

#391
Gửi vào 08/03/2016 - 08:46
Đừng bị lừa nhé !
Thanked by 3 Members:
|
|
Thanked by 1 Member:
|
|
#393
Gửi vào 08/03/2016 - 16:11
.
Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã, sai phạm trong công tác thiết kế bản vẽ thi công làm tăng 1,36 tỷ đồng
Một ông quan thanh tra của Bộ GTVT, bỗng dưng nổi hứng lên tuyên bố rằng dự án chục tỷ, sai sót, thất thoát một tỷ là… TỐT rồi (Đất Việt, 14:33, 28.1.2015). Một ông là cán bộ tuyên giáo ngay giữa thủ đô – tuyên bố khơi khơi rằng ngày tết, bắn pháo hoa là để giúp cho người nghèo QUÊN đi cái khó, cái nghèo (Đất Việt,19:03, 27.1.2015). Một chị là Biên tập viên của Đài Truyền hình Quốc gia, “tự nhiên’ cho rằng nghệ sĩ Thanh Nga tự sát, “nên” (người nghe chắc chắn sẽ hiểu là tự sát cũng được đặt tên đường) sắp tới sẽ đặt tên đường ở TP H..…
Thanked by 3 Members:
|
|
#394
Gửi vào 08/03/2016 - 21:39
NgocHoaVT, on 08/03/2016 - 16:11, said:
Nở rộ những phát ngôn văng mạng của “quan”...
Hiệu trưởng Đại học Thành Tây: Tôi sẵn sàng đánh sập tờ báo của anh!
Sau khi đăng tải về việc nhà máy trộn bê tông quy mô lớn bỗng dưng “mọc” trong khuôn viên trường gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân xung quanh và công việc học tập, giảng dạy tại trường, cũng như có biểu hiện kinh doanh, phóng viên đã liên hệ làm việc với lãnh đạo trường Đại học Thành Tây. Thay vì hợp tác làm việc, TS. Đinh Ngọc Hiện - Hiệu trưởng trường Đại học Thành Tây cho rằng phóng viên chọc ngoáy và sẽ sẵn sàng cho sập tờ báo đăng tải về vụ việc…
.
Nhà máy trộn bê tông trong khuôn viên trường Đại học Thành Tây
Thanked by 2 Members:
|
|
#395
Gửi vào 09/03/2016 - 07:32
Hiệu trưởng Đại học Thành Tây: Tôi sẵn sàng đánh sập tờ báo của anh!
Sau khi đăng tải về việc nhà máy trộn bê tông quy mô lớn bỗng dưng “mọc” trong khuôn viên trường gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân xung quanh và công việc học tập, giảng dạy tại trường, cũng như có biểu hiện kinh doanh, phóng viên đã liên hệ làm việc với lãnh đạo trường Đại học Thành Tây. Thay vì hợp tác làm việc, TS. Đinh Ngọc Hiện - Hiệu trưởng trường Đại học Thành Tây cho rằng phóng viên chọc ngoáy và sẽ sẵn sàng cho sập tờ báo đăng tải về vụ việc…
.
Nhà máy trộn bê tông trong khuôn viên trường Đại học Thành Tây
=========================================================
Là một Tiến Sỹ, Hiệu Trưởng một trường Đại học mà phát biểu như thế...thật hết biết, vô cùng thiếu văn hóa ứng xử. Ngày xưa người ta xây trường xa chợ búa, xa nơi buôn bán. Nay ông ta đưa cơ sở sản xuất kinh doanh ô nhiễm vào trường học, một việc làm vô cùng trái khoáy, chắc là..."quan tham".
Thanked by 3 Members:
|
|
#396
Gửi vào 09/03/2016 - 08:22
Trích dẫn
Ngành đào tạo thành công nhất Việt Nam là ngành Tại chức Đại học.
Theo thông tin từ Chính phủ thì tiến sĩ, thạc sĩ do ngành này đào tạo đã phủ sóng đến tận cấp phường xã.
Khi được nghe ai đó trả lời đã tốt nghiệp Tại chức, chắc phải đến 99% người muốn hỏi, sẽ không có ai cần hỏi thêm gì nữa.
Học tại chức = Học vì… cái chức!
