Jump to content

Advertisements




Tự học phong thủy 2

Fengshui for dummies

43 replies to this topic

#31 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 02/04/2015 - 19:31

12. BÀN BẠC CHÍNH XÁC VỀ THẦN SÁT

Tuyển Trạch lấy
  • Phù Long, Tương chủ làm Thể,
  • theo Cát tránh Hung làm Dụng,
Thể Dụng gồm đủ là hoàn toàn Cát.

Nhưng thuật giả dối ra rất nhiều như ong dây, mở cổng, rộng cửa, hùa nhau nặn ra Thần Sát, không dưới hàng ngàn . Như Tinh là Cát thì mặt trời, mặt trăng là rất cát. Trong bài Thiên Kim ca có câu: “Tứ yếu Đế tinh dưỡng Lục giáp”. Đế là Thiên Đế, tức là hùa nặn ra một Ngọc Hàng Loan giá, Tử vi Đế tinh, Tử vi Loan giá, Thử thần Đế tinh Nam Long Đế tinh, Đô thiên Bảo chiếu, Đô thiên chuyển vận, Hành nha Đế tinh, suốt năm mỗi vị giữ một phương tuyệt nhiên không đổi dời, há phải là Phấn hoàng 6 triều các vị Đế dời Ngũ đại dư:
----------------
Giải thích:
  • Lối hành văn cổ thâm sâu trúc trắc. Đại ý là theo phép tuyển trạch đúng đắn thì phải Phù long, Tương chủ. Tuyển chọn các thần sát sao cho tránh hung tìm cát là được. Ngụy pháp có quá nhiều khiến cho người ta gặp lắm sai lầm, ví dụ như sao Thái dương và Thái âm được gọi là sao Thiên tướng (thái dương) và Thiên đế (thái âm, nguyệt kiến) - bọn thuật sỹ bèn đặt ra các sao "Ngọc hoàng loan giá" vvv... vì vậy người đọc cần phải biết.
----------------
Khá biết không phải đối xung mà là phá vậy.
  • Tam sát là 3 phương Thái Tuế sở sát.
  • Âm phủ là : hóa khí của Thái tuế, tức là khắc sơn hóa khí .
  • Niên khắc là Thái Tuế nạp âm khắc Tọa Sơn bản mộ nạp âm.
Đó đều chịu Thái Tuế khắc, mà không thể phạm vào được. Lâm quan phương là Thiên quan phù, chủ quan tụng. Đế vượng phương, là Đả đầu hỏa, chủ hỏa tai. Đó là khí Thái Tuế có thừa, cho nên phải Tam Hợp cục khắc tử phương vị Lục hại, vì Chá thoái chủ về lụn bại. Đó là khí của Thái Tuế không đủ, cho nên đem cục Tam hợp bổ vào.

Lấy là Tuế can độn Ngũ Hổ, độn dến Mậu Kỷ phương là Mậu Kỷ sát, canh Tân phương là Thiên Kim Thần, Bính Đinh phương là Độc Hỏa. Các Thần từ đây trở lên tóm cả tùy theo. Tuế quân mà di chuyển. Còn các Thần Sát bời bời, không theo Thái Tuế mà dấy thì đều là người đời sau đặt thêm. Trong đó duy có Thái Tuế là rất hung, lệ không phép chế. Tam sát cũng đại hung, không thể chuyển phạm. Còn các Hung Sát khác, đợi tháng Hưu Tù mà lấy Tứ Trụ chế hóa là được. Nếu không biết phép Chế Hóa, thì thà tránh đi, đó là đại lược về Thần đón Quỷ tránh.
----------------
Giải thích:
  • đoạn này nói tới các Đại thần sát - phát sinh từ vòng Thái tuế mà ra, bản chất của chúng là xung khắc phá hại với Thái tuế nên đặc biệt nguy hiểm. Còn các thần sát theo tháng thì đỡ hại hơn, có thể chể hóa.
----------------

( Đây bàn về cát tinh hung tinh ): Sao chuyển vận ở trên trời, mặt trời mặt trăng ở trong thất chính . Kim Thủy là Tử khí Nguyệt bột trorng tứ dư với Tam Kỳ Tử Bạch trong Bát kết, đều là cát tinh cả. Trong đó duy mặt trời là rất Tôn , nguyệt ( mặt trăng ) cùng với Tam Kỳ Tử Bạch là cát thứ nhì . Đến như các sao Ngọc Hoàng Loan Giá, đều hùa nhau nặn ra không căn cứ gì cả .

( Đây bàn về Nguyệt gia cát thần hung sát ): Nguyệt lệnh là chức quan quyền yếu, sao xung là Nguyệt Phá, sao khắc là Nguyệt Âm phủ, làm Tuế phá cho khắc Sơn gia và Niên gia. Âm phủ niên khắc cũng đồng vậy. Nguyệt gia chi Thất sát: là tháng đủ kiến Tiểu nhi sát, với Mậu Kỷ sát của Niên gia đồng vậy. Trong đó duy tháng đủ kiến rất hung, đó là chân hung thần của Nguyệt gia. Vượng phương của bản nguyệt là khoảng giữa sao Kim Quỹ, Lâm Quan, Đế Vượng là Nguyệt Đức. Phương cùng hợp là Nguyệt đức Hợp, loại giữa Đinh, Nhị Khôn là Thiên Đức. Phương cùng hợp là Thiên đức Hợp, đó là Chân Cát thần của Nguyệt gia.
(Đây bàn chế sát): Sao trên trời có thể hàng phục được sao sát dưới đất, nhưng sao trên trời khí nhẹ, sao sát ở dưới đất sức mạnh. Nếu phạm Tam Sát âm Phủ, với lại Nguyệt gia chi đại nguyệt kiến Tiểu nhi sát, thì Thái Dương tới cũng không thể chế được, huống chi là Đất! Đại sát thì tránh đi, Trung sát thì Chế đi, Tiểu sát thì bất tất bàn đến. Cốt được tám chữ đích đáng, sao cát soi tới thì tự nhiên bền cát. Còn như giả sát mà hùa nhau nặng ra thời bỏ đi thôi .

(Đây luận về tu phương): Tu hung phúc mạnh, không bằng tu cát là ổn. Song tu cát nhu tu Thái Tuế phương, Tam đức phương, Bản mệnh Lộc quý phương. Thực Lộc phương tất lấy cát phương tháng vượng tướng, mà lấy Tứ Trụ giúp đỡ thêm vào, thì cát ấy lại càng cát vậy. Tu hung như tu Tam Sát phương, Quan Phù phương, Kim Thần phương, tất đợi tháng phương hung tháng tu tù, mà lấy tám chữ khắc chế, thì hung phương cũng cát được .

Tu cát cốt giúp được vượng, chế hung cốt chế được phục. Như bản mệnh Quý nhân Lộc Mã phi tới Sơn phương, hướng, rất cát, cũng có thể hàng phục được các hạng Trung, Hạ sát.
(Đây luận về thần sát thực, giả): Trong 24 sơn phương không cát hung, nghe theo Thái Tuế lấy cát, hung mà thôi, không theo Thái Tuế khởi thì đều là giả tạo ra. Như cát thần, giả thì gọi là Ngọc Hoàng, là Tử vi, là Loan giá. Hung thần giả thì gọi Thiên mệnh sát, Phù thiên Hỏa tinh, với các dạng Hỏa tinh, Quan phù, Huyết nhận, không thể ghi chép hết được, chỉ một là xét về lệ khởi lên, hai là xét về sở dĩ nhiên, thì sai lầm rất rõ ràng vậy .

(Đây bàn về nhật thần cát hung, thực giả): Trong 60 ngày cũng không hung cát, nghe theo Nguyệt lệnh lấy cát hung mà thôi. Nhật thống ở Nguyệt là Nguyệt sở hợp sở sinh với lại cùng Nguyệt lệnh cùng vượng ấy là Chân cát nhật, như vượng nhật Tướng nhật, Nguyệt đức nhật ,… Can chi của Nhật là Nguyệt sở khắc, sở xung cả đến hưu tù mà không dường Nguyệt lệnh, là Chân Hung nhật, như Phá nhật Tứ phế , còn không theo Nguyệt lệnh khởi ấy, đều là ngụy tạo cả, như ngụy cát Nhật thì gọi là Man Đức, Cát Khánh, ngụy hung Nhật thì gọi là Tử biệt, Diệt môn ,…xét kỹ về khởi lệ thì Thực, Giả rõ ràng vậy....

Thanked by 2 Members:

#32 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 02/04/2015 - 22:06

Phần trên đã bàn qua về những nguyên lý của phép tuyển trạch trong sách "Tuyển trạch cầu chân", phần tiếp tới bàn sâu hơn, chi tiết hơn:

1. BÀN VỀ BỔ LONG
2. KHÓA XƯA VỀ BỔ LONG
3. BÀN VỀ PHÙ SƠN
4. BÀN VỀ LẬP HƯỚNG
5. BÀN VỀ TƯƠNG CHỦ
6. CÁCH CỤC TẠO MỆNH
7. BÀN VỀ LẤY CHÍNH NGŨ HÀNH, DÙNG SINH VƯỢNG
8. TÓM BÀN VỀ TỨ TRỤ
9. PHÉP DÙNG NIÊN
10. PHÉP DÙNG NGUYỆT
11. PHÉP DÙNG NHẬT
12. PHÉP DÙNG THỜI




1. BÀN VỀ BỔ LONG


  • Giới thiệu: việc bổ long là cần thiết cho cả âm trạch (để mộ) lẫn dương trạch (làm nhà)
Khâu bình Phủ nói : “ Trước hết xem gió nước để quyết định dấu vết, sau xem năm, tháng nên đồng nhau, Cát, Hung hợp lý xen lẽ huyền diệu, nên quay tới Sơn đầu tìm vượng Long”. Phàm vào làng nào mà thấy Sao, Ngọn núi lạ lùng khác hẳn, Long Thần tốt đẹp trội hẳn lên, làng ấy giàu sang không nghi ngờ gì. Làng nào mà thấy sườn núi quanh co rối loạn, Long Thần thấp yếu, làng ấy nghèo hèn không nghi ngờ gì. Gốc họa phúc đều thuộc về Long, chọn ngày mà không bổ Long, thì hà tất chọn. Biết thuyết bổ Long, thì đã nắm được cái then chốt huyền bí của đạo ấy.

(Sách có nói : “Phú Long nên tìm phú niên, nguyệt. Quý Long thì tìm Quý kỳ Quý cách. Tìm Sơn gia biết được chân phú quý, nên kén phú quý cả hai tình tin thực”, cho nên người xưa đều lấy bổ Long làm trọng).
Phàm Long ở xa không bàn, chỉ đơn độc lấy Mạch tới Huyệt là chủ, lấy Chính lý Ngũ Hành bàn sinh khắc, Tứ Trụ Bát tự sinh giúp vào thì Cát, khắc tiết thì Hung.

Tịch mậu nói: Long thì có Long vào đằng đầu, có Long ở chính thần. Long vào đằng đầu, là chí khí tới đằng đầu một tiết nhỏ. Long chính thân, hoặc quanh bên tả, quanh bên hữu, mà tiết ấy nhiều ; hoặc cao, thấp, dầy, mập, mà tiết ấy dài, nên bảo rằng Long đi thấp đại mới thành Long vậy. Bổ Long vào đằng đầu phát phúc chóng, Bổ Long chính thân phát phúc chậm mà được khá lâu . Nhưng Bổ Long chính thân chỉ bàn thế lớn, như Long Càn Hợi, Nhâm Tý, đều đến bản vị để phân ngũ hành, mà mưu toan chọn để bổ. Bổ Long vào đằng đầu thì lấy bình phân 60 mà xét khí thuộc Giáp Tý nào, cho nên người xưa có dùng Tứ trụ Nạp Âm, để bổ Long Nạp Âm.

Như Trường Trưởng lão làm cho Hoàng thị ở Uyển cương, Phong thành, khóa táng đó. Xét bổ Long thân ấy là vu khoát xa xôi. Bổ Long vào đằng đầu tất lấy bình phân 60 là câu nệ vậy. Người xưa dù có dùng, mà xét lấy Mạch vào đằng đầu xem 24 phương vị, nắm được ngũ hành là chánh tông.

