Jump to content

Advertisements




Sự thực về thủy tổ của dòng họ Ban – Phan


2 replies to this topic

#1 caocau

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 921 Bài viết:
  • 1807 thanks

Gửi vào 06/11/2015 - 09:49

Sự thực về thủy tổ của dòng họ Ban – Phan

nguồn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo dòng thời sự… nhân sự kiện Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon đến dâng hương ở nhà thờ họ Phan Huy ở Sài Sơn, thử bàn xem thủy tổ của họ Ban – Phan là người nước nào.

Họ Phan ở Trung Quốc, Việt Nam hay Hàn Quốc đều công nhận thủy tổ của mình là Tất Cao Công, một trong những đại công thần của nhà Chu. Ví dụ tộc phả họ Ban – Phan của Hàn Quốc chép rằng bọn họ là hậu duệ của Quý Tôn Công. Quý Tôn Công là con thứ (Quý là thứ ba) của Tất Công Cao. Tuy nhiên, vấn đề chính là ở chỗ Tất Công Cao là người ở đâu?

Một ông họ Phan ở Hà Nam Trung Quốc phát biểu: Chỉ cần trong tộc phả có ghi “thủy tổ Quý Tôn Công” là đủ để chứng minh họ Ban Hàn Quốc có gốc gác từ tỉnh Hà Nam. Vị họ Phan Trung Quốc này hơi “lạc quan” quá. Theo sách vở ghi lại Tất Cao Công đến từ đất Huỳnh Dương, nhưng Huỳnh Dương này không chắc là ở Hà Nam – Trung Quốc.

Tư liệu họ Phan ở Việt Nam chép: Theo truyền thuyết vào đầu đời nhà Chu tại một bộ tộc phía Nam sông Trường Giang gần hồ Phiên Dương, vùng đất Việt Thường thuộc Dương Việt (Giang Tây), có người tù trưởng giỏi nghề cấy lúa, biết lợi dụng sông ngòi, lấy nước vào ruộng, tránh được nạn hạn hán làm cho mùa màng tươi tốt, nhân dân no đủ, ai cũng mến phục. Tin ấy truyền về vua Chu, Chu bèn mời người đó về triều giúp đỡ nhân dân cách dẫn nước vào ruộng cấy lúa nước, dần dần nhân dân sung túc, thiên hạ thái bình. Ðể đền ơn, lúc người ấy về bộ tộc, vua Chu cho được hưởng ruộng lộc tức là thái điền ở bộ tộc đó và đặt tên họ ghép 2 chữ Thái điền với ba chấm thủy đọc là chữ “Phan”. Họ Phan bắt đầu ra đời từ đấy. Người tù trưởng đó là Tất Công họ Phan, bộ tộc Phan.

Vậy đất Phiên Dương hay Huỳnh Dương, quê của Tất Công là ở Hà Nam hay Giang Tây, hay ở chỗ khác nữa?…
Theo chính sử Trung Hoa, Tất Công Cao mang họ Cơ, là con thứ 15 của Chu Văn vương Cơ Xương, em khác mẹ của Chu Vũ Vương Cơ Phát. Khi Cơ Phát lên nối nghiệp cha, ông giúp anh đánh đổ nhà Ân, dựng lên nhà Chu. Sau khi Chu Vũ vương mất, ông theo giúp Chu Thành Vương. Khi Chu Thành Vương sắp qua đời, ủy thác thái tử Chiêu cho Tất Công Cao và Thiệu Công Thích. Cơ Chiêu lên nối ngôi, tức là Chu Khang Vương. Thiệu Công Thích cùng Tất Công Cao hết sức phò tá Khang Vương.

Tất Công là người đã nối nghiệp Chu Công và Quân Trần cai quản Lạc Ấp, nơi an trí “đám dân ngoan ngạnh” của nhà Ân. Kinh Thư có bài Tất mệnh, là lời của Chu Khang Vương, nói về việc này:

Than ôi! Cha Thái sư! Sự yên nguy của nước chỉ là trông bọn dân Ân ấy. Không cương, không nhu, đức mới thực tu! Duy Chu Công cẩn thận được ban đầu. Duy Quân Trần hòa hiệp được khoảng giữa. Duy ông thành toàn được đoạn cuối.
Ở đây Chu Khang Vương gọi Tất Công là “Cha Thái sư”. Vì công đức cai quản Lạc Ấp, hoàn tất (“thành toàn”) được công việc yên dân nên Cơ Cao được ban gọi là “Tất Công”.

