" Tầng tầng lớp lớp các vị thần, nhiều đến mức có vị thần có đến chục vạn tên gọi và hóa thân…nhiều đến nỗi các Brahmin thông thái nhất cũng không thể nào nhớ hết tên các vị thần của điện thờ Hindu… nhiều đến mức có người nói rằng số lượng các vị thần Hindu còn nhiều hơn cả dân số Ấn Độ… Không thể “cảm” được văn hóa Ấn nếu không “hiểu” được hệ thống thần linh Hindu. Tham vọng của tác giả trong loạt bài về chủ đề này là “giản dị hóa” hệ thống thần linh Hindu để độc giả có thể đặt bước chân thành kính đầu tiên vào ngôi đền Ấn Độ giáo. Thiết nghĩ nghiên cứu Hindu (Ấn Độ giáo) là một việc rất đáng quan tâm với người Việt ta. Ở phía Nam, đã từng có những nền văn minh Óc Eo, Chân Lạp, Cát Tiên, Champa chịu ảnh hưởng sâu đậm và trực tiếp từ văn hóa Hindu. Ở phía Bắc, có nhiều hiện vật và phong tục của người Việt mang đậm tính chất Hindu. Ở miền Trung, suốt 500 năm qua, qua sự chung sống cùng nhau giữa người Chăm và người Việt, rất nhiều các yếu tố Hindu đã xâm nhập vào tâm thức người Việt sinh sống trên lãnh thổ xưa của Champa cho đến tận mũi Cà Mau. Với giới nghiên cứu, rất nhiều cán bộ, quan chức ngành văn hóa-bảo tàng tại các nơi có di tích Hindu (hầu như khắp từ Đà Nẵng cho tới Kiên Giang) rất cần trang bị kiến thức về Hindu để có thể “hiểu” và “cảm” các hiện vật vô giá của các nền văn minh Hindu đã từng tồn tại và phát triển rực rỡ tại Việt Nam như Óc Eo, Chân Lạp, Cát Tiên, Champa, để có thể bảo tồn các giá trị tinh thần độc đáo ấy. Ngay cả tôn giáo có nhiều tín đồ tại Việt nam hiện nay là Phật giáo thì cũng xuất phát từ vùng đất Hindu-Ấn Độ và Phật giáo đã truyền từ Ấn Độ sang Việt Nam trước khi đổ bộ lên Trung Hoa. Để hiểu Phật giáo sâu sắc hơn, theo thiển kiến của tác giả, có lẽ phải nghiên cứu Hindu để nhìn thấy lại “cái nền” mà trên đó Sakya Muni (Bậc thông tuệ họ Sakya- tức Phật Sakya) đã sử dụng để xây nên ngôi nhà Phật giáo (có thể thấy qua Jataka-chuyện tiền thân Phật), cũng như tránh các lầm lạc “tam sao thất bổn” do du nhập Phật giáo không chính thống từ Trung Hoa phải qua ít nhất hai lần phiên dịch và bị Hán hóa sâu nặng suốt cả ngàn năm nay. Có rất nhiều cứ liệu chứng tỏ rằng người Việt nhận nhiều ảnh hưởng của văn minh Ấn không kém gì văn minh Trung Hoa. Nghiên cứu văn minh Ấn, so sánh đối chiếu để khám phá lại các vết tích văn minh-văn hóa Ấn trong tâm thức Việt để hoàn thiện “bản sắc Việt” cũng là một con đường “thoát Hán” hiện nay cho người Việt." ( )
MỤC LỤC.
1. Mở đầu.1/ Điều kiện ra đời của đạo Bà La Môn và Hindu .
a/ẤN ĐỘ GIÁO (HINDUISM)
b/Ấn giáo thời Văn minh lưu vực sông Ấn Độ.
c/ Khái quát về đạo Bàlamôn và đạo Hiđu.
d/Khái quát về đạo Bàlamôn và đạo Hiđu.
2/ Sự giống nhau và khác nhau giữa đạo Bà La Môn và Hindu .
2. Bộ tam thần Trimurti.
1/ Thần BRAHMA - Thần sáng tạo .
2/ Thần Bảo Tồn - Vishnu . ( Các hóa thân của Vishnu :
1-Mastya: Con cá từng bảo vệ cho Manu, thuỷ tổ loài người trong cơn đại hồng thuỷ.
2-Con rùa Kurina (kurma): chở hòn núi Mandara trên lưng trong khi khuấy đảo biển sữa.
3-Varaha: Con heo rừng đã cứu cả trái đất.
4-Narasimha: hoá thân sư tử vương giết chết con quỷ Hiranyakashipu - hiện thân của Ravana.
5-Chàng lùn Vamana: cứu thế giới khỏi tay con quỉ Bali
6-Parasurama: người tạo ra tầng lớp Satđếlỵ mới.
7-Hoàng tử Rama: nhân vật chính trong sử thi Ramayana của Ấn Độ.
8-Thần Krisna: vị thần tài năng với cây sáo mê hồn.
9-Sakya Muni (Đức Phật): cứu giúp những kẻ xấu lầm đường lạc lối trở về đường chính.
10-Kalkin (Kali Yuga) : Hoá thân thứ 10 này sẽ hiện ra cuối kỷ nguyên hiện tại để lập ra kỉ nguyên mới.
3/ Thần hủy diệt Shiva.
3. Các vị thần khác .
1/ Nữ thần Laksmi - nữ thần của sự giàu có và may mắn - Là vợ của Vishnu .Tên gọi khác: Mahalakshmi, Padma, Kamala …
2/Thần Sarasvati, nữ thần của học vấn và là thần đỡ đầu của nghệ thuật, khoa học và ngôn từ - Vợ của Brahma .
3/ Thần Parvati có các hóa thân :
* Nữ Thần Tuyết Parvati .
* Nữ thần Durga .
*Thần Kali .
* Thần Uma .
4/ Thần Kârttikeya - Con trai lớn của cặp vợ chồng Shiva- Pârvatĩ , đã có công diệt được quỷ Târaka, đem lại yên vui cho thế giới thần linh và được thờ làm thần chiến tranh.
5/ Thần Ganesha - Con thứ hai của Shiva và Pârvatĩ - mình người đầu voi, được tín đồ Ấn Độ giáo tin thờ như một phúc thần, ban phát hạnh phúc thịnh vượng cho nhân loại .
6/Thần Indra.
7/Thánh nữ Sông Hằng Ganga.
8/ Thần Apsara - Vũ nữ trên Trời.
9 / Thần Garuda (đại bàng kim sí điểu) – con chim thần huyền thoại. Là vật cưỡi của thầnVishnu .
10/ Thần Khỉ Hunuman được coi là thần Sức Mạnh và thần Trung Thành
11/Rắn thần Naga.
12/ Thần Hamsa - Là một con ngỗng hay con thiên nga .
13/ Thần Bò Kamđênu .
14/ THẦN MẶT TRỜI SURYA.
15/Một vài nét về sử thi ấn độ mahabharata và ramyana .