Không cần hỏi Âm trạch Dương trạch, đến chỗ kết huyệt, tất có một dây Mạch nhỏ, tử tế mà xét định, tức lấy La Kinh xét cho đúng ngôi chữ gì, nếu thuộc Mộc thì dùng cục Hợi Mão Mùi, thuộc Kim thì dùng cục Tỵ Dậu Sửu, thuộc Hỏa thì dùng cục Dần Ngọ Tuất, thuộc Thủy thì dùng cục Thân Tí Thìn, đó là cục Vượng vậy. Hoặc dùng cục Ấn mà Sinh (như Hỏa long dùng cục Mộc, Mộc Long dùng cục Thủy, Thủy long dùng cục Kim ..v…v…) cũng được. Nhưng Long hùng mà đới Sát, nên dùng cục Tài (như Hỏa long thì dùng cục Kim …v…v…). Nếu trong hang núi đất âm u, trội lên mở ra cái lỗ trũng, gần huyệt chỉ có vòng tròn không mạch nhỏ, vòng tròn nếu rộng không phải là mạch, nên ở sau núi, chỗ thắt đáy lưng ong, xét mà bổ vào. Phàm chỗ Tỉnh, Thành, Quận, Huyện, phải hướng Ngọ thì hướng Bính Đinh. Hướng Ngọ tất Long Nhâm Tý; hướng Bính Đinh tất Long Hợi Cấn đều lấy cục Thân Tí Thìn, nhưng Mạch chính đã kết vào Nha Thự (nơi công sở các quan). Dân cư hoặc Đông, hoặc Tây, đều là trên Mạch chia ra từng chi mà tới ngang, chẳng biết thuộc Ngũ Hành nào, chỉ lấy bổ Tọa Sơn là chủ. Từ đây trở ra ngoài đều bổ Mạch, mà chỗ đất âm u càng khẩn yếu, vì táng là nhân một sợi dây sinh khí. Khí Long suy hay vượng, hoàn toàn xem Nguyệt lệnh (lấy chính lệnh đã chép để làm trong 12 tháng). Cho nên bổ Long tất ở tháng Tam Hợp, hoặc tháng Lâm Quan, thì tháng Mộ cũng là tháng Vượng, không phải là lệ suy, bệnh vậy. Vì cung Sửu có Tân Kim, cung Thìn có Quý Thủy, cung Mùi có Ất Mộc, cung Tuất có Đinh Hỏa, cố nhiên biết 4 cung; Mộ là Vượng chứ không phải là Suy, cho nên phải dùng cục Tam Hợp.

Phàm Bổ Long hoàn toàn ở Tứ Trụ Địa Chi, vì Thiên Can khí nhẹ, Địa Chi sức nặng. Cũng có khi lấy Thiên nguyên nhất Khí mà bổ, như Giáp Long dùng 4 Giáp; cũng có khi lấy Địa nguyên nhất Khí mà bổ, như Mão Long dùng loại 4 Mão, thì rất thần diệu, nhưng khí được nhiều, hơn 10 năm mới gặp một lần, mà lại hoặc Nguyệt gia, Nhật gia, Sơn hướng đều không hợp, thì có thể làm gượng được ru! Không bằng cục Tam Hợp hoạt động dễ lấy.

Cục Tam hợp chỉ cốt ở trong tháng Tam Hợp, tháng Sinh, tháng Vượng, tháng Mộ đều được. Nếu trong 3 tháng ấy có Hung thần chiếm phương, thì tháng Lâm quan cũng khá gọi là cục Tam Hợp kiêm Lâm quan Địa Chi nhất khí. Hoặc là Tứ Sinh, Tứ Vượng thì không nên, dùng chữ Tứ Mộ Tam Hợp bất tất tất hoàn toàn 2 chữ cũng được (như cục Thủy dùng Thân Tý hai chữ, hoặc Thân Thìn 2 chữ đều là Hội Cục). 12 Long tính Âm nên dùng Âm khóa, 12 Long tính Dương nên dùng Dương khóa. Dương Công có câu: “ cốt yếu Âm Dương không lẫn lộn ” là thế đó. Nhưng Long Ngũ hành đều có Dương, có Âm, mà cục Hợi Mão Mùi, Tỵ Dậu Sửu, đều là Âm cả; cục Thân Tí Thìn, Dần Ngọ Tuất, đều lại là Dương cả. Cho nên khóa cũ cũng không câu nệ lắm về thuyết Âm Dương.

Người xưa Tạo Táng tám chữ, phần nhiều lấy Địa Chi Bổ Long, lấy Thiên can bổ Chủ Mệnh, hoặc cùng với Mệnh Tỷ Kiên nhất khí, hoặc hợp Tài, hoặc hợp Quan, hoặc hợp Lộc Mã Quý nhân; lại hoặc Thiên Can hợp Mệnh, mà Lộc Mã Quý Nhân tới Sơn. Địa Chi lại bổ Long Mạch, thì là Thượng Thượng cục của Bát Tự vậy. Một bọn nhà sư đời Đường, Thác trưởng Lão đời Tống, đều lấy Tứ Trụ Nạp Âm để bổ Long, bản mộ nạp âm, cũng rất ứng ứng nghiệm, nhưng không bằng sức của Địa Chi.

Lại có thể bàn về Nạp Âm, thì phép ấy là không bàn Nạp Âm của Bản Long, mà ở Mộ thượng của Long khởi Nạp Âm để bàn Sinh Khắc, như năm Canh Dần làm Tuất Sơn, Tuất Long. Chính Ngũ hành thuộc Thổ Thủy Thổ mộ. Năm Thìn cung dùng Ngũ Hỗ độn đến Thìn là Canh Thìn, Kim âm Bát Tự nên lấy Kim âm, Thổ Âm thì cát, Hỏa âm thì khắc Long Mộ, là Hung. Đây vốn là Hồng Phạm chuyển vận, mà người bàn cùng với ý của một bọn nhà sư và Thác Trưởng Lão có khác, cũng nên tham khảo để xem thêm.

Phàm lấy cục Tam Hợp bổ Thủy Long; cục Mộc Tam hợp bổ Mộc Long là cục Vượng. Thượng cát là lấy Tam hợp cục Kim sinh Thủy Long, Tam hợp cục Thủy sinh Mộc Long là cục Tướng, lại là cục Ấn thụ. Cát thứ là: Thủy Long dùng Tam Hợp cục Thủy là cục Tài, nhưng Long Hùng đới có Sát, bất tất lại Bổ nữa, thì dùng Tam Hợp cục Tài, không bổ cũng không tiết lậu
--------------
  • Lời bàn: muốn bổ Long trước phải hiểu rõ về Long mới được. Nay sách chỉ ra phương hướng, nói rõ rằng dùng Chính ngũ hành để bổ long, vậy bạn đọc lưu ý.
--------------

Thanked by 3 Members:

#33 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 02/04/2015 - 22:35

2. KHÓA XƯA VỀ BỔ LONG
(Đều bàn cả về chính ngũ hành)

1) Bốn Long Hợi, Nhâm, Tý, Quý: đều thuộc Thủy thì:
  • Dùng bát tự tam hợp Thủy cục là cục vượng (thượng cát): Trường Sinh ở Thân, Vượng ở Tý, Mộ ở Thìn, là Tam hợp cục Vượng: Thượng Cát.
  • Lâm Quan ở Hợi Cát.
  • Dùng bát tự tam hợp Kim cục là cục ấn (cũng cát): Tị Dậu Sửu
  • Dùng bát tự tam hợp Hỏa cục là cục tài:Dần Ngọ Tuất là Cát hạng nhì.
  • Hung cục hành mộc: Hợi Mão Mùi vì nó tiết khí Long.
  • Sát cục hành thổ: Thìn Tuất Sửu Mùi vì nó khắc Long.
Nếu được các Can Nhâm, Quý, Canh, Tân càng tốt, nhưng khó mà lấy hết được.


2) Hợi Long làm Càn Sơn Tốn Hướng:
Tăng văn Sơn dùng năm Nhâm Dần, tháng, ngày, giờ cũng đều Nhâm Dần cả: về sau 8 con đều làm quan ở trong triều. Vốn mệnh người mất là Đinh Hợi, lấy Đinh cùng hợp với Nhâm, lấy Đinh Mệnh quan làm Hợp quan cách. Lại 4 điểm Nhâm Lộc tới Hợi Long Hợi Mệnh (xét Càn Hợi cùng cung, Quan lộc cũng tới Càn Sơn), thì 4 chi Dần cùng hợp với Hợi Long Hợi Mệnh, tốt lắm; 4 Nhâm Thủy lại Bổ Hợi Long: khóa Thượng Thượng Cát. Lại có kẻ dùng năm Quý Hợi, tháng Giáp Tý, ngày Nhâm Thân, giờ Ất Hợi. Sau phát đỗ to quý hiển. Đây là lấy cục Thân Tý Bổ Hợi Long, mà dùng 2 Hợi làm Lâm Quan

3) Hợi Long làm Nhâm Sơn, Bính Hướng:
Dương công lấy năm Tân Hợi, tháng Canh Tý, ngày Bính Thân, giờ Bính Thân. Đời sau làm đến Tể Tướng. Đấy là lấy cục Thủy Thân Tý Thuỷ bổ Hợi Long, cục Tam hợp kiêm Lâm Quan.

4) Nhâm Long làm Tý Sơn, Ngọ Hướng:
Dương Công dùng năm Quý Hợi, tháng Quý Hợi, ngày, giờ đều Quý Hợi. Đời sau nhiều người hiển Quý, vì Tứ Hợi là Nhâm Long Lộc địa, lại tứ Quý Lộc tới Tý Sơn, gọi là “Tụ Lộc” cách, lại gọi là Lâm Quan cách, lại là Thiên Địa Đồng Lưu cách: tốt lắm. Chủ mệnh không Mậu thì Quý, hoặc Tý mệnh, đều tốt.

Dương Công lại lấy năm Nhâm Thân, tháng Mậu Thân, ngày Nhâm Thân, giờ Mậu Thân, táng người chết tuổi Đinh Tỵ. Đời sau đại quý. Đấy lấy Nhâm long, 4 Trường Sinh ở Thân cả: lại hai Can không lẫn với Địa Chi nhất khí, mệnh Đinh cùng với Nhâm là Hợp Quan, Nhâm Quý Nhân cùng với Mậu Lộc tới Mệnh Tị, lại Tị cùng hợp với Thân. Những người sinh năm Dần đều chết non, vì tứ Thân xung vậy.

5) Tý Long làm Cấn Sơn, Khôn Hướng:
Tăng công lầy năm Quý Tị, tháng Đinh Tị, ngày Quý Dậu, giờ Quý Sửu, đời sau quý hiển. Đây là nhân Cấn sơn thuộc Thổ, hay khắc Thủy Tý long, cho nên không dùng cục Thân Tý Thìn, mà dùng Kim cục Tỵ Dậu Sửu, là lấy Thủy Tý long mà tiết Thổ khí của Cấn sơn. Lại 3 điểm Quý Lộc tới Tý Long, trọng Long chứ không trọng Sơn. Chủ mệnh không Mậu thì Quý, hoặc Mệnh Mậu Tí càng tốt.



6) Sáu Long Cấn, Khôn, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi đều thuộc Thổ:
  • Trường Sinh tại Thân; Vượng ở Tý, Mộ ở Thìn, Lâm quan ở Hợi (Thủy Thổ cùng cung), lấy Thân, Tý, Thìn làm cục Vượng, cũng là Thổ khắc Thủy, là cục Tài Thượng Cát.
  • Lấy cục Dần Ngọ Tuất, làm cục Ấn cũng cát.
  • Tị Dâu Sửu làm cục Kim tiết,
  • cục Hợi Mão Mùi là Sát, đều hung.
Mừng được hàng can Bính Đinh Mậu Kỷ, nhưng khó lấy được hết.


7) Cấn Long làm Nhâm Sơn, Bính Hướng:
Dương Công lấy năm Tân Hợi, tháng Canh Tý, ngày Bính Thân, giờ Bính Thân: Đại Quý.
Liễu Kim Tinh lấy năm Canh Thân, tháng Mậu Tý, ngày Canh Thân, giờ Canh Thìn, là cục Tam hợp.

8) Cấn Long làm Giáp Sơn Canh Hướng:
Dương Công lấy năm Bính Thìn, tháng Bính Thân, ngày giờ đều Bính Thân. Đời sau phát quý lâu dài. Đây không những cục Thân, Thìn, mà 4 Bính Hỏa sinh Cấn Thổ, lại cung Cấn nạp Bính chủ mệnh. Chẳng phải Bính sinh thì Tân sinh vậy. Hoặc mênh Tân Kỷ, thì 4 Bính Lộc tới Kỷ : càng tốt.

9) Cấn Long làm Quý Sơn, Đinh Hướng:
Dương Công lấy năm, tháng, ngày, giờ đều Bính Thân, 500 ngày đỗ cập đệ (Thám hoa trở lên). Có ghi chép lại rằng:
  • Cấn Sơn Đinh Hướng thủy chảy phương Mùi, trên phương Đinh có ngọn núi cao vút lên, tháng 7 Bính Thân, giờ Bính Thân, Trời đất hợp cơ huyền diệu ngày 13 lại là ngày Bính Thân, Qua (mặt trời) Thỏ (mặt trăng) chia Nam Bắc, 1 vòng 3 năm thì hoạnh tài về, quan văn quan võ mặc áo tía, đó là cách Tứ Trụ Can Chi nhất khí. Cấn Thổ sinh Thân, lại gọi là cách tứ Trường sinh. Lại 4 điểm Bính Hỏa Cấn Thổ, lại Cấn nạp Bính tứ Mộ hay lắm (đây là đất ở Bá Thượng, Trượng bồ Hạ, Bạch thạch Cương).

10) Năm Long Dần, Giáp Mão, Ất, Tốn: Tất cả đều thuộc Mộc,
  • Sinh ở Hợi, vượng ở Mão, Mộ ở Mùi. Lấy Hợi Mão Mùi làm cục Vượng Thượng Cát.
  • Lâm quan ở Dần,
  • lấy Thân Thìn làm cục Ấn cũng Cát.
  • Tị Dậu Sửu là cục Sát,
  • Dấn Ngọ Tuất là cục Tiết đều Hung.
Mừng được Can Nhâm Quý Giáp Ất, nhưng không thể lấy hết.