Đặc biệt tại nhà thờ họ Phan Văn ở thị trấn Yên Thành (Nghệ An) tới nay còn lưu được câu đối về thủy tổ Tất Công:

采田氏自畢公芳留統譜
松嶽降爲崇郡恩諭髙門

Thái Điền thị tự Tất Công, phương lưu thống phả
Tùng Nhạc giáng vi Sùng Quận, ân dụ môn cao.

(Phiên âm và biên chép chữ Nho từ tư liệu của họ Phan đã chỉnh lý dựa theo nghĩa)
Dịch:
Họ Thái Điền từ Tất Công, tiếng thơm lưu truyền đời mãi
Thần Tùng Nhạc trị Sùng Quận, ơn đức tỏ tộc môn cao.

Thái Điền 采田 là chiết tự của họ Phan 潘 như tư liệu của họ Phan ở trên đã cho biết. Ở vế đối đầu họ Phan (Thái Điền) bắt đầu từ Tất Công thì đã rõ. Nhưng còn vế đối sau “Tùng Nhạc giáng vi Sùng Quận” thì phải hiểu thế nào?

Xem lại diễn biến đầu thời Chu. Khi Chu Văn Vương Cơ Xương khởi nghiệp đã chiếm nước Sùng (của Sùng Hầu Hổ) rồi đóng đô ở đất Phong. Nước Sùng chính là khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay. Đoạn sử này được truyền thuyết Việt chép là Âu Cơ quê ở Lăng Xương (Cơ Xương) lấy Sùng Lãm (Lạc Long Quân), rồi đem các con về Phong Châu lập nên nước Văn Lang (tức là Văn Vương).

Sau khi Chu Vũ Vương, truyền thuyết gọi là Vũ Ninh, cùng Thánh Gióng diệt nhà Ân, dời kinh đô về đất Cảo, thì đất Sùng là Lạc Ấp, nơi nhà Chu an trí đám ngoan dân của nhà Ân. Tất Công là vị quân chủ thứ 3 tại Lạc Ấp nên trong vế đối mới nói đến việc cai trị Sùng Quận (“vi Sùng Quận”). Bản thân tên gọi Cao Công cũng có thể là từ chữ Sùng mà ra vì Sùng chữ Nho nghĩa là Cao.

Xét “sơ yếu lý lịch” của Tất Công như trên thì đất Phiên Dương hay Huỳnh Dương, nơi xuất xứ và thành nghiệp của Tất Công, phải là ở Lạc Ấp. Lạc Ấp còn gọi là Lạc Dương. Dương là hướng Đông. Lạc Dương là kinh đô của thời Đông Chu sau đó. Nơi Tất Công làm nên sự nghiệp là ở đất Sùng – Cao tại Lạc Dương – Bắc Việt, chứ chẳng phải ở tận Hà Nam hay Giang Tây.

Đôi câu đối ở nhà thờ họ Phan tại Yên Thành còn cho một thông tin bất ngờ khác. “Tùng Nhạc giáng vi Sùng Quận” ứng với việc Tất Công cai quản đất Sùng. Như vậy Tất Công còn được gọi là “Tùng Nhạc”. Thông tin này liên hệ tới một vị Thủy tổ khác của họ Phan Việt Nam là Phan Tây Nhạc.

Theo truyền thuyết Việt thì Phan Tây Nhạc là một vị tướng theo Sơn Tinh giúp vua Hùng đánh giặc. Ở Hà Nội 2 làng Hòe Thị và Thị Cấm của xã Xuân Phương, Từ Liêm đã lập Phan Tây Nhạc làm thành hoàng làng. Lễ hội của 2 làng này còn lưu giữ tục lệ chạy thi – kéo lửa – thổi cơm, tương truyền do vợ của ông là Hoa Dung công chúa từng tổ chức để tuyển người giỏi nuôi quân. Phan Ông Tây Nhạc cùng vợ sau khi chiến tranh kết thúc về làng dạy nhân dân ở khu vực Phương Canh cấy lúa, dệt vải và sửa sang nghi lễ phong tục…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hội làng ở đình Thị Cấm.


Câu đối ở đình Thị Cấm:
貉鴻神將四千餘載聲靈水之汲與火之鑽漿食之爭迎猶彷彿之故壘行宮此地
瀘傘仙墟七十二祠胖嚮士於朝及農於埜工賈於廛市寔頂戴於陽扶陰助其間

Lạc Hồng thần tướng tứ thiên dư tải thanh linh, thủy chi cấp dữ hỏa chi toàn, tương thực chi tranh nghênh, do phảng phất chi cố lũy hành cung thử địa
Lô Tản tiên khư thất thập nhị từ phán hưởng, sĩ ư triều cập nông ư dã, công cổ ư triền thị, thực đính đái ư dương phù âm trợ kỳ gian.

