Gửi vào 29/12/2011 - 17:31
Bài của anh Thiên Kỷ Quý:
CHÚ GIẢI VÀ LUẬN VỀ CUNG CỦA ĐẨU SỐ:
1. DẦN: là cung của Mộc, đúng lúc Tam Dương giao thái, thảo mộc manh nha (nẩy mầm), tới cung Mão thì Mộc càn vượng, Tham Lang, Thiên Cơ là miếu địa, nên được Thủy của Thiên Tướng tới cung Dần là vượng Tướng, Thủy của Cự Môn đến Mão là để sơ thông.
Tại sao cung Dần là cung của Mộc, và tại sao Thủy của Thiên Tướng đến Dần là vượng Tướng?
Mộc Hành Tràng Sinh ở Hợi, thuận Hành là Mộc Dục ở Tí, Quan Đới ở Sửu, Lâm Quan ở Dần, nên Lâm Quan là vị trí của Lộc Tồn, đúng là trong trạng thái bình hòa vững chắc, nên nói Dần là cung của Mộc, Mộc tại sửu vẫn còn hàn lạnh khí trọng, không nơi manh nha chi địa.
Dần là ở sau Lập Xuân, giá lạnh được ánh sáng mặt trời sưởi ấm giải đi, Mộc được Thủy khí sơ Xuân tứới nhuần, nên được sinh trưởng. Nhưng Mộc của sơ Xuân là mộc non, Kỵ Kim lại khắc. Nên cung Dần Văn Xương (Kim) đơn thủ, được gọi là không đắc vị, do đó cổ thư nói “Văn Xương tại Dần là thất hãm”. Chú ý: so với các Chính Tinh miếu, vượng, đắc, hãm, Văn Xương hãm ở đây quan trọng hơn. Văn Xương mà bị hãm thì ý nghĩa của các Chính Tinh dù có đẹp cũng chẳng được phát huy, bất lợi cho công chức, khoa giáp. Vì Dần là cung của Mộc, Thiên Tướng (Thủy) tại cung Dần nhất định đi cùng Vũ Khúc nên được Kim của Vũ Khúc trợ phát Thủy của Thiên Tướng. Cung Dần là cung của Mộc được Thủy của Thiên Tướng nhập cung, càng được vượng tướng. Nhưng nếu được Thủy của Văn Khúc và Thủy của Thiên Tướng thì cung Dần Thủy thế rất lớn, vì có Chính Diệu tương sinh nên quá vượng trở thành lụt, không cát.
2. MÃO: Mộc cực vượng nên Tham Lang, Thiên Cơ miếu địa. Lý do Mộc Đế Vượng tại Mão, nên ở cung Mão Mộc được Nguyệt lệnh, khí của Mộc cực vượng, nhưng cung Mão là nơi Thổ Tử nên các Sao Thổ ở Mão là hãm. Tỷ như: Tử Vi (Thổ), Thiên Phủ (Thổ), Lộc Tồn (Thổ) mà đơn thủ ở Mão là hãm địa. Lại Tử Vi (Thổ) đồng cung với Tham Lang (Mộc) thì Tử Vi bị Tham Lang nịnh thần; Tham Lang, Đào Hoa khắc Tử Vi đế tinh, nên vua bị nịnh thần khắc, nghĩa là dưới mà phạm thượng, như Lục Luân đại loạn, quân không ra quân thần không ra thần... Nhưng ở đây nếu Tử Tham nhập Mệnh thì nên xem Ngũ Hành, Hỉ, Kỵ như thế nào, nếu Hỉ Thần là Thổ thì phạm Đào Hoa nên lời nói không thật, chẳng phải là người nghĩa tín; nếu Hỉ Thần là Mộc thì đương số nên Kinh Doanh, nhưng rất thích mạo hiễm, là loại đầu cơ tích trử. Nếu Tử Tham ở đây gặp Hỏa, Linh thì gọi là “biến cách”, lại trở thành Đế vượng tinh, nên Tử Vi (Thổ) là Đế quân thật, không phải là Lục Luân đại loạn, tướng mạo trang nghiêm và phúc hậu.
- Thiên Cơ tại Mão đi chung với Cự Môn Thủy, Thiên Cơ Mộc miếu địa được Thủy của Cự Môn tiếp sức nên được vượng thế nên đặc tính của Thiên Cơ Mộc được phát huy, nhưng có mòi quá vượng lại được Lộc Tồn (Thổ) hoặc Tả Phù (Thổ) để tiết khí Mộc, và chế Cự Môn Thủy thì sẽ trường tồn. Nếu Mệnh, Thân được Mộc là Hỉ Thần thì thành tài cát, là người đại kinh doanh. Nên chi cổ thư thường nói: “Thiên Cơ, Cự Môn đồng cung, Hỉ gặp Tả, Hữu hoặc Lộc Tồn”, nhưng Hữu Bật (Thủy) ở đây giúp cho Mộc càng vượng là không tốt, có lẽ những người sau không thấu triệt nên đã viết lầm vì nghĩ có Tả thì phải có Hữu. Cổ thư lại nói: “Cự Cơ đồng cung Kỵ gặp Xương, Khúc”; có nghĩa là Thủy của Văn Khúc giúp cho thế của Mộc qúa vượng nên cũng không hay! Nhưng Văn Khúc cát hung lẫn lộn. Vì tại cung Mão còn sao Vũ Sát, Thiên Phủ, Nhật Lương, Liêm Phá, Thiên Tướng, Thiên Đồng, Nguyệt là cát Tinh.
- Vũ, Sát ở Mão Hỉ được Thủy của Văn Khúc, nếu làm công chức thì đại phát. Bằng không có Văn Khúc thì làm võ chức hoặc kinh doanh. Thiên Phủ (Thổ) ở cung Mão, Hỉ gặp Thiên Khôi hoặc Tả Phù, người bản Mệnh Hỉ Hỏa, Thổ thì đại phát. Nhật, Lương ở Mão gặp Hỏa, Linh, thì có thể Hỏa, Thổ táo nhiệt, người sinh từ tháng Ba đến tháng Bảy thì không thích nghi, sợ rằng Hỏa, Thổ lưu niên thân thể bị hình thương. Chỉ có Liêm, Phá ở Mão thì Thủy Hỏa tương khắc, Hỏa thế quá lớn so với Thủy, phát triển của bản Mệnh như thế nào thì phải xem Hỉ, Kỵ của bản Mệnh mới định được. Nếu cùng đi với Không, Kiếp lại càng tệ, có thể luận rằng đi tu hoặc bần tiện. Thiên Tướng ở Mão, Hỉ gặp Tả Phù (Thổ) hoặc Lộc Tồn (Thổ) thì làm Mệnh bình thường (?). Nếu Thiên Đồng hoặc Thái Âm ở Mão gặp Hỏa, Linh hoặc Không, Kiếp thì đây là số thuộc loại giang hồ (loại chó cậy nhà hay “cao bồi” vườn), nhưng phải xem bản Mệnh Hỉ, Kỵ và cung khí mới quyết định được trình độ như thế nào! Có những quan niệm trên, phải hợp với nguyên tắc của những Tinh Diệu tương sinh tương hợp như thế nào mới quyết định. Tuy nhiên, Tinh Diêu vẫn do cung khí nắm quyền điều động. Bản nguyên của Tử Vi cũng có luận về “Thập Nhị Cung Luận” và đã có nói rõ ràng về Hành khí của định cung. Đạo của Đẩu Số là nhờ cung khí để quán thông, nên cung khí là trọng tâm của Đẩu Số.
3. Nếu Thổ phì nhiêu thì Kim được thuận kỳ Đức để sinh thành, nên cổ thử cung luận có nói: “Cự Môn (Thủy) tới Sửu, Thiên Lương Thổ tới Mùi, Đà La Kim đến Tứ Mộ, hoặc là Kình Dương Kim tương hội (?), lấy Thổ làm Kim Mộ, thì Kim thông không chảy, cộng thêm Thổ của Thiên Phủ, Thủy của Thiên Đồng, đó là Kim sấn Thổ phì nhiêu, thuận kỳ đức để sinh thành”. Tức là ở đây chủ yếu lấy Kim để dùng, nếu Mệnh lấy Kim làm Hỉ Thần thì là cách Kim sấn Thủy phì. Kim của Ngũ Hành, Kim Kỵ Thổ trọng lấp mất Kim, nếu Thổ (Hậu) dày thì phải lấy Mộc tiết Thổ, Thủy lại thấu Kim (để Kim sinh Thủy), Kim sinh Thủy mới được thanh quý. Như nói trên, Thổ của Thiên Lương tới cung Mùi nếu gặp Kim của Đà La (Kinh Dương?), lại thêm Thủy của Văn Khúc, hoặc Thủy của Hữu Bật để sinh thành, tất Kim thông và thanh quý. Nếu không có Thủy của Hữu Bật hoặc Thủy của Văn Khúc sinh thanh, thì ngại rằng Thổ dày lấp mất Kim. Nhất là Mệnh Hỉ Kim Kỵ Thổ, thì Kim là bất cát. Còn như hai cung Sửu, Mùi có Thủy của Thiên Đồng, thì bao giờ cũng có Thủy của Cự Môn, nên cổ thư nói: “Thủy của Cự Môn tới cung Sửu, có Kim của Đà La (Kình Dương?) hội, tất Kim thông gọi là Kim sấn Thổ phì nhiêu thuận kỳ đức để sinh thành”. Lại nếu Thổ của Thiên Phủ vào cung Sửu và cung Mùi, hội cùng Kim của Đà La thì bản Mệnh Hỉ Thổ Kim cũng được gọi “Kim sấn Thổ phì”. Nếu được cách nầy thì khỏi cần Thủy của Văn Khúc hoặc Hữu Bật hội, nếu hội thì càng hay.
4. Luận ngôn của Cung: Cung Tỵ, Ngọ là Hỏa, Tỵ là nơi Tuyệt địa của Thủy, Thổ, còn dư khí Hỏa của cung Ngọ, Thủy tất chảy ngược, Hỏa khí nghịch viêm (nóng) tất quy về Tỵ, Ngọ là Hỏa Đức được sinh ở Tuyệt Thổ Tỵ nên Hỏa của Liêm Trinh ở đó. Nói về Hỏa của Ngọ, thì “vượng chiếu Ly minh”, trong ngoài đều sáng, lại Thủy của Văn Khúc miếu địa, nếu hội Tử hoặc Phủ tất khôi tinh phù đẩu (Văn Khúc phù trợ). Nếu gặp Thiên Cơ (Mộc), Tham Lang (Mộc) thì trở thành biến cách. Những vấn đề trên có thể đại biểu như sau: Mọi người đều biết Hành Hỏa Tràng Sinh ở Dần, Lâm Quan ở Tỵ, Đế Vượng ở Ngọ mà hành Thủy Tuyệt ở Tỵ, Thổ ở Tỵ là hư Thổ (Thổ mỏng hay yếu), nhưng không phải là Tuyệt, điểm nầy cần phải phân rõ. Cổ thư Đẩu Số nói rằng: “Tuyệt xứ phùng sinh, hoa nhi bất bại; sinh phùng bại địa, phát diệc hư hoa”. Ý là: nếu người Hỉ Thủy an Mệnh tại Tỵ, vốn nơi Thủy Tuyệt, nhưng nếu gặp Kim Tinh làm nguồn sinh Thủy thì sẽ được sinh bất tuyệt vì Kim Tràng Sinh ở Tỵ, nên gọi là “tuyệt xứ phùng sinh, hoa nhi bất bại”. Nếu người Hỉ Thổ an Mệnh tại cung Dậu, trong cung lại vô Chính Diệu, đối cung lại gặp Thiên Cơ, Cự Môn và gặp Không phạm Thổ, thì cũng gọi là “sinh phùng bại địa, phát diệc hư hoa”. Nói một cách khác nữa, nếu Mệnh an tại Tỵ, Ngọ, Mùi trong cung lại gặp những Tinh Diệu thuộc Hỏa thì Kỵ những người sinh tháng Ba đến tháng Bảy, đó là hiện tượng Hỏa, Thổ táo khô. Theo phương pháp Đẩu Số chọn Hỉ, Kỵ thì lấy Kim, Thủy làm Hỉ Thần để luận đoán. Cách Cục nầy nếu Đại Vận thuận hành chưa từng bắt đầu là tốt, nếu nghịch hành là thảm họa, phi yểu tất bần!
Cung Ngọ là nơi Hỏa Đế Vượng, Hỏa sáng lạng, nếu người sinh từ tháng Tám đến tháng Hai tất Mệnh lấy Hỏa làm Hỉ Thần, vì Hỏa là nguồn sinh nên Bất luận Cục của Ngũ Hành, Cục Ngũ Hành là số mấy, hoặc Mệnh chủ là cái gì. Vì Cách Cục được Hỏa của Thái Dương, Thổ của Thiên Lương, Mộc của Thiên Cơ, hoặc Thổ của Tả Phù, Thổ của Lộc Tồn, Thổ của Thiên Phủ đều luận là tiểu cát. Nhưng nếu không phải là người sinh từ tháng Tám đến tháng Hai, có Kim của Thất Sát thì Kim được Hỏa táo nhiệt luyện, lại được Thủy của Văn Khúc, Thủy của Tả Phù, hoặc Kim của Văn Xương hội thì đây là một “kỳ cách”, hoặc đến cung Mùi có Liêm Trinh đồng cung thì thuộc Hỏa của Liêm Trinh. Lại nữa, cung Ngọ nếu có Thổ của Tử Vi, Thiên Phủ, lại được Hỏa của Thiên Khôi trợ lực, nếu là người sinh từ tháng Tám đến tháng Hai có Mộc của Tham Lang ở đối cung chiếu, người của Thổ Cục Tử Vi là đại cát, còn người Thổ cục Thiên Phủ phải sinh từ tháng Ba đến tháng Bảy, lại hội Thủy Văn Khúc, hoặc Thủy Hữu Bật mới được cát luận.
Mộc của Thiên Cơ ở Ngọ nếu Mệnh Hỉ Thủy, Mộc, tất Hỉ Hữu Bật hội để trở thành “kỳ cách”. 5. Thân, Dậu thuộc Kim là Tây phương thuộc khí của Thái Bạch, Vũ Khúc ở Thân hảo sinh, Kình Dương tại Dậu là dụng sát, lại thêm Cự Môn, Lộc Tồn, Đà La, thì càng mạnh nhưng phải nghịch hành “cải tà quy chánh” là diệu dùng. Ý nghĩa của đoạn trên là: Thân cung là Lâm Quan của Kim, Dương Kim sơ thịnh, Kỵ gặp Kim của Đà La, và Hỏa, Linh, Không-Kiếp thì không tốt. Thêm nữa, nếu Mệnh Hỉ Kim, Thủy Kỵ gặp Hỏa, Linh, Không-Kiếp tọa Mệnh. Nếu Mệnh Kỵ Kim thì Kỵ Kim của (Đà La) Kình Dương, Thất Sát ở Thân cung. Thân cung có Vũ Khúc (Kim) và Thiên Tướng (Thủy) đồng cung thì Kim hơi thịnh, được Thiên Tướng tiết thế, nên không kể là sát khí, ngược lại thành Âm Cục. Do đó, Vũ Khúc ở cung Thân hảo sinh kỳ ý là vậy.
Tinh Diệu nhập cung Thân có: Tử Phủ, Cơ Nguyệt, Cự Nhật, Đồng Lương, Vũ Tướng, Sát, Phá, Liêm, Tham.
Tử, Phủ nhập Thân Cung, nếu người Hỉ Kim, Thủy, Hỉ Hóa Quyền hội Xương, Khúc, hoặc Thủy của Hữu Bật, để thấu thanh quý chí khí; bằng không Thổ trọng tất có thể vùi lấp Kim. Lại nữa, nếu năm, tháng sinh mà bị lệnh Thổ của tháng là tối Kỵ. Nếu Mệnh Hỉ Kim, Thủy gặp Kim của Đà La thì người sinh Tây Bắc hay là Bắc, hoắc niên chi là Hợi, Tí, Sửu là tốt. Nhưng nếu ở đây có Tử, Phủ lại là người Hỉ Kim, Thủy mà không có Sao Thủy hoặc Hóa Quyền, Hóa Khoa thì chỉ là người thường hoặc kinh doanh.
Cơ, Nguyệt nhập Thân cung, nếu người Hỉ Kim, Thủy là người công chức, nhưng tháng Giêng đến tháng Ba Kỵ Thân cung gặp Hỏa Linh, hội Thổ của Lộc thì nên căn cứ theo phương pháp Hỉ Kỵ của Đẩu Số, Hỉ Kỵ Thần thường lấy Mộc và Hỏa là thích nghi. Nếu Mệnh Hỉ Thủy, Mộc, tất Cơ Nguyệt nhập cung Thân tọa Mệnh, hội Thủy của Văn Khúc, Hữu Bật cũng thành một đặc cách, đại cát, văn chức cao xiêu chi quan.
Cự, Nhật nhập Thân cung, hai Sao Thủy, Hỏa tương khắc, Hỉ hội Khoa, Quyền, lại Mệnh Hỉ Mộc, Hỏa là Cách Cục tốt. Nhưng ở đây Thủy của Cự Môn vượng hơn Thái Dương (Hỏa); tại Dần thì Hỏa của Thái Dương vượng hơn Cự Môn (Thủy), vả lại siêu việt hơn ở Thân Cung nhiều. Cự, Nhật ở cung Thân Kỵ người sinh năm, tháng Thìn và tháng Bảy, Tám. Nếu không có Hỏa, Linh, hoặc Đà La mà chỉ Cự, Nhật thì người sinh tháng Bảy đến tháng Mười Hai nên lấy Hỏa của Thái Dương làm Hỉ Thần, tối Hỉ hội Khoa, Quyền mới đủ sức tương sinh, gọi là thuận thế để sinh quan là đại cát. Nhưng Mệnh nầy thì Kỵ tài Tinh (Lộc), nên làm quan và lập gia đình muộn.
Đồng, Lương nhập Thân cung, tối Kỵ người sinh tháng Mười Hai, vả lại trong cung không có Khoa, Quyền hội, nếu Đại Vận thuận Hành là hạ tiện. Tuy Đồng, Lương là ích thọ chi Tinh cũng khó mà tránh kiếp số; Đồng, Lương ở Thân tất Tinh Diệu trong cung là Thổ của Thiên Lương khắc Thủy của Thiên Đồng. Nếu là người Hỉ Hỏa, Thổ là tiểu cát luận, nhưng nếu người Hỉ Kim, Thủy mà chỉ có Đồng, Lương là người kinh doanh bình thường. Đồng, Lương ở đây có được Đà La (Kim) thì người nầy trở thành Cục đặc biệt, nếu là người Hỉ Thủy, Mộc thì rất giàu. Còn người Mệnh Hỉ Mộc, Hỏa gặp Đồng, Lương ở Thân nếu hội Khoa, Quyền lại đi cùng Hỏa, Linh cũng là một đặc cách.
Liêm Trinh ở Thân cung, nếu người Mệnh Hỉ Hỏa, Thổ lại gặp Hóa Kỵ, tức là đại hung, nhưng nếu Liêm Trinh hội Hỏa, Linh và Mệnh Hỉ Hỏa, Thổ tức là cách hoạnh phát, hoạnh phá.