

Góc thư giãn,
#346
Gửi vào 04/05/2016 - 08:53
Thanked by 4 Members:
|
|
#347
Gửi vào 05/05/2016 - 15:18
Tèo và bà nội đi dạo trong công viên thì có một cô gái xinh xắn đi ngang qua. Thấy Tèo cứ ngẩn ngơ dán mắt vào cô gái, bà Tèo liền cười nói:
– Thích rồi phải không?
Tèo đỏ mặt gật đầu. Bà bảo:
– Đứng đây chờ bà một chút nhé!
Vừa dứt câu, bà liền tiến về phía cô gái, khoảng vài phút sau điện thoại của Tèo vang lên, đầu dây bên kia là giọng nói dịu dàng của một cô gái:
– Cho em hỏi anh có phải là anh Tèo không ạ? Bà nội anh đi lạc, hiện giờ bà đang đứng cùng em ở công viên X, anh đến đón bà ngay nhé.
Sau cuôc gặp gỡ đó Tèo làm quen được với cô gái nọ.
Sửa bởi DucBichPham: 05/05/2016 - 15:22
Thanked by 2 Members:
|
|
#348
Gửi vào 06/05/2016 - 01:08
Cách nay khoảng hơn 20 năm, cứ vào dịp hè sau mùa tuyển sinh đại học lại có đoàn giảng viên và sinh viên của trường Đại Học Y Hà Nội lên khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho bản H’Mông của tôi.
Bản H’Mông của tôi trực thuộc đơn vị hành chính cấp xã mang tên Chế Cu Nha của huyện Mù Cang Chải - là huyện miền núi nghèo nhất nước. Có lẽ vì lý do nghèo nhất nước mà bản tôi có được cái diễm phúc đó.
Nhiều hè như thế trải qua, Mông tôi cũng dần dần thành quen biết với đoàn giảng viên và sinh viên y khoa đó. Dẫn đầu đoàn trường y là giáo sư Đỗ Như Cương. Những lúc rảnh rỗi giao lưu giữa trai bản và đoàn viên thanh niên nhà trường, nghe các sinh viên kháo nhau thì tôi được biết rằng, cả bộ đại học có hai thầy Như Cương dậy toán đều nổi tiếng:
- Văn Như Cương: Dạy toán Đại học Quốc Gia. Trong mục thư giãn này tôi đã có chuyện kể về thầy.
- Đỗ Như Cương: Dạy toán tin đại học Y (mọi người còn gọi thầy là Ngang Như Cương)
- Trên miệng thầy lúc nào cũng ngậm 1 điếu thuốc lá hiệu Thăng Long Đệ Nhất Kiếm, liên tục tỏa khói bất cứ lúc nào thầy thức mà tôi nhìn thấy, hết điếu này thầy liền châm ngay điếu khác. Đây là ấn tượng ban đầu sau vài lần gặp thầy tôi đã có thể phát hiện ra được ngay, để đến nỗi bây giờ cứ nhìn thấy ai hút thuốc lá Thăng Long là tôi lại nhớ đến thầy.
- Nghe sinh viên nói thầy xem bói rất giỏi, điều này làm tôi rất ấn tượng vì tôi cũng rất thích bói toán, đây cũng là lý do mà tôi tham gia diễn đàn này.
Đọc đến đây thì cũng khá dài so với 1 câu chuyện thư giãn, chắc hẳn quý vị sẽ thắc mắc tại sao thầy nổi tiếng? tại sao mọi người gọi thầy là Ngang Như Cương. Tôi xin tóm tắt câu chuyện để lý giải, không kể chi tiết vì đụng chạm đời tư của người khác, đó là:
Vào sáng mùng 2 Tết năm nọ, thầy Cương đến nhà một lãnh đạo trường để chúc Tết. Đồng chí lãnh đạo chột dạ vì thầy Cương không có thói quen chúc Tết lãnh đạo, và dường như chưa bao giờ chúc Tết cấp trên. Đồng chí lãnh đạo trường mời thầy Cương vào nhà ngồi uống nước, thầy Cương đứng nói:
- Năm nay anh mất hết.
Nói xong thầy quay bước ra về. Quả nhiên đến hè năm đó, con của đồng chí lãnh đạo nhà trường mắc kỷ luật trong mùa tuyển sinh, còn bản thân đồng chí lãnh đạo thì bị bãi nhiệm.Sửa bởi nguoiHmong: 06/05/2016 - 01:22
Thanked by 6 Members:
|
|
#349
Gửi vào 06/05/2016 - 11:04
Chàng và nàng đang trong một buổi hẹn hò lãng mạn. Nàng hỏi chàng:
– Anh yêu, hãy kể em nghe về những mối tình nồng thắm trước đây của anh đi!
Chàng rầu rĩ đáp:
– Em thông cảm, anh không muốn dại dột thêm một lần nào nữa.
Nàng ngạc nhiên:
– Anh nói vậy nghĩa là sao?
– Vì các cuộc tình trước đây của anh đều kết thúc bằng việc trả lời câu hỏi này!
– ??!
Sửa bởi DucBichPham: 06/05/2016 - 11:05
Thanked by 3 Members:
|
|
#350
Gửi vào 06/05/2016 - 11:12
"Vào sáng mùng 2 Tết năm nọ, thầy Cương đến nhà một lãnh đạo trường để chúc Tết. Đồng chí lãnh đạo chột dạ vì thầy Cương không có thói quen chúc Tết lãnh đạo, và dường như chưa bao giờ chúc Tết cấp trên. Đồng chí lãnh đạo trường mời thầy Cương vào nhà ngồi uống nước, thầy Cương đứng nói:
- Năm nay anh mất hết.
Nói xong thầy quay bước ra về. Quả nhiên đến hè năm đó, con của đồng chí lãnh đạo nhà trường mắc kỷ luật trong mùa tuyển sinh, còn bản thân đồng chí lãnh đạo thì bị bãi nhiệm. "
=============================
Bái phục tài xem bói của thầy Đỗ Như Cương. Theo chú nếu nguoiHmong có cơ hội nên gặp thầy Cương môt lần nữa để bái sư học đạo.
Thanked by 2 Members:
|
|
#351
Gửi vào 07/05/2016 - 10:05
DucBichPham, on 06/05/2016 - 11:12, said:
"Vào sáng mùng 2 Tết năm nọ, thầy Cương đến nhà một lãnh đạo trường để chúc Tết. Đồng chí lãnh đạo chột dạ vì thầy Cương không có thói quen chúc Tết lãnh đạo, và dường như chưa bao giờ chúc Tết cấp trên. Đồng chí lãnh đạo trường mời thầy Cương vào nhà ngồi uống nước, thầy Cương đứng nói:
- Năm nay anh mất hết.
Nói xong thầy quay bước ra về. Quả nhiên đến hè năm đó, con của đồng chí lãnh đạo nhà trường mắc kỷ luật trong mùa tuyển sinh, còn bản thân đồng chí lãnh đạo thì bị bãi nhiệm. "
=============================
Bái phục tài xem bói của thầy Đỗ Như Cương. Theo chú nếu nguoiHmong có cơ hội nên gặp thầy Cương môt lần nữa để bái sư học đạo.
Năm ngoái cháu có hỏi thăm 1 chị ở phòng sau đại học trường y thì được biết thầy Cương vẫn mạnh khỏe, năm nay thầy cỡ tầm gần 90 tuổi. Chắc cháu đã hết duyên với thầy rồi !
#352
Gửi vào 07/05/2016 - 16:47
.
Sửa bởi DucBichPham: 07/05/2016 - 16:49
Thanked by 2 Members:
|
|
#353
Gửi vào 08/05/2016 - 09:42
Ngày nghỉ, một anh chàng đến sở thú xem khỉ. Anh ta ném cho chú khỉ nọ hạt lạc, chú khỉ nhặt lên đặt vào hậu môn rồi bỏ vào miệng. Anh ta thốt lên:
- Kinh quá!
Sau đó anh ta ném cho chú khỉ hạt lạc khác, nó cũng nhặt lên, đặt vào hậu môn rồi lấy ăn.
Anh ta lại thốt lên:
- Kinh khủng quá!
Anh ta đến nói với người trông coi sở thú gần đó:
- Này bác, kia đúng là một con khỉ ngu xuẩn.
Người trông coi sở thú đáp:
- Không đâu, nó là con khỉ thông minh nhất đấy.
- ?????
- Tuần trước có ai ném cho nó quả đào to, nó ăn luôn, hạt đào không thể thải ra được. Vì thế mà giờ mỗi khi ăn gì nó phải đo kích thước trước khi ăn.
(Siêu Tầm)
Sửa bởi DucBichPham: 08/05/2016 - 09:45
Thanked by 2 Members:
|
|
#354
Gửi vào 10/05/2016 - 10:45
Trong khi các nền văn hóa trên thế giới đều có lưu lại những truyền thuyết về Đại Hồng Thủy, là sự trừng phạt của Thần đối với sự suy đồi và độc ác của loài người, thì ở Việt Nam cũng có một câu chuyện tương tự mang tên “Sự tích hồ Ba Bể”.
Ngày xưa, ở vùng Bắc Kạn, mỗi năm dân làng Nam Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là Vô Giá. Dân chúng khắp miền quay về tựu lại rất đông. Mọi người đều nô nức tham dự, ai ai cũng đều lo ăn chay, niệm Phật và năng phóng sinh những loài như chim, cá… để cầu phước trong mấy ngày hội.
Vào ngày hội, có một bà lão ăn mày không biết từ đâu xuất hiện với bộ dạng rất kì dị và gớm ghiếc. Bộ quần áo rách rưới và cũ nát không còn đủ để che được thân hình gầy gò và lở loét của bà. Từ những vết lở loét bốc ra một mùi hôi nồng nặc như mùi con vật bị thối rữa rất khó chịu. Đến đâu, bà lão cũng nói thều thào vài câu: “Tôi đói lắm, các ông các bà ơi!”, rồi bà cầm cái bát sứt chìa ra và xin với vẻ khẩn cầu.
Nhưng xin mãi, xin mãi tới chiều mà bà vẫn không xin được chút gì. Đến đâu bà cũng bị người ta xua đuổi, những cô gái trẻ tuổi thì coi bà như là một mụ ăn mày bị hủi nên trốn bà như trốn một người bị bệnh dịch. Hễ thấy bà xuất hiện ở đâu là họ lại chạy toán loạn sang chỗ khác.
Mấy người lớn tuổi hơn đang lễ Phật thì tỏ thái độ vô cùng bực tức khi bà lão ăn mày tiến lại gần mình, đang niệm những tiếng “Nam mô A Di Đà Phật”, họ liền dừng lại và quay ra mắng bà ăn mày xối xả.
Về sau bọn hương lý và nha sai đuổi bà ăn mày đi. Chúng dùng roi đánh bà một trận, vì quá đau nên bà lão ăn mày đành phải lê mình ra khỏi đám hội.
Sau khi ra khỏi đám hội, bà ăn mày lại đi vào trong xóm để xin ăn. Cũng như những người ở đám hội kia, khi bà bước vào nhà ai cũng đều bị xua đuổi vì nghi rằng bà bị hủi. Một số nhà có điều kiện thì đóng chặt cửa lại và thả chó ra để bà lão không dám tiến lại gần.
May sao, đi đến ngã ba thì bà gặp hai mẹ con góa phụ nọ vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn mày đói rách và tội nghiệp, hai mẹ con liền đưa bà lão về nhà và lấy cơm cho ăn. Tối hôm đó, trời cũng đã khá muộn, hai mẹ con đang ngủ thì bà lão ăn mày lại tới gõ cửa và xin ngủ nhờ một đêm đến sáng mai sẽ đi. Hai mẹ con vui vẻ đưa bà lão ăn mày vào nhà, trải chiếu ở một cái chõng cho bà lão nghỉ ngơi. Còn hai mẹ con thì nằm tạm tại một chỗ khác.
Bà lão vừa ngả lưng xuống chõng là ngủ luôn, vừa ngủ vừa ngáy như sấm đánh bên tai. Hai mẹ con không ngủ được do tiếng ngáy của bà lão nên mở mắt ra, không ngờ rằng phía trên cái chõng sáng rực lên là một con giao long chứ không phải là bà lão ăn mày rách rưới.
Người mẹ rụng rời kinh hãi, nhưng vì chỗ ở của mình cách biệt với làng xóm, không biết kêu cứu ai, đành trùm chăn kín mít, phó mặc cho may rủi.
Nhưng đến sáng hôm sau, khi người mẹ nhìn ra chả thấy giao long đâu cả. Trên chõng, bà lão ăn mày đã dậy và sắp sửa rời đi. Trước khi từ biệt, bà bỗng lên tiếng:
“Tôi thật sự không phải là người, tôi là một con giao long, chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Nam Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi tôi, ngoại trừ hai mẹ con nhà cô.
Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho tôi, đó là một trận Đại Hồng Thủy. Tôi cho hai mẹ con nhà cô gói tro này hãy rải quanh nhà để tránh khỏi kiếp nạn, nội trong đêm hôm nay chớ đi đâu cả. Hoặc nếu có đi thì đưa nhau lên đỉnh núi cao mà tránh”.
(Ảnh: Internet)
Người mẹ băn khoăn hỏi thêm: “Nhưng làm thế nào để cứu mọi người được?”.
Bà lão lấy từ trong áo một hạt thóc ra cắn tách đôi vỏ trấu đưa cho hai mẹ con và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp hai mẹ con ngươi làm việc thiện”.
Người mẹ toan hỏi thêm thì vụt một cái đã không thấy bà lão đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi kể chuyện này cho mấy người gần đó biết. Họ nghe nói chỉ mỉm cười cho là một chuyện bâng quơ. Quả nhiên tối hôm đó giữa đám hội náo nhiệt, lúc thiện nam tín nữ đang tấp nập lễ bái thì bất ngờ có một dòng nước từ dưới đất phun lên chính giữa đàn tràng. Nước càng phun càng mạnh làm lở dần đất xung quanh. Người ta ngơ ngác không hiểu thế nào, tưởng là phép Phật hiển linh nên càng vái lấy vái để. Nhưng dòng nước mỗi lúc một mạnh nuốt hết người và vật. Chỉ trong nháy mắt đã ngập bằng một cái ao.
Mọi người thấy thế hoảng hốt bỏ cả lễ bái đua nhau chạy. Nhưng họ không thể chạy được nữa. Ở dưới chân họ đất nứt nẻ rung động hất họ ngã xuống. Bỗng chốc một tiếng ầm dữ dội phát ra, đất đá, nhà cửa đều chìm nghỉm, nước tung tóe mù trời. Một con giao long to lớn từ mặt nước nhô lên bay vòng quanh Nam Mẫu. Trong khi đó nền nhà, chuồng lợn, chuồng gà của mẹ con người đàn bà từ thiện kia mỗi lúc một nâng cao hơn mực nước.
Đau xót trước cảnh nước lụt, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, chúng bỗng biến thành hai chiếc thuyền. Thế rồi, mặc gió mặc mưa, họ chèo đi mọi nơi cố sức vớt những người bị nạn.
Hồ Ba Bể ngày nay. (Ảnh: Internet)
Hai mẹ con bà góa nhờ có hai mảnh vỏ trấu làm thuyền bất chấp mưa to nước lớn đã bơi thuyền đi vớt mọi người, rồi chạy thoát lên một mỏm núi. Tại đó, họ dựng một gian nhà nhỏ sinh sống. Nơi này, về sau trở thành một ngôi làng đông đúc, và ngày nay vẫn có tên là làng Nam Mẫu.
Còn thung lũng bị nước tràn ngập thì hoá thành 3 cái hồ mênh mông như biển, nên người ta gọi là hồ Ba Bể. Nước ở ba hồ lưu thông nhau, nhưng ghe thuyền không thể đi được từ hồ này sang hồ kia, vì có các đập đá lớn ngăn trở. Hồ rộng bát ngát, nước trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ. Giữa hồ là một hòn đảo nhỏ, người địa phương gọi đó là gò Bà Góa.
(Sưu Tầm)
Thanked by 3 Members:
|
|
#355
Gửi vào 13/05/2016 - 04:50
Câu thành ngữ “Dung nhân tự nhiễu” (trong tiếng Việt câu nghĩa tương tự là: Tự chuốc họa vào thân) có nghĩa là người tầm thường thì thích khuấy động mọi thứ lên và tự làm khó mình. Nó được dùng lần đầu tiên trong quyển “Tân đường thư” – “Lục Tượng Tiên truyện”: “Thiên hạ bổn vô sự, dung nhân tự nhiễu chi vi phiền nhĩ” (Thiên hạ vốn là không có chuyện gì, người thường tự sinh ra chuyện, từ đó tự chuốc lấy ưu phiền).
Vào triều vua Đường Duệ Tông, có viên quan Giám sát ngự sử tên là Lục Tượng Tiên. Ông không những khoan dung độ lượng, tài học cao siêu, năng lực xuất chúng, mà còn có tài can gián, được Hoàng đế hết sức kính trọng. Tuy vậy, có một lần ông làm Hoàng Đế nổi giận, bị giáng chức và chuyển đi Ích Châu nhậm chức Đại đô đốc phủ trường sử kiêm chức Kiếm Nam đạo Án sát sứ.
Sau khi đến Ích Châu, Lục Tượng Tiên đối với dân chúng mười phần khoan dung nhân từ. Ngay cả với phạm nhân, ông cũng không muốn dùng hình phạt thân xác.
Thuộc hạ của ông nói: “Bách tính nơi này mười phần ngoan cố, rất khó quản giáo, ngài nên dùng hình phạt nghiêm khắc để kiến lập uy vọng cho mình. Nếu không, thì chẳng kẻ nào sợ ngài cả”.
Lục Tượng Tiên nghe vậy lắc đầu bảo: “Ta có ý hoàn toàn khác. Dân chúng như vậy là bởi cai quản chưa tốt, nếu ông cai trị tốt, thì xã hội an định, trăm họ an cư lạc nghiệp, dân chúng vì thế mà phục tùng ông, cần gì phải dùng đến hình phạt nặng nề để mà dựng lập uy vọng chứ?”.
Vì vậy, Lục Tượng Tiên tự mình soạn ra một bộ pháp lý mà cai trị Ích Châu. Một lần, có một viên quan nhỏ phạm tội, Lục Tượng Tiên chỉ khiển trách ông ta, bảo không được tái phạm nữa. Thuộc hạ có người thấy thế cho rằng xử vậy quá nhẹ, nhẽ ra nên sử dụng hình phạt dùng côn mà đánh.
Lục Tượng Tiên nghiêm túc nói với thuộc hạ rằng: “Người ta ai cũng có tình cảm, chỉ là người ít kẻ nhiều mà thôi. Ta trách tội ông ta, chẳng lẽ ông ta lại không để ý đến điều ta bảo ư? Ông ta là thuộc hạ của ngươi, ông ta phạm tội, chẳng lẽ ngươi lại không có trách nhiệm gì sao? Nếu ta dùng cực hình mà phạt, thì cần phải bắt đầu từ ngươi”.
Thuộc hạ nghe xong, hổ thẹn mà lui ra.
Từ đó về sau, Lục Tượng Tiên nhiều lần bảo các quan lại dưới quyền của mình rằng:
“Thiên hạ vốn chẳng nảy sinh sự tình gì lớn, chỉ do một số ít kẻ thiển cận, hạng người tầm thường không có năng lực, tự mình làm cho sự việc lộn xộn; kết quả là những chuyện vốn dĩ giải quyết dễ dàng lại hóa ra hỏng cả. Ta cho rằng cần từ căn bản mà giải quyết mọi sự, sau này có thể giảm bớt rất nhiều phiền toái”.
Lục Tượng Tiên quả nhiên cai quản Ích Châu rất tốt, dân chúng có cuộc sống yên ổn, quan lại cũng mười phần bội phục ông.
(Sưu Tầm)
Thanked by 3 Members:
|
|
#356
Gửi vào 14/05/2016 - 09:38
MẸ RẤT YÊU CON !
Có một câu chuyện thương tâm xảy ra trong trận động đất tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Khi căn nhà sắp sửa đổ ập xuống, người mẹ ôm vội vàng đứa con vào lòng che chắn. Và căn nhà đổ xuống chôn vùi tất cả. Đội cứu hộ dò theo tiếng khóc của em bé, đào bới tiếp cận vào bên trong cứu được em bé, nhưng bà mẹ thì đã chết trong tư thế đang ôm đứa con, trong tay cầm một chiếc điện thoại di động có lời nhắn: “Con ơi! Nếu con được sống, con luôn nhớ rằng: Mẹ rất yêu con!”.
(Sưu Tầm)
Thanked by 5 Members:
|
|
#357
Gửi vào 14/05/2016 - 09:54
DucBichPham, on 07/05/2016 - 16:47, said:
.
Cháu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bác DucBichPham vì bác đã có lời động viên khích lệ dành cho cháu !
Cháu nguyện cố gắng:
- Học tập theo tấm gương Lê Nin: "Học, học nữa, học mãi !"
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức H.C.M
Thanked by 1 Member:
|
|
#358
Gửi vào 15/05/2016 - 15:17
Ðây là một câu chuyện dân gian được người Do Thái truyền tụng. Có một phú ông có rất nhiều tài sản. Một hôm, ông đột nhiên lâm trọng bệnh và không cách chi hồi phục. Vì ông rất giàu, gia đình ông mời rất nhiều bác sĩ tài danh đến từ khắp nơi trong nước để chữa trị cho ông, nhưng không người nào thành công.
Sức khỏe của ông ngày càng tệ hại và dường như không còn hy vọng hồi phục. Ngay khi gia đình ông đã không còn chút hy vọng, một người tu hành từ phương xa đi ngang qua và nói với họ: "Nếu quý vị có thể tìm được một người vô cùng hạnh phúc, hãy lấy quần áo của họ đem đến cho cha quý vị mặc vào, thì ông sẽ khỏi bệnh".
Nghe những lời này, gia đình ông nhà giàu đi khắp bốn phương để tìm một người hạnh phúc. Tuy nhiên, sau khi tìm kiếm khắp mọi nơi, họ không thể tìm được một người thật sự hạnh phúc. Những người gọi là hạnh phúc mà họ tìm thấy thì không hoàn toàn hạnh phúc về tất cả mọi phương diện, cho nên không thể được xem là những người thật sự hạnh phúc. Gia đình này tiếp tục tìm kiếm cho đến lúc cuối cùng phải bỏ cuộc. Tuy nhiên, một người con trai của phú ông rất có hiếu. Không chịu nổi sự xa cách với cha mình, anh ta quyết tâm tìm mọi cách để cho cha mình hồi phục. Do đó, anh bỏ làng ra đi, đến những nơi xa, quyết chí tìm cho ra một người thật sự hạnh phúc.
Một hôm, người con trai của phú ông bị kiệt sức trong cuộc hành trình buồn tẻ. Khi màn đêm buông phủ, anh ta cố gắng tìm một chỗ nghỉ chân, và tình cờ thấy một động đá để anh có thể nghỉ qua đêm. Khi đến gần cửa động, anh nghe tiếng bên trong vọng ra nói rằng: "Ô! Ta thật là một người hạnh phúc! Hôm nay ta có được một ngày thật tuyệt diệu. Mỗi ngày ta đều sung sướng! Ðối với ta, tất cả mọi chuyện đều tốt đẹp. Ta thật vui sướng và hạnh phúc với tất cả mọi sự việc! Ta là người hạnh phúc nhất trần gian! Ta thật là một người hạnh phúc!" Những lời này cứ lập đi lập lại, cùng với tiếng cười sung sướng. Cuối cùng, giọng nói vọng lên: "Ô! Ta buồn ngủ rồi. Ta sẽ ngủ trong hạnh phúc. Dù có chết đi ngay bây giờ, ta vẫn vô cùng hạnh phúc!"
Người con trai phú ông vui mừng nghe được những lời này và nghĩ: "Ta đã tìm được phương thuốc chữa khỏi bệnh tình của cha!" Anh liền chui vào hang, hy vọng sẽ tìm được người này và lột quần áo của ông ta. Nhưng khi vào trong, anh thấy người này hoàn toàn trần truồng! Ông ta không có đến mảnh vải trên người! Người con trai ông nhà giàu đứng chết trân, không biết phải làm sao!
Thấy gương mặt thất vọng và bực bội của anh, người đàn ông hạnh phúc hỏi: "Có chuyện gì vậy?" Và người con trai ông nhà giàu trả lời: "Tôi đã thất bại không tìm được cái tôi muốn tìm". Người đàn ông hạnh phúc bèn hỏi: "Anh tìm điều gì"? Người con trai trả lời: "Cha tôi lâm bệnh nặng và một người tu hành bảo chúng tôi rằng, nếu có thể tìm được một người thật sự hạnh phúc, chúng tôi cần phải lột y phục của họ để cha tôi mặc vào, rồi ông sẽ khỏi bệnh. Ðó là lý do tại sao tôi vào đây để lấy quần áo của ông. Tôi đâu ngờ rằng ông chẳng mặc gì cả!" Người đàn ông hạnh phúc trả lời: "ái dà! Nếu ta có mặc gì trên người, thì hiện giờ ta đâu có hạnh phúc như vậy!"
Ðiều ông ta muốn nói, là nếu ông có chút tài sản gì, ông sẽ bị vướng bận và không được hạnh phúc như vậy. Chính vì ông không có gì cả, ông không bị chút áp lực, không phải lo mất điều gì, về việc đồ đạc của ông bị trộm cắp hay bị hủy hoại. Ông cũng không phải lo về việc phải làm gì, nếu ngày hôm sau ông không có một thứ nào đó. Bởi vì ông không có gì để so sánh với người khác, ông không cần phải lo về việc người khác có những thứ tốt hơn. Ông không cần phải lo về bất cứ vấn đề gì, như là người khác trộm cắp đồ đạc hay là đả thương ông. Ðó là lý do tại sao ông hạnh phúc như vậy.
Câu chuyện này rất liên quan đến sự tu hành. Không có nghĩa là chúng ta sẽ hạnh phúc nếu chúng ta không có tài sản; cũng không có nghĩa là chúng ta sẽ có sự lo lắng hay hạnh phúc nếu chúng ta có nhiều của cải. Chúng ta có hạnh phúc, hoặc không có hạnh phúc, không thể được đo lường bằng tài sản hay của cải. Tất cả đều tùy tâm chúng ta. Nếu có tài sản nhưng chúng ta không vướng mắc vào đó, và sử dụng chúng đúng chỗ, thì chúng ta có thể nói rằng mình không có tài sản và không bị ràng buộc vào đó. Giả sử chúng ta không có tài sản và không kiếm tiền được, nhưng rồi chúng ta chê nho chua bởi vì chúng ta không có nho để ăn , thì chúng ta không thật sự là người hạnh phúc.
Người đàn ông trong câu chuyện này thật sự là một người hạnh phúc. Chúng ta có thể thấy điều này từ cách nói chuyện của ông. Thật ra, hạnh phúc trong tâm không thể tìm được từ tài sản hay sự nghèo khó. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, quá nhiều tài sản có thể dễ dàng dẫn đến sự ràng buộc. Dù họ ghét bị ràng buộc, họ vẫn bị ràng buộc mà không biết. Họ phải chăm sóc tài sản, phát triển và quản lý chúng. Ngoài ra, họ còn lo rằng người khác có thể chiếm đoạt tài sản của họ, họ có thể bị kẻ khác ganh tỵ, hay con cái họ có thể hoang phí tài sản của họ; có rất nhiều hoàn cảnh khiến họ phải lo âu. Không phải là chúng ta tham lam. Tuy nhiên, nếu có chút tài sản, chúng ta phải quản lý chúng. Nếu không có gì cả, thì chúng ta không cần phải lo.
(Sưu Tầm)
Sửa bởi DucBichPham: 15/05/2016 - 15:20
Thanked by 3 Members:
|
|
#359
Gửi vào 16/05/2016 - 14:43
Lần giáng sinh đầu tiên
Câu chuyện về bà được sử sách và gia phả lưu lại như sau:
Vợ chồng Phạm Huyền Viên và Đoàn Thị Hằng là những người hiền lành, tu nhân tích đức nhưng hiềm một nỗi đã ngoài 40 mà chưa có con. Một đêm rằm tháng hai, ông bà được thần báo mộng là Ngọc Hoàng sẽ cho con gái thứ hai là Công chúa Hồng Liên đầu thai làm con, từ đó bà có thai.
Trước khi sinh, vào đêm ngày 6 tháng 3 năm Quý Sửu, trời quang mây vàng như có ánh hào quang. Ông Huyền Viên ngồi đợi tin mừng, bỗng nhiên có một nàng tiên từ trong đám mây bước xuống thềm nhà, và bà sinh một bé gái. Vì vậy ông đặt tên con là Phạm Tiên Nga.
Phạm Tiên Nga càng lớn càng xinh đẹp, mọi việc nữ công gia chánh đều thành thạo, đảm đang. Đến năm 15 tuổi đã có nhiều người đến dạm hỏi nhưng nàng đều khước từ vì nàng còn phải ở nhà chăm sóc cha mẹ già yếu, quán xuyến công việc gia đình.
Ngày 10 tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1462), cha của nàng qua đời. Hai năm sau mẫu thân của nàng cũng về nơi tiên cảnh. Phạm Tiên Nga đã làm lễ an táng cha mẹ ở phía đông nam phủ Nghĩa Hưng (nay là thôn La Ngạn, ở đây có đền thờ Phụ thân và Mẫu thân của Phạm Tiên Nga).
Sau ba năm để tang cha mẹ, lo mồ yên mả đẹp, Phạm Tiên Nga bắt đầu chu du khắp nơi làm việc thiện (lúc này Tiên Nga vừa tròn 35 tuổi). Bà đã ủng hộ tiền của và công sức giúp dân đắp đê ngăn nước Đại Hà từ bên kia phía núi Tiên Sơn (nay là núi Gôi) đến Tịch Nhi (nay chính là đường đê Ba Sát, nối Quốc lộ 10 chạy dọc xã đến ngã ba Vọng. Đây cũng chính là con đường nối di tích Phủ Dầy với Phủ Quảng Cung).
Cùng với việc đắp đê, bà còn cho làm 15 cây cầu đá, khơi ngòi dẫn nước tưới tiêu, khai khẩn đất ven sông, giúp tiền bạc cho người nghèo, chữa bệnh cho người ốm, sửa đền chùa, cấp lương bổng cho các vị hương sư, khuyên họ cố sức dậy dỗ con em nhà nghèo được học hành.
Năm 36 tuổi, bà đến bờ Sông Đồi dựng một ngôi chùa trên mảnh vườn nhỏ, đặt tên là chùa Kim Thoa. Bên trên thờ đức Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát, bên dưới thờ cha và mẹ.
Sau đó hai năm, bà tới tu sửa chùa Sơn Trường – Ý Yên, Nam Định, chùa Long Sơn – Duy Tiên, Hà Nam, chùa Thiện Thành ở Đồn xá – Bình Lục, Hà Nam. Tại chùa Đồn xá, bà còn chiêu dân phiêu tán, lập ra làng xã, dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải.
Tháng Giêng năm Nhâm Thìn (1472), bà trở lại chùa Kim Thoa, và tháng 9 năm ấy, bà trở về quê cũ cùng các anh chị con ông bác tu sửa đền thờ Tổ họ Phạm khang trang bề thế (nay còn đền thờ ở phía nam xóm Đình thôn La Ngạn). Sau đó bà lại đi chu du ở trong hạt, khuyên răn bà con dân làng những điều phải trái.
Rồi trong đêm ngày 2 tháng 3 năm Quý Tỵ, thời Hồng Đức (1473), trời nổi cơn giông, gió cuốn, mây bay, bà đã hoá thần về trời. Năm đó bà vừa tròn 40 tuổi.
Ngay sau khi bà mất, nhân dân xã La Ngạn, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng đã lập đền thờ trên nền nhà cũ, gọi là Phủ Đại La Tiên Từ. Đồng thời quê mẹ của bà là xã Vỉ Nhuế cũng lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của Thánh Mẫu gọi là Phủ Quảng Cung. Người dân tôn bà làm Phúc thần, với Duệ hiệu là “Lê Triều Hiển Thánh, Tầm Thanh Cứu khổ, Tiên Nga tôn thần”.
Lần giáng sinh thứ 2
Phạm Tiên Nga sau khi mất, chuyển sinh thành Lê Giáng Tiên, sống vào thời Lê Anh Tông, năm Đinh Tỵ, 1557.
Tại thôn An Hải, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản, hạt Sơn Nam Hạ, nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Hà, có vợ chồng Lê Thái Công là người hiền đức, hay làm việc thiện. Ông bà đã có một con trai, và khi ấy cũng đã đứng tuổi. Đến năm Thiên Hựu, đời Lê Anh Tông, bà vợ có mang đã quá kỳ sinh mà không thấy chuyển dạ, lại không ăn uống, chỉ ưa trong phòng có mùi hoa thơm.
Đêm hôm ấy, gia đình làm lễ, cầu trời khấn Phật, phù hộ độ trì cho mẹ tròn con vuông.
Giữa lúc hương hoa tỏa bay thơm ngát, ở trong phòng, Lê Thái Công nằm mơ thấy mình bay lên thượng giới, rồi được dẫn vào một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ, ở đó đang diễn ra cuộc đại khánh tiết, bách thần làm lễ chúc thọ Ngọc Hoàng.
Một tiên nữ vận áo xiêm màu hồng nhạt, từ hậu cung bưng khay rượu bước ra. Vừa đến trước mặt Ngọc Hoàng, trong khi hai tay nâng khay, còn đầu thì khẽ nghiêng và toàn thân nhún xuống, nhưng do làm hơi vội nên đã để một chiếc chén rơi ra … Ngọc Hoàng khẽ chau mày, nhưng rồi trước mặt triều thần, Ngài lại tươi cười nhấc chén rượu thứ hai…
Chỉ có như vậy nhưng đã là phạm luật tiên giới. Sau bữa tiệc, hai vị Nam Tào Bắc Đẩu tâu lên, tiên nữ bị giáng xuống trần, trong thời hạn ba năm (thời gian trên thượng giới), mặc dù đó chính là con gái của Ngọc Hoàng Thượng đế.
Vừa lúc ấy, Lê Thái Công tỉnh giấc. Cũng đúng lúc ấy, người nhà vào báo bà vợ đã sinh một người con gái. Ba ngày sau, khi nhìn mặt con, thấy nét mặt giống nàng tiên nữ bưng khay rượu trong bữa tiệc chúc thọ Ngọc Hoàng, ông bèn đặt tên cho con là Giáng Tiên. Lần giáng sinh mới này của Liễu Hạnh cách quê cũ 7km.
Ngày tháng qua đi, càng lớn lên Giáng Tiên càng lộng lẫy, xinh đẹp. Mọi việc nữ công gia chánh nàng cũng đều thành thạo. Lại có cả tài cầm kỳ thi họa, vì ông bà cho nàng theo học Trần Công, một người bạn ở làng bên, và càng học lên Giáng Tiên lại càng giỏi giang, tấn tới.
Ông Trần Công là một vị hưu quan ở làng Tiên Hương, cùng trong huyện Thiên Bản. Vợ chồng ông cũng đã đứng tuổi mà chưa có con. Một đêm, nghe có tiếng trẻ khóc ở ngoài vườn, ông bà cùng chạy ra thấy một đứa bé sơ sinh nằm dưới gốc cây đào. Ông bà đem về nhà nuôi, đặt tên là Đào Lang.
Về nhà chồng là Đào Lang con nuôi ông Trần Công là một vị hưu quan ở làng Tiên Hương, cùng trong huyện Thiên Bản, Giáng Tiên là một người vợ hiền dâu thảo, nói năng khiêm nhường, đối xử có trước có sau. Trong ba năm, nàng sinh được một trai tên Nhân, một gái tên Hòa.
Giữa lúc cả gia đình đang đầm ấm vui vẻ thì bỗng nhiên, vào đúng ngày mồng ba tháng ba (Âm lịch), tuyệt nhiên không bệnh tật gì, nàng đã qua đời, lúc ấy vừa tròn 21 tuổi. Cả hai bên cha mẹ và chồng con đau xót tiếc thương nhưng chẳng có cách gì cứu sống được. Trong nỗi buồn vô hạn, kể cả Lê Thái Công, chẳng ai hiểu được lẽ trời đã sắp đặt rồi.
Lần giáng sinh thứ ba
Giáng Tiên, nàng tiên nữ đã về trời, đúng hạn định theo lệnh của Ngọc Hoàng. Nhưng khi nàng đã ở trên trời thì lòng trần lại canh cánh, ngày đêm da diết trong lòng nỗi nhớ cha mẹ, chồng con. Những ngày hội quần tiên, những lúc quây quần bên chị bên em cùng bạn bè, bỗng nhiên nàng lại nét mặt thoáng buồn, rồi lén gạt thầm dòng nước mắt…
Những cử chỉ ấy, cuối cùng rồi cũng đến tai Ngọc Hoàng. Ngài cho gọi nàng lại để nghe nàng giãi bày tâm sự và thỉnh cầu ước nguyện. Khi thấu hiểu, Ngài cho nàng được phép trở lại cõi trần lần thứ 3, nhưng đổi tên là Liễu Hạnh.
Khác với lần đi đày trước, lần này do tự nguyện, nên trong lòng nàng hoàn toàn thư thái, vui vẻ, chỉ mong sao cho chóng xuống trần. Khi về đến nhà vừa đúng lúc gia đình đang làm giỗ mãn tang cho nàng, mọi người đều hết sức ngạc nhiên và vô cùng sung sướng. Nàng ôm lấy mẹ mà khóc, rồi kể hết sự tình, dặn anh hãy gắng lo chăm sóc cha mẹ, vì lần này xuống trần nàng không thể ăn ở như lần trước, rồi trở về nhà chồng.
Đào Lang, từ ngày vợ mất, vẫn ngày đêm thương nhớ không khuây. Liễu Hạnh đẩy cửa bước vào, gặp nhau vợ chồng con cái mừng mừng tủi tủi. Nàng cũng kể rõ mọi chuyện cho chồng biết, khuyên chồng hãy cố gắng luyện chí, yên tâm theo đuổi sự nghiệp công danh, đừng quên chăm sóc con thơ, phụng dưỡng cha mẹ.
Nàng quét dọn, sửa sang nhà cửa, may vá quần áo cho chồng cho con, rồi bỗng chốc lại thoắt biến lên mây… Cứ như thế, thỉnh thoảng nàng lại hiện về, làm xong các việc rồi lại biến đi. Ròng rã hàng chục năm sau, cho đến khi con cái khôn lớn và Đào Lang công thành danh toại, nàng mới từ biệt để đi chu du thiên hạ.
Tiếng lành đồn xa. Ở khắp mọi nơi, mọi người thi nhau bàn tán về tung tích và hành vi của nàng. Câu chuyện càng ngày càng được thêu dệt thêm mãi, hư hư thực thực. Và ai ai cũng đều nghiêm trang, kính cẩn gọi nàng là Tiên Chúa.
Theo Daikynguyenvn- Cổ học Tinh Hoa.
Sửa bởi DucBichPham: 16/05/2016 - 14:47
Thanked by 3 Members:
|
|
#360
Gửi vào 17/05/2016 - 15:36
“Ăn rau không chú ơi?” – Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
“Ăn hộ tôi mớ rau…!” – Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm.
Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: “Dạ cháu không bà ạ!”. Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. “Mình thương người thì ai thương mình” – cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
“Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi!”, tiếng bà cụ yếu ớt.
“Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn ăn!”, tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:“Rau này bà bán bao nhiêu?”
“Hai nghìn một mớ” – Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
“Sao chú mua nhiều thế?”, bà cụ gặng hỏi.
“Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!”,gã nói vội.
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ…
“Nghỉ thế đủ rồi đấy!”, giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.
Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.
Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.
Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo: “Bà bán rau chết rồi”.
“Bà cụ hay đi qua đây hả chị?” – chị bán nước khẽ hỏi.
“Tội nghiệp bà cụ!”, một giọng người đàn bà khác.
“Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh”.
Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.
Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia…
Theo: Lặng nhìn cuộc sống
Thanked by 4 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
7 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 7 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












