Năm hành tinh tạo thành một đường thẳng trên bầu trời đêm. Ảnh: Bảo tàng Victoria.
Theo Australian Geographic, sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ sẽ đứng thẳng hàng trong thời gian từ 20/1 đến 20/2.
Tiến sĩ Tanya Hill, chuyên viên cao cấp tại Trạm thiên văn Melbourne Australia, cho biết sự kiện này sẽ tái diễn vào tháng 8 năm nay và tháng 10/2018. Theo tiến sĩ Alan Duffy, thuộc Đại học Swinburne, Melbourne, Australia, sao Thủy sẽ xuất hiện rất gần đường chân trời nên người theo dõi sự kiện cần chọn vị trí quan sát ở xa các tòa nhà cao tầng hoặc những chỗ cây cối rậm rạp.
Sao Kim và sao Mộc có thể được nhìn thấy khá rõ trên bầu trời và sao Hỏa rất nổi bật với ánh sáng đỏ. "Chúng ta có thể quan sát điều tuyệt vời này bằng mắt thường trong bầu trời đêm", tiến sĩ Duffy cho biết.
Thùy Dương
---------------
«Khi nhà Hán hưng lên, có ngũ tinh liên châu (5 sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) thẳng hàng nhau nơi chòm sao Đông Tỉnh (năm thứ 7 đời Hán Cao Tổ, năm 200 tcn)."
trích "Thiên văn học cổ Trung Hoa" của Nhân tử Nguyễn Văn Thọ
Tại sao lại có Giáp Tý...? Nó là hiện tượng 5 Tinh đẩu Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ xếp thẳng hàng nhau ( cứ 60 năm lại có 1 lần như thế ). Lần xảy ra gần đây nhất là vào ngày 19/2 năm 1984. Không biết giải thích như thế đã đủ chưa???
Mỗi 1 hành tinh Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ nó dùng 72 ngày để đi hết 1 tiểu chu, cho cả 5 hành tình thì cần 360 ngày. Đó chính là 72 cục của Thái Ất và Tiểu Chu Thái Ất là 360 , đại chu là 3600.
Một tài liệu đời Tây Hán (TK 2 TCN) tìm được năm 1973 ghi rõ chu kỳ của Sao Kim là 584,4 ngày, Sao Mộc là 377 ngày, Sao Thổ là 594,4 ngày, chỉ sai lệch so với kết quả tính toán hiện đại chưa đến 0,3 ngày. Đời Hán Cao Tổ, hiện tượng 5 hành tinh của Hệ mặt trời ở vị trí thẳng hàng đã được gọi là “Chuỗi ngọc 5 sao”. Vào khoảng năm 484 TCN, các tính toán cũng xác định độ dài chính xác của một năm là 365,25 ngày, là cơ sở cho việc đặt hệ thống Âm-dương lịch khá hoàn chỉnh. Hệ thống lịch này được điều chỉnh một số lần, càng về sau càng chính xác.
Ngũ tinh Liên châu đúng là việc nhìn thấy cả năm hành tinh ở gần nhau trên bầu trời, còn được gọi là "ngũ tinh tụ", không nhất thiết phải chập vào nhau làm một (giao hội). Liên châu - thể hiện thẳng giống như một chuỗi hạt. Mà mặt phẳng quĩ đạo các hành tinh gần trùng nhau, thì khi chúng gần nhau trên bầu trời thì hiển nhiên là phải gần thẳng hàng với nhau rồi, không thể nhấp nhổm được.
Như vậy, Ngũ tinh liên châu (không phải giao hội) không phải là quá hiếm, vì việc "gần nhau" có thể rất tương đối. Các nhà chiêm tinh sẽ tùy nghi mà nói. Ngũ tinh liên châu được có thể là báo hiệu điềm lành, tốt đẹp, nhưng cũng có thể là điềm gở, tai họa cũng được, vì còn tùy thuộc khu vực mà nó tụ hội. Và quan trọng hơn là những người chiêm tinh nói thế nào cho có lợi. Nếu khi đang có việc cần vui mừng, thì các quan chiêm tinh sẽ báo ngay là điềm vui, còn nếu không thì ỉm đi hoặc bảo là điềm gở cũng chả sao.
Hiện tượng này được ghi nhận trong Thiên Quan Thư - Sử ký Tư Mã Thiên như sau: "Nguyên niên, đông thập nguyệt, Ngũ tinh tụ vu đông tỉnh". Nghĩa là năm đầu tiên đời Hán Cao Tổ, tháng 10 mùa đông, ngũ tinh liên châu tại chòm Tỉnh phương đông.
Tuy nhiên, theo tính toán của TVH hiện đại thì vào tháng 10 năm đó (206TCN), chỉ có Sao Thổ, Sao Mộc là rất gần nhau ở khu vực chòm Tỉnh. Nhưng đến tháng 6 năm sau thì 5 hành tinh đều nằm rất gần nhau ở khu vực chòm Tỉnh.
Khi Tư Mã Thiên viết sử ký vào 100 năm sau, có lẽ ông cũng ghi theo trí nhớ hoặc lưu truyền trong triều nhà Hán, sự kiện Ngũ tinh tụ báo hiệu điềm lành (Hán Cao Tổ mở đầu nhà Hán) mà không thể kiểm chứng được, nên ghi nguyên văn như vậy.
Do đó có thể thấy việc Ngũ tinh tụ không phải là khi chúng chập làm một, mà chỉ cần cùng xuất hiện gần nhau, nếu nằm trong một trong 28 Tú thì đã là cực kì tốt và hiếm có rồi. Và hiện tượng này mang tính hình tượng hơn là có ý nghĩa thực tế.
Nguồn: Source:
Sửa bởi danhkiem: 19/01/2016 - 20:44