Đó là nhận xét của một người rất có kinh nghiệm và trách nhiệm - TS Nguyễn Việt Hùng, Phó bí thư Đảng ủy, Trưởng Khoa Xây dựng Đảng và Tư tưởng Hồ.Chí.Minh, Học viện Cán bộ TP.H.C.M.
.
Tại buổi làm việc của Bí thư Đinh La Thăng với Học viện này ngày 4/3 vừa qua, ông Hùng nói: “30 năm làm việc ở trường này, tôi có kinh nghiệm là đào tạo hệ tại chức thì chất lượng sinh viên thấp… Chúng ta đang lạc hậu với chính mình. Thời phong kiến người ta có trường hậu bổ. Tức là đào tạo xong mới về làm quan còn nay cứ bổ nhiệm xong rồi chuẩn hóa. Nên tại chức là tại cái chức mà đi học thôi”.
Báo cáo với Bí thư Đinh La Thăng, ông Hùng nói thẳng là họ không có nhiều động cơ học tập, 30 năm giảng dạy ở trường này, ông mới cho duy nhất một điểm 10 và không thể nào tìm ra điểm 10 thứ hai vì học viên không có động cơ học tập.
Nói trắng ra, theo lời ông Hùng, họ đi học để “đối phó”, để đủ tiêu chuẩn phong chức, phong tước, văn bằng chỉ là công cụ để hợp pháp hóa cái ghế đang hoặc sắp ngồi. Đây là một nhận xét buồn, song tiếc thay lại rất đúng.
Điều này đã được Bí thư Thăng chỉ rõ ngay tại buổi làm việc khi ông Thăng nói: “Học có khi không phải vì nhu cầu công việc, có kiến thức để làm việc mà học vì thiếu bằng cấp để bổ nhiệm. Chứ học không phải xuất phát từ yêu cầu công việc mình đang đảm nhiệm”.
Có lẽ, vì có quan điểm trọng thực tài nên ông Thăng đã có một đề nghị “cũ người, mới ta”, mời các doanh nhân về tham gia giảng dạy. “Cần phải mời các doanh nhân giỏi đến dạy, thậm chí mời cả bà Mai Kiều Liên, Đoàn Nguyên Đức, Võ Quốc Thắng vào dạy… chứ không nhất thiết phải giáo sư, tiến sĩ mới dạy được”. Ông Thăng nói.
Nói “cũ người, mới ta” là bởi đây là điều khá phổ biến ở những quốc gia có nền giáo dục đào tạo tiên tiến. Họ không chỉ mời một cách rất trân trọng mà còn trả thù lao cao, rất cao cho những thầy giáo không chuyên này. Lý do họ mời, tất nhiên là yếu tố hiệu quả. Họ trọng thực việc hơn hư danh.
Khi nào mà vẫn còn tình trạng “học vì cái chức” và trọng hư danh hơn thực tài thì khi đó, chúng ta khó có thể đào tạo được những nhân tài thực sự và sẽ vẫn “lạc hậu với chính mình”, phải không các bạn?
Thanked by 2 Members:
|
|
#397
Gửi vào 09/03/2016 - 08:50
........................................
Nói trắng ra, theo lời ông Hùng, họ đi học để “đối phó”, để đủ tiêu chuẩn phong chức, phong tước, văn bằng chỉ là công cụ để hợp pháp hóa cái ghế đang hoặc sắp ngồi. Đây là một nhận xét buồn, song tiếc thay lại rất đúng.
Điều này đã được Bí thư Thăng chỉ rõ ngay tại buổi làm việc khi ông Thăng nói: “Học có khi không phải vì nhu cầu công việc, có kiến thức để làm việc mà học vì thiếu bằng cấp để bổ nhiệm. Chứ học không phải xuất phát từ yêu cầu công việc mình đang đảm nhiệm”.
........................................
Biết đến bao giờ Việt Nam mới bỏ được "kiểu" đào tạo như vậy. Nếu các quan ai cũng đi học để bổ sung kiến thức chuyên môn vì nhu cầu công việc, thay vì để được bổ nhiệm thì hay biết bao.
Thanked by 1 Member:
|
|
#398
Gửi vào 10/03/2016 - 09:28
Cho phép thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.
.
