươi năm thổ kim, sanh hóa không khắc hại, do làm quan mà của cải tích tụ đầy đủ giàu có.

171 - Mậu thân - kỷ mùi - bính tuất - kỷ sửu
(không thuộc cách Tòng nhi)

Canh thân/ tân dậu/ nhâm tuất/ quý hợi/ giáp tý/ ất sửu

Trụ này tứ trụ đều có thương quan, nếu sanh tháng sửu tuất, là tòng thương quan cách, danh lợi đều toại nguyện. Sanh vào tháng mùi, hỏa khí còn thừa, tất lấy mùi tàng đinh hỏa làm dụng. Tiếc là vận hành tây bắc kim thủy, đến nỗi tổ nghiệp rách nát; đến quý hợi vận, nghèo khổ không thể nhờ cậy, cắt tóc đi tu.

172 - Mậu thìn - canh thân - kỷ dậu - quý dậu
(không thuộc cách Tòng nhi)

Tân dậu/ nhâm tuất/ quý hợi/ giáp tý/ ất sửu/ bính dần

Trụ này cũng thương quan dụng kiếp, hiềm thìn thuộc thấp thổ, sanh kim chứa thủy, không đủ sanh nhật chủ; lại hiềm vận trình tây bắc kim thủy, cho nên nhất bại như vôi, không thành gia thất”.


Ví dụ số 205 trong ”Chương 28 - Thuận Nghịch”:

“205 - Quý dậu - giáp tý - canh thìn - giáp thân (thuộc cách Tòng nhi)

Quý hợi/ nhâm tuất/ tân dậu/ canh thân/ kỷ mùi/ mậu ngọ

Nhật nguyên canh thìn, chi phùng lộc vượng, thủy vốn đương quyền, lại hội thủy cục, thiên can giáp mộc vô căn, gọi là kim thủy hai khí đồng tâm, phải thuận theo thế kim thủy. Cho nên quý hợi nhâm vận, được cha mẹ nuôi dưỡng sung túc. Tuất vận chế thủy, vẫn còn mừng thân dậu tuất hội kim cục, tuy gặp hình tang mà không có họa lớn. Tân vận nhập học, dậu vận đi thi, canh vận đăng khoa, thân vận đại phát tiền của. Giao kỷ mùi, vận chuyển nam phương, hình thê khắc tử, gia nghiệp dần tiêu tan. Mậu ngọ xung thủy tính, gia nghiệp phá tán mất mạng”.


Nếu bỏ tính chất số 3 trong lý thuyết trên là : 3 – Trong mệnh cục có tam hợp cục hay tam hội cục hóa Thực thần, Thương quan” thì chúng ta thấy tất cả 8 ví dụ trên đều thỏa mãn lý thuyết của cụ Thiệu đưa ra nhưng chỉ có 2 ví dụ của cụ Thiệu và ví dụ số 205 của Nhâm Thiết Tiều là thuộc cách Tòng nhi.

Ví dụ duy nhất có đủ cả 4 tính chất của lý thuyết trên là ví dụ 169 (có thêm tính chất số 3 – tức có thêm tam hội Thân Dậu Tuất hóa Kim) nhưng nó lại không thuộc cách Tòng nhi.

Do vậy ta có thể yên tâm bỏ đi tính chất số 3 của cụ Thiệu (vì nó không có giá trị gì trong các ví dụ trên).

Đến đây chắc rằng mọi người đều phải thừa nhận rằng lý thuyết của cụ Thiệu đưa ra ở trên có độ chính xác không cao, vì nó có tỷ lệ đúng quá thấp.

Vậy thì bài toán mà chúng ta phải đưa ra ngay bây giờ là phải phát biểu lại lý thuyết trên của cụ Thiệu sao cho nó đúng ít nhất với 8 ví dụ này.

Những ai tìm ra được lời giải cho bài toán này chắc chắn phải có trình độ suy luận logic cao, thường có ở những người có khả năng nghiên cứu Tử Bình thực sự và dĩ nhiên họ được trao danh hiệu đoạt giải “Nobel Tử Bình” là chính đáng (chỉ có ý nghĩa danh dự trong sự tôn trọng nhau).

Hy vọng mọi người cùng tham gia giải cũng như đưa ra những bài toán mới trong Tử Bình có tính chất quan trọng như vậy. Điều này giúp chúng ta chủ động trong học và nghiên cứu Tử Bình.

Bổ xung thêm ví dụ số 58 trong cuốn "Trích Thiên Tuỷ" .

"58 - Mậu tuất tân dậu mậu tuất tân dậu (thuộc cách Tòng nhi)

Nhâm tuất/ quý hợi/ giáp tý/ ất sửu/ bính dần/ đinh mão

Mệnh này thổ kim hai khí thành tượng, dụng tân kim thương quan diệu dụng. Mừng gặp vận phương bắc, tú khí lưu hành, thiếu niên đăng khoa giáp, sĩ chí hoàng triều. Giao vận bính dần, bính hỏa phá dụng thần tân kim, mất lộc. Phàm hai khí thành tượng, cần phải nhật chủ không được sanh, dụng thần hoặc thực hoặc thương quan. Gọi là tinh anh tú khí, thông tuệ phú quý đều có; vận khắc dụng thần, phá cục thì không tránh gặp họa. Như kim thủy, thuỷ mộc thành ấn thụ cách, không dụng được thực thương, cho nên không phú quý, cần nghiệm vậy".


Ví dụ này thuộc cách Tòng nhi mặc dù không có Tài tinh, tức ví dụ này không thoả mãn tính chất số 2 trong lý thuết của cụ Thiệu Vĩ Hoa.

Xem lại thì trong 8 ví dụ đưa ra ở trên ta thấy ví dụ số 170 cũng không có Tài tinh nhưng nó không thuộc cách Tòng nhi. Vậy thì chúng ta có thể yên tâm bỏ tính chất số 2 trong lý thuyết của cụ Thiệu.

Lý thuyết về Tòng nhi của cụ Thiệu bây giờ chỉ còn 2 tính chất là:

"1 – Chi tháng là Thực Thần hoặc Thương Quan của Nhật Chủ, toàn cục Thực Thương vượng.
4 – Trong mệnh cục không có Quan, Sát hoặc Chính, Thiên Ấn khắc Nhật chủ hoặc khắc Thực Thương.

Dụng thần là thực thương, hỷ thần là Tỷ Kiếp và Tài tinh, kỵ thần là Kiêu Ấn và Quan Sát".


Vậy thì phải phát biểu lại lý thuyết của cụ Thiệu như thế nào cho nó đúng với ít nhất 9 ví dụ được đưa ra ở đây?

(Ví dụ số 213 trong cuốn "Trích Thiên Tuỷ":

"213- Quý mùi đinh tị giáp ngọ canh ngọ

Bính thìn/ ất mão/ giáp dần/ quý sửu/ nhâm tý/ tân hợi

Nhật nguyên giáp ngọ, chi toàn tị ngọ mùi, táo quá mức hĩ. Thiên can kim thủy vô căn, phản lại kích hỏa cháy mãnh liệt, chỉ có thể thuận theo hỏa khí vậy. Sơ vận mộc hỏa, thuận theo khí, tiền tài tăng không ngừng. Đến quý sửu vận, hình tang đau buồn, hao phá quá nhiều. Vận nhâm tý xung kích quá nặng, phạm tội giết người, hồi lộc, gia phá mạng vong".


Mặc dù hỷ dụng thần của nó đúng theo cách Tòng nhi nhưng vì trong Tứ Trụ có Quan Sát và Kiêu Ấn nên phải xếp nó vào 1 loại Tòng khác còn quan trọng hơn cả cách Tòng nhi. Cách Tòng này có tên là "Tòng Theo Lệnh tháng" sẽ nói sau.)

Sửa bởi VULONG1: 18/01/2015 - 19:50


Thanked by 1 Member:

#3 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 19/01/2015 - 06:44

Bổ xung thêm ví dụ số 92 ở Chương 12 - Bát Cách” trong cuốn “Trích Thiên Tủy” là đủ 10 ví dụ cho giải “Nobel Tử Bình” lần thứ nhất này như sau:

“92- Đinh sửu - quý mão - ất mão - kỷ mão

Nhâm dần/ tân sửu/ canh tý/ kỷ hợi/
mậutuất/ đinh dậu

Ngày ất mão, sanh tháng mão, nhật nguyên cực vượng, mừng nhất gặp đinh hỏa thấu xuất, tiết kỳ tinh anh. Tiếc rằng quý thủy khắc đinh, thiên can kỷ thổ lâm tuyệt địa, không thể khắc chế quý thủy, dòng dõi danh gia không có kế tục, sơ trung vận phùng thủy mộc chi hình tang phá háo, gia nghiệp tiêu tan;
mậu tuất đinh vận, kinh doanh thành công lớn, phát tài cự vạn, nếu luận phi thiên lộc mã cách, tắc mậu tuất vận bị phá tán nhiều vậy”.

Tứ Trụ này chỉ tạo thành cách Tòng nhi ở vận Mật Tuất mà thôi bởi vì ở vận Mậu Tuất có 3 Mão hợp với tuất hóa Hỏa thành công (vì có Đinh làm thần dẫn), khi đó Lệnh tháng là Hỏa cho nên ngũ hợp của Mậu đại vận với Quý trụ tháng mới hóa được Hỏa.

Ta thấy ở vận này trong Tứ Trụ chỉ có 3 hành là Mộc là Tỷ Kiếp, Hỏa là Thực Thương và Thổ là Tài tinh, trong đó Thực Thương hỏa nắm lệnh và thống trị trong Tứ Trụ nên trở thành cách Tòng nhi. Chính vì vậy mà vận này như tác giả cho biết ”mậu tuất đinh vận, kinh doanh thành công lớn, phát tài cự vạn”. Vận Đinh Dậu không phải cách Tòng nhi nhưng có Đinh vượng ở đại vận Dậu đã xì hơi Thân vượng sinh cho Tài, thêm Dậu xung 3 Mão làm cho Thân mộc bớt vượng nên cũng phát Tài lớn (Dậu đại vận hợp với Sửu trụ năm nhưng bị Mão xung tan).

Vậy thì phải phát biểu lại lý thuyết của cụ Thiệu như thế nào cho nó đúng ít nhất với 10 ví dụ được đưa ra ở đây?

Đây chính là câu hỏi cho giải "Nobel Tử Bình" lần thứ nhất.

Sửa bởi VULONG1: 19/01/2015 - 06:52


Thanked by 1 Member:

#4 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 14/03/2015 - 04:16

Trên thế giới có giải Nobel thì ngược lại với nó đã có giải IG Nobel (tức giải Nobel ngược hay hiểu đơn giản là giải Nobel cười). Vậy thì trong Tử Bình có giải Nobel Tử Bình thì cũng phải có giải IG Nobel Tử Bình là một chuyện bình thường.

Vừa qua tôi đã tìm được một ví dụ có thể thuộc vào loại IG Nobel Tử Bình này, đó chính là ví dụ số 52 trong "Chương 9 - Can Chi Tổng Luận" của cuốn "Tích Thiên Tủy":

"52 - Nhâm dần - giáp thìn - đinh hợi - kỷ dậu

Ất tị/ bính ngọ/ đinh mùi/ mậu thân/ kỷ dậu/ canh tuất/ tân hợi/ nhâm tý

Can năm nhâm thủy, có chi hợi thủy là vượng. Quan sinh ấn, ấn sinh nhật chủ, dụng thực thần kỷ thổ, tài tinh có thực là phúc, quan được tài tinh sanh phò. Thương quan tuy đương lệnh, được ấn tinh (giáp mộc) khắc chế hữu tình, năm tháng không phản bối, ngày giờ không đố kỵ, thủy chung sở đắc
. Quan nhị phẩm phú quý vô đặng, tài bạch trăm vạn, con cái đẹp đẽ, thọ tám chục tuổi".

Cứ cho bài luận của tác giả là hoàn toàn đúng theo thực tế của vị "Quan nhị phẩm" này thì liệu Tứ Trụ này có phù hợp với vị Quan này hay không?

Ai có thể tìm ra cái thú vị của giải IG Nobel Tử Bình ở đây là cái gì?

Sửa bởi VULONG1: 14/03/2015 - 04:21


Thanked by 1 Member:

#5 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1530 Bài viết:
  • 1983 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 07/04/2015 - 20:57

Tôi không biết là tiền bối VULONG1 tham danh, điên loạn, hay là vì đã thoát tục nhập tiên mà suy nghĩ không giống người thường. Hà cớ gì cứ chạy khắp trời Đông Tây Nam Bắc tự biên tự diễn vừa đá bóng vừa thổi còi một mực cổ xúy cho những lý thuyết của mình.

