←  Tử Vi

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Bàn về miếu vượng đắc hãm

Locked

17 18 19 20 21 |»|

minhduc's Photo minhduc 02/01/2012

Oh nếu vậy theo minhduc hiểu thì các cụ ngày xưa đã nghiệm tử vi từ Dịch, đặt tượng cho các sao cũng từ Dịch, rồi sau đó áp dụng vào giải đoán lá số.

Một lá số tử vi như vậy gói trọn tất cả không gian, thời gian... nói chung là mọi thứ nằm trong đó.

Dùng công cụ người xưa cần hiểu cái lý của bậc thánh nhân. Vì Thánh nhân đầu óc thường đơn giản, cho nên đừng có vẽ rắn thêm chân...

Có phải!?!?
Trích dẫn

daicoviet's Photo daicoviet 02/01/2012

Việc làm, lời nói, suy nghĩ của bậc Trí nhân thường rất đơn giản vì họ đã thấu đạt Lý của Sự /Vật nên việc làm, lời nói, suy nghĩ của họ khộng bị cái tinh vi , phức tạp , tiêu tiết chi phối giới hạn. Ngưo*`i chưa tha^'u đạt Lý cu?a Su*./Va^.t ne^'u bắt chước bậc trí suy nghi~ hành động đơn giản thì lại trở thành ngô nghê bởi hành vi và tư tưởng chẳng Khe^' hợp vo*'i Ly'/Thời /Vị của Sự/Vật và trở thành bất cập trong suy nghĩ và hành động, ngược lại với sự bất cập này là sự thái qu'a cực đoan trong lý luận phức tạp , chi ly ...cã hai điều này đều khó lòng đi đến đích .
Sửa bởi daicoviet: 02/01/2012 - 02:02
Trích dẫn

NgoaLong's Photo NgoaLong 02/01/2012

DuyDat said:

Cháu có nhờ 1 người lập giùm lá số ( viết tay ), trong lá số ghi Tử Vi (Miếu) ( tử vi ở Mùi ). Theo cháu biết thì nó phải là Đắc địa!
Cháu không hiểu đây là do nhầm lẫn hay do 1 số trường phái tử vi ???

Sự miếu vượng đắc bình hãm trong Tử Vi không thống nhất, có sách thì thế này, có sách thì thế nọ. Nhưng trên cơ bản thì không khác biệt gì lắm, cũng như giữa miếu và vượng hoặc đắc, nó cũng không nói lên được gì nhiều. Một khi biết được tính chất, cách cục của nó thì cũng không cần biết nó miếu đắc thế nào lắm đâu, như thế Tử Phá, Tử Phủ, Tử Tướng, Tử Tham, Tử Sát. Như Tử Vi tại cung dương thì thuộc cách Tử Phủ Vũ Tướng; ở đây lại phân ra 3 thế nữa là khi Tử Vi tại Dần Thân thì Tử Phủ, tại Tí Ngọ thì Tử Vi đơn thủ, tại Thìn Tuất thì đồng cung với Thiên Tướng; xa hơn nữa thì ở 2 cung đối nhau sẽ khác nhau thế nào. Còn khi tại cung âm thì hợp với cách SPT thành SPLTTV, thường gọi là SPLT, ở đây cũng vậy, nó là Tử Sát, Tử Phá, Tử Tham.

Theo lý này thì NL không cho rằng Tử Vi miếu tại Mùi. Nó cũng như "đắc vị", "đắc thế" trong quẻ Dịch, Hà Lạc vậy. Ngồi tại vị trí tốt thì đắc vị, được cách cục tốt thì đắc thế như Tử Vi tại Ngọ thì xem như đắc vị, có Phủ Vũ Tướng hoặc Tả Hữu cát tinh chầu về thì đắc thế, v.v...

Đại khái vậy. Thành thử NL cũng không chú tâm vào chuyện miếu vương đắc bình hãm lắm. Nói vậy không có nghĩa là không phân biệt giữa nó, chẳng qua là không cần thiết li ti quá về nó thôi.
Sửa bởi NgoaLong: 02/01/2012 - 02:05
Trích dẫn

buikhoai's Photo buikhoai 02/01/2012

Happy New Year mọi người

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 02/01/2012

Tử Vi tại Ngọ đắc Phủ Tướng chầu về
Tử Vi tại Tý cũng đắc Phủ Tướng chầu về

Liệu có thể coi hai trường hợp này tốt như nhau ?

Rồi, giả sử cả hai trường hợp đều được cát tinh, cát hóa thì sự khác nhau không rõ rệt
Nhưng, nếu cả hai đều thiếu cát tinh và bị sát tinh xâm phạm (1 trong tứ sát Kình Đà Hỏa Linh), lúc này sẽ cân nặng nhẹ hai trường hợp trên ra sao?

Cũng tương tự với Tử Sát tại Tỵ và Hợi.

Thân!
Sửa bởi AnKhoa: 02/01/2012 - 02:26
Trích dẫn

NgoaLong's Photo NgoaLong 02/01/2012

AnKhoa said:

Tử Vi tại Ngọ đắc Phủ Tướng chầu về
Tử Vi tại Tý cũng đắc Phủ Tướng chầu về

Liệu có thể coi hai trường hợp này tốt như nhau ?

Tuy có thể cho là cùng đắc thế (Phủ Vũ Tướng cho là có lực như nhau), nhưng không cùng (đắc) vị (chỉ là không đắc vị bằng thôi, chứ không thất vị). Tử Vi tại Ngọ ngon hơn tại Tí. Ngoài ra, nếu xét thêm về thế đứng của các chính tinh còn lại thì thấy khi Tử Vi cư Ngọ thì bộ Âm Dương sáng rực trong khi tại Tí thì bộ Âm Dương thất huy.

Nói ngoài lề 1 tí, để ý thấy cung vị cũng có ảnh hưởng khá lớn, như cung Ngọ thì thường có cách cục hay như Tử Vi cư Ngọ, Phá Quân, Thất Sát, Thái Dương, Thiên Lương đều là những cách khá hay; còn Phủ Vũ Tướng, Liêm, Cơ, Cự thì đều sáng sủa, 3 sao còn lại là Đồng Âm Tham tuy hãm nhưng cũng có thể trở thành kỳ cách.

AnKhoa said:

Rồi, giả sử cả hai trường hợp đều được cát tinh, cát hóa thì sự khác nhau không rõ rệt
Nhưng, nếu cả hai đều thiếu cát tinh và bị sát tinh xâm phạm (1 trong tứ sát Kình Đà Hỏa Linh), lúc này sẽ cân nặng nhẹ hai trường hợp trên ra sao?

Cũng tương tự với Tử Sát tại Tỵ và Hợi.

Theo NL thì cũng như vậy, không ngoài 2 chữ "cách cục". Ví như Tử Vi tại Ngọ thì có lực hơn tại Tí, nếu đắc cách thì có thể phát mạnh hơn chẳng hạn. Tử Vi được ví như Vua, ngồi tại Ngọ được xem như Vua ngồi trong hoàng cung thì ắt hẳn rất ngầu. Ngược lại, Tử Vi tại Tí yếu kém hơn nên uy lực không được mạnh mẽ bằng tại Ngọ, như phú có câu: "Đế tinh tại Tí nan giải hung nguy, lưu hạn sát tinh La Võng lao hình khôn vị thoát; mệnh nãi Dương Đà Kiếp hội vi thành thọ giảm", còn phú Nôm thì có câu: "Ngôi Tử Vi đóng vào chốn hãm, quyền cứu tha thiểu giảm vô uy".

Còn cách Tử Sát thì không khác biệt nhau lắm (tại Tỵ thì bộ Âm Dương sáng).

Thấy viết Tử Vi có căn nguyên với Dịch Lý, Hình Tượng, Thiên Văn, Lịch Pháp, Địa Lý. Trong mấy cái này có lẽ nhiều người tìm hiểu Tử Vi như ta gần gũi nhất là Hình Tượng.
Sửa bởi NgoaLong: 02/01/2012 - 08:56
Trích dẫn

thatsat's Photo thatsat 02/01/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

buiram, on 02/01/2012 - 02:13, said:

Happy New Year mọi người

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Happy new year buiram
Trích dẫn

thatsat's Photo thatsat 02/01/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

daicoviet, on 02/01/2012 - 01:48, said:

Việc làm, lời nói, suy nghĩ của bậc Trí nhân thường rất đơn giản vì họ đã thấu đạt Lý của Sự /Vật nên việc làm, lời nói, suy nghĩ của họ khộng bị cái tinh vi , phức tạp , tiêu tiết chi phối giới hạn. Ngưo*`i chưa tha^'u đạt Lý cu?a Su*./Va^.t ne^'u bắt chước bậc trí suy nghi~ hành động đơn giản thì lại trở thành ngô nghê bởi hành vi và tư tưởng chẳng Khe^' hợp vo*'i Ly'/Thời /Vị của Sự/Vật và trở thành bất cập trong suy nghĩ và hành động, ngược lại với sự bất cập này là sự thái qu'a cực đoan trong lý luận phức tạp , chi ly ...cã hai điều này đều khó lòng đi đến đích .

Lời này giống truyện Liễu Hạ Huệ.
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 02/01/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 02/01/2012 - 08:36, said:

Theo NL thì cũng như vậy, không ngoài 2 chữ "cách cục". Ví như Tử Vi tại Ngọ thì có lực hơn tại Tí, nếu đắc cách thì có thể phát mạnh hơn chẳng hạn. Tử Vi được ví như Vua, ngồi tại Ngọ được xem như Vua ngồi trong hoàng cung thì ắt hẳn rất ngầu. Ngược lại, Tử Vi tại Tí yếu kém hơn nên uy lực không được mạnh mẽ bằng tại Ngọ, như phú có câu: "Đế tinh tại Tí nan giải hung nguy, lưu hạn sát tinh La Võng lao hình khôn vị thoát; mệnh nãi Dương Đà Kiếp hội vi thành thọ giảm", còn phú Nôm thì có câu: "Ngôi Tử Vi đóng vào chốn hãm, quyền cứu tha thiểu giảm vô uy".

Ý là em đang băn khoăn, cái chữ "cách cục" là được xây dựng từ đâu, liệu có đơn giản là sự hội tụ tinh đẩu ?

Để ví dụ cho Tử Vi tại Mùi, là miếu hay là đắc, liệu có phải đơn thuần là bởi vì Sát Phá Tham nhập vào bộ Tử Vũ Liêm ?

Phú có câu: "Tử Vi cư ngọ, vô hình kỵ, giáp đinh kỷ sinh nhân, vị chí công khanh"
Đã bao hàm cả đắc vị và sự hội tụ tinh đẩu ?

Thân!
Sửa bởi AnKhoa: 02/01/2012 - 12:25
Trích dẫn

tuphasonghanh's Photo tuphasonghanh 02/01/2012

Tử vi ở tý, tý tượng quẻ khảm, thuần thủy . Thổ không thể phát triển tại nơi vượng thủy.
Nhưng vẫn ok, vì bộ phủ tướng về khá mạnh. mà vua có ngu hay nói văn hoa hơn là vua bé mới lên ngôi nhưng các quần thần trung thành và mạnh thì vua đấy vẫn ngon. Có thể so sánh giữa tử vi cư ngọ và tý như nhóc tỳ trên 10 và anh chàng 30.
Hay như liêm sát,tại mùi ngon hơn sửu. sách chú khựa gọi là hùng tú càn nguyên, vị trí đẹp của thất sát sau mỗi cung thân. Tại sao cùng là thổ mà tại mùi ngon hơn???????? Câu trả lời nằm ở ngũ hành tinh đẩu.
Cả ngũ hành và tương tác cách cục sao tạo nên vị trí đắc hãm.
Sửa bởi tuphasonghanh: 02/01/2012 - 21:45
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 02/01/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tuphasonghanh, on 02/01/2012 - 21:39, said:

Tử vi ở tý, tý tượng quẻ khảm, thuần thủy . Thổ không thể phát triển tại nơi vượng thủy.
Nhưng vẫn ok, vì bộ phủ tướng về khá mạnh. mà vua có ngu hay nói văn hoa hơn là vua bé mới lên ngôi nhưng các quần thần trung thành và mạnh thì vua đấy vẫn ngon. Có thể so sánh giữa tử vi cư ngọ và tý như nhóc tỳ trên 10 và anh chàng 30.
Hay như liêm sát,tại mùi ngon hơn sửu. sách chú khựa gọi là hùng tú càn nguyên, vị trí đẹp của thất sát sau mỗi cung thân. Tại sao cùng là thổ mà tại mùi ngon hơn???????? Câu trả lời nằm ở ngũ hành tinh đẩu.
Cả ngũ hành và tương tác cách cục sao tạo nên vị trí đắc hãm.

tuphasonghanh thử đưa ý kiến của mình về trường hợp:

- Sát tại Dần không bằng ở Thân, tại sao còn cùng ghi chữ Miếu địa ?
- Liệu Sát ở Thân có tốt hơn ở Dần, theo bố cục Âm Dương khi Sát tại Thân hãm, còn tại Dần vượng ? (vì nhiều người có quan điểm xét bộ Âm Dương sáng tối)

Thân!
Sửa bởi AnKhoa: 02/01/2012 - 21:52
Trích dẫn

NgoaLong's Photo NgoaLong 02/01/2012

AnKhoa said:

Ý là em đang băn khoăn, cái chữ "cách cục" là được xây dựng từ đâu, liệu có đơn giản là sự hội tụ tinh đẩu ?

Để ví dụ cho Tử Vi tại Mùi, là miếu hay là đắc, liệu có phải đơn thuần là bởi vì Sát Phá Tham nhập vào bộ Tử Vũ Liêm ?

Tử Vi được gọi là "Tử Vi Đẩu Số", trên lá số toàn là tinh đẩu thì hẳn nhiên là dựa vào tinh đẩu để luận. Nó lại có trên dưới 100 tinh đẩu thì hiển nhiên muốn luận tất phải xét qua sự hội tụ của tinh đẩu là chính rồi.

Tử Vi được coi như bị mất gốc, có lẽ một ít tinh túy của nó còn đọng lại qua các câu Phú (cộng với 1 ít sách vở sót lại). Thành thử muốn tự tìm hiểu thì phải qua nó. Qua Phú Tử Vi và sách vở thấy cách cục Tử Vi tại Mùi không thể sánh cùng, ngang hàng với Tử Vi tại Ngọ được.

Đó là tự định lượng vậy thôi, chứ khó có thể chứng minh được tại sao sao này miếu ở vị trí nọ, hoặc sao này là miếu vượng đắc bình hay hãm tại chổ kia, v.v... . Như nói từ đầu, NL không để tâm nhiều vào chuyện miếu hay vượng, vượng hay đắc lắm. Giả dụ như cho là Tử Vi miếu tại Mùi, rồi thì cũng đâu giải quyết được gì. Khi luận thì ta cũng dựa vào tính chất, ý nghĩa, phú. Mà qua đó thì nó lại trở về chổ cũ - tức là vẫn đánh giá, cho thấy cách cục Tử Vi tại Ngọ cao hơn tại Mùi nhiều. Trên thực tế cũng vậy.

AnKhoa said:

Phú có câu: "Tử Vi cư ngọ, vô hình kỵ, giáp đinh kỷ sinh nhân, vị chí công khanh"
Đã bao hàm cả đắc vị và sự hội tụ tinh đẩu ?

Có thể cho là vậy. Vì Tử Vi là 1 sao tốt lại được ngồi ở cung vị tốt (của nó). Còn vô Hình Kỵ thì tránh được Không Kiếp Kỵ (hung đồ, ám tinh). Tuổi Giáp Đinh Kỷ thì được Lộc Tồn (kèm theo Tướng Ấn tam hợp), lại còn được Hóa nữa. Sơ qua đã nói lên 1 cách cục khá tốt rồi.
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 02/01/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 02/01/2012 - 21:58, said:

Đó là tự định lượng vậy thôi, chứ khó có thể chứng minh được tại sao sao này miếu ở vị trí nọ, hoặc sao này là miếu vượng đắc bình hay hãm tại chổ kia, v.v... . Như nói từ đầu, NL không để tâm nhiều vào chuyện miếu hay vượng, vượng hay đắc lắm. Giả dụ như cho là Tử Vi miếu tại Mùi, rồi thì cũng đâu giải quyết được gì. Khi luận thì ta cũng dựa vào tính chất, ý nghĩa, phú. Mà qua đó thì nó lại trở về chổ cũ - tức là vẫn đánh giá, cho thấy cách cục Tử Vi tại Ngọ cao hơn tại Mùi nhiều. Trên thực tế cũng vậy.

Thực ra, chữ miếu vượng đắc hãm cho thấy được cái vị thế của tinh đẩu, xem vững chắc hay yếu kém.
Nếu vị thế vững chắc, một vài sát kị tinh không thể hoặc khó làm lung lay được
Nếu vị thế yếu kém, một vài sát kị tinh lại dễ có thể làm lung lay

Em cũng đang băn khoăn cái chữ "miếu vượng đắc hãm" tại sao lại có sự khác biệt (không phải là nhỏ và ít) giữa tài liệu Tử Vi Việt Nam và Trung Hoa vậy ? Phải chăng, đã có 1 trong 2 bên đã gán "lời răn dạy" vào Tử Vi ?

Ví dụ:
Tử Phá lực không phải là nhỏ, nếu xét về tài năng chữ "nhập miếu" cũng không sai
Nhưng Tử Phá lại là con người biến ảo khó lường, không hợp với chữ "đạo nghĩa" mà các nhà nho lấy làm tiêu chuẩn lắm, nên mới cho chữ "đắc địa" thôi.

Hoặc quan điểm về "miếu vượng đắc hãm" từng xã hội, từng thời khác nhau ?

Ví dụ, thời đại hiện đại ngày nay, một anh Tử Phủ liệu có so sánh nổi một anh Tử Phá, Tử Sát về tài năng và khả năng thành đạt ? Còn tất nhiên, xét về đạo đức, thì chắc là hơn.

Thân!
Sửa bởi AnKhoa: 02/01/2012 - 22:12
Trích dẫn

tuphasonghanh's Photo tuphasonghanh 02/01/2012

Âm dương là tượng cha mẹ, là 1 phần của vận trình đương nhiên ảnh hương cực lớn lên lá số. Nhưng không liên quan đến miếu hãm, vì miếu hãm là thước đo tính chất của sao biểu hiện thế nào khi đóng tại 1 cung.
Thất sát tại cung thân kim đương nhiên là hơn thất sát tại dần. Phá quân tại tý ngon hơn tại ngọ, nhưng ở ngọ âm dương sáng láng thì song thân tốt hơn, vận trình ổn định hơn nhưng tính chất phá quân tại tý được phát huy cực độ.
Trích dẫn

tuphasonghanh's Photo tuphasonghanh 02/01/2012

Tử vi tại ngọ giống như Mao lúc lên ngôi.
Tử phá thì như Mao lúc còn đang đấu tranh với Tưởng.
Vậy mao vẫn là mao????????????. ^ ^
Trích dẫn
Locked

17 18 19 20 21 |»|