11) Mão Long làm Giáp Sơn Canh Hướng:
Dương Công lấy năm tháng đều Ất Mão, ngày Bính Dần, giờ Kỷ Mão. Đấy chỉ dùng 2 chữ Lâm Quan, Đế Vượng, gọi là cục Quan Vượng.

12) Mão Long làm Hợi Sơn Tỵ Hướng:
Quách Công lấy năm, tháng, ngày, giờ đều Tân Mão , táng người chết tuổi Tân Tị. Ghi rằng: Tân can Mão Chi xung Lộc cách, hợp Sơn lại Bổ Mạch, linh cửu mấy năm để trước sân, kén được năm tháng ấy mới an táng. Đời sau đỗ Trạng nguyên làm Tể Tướng, con cháu nhiều vô hạn, mặc áo gấm vinh quý. Sau quả nhiên đổ Trạng Nguyên, hơn 30 người ăn Lộc, nhưng không làm Tể Tướng, đó là ý bao trùm, còn người sinh năm Dậu đều chết non. Lấy 4 Tân giúp mệnh Tân, còn 4 Mão để bổ Mão Long, lại Tam Hợp Hợi sơn, lại xung động Dậu Lộc của Mệnh Tân, Mão long ở năm Tân độn Ngũ Hổ được Tân Mão Mộc, lại là Nạp Âm bổ Nạp Âm vậy.

13) Mão Long làm Ất Sơn Tân Hướng:
Tăng Công lấy năm Canh Dần, tháng Tân Hợi, ngày gờ đều Tân Mão, là cục Tam hợp kiêm Lâm Quan.
Lại Bố Y lấy năm Giáp Dần, tháng Đinh Mão, ngày Tân Mão, giờ Kỷ Hợi, cũng là cách Tam Hợp kiêm Quan.

14) Tốn long làm Ất Sơn Tân Hướng:
Chu Văn Công lấy năm Canh Dần, tháng Mậu Dần, ngày Quý Mão, giờ Giáp Dần, cục Lâm Quan, Đế Vượng.

15) Bốn Long Tị, Bính, Ngọ Đinh:
Đều thuộc Hỏa, Trường Sinh tại Dần, Vượng ở Ngọ, Mộ ở Tuất, Lâm quan ở Tị, lấy Dần Ngọ Tuất làm cục Vượng là Thượng Cát. Hợi Mão Mùi làm cục Ấn là Cát. Tị Dậu Sửu làm cục Tài là Thứ Cát. Thân Tý Thìn là cục Sát là Hung. Thìn Tuất Sửu Mùi làm cục Tiết là Hung. Mừng được sơn Giáp Ất Bính Đinh. Nhưng khó giữ lấy hết.

15) Bính Long làm Tỵ Sơn Hợi Hướng:
Dương Công lấy năm tháng đều Kỷ Tị, ngày Nhâm Ngọ, giờ Nhâm Dần, cục Tam Hợp kiêm Lâm Quan. Vì Bính Long thì Lộc ở Tị (năm tháng đều Tị), Nhâm Ngọ Quý Nhân tới Tị Sơn, Tam Hợp Bổ Long cũng Bổ Sơn vậy.

16) Bính Long làm Cấn Sơn Khôn Hướng:
Lại Công lấy năm Quý Tị, tháng Đinh Tị, ngày Canh Ngọ, giờ Mậu Dần cũng là cục Tam Hợp Lâm Quan.

Từ đây trở lên đều là cục Tam Hợp kiêm Lâm Quan, vì với người thì sự Tam Hợp với năm thì có thể giống nhau, nhưng với tháng, với Sơn Hướng thì không đồng nhau, nên dùng Lâm Quan niên nguyệt.



17) Năm Long: Thân, Canh, Dậu, Tân, Càn: Đều thuộc Kim,
  • Trường Sinh ở Tị, Vượng ở Dậu, Mộ ở Sửu, Lâm Quan ở Thân, lấy Tị Dậu Sửu làm Tam Hợp, là cục Vượng Thượng Cát;
  • lấy Thìn Tuất Sửu Mùi Thổ làm cục Ấn, nhưng hình xung nhau không Cát;
  • lấy Hợi Mão Mùi làm cục Tài là Thứ cát;
  • lấy Thân Tý Thìn làm cục Tiết là hung.
  • Dần Ngọ Tuất làm Sát cục càng Hung.
Mừng được hàng Can Canh Tân Mậu Kỷ, nhưng khó lấy được hết.

18) Dậu Long làm Dậu Sơn Mão Hướng:
Dương Công lấy năm Giáp Thân, tháng Quý Dậu, ngày Đinh Dậu, giờ Kỷ Dậu là cục Quan Vượng.
Lại Công lấy năm Tân Dậu, tháng Tân Sửu, ngày Tân Sửu, giờ Quý Tị, cục Tam Hợp, Tam Điểm là Tân Lộc tới Dậu Long, Dậu Sơn

19) Tân Long làm Càn Sơn Tốn Hướng:
Tăng Văn Sơn lấy năm Đinh Dậu, tháng Kỷ Dậu, ngày Giáp Thân, giờ Kỷ Tị, là cục Tam Hợp kiêm Lâm Quan.
Lại Công lấy năm Kỷ Dậu, tháng Quý Dậu, ngày Nhâm Thân, giờ Ất Tị là cục Tam Hợp kiêm Lâm Quan: cát. Tuy là cục Âm phủ Kim, chế đi thì không hại.

20) Tân Long làm Nhâm Sơn Bính Hướng:
Lại Công lấy năm Tân Dậu, tháng Tân Sửu, ngày Tân Dậu, giờ Quý Tị, cục Tam Hợp, lại là 3 Tân bổ Tân Long vậy.

Khóa đời xưa rất nhiều, khó mà chép đủ, hãy cử ra ít thế để làm mẫu: Hoặc cục Tam Hợp, hoặc trong Tam hợp chỉ dùng 2 chữ, hoặc Tam Hợp kiêm Lâm Quan, hoặc chỉ một Lâm quan Đế Vượng 2 chữ, hoặc Thiên Can nhất khí, hoặc Địa Chi nhất khí, tóm lại đều là Bổ Long cả; Lấy Bổ Long làm chủ, mà lại không xung khắc Tọa Sơn, không xung khắc Chủ Mệnh. Vả lại Tọa sơn có Cát thần, không Hung sát. Chủ mệnh hoặc Tỷ Kiên, hoặc Hợp Tài, hoặc Hợp Quan, hoặc hội họp Tứ Trụ Quý Nhân Lộc Mã; lại hoặc Tứ Trụ Quý Nhân Lộc Mã tới Sơn, tới Hướng thì là khóa Thuợng Thượng Cát.

Địa Chi nhất khí ấy, cùng Tứ Chi một dạng, hoặc 4 chữ Sinh Vượng của Bản Long, 4 chữ Lâm Quan, 4 chữ Đế Vượng đều khá, 4 chữ Mộ thì hung. Chữ Mộ không Tam Hợp kết cục không nên dùng.


* Lại có cách Nạp Âm để Bổ long, bọn nhà sư chăm chăm chuộng đó.
Như Thạc Trưởng làm táng mộ cho Hoàng thị ở Phong Thành Uyển Cương, vốn là Tuất Long làm Tân Sơn Ất Hướng, được Giáp Tuất Hỏa long vào Huyệt, nên Mộc Âm sinh đó, Hỏa âm giúp đỡ đó. Chính nên nhân Vượng tiết Lập hạ, cho nên dùng năm Canh Dần (Mộc Âm), tháng Nhâm Ngọ (Mộc Âm), ngày Mậu Ngọ (Hỏa Âm ), giờ Kỷ Mùi (Hỏa Âm) hạ táng. Lại nói: Bát tự lầy dùng về Tạo, Táng, thì Kim ở Nạp Âm, không nên sai một mảy may, thì phúc ứng như tiếng vang nhưng lấy phép trước mà xem thì cùng hợp nhau. Tuất Long thuộc Thổ, lại dùng Dần Ngọ Tuất Tam Hợp cục Hỏa. Nay Thác Trưởng Lão dùng Dần Ngọ cục Hỏa, để sinh Tuất Thổ, thì không những Nạp Âm thuộc Hỏa, có thể giúp Giáp Tuất hỏa long. Cho nên Bổ Long tất lấy cục Tam Hợp trước kia, hoặc cục nhất khí làm chủ, mà tham lấy thuyết Nạp Âm. Thác Trưởng Lão không bổ Tân Sơn mà bỗ Nạp Âm của Tuất Long, như thế cố nhiên biết người xưa trọng Long không trọng Sơn. Người đời nay không hỏi Long mà hỏi Sơn, há chẳng nhầm vậy ru!


* Lại có phép, gọi là chiếm đoạt khí tốt hai phương cũng Cát.
  • Như Mộc Long thì Tứ Trụ dùng 3 chữ Dần Mão Thìn, hoàn toàn gọi là chiếm đoạt khí tốt phương Đông (đây gọi là "Mộc cục nhất phương)
  • Hỏa Long thì dùng 3 chữ Tị Ngọ Mùi hoàn toàn gọi là chiếm đoạt khí tốt phương Nam (Hỏa cục nhất phương)
  • Kim Long thì dùng 3 chữ Thân Dậu Tuất, hoàn toàn gọi là chiếm đoạt khí tốt phương Tây (Kim cục nhất phương)
  • Thủy long thì dùng 3 chữ Hợi Tý Sửu, hoàn toàn gọi là chiếm đoạt khí tốt phương Bắc (Thủy cục nhất phương)
Đây cùng với cục Quan Vượng giống nhau. Nhưng 4 chữ còn thiếu 1 chữ thì lấy trong 3 chữ chọn chữ nào không lợi, phần nhiều dùng 1 chữ để thành ra Tứ Trụ. Trong 3 chữ không nên xem riêng 1 chữ, nếu xem riêng 1 chữ thì là loạn cách. Dương Công tu phương cho người ta dùng năm Nhâm Dần, tháng Giáp Thìn, ngày Giáp Thìn, giờ Đinh Mão, đấy tất là Long Dần Mão Giáp Ất, lại tọa Dần Mão Sơn là Dần Mão Thìn là cách hoàn toàn tú chiếm phương Đông.

Thanked by 2 Members:

#34 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 03/04/2015 - 08:18

3. BÀN VỀ PHÙ SƠN
Tọa Sơn không cần Bổ, chỉ nên Phù khởi (giúp đỡ để dấy lên, phụ giúp, hỗ trợ...), không nên Khắc đảo, Khắc đảo thời Hung. Thế nào gọi là phù khởi? Tọa Sơn có Cát tinh chiếu tới, không Đại Hung sát chiếm, và lại Bát Tự hợp nhau, không xung không khắc; tức là Phù vậy:
  • Như Tọa Sơn cùng khí với Long, thì Bổ Long tức là để Bổ Sơn, ví dụ như Nhâm Quý Long làm Tý Sơn Ngọ Hướng, đó là Long cùng với Sơn đều thuộc Thủy, dùng cục Thân Tý Thìn được.
  • Nếu Long với Sơn không cùng khí với nhau, thì chỉ lấy Bổ Long làm chủ mà Tọa Sơn thì có Cát tinh và không hung sát tức là tốt.
Tịch Mậu nói: phép “bổ thân” hay Sơn cũng lấy Thiên Can, Địa Chi, hoặc Tỉ trợ, hoặc tác hợp, đều nên Vượng Tướng có lực, rất kỵ Khắc, Hại, Xung, Phá, mà lại phần nhiều đón Cát tránh Hung. Nhưng tóm lại, không bằng lấy Song Sơn mà hội với Tam Hợp, như:
  • Hợi Mão Mùi Sơn nên dùng cục Mộc, thì Càn Giáp Đinh Sơn cũng nên dùng cục Mộc;
  • Dần Ngọ Tuất Sơn nên dùng cục Hỏa, thì Cấn Bính Tân Sơn cũng nên dùng cục Hỏa.
  • Tị Dậu Sửu Sơn nên dùng cục Kim, thì Tốn Canh Quý Sơn cũng nên dùng cục Kim.
  • Thân Tý Thìn Sơn nên dùng cục Thủy, thì Khôn nhâm Ất sơn cũng nên dùng cục Thủy.
Vì Nhâm với Tý cùng cung, Quý với Sửu cùng cung, Càn với Hợi cùng cung, Cấn với Dần cùng cung, 1 Can 1 Chi, đều cùng phối hợp nhau. Cho nên, Dương Công nói: 24 Sơn song song dậy, ít có thời sư thông nghĩa ấy (xét Dương công nói thế, là vì “Tiêu Sa, Nạp Thủy" mà nói, chứ không phải vì Tuyển Trạch mà nói, bèn dắt dẫn rời đôi để làm chứng, thì lại lấy làm lạ gì Đẩu Thủ đầy tràn tan tác của các Nhà ư!). Cho nên nói Song Sơn Ngũ Hành, lấy Song Sơn mà thành Ám Hợp.

--------------------
Giải thích:
  • Song sơn: tức là pháp "Song sơn ngũ hành"
  • Đoạn trên đọc hơi khó hiểu, theo VN hiểu là đối với "Tọa Sơn" chỉ cần phụ trợ chứ không cần bổ, chỉ bổ khi hành của Tọa sơn trùng với hành của "Lai Long". Khi tính toán thì có thể dùng song sơn ngũ hành mà tính, ví dụ như theo song sơn ngũ hành thì sơn Càn với sơn Hợi là một cặp, giả sử Tọa sơn là Càn cũng vẫn tính là thuộc về Mộc cục, vậy tuyển trạch năm tháng ngày giờ Hợi Mão Mùi tam cục mộc để phù trợ cho sơn...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


http://tuvilyso.org/...post__p__535119
--------------------

Cho nên Lại Công nói: Càn Giáp Đinh, Hợi Mão Mùi Tham Lang, lôi đi Khôn Nhâm Ất; Thân Tý Thìn, Văn Khúc thò đầu ra. Cấn Bính Tân , Dần Ngọ Tuất, ngôi ngôi là Liêm Trinh; Tốn Canh Quý, Tị Dậu Sửu, đều từ Vũ Khúc mà đến.

Sở dĩ bài ca Thiên Kim có câu: cốt yếu 2 thứ là Tọa Hướng gặp Tam Hợp, đều là chỉ Sơn mà nói (xét bài Ca Thiên Kim nói Tam Hợp ấy lấy Long Sơn mà chọn dùng Tam Hợp tháng, há phải Long Sơn Tam Hợp này đâu nhầm lắm!). Không thế thì 12 Chi mới có Sơn Tam Hợp, Tứ Duy, Bát Can theo đó được có Tam hợp ư! (xét 24 Sơn theo Song Sơn Tam Hợp, thì lý cũng hợp, nhưng 2 sơn Tốn Tân mà dùng cục Song sơn Tam hợp, thì là cục Quỷ Sát: Đại Hung. Đến như Cấn Bính Canh Quý Càn Giáp Đinh Khôn Nhâm Ất tất cả 10 sơn đều dùng cục Song Sơn Tam hợp, không phải Mão Tị hướng tức là cục Tài, đều Cát, là cũng không ngại, nhưng xét không phải ý Tạo Mệnh của Dương Công ).

Người xưa Bổ Sơn chuyên trọng Tam Hợp, thực là lấy sức của Tam Hợp lớn vậy. Đời sau Tạo Mệnh, có kẻ chuyên dùng Chính Ngũ Hành là không phải. (Xét Tịch Mậu có 1 cuốn sách bàn về Thể Dụng của Tuyển trạch cùng là biện bạch về Cát, Hung, Thần sát, với lại bài bác cái nhầm của phép Đấu Thủ của các Nhà, đều phù hợp với ý bí mật của Dương Công, chỉ duy bàn về một điều Bổ Sơn, dẫn dắt Song Sơn Tam Hợp lại chê trách việc dùng Chính Ngũ Hành là không phải, thế là mất hết chủ kiến bản lai).

Nay Chính Ngũ Hành dùng để bàn về Long không nên dùng để bàn về Sơn. Song sơn Tam Hợp dùng để bàn về Sơn, không nên dùng để bàn về Long, đó là lời bàn không thể thay đổi được (xét Dương Công Bổ Long, Bổ Sơn đều dùng Chính Ngũ Hành mà không Song sơn Tam hợp. Nhưng Tạo mệnh lấy Bổ Long làm trọng, mà Tọa sơn thì chỉ lấy không Hung sát chiêm phạm, và không xung sát nhau. Đến như Sơn với Long cùng khí, thì Bổ Sơn, Bổ Long đều 1 thể, chứ không hai trí. Xét cách của khóa xưa, thì rõ lắm, không đợi phải biện bạch).

Bổ sơn dùng Tam Hợp hoàn toàn xem Nguyệt lệnh làm chủ, tháng Sinh, tháng Vượng cố nhiên là được lệnh, tức như tháng Mộ cũng là xem như Vượng, vì Sinh, Vượng, Mộ tóm thuộc một nhà Tam Tự cũng bất tất hạn định hoàn toàn, có nhị Tự cũng là cục khá hoàn toàn. Trong Tứ Trụ hợp thành Tam Tự, bên trong có thể thu xếp dùng 1 chữ, như cục Thân Tý Thìn, hoặc 2 Thân 1 Tý, hoặc 2 Thìn 1 Tý. Trong 3 chữ Thân Tý Thìn thì 2 chữ Thân Thìn thiếu 1 chữ không hại gì nhưng chữ Tý hẳn không thể thiếu được.

Vì Tam hợp lấy Vượng làm bản vị, chính vị không thể thiếu được (xét lý thì cũng phải, nhưng xét cục Tam hợp ở các Khóa đời xưa cũng không lấy hết, chỉ tháng Vượng gọi là cục Đế Vượng), các cục khác cũng dùng như thế mà suy ra; cho nên nói:
  • “ Thân Khỉ dù gặp sừng Rồng, không hóa Thủy cũng không thành,
  • miệng Hổ dù gặp Tuất hỏa không Ngọ hội, Hỏa cũng không thành,
  • đầu Rắn nếu thấy Sửu trâu, không Dậu hội, Kim cũng không thành,
  • Hợi lợn (heo) nếu gặp Mùi Dê, không Mão hội, Mộc cũng không thành”
là nói thế đó.
--------------------
Giải thích:
  • (Cái này theo NCd thì Ncd mình đã có đăng trên diễn đàn rồi, là ngoài Tam Hợp Cục còn có Bán Tam Hợp, chỉ có từ Vị ở giửa hợp riêng với 2 bên trái phải mà thôi, nếu chỉ có đầu cuối của Tam Hợp thì vẫn không thành cục - tức lời người dịch, không phải lời của VN).
  • Nghĩa là muốn phù bổ cho Tọa Sơn thì phải đợi tới tháng Vượng của tam hợp của Sơn. Ví dụ sơn hành Mộc thì tháng Mão là vượng, sơn hành Hỏa thì tháng Ngọ là vượng, sơn hành Kim thì tháng Dậu là vượng... Thiếu chữ vượng trong trụ tháng thì coi như là không đạt. Nếu không lấy tháng Vượng ắt phải lấy tháng Sinh của tam hợp ngũ hành của Tọa Sơn, còn nếu không được nữa thì phải chọn tháng Mộ trong tam hợp ngũ hành của Tọa sơn - như thế coi là "đắc lệnh". Vả lại trong tổ hợp năm tháng ngày giờ, bắt buộc phải có chữ Vượng, nếu không có thì không coi là được bộ tam hợp để phù trợ Tọa Sơn.
--------------------
Thế nào gọi là khắc đảo?
  • Thái Tuế xung Sơn thì đảo ngược, năm Tam Sát Âm Phủ khắc là Phục binh, là đại họa. Chiêm sơn thì đảo (chế sát thì khắc sơn) đó là Hung thần khẩn yếu vế Khai Sơn: chớ tạo, chớ táng là nên.
  • Niên gia Thiên Địa Quan phù đến Sơn, đợi tháng phi ra quẻ khác, lấy Cát tinh chiếu tới, hoặc Thái Dương, hoặc Tử Bạch, hoặc Tam Kỳ, Chư đức, trong số ấy được một hai Cát tinh chiếu tới, lại có thể được phúc. Vì Thiên Quan phù, là vị Lâm quan, lại có tên là Tuế đức phương. Địa quan Phù là vị chữ Định, lại có tên là Hiên tinh, lại có tên là Tuế đức hợp, đều khá cát khá hung, không phải là Đại hung sát, nhưng cốt yếu cát tinh đến, kỵ Hoàn cung, kỵ bản nguyệt, kỵ vượng nguyệt, hướng cô cũng thế. Còn các thần sát khác, để đấy không bàn.
  • Phàm Thái Tuế cô sơn, chồng chất Mậu Kỷ, Âm Phủ niên khắc, là Đả Đầu Hỏa: đại hung; chồng chất Kim Thần là Thứ Hung. Nếu không chồng chất vài hung nầy, mà lấy 8 chữ hùa vào, hoặc Tam Hợp hợp vào, lại Tam Kỳ của bát Tiết cùng tới là Thượng Cát, phát phúc rất bền lâu.
--------------------
Giải thích:
  • Đoạn này rất trọng yếu đối với người sơ cơ, vì thấy quá nhiều thần sát các loại nên dễ bị loạn. Người đọc phải biết phân biệt thần sát cái nào nặng, cái nào nhẹ. Cái nào có thể chế hóa, cái nào không thể chế hóa. Ví như Tam sát rất hung, Thái tuế chỉ hung khi nó đi với sao Hung. Thiên địa quan phù tuy hung, nhưng có Cát tinh cùng chiếu lại thành sao phát Quan lộc ...vv...và..vv
--------------------
Phàm Nhật, Nguyệt, Kim, Thủ,y Tử, Bạch, Kỳ, Đức được 1,2 cái tới Sơn là Đại Cát. Phàm Bát Tự tứ trụ có Lộc, Mã, Quý Nhân mà tới Sơn, tới Hướng là Đại Cát Như Dần Sơn, phần nhiều dùng chữ Giáp, Giáp Sơn phần nhiều dùng chữ Dần, gọi tên là Đôi Lộc cách. Cách khác cũng cùng thế mà suy ra. (Phàm dùng Lộc Mã Quý nhân, kỵ rơi vào chỗ Tuần không).

Phàm Chân Lộc Mã Quý Nhân của Chủ Mệnh, lấy Thái Tuế vào cung giửa, độn đến Sơn Hướng là rất Cát.
Phàm tuế Quý, Tuế Lộc, Tuế Mã, lấy Nguyệt kiến vào cung giửa, độn đến Sơn Hướng là thứ cát. (Phàm độn Tuế, Mệnh Lộc và Quý nhân ở trong 1, 2 tuần mà tới thì phúc lộc lực tối đại; trong 3,4 tuần mà tới ấy là Thứ cát; nếu trong 5,6 tuần mà tới ấy là không lực vậy).

Xét ngày giờ mà lấy Tuế Mệnh Lộc Mã Quý nhân cũng lấy ngày giờ sở dụng vào cung giữa mà độn lấy.
Phàm Bát tự nên phù Sơn, hợp Sơn, hoặc cùng với Sơn hùa vào giúp nhất khí; hoặc Ấn thụ sinh Sơn, hoặc Lộc, Quý tới Sơn đều cát. Rất kỵ Địa Chi cùng xung nhau, thứ nhì kỵ Thiên Can khắc Sơn. Duy Thìn Tuất Sửu Mùi Sơn không kỵ xung lắm, nhưng Tuế xung cũng Hung. Trong Nhật Nguyệt thì chỉ một chữ xung cũng được, xung nhiều cũng phá mà hung.

Phàm trong Tứ trụ có Nạp Âm khắc Sơn, như Niên khắc, Nguyệt khắc, kỵ Tu Tạo không thể chế được, nếu Táng thì lấy Nhật, Nguyệt Nạp Âm mà chế, nếu chế thì nên lệnh khắc, hưu tù là ổn.

Phàm nhà ở nguyên có nóc, mà Tu Sơn gồm bàn cả phương, kỵ Đại Tướng Quân, Đại Nguyệt Kiến(tháng đủ), Tiểu Nhi Sát với lại Kim Thần Thất Sát, vài sao ấy chỉ có Kim Thần có thể chế được, mà về tháng mùa thu thì khó chế. Đại Tướng Quân phi ra quẻ khác không hại, về cùng thì Hung, Cát nhiều thì không hại. Đây là kỵ tu Sơn, tu Phương, không kỵ an táng.

Niên gia Đả Đầu Hỏa, với lại nguyệt gia Phi cung Đả Đầu Hỏa, Bính Đinh hỏa, Cô sơn, Cô hướng, kỵ tu tạo, không kỵ táng.

Nguyệt gia Thiên Địa Quan phù .Cô Sơn Hướng trung cung được Nguyệt gia Tử Bạch cùng tới, lại có khí: không kỵ ở nơi thành thị, Long xa khó lường được, nên bổ Tọa sơn cùng phép bổ Long. Nhà ở tọa sơn thì hệ trọng cùng với mô tả không đồng nhau

Thanked by 3 Members:

#35 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 03/04/2015 - 08:25

4. BÀN VỀ LẬP HƯỚNG
Hướng không cần bổ, chỉ cần có Cát tinh mà không Hung sát là được. Thế nào gọi là hung sát? Là Thái Tuế, là Mậu Kỷ sát, là Địa Chi Tam Sát, là Phù Thiên Không Vong, đó là việc Tạo, Táng đều kỵ. Trong số đó thì Thái Tuế Mậu Kỷ rất hung, là vì Thái tuế nên ngồi chứ không nên hướng, mà Mậu Kỷ ở Hướng mạnh hơn ở Sơn.

Tam Sát có thể chế được, cũng nên châm chước ở tháng Hưu Tù, lấy Tam Hợp mà khắc, Cát tinh mà chiếu vào, nhưng táng thì được, tạo thì nguy hiểm, vì táng là tạm thời, mà tạo là lâu dài. Phù Thiên Không Vong hơi nhẹ, chủ về thoái tài. Phục Binh Đại họa, chiếm hướng thứ cát, nhưng tu tạo cùng kỵ, táng thì không kỵ.

Tuần sơn La Hầu chiếm Hướng, có Cát tinh đến thì Cát (Thông Thư lấy Nhất Bạch Thủy chế, ấy là nhầm ra là Tứ dư Tinh La Hầu thuộc Hỏa: sẽ tường ở thiên La Hầu đoạn dưới).

Người xưa cũng bổ Hướng, là câu Bổ Long phù Sơn, không thế thì là cục Tài của Tọa Sơn. Như Cấn long làm Bính Đinh Hướng, hoặc dùng tứ Bính, hoặc dùng cục Dần Ngọ Tuất, là sinh Cấn thổ vậy. Lại như Tý Son Ngọ Hướng, dùng cục Dần Ngọ Tuất, Tý Sơn khắc Hỏa là cục Tài, song chỉ dùng 2 chữ Dần Tuất thôi, rất kỵ dùng chữ Ngọ, vì xung sơn. Trường hợp khác cũng phỏng đây mà suy ra.

Thanked by 2 Members:

#36 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 03/04/2015 - 08:39

5. BÀN VỀ TƯƠNG CHỦ
  • Tương chủ là thế nào? Là lấy Tứ Trụ Bát Tự để giúp Mệnh chủ nhân.
Nói về "Mệnh của chủ nhân": Từ xưa tới nay đều bàn về năm sinh, không bàn ngày sinh. Có kẻ bàn ngày sinh không phải phép đời xưa (Liêu nguyên Tố nói: Trong năm Bính Thìn đời Khang Hy, Lý thị ở Quảng Châu dùng ngày sinh chủ nhân để chọn ngày làm giá thú, lầm người ta nhiều lắm. Về sau chính mắt thấy con cháu 3 đời bị cố tật, đó là trời báo. Đến năm Đinh Sửu, Trần Thị ở Tân An cũng dẫn sách Suy mệnh dùng ngày sinh Chủ để kén chọn, may ở Giang Nam có người biết, hết sức bài bác cho nên chưa làm. Đó là những kẻ Tục thuật muốn khoe lạ làm mê hoặc người, muốn rõ ý của Tiên hiền, để hại cho đời .
  • Vì làm nhà lấy Mệnh (tuổi) người Trạch trưởng (chủ nhà), Mệnh 1 người làm chủ.
  • Táng thì lấy Mệnh (tuổi) người chết làm chủ, còn người Chủ tế thì chỉ kỵ xung áp thôi, còn điều khác không câu nệ.
Mà Mệnh thì đều chú trọng Thiên Can của năm sinh gồm bàn cả Địa Chi:
  • hoặc hợp Quan,
  • hoặc hợp Tài,
  • hoặc Tỷ Kiên,
  • hoặc Ấn thụ,
  • hoặc tứ Trường Sinh,
  • hoặc lấy Lộc, Mã, Quý Nhân,
Các cách ấy, không xung Mệnh, khắc Mệnh mà lại Bổ Long. Tạo, Táng sao lại không thế? Bát tự chọn thành cách cục, luật định, Hung sát hết sạch, lại được Minh tinh, Cát diệu, trước sau giáp chiếu, Quý Nhân Lộc Mã cùng giúp đỡ hợp vào, khóa này đó là hoàn toàn vì ta mà đặt ra. Cho nên mệnh của khóa táng, là dựng lại mệnh người chết.

Tóm lại phép Tạo Mệnh:
  • lấy Bổ Long làm bồi bổ gốc rễ,
  • lấy Bổ Sơn làm tụ vượng khí,
  • lấy Tướng Chủ làm giúp đở quan hệ thiết yếu,
tất nên được cả 3 điều này đều có tình, ấy là khóa hay tốt. Nếu không có tình, dù được đại cách cục giàu sang, cũng là đặt hư thôi, há phải vì ta đâu, như có dùng gồm cả Ngũ Hành, mà không được chính đáng, đều là Tạo Mệnh giả dối cả.

Hoặc có kẻ hỏi:
  • Long, Sơn và Chủ Mệnh, ba cái đó đều khẩn yếu cả, ví dù lấy cách đại cách phú quý, ba cái không thể đều hợp, nên lấy cách nào làm trước?
Đáp: Tất tất câu nệ định chỗ nào, chỉ cốt trong ba điều đó được hợp một chỗ, cũng là khóa tốt, nhưng cốt yếu là hai chỗ kia không phạm hình, xung, khắc, phá, dương nhận. Ngu nầy nhận kỹ thì Chủ Mệnh rất là thiết yếu, vì Long cùng với Sơn là một. Người nào cũng có thể táng được cả, nhưng đến Mệnh thì chỉ Mệnh của mình thôi . Bốn khóa cùng tin, há không rõ ràng cùng quan thiết sao !)

Xưa Dương Công vì Du Thị Lang làm nhà ở. Sinh mệnh vốn tuổi Ất Hợi, dùng năm Canh Dần, tháng Canh Thìn, ngày Canh Dần, giờ Canh Thìn. Lấy Ất hợp với Canh là cách hợp Quan, Ất Lộc tới Mẹo, Dần Thìn cùng chầu vào là cách Củng Lộc. Tứ Trụ lại có tên là Thiên Can nhất khí hai Địa Chi không lẫn lộn, cách Thượng Cát. Khóa có nói: Tuổi 76, từ năm Ất Hợi đến Canh Dần, chính là 76 tuổi. Đây là bàn về năm sinh, là chứng cớ không bàn ngày sinh.

Xét Quốc triều phép lệ hiện thi hành, tòa Khâm Thiên giám tâu xin lấy Long mà tạo, vốn sinh năm Giáp Ngọ, nếu năm ấy gặp Giáp Ngọ, là năm Bản Mệnh đó; nếu gặp năm Canh Tý thì xung Bản mệnh. Chốn kinh sự cấm chỉ xây dựng đại tu, đó là bàn vế năm sinh.

Lại người sinh năm Mậu Ngọ mà xây mộ năm Bính Tý, thì phải trái không dùng, đều xung năm sinh. Cho nên biết rằng năm sinh là trọng (trên là Thiên khắc Địa xung, đây là Nạp Âm khắc ).

Dùng cách hợp Lộc hợp Tài như Tăng công làm cho chủ dựng tuổi Nhâm Ngọ. Dương Công làm cho mệnh người chết tuổi Nhâm Ngọ, đều lấy 4 Đinh Mùi, vì Đinh cùng với Nhâm hợp, là cách hợp Tài, lại Ngọ cùng với Mùi hợp, là cách Thiên Địa hợp; Bốn điểm Đinh Lộc đến Ngọ là cách Mệnh tụ Lộc. Cho nên Khóa nói: “Can Chi hợp Mệnh là rất Kỳ” là cách Thượng Thượng.Người đời nay lấy Can Chi hợp Mệnh là Hối khí sát, sao mà lầm thế!

Dương Công làm cho tuổi Ất Tị chủ mệnh, làm nhà Cấn Sơn Khôn Hướng, lấy năm Đinh Sửu, tháng Canh Tuất, ngày Canh Thân, giờ Canh Thìn, là lấy Ất cùng với Canh hợp là cách hợp Quan; lại Canh Lộc ở hướng Thân Khôn, Dịch mã tới Dần Cấn sơn. Cho nên ghi rằng: “ Tam Hợp Mã tới Sơn. Tam Lộc tới trên Hướng, lại Tam Canh, gọi là cách Tam Thai”.

Cách Tam Ấn thụ nên Chính ấn, kỵ Kiêu ấn:
  • Như mệnh Giáp nên tứ Quý, mệnh Ất nên tứ Nhâm, Kiêu ấn tuy cũng có thể sinh ta, nhưng thấy Kiêu thì kỵ, độ 1, 2 điểm thì không kỵ. Nếu Thương quan,Thực thần, Tiết khí thấy nhiều thì kỵ
Cách Tỷ Kiên: Như người chết tuổi Kỷ Tị, Dương công lấy 4 Kỷ Tị, là cách Tỷ Kiên. Người đời nay kỵ ngày Bản mệnh (là sai lầm). Cái gì cùng với Tỷ Kiên là Thượng Cát, như tuổi Kỷ thấy 3 Kỷ, 4 Kỷ đây. Kiếp Tài thì hung cho Kỷ mệnh (tuổi Kỷ), là thấy nhiều chữ Mậu đó.

Cách Tứ Trường Sinh: như người tuổi Thân, dùng 4 chữ Thân: người tuổi Dần dùng 4 chữ Dần là đúng cách.

Quan không cùng Hợp không nên thấy nhiều, 1,2 điểm là được; Hợp Quan thì 4 điểm càng tốt.
Thất Sát rất hay khắc Mệnh, kỵ dùng; hoặc năm tháng lợi hàng Can mà can hệ Thất Sát cũng được, cốt được trong Tứ trụ Thiên Can Thực Thần chế đi là tốt, nếu tới 2 điểm là Hung, huống là nhiều điểm . Xưa có người tuổi Ất Mẹo làm nhà, dùng năm Tân Sửu tháng Tân Mẹo, sau đại bất lợi, vì Ất lấy Tân làm Thất Sát, nếu dùng chữ Canh thì hợp Quan: Đại Cát.

Hợp Quan là cách Quý, hợp Tài là cách Phúc, chẳng hợp thì vô tình. Tài Quan mà vô tình, chỉ nên 1, 2 điểm là được. Quý Nhân Lộc Mã nên Tứ trụ hoạt động mà lấy. Như người mệnh Giáp thấy chồng chất chữ Dần, là hiện tài lộc ở tự nhà; người mệnh Dần thấy chồng chất chữ Giáp, là tài lộc từ ngoài tới, đều là cách Tụ Lộc: Tốt. Quý nhân với Mã cũng thế.

(Xét dùng 4 Trường Sinh chủ về Dương Can, nhưng Âm Can thì Tiết khí (do đó trong tuyển trạch đối với các can Âm kỵ không dùng cách trường sinh), không bằng 4 Lâm quan là tốt).

Hợp Lộc cùng với Mệnh Quý nhân rất cát, Mã là Thứ Cát, là bệnh địa đó. Mã cũng có khi không nên dùng, như Dần lấy Thân làm Mã, Tứ Trụ như dùng chữ Thân, thì xung Dần mệnh: hung (Mã dùng chữ Tỵ Hợi cũng thế). Tra người xưa khoa Tạo Táng có nói: Lộc Mã Quý Nhân đều trong Tứ Trụ hiễn nhiên có thể.

Thanked by 2 Members:

#37 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 03/04/2015 - 10:19

6. CÁCH CỤC TẠO MỆNH
Phép Tạo Mệnh của bậc Tiên Hiền đều lấy:
  • Bổ Long,
  • Phù Sơn,
  • Tương trợ Chủ Mệnh để dùng.
Cho nên, Tứ Trụ Bát Tự có thành cách, thành cục. Hoặc những cách Thiên Địa đồng lưu, hoặc Thiên Can nhất khí, hoặc Địa Chi nhất khí, hoặc Chính vị Thiên Ấn.
-----------
Giải thích:
  • Sách nhắc đi nhắc lại nhiều lần về vấn đề Bổ long, Phù sơn, Tương chủ vì ba điều này không thể thiếu một. Mà cách cục thì quá nhiều để có thể minh họa từng trường hợp một, thành ra người đọc phải tự suy ngẫm cho cẩn thận.
-----------
Như Giáp Sơn, Tứ Trụ dùng Tứ Nhâm, Tứ Hợi đó (xét Hợi là Trường Sinh của Giáp, dù Thiên Ấn (là Ấn đã lệch) cũng không kỵ, cùng Tý NGọ Mẹo Dậu không đồng nhau, nếu là Dần Thân Tị Hợi cùng xung thì suy). Những cách khác cùng suy là Chính Ấn Cát, được 3-4 điểm đều khá. Nếu là Thiên Ấn thì 1-2 đểm cũng khá. Nhiều Kỷ thì hung. Như người xưa làm cho Chủ Mệnh tuổi Kỷ Mùi, dùng bốn Đinh Mùi đó đã nói rõ ở trên, đồng với cách Thiên Địa đồng lưu). Nhưng Chính Ấn dù Cát, cũng nên hợp Long, Sơn mà dùng mới là Cát.

1/. (Luận về Chủ Mệnh) QUAN TINH CÁCH:
Quan có Chính Quan, Thiên Quan. Chính Quan là Quý Nhân thành được thân mình, Thiên Quan là hung thần giết hại thân mình cho nên gọi là Thất Sát (tính từ Can mệnh của thân chủ đếm tới can thứ 7 thì bị xung khắc, nên gọi là Thất sát: ví dụ người tuổi Ất đếm tới can Tân là 7 bước). Như Mệnh Giáp thấy Tân, Mệnh Ất thấy Canh...vv...làm Chính Quan. Nhưng Quan nên hợp bốn ngôi càng Cát, không hợp thì không nên, phần nhiều phản chủ thấy khắc (xét người ta có kẻ dùng đấy, nhưng không bằng hợp là hữu hình).
-------------
Giải thích:
  • nếu dùng chữ Quan thì phải dùng Chính quan chứ đừng dùng Thiên quan. Dùng Chính quan được tứ trụ năm tháng ngày giờ đủ bộ 4 chữ thì đắc cách "Thiên địa đồng lưu" - nhưng rất khó chọn được, thường 10 năm mới được một lần.
-------------
Đến như Thiên Quan quyết không thể thấy nhiều, chỉ 1 vị, 2 vị khá vậy, còn nên dùng Ấn hoá (Sát, Ấn cùng Sinh nhau), hoặc dùng bốn thân chế là diệu. Nhưng trong Tứ Trụ cốt yếu hợp Phù, Bổ Long Sơn mới là được phép:
  • Tăng Công cùng người ta hạ Thân Sơn Dần Hướng, táng người chết Mệnh Đinh Tị. Dùng niên nguyệt nhật thời đều Nhâm Tý cả. Đinh lấy Nhâm làm hợp Chính Quan, lại Nhâm Quan Vượng ở Tý, Trường Sinh ở Thân; lại Tị cùng với Thân là Lục Hợp; Thân Tý Thìn thì Mã ở Dần. Năm Tị Ngọ phát quý hiển, niên mệnh Ất Tị cát
  • Xưa Vương thị táng mộ tổ, người chết tuổi Ất, hợp dùng năm Canh Ngọ, tháng Canh Thìn, ngày Canh Tý, giờ Canh Thìn. Ấy là Quan tinh tác hợp. Đời sau làm Tể Tướng.
  • Tăng Công làm cho người tuổi Nhâm Ngọ dựng nhà Tị Sơn Hợi Hướng, dùng bốn Kỷ Tị. Đó là Quan Đinh tuy không tác hợp, nhưng bốn Kỷ là Quý Lộc tụ Bản mệnh Ngọ, đó là Quan tinh đới Lộc chầu vào Mệnh; mà Nhâm Mệnh Quý Nhân ở bốn Tị (chi của niên nguyệt nhật thời); lại thêm bốn Tị Bổ cho Tị Sơn; hội Mã đến Hợi Hướng, đắc cả Phù Sơn lẫn Tướng Chủ, lý thần diệu không cùng vậy. Đời sau quả nhiên đỗ Trạng Nguyên.

2/. (Luận về Chủ Mệnh) TÀI THẦN CÁCH:
Tài có Chính Tài, có Thiên Tài. Tài vốn là nguồn nuôi Mệnh, nhưng cũng mừng được hợp là hữu tình. Như:
  • Mệnh Giáp dùng Tứ Kỷ, Tứ Sửu, Tứ Mùi; Ất Mệnh dùng Tứ Mậu, Tứ Thìn, Tứ Tuất....là Chính Tài
  • Ất Mệnh dùng Tứ Kỷ, Tứ Sửu, Tứ Mùi; Giáp Mệnh dùng Tứ Mậu, Tứ Thìn, Tứ Tuất...là Thiên Tài.
Chính Tài là thượng, Thiên Tài là thứ, nhưng tất cả đều là Cát. Tứ Trụ cũng phải cốt yếu Phù Bổ Long Sơn mới là tận thiện:
  • Như Tăng Công làm cho chủ làm nhà tuổi Nhâm Ngọ, làm nhà Tị Sơn Hợi Hướng, dùng Tứ Đinh Mùi. Ông ghi rằng: "Thiên Can đều cùng với Đinh, Địa Chi với Mùi là Thiên Địa đồng lưu nhất khí. Can Chi hợp Mệnh càng là kỳ lạ soi lấy gia bảo đời đời sang". Xét khoá này, tuổi Nhâm lấy Tứ Đinh là Chính Tài cách, Tứ Đinh đều Lộc tại Bản Mệnh Ngọ, Tứ Mùi lấy Nhâm Mệnh làm Chính Tài, Ngọ Mùi là Lục Hợp, Nạp Âm Đinh Mùi Thuỷ sinh cho Nhâm Ngọ Mộc, thật là khoá Thượng Thượng vậy.
  • Kiên Tân Long làm cho Cố học sĩ chôn mộ tổ, Tốn Sơn Càn Hướng, người chết tuổi Bính Ngọ, dùng Tân Mẹo niên, Kỷ Hợi nguyệt, Tân Mùi nhật, Tân Mẹo thời, nửa Kỷ (6 năm ) sau đỗ Trạng Nguyên.
  • Chúc Cát Sự làm cho Chu Thị lang ở Tín Châu, Thượng Nhiêu, táng cha Khôn Sơn Cấn Hướng, người chết tuổi Tân Tị. dùng năm Ất Mẹo, tháng Ất Dậu, ngày Ất Dậu, giờ Ất Dậu. 6 năm sau, áo đó áo tía đầy nhà, giàu sang không ai sánh. Vì Tân lấy Ất làm Thiên Tài, mệnh Tân thì Lộc ở Dậu, 3 Dậu lại cùng Mệnh Tị phối hợp Tứ Ất Quý Nhân đến Khôn Sơn, lại cung Thân nạp khí, cố nhiên thần diệu.
  • Quách Công làm cho Hạng thị táng người chết tuổi Mậu Thìn, Dần Sơn Thân Hướng, dùng năm tháng ngày đều Nhâm Tý, giờ Canh Tý, cũng là cách Thiên Tài.

3/. (Long Mệnh như nhau) ĐÔI CÁCH:
Đôi nghĩa là Tụ, có:
  • Tụ Lộc,
  • Tụ Quý,
  • Tụ Mã,
  • Tụ Bảo,
  • Tụ Sát,
  • Tụ Phúc và
  • Tụ Đạo (trộm cắp)..vv..
Có (1) Long (2) Sơn (3) Mệnh tụ ở Tứ Khoá, có Tứ Khoá tụ ở Long Sơn Mệnh, đều gọi là Tụ cả, nhưng ba chỗ Long Sơn Mệnh đều cốt yếu hợp tình mới là toàn mỹ.
  • Tụ Lộc như Nhâm Sơn Long Mệnh, khoá dùng Tứ Hợi; hoặc Hợi Long Sơn Mệnh khoá dùng Tứ Nhâm...
  • Tụ Quý như Bính, Đinh Long Sơn Mệnh, khoá dùng Tứ Hợi hay Tứ Dậu. Hoặc Hơi, Dậu Long Sơn Mệnh, khoá dùng Tứ Bính, Tứ Đinh...
  • Tụ Mã như Tị, Dậu, Sửu Long Sơn Mệnh, khoá dùng Tứ Hợi; hay Hợi Long Sơn Mệnh, khoá dùng Tứ Dậu, Tứ Sửu (không dùng Tị vì Tị Hơi sẽ là khoá xung với Long Sơn Mệnh)...
  • Tụ Bảo (tức Trường sinh), như Giáp Long Sơn Mệnh, khoá dùng Thân...(Âm Can không nên dùng Tứ Sinh - vì bị thoát khí)
  • Tụ Phúc như Canh Mệnh dùng Tứ Nhâm, Tân Mệnh dùng Tứ Quý... (đây chính là cách lấy Thực Thần của Can Mệnh trong Tứ Trụ, vì Thực Thần cũng chính là Phúc Thần vậy. Cho nên chưa khỏi việc Tiết Khí, chỉ dùng cho Mệnh, Long Sơn không nên dùng).
  • Tụ Tài như Sửu, Mùi, Khôn, Cấn Long dùng Tứ Hợi, Tứ Tý... đều Thượng Cát.
  • Tụ Sát như Ngọ Long, Ngọ Sơn, khoá dùng Tứ Quý...
  • Tụ Đạo như Canh Long Sơn Mệnh, khoá dùng Tứ Quý...
Hai cách Tụ Sát, Tụ Đạo đều Hung hại, không nên dùng. Những loại khác phỏng theo các ví dụ trên đây mà khá suy.
  • Dương Công làm cho tuổi Bính Ngọ, dựng nhà Dậu Sơn Mẹo Hướng, dùng năm Tân Tị, tháng Tân Sửu, ngày Tân Mùi, giờ Tân Mẹo. Lấy Tứ Tân Can Tụ Lộc ở Dậu Sơn, Tụ Quý ở Ngọ Mệnh. Tị Sửu hoá Kim cục Bổ Dậu Sơn, Mẹo Mùi hoá Mộc cục sinh vượng cho Hướng Mẹo.
  • Dương Công làm cho Hứa Thị táng ở nơi Canh Sơn Giáp Hướng, dùng năm Kỷ Mùi, Tháng Tân Mùi, ngày Kỷ Mùi, giờ Tân Mùi. Đó là Canh Sơn Tụ Quý ở Tứ Mùi. Mặt khác, đây cũng là cách Ám Hợp Lộc, Ám Hợp Quý.
  • Dương Công làm cho Văn Thê táng, Cấn Long dùng Tứ Bính Thân. Đó là cách Trọng Long Tụ Bảo, vì Thuỷ Thổ Trường Sinh tại Thân.

4/. (Long Mệnh như nhau) CỦNG CÁCH
  • Củng là giáp, lấy 2 Chi mà giáp 1 Chi.
Hoặc Củng Lộc, Củng Quý, duy Mã không nên Củng, vì Mã Củng thì không đi, cần phải Phù Bổ đúng phép. Giả như năm Ất Sửu, tháng Kỷ Mẹo, ngày Kỷ Sửu, giờ Kỷ Mẹo, lấy 2 chi Sửu Mẹo giáp ngầm 1 Dần ở giửa. Ở trường hợp này:
  • gặp Giáp Long Mệnh là Củng Lộc,
  • gặp Tân Long Mệnh là Củng Quý,
  • ở Bính Long Mệnh là Củng Bảo,
  • Đinh Long Mệnh là Củng Ấn,
  • Nhâm Long Mệnh là Củng Phúc,
  • Canh Long Mệnh là Củng Tài,
  • Kỷ Long Mệnh là Củng Quan...vv... Các loại khác phỏng đây mà suy.
Dương Công làm cho Tân Hiểu Nhân ở Đầu Giang, Thân Sơn Dần Hướng, tuổi người chết Canh Tuất, dùng:
  • năm Canh Thân,
  • tháng Nhâm Ngọ,
  • ngày Canh Thân,
  • giờ Nhâm Ngọ:
Vì Mệnh Canh thì sao Quý Nhân ở Mùi, lấy 2 Ngọ 2 Thân giáp chữ Mùi ở giửa. Ghi rằng "Ngọ hợp Dần Hướng, Thân Bổ Mạch, là cách "Song Phi Hồ Điệp", đấy là Tụ Lộc Mã, cũng Bính Thực Lộc, làm đến Tam Công, niên Mệnh, nhật Quý đều ở Mùi Tuất Ngọ củng ra, không còn nghi ngờ gì. Tụ hội Lộc Mã giáp Quý Nhân, lấy dùng diệu thông thần".

Dương Công vì Dư Thị ngự ở Kinh Triệu làm nhà. Bấy giờ Thị Ngự đã về hưu, ở phương Mùi làm nhà ở về hưu. Vốn tuổi Ất Hợi, dùng:
  • năm Canh Dần,
  • tháng Canh Thìn,
  • ngày Canh Dần,
  • giờ Canh Thìn.
Vì Mệnh Ất Lộc ở Mẹo, lấy 2 Dần 2 Thìn Củng Mẹo Lộc. Ất lại lấy Canh làm Hợp Quan. Đó là Quan Lộc đều toàn vẹn. Lại thâm Tứ Canh tụ sao Quý Nhân ở phương Mùi: Thượng Cát. Bấy giờ ông Thị Ngự tuổi đã 76, không thể lại lên quan được nữa. Vua đặc cách tiền để dưỡng lão, cho con cháu ở ngôi quan cao, ông hưởng Thọ ngoài 90, đó là hiệu nghiệm về Giáp Lộc.

Đài Công Vĩ họ Tống ở huyện Phú Dương táng Mẹo Sơn Dậu Hướng, người chết tuổi Ất Hợi, cũng dùng:
  • năm Canh Dần,
  • tháng Canh Thìn,
  • ngày Canh Dần,
  • giờ Canh Thìn,
sau (con cháu được hưởng) Đại phú quý, cũng là cách Giáp Lộc vậy.


5/. (Long Mệnh đồng) DAO CÁCH:
Dao là đón mời, đón mà hợp đấy vậy,
  • hoặc Yêu Lộc,
  • hoặc Yêu Quý,
  • cũng có khi dùng Tam Hợp Yêu,
  • có dùng Lục Hợp Yêu,
đều cốt Phù Bổ đúng phép. Tam Hợp Yêu như khoá sau đây:
  • Mậu Thân,
  • Bính Thìn,
  • Nhâm Thân,
  • Giáp Thìn;
lấy 2 Thân 2 Thìn Yêu hợp chữ Tý:
  • Ở Quý Mệnh là Yêu Lộc,
  • ở Ất Kỷ là yêu Quý,
  • ở Bính là Yêu Quan,
  • Mậu cùng Kỷ là Yêu Tài,
Chính Tài, Ấn thụ, hoặc Củng Lộc, Củng Quý Dao hợp suy xung...vv..Các cách chép ra 1,2 ở dưới để thấy các vị Tiền Hiền tạo táng Tuyển Trạch rất thần diệu.


6/. (Long Mệnh đồng) THIÊN ĐỊA ĐỒNG LƯU CÁCH:
Thiên Địa Đồng Lưu là Can Chi 1 dạng vậy.
  • Như 4 Kỷ Tị (nên Mệnh Giáp, Mệnh Tý, Mệnh Ngọ Cát, Mệnh Thân Thứ Cát),
  • 4 Canh Thìn (Mệnh Ất, Mệnh Thân Cát),
  • Tứ Ất Dậu (Mệnh Canh, Mệnh Tý, Mệnh Thân Cát),
  • Tứ Bính Thân (Mệnh Tân, Mệnh Kỷ, Mệnh Dậu Cát),
  • Tứ Giáp Tuất (Mệnh Kỷ, Mệnh Dần Cát),
  • Tứ Nhâm Dần (Mệnh Đinh, Mệnh Hợi Cát),
  • Tứ Tân Mẹo (mệnh Bính, Mệnh Quý, Mệnh Mậu Cát),
  • Tứ Mậu Ngọ (Mệnh Quý, Mệnh Tị, Mệnh Kỷ, Mệnh Mùi Cát),
  • Tứ Đinh Mùi (Mệnh Nhâm, Mệnh Mgọ Cát), Tứ Quý Hợi (Mệnh Mậu, Mệnh Dần, Mệnh Mẹo, Mệnh Tý Cát).
Có thể chọn, nhưng rất khó được, 60 năm mới 1 lần gặp tiết hậu, lại hoặc nhật thần không có, cập Sơn Hướng bất không, cùng với Chủ Mệnh không hợp, không nên làm gượng, nếu không thời hung.
  • Tăng Công vì Nhiêu Thị làm nhà Tị Sơn Hợi Hướng, chủ tuổi Nhâm Ngọ, dùng Tứ Kỷ Tị. Vì Kỷ là Chính Quan tuổi Nhâm, Kỷ Lộc đến Ngọ Mệnh, Mệnh Nhâm Quý Nhân ở Tị Sơn, Mệnh Nhân Lộc ở Hợi Hướng, Tứ Tị tới Xung Lộc (lại thêm cách Xung Lộc), lại Hợp Mã ở Hướng Hợi: Thượng Cách (lại tường Tinh Cách ở dưới đây).
  • Dương Công làm cho Trần Trưởng Giả ở Bổ Điển táng mộ tổ, Khôn Sơn Cấn Hướng, người chết tuổi Kỷ Tị, dùng Tứ Kỷ Tị. Sau 3 năm, phát 4 khoa Trạng Nguyên, con cháu thịnh vượng.
  • Dương Công ở Kỳ Kháng táng mộ tổ, Càn Sơn Tốn Hướng, người chết tuổi Canh Ngọ, dùng Tứ Ất Dậu, sau con cháu giàu sang không suy. Tứ Trụ đều phạm Âm Phủ.
  • Dương Công vì Thừa Tướng đời Tống táng mộ tổ Càn Sơn Tốn Hướng, dùng Tứ Đinh Mùi, vốn là "Thai Nguyên nhất khí", con cháu thịnh vượng không suy.
  • Tăng Công làm cho Bành Vận ở huyện Phong Lăng táng mộ tổ, Càn Sơn Tốn Hướng, người chết tuổi Đinh Hợi, dùng Tứ Nhâm Dần, sau 8 con vào Triều làm quan, ăn lộc không suy, nhưng người sinh năm Thân, năm Kỷ không Cát.
  • Lại Công làm cho Trần Thừa Tướng ở Hưng Hoá táng mộ tổ, Tý Sơn Ngọ Hướng, dùng niên nguyệt nhật thời đều Quý Hợi. 21 năm sau, rất đông con cháu đều đỗ to, nên người chết tuổi Nhâm hoặc Bính.
  • Nguỵ Trịnh Công ở Vĩnh Lạc, Nhữ Dương táng mộ tổ Tý Sơn Ngọ Hướng, dùng Tứ Bính Thân, con cháu đời đời làm quan trong Triều, giàu sang không suy (xét đất này tất Cấn Dậu Long, vào Mệnh Dậu Nhâm, nên Bính Tân, Tị Dậu sinh vậy).
Xưa có 1 người làm nhà Mệnh Kỷ Mùi, làm nhà Hợi Sơn Tị Hướng, dùng Tứ Đinh Mùi, cho là cách Thiên Địa Đồng Lưu, rất mừng. Làm xong, 2 con đều chết, chân mình bị bệnh hủi.
  • Có kẻ hỏi: Khoá này người xưa dùng làm Cát, là cớ sao? Vì Chủ Mệnh hợp không đồng nhau: lấy tuổi Kỷ Mùi thấy Tứ Đinh làm "Kiêu Ấn", tứ Đinh Ấn lại đến Mệnh Mùi, mà Tứ Mùi lại là Dao của Mệnh Kỷ, Kiêu và Dao tụ đảng làm sao không đại hung?
  • Hỏi: Sao bản thân không chết mà 2 con chết? Kinh có nói: Kiêu Thần đoạt thực(thần Kiêu cướp ăn), vì Kiêu Thần khắc Tử tinh, mà bản thân chưa kíp chết, còn may Tứ Mùi bổ mệnh.
Khoá này nên:
  • tuổi Nhâm thì Cát, Tứ Đinh cùng vời Nhâm hợp là Hợp Tài.
  • Tuổi Ngọ Cát, vì Tứ Mùi cùng với Ngọ hợp, lại Tứ Đinh có Lộc Tụ tại Ngọ Mệnh. D
  • ùng cho tuổi Mậu, Canh cũng Cát, vì có Tứ Mùi là Tụ Quý, mặt khác, Mậu lấy Đinh làm Chính Ấn là Tụ Ấn, Canh lấy Đinh làm Chính Quan là Tụ Quan.
  • Riêng Giáp lấy Tứ Đinh làm Thực Thần chưa khỏi Tiết khí, nên chỉ là Thứ Cát.
Tương Chủ ấy là nói thế đó (thế mới biết trong phép tạo mệnh, bổ long, phù sơn, tương chủ ba điều này thiếu một đều không được - sai lầm sẽ phải trả giá thảm trọng. Độc giả nên lưu ý)

Trong phép tuyển trạch, cách "Thiên địa đồng lưu" có chia ra làm hai trường hợp:
  • Dùng 4 can thành một bộ thì gọi là (Long Mệnh đồng) THIÊN NGUYÊN NHẤT KHÍ CÁCH (lại có tên là Đôi Can cách)
  • Dùng 4 chi làm một bộ thì gọi là ĐỊA NGUYÊN NHẤT KHÍ CÁCH (lại có tên là đôi Chi cách):
Thiên NGuyên Nhất Khí là Thiên Can Nhất Khí đồng nhau. Địa Nguyên Nhất Khí là Địa Chi tứ tự đồng nhau. Nhưng cốt yếu cùng với Long Sơn, Chủ Mệnh liên quan hữu tình mới hay. Hoặc Tỉ Kiên, hoặc tác hợp. hoặc Đôi Tụ Lộc, Quý, Trường Sinh, Phúc Đức...vv..mới là Cát, rất kỵ Dương Nhận, Hình, Xung, Phá, Hại, Khắc, nếu vậy lại là Hung.

Dương Công vì người tuổi Bính Ngọ làm nhà Dậu Sơn Mẹo Hướng, dùng:
  • năm Tân Tị,
  • tháng Tân Hợi,
  • ngày Tân Mùi,
  • giờ Tân Mẹo.
Ghi rằng: "4 vị Tân cùng Can Bính hợp Đôi Can không bác tạp, tứ vị Tiến Lộc, đều đến Sơn ăn Lộc trong muôn năm, 3 phòng được Phúc 1 bậc, đều bất lợi người sinh năm Ất, hợp được Thiên cơ, là cục Đại Cát, con cháu đều hưởng phúc, đợi đến năm Hợi Mẹo Mùi tới sinh con, vượng của cải. Nhà ấy niên nguyệt đều trời cho, rất báu, thực không giá nào bằng". Vì:
  • tuổi Bính Ngọ, Bính cùng với Tứ Tân Can hợp là hợp Tài.
  • Ngày Mùi cùng với tuổi Ngọ hợp. Tứ Tân Quý Nhân đến Mệnh Ngọ. Lại Tứ Tân đem Lộc về Dậu sơn.
  • Tị niên là Bính Mệnh Lộc vị, lại hệ Tị niên Thực LỘc thuộc trưởng nam, Sửu nguyệt Mùi nhật thuộc tiểu nam, Mẹo thời là trung nam, cho nên 3 phòng đều phát phúc.
  • Bất lợi người sinh năm Ất, là do Tứ Tân khắc (Tứ khoá phan công vị, 1 lần thấy ở thiên Khải mông, nay ở đây biện ra hết cả, học giả nên lưu tâm).
Dương Công vì Khổng Phu Tử táng mộ tổ Cấn Sơn Khôn Hướng, người đã chết tuổi Nhâm Ngọ, dùng:
  • năm Nhâm Dần,
  • tháng Nhâm Tý,
  • ngày Nhâm Ngọ,
  • giờ Nhâm Dần.
Con cháu 5 đời phong Hầu.

Dương Công vì Lý Khu Mật táng chỗ đất kiểu "Bạch Tượng Quyến Hổ", mộ tổ Tý Sơn Ngọ Hướng, người chết tuổi Đinh Tị, dùng:
  • năm Nhâm Thân,
  • tháng Mậu Thân,
  • ngày Nhâm Thân,
  • giờ Mậu Thân.
Đời sau ra làm quan không suy, nhưng sinh người tuổi Dần phần nhiều chết non vì bị Tứ Thân xung.


Dương Công vì Chung Thị táng mộ tổ Ất Long, Thìn Sơn Tuất Hướng, dùng năm Giáp Thân, tháng Nhâm Thân, giờ Mậu Thân, 6 năm sau con cháu đều đỗ đạt.

Dương Công vì Đào Chu táng mộ tổ, Cấn Sơn Khôn Hướng, dùng năm tháng ngày đều Nhâm Tý, giờ Canh Tý. Táng sau 1 năm, ruộng đất đều tiến đến đại phát phi thường.

Quách Công vì Hạng Thị ở Cát An, táng Dần Sơn Thân Hướng, người chết tuổi Mậu Thìn, cũng dùng năm tháng ngày đều Nhâm Tý, giờ Canh Tý. Vì Mệnh Mậu thấy Nhâm là Thiên Tài, Tứ Tý xung Quý Thuỷ là chính Tài. Ghi rằng: "Tứ Tý Nhất Khí thuận lưu đi, giàu sang ruộng trâu thịnh, không hỏi Quan tinh ra chỗ nào, Tài Vượng Sinh Quan gấp, đầu năm Giáp Ất thì bảng vàng đề tên, chỉ vì thấy Quan tinh, con cháu đều lấy được vợ hiền, chồng hiển, của báu hồi môn chồng chất".



8/. (Long Mệnh đồng) TỈ TRỢ CÁCH:
  • Tỉ Trợ là hoặc cùng với Can sánh, hoặc cùng với Chi sánh.
Can sánh như:
  • Giáp Long Sơn, Giáp Mệnh trong Trụ dùng Tứ Giáp sánh vào;
  • Ất Long Sơn, Ất Mệnh trong Trụ dùng Tứ Ất sánh vào...vv...
Chi sánh với Chi như:
  • Tý Long Sơn, Tý Mệnh trong Trụ dùng Tứ Tý sánh vào... Cùng với Đôi Cách hơi giống nhau, nhưng Đôi Cách có các loại vậy.
Dao Công vì Trịnh Mã ở Kim Sơn, Nhuận Châu dựng nhà, làm Tốn Sơn Càn Hướng, chủ nhà tuổi Tân Hợi, dùng:
  • năm Tân Mẹo,
  • tháng Tân Sửu,
  • ngày Tân Mùi,
  • giờ Tân Mẹo.
Sau phát bốn viên quan to, nhân đinh đại thịnh. Vì Tứ Tân Can cùng với Mệnh Tân sánh, giúp thân thể khoẻ mạnh. Mẹo Mùi cùng với Hợi Mệnh đón thành Tam Hợp, lại cục Tài của Mệnh Tân. Tứ Tân là cung Tốn Nạp Quái, Tốn thuộc Mộc, nên lại được Tam, Hợp Mộc để Bổ Sơn, cho nên Cát. (Xét Tân Mùi là ngày Phá không phát Cát, tuy với tuổi chủ tân Hợi đón thành Tam Hợp cũng không Cát, xét tháng Tân Sửu tất là viết lẫn, nên Tân Mẹo mới đúng).

Dương Công làm cho Trần Thị ở Bồ Điền, táng người chết tuổi Lỷ Tị, dùng 4 chữ Kỷ Tị, đó là cùng với tuổi người chết hàng Can, hàng Chi sánh giúp.



9/. (Long Mệnh đồng) ẤN THỤ CÁCH:
Ấn Thụ là cha mẹ thân sinh ra mình, nên Chính Ấn không nên Thiên Ấn. Thiên Ấn là Kiêu Thần, không Cát.

