

Chat với Hệ Từ
#16
Gửi vào 29/07/2015 - 00:23
Hai phần thượng hạ của Hệ Từ thì không thuộc cổ văn của Dịch Kinh, mà nó được hình thành do nhiều người viết, suốt từ thời Đông Chu cho đến thời Đông Hán và Tam Quốc. Tôi phải nói rõ như thế để thấy rằng việc Khổng An Quốc bảo "Hệ Từ là do Khổng Tử viết ra" là không chính xác. Đọc kỹ các lời Hệ Từ hai phần thượng hạ thì biết, có nhiều phần về Tượng và Số, có nhiều phần ghi về các điều lệ Dịch mà được đặt ra bởi các nhà Nho Dịch sống ở thời nhà Hán, sau Khổng Tử rất rất nhiều đời.
Vậy, ý nghĩa của Hệ Từ truyện là gì?
Thưa, nó là những mảnh ghép của các lý luận trong hệ thống Vũ Trụ quan và Nhân Sinh quan. Cổ nhân muốn lý giải sự hình thành của vạn vật trong Vũ Trụ, nên mới đặt Tượng cho các quái. Bát Quái - tức 8 quái đơn (3 vạch) được hình thành vào thời Đông Chu. Chữ "Quái" 卦 vốn được hình thành do thêm chữ "Bốc"卜 vào cạnh chữ "Khuê" 圭, chữ "bốc" vốn là từ việc bốc bói bằng mai rùa hay cỏ thi, còn chữ "khuê" vốn là cái cọc hoặc trụ đất trát bùn để đo bóng nắng trong Thiên Văn, trong sách Chu Lễ có ghi lại là dòng họ đứng đầu địa phương được nắm giữ phương pháp đo đạc theo Thổ Khuê, người ta lập ra 8 cái Khuê ở Tứ Chính và Tứ Ngung để quan trắc Nhật ảnh, ghi chép lại số liệu và đồ hình.
Hệ Từ bắt đầu lý giải sự hình thành của Vũ Trụ và vạn vật bằng cách mượn Tượng của hai quẻ Càn Khôn để mà nói, vì quan niệm Càn Khôn là cha mẹ của 6 con, của vạn vật. Những lý luận này cũng là sơ khởi của việc dẫn đến khái niệm về "Khí", sau này mới đưa thêm khái niệm về Âm - Dương, Ngũ Hành vào để nói, chứ cổ văn Dịch Kinh với 64 lời Thoán và 384 lời Hào thì chưa đề cập gì đến Khí với Âm Dương Ngũ Hành cái chi cả.
Những lý luận sơ khởi về Vũ Trụ trong Hệ Từ ở thời Đông Chu và Hán, là tiền đề cho hệ thống Vũ Trụ Luận về Lý-Khí của Tống Nho với các nhân vật như Chu Liêm Khê, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy.
Ngoài Vũ Trụ quan để lý giải tự nhiên, thì Hệ Từ còn là Nhân Sinh quan với việc mượn quan hệ các Tượng của các Quái để mà mô tả các mối quan hệ của xã hội loài người, như phân chia ngôi thứ, sang hèn, vua tôi, vợ chồng, cha con,... chủ yếu là theo lý luận của Nho gia mà gọi là Đạo.
Thanked by 5 Members:
|
|
#17
Gửi vào 29/07/2015 - 00:39
Thanked by 5 Members:
|
|
#18
Gửi vào 29/07/2015 - 06:40
2/ Hiểu ý nghĩa của câu theo chữ rồi mơí thoát nghĩa chữ mà vào Ý
3/ Vào ý rồi thì từ hình nhi hạ mà thâm nhập vào hình nhi thượng (Đạo học) mà thoát Ý .
Thanked by 4 Members:
|
|
#19
Gửi vào 29/07/2015 - 09:03
Dị tri tắc hữu thân. Dị tòng tắc hữu công.
Hữu thân tắc khả cửu. Hữu công tắc khả đại.
Khả cửu tắc hiền nhân chi đức. Khả đại tắc hiền nhân chi nghiệp.
Dị giản nhi thiên hạ chi lý đắc hĩ.
Thiên hạ chi lý đắc nhi thành vị hồ kỳ trung hĩ.
=
Bình dị thì dễ hiểu dễ biết, đơn giản thì dễ thuận theo.
Dễ hiểu thì có được sự gần gũi thân thuộc, dễ thuận theo thì có được thành quả công hiệu.
Có sự gần gũi thì có thể bền lâu, có thành công thì có thể trở nên to lớn.
Có thể bền lâu thì do cái đức của người hiền tài, có thể to lớn thì do cái sự nghiệp của người hiền tài.
Giản dị mà nắm được cái Lý của Thiên Hạ vậy.
Nắm được cái Lý của Thiên Hạ mà tạo thành ngôi vị ở trong Thiên Hạ vậy.
Thanked by 5 Members:
|
|
#20
Gửi vào 29/07/2015 - 10:04
Trích dẫn
Cao - Thấp bày ra, ấy là chia ngôi vị Sang - Hèn vậy.
Động - Tĩnh có quy luật (thường độ), thì Cương - Nhu mới rõ ràng dứt khoát vậy.
Mới đem những thứ giống nhau (Loại) tụ hợp lại, những thứ khác nhau (Vật) thì phân chia nhóm ra. Cát - Hung sinh ra vậy.
Ở tại nơi Trời thì tạo thành Tượng, ở tại chỗ Đất thì tạo thành Hình, ấy là Biến - Hóa hiện ra vậy.
Cho nên Cương - Nhu cọ xát qua lại lẫn nhau, Bát Quái trao đổi qua lại với nhau.
Cái vang động thì theo Sấm Sét, cái thấm nhuần thì theo Gió Mưa.
Nhật Nguyệt vận hành mà tạo nên một nóng một lạnh.
Theo lối của Càn mà tạo thành nam, theo đường của Khôn tạo thành nữ.
Theo Càn để biết cái nguyên thủy ban sơ, theo Khôn để hiểu quá trình tạo thành vạn vật.
Theo Càn để dễ dàng mà hiểu cái bản thể, theo Khôn để giản dị mà biết cái công dụng.
Bình dị thì dễ hiểu dễ biết, đơn giản thì dễ thuận theo.
Dễ hiểu thì có được sự gần gũi thân thuộc, dễ thuận theo thì có được thành quả công hiệu.
Có sự gần gũi thì có thể bền lâu, có thành công thì có thể trở nên to lớn.
Có thể bền lâu thì do cái đức của người hiền tài, có thể to lớn thì do cái sự nghiệp của người hiền tài.
Giản dị mà nắm được cái Lý của Thiên Hạ vậy.
Nắm được cái Lý của Thiên Hạ mà tạo thành ngôi vị ở trong Thiên Hạ vậy.
Trên đây, QNB gom lại các đoạn Hệ Từ đã đưa ra để chúng ta đọc liền mạch văn.
Mở đầu cho Vũ Trụ quan và Nhân Sinh quan, Hệ Từ chọn hai quẻ Càn - Khôn để mà mô tả cái lý khai Thiên lập Địa. Cổ nhân cho rằng, Càn Khôn phân chia ra, khi định vị nơi chốn Trời cao Đất thấp thì lấy vai vế trên-dưới sang-hèn để mà mô tả cái sự đối đãi mang tính nhị nguyên với nhau (chúng ta không nên bám chấp vào câu chữ để mà tưởng rằng cổ nhân nói "trời sang đất hèn"). Bên cạnh tính nhị nguyên theo Không Gian với vị trí Cao Thấp trong tự nhiên và Sang Hèn trong xã hội, cổ nhân tiếp tục nêu lên tính nhị nguyên qua sự vận động, theo cái quy luật của Động Tĩnh mà hiểu cái sự phân chia Cương Nhu (sự vận động cũng là yếu tố quan trọng để sinh ra khái niệm Thời Gian, bởi lẽ nếu vạn vật bất động thì thời gian là vô nghĩa). Chúng ta cần lưu ý rằng sự vận động ở đây được Hệ Từ nên rõ là có quy luật (thường độ), cho nên liền đem phân chia ra các nhóm, gồm những thứ có cùng tính chất trong một nhóm và khác tính chất giữa các nhóm với nhau. Theo Trời Đất mà phân chia Hình - Tượng. Từ đó hiển lộ rõ Biến - Hóa với Cát - Hung. Theo sự vận động tự nhiên trong trời đất, sự trao đổi biến hóa của vật chất, vận hành của Nhật Nguyệt mà tạo thành Ngày-Đêm và các mùa Nóng-Lạnh, giới tính Nam-Nữ của con người.
Đặc điểm ở đây là Hệ Từ đi ngay vào Hình Tượng thuộc về Hình Nhi Hạ, chứ không chuyên chú đến cái vô hình vô tượng thuộc Hình Nhi Thượng như thuyết của Lão Tử và các học giả Tống Nho sau này. Tuy nhiên, cũng cần phải ghi nhận rằng, tại thời này đã đề cập tới "Thường" và "Lý", tức là đã khá rõ về tính quy luật và nguyên lý của sự vận động, đây chính là cái vô hình vô tượng thuộc Hình Nhi Thượng của Vũ Trụ Luận Lý - Khí đời sau.
Thanked by 7 Members:
|
|
#21
Gửi vào 29/07/2015 - 10:46
Thanked by 2 Members:
|
|
#22
Gửi vào 29/07/2015 - 22:36
QuachNgocBoi, on 29/07/2015 - 00:23, said:
Hai phần thượng hạ của Hệ Từ thì không thuộc cổ văn của Dịch Kinh, mà nó được hình thành do nhiều người viết, suốt từ thời Đông Chu cho đến thời Đông Hán và Tam Quốc. Tôi phải nói rõ như thế để thấy rằng việc Khổng An Quốc bảo "Hệ Từ là do Khổng Tử viết ra" là không chính xác. Đọc kỹ các lời Hệ Từ hai phần thượng hạ thì biết, có nhiều phần về Tượng và Số, có nhiều phần ghi về các điều lệ Dịch mà được đặt ra bởi các nhà Nho Dịch sống ở thời nhà Hán, sau Khổng Tử rất rất nhiều đời.
Vậy, ý nghĩa của Hệ Từ truyện là gì?
Thưa, nó là những mảnh ghép của các lý luận trong hệ thống Vũ Trụ quan và Nhân Sinh quan. Cổ nhân muốn lý giải sự hình thành của vạn vật trong Vũ Trụ, nên mới đặt Tượng cho các quái. Bát Quái - tức 8 quái đơn (3 vạch) được hình thành vào thời Đông Chu. Chữ "Quái" 卦 vốn được hình thành do thêm chữ "Bốc"卜 vào cạnh chữ "Khuê" 圭, chữ "bốc" vốn là từ việc bốc bói bằng mai rùa hay cỏ thi, còn chữ "khuê" vốn là cái cọc hoặc trụ đất trát bùn để đo bóng nắng trong Thiên Văn, trong sách Chu Lễ có ghi lại là dòng họ đứng đầu địa phương được nắm giữ phương pháp đo đạc theo Thổ Khuê, người ta lập ra 8 cái Khuê ở Tứ Chính và Tứ Ngung để quan trắc Nhật ảnh, ghi chép lại số liệu và đồ hình.
Hệ Từ bắt đầu lý giải sự hình thành của Vũ Trụ và vạn vật bằng cách mượn Tượng của hai quẻ Càn Khôn để mà nói, vì quan niệm Càn Khôn là cha mẹ của 6 con, của vạn vật. Những lý luận này cũng là sơ khởi của việc dẫn đến khái niệm về "Khí", sau này mới đưa thêm khái niệm về Âm - Dương, Ngũ Hành vào để nói, chứ cổ văn Dịch Kinh với 64 lời Thoán và 384 lời Hào thì chưa đề cập gì đến Khí với Âm Dương Ngũ Hành cái chi cả.
Những lý luận sơ khởi về Vũ Trụ trong Hệ Từ ở thời Đông Chu và Hán, là tiền đề cho hệ thống Vũ Trụ Luận về Lý-Khí của Tống Nho với các nhân vật như Chu Liêm Khê, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy.
Ngoài Vũ Trụ quan để lý giải tự nhiên, thì Hệ Từ còn là Nhân Sinh quan với việc mượn quan hệ các Tượng của các Quái để mà mô tả các mối quan hệ của xã hội loài người, như phân chia ngôi thứ, sang hèn, vua tôi, vợ chồng, cha con,... chủ yếu là theo lý luận của Nho gia mà gọi là Đạo.
Bác Quách Ngọc Bội cho Annhien hỏi tí về phần tô màu xanh phía trên.
Theo như Annhien biết được, Ngũ Hành ra đời rất sớm, những ghi chép còn sót lại nói rằng "từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế (2550 - 2140 TCN) Hoàng đế sai Hi Hoà xem mặt trời; Thượng Nghi xem mặt trăng; Sử Khu xem sao khí; Đại Náo đặt Can Chi; Lệ Thủ đặt toán số và sai Dung Thành hợp sáu thuật ấy để soạn Điều lịch", nếu thông tin này đúng thì Ngũ Hành có từ rất sớm, như vậy Kinh Dịch 64 lời thoán và 384 lời hào sao lại không thấy đề cập đến ngũ hành? Điều này thật khó hiểu?
Trích dẫn
Lịch Á Đông từ thượng cổ đã có tính cách âm dương. Về lịch cũng như về chung văn hoá Trung Hoa về thời cổ, lịch sử có ghi tên tuổi và sự nghiệp cá nhân, một cách dần dần đáng tin, có thể chia ra những giai đoạn sau:
1) Đời Tam Hoàng Ngũ Đế mà phần Ngũ Đế là khoảng áng chừng từ 2550 tr.CN đến 2140 tr.CN. Những tên đáng chú ý là Hiên Viên tức là Hoàng Đế, Xuyên Húc, Nghiêu và Thuấn.
2) Đời Hạ (2140 tr.CN – 1711 tr.CN) lập bởi Vũ và mất bởi Kiết
3) Đời Thương Ân (1711-1066) lập bởi Thang. Bàn Canh đem dời kinh đô đến đất Ân năm 1324 tr.CN. Mất vì Trụ.
4) Đời Chu và các Chư Hầu (1066 tr.CN – 256 tr.CN) lập bởi Chu Vũ Vương. Năm 841 tr.CN, Chu Lệ Vương đặt niên hiệu Cộng hoà. Ấy là lần đầu trong lịch sử, nhà vua đặt niên hiệu. Từ đó các chư hầu mạnh phân tán chính quyền. Năm 770 tr.CN, Chu Bình Vương dời đô đi phương Đông. Thế lực suy dần. Chư hầu càng mạnh nhất là Tần. Năm 256 tr.CN, Tần diệt Chu, rồi lần lượt diệt các chư hầu khác. Đến năm 221 tr.CN, Tần thống nhất Trung Thổ. Người ta chia giai đoạn này làm hai thời đại: Tây Chu và Đông Chu. Lại chia thời kỳ Đông Chu làm hai đoạn: Xuân Thu (770 tr.CN – 476 tr.CN) và Chiến Quốc ( 475 tr.CN – 221 tr.CN).
5) Đời Tần Hán trở về sau ( 221 tr.CN – 206 tr.CN – 220 s.CN…)
Về các nguồn hiểu biết thời kỳ đầu là những truyền thuyết ghi lại trong đời Xuân thu và Chiến quốc. Riêng về Thượng, Chu thì còn có nhiều sử liệu trực tiếp, là các di vật đã tìm thấy trong các vụ khai quật, nhất là các văn vật mang văn tự như các tự khí bằng đồng, nhất là Giáp cốt đời Ân.
Giáp cốt là vỏ rùa (bụng) và xương (vai, sọ) thú vật dùng để bói và khắc lời bói được. Theo những nguồn ấy, tóm tắt kiến thức thiên học và lịch của thời kỳ Ngũ đế như sau:
Theo truyền thuyết, trước Hoàng đế đã có lịch, Hoàng đế sai Hi Hoà xem mặt trời; Thượng Nghi xem mặt trăng; Sử Khu xem sao khí; Đại Náo đặt Can Chi; Lệ Thủ đặt toán số và sai Dung Thành hợp sáu thuật ấy để soạn Điều lịch. Tuyên truyền còn kể rằng Hoàng đế sai Thương Hiệt đặt văn tự và gán cho Hoàng đế nhiều phát minh quan trọng khác, khiến người ta phải nghi ngờ những ghi nhận ấy. Nhưng theo Nghiêu điển mà Khổng Tử ghi lại trong Thư kinh ( đầu Chiến quốc) thì ta thấy rằng: “ Vua Nghi sai hai họ Hi, Hoà xét chuyển vận mặt trời, mặt trăng và sao để thể hiện mệnh Trời, mà báo cho dân biết thời tiết”. Rồi sai hai em họ Hi và hai em họ Hoà đi ra ở bốn phương để nhìn bốn sao đặc biệt vượt kinh tuyến khi mặt trời lặn; mục đích là định ngày giữa bốn mùa. Lời dặn: “Khi ngày dài trung bình, mà sao là Điểu thì là giữa Xuân. Khi ngày dài nhất, sao là Hoả (Antares), là giữa Hạ…Khi đêm dài trung bình, sao là Hư, là giữa mùa Thu…Khi ngày ngắn nhất, sao là sao Mão ( sao Rua, Pléiades) là giữa mùa Đông…”. Rồi Nghiêu lại nói : “Này! Hỡi các ngươi Hi, Hoà! Năm quay lại sau 3 trăm với 6 ngày; lấy tháng nhuận để đặt đúng bốn mùa khiến cho hợp với năm thời tiết”.
Đoạn văn này, nếu thật thuộc đời Nghiêu, kiến thức về thiên học và lịch pháp đời ấy đã khá cao. Biết năm thời tiết có 365 ngày và có lẻ (cho nên nói tắt 365 ngày); biết dùng tháng nhuận để bù năm gồm 12 tuần trăng. Đến như kỹ thuật trắc đạc vận chuyển mặt trời, thì thay bằng vận chuyển của xích kinh tuyến cách xích kinh tuyến mặt trời một phần tư vòng tròn về phương Đông. Làm như vậy thì chỉ cần quan sát ngôi sao địa phương vượt kinh tuyến khi mặt trời lặn (nói đúng hơn: khi giao điểm của xích kinh tuyến mặt trời và Xích đạo lặn), thì suy biết vị trí khi ấy của mặt trời. Theo đoạn văn trên, biết thời bây giờ bốn điểm “thời trung” (giữa các mùa) trên Hoàng đạo: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí, mỗi ở trên xích kinh tuyến bốn ngôi sao, theo thứ tự: Mão (còn tên ấy, tức là một sao trong chòm sao Rua hay Tuarua, sao η Taurus Kim ngưu, xích kinh độ 56,4833 độ); Điểu (nay là một sao Tinh, Alphard hay là sao α Hydra trường xa, xích kinh độ 141,577 độ); Hỏa (nay là sao Tâm, Antares hay là sao α Scorpius Thiên Hát, xích kinh độ 246,4833 đô);Hư ( còn tên ấy, Sadalsund hay là sao β Aquairius-Verseau Bảo bình, xích kinh độ 322,5415 độ). Phương pháp quan sát trên chính xác hơn thuật dùng lại Chaldée và Ai Cập, vì tránh không phải nhìn vì sao trong bóng loá của hoàng hôn hay bình đán. Hoặc có nghi ngờ rằng đoạn văn trên hoặc là giả tạo, hoặc là truyền thuyết mơ hồ? Sự trả lời đích đáng có ngầm trong tên bốn ngôi sao kia. Nguyên là đời ấy, Xuân phân ở trên xích kinh tuyến sao Mão, mà ngày nay lại ở khoảng giữa xích kinh tuyến hai sao Mão và Hư. Năm thời tiết, điểm Xuân phân di chuyển, trên Hoàng đạo ngược chiều vận chuyển của mặt trời, mỗi năm chỉ 50,265/3600 độ. Di chuyển này gọi là Tuế sai. Nếu lấy cách độ giữa xích kinh độ ngày nay của Sao Mạo) mà chia cho Tuế Sai thì sẽ biết số tối thiểu năm cách giữa thời xưa ấy và nay (tốc độ của xích kinh tuyến Xuân phân hơi bé hơn tốc độ Xuân phân trên quỹ đạo nó). Ở đây chia được 4045 năm. Ấy thì văn bản dẫn trong Thư kinh thuộc thời kỳ trước năm 2064 tr.CN chừng vài trăm năm, nghĩa là cuối đời Ngũ đế.
theo lyso
Câu hỏi chỉ mang tính tìm hiểu, học hỏi, không nhằm đánh đố. Mong mọi người chia sẻ, thảo luận!
Thanked by 3 Members:
|
|
#23
Gửi vào 29/07/2015 - 23:43
Thứ đến, đoạn trích của anh annhien, tôi thấy cần đặt ra 2 vấn đề là "tính truyền thuyết" và "khái niệm cụ thể về ngũ hành" trong bài viết/đoạn trích ấy.
Đã là truyền thuyết thì tôi cho rằng không thể dùng làm căn cứ xét lịch sử. Bởi vì dân Tàu có thói quen vu cho thánh nhân cổ nhân, thần bí hóa, cổ xưa hóa, bất cứ cái gì mà họ muốn huyền bí hay là đề cao nó lên, để nhằm tăng phần long trọng của bề dày lịch sử.
Bên cạnh đó, khi nói đến khái niệm Ngũ Hành thì đoạn trích hay chứng liệu ấy nói cụ thể nó như thế nào hay chỉ nêu lên cái tên, thì mới biết mức độ tin cậy mà xét nguồn gốc lịch sử của nó.
Theo các tài liệu văn bản học, khảo cổ học, thì đề cập tới Ngũ Hành sớm nhất là ở trong Cửu Trù Hông Phạm. Điều này, ông Phùng Hữu Lan có đề cập qua trong cuốn Lịch Sử Triết Học Trung Quốc. Mặc dù vẫn tồn tại một số mốc thời gian chưa rõ hẳn, thí dụ như tác giả của Cửu Trù Hồng Phạm là ông Cơ Tử (vốn là đại thần của Trụ vương, sau bị Trụ tống giam và giáng làm nô lệ. Khi Tây Chu lật đổ Ân Thương, thì Vũ Vương mến tài Cơ Tử, muốn trọng dụng, Cơ Tử dâng Cửu Trù Hồng Phạm cho Vũ Vương) và kể cả khi Cơ Tử thực sự là tác giả của Cửu Trù Hồng Phạm, thì Ngũ Hành vẫn cứ xuất hiện sau cổ văn Chu Dịch và khi đó nó tồn tại độc lập bên ngoài Chu Dịch.
Thanked by 4 Members:
|
|
#24
Gửi vào 30/07/2015 - 00:28
Phạm trù đầu tiên, nói về Ngũ Hành: Thứ nhất (1) là Thủy, thứ hai (2) là Hỏa, thứ ba (3) là Mộc, thứ tư (4) là Kim, thứ năm (5) là Thổ. Trong đó, Thủy có tính ướt và thấm xuống, Hỏa có tính cháy và bốc lên, Mộc thì có cong có thẳng, Kim có cứng có đổi trao, Thổ thì hàm chứa để gieo mạ làm mùa.
Phạm trù thứ hai, nói về Ngũ Sự: Thứ nhất là Dáng, thứ hai là Lời, thứ ba là Thấy, thứ tư là Nghe, thứ năm là Nghĩ. Trong đó, Dáng thì phải kính cẩn để cho nghiêm, Lời phải êm xuôi để cho đều đặn, Thấy phải sáng tỏ để cho khôn, Nghe phải rõ ràng để cho lanh, Nghĩ phải sâu sắc để cho thánh (chuẩn mực).
Còn có các phạm trù khác cũng thường chia mỗi trù thành 5 mục, nói về mưa, sáng, nóng, lạnh, gió, là các dấu hiệu của trời đất thiên nhiên, các dấu hiệu đó tương ứng với các sự việc của vua của con người. Sau này các Âm Dương gia đặt thành thuyết "Thiên Nhân tương dữ" (Trời với Người tương ứng), "Khí Vật tương ứng,...
Ta thấy, Ngũ Hành trong Cửu Trù Hồng Phạm mang tính triết học ở thời kỳ sơ khai, nói về vật chất, về khí, về sự việc, dấu hiệu,... chưa nói gì đến các luật Sinh Khắc Chế Hóa gì hết.
Ngũ Hành sau này được Trâu Diễn và các Âm Dương gia, Nho gia, Đạo gia trong Cửu Lưu phát triển dần lên. Đến thời Tây Hán, khi Đổng Trọng Thư lý luận Sinh Khắc của Ngũ Hành dựa trên quy luật cuả Khí - Hậu, thì lúc đó thuyết Ngũ Hành mới được coi như tương đối hoàn chỉnh.
Theo các khảo cứu của tôi, thì thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ Hành có gốc ở Thiên Văn, xuất hiện sớm nhất ở thời gian bắt đầu nhà Đông Chu. Sơ khởi ban đầu là 2 thuyết riêng biệt, thuyết Âm Dương tuy chú trọng về Khí nhưng gắn liền với hình tượng và các diễn biến của Nhật Nguyệt (Thái Âm, Thái Dương) và đó cũng là xuất xứ của cái tên thuyết Âm Dương; nhưng thời đó các học giả sớm nhận ra hạn chế khiếm khuyết của thuyết Âm Dương là chỉ mô tả được tính đối lập, mô tả được quá trình tiêu trưởng tuần hoàn, mà không thể mô tả hết các trạng thái cân bằng, sự sinh sôi từ đâu, đối đầu nhau thì cái gì thắng cái gì thua,... Từ những nhu cầu đó, thuyết Ngũ Hành ra đời hoặc đã tồn tại sơ khởi trước đó, nay được sử dụng để bổ trợ cho những khiếm khuyết của thuyết Âm Dương. Cái tên "Ngũ Hành" cũng là đến từ gốc Thiên Văn, "Hành" = di chuyển, được mượn từ kiến thức về 5 Hành Tinh (lưu ý là chưa đề cập gì đến Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ nhé, vì Ngũ Tinh ban đầu có tên riêng là Thần Tinh, Thái Bạch, Huỳnh Hoặc, Tuế Tinh, Trấn Tinh).
Nói tóm lại là Âm Dương Ngũ Hành có mối quan hệ nguồn gốc rất chặt chẽ với Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh trong Thiên Văn và xuất hiện sau cổ văn Chu Dịch thời Tây Chu. Sau này, từ Tinh mà luận Khí, trên trời luận Tượng, dưới đất luận Hình. Kế đến dung hợp 2 thuyết làm 1 để sinh ra cái học thuyết Âm Dương Ngũ Hành như ngày nay, trong đó mỗi Hành lại cũng mang cả các thuộc tính Âm Dương,...
Tóm lại như thế để chúng ta tạm dừng để quay lại với chủ đề Hệ Từ truyện.
Thanked by 6 Members:
|
|
#25
Gửi vào 30/07/2015 - 19:53
Thanked by 2 Members:
|
|
#26
Gửi vào 30/07/2015 - 21:38
2/ Ông Tàu chuyên chôm của người khác rồi xoá xổ lịch sử lấy làm của mình nên có thể xuất phát Dịch và ngũ hành là 2 tư tưởng của 2 nguồn văn hoá không cùng gốc.
3/ Dịch và ngũ hành đều dựa vào Số của Hà Đồ mà khai triển theo hệ thống Số riêng của nó.
Càn dĩ dị tri, Khôn dĩ giản năng nên nói Dịch là giản dị .
Tự nhiên hành theo con đường giản dị nhất mà nó có thể.(Richard Feyman).
PS : Tai. sao ca'c que? kha'c kho^ng noi' di. va` gia?n ma` du`ng Ca`n Kho^n ?
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 30/07/2015 - 21:41
Thanked by 3 Members:
|
|
#27
Gửi vào 31/07/2015 - 18:30
Cháu xin đưa lên 3 tiết đầu của chương 2:
- Tiết 1: Thánh nhân thiết quái, quan tượng, hệ từ yên, nhi minh cát hung.
- Tiết 2: Cương nhu tương thôi nhi sinh biến hóa.
- Tiết 3: Thị cố cát hung giả, thất đắc chi tượng dã; hối lận giả, ưu ngu chi tượng dã.
cháu mời các bác, các chú vào luận đàm tiếp ạ!
Sửa bởi MINHMAI: 31/07/2015 - 18:33
Thanked by 2 Members:
|
|
#28
Gửi vào 31/07/2015 - 22:00
MINHMAI, on 31/07/2015 - 18:30, said:
Cháu xin đưa lên 3 tiết đầu của chương 2:
- Tiết 1: Thánh nhân thiết quái, quan tượng, hệ từ yên, nhi minh cát hung.
- Tiết 2: Cương nhu tương thôi nhi sinh biến hóa.
- Tiết 3: Thị cố cát hung giả, thất đắc chi tượng dã; hối lận giả, ưu ngu chi tượng dã.
cháu mời các bác, các chú vào luận đàm tiếp ạ!
-Thánh Nhân làm ra quẻ , xem tượng , đưa từ vào để rõ cát hung
- Cứng và mềm dời đẩy nhau mà sinh ra sự biến hóa ( dương động biến thành âm - âm động biến thành dương )
- Cát hung là tượng của sự được và mất , hối tiếc là tượng của sự lo ngại
Thanked by 3 Members:
|
|
#29
Gửi vào 31/07/2015 - 23:36
Người nào từng học phép Thôi Thủ trong Thái Cực quyền hay phép Thính Kình trong Vịnh Xuân quyền thì sẽ hiểu rất rõ câu: Cương với Nhu cứ du đẩy qua lại lẫn nhau mà sinh ra biến hóa.
Ở các phần trước, ta đã được biết về sự cọ xát qua lại (tương ma) của Cương-Nhu, giờ lại biết đến sự du đẩy qua lại (tương thôi) có chúng. Tức là trong sự vận động không chỉ có những va chạm và mâu thuẫn vô tình, đối lập thẳng thừng với nhau. Mà còn có sự va chạm và mâu thuẫn hữu tình, có đối lập nhưng có sự nương tựa lẫn nhau, anh co thì tôi duỗi, anh kéo thì tôi nương theo lực ấy mà tiến lên, anh đẩy thì tôi nương theo lực ấy mà lui lại.
Ở phần trước ta đã biết về Biến-Hóa là theo Hình với Tượng ở Trời ở Đất, kỳ này lại biết Biến - Hóa còn sinh ra theo sự vận động đổi trao, đối lập và nương tựa.
Thanked by 5 Members:
|
|
#30
Gửi vào 01/08/2015 - 00:11
Thế nào là được, thế nào là mất? Trong thế giới tự nhiên thì vốn không thể tồn tại khái niệm được với mất. Chỉ có trong Nhân Sinh quan mới nảy sinh quan niệm được với mất mà thôi.
Được, phải chăng là có thêm cái mà người ta ưa thích, phù hợp với người ta. Còn khi có thêm những cái mà người ta không ưa thích hay không phù hợp với người ta thì vẫn không coi rằng đó là Được?
Vả lại, nhiều khi Mất đi cái không ưa không hợp thì lại cũng coi rằng đó là Được!!!
Đang từ hoàn cảnh xấu mà biết sửa lỗi để được chuyển sang hoàn cảnh tốt hơn, ấy là Hối, cũng coi như là Được vậy.
Đang từ hoàn cảnh tốt mà tham luyến để gây ra rơi vào hoàn cảnh xấu hơn, ấy là Lận, cũng là Mất vậy.
Thế rồi, liền sau đó, Hệ Từ chú thích thêm cho Biến - Hóa, Cương - Nhu:
Biến hoá giả. Tiến thoái chi tượng dã.
Cương nhu giả. Trú dạ chi tượng dã.
Lục Hào chi động. Tam cực chi đạo dã.
=
Cái Biến-Hóa ấy là tượng của Tiến-Lui vậy.
Cái Cương-Nhu ấy là tượng của Ngày-Đêm vậy.
Sự vận động của Lục Hào, ấy là theo lối của "Tam Cực" vậy.
Thanked by 4 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
4 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












