Cháu thấy hình như hai bác cháu chưa hiểu ý cháu với anh Alexphong ạ.
Hic dạo rồi cháu bận quá cháu xin lỗi vì trả lời chậm thế này.
Anh Alexphong nói chuyện quy đổi lịch dương sang âm theo cháu có lý của anh ấy ạ.
Có phải là hai bác cháu đang đặt 1 cái kinh tuyến gốc di động: khi Sóc xảy ra ở London thì lấy kinh tuyến chạy qua London làm gốc, khi sóc xảy ra ở Bắc Kinh thì lấy kinh tuyển ở Bắc Kinh làm gốc, như thế để tính riêng 1 lịch âm ko liên quan đến dương không?
Song
do Trái đất hình cầu nên sẽ diễn ra hiện tượng sau:
Nếu đặt kinh tuyến gốc ở London thì kinh tuyến 24:00 cũng nằm ở London nốt. Khi Sóc xảy ra vào hồi 0 giờ ngày X thì đồng thời nó cũng xảy ra ở 24 giờ ngày X, tức 0 giờ ngày X+1, cũng ở London
VÌ đó là kinh tuyến gốc, nên giả sử ở 1 điểm A thuộc kinh tuyến lằn ranh chót của múi giờ 0+1 thì Sóc xảy ra vào 1 giờ ngày X và 1 giờ ngày X+1 (cùng 1 lúc).
Thành ra, "một cách khoa học mà nói", do Trái đất hình cầu, đầu cuối bao giờ cũng chập một vào với nhau, nên điểm nào trên Trái đất cũng ứng vào 2 giá trị thời gian thuộc 2 ngày khác nhau cả.
Trên thực tế quản lý cuộc sống, người ta bỏ cái điểm phiền toái này = cách... cứ đặt ra quy ước thôi (là cái gì xảy ra ở kinh tuyến gốc thì chỉ thuộc về 0 giờ ngày X thôi), nhưng đã khoa học thì phải khoa học đến nơi chứ ạ?
Hay phân tích từ 1 góc độ khác (cũng ra kết quả y chang):
Bác nói lý "bình đẳng", tức là London chạy sau Bắc Kinh 8 giờ hay chạy trước 16 giờ đều được.
Nhưng đã bình đẳng thì nó phải bình đẳng nguyên cục chứ. Tháng với ngày, năm vốn là những đơn vị đo thời gian tương đối độc lập. Không ngẫu nhiên mà trong mọi hệ thống lịch pháp xưa giờ thì đơn vị tháng là dễ bị suy xuyển căn chỉnh nhất.
Vì giờ giả sử ko có Mặt trăng thì không có tháng mà vẫn có ngày, năm như thường, và London vẫn "bình đẳng" với Bắc Kinh như thường. Như vậy đã bình đẳng thì phải nói là: lúc nào London cũng chạy sau Bắc Kinh 8 tiếng và chạy trước Bắc Kinh 16 tiếng cùng lúc.
Nên chừng nào bác còn dùng giờ và ngày của Trái đất, của cái thực thể hình củ khoai tây tự quay chung quanh mình này, để định ra mốc tháng thì tháng còn phụ thuộc vào Mặt trời và Trái đất, do đó luôn có hai giá trị thỏa mãn mốc định tháng.
Hễ kinh tuyến gốc chạy qua London thì vào bất cứ thời điểm nào cũng có 2 giá trị a+8 (giờ) của ngày X và a-16 của ngày X-1 phù hợp với Bắc Kinh
Tương tự London nằm ngay trên kinh tuyến gốc nên luôn chạy sau kinh tuyến gốc 0 giờ và chạy trước nó 24 giờ, nên cũng luôn có 2 giá trị a+0 của ngày X và a-24 của ngày X-1 phù hợp với London
-Chỗ này cũng cho thấy thực ra về mặt khoa học thì cũng chấp nhận được cái lý thuyết giờ Tý chia làm 2, nếu sinh ra vào nửa đầu (23-24 giờ ngày X) thì lấy lá số giờ Tý ngày X, còn nếu nửa sau thì lấy Tý ngày X+1. Đó là anh Ngọa Long tưởng tượng ra toàn số với má trong đầu nên ko thấy nó liên tục chứ thực ra nó liên tục mà!
Hãy quan sát Trái đất ở 2 bên kinh tuyến gốc (bất kỳ) nhé: Nếu anh sinh ra ở 1 địa điểm thuộc vào vùng 0-1 giờ thì thực ra múi giờ của anh nó liền mạch với vùng có múi giờ 23-24 (vẫn đang cùng ngày ấy, cùng khoảnh khắc ấy, vị trí và ánh sáng Mặt trời Mặt trăng gần như nguyên xi thế) mà!
Vì giờ Tý "sớm nhất có thể" sẽ luôn là 00:00 ngày X và ta có toàn bộ các giá trị thuộc 2 ngày X và X+1 đều thỏa mãn tiêu chí "ngày sóc" nên mọi lá số vẫn được tính theo cách "không Sóc" xưa giờ đều phù hợp với "Sóc" hết.
Chỉ khác một điều: cách đó giữ cho sai số về ngày, năm, Mặt trời... ổn định ở mức nhỏ hơn.
Nếu lấy giờ Tý từ 24 đến 2 giờ thì cháu thấy có các vấn đề sau:
-Cứ cho là Tử vi có luật riêng của Tử vi đi. Nhưng thông lệ từ thời mùa quít người ta đã dùng 23 giờ làm mốc giờ Tý, và đã có khái niệm bán Tý (giữa Tý), tảo Tý (Tý đầu ngày), dạ Tý (Tý cuối ngày).... Sao Trần đoàn ko dùng khái niệm bán Tý, dạ Tý, tảo Tý có sẵn đó mà lại phải đi bịa ra nội hàm mới cho những khái niệm quá quen làm gì?
-Khi ông ta dùng như thế, đương nhiên ông ta sẽ thường xuyên gặp vấn đề: vì "người ta", kể cả vua chúa (đến như Thanh thực lục, Ngọc phả nhà Thanh là ghi chép vào loại cẩn thận hết mức rồi, họ cũng chỉ ghi giờ Thìn, giờ Mão... chứ ko thấy ghi giờ Thìn ba khắc, giờ Mão một khắc...) quen dùng cái khái niệm phổ quát kia rồi, chứ lúc đẻ con thì chả ai có phân biệt đây là giờ Tý phổ quát, đây là giờ Tý dành cho bát tự, đây là giờ Tý Tử vi... mà ghi chép cụ thể. Suy ra nếu ông ta cứ thế bưng khái niệm giờ Tý "chuyên ngành" ra ngoài đời thì ông ta luôn gặp rắc rồi và sẽ thường xuyên phải xem 2 lá số.
-Mà trong sách cổ có nói luật Tam thời đoán, tức là xem giờ a thấy ko đúng thì xem giờ a+1 và a-1 để tham khảo.
Với cách dùng dị biệt như trên, thì ông ta phải đặt luật Nhị thời đoán và Tứ thời đoán mới phải. Vì dụ người ta bảo sinh giờ Ngọ (11:00-13:00 theo quy ước thông thường) thì xem cả Tỵ lẫn Ngọ, còn cẩn thận thì xem Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi.
Chứ Tam thời đoán, thì cái giờ thứ ba kia là giờ trước hay giờ sau vậy? Chỗ này là chỗ lý tưởng để Trần Đoàn và các vị lý số cổ đả động cái chuyện "giờ Tý của tôi không giống như giờ Tý các vị thường dùng đâu nhá", nhưng họ không hề đề cập.
-Một số cách dùng hình ảnh, ví dụ: Thái Dương cư Ngọ gọi là Nhật lệ trung thiên, vậy trong tâm tưởng các nhà đẩu số đời đầu thì Ngọ vẫn là lúc Mặt trời cao nhất, dương khí tột cùng.
Nếu mà 24 giờ mới là Tý thì suy ra giữa Tỵ và Ngọ là điểm "trung thiên", nhưng chẳng thấy ai gọi Thái Dương cư Tỵ là Nhật lệ trung thiên cả?! Cháu chắc là không phải do Thái Dương cư Tỵ thì dịu dàng hiền lành không chuyên quyền đâu ạ. Ngọ thì cung Dương, Đế cung nhưng Tỵ được Bát Thuần Càn, và quan trọng mặt trời đang lên.
Về việc thư tịch thì đọc kỹ
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
論人生時要審的確
如人生子亥二時最難定,準要仔細推祥,
如子時有十刻,上五刻屬昨夜亥時,下五刻屬今日子時[
Cháu thấy quả có vấn đề thật!
Vì ko có nguyên bản cổ chữ Hán nên cũng khó đoán, nhưng mà sách Hán-Nôm xưa của ta và tàu thì phần lớn không có dấu chấm, dấu phẩy đâu ạ, nên chấm phẩy đây 99% là do người biên soạn thời hiện đại tự ngắt câu. Thế nên trong giới Hán-Nôm có câu là "50% công đoạn dịch thuật nằm ở chấm câu. Ai chấm câu đùng thì dịch sẽ đúng."
Nếu ngắt câu như trên thì nghĩa là: Giờ Tý thì có mười khắc. năm khắc "đầu" (ở đây sẽ hiểu là "dạ Tý", 23:00-24:00) thuộc về giờ Hợi đêm hôm trước (tức giờ Hợi tương đương 21:00 đến 24:00), còn năm khắc "sau" thì tính vào là giờ Tý ngày hôm sau.
Còn ngắt câu như này
如子時有十刻,上五刻屬昨夜,亥時下五刻屬今日子時
Thì lập tức ý nghĩa biến thành :
Giờ Tý có mười khắc, năm khắc "đầu" (có thể hiểu là "tảo Tý", 00:00-01:00) thuộc về đêm hôm trước (tức là sinh vào 00:30 ngày X thì sẽ tính là sinh giờ Tý, ngày X-1), còn năm khắc mà tiếp nối sau giờ Hợi thì coi là giờ Tý của ngày hôm nay (tức là sinh vào 23:30 của ngày X thì coi là giờ Tý ngày X)
Còn Sách Thiên Thập bát phi tinh Tử vi đẩu số của NXB Tập văn 集文書局 thì dạ Tý lấy làm giờ Tý của "bản nhật" thì đúng rồi (chả hạn trong vòng ngày X thì 00:00 đến 01:00 và 23:00-24:00 đều coi là "giờ Tý của ngày X")
Và
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
thì lấy y như Sách thiên Thập bát phi tinh:
关于子时的分割,尚有争论。有以晚上十一时至午夜一时,统归为当日之子时,即一交入十一时便作为新一日的开始,而中州派以十二时(零时)始为一天新的开 始。例如十五日晚上十一点至零点,为晚子时,该子时归十五日,零点至一点为早子时,该子时归十六日。若以十一点为分界,则统归十六日。
"Trung châu phái thì lấy mốc 24:00/00:00 làm khởi đầu của ngày mới, ví dụ đếm ngày 15, thì 23:00 đến 00:00 sẽ coi làm "vãn Tý" và quy về giờ Tý ngày 15, còn từ 00:00 thì tính mốc Tảo Tý và quy về Tý của ngày 16"
Còn cháu mạn phép bác nêu ý kiến riêng ạ: cháu cho là cho đến giờ, không đủ cơ sở để kết luận về các quy tắc được sử dụng trong Tử vi đẩu số là có tính chất khoa học hay là cần phải dựa theo lý luận của một ngành khoa học nào ạ. Cùng lắm thì theo một vài nghiên cứu cháu được biết, có thể chứng minh là những người sinh đầu năm và giữa năm thì thường thuộc những nhóm số phận khác nhau và đại loại vậy, như theo một thống kê cháu được biết thì sinh vào cuối Đông đầu Xuân dễ điên, tội phạm hơn (Không Kiếp/Scorpio, đại loại vậy... Cháu còn thấy các lá số giáp KK có khi cũng tai hại chả kém mệnh ở đấy tùy trường hợp, nhất là nếu vẫn còn hạn Scorpio). Nhưng đó mới là hiện tượng thôi, chưa thể nào chứng minh được nguyên nhân, cơ chế hoạt động đâu.
Cơ sở nào chứng minh được số phận những người sinh từ 23:00 - 00:00 là phải theo quy tắc toán học/lịch học nhất định nào đó, nếu căn cứ vào khoa học với những giới hạn nó hiện có ngày nay ạ? Có thể nó nghe "không hợp lý" theo cái ta đang cho là "khoa học", nhưng nhỡ... nó đúng thì sao ạ? Như kiểu một số "vật" (
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
), (
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
) mà "lý thuyết khoa học hiện đại" bảo vô lý không thể tồn tại được vì nó quá lớn so với cái mà vũ trụ như con người đang hiểu về nó có thể sản sinh ra, nhưng nó vẫn cứ tồn tại.
Cháu sinh đúng ngày cuối của Cancer cháu biết, vẫn ảnh hưởng Leo nhiều ra phết.
Nên cháu cho là dù gì ta vẫn cứ nên coi trọng việc tìm tòi xem cổ nhân nói thế nào và cũng chưa thể gạt bỏ hẳn cái "ngộ" (không khoa học) ra khỏi khoa Tử vi được. Còn để tiến gần đến sự thực thì chỉ có nước thực nghiệm nhiều.
Sửa bởi LinnaeaBorealis: 05/09/2015 - 00:06