Dịch:
Thần tướng buổi Lạc Hồng, bốn nghìn năm lẻ linh thiêng, lấy nước kíp giữ lửa, đua tranh nấu đồ uống thức ăn, còn như lũy xưa cung cũ phảng phấp đất nọ
Mộ tiên nơi Lô Tản, bảy mươi hai đền kính hướng, quan triều tới nông dã, chợ quán có thương gia thợ nghề, thực là phù dương trợ âm đứng đầu chốn đây.

Trong sự tích về Phan Tây Nhạc có thể thấy rõ công lao chính của vị này không phải là đánh giặc mà là an định dân tình nơi đô thị, giống như công nghiệp của Tất Công kể trong Kinh thư hay như trong tư liệu khởi nguồn của họ Phan về Tất Công. Tùng Nhạc và Tây Nhạc cùng một nghĩa vì Tùng = Tuấn (Sơn Tinh Nguyễn Tuấn có nơi chép là Nguyễn Tùng) = Tốn, là quẻ chỉ hướng Tây.

Phan Tây Nhạc theo Sơn Tinh ở đây không phải là theo Tản Viên Sơn Thánh của thời kỳ đầu dựng nước. Sơn Tinh ở đây là vị quê ở Lăng Xương, là hình ảnh của Âu Cơ (quê cũng ở Lăng Xương), tức là Cơ Xương – Chu Văn Vương. Như vậy sự tích của Phan Tây Nhạc hoàn toàn trùng khớp với Tất Công, vị Thái sư phụ trách an dân ở Lạc Dương đầu thời Chu.
Họ Phan Việt Nam hoàn toàn đúng khi nhận Phan Tây Nhạc làm Thượng thủy tổ của mình. Phan Tây Nhạc cũng là Tất Công nên truyền thuyết nguồn gốc họ Phan ở Việt Nam, Trung Quốc hay Hàn Quốc đều trùng nhau. Chỉ có điều, Thượng thủy tổ họ Phan là người Việt, lập công nghiệp lưu truyền đời thế ở đất Lạc Việt.

Văn Nhân thêm ý :

Theo lễ chế từ thời thái cổ , tùy từng thời dựa theo hình thế đất đai thiên hạ (có lúc rộng lúc hẹp) , người ta chọn ra 5 ngọn núi tiêu biểu cho vùng giữa và 4 phương Nam Bắc Đông Tây gọi là Ngũ Nhạc để định kì Thiên tử vi hành đến nơi làm lễ tế trời đất , xem xét dân tình và thưởng người có công phạt kẻ có tội. Vì thế Ngũ nhạc hay 5 ngọn núi thiêng tiêu biểu của 4 phương Thiên hạ mỗi thời mỗi khác , ngũ nhạc thời Nghiêu Thuấn không phải Ngũ nhạc thời Tần thủy hoàng …, Thái sơn trong câu ca dao …công cha như núi Thái sơn không phải là Thái sơn thời Tần ở Sơn Đông Trung quốc.

Rất có thể ông Phan Tây Nhạc không phải là ông họ Phan tên là Nhạc mà nghĩa là ông họ Phan ở miền núi thiêng phía Tây , luận xét trong cổ sử Việt thì Tây Nhạc thời kì này rất có thể là núi Tản viên , Tản viên chính xác là Tốn vương trong Hùng triều thế phổ là Hùng Việt vương Tuấn lang , gọi là núi Tản viên vì núi ấy được dành riêng thờ Tuấn lang . Tản Tán Tốn Tuấn đều có gốc từ quẻ Tốn tượng của phong gió chỉ phía Tây (nơi đấy cũng gọi là Phong châu) ngược với quẻ Chấn tượng của Sấm xét ở phía Đông tức vùng đất có Đông nhạc .
Tóm lại Tây nhạc cũng là miền Phong châu trong cổ sử là miền núi Tản sông Đà ngày nay .

Thông tin …Vua Châu ban cho con cháu Tất công đất Phan …cũng có thể hiểu đất Phan là miền đất thiên tử Châu ban cho dòng họ Phan .(lấy tên đất làm họ hay lấy họ đặt tên tên đất ?).
Đất Phan nay ở đâu trên bản đồ ?.

Sử thuyết Hùng Việt cho đất Phan chính là lãnh thổ nước Phù Nam (phu nan thiết Phan) , khởi lập từ Hỗn Điền sau đến Hỗn Bàn , đời vua thứ 3 là Hỗn Bàn Bàn thì bị họ Phạm cướp mất miền đất ban đầu gây dựng (không phải cướp ngôi ), vua quan hỗn Bàn Bàn phải chạy về Đông bán đảo Mã lai và lập kinh đô mới ở đấy , tư liệu lịch sử gọi là nước Pan Pan . (pan – bàn – phan chỉ là biến âm) .

Có lẽ thông tin về nước Phù Nam rút ra từ tư liệu lịch sử gốc viết bằng ngôn ngữ hệ Tạng Miến ; Hỗn là biến âm của Hãn nghĩa là chúa là vương không phải họ , Điền lấy từ chữ Thái và Điền ghép nên tên họ Phan chữ Nho ; thực sự Hỗn Điền nghĩa là chúa họ Phan hay vua nước Phan nhưng do… “tứ sao thành … bản khác. ..” nên đời sau nhận không ra …, sự thể rõ hơn ở tên 2 vua … hỗn Bàn và hỗn Bàn Bàn theo nghĩa là vua họ Phan hay vua nước Phan , không có ai họ Hỗn tên Bàn Bàn và cũng chẳng hề có Brahman Ấn Độ nào tên là Kaudinya .

Ranh giới phía Bắc nước Phù nam hay nước Phan chính là miền Phan rang ngày nay , đúng ra là Phan ranh không phải rang …, Cam ranh cũng có tư liệu chép là Cam rang , ranh với rang chỉ là biến âm , Cam ranh cạnh Phan ranh là bằng chứng không thể chối bỏ về 1 miền biên giới của 2 nước ‘cổ’ tưởng là đã mất tích trên bán đảo Đông dương ; nước Phan nhận ra được nhờ phiên thiết Hán văn ‘phù nam thiết phan’ còn nước Cam không thể là nước nào khác ngoài nước Chàm hay Campapura độc âm hóa khi viết bằng chữ Nho .
Chỉ cần phủi nhẹ lớp bụi mỏng là 1qúa khứ Đông Nam Á khác hoàn toàn hiện ra …, nhìn bản đồ phân bố trống đồng đã tìm được là thấy ngay …đã đến lúc người Đông nam Á phải chủ động xem xét lại toàn bộ lịch sử của mình .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#2 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3427 Bài viết:
  • 7912 thanks

Gửi vào 06/11/2015 - 14:01

Rất tiếc lý luận không thuận vì đất Sùng chính là khu vực sát cạnh núi Kỳ sơn và Chu nguyên nhà Chu (còn Phong là Tây An bao gồm Trường An) chứ không thể xa tới tận Bắc VN vài nghìn km hay Lạc Ấp (An Dương ngày nay nơi đã khai quật khảo cổ được đất Ân ).

Sửa bởi Ngu Yên: 06/11/2015 - 14:02


Thanked by 2 Members:

#3 ekuyeuemnha

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2547 Bài viết:
  • 2635 thanks
  • LocationBuôn Đôn

Gửi vào 06/11/2015 - 14:29

ông ghi mình là 1 thành viên họ Phan tức 1 người mang họ Phan chứ có phải ông bảo tôi là Phan Việt Nam hay Phan Hàn Quốc đâu nhưng có nhiều chuyện việc thật như thời Lý có vị hoàng tử chạy nạn nhà Trần lênh đênh trên biển dạt vào cao ly giúp cao ly đánh quân nguyên sau đó nhà họ Lý về VN nhận họ hàng sang bắc ninh bái yết dòng họ , họ còn xb cuốn hoàng thúc lý long tường đấy , đại tướng VNG đã tiếp họ năm 1998 đó

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hồi đó có nhiều người còn cho rằng Lý Thừa Văn ( lee sung man ) - tổng thống đầu tiên của HQ là hậu duệ đời thứ 25 của con trai vua Lý Anh Tông , chính ông tuyên bố điều này lúc thăm SG năm 1958 thì phải ( ko chắc lắm )

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



hay có 1 số sử gia hàn quốc nói rằng cụ Mạc khi đi sứ có quen thân với sứ thần cao li và yêu cô tuỳ viên là cháu ruột của sứ thần cao li đó , rồi sang bình nhưỡng kết hôn , họ có con với nhau , thời pháp thuộc là năm 1939 có thương nhân triều tiên sang vn tìm hiểu vè dòng họ Mạc đấy thôi , nhưng có 1 số người lại cho rằng đó là truyền thuyết

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi MOA: 06/11/2015 - 14:34


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |