

Chat với Hệ Từ
#1
Gửi vào 26/07/2015 - 12:21
Ý kiến này được đa phần các cụ đồng ý , nhưng hồi đó mình là trẻ con nên ko để ý lắm , bây giờ lớn lên học Dịch cùng với tụi trẻ thì thấy nếu bỏ Hệ Từ đi thì thật là khó hình dung và liên tưởng tới các môn khác ,
Nay xin được đưa Hệ Từ truyện của Dịch lên nhưng theo dạng mỗi ngày 1 Chương ( dài) hoặc vài Chương ( ngắn ) để cùng bàn luận nhưng với 1 cách tiếp cận mới , tự do không gò bó và không quá dài để tránh chán nản cho người đọc .
Mọi người nếu có nhã hứng có thể vô tư chia sẻ cách hiểu cách dùng của Hệ Từ Miễn là hợp với Đạo Lý , ko vi phạm Pháp Luật , Không Vi phạm Nội Quy Diễn Đàn và mỗi bài viết không quá 100 từ , ( Không hoan nghênh các comment quá 100 từ ) .
Thanked by 4 Members:
|
|
#2
Gửi vào 26/07/2015 - 12:32
"Thiên tôn địa ti. Kiền Khôn định hĩ. Ti cao dĩ trần. Quí tiện vị hĩ. Động tĩnh hữu thường. Cương nhu đoán hĩ. Phương dĩ loại tụ. Vật dĩ quần phân. Cát hung sinh hĩ. Tại thiên thành tượng. Tại địa thành hình. Biến hoá hiện hĩ. "
Ngay từ chương 1 chúng ta thấy có nhiều danh từ và tính từ được sử dụng trong Tử vi ( những từ gạch chân ) có cụ nào cao thâm có thể giải thích rõ hơn vè sự liên hệ giữa Dịch và Tử Vi không ?
Sửa bởi SonNu: 26/07/2015 - 12:37
Thanked by 1 Member:
|
|
#3
Gửi vào 26/07/2015 - 12:59
------------------
Cao thâm thì không dám rồi.
Sở dĩ trong các môn học thuật đều có sử dụng các thuật ngữ để tiện nghiên cứu. Ví dụ như trong tiếng Việt có chữ "trời", dịch qua tiếng Anh ta có:
- Sky: bầu trời
- Sun: mặt trời
- Heaven: thế giới trên trời
- ....
- Trời cao đất thấp, Càn khôn ổn định. Cao thấp trải bày, sang hèn định vị: theo quan sát thông thường của người ta thì trời ở trên cao, đất ở dưới thấp. Trời đất có cao thấp, thì ngôi vị của vạn vật cũng có sang hèn, có ngôi thứ rõ ràng. Ví dụ: trong gia đình thì cao nhất là người cha, cương cường đứng đầu (quẻ Càn), sau đó có người mẹ hiền hậu, nhu thuận mà chịu khó (quẻ Khôn), kế tới là các con (đây là nói về Nhân luân). Trong xã hội thì có ngôi vị vua tôi, thày trò, chủ tớ...
- Động tĩnh có thường (có quy luật). Cương nhu phán đoán: mọi việc mọi vật phải xảy ra theo một trình tự nhất định (tính quy luật), ví như sáng tối, xuân hạ thu đông thay nhau chuyển vần theo quy luật nhất định. Vì thế lúc nào cần phải như thế nào đều phải theo nguyên tắc cả: ví dụ: mặt trời lên thì hoạt động, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi, trái quy luật thì sức khỏe bị suy giảm, tuổi thọ bị ngắn lại.
- Cùng loại thì tụ, vật chia nhóm bày - cát hung nảy sinh: theo nguyên tắc thì vật đồng khí tìm nhau, đồng thanh thì ứng tiếng với nhau. Ví dụ: người ham thích ca nhạc thì hay tìm hiểu về nhạc, người thích huyền học thì lên trang tvls... và theo nguyên tắc đó mà xét (hệ nhân quả) thì có thể biết trước là cát hay hung (chả thế quẻ Khôn có nói "lý sương, kiên băng chí").
- Ở trời là tượng, ở đất là hình, biến hóa hiện rõ: theo nguyên lý vạn vật đồng nhất thể, thì ta và người có liên quan, vạn vật trong vũ trụ đều có liên đới với nhau. Nhìn vật này động có thể suy đoán hệ quả tác động lên một vật khác. Chả thế mới có chuyện bói điềm, bói mộng, xem thiên văn để biết vận nước.
Giả sử áp dụng hệ thống chung nhất của dịch là: thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái.... vào tử vi, tôi chắc cũng có người phân ra được (đâu là thái cực, đâu là lưỡng nghi, đâu là tứ tượng...). Ví dụ: sao Tử vi là tượng của Chủ cả hay người Cha, người già (quẻ Càn) thì có sao Thiên đồng là tượng nữ hay người con/trẻ con. Có sao Thiên lộc cao quý thì có sao Kình Đà thấp hèn/vất vả...
Thanked by 7 Members:
|
|
#4
Gửi vào 26/07/2015 - 13:20
Cả Dịch và Tử Vi đều là môn thâm nhập vào Vũ Trụ ở cả 3 tài là tài thiên , tài địa và tài nhân , Nhưng phải nói cho rõ ràng ở đây là Dịch là môn ra đời trước và nó ở đẳng cấp của "KINH" nên Tử Vi phải theo Dịch .........
Thanked by 1 Member:
|
|
#5
Gửi vào 26/07/2015 - 14:55
SonNu, on 26/07/2015 - 12:32, said:
"Thiên tôn địa ti, Kiền Khôn định hĩ.
Ti cao dĩ trần, quí tiện vị hĩ.
Động tĩnh hữu thường, cương nhu đoạn hĩ.
Phương dĩ loại tụ. Vật dĩ quần phân. Cát hung sinh hĩ.
Tại thiên thành tượng. Tại địa thành hình. Biến hoá hiện hĩ. "
Trời cao Đất thấp, ấy là sự phân định của Càn - Khôn vậy.
Cao - Thấp bày ra, ấy là chia ngôi vị Sang - Hèn vậy.
Động - Tĩnh có quy luật (thường độ), thì Cương - Nhu mới rõ ràng dứt khoát vậy.
Mới đem những thứ giống nhau (Loại) tụ hợp lại, những thứ khác nhau (Vật) thì phân chia nhóm ra. Cát - Hung sinh ra vậy.
Ở tại nơi Trời thì tạo thành Tượng, ở tại chỗ Đất thì tạo thành Hình, ấy là Biến - Hóa hiện ra vậy.
Thanked by 6 Members:
|
|
#6
Gửi vào 26/07/2015 - 20:37
- Phương dĩ tụ loại , Vật dĩ quần phân , Cát hung sinh hĩ : Trong Tử Vi thì 1 trong những việc quan trọng là phải đoán được cát hay hung, nhưng nhiều khi ta nhìn thấy Cát mà thực tế phản hồi lại không phải là cát , hay Hung cũng vậy , trong chương đầu tiên của Hệ Từ này Thánh Nhân là nói tới việc xác định Cát Hung và ta thử bàn sâu hơn về Câu này , Phương dĩ tụ loại: tức là mỗi loại nó đều có Phương vị của nó , nếu đúng phương vị thì mới thực là cát , nếu trái phương vị mới thực là Hung , ( các sao trong TV cũng thế chăng ) Vật dĩ quần phân : mỗi vật nó đều phải nằm trong quần thể bầy đàn của nó , nếu không đủ bộ để hình thành cách cục thì không thể sinh ra cát hoặc Hung được , thế nên khi nhìn thấy 1 sao ( có thể là 2 hoặc 3 nhưng không cùng loại ) sát tinh hạng nặng thủ mệnh nhưng không có thêm sao đủ bộ để hình thành nên cách cục xấu thì không thể nói người ta bất nhân bất nghĩa kiểu gì cũng gặp tai họa được ...hiểu như vậy có quá dáng không ta ?
Thanked by 4 Members:
|
|
#7
Gửi vào 26/07/2015 - 23:28
SonNu, on 26/07/2015 - 12:32, said:
"Thiên tôn địa ti. Kiền Khôn định hĩ. Ti cao dĩ trần. Quí tiện vị hĩ. Động tĩnh hữu thường. Cương nhu đoán hĩ. Phương dĩ loại tụ. Vật dĩ quần phân. Cát hung sinh hĩ. Tại thiên thành tượng. Tại địa thành hình. Biến hoá hiện hĩ. "
Cám ơn SonNu mở đề tài
Đề tài cũng hay, lâu lâu cũng nên ôn lại Dịch
Không đứng ở góc nhìn Tử Vi nên tôi nghĩ rằng chương 1 là nói về khí âm dương và quá trình hình thành Tiên Thiên Bát Quái. Hai câu quan trọng nhất là: Phương dĩ loại tụ. Vật dĩ quần phân.
"Phương dĩ loại tụ" có nghĩa là khí cùng loại thì tụ về 1 phương, là diễn ý của Hà Đồ, Thanh Nang Kinh nói rõ hơn: "Nhất lục cộng tông, nhị thất đồng đạo, tam bát vì bằng, tứ cửu vi hữu, ngũ thập đồng đồ" là ý này. Trước mặt là 2-7, sau lưng là 1-6, bên phải là 4-9, bên trái là 3-8, chính giữa là 5-10.
"Vật dĩ quần phân" có nghĩa là khí đã thành vật thì phân theo nhóm đó là Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn theo Tiên Thiên Bát Quái. Câu trên là Khí, khí cùng loại thì tụ. Còn câu này là khí đã thụ hình thành vạn vật. Vạn vật thì quá nhiều nên phân thành 8 nhóm.
Vậy thôi, ý cả chương nói về khí âm dương biến hóa tạo thành Tiên Thiên Bát Quái như thế nào.
Không biết có quá 100 chữ không?
Sửa bởi goodluckgoodbye: 26/07/2015 - 23:34
Thanked by 6 Members:
|
|
#8
Gửi vào 27/07/2015 - 13:18
"Thiên tôn địa ti, Kiền Khôn định hĩ.
Ti cao dĩ trần, quí tiện vị hĩ.
Động tĩnh hữu thường, cương nhu đoạn hĩ.
Phương dĩ loại tụ. Vật dĩ quần phân. Cát hung sinh hĩ.
Tại thiên thành tượng. Tại địa thành hình. Biến hoá hiện hĩ. "
Thiên, địa, cao, thấp, động, tĩnh, phương, vật, tượng, hình
Theo cách viết như phần bôi đỏ vs phần bôi xanh, thì "Phương" sẽ là thứ gì đó mà con người có thể nhìn, sờ, nghe, ngửi được.Chính là vế trái mô tả hiện thực xung quanh, tương ứng vế phải nói về kinh dịch.Trời đất có gì thì kinh dịch thu cả.
SonNu, on 26/07/2015 - 20:37, said:
- Phương dĩ tụ loại , Vật dĩ quần phân , Cát hung sinh hĩ : Trong Tử Vi thì 1 trong những việc quan trọng là phải đoán được cát hay hung, nhưng nhiều khi ta nhìn thấy Cát mà thực tế phản hồi lại không phải là cát , hay Hung cũng vậy , trong chương đầu tiên của Hệ Từ này Thánh Nhân là nói tới việc xác định Cát Hung và ta thử bàn sâu hơn về Câu này , Phương dĩ tụ loại: tức là mỗi loại nó đều có Phương vị của nó , nếu đúng phương vị thì mới thực là cát , nếu trái phương vị mới thực là Hung , ( các sao trong TV cũng thế chăng ) Vật dĩ quần phân : mỗi vật nó đều phải nằm trong quần thể bầy đàn của nó , nếu không đủ bộ để hình thành cách cục thì không thể sinh ra cát hoặc Hung được , thế nên khi nhìn thấy 1 sao ( có thể là 2 hoặc 3 nhưng không cùng loại ) sát tinh hạng nặng thủ mệnh nhưng không có thêm sao đủ bộ để hình thành nên cách cục xấu thì không thể nói người ta bất nhân bất nghĩa kiểu gì cũng gặp tai họa được ...hiểu như vậy có quá dáng không ta ?
Sửa bởi vuive1: 27/07/2015 - 13:23
Thanked by 2 Members:
|
|
#9
Gửi vào 27/07/2015 - 14:29
Vật dĩ quần phân ---> Loại tộc biện vật --> Đồng Nhân
Thanked by 2 Members:
|
|
#10
Gửi vào 27/07/2015 - 22:43
Tiết 2 : thị cố cuơng nhu tương ma , bát quái tương đãng
Tiết 3 : cổ chi dĩ lôi đình , nhuận chi dĩ phong vũ , nhật nguyệt vận hành , nhất hàn nhất thử
Tiết 4 : Càn đạo thành Nam , Khôn đạo thành nữ
Tiết 5 : Càn tri thái thủy , Khôn tác thành vật
Tiết 6 : Càn dĩ dị tri , Khôn dĩ giản năng
Mời cả nhà bình tiếp trên tinh thần tự do suy luận , liên tưởng và không quá 100 từ
#11
Gửi vào 28/07/2015 - 09:38
SonNu, on 27/07/2015 - 22:43, said:
Cho nên Cương - Nhu cọ xát qua lại lẫn nhau, Bát Quái trao đổi qua lại với nhau.
SonNu, on 27/07/2015 - 22:43, said:
Nhật nguyệt vận hành , nhất hàn nhất thử.
Cái vang động thì theo Sấm Sét, cái thấm nhuần thì theo Gió Mưa.
Nhật Nguyệt vận hành mà tạo nên một nóng một lạnh.
SonNu, on 27/07/2015 - 22:43, said:
Theo lối của Càn mà tạo thành nam, theo đường của Khôn tạo thành nữ.
SonNu, on 27/07/2015 - 22:43, said:
Càn dĩ dị tri , Khôn dĩ giản năng.
Theo Càn để biết cái nguyên thủy ban sơ, theo Khôn để hiểu quá trình tạo thành vạn vật.
Theo Càn để dễ dàng mà hiểu cái bản thể, theo Khôn để giản dị mà biết cái công dụng.
Thanked by 8 Members:
|
|
#12
Gửi vào 28/07/2015 - 21:10
Khi đã hiểu hiểu phần nghĩa rồi thì chúng ta có liên tưởng gì ở đây ạ ,
Xin mời mọi người tự do ngôn luận ạ , tự do bày tỏ chính kiến
Phần em trong những Tiết này em thấy :
Tiết 5 : Càn tri thái thủy , Khôn tác thành vật là Tiết đặc biệt vì lần đầu tiên đã nhắc tới ngũ hành .
em hiểu đơn giản là hành Thủy sẽ là Hành đầu tiên xuất hiện trong ngũ hành , vì thế mà trong cục số ngũ hành nó mang số nhỏ nhất vì nó là số đầu tiên , ở Trị số của Hà Đồ thì Hành Thủy cũng có trị số nhỏ nhất vì xuất hiện đầu tiên ( sinh ở 1 và thành ở 6 ).
Hiểu rộng ra thì hành Thủy ngoài ý nghĩa ngũ hành ( sinh khắc ) đơn thuần , khi nhắc tới Thủy ta còn phải liên tưởng tới 1 chu trình đi từ không đến có , từ trước tới sau , từ khí tới hình , từ thủy qua mộc tới kim về thổ và dừng ở Hỏa ....
chả thế mà Đạo Đức Kinh lại viết : " Vô danh thiên địa chi Thủy , Hữu danh vạn vật chi Mẫu "
Sửa bởi SonNu: 28/07/2015 - 21:16
Thanked by 3 Members:
|
|
#13
Gửi vào 28/07/2015 - 21:34
SonNu, on 28/07/2015 - 21:10, said:
Tiết 5 : Càn tri thái thủy , Khôn tác thành vật là Tiết đặc biệt vì lần đầu tiên đã nhắc tới ngũ hành .
Đạo Đức Kinh lại viết : " Vô danh thiên địa chi Thủy , Hữu danh vạn vật chi Mẫu "
Xin lỗi SonNu cho tôi góp ý chút.
Chữ Thủy này có nghĩa là "ban sơ, đầu tiên" trong "nguyên thủy" chứ không phải là chữ Thủy nước. Hai chữ viết khác nhau hoàn toàn, chỉ có âm Hán-Việt là đọc đồng âm, chứ tất cả các tiếng trong Hán-Hàn, Hán-Nhật, Hán-Mân, Hán-Việt (Quảng Đông), Hán-Khách, Hán-Ngô (Thượng Hải) đều là 2 chữ 2 âm 2 nghĩa khác nhau 1 trời 1 vực.
Thầy Bội còn nhớ ngày xưa chữ 始 này từng được ghi là Thỉ (Tần Thỉ Hoàng, Nguyên Thỉ) không? Sau này chắc do thích viết chữ Y cho đẹp nên viết thành Thủy của 水
Thanked by 5 Members:
|
|
#14
Gửi vào 28/07/2015 - 21:47
Em sẽ phải suy nghĩ lại ......! một lần nữa chân thành cám ơn .
Thanked by 3 Members:
|
|
#15
Gửi vào 28/07/2015 - 22:56
goodluckgoodbye, on 28/07/2015 - 21:34, said:
Chữ Thủy này có nghĩa là "ban sơ, đầu tiên" trong "nguyên thủy" chứ không phải là chữ Thủy nước. Hai chữ viết khác nhau hoàn toàn, chỉ có âm Hán-Việt là đọc đồng âm, chứ tất cả các tiếng trong Hán-Hàn, Hán-Nhật, Hán-Mân, Hán-Việt (Quảng Đông), Hán-Khách, Hán-Ngô (Thượng Hải) đều là 2 chữ 2 âm 2 nghĩa khác nhau 1 trời 1 vực.
Thầy Bội còn nhớ ngày xưa chữ 始 này từng được ghi là Thỉ (Tần Thỉ Hoàng, Nguyên Thỉ) không? Sau này chắc do thích viết chữ Y cho đẹp nên viết thành Thủy của 水
Dạ đúng là chữ Thủy này còn được đọc là Thỉ hoặc Thí.
Tần Thủy Hoàng 秦始皇 với chữ Thủy là ban sơ, khởi đầu,...
SonNu, on 28/07/2015 - 21:10, said:
Khi đã hiểu hiểu phần nghĩa rồi thì chúng ta có liên tưởng gì ở đây ạ ,
Xin mời mọi người tự do ngôn luận ạ , tự do bày tỏ chính kiến
Phần em trong những Tiết này em thấy :
Tiết 5 : Càn tri thái thủy , Khôn tác thành vật là Tiết đặc biệt vì lần đầu tiên đã nhắc tới ngũ hành .
em hiểu đơn giản là hành Thủy sẽ là Hành đầu tiên xuất hiện trong ngũ hành , vì thế mà trong cục số ngũ hành nó mang số nhỏ nhất vì nó là số đầu tiên , ở Trị số của Hà Đồ thì Hành Thủy cũng có trị số nhỏ nhất vì xuất hiện đầu tiên ( sinh ở 1 và thành ở 6 ).
Hiểu rộng ra thì hành Thủy ngoài ý nghĩa ngũ hành ( sinh khắc ) đơn thuần , khi nhắc tới Thủy ta còn phải liên tưởng tới 1 chu trình đi từ không đến có , từ trước tới sau , từ khí tới hình , từ thủy qua mộc tới kim về thổ và dừng ở Hỏa ....
chả thế mà Đạo Đức Kinh lại viết : " Vô danh thiên địa chi Thủy , Hữu danh vạn vật chi Mẫu "
Cả 2 chữ Thủy ở trong câu Hệ Từ của Dịch Kinh và trong câu của Đạo Đức Kinh đều viết là 始 (ban sơ, khởi đầu...), chứ không phải là Hành Thủy trong Ngũ Hành.
Vốn dĩ, tôi định đợi khi SonNu đưa hết "các Tiết trong Chương 1" của Hệ Từ Thượng (tôi hiểu rằng việc phân chia các Tiết các Chương này là SonNu đang theo phương thức của cụ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ), sau đó tôi mới gom lại để viết 1 bài Bình và 1 bài Luận (dưới 100 chữ), vì những câu tiếp theo cần phải hiểu liền mạch với các câu bên trên thì mới rõ nghĩa.
Nhưng ngẫm lại, thì theo như tiêu chí của topic là chúng ta đang "chat" với Hệ Từ, cho nên viết bài ngẫu hứng và phóng khoáng một chút cũng hợp lẽ.
Trước khi bắt đầu, tôi lại thấy cần đề cập tới 1 câu "Ứng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm", tức là khi ta Chat với Hệ Từ thì cứ phóng khoáng, đừng có bám chấp vào Tử Vi hay bất kỳ một môn nào khác, ấy là lấy cái "vô sở trụ" để mà có cái hiểu rộng rãi khoáng đạt (kỳ tâm).
Thanked by 4 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
4 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