Phải xây dựng tiêu chí lựa chọn địa phương và tổ chức các hoạt động can thiệp tại địa bàn lựa chọn. Ảnh: Internet
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa phê duyệt chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020.
=======
Ngân sách thâm hụt thủng ... thu mọi khoản để bù cho ngân sách ???
Kiếm tiền cho 5 năm tới ra sao?
Tính đến cuối năm 2015 nợ chính phủ đã vượt trần cho phép 0,3% (tức đã bằng 50,3% GDP).
Thèm tiền quá ...
Thanked by 2 Members:
|
|
#399
Gửi vào 10/03/2016 - 11:01
1.Không phải ai cũng thích học sau ĐH
Bậc lương của sinh viên tốt nghiệp ĐH, Thạc sĩ, Tiến sĩ ở Mỹ khác nhau và điều đó khẳng định vị trí khác nhau ở các bậc học. Vì vậy, nhiều công ty hoặc cơ sở làm việc chỉ cần nhận bằng Cử nhân mà không nhận Thạc sĩ hay Tiến sĩ vì họ ngại phải trả lương cao cho một vị trí không cần thiết phải có học vị cao.
Ở Mỹ, học càng cao, định hướng chuyên ngành càng sâu càng khó xin việc làm, vì các cơ sở có khả năng tiếp nhận những người có chuyên môn sâu không nhiều. Nhưng nếu Thạc sĩ và Tiến sĩ đã ở đúng vị trí và bậc học của mình thì lương sẽ cao hơn hẳn lương Cử nhân.
Vì vậy, không phải ai cũng thích đi học Thạc sĩ, nghiên cứu sinh (NCS), nhưng nếu đã đi học thì xác định khá rõ tính chất chuyên sâu của ngành học, chấp nhận cả cơ hội lẫn khó khăn.
2.Phần lớn đào tạo chính quy
Ở Mỹ cũng có hệ đào tạo tại chức Thạc sĩ và NCS nhưng không nhiều và thường do các Bộ hoặc các tập đoàn lớn đầu tư để đào tạo chuyên gia cho ngành mình. Phần lớn các trường ĐH đào tạo Thạc sĩ và NCS theo hệ chính quy.
Thời gian đào tạo Thạc sĩ từ 1 năm rưỡi đến 2 năm; thời gian đào tạo tiến sĩ từ 3 đến 5 năm (5 năm là cho các NCS học thẳng tiến sĩ sau khi tốt nghiệp ĐH).
Thời gian đó học viên dành hoàn toàn cho việc học. Nếu hết hạn mà chưa học xong thì họ vẫn đăng kí học tiếp cho đến khi hoàn thành chương trình mới thôi.
3.NCS nghe giảng cùng sinh viên
Trong trường ĐH, các học viên thạc sĩ hay NCS thường lên lớp nghe giảng những phần cơ bản cùng SV, thời gian còn lại họ đi thực tế và đọc sách rất nhiều.
Theo lịch hẹn, từ 1 - 2 tuần trò mới có lịch làm việc với thầy. Đến ngày làm việc đó, học viên báo cáo công việc mình đã làm, nêu vấn đề cần trao đổi hay nêu thắc mắc cần hỏi.
Thầy không rao giảng mà chỉ giải đáp thắc mắc. Vì vậy, nếu trò không nỗ lực tự làm việc thì không có gì để trao đổi với thầy. Áp lực đó khiến học viên phải tự cố gắng rất nhiều.
Ở Mỹ không có khái niệm “thông cảm”, “giảm nhẹ”, “mồm miệng đỡ chân tay” hoặc “thủ tục đầu tiên”… Thầy giáo không vì bất cứ lí do gì mà hạ thấp yêu cầu đào tạo. Vì vậy, có được tấm bằng Sau ĐH thực sự là một sự khẳng định năng lực.
4.Có bằng tiến sĩ mới được làm giảng viên ĐH
Để trở thành giảng viên ĐH ở Mỹ, người ta phải có bằng tiến sĩ. Sau đó họ mới bắt đầu tham gia giảng dạy ở trường ĐH và thời gian đầu luôn thay đổi môi trường giảng dạy để gia tăng các mối quan hệ nghề nghiệp và kinh nghiệm. Ví dụ, dạy ở trường A khoảng 2, 3 năm, rồi chuyển trường B cũng khoảng đó,… Các trường ở các thành phố khác nhau.
Sau khi trở thành PGS họ mới ổn định vị trí làm việc của mình trong một trường ĐH nào đó và làm việc như một nhà khoa học thực thụ.
Yêu cầu tối thiểu đối với một GS đại học là phải có tập bài giảng riêng của mình. Nó có thể dày mỏng khác nhau, nhiều quyển hay ít quyển nhưng không thể không có, không thể giảng chay hoặc giảng bằng bài giảng của người khác.
Như vậy, thầy lên lớp không phải để rao giảng mà để trao đổi với người học trên cơ sở bài giảng của thầy và tài liệu tham khảo đã có sẵn.
5.Tiết kiệm tối đa chất xám người thầy
Giáo viên thường giảng cho cả 3, 4 đối tượng học viên cùng một giờ lên lớp (sinh viên, học viên MA, NCS), nhưng tùy trình độ khác nhau, người học sẽ tiếp nhận tri thức thầy truyền đạt khác nhau.
Tất nhiên, ngoài những giờ lên lớp cho sinh viên mà thầy yêu cầu tất cả các trò của mình đi dự, còn có giờ làm việc riêng với thạc sĩ, NCS. Nhưng những giờ lên lớp chung sẽ bổ sung kiến thức cơ bản, phổ biến nhất, đòi hỏi mọi người học chuyên ngành đó đều phải nắm vững.
Hơn nữa, giờ học chung sẽ là lúc thầy truyền dạy phương pháp và kiến thức cho NCS để họ tiếp tục làm việc với sinh viên. Cách thức như vậy sẽ tận dụng tối đa thời gian và chất xám của thầy.
Sau giờ lên lớp, thầy ra chủ đề thảo luận, ra bài kiểm tra, bài thi cho sinh viên. Nhưng người trực tiếp làm việc với sinh viên, tham dự các buổi seminar, chấm bài kiểm tra, bài thi cho sinh viên không phải là GS mà chính là các học viên thạc sĩ hoặc NCS (các trợ giảng của GS).
Đó cũng là một cách đào tạo học viên SĐH rất tốt. Nếu họ không nâng cao năng lực của mình, họ sẽ không thể chấm bài, chữa bài hoặc giải đáp thắc mắc cho sinh viên.
Đặc biệt, các Giáo Sư phải kéo được các dự án từ Chính phủ hoặc các Bộ, Ngành, Công ty… về để có kinh phí cho trường và để “nuôi” các NCS, các trợ giảng của mình. Đó được coi là một phẩm chất khoa học của ông thầy.
Bởi nếu đề tài dự án không có sức thuyết phục, không có giá trị thực tiễn thì sẽ không tranh được kinh phí. Cũng nhờ vậy mà các NCKH của họ thường có khả năng thực thi cao, kết quả nghiên cứu nhanh chóng được sử dụng trong đời sống và nguồn phúc lợi của các trường ĐH thường khá dồi dào. Đó là nhờ lao động trí tuệ của các nhà khoa học trong trường ĐH.
Theo Hải Bình (GD&TĐ)
Sửa bởi DucBichPham: 10/03/2016 - 11:05
Thanked by 4 Members:
|
|
#400
Gửi vào 10/03/2016 - 14:47
Khác với trước đây về việc để mất an toàn, để xảy ra tai nạn tại công trường xây dựng dự án này ở Hà Nội, đại diện tổng thầu của Trung Quốc trong lần mới nhất đã xin lỗi về việc chậm tiến độ của dự án giao thông được xếp vào loại trọng điểm này
Nhà thầu thi công dự án đã hết xin lỗi về việc mất an toàn để xảy ra tai nạn lao động, nay lại xin lỗi về chậm tiến độ. Song chẳng lẽ chỉ xin lỗi là xong, còn tổn thất, thiệt hại thì ai gánh chịu?
Theo Phạm Dương ( Người Lao Động )
Sửa bởi DucBichPham: 10/03/2016 - 14:48
Thanked by 2 Members:
|
|
#401
Gửi vào 10/03/2016 - 15:55
DucBichPham, on 10/03/2016 - 14:47, said:
Khác với trước đây về việc để mất an toàn, để xảy ra tai nạn tại công trường xây dựng dự án này ở Hà Nội, đại diện tổng thầu của Trung Quốc trong lần mới nhất đã xin lỗi về việc chậm tiến độ của dự án giao thông được xếp vào loại trọng điểm này
Nhà thầu thi công dự án đã hết xin lỗi về việc mất an toàn để xảy ra tai nạn lao động, nay lại xin lỗi về chậm tiến độ. Song chẳng lẽ chỉ xin lỗi là xong, còn tổn thất, thiệt hại thì ai gánh chịu?
Theo Phạm Dương ( Người Lao Động )
“Phải Thanh tra toàn diện công trình đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông”
Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa
Đó là ý kiến của ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa với Lao Động sáng 10.3, liên quan đến công trình đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông có nhiều tai tiếng trong suốt thời gian qua, vừa được Báo Lao Động công bố loạt bài: "Công trình đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông: Thiếu an toàn, nhiều sai phạm".
Thưa ông, trong thời gian thi công công trình đường sắt trên cao đã có không ít người đi đường tử vong vì sự mất an toàn lao động của công trình này, không những vậy, việc xin lùi thời hạn đưa công trình vào sử dụng là bài ca muôn thủa của chủ đầu tư - Tổng thầu Cty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc, nhà thầu phụ thi công là Cty cổ phần nhà X4 - X4 home. Ông có ý kiến như thế nào về công trình này?
===========
Vậy sao ?
Nhưng tại sao cả chục năm nay không ai ngó ngàng đến công trình này? Rồi tự nhiên hôm nay đòi thanh tra !ới ...
Anh # ... ới ... ời ...
Thanked by 3 Members:
|
|
#402
Gửi vào 11/03/2016 - 11:04
là sức bật của con người,
là nụ cười của tuổi trẻ,
là sức khỏe của tuổi già,
là cái đà của phát triển,
là hỗn độn của thị trường,
là chặng đường của doanh nhân,
là cái cân của công lý...
...
Ôi, đồng tiền hết ý”... Giải trí
Thanked by 2 Members:
|
|
#403
Gửi vào 11/03/2016 - 16:06
Đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhưng thay vì được sử dụng thường xuyên, những vật dụng trong bếp ăn ở thành phố Ninh Bình mỗi ngày chỉ được sử dụng từ 1 - 2 lần. Thậm chí nhiều đồ còn bị xếp xó, cáu bẩn; bãi đỗ xe rộng hàng nghìn mét vuông chỉ có vài chiếc xe đỗ... ( Theo Hoàng Yến- VTV)
ĐÚNG LÀ TIỀN CHÙA KHÔNG TIẾC.
Thanked by 2 Members:
|
|
#404
Gửi vào 12/03/2016 - 19:04
Du khách nước ngoài khóc nức nở khi bị cướp giữa TPHCM ( Theo Phạm Dũng-Người Lao động)
Sau khi bị cướp giỏ xách ở trung tâm Sài Gòn, nữ du khách đã ngất xỉu, sau đó khóc nức nở vì toàn bộ giấy tờ, thẻ ngân hàng, tiền mặt bị mất sạch.
Nữ du khách khóc nức nở sau khi bị cướp
Sự việc xảy ra lúc 15 giờ 30 ngày 11-3 trên đường Lương Hữu Khánh (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1).
Thanked by 1 Member:
|
|
#405
Gửi vào 14/03/2016 - 11:19
Thanked by 3 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Lá cọ Nadi hành trình tìm bản thân (tiếng Hoa) |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Elohim |
|
![]()
|
|
![]() Cuộc sống sau khi chết Raymond moody bản dịch tiếng việt |
Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Elohim |
|
![]()
|
|
![]() sách tử vi của trần đoàn nguyên gốc tiếng Hoa, đời Minh |
Tử Vi | Elohim |
|
![]() |
|
![]() hiện tôi đang có sách bát tự tiếng anh, ai cần thì nhắn tin![]() |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Elohim |
|
![]() |
|
![]() sách nguyên bản tiếng Hoa của Gia Cát Vũ Hầu, gồm chương 3 Dùng người |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Elohim |
|
![]()
|
|
![]() 28.5 Gb sách Đạo giáo cổ trung hoa bằng tiếng Anh |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Elohim |
|
![]()
|
3 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