Khổng Tử một bộ óc như vậy nhưng mang sở học và suy nghĩ của mình đến đâu cũng không được tiếp nhận. Phải chăng ông không đủ tài? Phải chăng ông không đủ đưc? Hoặc đơn giản hơn, phải chăng vì tư tưởng của ông có khiếm khuyết bẩm sinh nên không thể dung nạp và áp dụng rộng rãi được.

Tôi khuyên tiền bối niệm kinh Phật và ngồi thiền, sẽ vượt qua được sở tri kiến hiện tại. Trí sinh tại hư không.

Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi bình luận trong bài của tiền bối.

#6 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 10/04/2015 - 21:00

 uchihakula, on 07/04/2015 - 20:57, said:

Tôi không biết là tiền bối VULONG1 tham danh, điên loạn, hay là vì đã thoát tục nhập tiên mà suy nghĩ không giống người thường. Hà cớ gì cứ chạy khắp trời Đông Tây Nam Bắc tự biên tự diễn vừa đá bóng vừa thổi còi một mực cổ xúy cho những lý thuyết của mình.

Khổng Tử một bộ óc như vậy nhưng mang sở học và suy nghĩ của mình đến đâu cũng không được tiếp nhận. Phải chăng ông không đủ tài? Phải chăng ông không đủ đưc? Hoặc đơn giản hơn, phải chăng vì tư tưởng của ông có khiếm khuyết bẩm sinh nên không thể dung nạp và áp dụng rộng rãi được.

Tôi khuyên tiền bối niệm kinh Phật và ngồi thiền, sẽ vượt qua được sở tri kiến hiện tại. Trí sinh tại hư không.

Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi bình luận trong bài của tiền bối.

"Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi bình luận trong bài của tiền bối".

Rất may cho tôi là cuối cùng có câu này chứ không thì tôi lại phải mất thời gian để giải thích cho những "Nhà Thông Thái Bẩm sinh" kiểu này mà hiểu được thì kể cũng mệt đấy.

Cám ơn nhiều.

Sửa bởi VULONG1: 10/04/2015 - 21:11


#7 Khokhao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 69 Bài viết:
  • 33 thanks

Gửi vào 15/04/2015 - 11:05

Chào VuLong!
Không hiểu bác muốn nói gì bác có thể giải thích rõ cho mình dc ko? Còn vấn đề luận của tác giả thì tôi thấy có chút gượng ép. Cho mình luận cho vui. Thứ 1 thấy Quan nên dùng Quan cách, Quan cách có gốc và khí ở lệnh tháng, ngày, giờ và típ tục tìm Ấn thấy và Ấn Giáp có gốc ở năm tháng giờ. Kỷ Thực chỉ có gốc ở nhỏ ở năm, ở tháng thì bị Giáp Ấn phá mạnh, tuy có khí ở Dậu(TS ở Dậu) nhưng bị Dậu tiét khí, Kỷ tìm cách hợp Giáp nhưng bị Dậu tiết khí ko hợp dc.Còn Đinh và Nhâm khó hợp vì Giáp đã tiết Nhâm. Đinh có gốc và khí ở nam và giờ.Bát tự Quan Ấn cách thế lực Quan Ấn ngang hoà nhau. Bát tự này đã hoàn toàn trung hoà nên là bát tự tốt. Tôi sẽ coi Đinh hoả là một hỷ thần. Vận hoả chắc là tốt 1, mấy vận kia cũng chẳng ăn thua gì. Chỉ phân tích vậy thôi xin mn góp ý cho mình.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


 VULONG1, on 14/03/2015 - 04:16, said:

Trên thế giới có giải Nobel thì ngược lại với nó đã có giải IG Nobel (tức giải Nobel ngược hay hiểu đơn giản là giải Nobel cười). Vậy thì trong Tử Bình có giải Nobel Tử Bình thì cũng phải có giải IG Nobel Tử Bình là một chuyện bình thường.

Vừa qua tôi đã tìm được một ví dụ có thể thuộc vào loại IG Nobel Tử Bình này, đó chính là ví dụ số 52 trong "Chương 9 - Can Chi Tổng Luận" của cuốn "Tích Thiên Tủy":

"52 - Nhâm dần - giáp thìn - đinh hợi - kỷ dậu

Ất tị/ bính ngọ/ đinh mùi/ mậu thân/ kỷ dậu/ canh tuất/ tân hợi/ nhâm tý

Can năm nhâm thủy, có chi hợi thủy là vượng. Quan sinh ấn, ấn sinh nhật chủ, dụng thực thần kỷ thổ, tài tinh có thực là phúc, quan được tài tinh sanh phò. Thương quan tuy đương lệnh, được ấn tinh (giáp mộc) khắc chế hữu tình, năm tháng không phản bối, ngày giờ không đố kỵ, thủy chung sở đắc
. Quan nhị phẩm phú quý vô đặng, tài bạch trăm vạn, con cái đẹp đẽ, thọ tám chục tuổi".

Cứ cho bài luận của tác giả là hoàn toàn đúng theo thực tế của vị "Quan nhị phẩm" này thì liệu Tứ Trụ này có phù hợp với vị Quan này hay không?

Ai có thể tìm ra cái thú vị của giải IG Nobel Tử Bình ở đây là cái gì?


#8 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 18/04/2015 - 04:59

 Khokhao, on 15/04/2015 - 11:05, said:

Chào VuLong!
Không hiểu bác muốn nói gì bác có thể giải thích rõ cho mình dc ko? Còn vấn đề luận của tác giả thì tôi thấy có chút gượng ép. Cho mình luận cho vui. Thứ 1 thấy Quan nên dùng Quan cách, Quan cách có gốc và khí ở lệnh tháng, ngày, giờ và típ tục tìm Ấn thấy và Ấn Giáp có gốc ở năm tháng giờ. Kỷ Thực chỉ có gốc ở nhỏ ở năm, ở tháng thì bị Giáp Ấn phá mạnh, tuy có khí ở Dậu(TS ở Dậu) nhưng bị Dậu tiét khí, Kỷ tìm cách hợp Giáp nhưng bị Dậu tiết khí ko hợp dc.Còn Đinh và Nhâm khó hợp vì Giáp đã tiết Nhâm. Đinh có gốc và khí ở nam và giờ.Bát tự Quan Ấn cách thế lực Quan Ấn ngang hoà nhau. Bát tự này đã hoàn toàn trung hoà nên là bát tự tốt. Tôi sẽ coi Đinh hoả là một hỷ thần. Vận hoả chắc là tốt 1, mấy vận kia cũng chẳng ăn thua gì. Chỉ phân tích vậy thôi xin mn góp ý cho mình.

 VULONG1, on 14/03/2015 - 04:16, said:

Trên thế giới có giải Nobel thì ngược lại với nó đã có giải IG Nobel (tức giải Nobel ngược hay hiểu đơn giản là giải Nobel cười). Vậy thì trong Tử Bình có giải Nobel Tử Bình thì cũng phải có giải IG Nobel Tử Bình là một chuyện bình thường.

Vừa qua tôi đã tìm được một ví dụ có thể thuộc vào loại IG Nobel Tử Bình này, đó chính là ví dụ số 52 trong "Chương 9 - Can Chi Tổng Luận" của cuốn "Tích Thiên Tủy":

"52 - Nhâm dần - giáp thìn - đinh hợi - kỷ dậu

Ất tị/ bính ngọ/ đinh mùi/ mậu thân/ kỷ dậu/ canh tuất/ tân hợi/ nhâm tý

Can năm nhâm thủy, có chi hợi thủy là vượng. Quan sinh ấn,
ấn sinh nhật chủ, dụng thực thần kỷ thổ, tài tinh có thực là phúc, quan được tài tinh sanh phò. Thương quan tuy đương lệnh, được ấn tinh (giáp mộc) khắc chế hữu tình, năm tháng không phản bối, ngày giờ không đố kỵ, thủy chung sở đắc. Quan nhị phẩm phú quý vô đặng, tài bạch trăm vạn, con cái đẹp đẽ, thọ tám chục tuổi".

Cứ cho bài luận của tác giả là hoàn toàn đúng theo thực tế của vị "Quan nhị phẩm" này thì liệu Tứ Trụ này có phù hợp với vị Quan này hay không?

Ai có thể tìm ra cái thú vị của giải IG Nobel Tử Bình ở đây là cái gì?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chào KhoKhao!

Với phương pháp của tôi thì Tứ Trụ này có Thân nhược nên dĩ nhiên Thổ phải là kỵ thần thì làm sao có thể làm dụng thần như tác giả kết luận được. Hơn nữa Nhật can Đinh bị khắc trực tiếp bởi Hợi cùng trụ thì làm sao mà "ấn sinh nhật chủ" để Thân có thể vượng được ?

Cho nên rõ ràng tác giả đã thay đổi Tứ Trụ này cho nó có vẻ rất chi là hài hoà đẹp và dĩ nhiên điều này chỉ có thể lừa được những người nhẹ dạ cả tin mà thôi. Vậy thì Tứ Trụ thật của ví dụ này như thế nào ? Đây chính là cái IG Nobel mà mọi người cần phải tìm ra.

#9 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 18/04/2015 - 15:07

52-Nhâm dần- giáp thìn-đinh hợi-kỉ dậu.
Trụ này thổ là dụng thần nhưng không phải vì thân vượng mà trái lại vì thân cực suy đành dụng thổ. Tức biết phận mình không thể phản kháng nên triển khai tài hoa (thực thương) mới là con đường an thân lập nghiệp. Như sử gia Tư Mã Thiên vậy.

Thanked by 1 Member:

#10 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 18/04/2015 - 15:57

 maianha, on 18/04/2015 - 15:07, said:

52-Nhâm dần- giáp thìn-đinh hợi-kỉ dậu.
Trụ này thổ là dụng thần nhưng không phải vì thân vượng mà trái lại vì thân cực suy đành dụng thổ. Tức biết phận mình không thể phản kháng nên triển khai tài hoa (thực thương) mới là con đường an thân lập nghiệp. Như sử gia Tư Mã Thiên vậy.

Vậy thì Tứ Trụ này thuộc cách Tòng Nhi, Tòng Thầy .... hay Tòng U đây ?

Sửa bởi VULONG1: 18/04/2015 - 15:59


#11 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 19/04/2015 - 04:15

 VULONG1, on 18/04/2015 - 15:57, said:

Vậy thì Tứ Trụ này thuộc cách Tòng Nhi, Tòng Thầy .... hay Tòng U đây ?
Xem ra bác chưa hiểu câu thần chú : " Ngũ âm tòng thế..." này rồi.

#12 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 19/04/2015 - 05:42

 maianha, on 19/04/2015 - 04:15, said:

Xem ra bác chưa hiểu câu thần chú : " Ngũ âm tòng thế..." này rồi.

Vậy thì maianha thử giải thích xem "Ngũ âm tòng thế..." được ứng dụng vào ví dụ này như thế nào? Sau đó tôi sẽ phản biện.

Sửa bởi VULONG1: 19/04/2015 - 05:43


#13 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 19/04/2015 - 08:19

 VULONG1, on 19/04/2015 - 05:42, said:

Vậy thì maianha thử giải thích xem "Ngũ âm tòng thế..." được ứng dụng vào ví dụ này như thế nào? Sau đó tôi sẽ phản biện.
OK. Nhưng tôi muốn biết VULONG sẽ phản biện cái gì trước đã.

Sửa bởi maianha: 19/04/2015 - 08:20


#14 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 19/04/2015 - 15:02

 maianha, on 19/04/2015 - 08:19, said:

OK. Nhưng tôi muốn biết VULONG sẽ phản biện cái gì trước đã.

Phản biện xem maianha đã ứng dụng câu này để luận ví dụ này là đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý ấy mà.

#15 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 24/04/2015 - 12:34

 VULONG1, on 19/04/2015 - 15:02, said:

Phản biện xem maianha đã ứng dụng câu này để luận ví dụ này là đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý ấy mà.
Tôi từ "ngũ âm tòng thế..." mà tìm ra dụng thần thổ thực thần cho bát tự này, vậy nếu VULONG muốn phản biện thì trước hết hãy phản biện dụng thần thổ là đúng hay sai cái đã. Cũng tức là nếu tôi sai thì câu thần chú mà tôi ứng dụng trên cũng sai, và đương nhiên là VULONG đúng.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |