Kinh thị Dịch truyện
(Quyển hạ)
Nói tới Dịch ấy, là Tượng vậy. Hào ấy là công hiệu vậy. Thánh nhân sở dĩ ngẩng mặt lên xem, cúi mặt xuống xét, tượng của Trời Đất Nhật Nguyệt Tinh Thần và cỏ cây vạn vật, thuận thì hòa, nghịch thì loạn. Nói đến tường tận thì chẳng thể hết được, thâm sâu chẳng thể có cùng cực, cho nên đếm cỏ Thi bài bố Hào dùng ở Bốc Phệ phân chia 64 quẻ, phối 384 hào, xếp thứ tự một vạn một ngàn năm trăm hai mươi thẻ (11.520 sách), xác định tình trạng của thiên địa vạn vật. Vì thế, khí của cát hung, thuận theo sáu hào trên dưới, thứ đến Số của tám chín sáu bảy (8 9 6 7), Tượng của kế thừa nối tiếp nội ngoại, do đó mà gọi là gồm cả Tam Tài và Lưỡng.
Khổng Tử nói, "dương tam âm tứ, vị chi chính dã" nghĩa là dương 3 âm 4 thì gọi là Chính vậy. Cái Tam ấy là số của phương Đông, là nơi sở xuất của Mặt Trời ở phía Đông, lại vừa là cái chu vi hình tròn lấy đường kính khai triển ra 3 lần vậy (hựu viên giả kính nhất nhi khai tam dã). Cái Tứ ấy là số của phương Tây, là nơi sở nhập của Mặt Trời tại phía Tây, lại vừa là cái chu vi hình vuông lấy một cạnh mà áp dụng 4 lần vậy (hựu phương giả kính nhất nhi thủ tứ dã).
(QNB chú: Ở đây ta thấy vào thời Tây Hán thì Kinh Phòng dùng số π = 3, và tính chu vi hình tròn là 3 lần đường kính, sau này tính được số pi chính xác là ~ 3,14159... nên tính chu vi hình tròn = π.[đường kính] = 2.π.[bán kính r]. Còn tính chu vi hình vuông thì thời Tây Hán dùng đã chính xác = 4.[độ dài 1 cạnh]. Cái gọi là Vuông-Tròn ở đây còn ám chỉ "Trời tròn đất vuông" trong thuyết Cái Thiên của Thiên Văn Học vũ trụ quan thời ấy).
Nói về đạo của Nhật Nguyệt trọn đời, cho nên quẻ Dịch phân chia thượng hạ 64 quẻ, tượng của Âm Dương vậy. Số của Cơ Ngẫu áp dụng với Càn Khôn. Cái Càn Khôn ấy, là căn bản cội gốc của Âm Dương, cái Khảm Ly ấy, là tính mệnh của Âm Dương.
Phân chia Tứ Doanh mà thành Dịch, trọn vẹn mười phần có 8 biến mà thành quẻ (thập hữu bát nhi thành quái). Quái tượng định cát hung, mà sáng tỏ sự được mất. Giáng Ngũ Hành, phân Tứ Tượng, thuận thì cát, nghịch thì hung. Cho nên nói là cát hung hối lận sinh ở "động" (thay đổi, biến động). Lại nói sáng tỏ sự được mất ở "tứ tự" (bốn bước/bốn thứ tự) (1). Vận chuyển cơ biến phân bố số hạn độ, chuyển dịch cái khí của chúng. Cái chủ cũng chịu đảm đương nhận quy tắc của trời mà vận hành, cùng với thời tiêu tức. An ổn mà chẳng lãng quên mất, rồi mới lấy cái lý thuận tính mệnh, cực của phép dùng cỏ Thi có gốc ở bói bằng mai rùa, trọng ba thành sáu, có thể hoàn tất vậy.
Phân chia tượng của Thiên Địa Càn Khôn, thêm vào dùng Giáp Ất Nhâm Quý (2), tượng của Chấn Tốn phối Canh Tân (3), tượng của Khảm Ly phối Mậu Kỷ (4), tượng của Cấn Đoài phối Bính Đinh (5).
Bát quái phân âm dương, lục vị, ngũ hành, quang minh 4 cái thông suốt, biến dịch lập Tiết. Trời đất nếu mà không biến dịch, chẳng thể thông khí. Ngũ hành đắp đổi tới cuối, bốn mùa thay đổi suy tàn, biến động chẳng ngừng, lưu hành quanh lục hư. Thượng hạ vô thường, cương nhu tương dịch (biến đổi qua lại lẫn nhau), chẳng thể lấy làm yêu cầu chuẩn mực, duy chỉ có biến đổi thích hợp. Cát hung cùng bày xếp với các vị trí, tiến thoái sáng tỏ ở cơ yếu. Biến hóa của DỊch, lục hào chẳng thể ngừng, lấy tùy theo mùa mà chiêm đoán.
Chu Lễ, Thái Bốc một gọi là Liên Sơn, hai gọi là Quy Tàng, Ba gọi là Chu Dịch. Sơ là dương, Nhị là âm, Tam là dương, Tứ là âm, Ngũ là dương, Lục là âm. Số của dương là 1 3 5 7 9, số của âm là 2 4 6 8 (6).
Âm theo Ngọ, Dương theo Tý. Tý Ngọ phân chia vận hành, Tý đi về phía trái, Ngọ đi về phía phải. Đạo của trái phải, hung cát, cát hung.
Tý Ngọ phân mùa,
Lập Xuân tháng Giêng, Tiết tại Dần, quẻ Khảm hào Sơ Lục; Lập Thu cùng dụng giống thế.
Vũ Thủy, tháng Giêng, Trung tại Sửu, quẻ Tốn hào Sơ Lục; Xử Thử cùng dụng giống thế (QNB chú: chữ Trung 中 ở đây là để ám chỉ Trung Khí).
Kinh Chập tháng Hai, Tiết tại Tý, quẻ Chấn hào Sơ Cửu; Bạch Lộ cùng dụng như thế.
Xuân Phân tháng Hai, Trung tại Hợi, quẻ Đoài hào Cửu Tứ; Xuân Thu Phân cùng dụng giống thế.
Thanh Minh tháng Ba, Tiết tại Tuất, quẻ Cấn hào Lục Tứ; Hàn Lộ cùng dụng như thế.
Cốc Vũ tháng Ba, Trung tại Dậu, quẻ Ly hào Cửu Tứ; Sương Giáng cùng dụng như thế.
Lập Hạ tháng Tư, Tiết tại Thân, quẻ Khảm hào Lục Tứ; Lập Đông cùng dụng như thế.
Tiểu Mãn tháng Tư, Trung tại Mùi, quẻ Tốn hào Lục Tứ; Tiểu Tuyết cùng dụng như thế.
Mang Chủng tháng Năm, Tiết tại Ngọ, quẻ Càn hào Cửu Tứ; Đại Tuyết cùng dụng như thế.
Hạ Chí tháng Năm, Trung tại Tị, quẻ Đoài hào Sơ Cửu; Đông Chí cùng dụng như thế.
Tiểu Thử tháng Sáu, Tiết tại Thìn, quẻ Cấn hào Sơ Lục; Tiểu Hàn cùng dụng như thế.
Đại Thử tháng Sáu, Trung tại Mão, quẻ Ly hào Sơ Cửu, Đại Hàn cùng dụng như thế.
Khổng Tử Dịch nói, có 4 loại Dịch, Nhất Thế Nhị Thế là Địa Dịch, Tam Thế Tứ Thế là Nhân Dịch, Ngũ Thế Lục Thế là Thiên Dịch, Du Hồn Quy Hồn là Quỷ Dịch. Tám quẻ Quỷ là Hệ Hào, Tài là Chế Hào, Thiên Địa là Nghĩa Hào (7), Phúc Đức là Bảo Hào (8), Đồng Khí là Chuyên Hào (9).
Long đức tháng 11, tại Tý ở quẻ Khảm đi về bên trái. Hổ hình tháng 5, tại Ngọ tại quẻ Ly đi về bên phải.
Giáp Ất Canh Tân, Thiên Quan, Thân Dậu Địa Quan.
Bính Đinh Nhâm Quý, Thiên Quan, Hợi Tý Địa Quan.
Mậu Kỷ Giáp Ất, Thiên Quan, Dần Mão Địa Quan.
Nhâm Quý Mậu Kỷ, Thiên Quan, Thìn Tuất Địa Quan.
Tĩnh lặng là Hối (lỗi), Phát động là Trinh (chính trung). Trinh là gốc, Hối là ngọn.
Sơ Hào thượng, Nhị Hào trung, Tam Hào hạ, số của ba tháng để thành công.
Một tháng Sơ Hào 3 ngày, Nhị Hào 3 ngày, Tam Hào 3 ngày, tên là Cửu Nhật (9 ngày). Dư có 1 ngày, tên gọi là Nhuận Dư. Sơ Hào 10 ngày làm Thượng Tuần, Nhị Hào 10 ngày làm Trung Tuần, Tam Hào 10 ngày làm Hạ Tuần. Ba Tuần 30 ngày, tích Tuần thành Tháng, tích Tháng thành Năm. Tám lần tám (8x8) là 64 quẻ phân chia 64 quẻ phối 384 hào, thành 11520 thẻ (vạn nhất thiên ngũ bách nhị thập sách).
Định Khí Hậu 24, khảo xét Ngũ Hành ở vận mệnh. Nhân sự, Thiên đạo, Nhật Nguyệt, Tinh Thần cục ở trong bàn tay. Cát hung thấy ở vị trí của chúng, gắn liền ở cát hung hối lận, sinh ở động.
Trong Dần có Sinh Hỏa, trong Hợi có Sinh Mộc, trong Tị có Sinh Kim (10), trong Thân có Sinh Thủy.
Trong Sửu có Tử Kim, trong Tuất có Tử Hỏa, trong Mùi có Tử Mộc, trong Thìn có Tử Thủy. Thổ kiêm gồm đủ cả ở giữa. Thiết lập Tý dương sinh, thiết lập Ngọ âm sinh, hai khí tương xung, cát hung sáng tỏ vậy.
Tích toán. Tùy theo quẻ khởi cung, Càn Khôn Chấn Tốn Khảm Ly Cấn Đoài, bát quái tương đãng lay động lẫn nhau, nhị khí dương nhập âm, âm nhập dương. Nhị khí giao kết đắp đổi lẫn nhau chẳng ngừng nghỉ, cho nên nói rằng "sinh sinh chi vị Dịch". Bên trong khoảng trời đất, không có gì không thông vậy. Càn khởi Tị, Khôn khởi Hợi, Chấn khởi Ngọ, Tốn khởi Thìn, Khảm khởi Tý, Ly khởi Sửu, Cấn khởi Dần, Đoài khởi ... [chỗ này bị khuyết thiếu, theo như quyển thượng và quyển trung bản gốc, quy ước khởi tích toán, Càn khởi Tị, Khôn khởi Hợi, Chấn khởi Tị, Tốn khởi Ngọ, Khảm khởi Mùi, Ly khởi Sửu, Cấn khởi Dần, Đoài khởi Thân. Cái này nghi vấn có sự sai lệch], ở tại 64 quẻ, gặp vượng thì cát, gặp phế thì hung. Xung thì phá, Hình thì bại, Tử thì nguy, Sinh thì tươi tốt vậy. Khảo xét cái nghĩa lý của chúng, có thể thông vậy.
Phân chia 30 là trung, 60 là thượng, 30 là hạ, tổng là 120, thông đạt số của âm dương vậy. Liên tục đổi mới chẳng ngừng, liên tục sinh sôi kế tục, cho nên lạnh nhạt cũng chẳng thay đổi mất cái chỗ chân thực mách bảo cho người ta. Âm dương vận hành, một lạnh một nóng. Ngũ hành tương hỗ lẫn nhau [chỗ này bị mất 1 chữ]. Theo cái đức của thần minh thông tỏ, theo cái tình của vạn vật các chủng loại. Cho nên Dịch có thể đoán cái lý của thiên hạ, có thể định theo luân lý làm người mà sáng tỏ cái đạo của bực cai trị.
Bát quái thiết lập (Kiến) ngũ khí, xây dựng (Lập) ngũ thường, pháp tượng càn khôn, thuận ở âm dương, lấy cái nghĩa của chính vua tôi cha con. Cho nên Dịch nói, Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.
Nói tới viết Dịch làm theo Dịch, sở dĩ là để lưu truyền lại răn dạy. Răn dạy về cái nơi chốn, gốc gác ở Hữu - Vô. Vả lại, cái Dịch ấy bao trùm cả Hữu - Vô, có cát thì có hung, có hung thì có cát. Sinh ra cái nghĩa của cát hung, bắt đầu ở Ngũ Hành, cuối cùng ở Bát Quái. Theo cái Vô mà nhập Hữu, thấy cái tai vạ ở các Tinh Thần vậy. Theo cái Hữu mà nhập Vô, thấy cái tượng ở Âm Dương vậy. Cái nghĩa của Âm Dương, năm tháng phân chia vậy. Năm tháng đã phân chia, cát hung định được vậy. Cho nên nói "bát quái thành liệt, tượng tại kỳ trung" nghĩa là bát quái đã bày ra xong, thì tượng ở trong chúng vậy.
Lục hào thượng hạ, thiên địa âm dương, vận chuyển tượng của Hữu - Vô, phối vào nơi nhân sự. Bát quái ngẩng mặt lên xem cúi mặt xuống xét (ngưỡng quan phủ sát), ở tại chỗ con người ta vậy. Ẩn - Hiện tai vạ với tốt lành, ở tại trời vậy. Khảo xét thiên thời, quan sát nhân sự, ở tại các quái. Trọng yếu của Bát Quái, ban đầu ở Càn Khôn, thông suốt ở vạn vật, cho nên nói "Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu" nghĩa là Dịch đến cùng thì sẽ biến đổi chuyển hóa, biến hóa thì sẽ thông suốt, mà thông thì sẽ lâu bền. Cái bền ở đạo của chúng, lý của chúng mà đạt được vậy. Bốc Phệ chẳng phải rập theo khuôn sáo với cát lợi, chỉ có biến hóa thay đổi, tới cùng của lý tới tận của tính ấy vậy.
(1) Nói cát hung sinh ở động, ngũ hành ngưng nghỉ suy tàn, nội phạm thai dưỡng hợp ngũ hành.
(2) Càn Khôn phân đôi thiên địa âm dương của Mộc, cho nên phân Giáp Ất Nhâm Quý, sơ khởi vào kết cuộc của âm dương.
(3) Canh dương nhập Chấn, Tân âm nhập Tốn.
(4) Mậu dương nhập Khảm, Kỷ âm nhập Ly.
(5) Bính dương nhập Cấn, Đinh âm nhập Đoài.
(6) Âm chủ ti tiện, Dương chủ sang quý.
(7) Thiên Địa tức là Phụ Mẫu vậy.
(8) Phúc Đức tức Tử Tôn vậy.
(9) Hào Huynh Đệ vậy.
(10) Cũng nói đến vị trí của Sinh.
- HẾT -
(trọn bộ 3 quyển)