Xem khí dương
Tập giải: Từ Quảng nói: "Dương, còn chép là phạt."
Sách ẩn: Xét:
Họ Diêu dẫn Nhĩ nhã chép: "Sao Huỳnh Hoặc chủ việc coi giữ hình pháp."
Thiên quan chiêm chép: "Sao Huỳnh Hoặc chủ về người đứng đầu một vùng, coi xét kẻ yêu nghiệt." Vậy thì lời văn phải là: "Xét khí phạt."
để xét sao Huỳnh Hoặc.
Sách ẩn: Xuân thu vĩ văn diệu câu chép: "Là thần lửa cháy của Xích Đế, có vẻ chập chờn, ở tại phương nam, nếu thất lễ thì xuất hiện."
Tấn chước chép: "Thường vào tháng mười thì mọc vào cung Thái Vi, vâng mệnh từ Thiên Đế mà chuyển động qua các chòm sao, coi xét kẻ vô đạo, ra vào khác thường."
Thuộc hành hỏa phương nam, chủ mùa hạ, chủ ngày bính-đinh. Nếu người thất lễ thì trời phạt sẽ có sao Huỳnh Hoặc xuất hiện, sao Huỳnh Hoặc chuyển sai chỗ vậy. Nếu xuất hiện là có binh cách, ẩn nấp là ngừng binh cách. Xuất hiện ở phân dã của nước nào thì nước đó sẽ có họa. Sao Huỳnh Hoặc chủ về gây loạn, giặc cướp, bệnh tật, chết chóc, đói kém, binh cách.
Chính nghĩa: Thiên quan chiêm chép: "Sao Huỳnh Hoặc là sao chỉ việc hình pháp, chuyển động khác thường, nếu chuyển đến chỗ ứng với phân dã của nước nào thì nước đó sẽ có giặc cướp, bệnh tật, chết chóc, đói kém, binh cách. Chuyển động hình móc câu, có tia sáng, lung lay, lúc tiền lúc lùi, là điềm báo tai họa rất nặng. Sao Huỳnh Hoặc chủ về chết chóc, là tượng trưng cho quan Đại hồng lư; chủ về giáp binh, tượng trưng cho quan Đại tư mã; coi xét kẻ kiêu căng loạn nghịch, chủ về quan coi giữ hình pháp. Cốt của nó là thần gió, có trẻ coi hát vè đùa vui."
Chuyển ngược qua hai chỗ trở lên, rồi dừng lại trong ba tháng, sẽ có tai họa, trong năm tháng thì có binh cách, trong bảy tháng thì nước ứng với nó sẽ mất nửa đất, trong chín tháng thì mất hơn nửa đất, nhân đó cùng mọc lặn thì nước đó diệt mất. Xuất hiện, họa đến nhanh thì dẫu lớn nhưng nhỏ, họa đến chậm thì dẫu nhỏ nhưng lớn.
Sách ẩn: Xét: Chậm là thong thả, như vậy họa nhỏ thành lớn, ý nói như thuốc độc thấm lâu ngày.
Mọc ở phía nam thì đàn ông bị họa, phía bắc là đàn bà gặp tang.
Sách ẩn: Xét: Tống Quân nói: "Sao Huỳnh Hoặc phạm vào phía nam chòm sao Dư Quỷ thì đàn ông bị họa; phía bắc thì đàn bà gặp việc xấu."
Nếu có tia dao động vòng quanh nó, hoặc có lúc tiền hoặc lùi, sang bên trái, qua bên phải thì họa càng lớn. Nếu phạm với sao khác,
Chính nghĩa: "Hễ ngũ tinh phạm vào nhau thì đều là điềm báo đánh trận, nếu không có dấy binh ở ngoài thì cũng có gây loạn ở trong. Phạm vào là nói tia sáng chiếu vào nhau.
tia sáng chiếu nhau là có hại; không chiếu vào nhau là không có hại. Ngũ tinh đều theo mà tụ ở một chòm sao,
Chính nghĩa: Nếu ba sao hội nhau là điềm đứng động đi xa, trong ngoài nước ứng với nó sẽ có binh cách và chết chóc, người dân đói thiếu, thay lập vương hầu. Bốn sao cùng tụ là loạn lớn, nước ứng với nó sẽ có nhiều binh cách chết chóc, nhà vua lo buồn, người dân vất vơ. Năm sao tụ hội là đổi ngôi vua, kẻ có đức thì nhận điềm lành, có được bốn cõi, kẻ không có đức thì chịu họa dẫn đến thua mất.
nước ứng với nó có thể dùng lễ mà có thiên hạ.
Sao Huỳnh Hoặc thường chuyển về phía đông qua mười sáu chòm sao rồi dừng; chuyển ngược qua hai chòm sao được sáu tuần lại chuyển về phía đông, tự chuyển qua hơn mấy chục chòm sao được mười tháng thì lặn ở phương tây; đi náu năm tháng,
Tập giải: Tấn chước chép: "Náu không mọc."
lại mọc ở phương đông. Nó mọc ở phương tây gọi là sao Phản Minh, người làm vua ghét sao này. Nó chuyển về phía đông nhanh, mỗi ngày chuyển được một độ rưỡi. Nó chuyển về phía đông, tây, nam, bắc đều có hại, đều có binh cách ở nước ứng với nó; nếu đánh trận thì thuận nó sẽ thắng, ngược nó sẽ thua. Nếu sao Huỳnh Hoặc mọc theo sao Thái Bạch thì việc quân có lo lắng; rời xa sao Thái Bạch thì rút quân; chuyển ở phía bắc sao Thái Bạch thì chia quân; chuyển phía nam sao Thái Bạch thì có tướng đi riêng ra đánh. Nếu lúc nó chuyển động mà có sao Thái Bạch chuyển theo sau là điềm phá quân giết tướng.
Sách ẩn: Tống Quân nói: "Sao Thái Bạch chủ về quân đến đánh chống."
Nếu nó phạm bào cung Thái Vi,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Phạm vào trong bảy tấc thì có tia sáng chiếu vào nhau."
cung Hiên Viên, chòm sao Doanh Thất là điều người làm vua ghét. Chòm sao Tâm là minh đường, là triều miếu của sao Huỳnh Hoặc. Nên xem kĩ nó.
1
Sử Ký - Thiên Quan Thư
Viết bởi Quách Ngọc Bội, 30/05/15 17:30
18 replies to this topic
#16
Gửi vào 01/06/2015 - 15:49
Thanked by 3 Members:
|
|
#17
Gửi vào 01/06/2015 - 16:06
Xem chỗ hội của chòm sao Nam Đẩu để xét vị trí của sao Trấn.
Sách ẩn:
Tấn chước chép: "Thường vào ngày đầu năm giáp thân thì mọc ở chòm sao Đẩu. Mỗi năm sao Trấn chuyển đến ở một chòm sao, hai mươi tám năm thì tròn một vòng vòm trời."
Quảng nhã chép: "Sao Trấn còn gọi là sao Địa Hầu."
Văn diệu câu chép: "Sao Trấn là thần Hàm Xu Nữu của Hoàng Đế, thân là sao Tuyền-Cơ, ở chòm sao giữa."
Là hành thổ ở chính giữa, chủ cuối mùa hạ, chủ ngày mậu-kỉ, chủ Hoàng Đế, chủ đức, người chủ đàn bà. Mỗi năm sao Trấn chuyển đến một chòm sao, đến chỗ ứng với nước nào thì nước ấy có việc tốt. Không đáng dừng mà dừng, như đã chuyển đi mà lại chuyển về, chuyển về rồi dừng thì nước ứng với nó sẽ có đất, nếu không thì có con gái. Nếu đáng dừng mà lại không dừng, sau rồi lại dừng, lại chuyển đi từ đông sang tây thì nước ứng với nó sẽ mất đất, nếu không thì mất con gái, không nên làm việc dấy binh. Nếu nó dừng lại lâu thì nước ứng với nó phúc lớn, dừng lại ít thì phúc nhỏ.
Sao Trấn còn có tên là sao Địa Hầu, chủ về mùa màng. Mỗi năm chuyển được mười hai độ năm phần một trăm mười hai phân, mỗi ngày chuyển được một phần hai mươi tám phân, cứ hai mươi tám năm thì chuyển tròn một vòng vòm trời. Nó mọc đâu thì ngũ tinh đều theo mà tụ ở một chòm sao, nước ứng với nó có thể tỏ đức dày mà có được thiên hạ. Chủ về lễ, đức, nghĩa, giết hại. Nếu hình pháp có sai thì sao Trấn sẽ vì vậy mà dao động.
Mọc sớm thì người làm vua không yên. Nếu mọc muộn thì việc quân không nghỉ. Sao Trấn có màu vàng, chín tia, về âm nhạc là chủ về cung hoàng chung. Nó chuyển sai trên hai-ba chòm sao là mọc sớm, nguời chủ mệnh không thành công, nếu không thì có nước lụt to. Chuyển sai dưới hai-ba chòm sao thì hậu cung có việc buồn, năm đó không được mùa, nếu không thì trời long và đất lở.
Chòm sao Nam Đẩu là cái phòng lớn của thái miếu, miếu của sao Trấn, là sao chủ thiên tử.
Nếu sao Mộc hội với sao Thổ thì trong nước có loạn, đói
Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Trong ngũ tinh, hễ sao Mộc hội với sao Thổ là trong nước có loạn, đói; hội với sao Thủy là có biến mưu, đổi việc; hội với sao Hỏa thì có khô hạn; hội với sao Kim thì có tang tóc."
nhà vua không nên dùng binh, nếu dùng binh sẽ thua; hội với sao Thủy thì có biến mưu mà đổi việc; hội với sao Hỏa thì có khô hạn; hội với sao Kim thì có tang tóc và nước lụt. Sao Kim ở phía nam, sao Tuế ơở phía bắc như đực cái,
Sách ẩn: Chính nghĩa: "Sao Kim ở phía nam, sao Mộc ở phía bắc, gọi là như đực cái, năm đó được mùa to; sao Kim ở phía bắc, sao Mộc ở phía nam thì có năm được mùa cũng có năm không được mùa."
năm đó được mùa; sao Kim ở phía bắc, sao Tuế ở phía nam thì không được mùa. Sao Hỏa hội với sao Thủy thì sùi,
Tập giải: Tấn chước chép: "Lửa gặp nước thì sùi hơi, cho nên nói là sùi."
Sách ẩn: Xét: Là nói sao Hỏa và sao Thủy cùng theo hội với sao Trấn.
Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Trong ngũ tinh, hễ sao Hỏa hội với sao Thủy là sùi, làm việc dùng binh sẽ thua to; hội với sao Kim là nóng chảy, có tang tóc, không nên làm việc lớn, dùng binh theo quân sẽ có lo lắng; rời xa nhau thì lui quân; hội với sao Thổ là có lo lắng, bầy tôi bị hại; hội với sao Mộc là có đói, thua trận.
hội với sao Kim là nóng chảy, tang tóc, đều không nên làm việc lớn, nếu dùng binh sẽ thua to. Hội với sao Thổ là có lo lắng, bầy tôi có hại,
Sách ẩn: Xét: Văn diệu câu chép: "Nước gặp đất là rèn thành sắt, rèn thành sắt thì nổi lửa, nổi lửa thì còn của đất bị nung, sắt bị nấu chảy, nấu chảy thì đất như con không giúp cha, không có con giúp cha thì càng tai hại."
đói to, thua trận, là quân thua, quân khốn, làm việc vỡ lở. Sao Thổ hội với sao Thủy thì được mùa mà dồn ứ, quân bị thua, nước ứng với nó không nên làm việc lớn. Nếu mọc thì mất đất; lặn thì được đất. Hội với sao Kim sẽ có bệnh tật, trong nước có dấy binh, mất đất. Nếu ba sao hội thì trong ngoài của nước ứng với chòm sao mà nó chuyển đến sẽ có binh cách, tang tóc, thay lập vương hầu. Bốn sao hội thì cùng bị binh cách, tang tóc, nhà vua lo lắng, người dân vất vơ. Năm sao hội là dễ đổi ngôi, kẻ có đức thì nhận ngôi vua, thay lập kẻ lớn, thu lấy bốn cõi, chon cháu sinh sôi; nếu không có đức thì bị họa gặp hại. Năm sao đều lớn thì việc ứng với nó cũng lớn; đều nhỏ thì việc cũng nhỏ.
Mọc sớm là chuyển nhanh, chuyển nhanh là khách. Mọc muộn là chuyển chậm, chuyển chậm là người chủ, sẽ có điềm trời xuất hiện ở phần chuôi sao Bắc Đẩu. Cùng ở một chòm sao là hội họp, phạm vào nhau là đấu, gần trong vòng bảy thước tất có hại.
Ngũ tinh thường hình tròn màu trắng, là biểu tượng của tang tóc; màu đỏ hình tròn là trong nước không yên, có binh cách; màu xanh hình tròn là có nạn nước ngập, bệnh tật, nhiều người chết; màu vàng hình tròn là tốt. Màu đỏ có tia là quân địch phạm vào thành ấp; màu vàng có tia là có tranh đất; màu trắng có tia là có tang tóc; màu xanh có tia là quân có việc lo; màu đen có tia là nước lụt; màu đỏ có tia nhân lúc cùng đường mà dừng quân. Ngũ tinh cùng màu là thiên hạ ngừng binh, trăm họ yên vui. Ngày gió mát mùa xuân, ngày mưa mùa thu, đem lạnh mùa đông, đêm nóng mùa hạ, hường dao động vào lúc ấy.
Sao Trấn xuất hiện hai mươi ngày thì chuyển ngược về phía tây, chuyển về phía tây được hai mươi ngày lại chuyển ngược về phía đông. Mọc ba trăm ba mươi ngày lại lặn, lặn na mươi ngày rồi lại mọc ở phương đông. Sao Thái Tuế ở năm giáp dần thì sao Trấn mọc pử chòm sao Đông Bích, cho nên nói mọc ở chòm sao Doanh Thất.
Sách ẩn:
Tấn chước chép: "Thường vào ngày đầu năm giáp thân thì mọc ở chòm sao Đẩu. Mỗi năm sao Trấn chuyển đến ở một chòm sao, hai mươi tám năm thì tròn một vòng vòm trời."
Quảng nhã chép: "Sao Trấn còn gọi là sao Địa Hầu."
Văn diệu câu chép: "Sao Trấn là thần Hàm Xu Nữu của Hoàng Đế, thân là sao Tuyền-Cơ, ở chòm sao giữa."
Là hành thổ ở chính giữa, chủ cuối mùa hạ, chủ ngày mậu-kỉ, chủ Hoàng Đế, chủ đức, người chủ đàn bà. Mỗi năm sao Trấn chuyển đến một chòm sao, đến chỗ ứng với nước nào thì nước ấy có việc tốt. Không đáng dừng mà dừng, như đã chuyển đi mà lại chuyển về, chuyển về rồi dừng thì nước ứng với nó sẽ có đất, nếu không thì có con gái. Nếu đáng dừng mà lại không dừng, sau rồi lại dừng, lại chuyển đi từ đông sang tây thì nước ứng với nó sẽ mất đất, nếu không thì mất con gái, không nên làm việc dấy binh. Nếu nó dừng lại lâu thì nước ứng với nó phúc lớn, dừng lại ít thì phúc nhỏ.
Sao Trấn còn có tên là sao Địa Hầu, chủ về mùa màng. Mỗi năm chuyển được mười hai độ năm phần một trăm mười hai phân, mỗi ngày chuyển được một phần hai mươi tám phân, cứ hai mươi tám năm thì chuyển tròn một vòng vòm trời. Nó mọc đâu thì ngũ tinh đều theo mà tụ ở một chòm sao, nước ứng với nó có thể tỏ đức dày mà có được thiên hạ. Chủ về lễ, đức, nghĩa, giết hại. Nếu hình pháp có sai thì sao Trấn sẽ vì vậy mà dao động.
Mọc sớm thì người làm vua không yên. Nếu mọc muộn thì việc quân không nghỉ. Sao Trấn có màu vàng, chín tia, về âm nhạc là chủ về cung hoàng chung. Nó chuyển sai trên hai-ba chòm sao là mọc sớm, nguời chủ mệnh không thành công, nếu không thì có nước lụt to. Chuyển sai dưới hai-ba chòm sao thì hậu cung có việc buồn, năm đó không được mùa, nếu không thì trời long và đất lở.
Chòm sao Nam Đẩu là cái phòng lớn của thái miếu, miếu của sao Trấn, là sao chủ thiên tử.
Nếu sao Mộc hội với sao Thổ thì trong nước có loạn, đói
Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Trong ngũ tinh, hễ sao Mộc hội với sao Thổ là trong nước có loạn, đói; hội với sao Thủy là có biến mưu, đổi việc; hội với sao Hỏa thì có khô hạn; hội với sao Kim thì có tang tóc."
nhà vua không nên dùng binh, nếu dùng binh sẽ thua; hội với sao Thủy thì có biến mưu mà đổi việc; hội với sao Hỏa thì có khô hạn; hội với sao Kim thì có tang tóc và nước lụt. Sao Kim ở phía nam, sao Tuế ơở phía bắc như đực cái,
Sách ẩn: Chính nghĩa: "Sao Kim ở phía nam, sao Mộc ở phía bắc, gọi là như đực cái, năm đó được mùa to; sao Kim ở phía bắc, sao Mộc ở phía nam thì có năm được mùa cũng có năm không được mùa."
năm đó được mùa; sao Kim ở phía bắc, sao Tuế ở phía nam thì không được mùa. Sao Hỏa hội với sao Thủy thì sùi,
Tập giải: Tấn chước chép: "Lửa gặp nước thì sùi hơi, cho nên nói là sùi."
Sách ẩn: Xét: Là nói sao Hỏa và sao Thủy cùng theo hội với sao Trấn.
Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Trong ngũ tinh, hễ sao Hỏa hội với sao Thủy là sùi, làm việc dùng binh sẽ thua to; hội với sao Kim là nóng chảy, có tang tóc, không nên làm việc lớn, dùng binh theo quân sẽ có lo lắng; rời xa nhau thì lui quân; hội với sao Thổ là có lo lắng, bầy tôi bị hại; hội với sao Mộc là có đói, thua trận.
hội với sao Kim là nóng chảy, tang tóc, đều không nên làm việc lớn, nếu dùng binh sẽ thua to. Hội với sao Thổ là có lo lắng, bầy tôi có hại,
Sách ẩn: Xét: Văn diệu câu chép: "Nước gặp đất là rèn thành sắt, rèn thành sắt thì nổi lửa, nổi lửa thì còn của đất bị nung, sắt bị nấu chảy, nấu chảy thì đất như con không giúp cha, không có con giúp cha thì càng tai hại."
đói to, thua trận, là quân thua, quân khốn, làm việc vỡ lở. Sao Thổ hội với sao Thủy thì được mùa mà dồn ứ, quân bị thua, nước ứng với nó không nên làm việc lớn. Nếu mọc thì mất đất; lặn thì được đất. Hội với sao Kim sẽ có bệnh tật, trong nước có dấy binh, mất đất. Nếu ba sao hội thì trong ngoài của nước ứng với chòm sao mà nó chuyển đến sẽ có binh cách, tang tóc, thay lập vương hầu. Bốn sao hội thì cùng bị binh cách, tang tóc, nhà vua lo lắng, người dân vất vơ. Năm sao hội là dễ đổi ngôi, kẻ có đức thì nhận ngôi vua, thay lập kẻ lớn, thu lấy bốn cõi, chon cháu sinh sôi; nếu không có đức thì bị họa gặp hại. Năm sao đều lớn thì việc ứng với nó cũng lớn; đều nhỏ thì việc cũng nhỏ.
Mọc sớm là chuyển nhanh, chuyển nhanh là khách. Mọc muộn là chuyển chậm, chuyển chậm là người chủ, sẽ có điềm trời xuất hiện ở phần chuôi sao Bắc Đẩu. Cùng ở một chòm sao là hội họp, phạm vào nhau là đấu, gần trong vòng bảy thước tất có hại.
Ngũ tinh thường hình tròn màu trắng, là biểu tượng của tang tóc; màu đỏ hình tròn là trong nước không yên, có binh cách; màu xanh hình tròn là có nạn nước ngập, bệnh tật, nhiều người chết; màu vàng hình tròn là tốt. Màu đỏ có tia là quân địch phạm vào thành ấp; màu vàng có tia là có tranh đất; màu trắng có tia là có tang tóc; màu xanh có tia là quân có việc lo; màu đen có tia là nước lụt; màu đỏ có tia nhân lúc cùng đường mà dừng quân. Ngũ tinh cùng màu là thiên hạ ngừng binh, trăm họ yên vui. Ngày gió mát mùa xuân, ngày mưa mùa thu, đem lạnh mùa đông, đêm nóng mùa hạ, hường dao động vào lúc ấy.
Sao Trấn xuất hiện hai mươi ngày thì chuyển ngược về phía tây, chuyển về phía tây được hai mươi ngày lại chuyển ngược về phía đông. Mọc ba trăm ba mươi ngày lại lặn, lặn na mươi ngày rồi lại mọc ở phương đông. Sao Thái Tuế ở năm giáp dần thì sao Trấn mọc pử chòm sao Đông Bích, cho nên nói mọc ở chòm sao Doanh Thất.
Thanked by 3 Members:
|
|
#18
Gửi vào 01/06/2015 - 16:20
Xem khí mây là ngẩng mà nhìn nó, cách ba-bốn trăm dặm; nhìn ở đất bằng, ở tầm trên cây du-cây dâu, cách khoảng hơn hai ngàn dặm; nếu lên cao mà nhìn thì thấy nó ở dưới liền với mặt đất, cách ba ngàn dặm. Vùng khí mây có loài thú ở trên đó là tốt.
Chính nghĩa: Khí mây mưa đều nhau. Binh thư chép: "Có đám mây như con gà trống đến gần thành là kẻ giữ thành sẽ hàng."
Từ núi Hoa về phía nam, khí dưới màu đen trên màu đỏ. Ở vùng núi Sùng Cao-miền Tam Hà, khí màu đỏ thuần. Phía bắc núi Hằng, khí dưới màu đen trên màu xanh. Miền Bột-Kiệt-Hải-Đại, khí đều màu đen. Vùng sông Giang-Hoài, khí đều màu trắng.
Ở chỗ có lao dịch thì khí màu trắng. Ở chỗ có việc đắp đất thì khí màu vàng. Ở chỗ có xe đi thì khí lúc lên cao khi xuống thấp, lan man mà tụ. Ở chỗ có quân kị thì khí thấp mà phân tán. Ở chỗ có lính bộ thì khí tụ hợp. Ở chỗ có khí trước thấp mà sau cao là đi nhanh; trước vuông mà sau cao là quân mạnh; rồi hạ thấp là rút lui; khí ngang bằng là quân đi thong thả. Khí trước cao mà sau thấp là không ở lại mà quay về. Khí gặp nhau là thấp hơn cao, nhọn thắng vuông. Khí hướng xuống thấp mà men theo vết xe đi thì không quá ba-bốn ngày, cách năm-sáu dặm sẽ thấy địch. Khí hướng lên cao bảy-tám thước, không quá năm-sáu ngày, cách hơn chục dặm sẽ thấy địch; khí hướng lên cao hơn hai trượng, không quá ba-bốn chục ngày, cách khoảng năm-sáu chục dặm sẽ thấy địch.
Phần ngọn của khí màu trắng trong là tướng cứng cỏi, quân yếu kém. Phần gốc của khí lớn mà trải dài ra phía trước là đang có đánh nhau. Khí màu xanh trắng, phía trước hướng xuống thấp là đánh thắng; phía trước màu đỏ mà hướng lên trên là đánh không thắng; khí dàn ra như lập thành lũy, khí hình như cái thoi,
Sách ẩn: Họ Diêu xét: Binh thư chép: "Trên trại địch có khí mây như cờ xí thì không nên đánh với địch."
khí cuộn tụ nhọn hai đầu; khí dãn ra như dây thừng, trải về phía trước đến tận trời, một nửa cũng đến nửa vòm trời, hình như cầu vồng giống cờ khuyết. Khí cũng có hình móc câu gấp khúc. Những khí trên xuất hiện thì dựa vào năm màu sắc để đoán. Lại khí nhẵn mà rậm,
Chính nghĩa: Cổ kim chú của Thôi Báo chép: "Hoàng Đế đánh với Si Vưu ở cánh đồng Trác Lộc, thường có khí mây năm màu, cành vàng lá ngọc tụ ở trên người Hoàng Đế, có hình hoa nở, do đó làm nên nên lọng hoa."
Dịch triệu hậu của Kinh Phòng chép: "Xem bốn phía nếu thường có mây lớn đủ năm màu, chỗ ấy có người hiền ở ẩn. Khí màu xanh nhẵn bóng che cả Mặt Trời ở phía tây bắc là người hiền được chọn dùng."
có hình xuất hiện là có biến động; khi xem được là tất có dấy binh, đánh nhau ở chỗ ấy.
Vương Sóc xem khí thường nhìn khí ở cạnh Mặt Trời. Khí mây cạnh Mặt Trời là chủ về nhà vua.
Chính nghĩa: Lạc thư chép: "Có mây như hình người mặc áo xanh không có tay ở phía tây của Mặt Trời là khí của thiên tử."
Đều dựa vào hình của nó để xét.
Cho nên khí của người rợ miền bắc như hình bầy gia súc lều rạp. Khí của người rợ miền nam giống tấm buồm thuyền chèo. Ở chỗ có nước ngập là nơi quân thua, vùng phá nuớc; chỗ có chứa tiền, ở trên vàng ngọc đều có khí, không nên không xét. Khí mây cạnh biển giống đài lầu, khí ở bãi đất rộng có hình giống cung khuyết. Khí mây đều giống người dân sông núi tụ hội ở đó.
Chính nghĩa: Hoài Nam Tử chép: "Đất đai đều theo từng nơi mà sinh ra người khác nhau, cho nên khí ở miền núi thì phần lớn sinh ra người mạnh mẽ, khí nhẵn thì nhiều người câm; khí nhiều gió thì nhiều người điếc; khí từ rừng thì nhiều người khèo chân; khí từ nhiều cây thì nhiều người gù lưng; khí từ nhiều đá thì nhiều người có sức khỏe; khí hiểm trở thì nhiều người sống thọ; khí từ hang thì nhiều người bại liệt; khí từ gò thì nhiều người điên; khí từ miếu thì nhiều người có lòng nhân; khí từ lăng thì nhiều người tham, đất nhẹ thì chân nhanh, đất nặng thì chân chậm; nước trong thì nói tiếng nhỏ, nước đục thì nói tiếng to, nước chảy xiết thì người nặng; miền đất giữa có nhiều thánh nhân, đều là từ khí của đất mà ứng với muôn vật ở đó."
Cho nên người xét thừa tổn thì khi vào đất nước nào đó thì xem cái ngay ngắn của ruộng đất bờ cõi, cái nhẵn bóng của cửa ngõ nhà cửa thành quách, thứ đến là xem cái cốt lõi của gia súc xe áo. Nếu đầy đủ là tốt, hao tổn là xấu.
Như khói mà chẳng phải khói, như mây mà chẳng phải mây, sáng sáng rõ rõ, lởn vởn uốn lượn, gọi là mây khanh. Mây khanh xuất hiện là khí lành. Như mây mù mà chẳng phải mây mù,
Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Khí trời xuống đất không hợp là mây mù." Ý nói mờ mịt không sáng.
không thấm ướt vào áo mũ, xuất hiện là chỗ ấy bị binh giáp mà chạy dài.
Sấm chớp điện, cầu vồng, sét đánh, tia sáng buổi đêm là khí dương chuyển động, mùa xuân-hạ thì phát ra, mùa thu-đông thì náu vào, cho nên người xem khí không thể không xét nó.
Chính nghĩa: Khí mây mưa đều nhau. Binh thư chép: "Có đám mây như con gà trống đến gần thành là kẻ giữ thành sẽ hàng."
Từ núi Hoa về phía nam, khí dưới màu đen trên màu đỏ. Ở vùng núi Sùng Cao-miền Tam Hà, khí màu đỏ thuần. Phía bắc núi Hằng, khí dưới màu đen trên màu xanh. Miền Bột-Kiệt-Hải-Đại, khí đều màu đen. Vùng sông Giang-Hoài, khí đều màu trắng.
Ở chỗ có lao dịch thì khí màu trắng. Ở chỗ có việc đắp đất thì khí màu vàng. Ở chỗ có xe đi thì khí lúc lên cao khi xuống thấp, lan man mà tụ. Ở chỗ có quân kị thì khí thấp mà phân tán. Ở chỗ có lính bộ thì khí tụ hợp. Ở chỗ có khí trước thấp mà sau cao là đi nhanh; trước vuông mà sau cao là quân mạnh; rồi hạ thấp là rút lui; khí ngang bằng là quân đi thong thả. Khí trước cao mà sau thấp là không ở lại mà quay về. Khí gặp nhau là thấp hơn cao, nhọn thắng vuông. Khí hướng xuống thấp mà men theo vết xe đi thì không quá ba-bốn ngày, cách năm-sáu dặm sẽ thấy địch. Khí hướng lên cao bảy-tám thước, không quá năm-sáu ngày, cách hơn chục dặm sẽ thấy địch; khí hướng lên cao hơn hai trượng, không quá ba-bốn chục ngày, cách khoảng năm-sáu chục dặm sẽ thấy địch.
Phần ngọn của khí màu trắng trong là tướng cứng cỏi, quân yếu kém. Phần gốc của khí lớn mà trải dài ra phía trước là đang có đánh nhau. Khí màu xanh trắng, phía trước hướng xuống thấp là đánh thắng; phía trước màu đỏ mà hướng lên trên là đánh không thắng; khí dàn ra như lập thành lũy, khí hình như cái thoi,
Sách ẩn: Họ Diêu xét: Binh thư chép: "Trên trại địch có khí mây như cờ xí thì không nên đánh với địch."
khí cuộn tụ nhọn hai đầu; khí dãn ra như dây thừng, trải về phía trước đến tận trời, một nửa cũng đến nửa vòm trời, hình như cầu vồng giống cờ khuyết. Khí cũng có hình móc câu gấp khúc. Những khí trên xuất hiện thì dựa vào năm màu sắc để đoán. Lại khí nhẵn mà rậm,
Chính nghĩa: Cổ kim chú của Thôi Báo chép: "Hoàng Đế đánh với Si Vưu ở cánh đồng Trác Lộc, thường có khí mây năm màu, cành vàng lá ngọc tụ ở trên người Hoàng Đế, có hình hoa nở, do đó làm nên nên lọng hoa."
Dịch triệu hậu của Kinh Phòng chép: "Xem bốn phía nếu thường có mây lớn đủ năm màu, chỗ ấy có người hiền ở ẩn. Khí màu xanh nhẵn bóng che cả Mặt Trời ở phía tây bắc là người hiền được chọn dùng."
có hình xuất hiện là có biến động; khi xem được là tất có dấy binh, đánh nhau ở chỗ ấy.
Vương Sóc xem khí thường nhìn khí ở cạnh Mặt Trời. Khí mây cạnh Mặt Trời là chủ về nhà vua.
Chính nghĩa: Lạc thư chép: "Có mây như hình người mặc áo xanh không có tay ở phía tây của Mặt Trời là khí của thiên tử."
Đều dựa vào hình của nó để xét.
Cho nên khí của người rợ miền bắc như hình bầy gia súc lều rạp. Khí của người rợ miền nam giống tấm buồm thuyền chèo. Ở chỗ có nước ngập là nơi quân thua, vùng phá nuớc; chỗ có chứa tiền, ở trên vàng ngọc đều có khí, không nên không xét. Khí mây cạnh biển giống đài lầu, khí ở bãi đất rộng có hình giống cung khuyết. Khí mây đều giống người dân sông núi tụ hội ở đó.
Chính nghĩa: Hoài Nam Tử chép: "Đất đai đều theo từng nơi mà sinh ra người khác nhau, cho nên khí ở miền núi thì phần lớn sinh ra người mạnh mẽ, khí nhẵn thì nhiều người câm; khí nhiều gió thì nhiều người điếc; khí từ rừng thì nhiều người khèo chân; khí từ nhiều cây thì nhiều người gù lưng; khí từ nhiều đá thì nhiều người có sức khỏe; khí hiểm trở thì nhiều người sống thọ; khí từ hang thì nhiều người bại liệt; khí từ gò thì nhiều người điên; khí từ miếu thì nhiều người có lòng nhân; khí từ lăng thì nhiều người tham, đất nhẹ thì chân nhanh, đất nặng thì chân chậm; nước trong thì nói tiếng nhỏ, nước đục thì nói tiếng to, nước chảy xiết thì người nặng; miền đất giữa có nhiều thánh nhân, đều là từ khí của đất mà ứng với muôn vật ở đó."
Cho nên người xét thừa tổn thì khi vào đất nước nào đó thì xem cái ngay ngắn của ruộng đất bờ cõi, cái nhẵn bóng của cửa ngõ nhà cửa thành quách, thứ đến là xem cái cốt lõi của gia súc xe áo. Nếu đầy đủ là tốt, hao tổn là xấu.
Như khói mà chẳng phải khói, như mây mà chẳng phải mây, sáng sáng rõ rõ, lởn vởn uốn lượn, gọi là mây khanh. Mây khanh xuất hiện là khí lành. Như mây mù mà chẳng phải mây mù,
Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Khí trời xuống đất không hợp là mây mù." Ý nói mờ mịt không sáng.
không thấm ướt vào áo mũ, xuất hiện là chỗ ấy bị binh giáp mà chạy dài.
Sấm chớp điện, cầu vồng, sét đánh, tia sáng buổi đêm là khí dương chuyển động, mùa xuân-hạ thì phát ra, mùa thu-đông thì náu vào, cho nên người xem khí không thể không xét nó.
Thanked by 2 Members:
|
|
#19
Gửi vào 06/11/2024 - 16:10
Hay quá, đúng tài liệu Tre đang cần.
Cảm ơn Anh B. nhiều!
Cảm ơn Anh B. nhiều!
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
số buồn ! xưa nay nhân định thắng thiên ?số buồn |
Linh Tinh | kimpah |
|
||
Hỏi thăm bác vothienkhong |
Báo Tin | MaHinhAn |
|
||
Cho những ai còn mơ ước thiên đàng.. |
Giải Trí | XaoTieu |
|
||
Phong Thuỷ Nghịch Thiên Cải Mệnh [video] |
Tử Vi | administrator |
|
||
dịch (nhẹ) sách khâm thiên tử vi của Thái minh hồng |
Tử Vi | Elohim |
|
||
Tài liệu của thầy Hoàng Quý Sơn - Thiên Kỷ Quý |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Kaikudo999 |
|
3 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |