V.E.DAY, on 24/12/2015 - 07:01, said:
---------------------------------------------------------------------------------
Tôi biết, khi công bố ra cách khởi đại hạn này, sẽ khiến một số bạn đọc hoang mang vì không rõ thực hư ra sao, chi bằng chỉ còn cách kiểm nghiệm thực tế.
Đúng. Việc kiểm nghiệm thực tế là công việc mà bạn sẽ phải tiến hành, đó là công việc của bạn. Còn tôi xin trình bày tiếp về cơ sở của phép Đại hạn này như sau :
Trước tiên cần phải xác định Đại hạn là gì ? Phần này tôi đã trình bày trước đây, giờ chỉ nhấn mạnh ý chính là khi khảo sát một chuyển động,
đơn vị thời gian phải là một số nguyên lần, chứ không phải là một số lẻ, ví dụ 1 giây sau, 1 phút sau, 1 giờ sau, 1 ngày sau, 1 tháng sau và 1 năm sau v.v...
Vì Mệnh được xác định bằng 2 thông số : tháng sinh và giờ sinh.
Do đó ví dụ một người sinh giờ x tháng y thì câu hỏi đặt ra là : Cùng giờ x tháng y+1 mệnh người này ở đâu ? Tức là đơn vị tháng phải tăng lên một số nguyên lần : y+1.
Từ đó ta thấy :
Phép khởi đại hạn cho trường hợp Mệnh an tại 4 mộ có một cơ sở vững chắc, khó mà đánh đổ được cơ sở này :
Tại Thìn khí mộc của mùa xuân là dư khí, khí thổ cũng không tròn đầy.
Tại Mùi khí hỏa của mùa hạ là dư khí, khí thổ cũng không tròn đầy.
Tại Tuất khí kim của mùa thu là dư khí, khí thổ cũng không tròn đầy.
Tại Sửu khí thủy của mùa đông là dư khí, khí thổ cũng không tròn đầy.
VD:
Giả sử một người Hỏa 6 cục , Dương Nam, Mệnh an tại Thìn thì từ 1 cho đến 5 là phần dư của một đại hạn, an ngay tại Mệnh,
đến 6 tuổi nhập ĐH tại cung Phụ.
so sánh với cách :
Luôn luôn khởi ĐH ngoài cung Mệnh, rất vô lý với trường hợp Mệnh an tại 4 sinh và 4 chính.
Tại các vị trí đó, khí đã tròn đầy, tại sao không tính mà lại bỏ ? lại an ĐH đầu tiên sang cung kế tiếp.
Happy Holidays . Ăn sớm nghỉ muộn = vui dài lâu.
Cái vụ khởi an Đại hạn ở Phụ Mẫu thì tui nghĩ có lẽ ngườì xưa nhấn lên một cung để 10 năm tiểu biến (1 đại hạn) và 30 năm đại biến nằm vào cung Quan Lộc cho hợp vơi' chu trình đời người "Tam thập nhi lập" .