Chính Ấn như:
  • Mệnh Giáp lấy Quý Tý làm Chính Ấn. Tứ Trụ dùng Tứ Quý hoặc là Tứ Tý.
  • Lại như người Mệnh Bính, lấy Ất Mẹo làm Chính Ấn, dùng năm Giáp Tuất, tháng Ất Hợi, ngày Ất Mùi, giờ Kỷ Mẹo. Những cách khác cũng phỏng theo đây.
Kiêu Ấn như:
  • Giáp Mệnh lấy Nhâm Hợi làm Thiên Ấn, với Tân là Yêu Phúc, Giáp làm Yêu Ấn (??), đó là Tam Hợp Yêu, trong Trụ kỵ thấy chữ Tý làm Điền Thực.
Lục Hợp Yêu ấy như khoá sau:
  • Bính Dần,
  • Canh Dần,
  • Canh Dần và
  • Mậu Dần,
lấy bốn chữ Dần nhất khí độn Hợp chữ Hợi,
  • ở Mệnh Nhâm làm Yêu Lộc (vì tuổi Nhâm thì Thiên Lộc tại Hợi)
  • ở Mệnh Bính Đinh là Yêu Quý (vì tuổi Bính Đinh thì sao Quý Nhân tại Hợi)
trong Trụ kỵ thấy chữ Hợi Đế Thực đấy vậy. Duy có Khố mừng xung không mừng hợp. Những cách khác cũng phỏng theo đây. Có 1 thuyết nói: Dao Cách duy 4 chữ Tị, Hợi, Tý, Ngọ mới có thể Dao được, như:
  • Tứ Tị Chi Nhất Khí lấy trong Tị Bính Hoả Dao hợp,
  • trong Tý, Quý Thuỷ làm Quan, trong Mậu Kỷ Thổ Dao hợp, trong Tý Tý làm Tài, đó là Tài Quan cả hai đều tốt, cho nên gọi là Dao.
Xét Kỷ đều có 3 chữ Bính Tuất Canh, nên lấy Quý làm Tài Quan Cát, mà Canh lấy Quý làm Đạo (trộm) khí thương (hại) Quan hung. Chia làm, gượng dắt, nên cùng bảo nhau. Các cách khác không đợi biện luận, cũng tự tỏ rõ).

Dương Công táng cho Lưu Thị, người chết tuổi Quý Mùi, Thân Sơn Dần Hướng, dùng năm:
  • Mậu Thân,
  • tháng Bính Thìn,
  • ngày Nhâm Thân,
  • giờ Giáp Thìn.
6 năm sau, con cháu đỗ đạt. Ghi rằng: "Quý Mùi Lộc thế nào? Thân Thìn hợp Tý, thấy Tý. Tạo Hoá không lấy dùng, thực hợp song không động).

Dương Công làm cho Trang Điền Tâm ở phương Sửu dựng sân ngang, vốn chủ tuổi Mậu Tuất, dùng:
  • năm Bính Thân,
  • tháng Tân Sửu,
  • ngày Tân Dậu,
  • giờ Kỷ Sửu.
Ghi rằng; "Tuế Mệnh 2 Lộc đều ở Tị, dùng gì thấy rõ Dậu Sửu, Tam Hợp mừng cùng gặp Tị Lộc ở trong đó".


Tăng Công táng cho người chết tuổi Nhâm Ngọ, Tốn Sơn Càn Hướng, dùng:
  • năm Bính Dần,
  • tháng Canh Dần,
  • ngày Canh Dần,
  • giờ Mậu Dần.
Mệnh Nhâm Lộc ở Hợi, Tứ Dần Nhất Khí lấy đón hợp Hợi Lộc, cho nên phát đại phú, đó là Lục Hợp Yêu vậy.


Dương Công táng cho Trần gia, Khôn Sơn Cấn Hướng, người chết tuổi Kỷ Tị, dùng 4 Kỷ Tị, tuy là Thiên Địa Đồng Lưu, sánh giúp thân khoẻ mạnh. Nhưng Tuế Mệnh Quý Nhân đều ở Thân, cho nên dùng Tứ Kỷ để đón hợp Thân là sao Quý Nhân. Vả lại đón hợp Tuế Quý ở Khôn Sơn (Khôn Thân hợp cung) thần diệu lắm, cho nên đỗ đầu thiên hạ, đây cũng là Lục Hợp Yêu vậy




10/. XUNG CÁCH:
  • Xung là đối, hoặc Xung Lộc, hoặc Xung Quý,
cốt yếu phù bổ được đúng. Trong đó:
  • Quan, Ấn, Mã không nên xung, Quan nếu xung thì Hình, Ấn xung thì khuyết, Mã xung thì tan.
  • Khố mừng được xung.
Giả như năm tháng ngày giờ đều Dậu, 4 Dậu Nhất Khí cùng liền mà xung 1 chữ Mẹo:
  • ở Ất Mệnh là Xung Lộc,
  • ở Nhâm Quý Mệnh là Xung Quý,
  • Canh Mệnh là Xung Tài,
tất cả đều Cát. Như Giáp Mệnh là xung Nhẫn, là Đại Hung. Tất cả đều là Xung Cách, các cách khác theo đây mà suy.
  • Tăng Công táng cho nha Giang Miên Tồn, người chết tuổi Giáp Thìn, Thìn Sơn Tuất Hướng, dùng năm Giáp Thân, tháng Nhâm Thân, ngày Giáp Thân, giờ Nhâm Thân, 6 năm sau, con đỗ, quan lộc rất nhiều, vì Giáp thì Lộc ở Dần, 4 Thân Nhất Khí xung tới, lại Thân Thìn giúp hợp Sơn Mệnh, rất Cát.
  • Tăng Công táng cho Trần Thị, Tốn Sơn Càn Hướng, người chết tuổi Bính Dần, dùng năm Tân Mẹo, tháng Tân Mẹo, ngày Ất Mẹo, giờ Kỷ Mẹo. Mệnh Bính thì Quý Nhân ở Dậu, 4 Mẹo Nhất Khí xung tới Dậu Quý, lại Địa Chi thuần Mộc để phù Tốn Sơn, cho nên 7 đời đỏ tía lên cửa.



11/. (Luận Mệnh Chủ) THỰC LỘC CÁCH:
  • Thực Lộc là lấy Bản Mệnh ăn lộc của Thực Thần.
Như Giáp Mệnh lấy Bính làm Thực Thần, Bính Lộc ở Tị, dùng khoá 3 Tị, 4 Tị, hay sửa làm phương Tị đều Cát, cho nên gọi là Thực Lộc, nhưng cốt yếu phù bổ hữu tình mới là đúng phép.
  • Dương Công vì Quách Trọng Đạt ở Nhiêu Châu táng mộ tổ, Tuất Sơn Thìn Hướng, người chết tuổi Ất Hợi, dùng năm Canh Ngọ, tháng Bính Tuất, ngày Nhâm Ngọ, giờ Bính Ngọ. Ghi rằng: "Ất ăn Lộc Đinh ở Ngọ. Ngọ là Thực Lộc ngôi ở trong trụ, thấy Đinh thời Ngọ nhiều, tản loạn và lại lệch, sau được thưởng quân lương, là nghiệm Thực Lộc".
  • Dương Công vì Nhan Thiệu ở Biện Giang làm nhà. Nhan Thiệu tuổi Quý Sửu, đi thi 2 khoa rồi không trúng, Tinh Thổ Nhật, mệnh tất là Quý. Dương Công bảo nên làm phương Thực Lộc tất là trúng. Thiệu nói: "Văn chương cốt ở Mệnh, hà tất phải như thế?" lại không đỗ. Nhờ Dương Công lấy phương Tị làm Mệnh Quý, làm lầu đọc sách, dùng năm Tân Mẹo, tháng Tân Mẹo, ngày Đinh Mẹo, giờ Quý Mẹo. Quý ăn Ất Lộc ở Mẹo. mẹo dùng phương Tị làm Quý Mệnh Quý Nhân (4 Mẹo cùng Hội Mã ở Tị). Ghi rằng: "Văn chương cốt ở Mệnh, không cần cách Thực Lộc, Lộc Quý làm bổ túc, Thực Lộc ở Mẹo Quý cũng đồng, hai lần đỗ bến cỡi Rồng, sang năm Đinh Dậu tất có ứng, người nên càng kính tin". Thiệu quả đỗ. Dương Công mừng rằng: "Văn chương cốt ở Mệnh ru?". Thiệu nói: "Đâu phải thần công của ông, đâu được thế này".

12/. (Luận Long Mệnh đồng) GIAO QUÝ CÁCH:
Giao Quý là như vằn dệt gấm, quanh quẩn giao nhau. Lấy Lộc Mã Quý Nhân ở trong Tứ Trụ giao lại dệt Long Mệnh, mà Quý Nhân Lộc Mã của Long mệnh lại giao dệt ở Tứ Trụ, hai đằng cùng giao lẫn nhau, tựa như vằn, như hoa văn trong gấm vậy. Như tuổi Tân Mùi dùng năm Canh Ngọ, tháng Mậu Dần, ngày Canh Ngọ, giờ Mậu Dần; hoặc tuồi Ất Tị dùng năm Nhâm Thân, tháng Quý Mẹo, ngày Nhâm Tý, giờ Quý Mẹo....vv... Tóm lại phải phù bổ đúng phép mới là toàn mỹ.
  • Liêu Kim Tinh vì Hàng Thị, táng Càn Sơn Tốn Hướng, người chết tuổi Tân Hợi, dùng năm Giáp Dần, tháng Bính Dần, ngày Bính Ngọ, giờ Canh Dần. Vì Mệnh Tân dệt Quý Nhân ở 2 Can Dần Ngọ, mà tháng Bính, ngày Bính dệt Quý Nhân ở Hợi Mệnh, cùng với Càn Hợi sơn.
Cũng có trong Tứ Trụ tự giao nhau dệt:
  • Ta vì Phòng cao Tổ, hiệu là Tú Thạch Công, táng người chết tuổi Tân Dậu, đất ở chỗ Sửu Sơn Mùi Hướng kiêm Cấn Khôn, dùng năm Kỷ Tị, tháng Canh Ngọ, ngày Mậu Dần, giờ Giáp Dần. Vì Tân Mệnh thì Quý Nhân ở Dần Ngọ Chi. Mậu Kỷ Can là Ấn thụ sinh thân mình Canh Kim, giúp đỡ Giáp Mộc Tài tinh sinh Lộc. Tuế Mệnh hội họp Tam Kỳ, Quý Nhân gặp Sơn Hướng, lại Tam Hợp Cục Hoả lấy sinh Mùi Khôn Sửu Cấn Thổ hàng Chi. Gặp Thái Dương đối chiếu phù Long Sơn, Tương Chủ Mệnh, không một thứ gì không đủ thần diệu. Huống hồ Tứ Trụ lại tự làm cách La văn: niên Can Kỷ Lộc ở nguyệt Ngọ Chi, nguyệt Can Canh Kim Trường Sinh ở Tuế Tị Chi, nhật Can Mậu Thổ Đế Vượng ở nguyệt Ngọ Chi và Trường Sinh ở giờ Dần Chi, giờ Can Giáp thì có Lộc ở nhật Dần Chi. Đây tự cùng giao nhau. Lại có tên là "Tĩnh lan cách", đều là cách Quý vậy

13/. (Luận Sơn Phương) TAM ĐỨC TÙNG TẬP CÁCH:
Tam Đức là Thiên Đức, Nguyệt Đức và Tuế Đức. Tùng tập là hợp đông.
  • Tháng 6 năm Giáp Kỷ, Tam Đức cùng ở Giáp.
  • Tháng 12 năm Ất Canh, Tam Đức cùng ở Canh.
  • Tháng 9 năm Bính Tân, Tam Đức cùng ở Bính.
  • Tháng 3 năm Đinh Nhâm, Tam Đức cùng ở Nhâm.
Tôi vì họ Hoàng sửa phương Canh Dậu, dùng năm Canh Ngọ, tháng Kỷ Sửu ngày Đinh Dậu, giờ Ất Tị là Tam Đức cùng tụ ở Canh. Sau khi sửa, quả nhiên ứng liền thêm 3 trai.



14/. (Sơn Mệnh đồng) TAM KỲ CÁCH:
  • Ất Bính Đinh là 3 cách lạ (Tam Kỳ cách) ở trên trời.
  • Giáp Mậu Canh là 3 cách lạ ở dưới đất.
  • Nhâm Quý Tân là 3 cách lạ ở người.
Đều lấy thuận bày ra là Thượng lệ, loạn là Thứ lệ. Dùng Tam Kỳ lại được kỳ lạ Bát Tiết cùng đến Sơn Phương, rất thần diệu (hoặc thích hợp Chân Kỳ Môn đến cũng diệu như vậy).
  • Dùng Ất Bính Đinh Kỳ nên được Dậu Hợi Chủ Mệnh là Cát,
  • dùng Giáp Mậu Canh Kỳ được Sửu Mùi Chủ Mệnh thì Cát,
  • dùng Nhâm Quý Tân Kỳ được Tị Mẹo Chủ Mệnh thì Cát,
tất cả cốt yếu phù bổ đúng phép mới tốt.
  • Họ Vương táng mộ tổ Cấn Sơn Khôn Hướng, người chết tuổi Bính Dần, dùng năm Giáp Tý, tháng Mậu Thìn, ngày Canh Ngọ, giờ Canh Thìn, con cháu làm quan không dứt. Đây là cách Tam Kỳ vậy.
  • Nhà họ Hoàng ở Thuỷ Cát Khẩu, nhà thờ tổ ngồi hướng Khôn Cấn kiêm Mùi Sửu, khi Nhập Trạch, Tiến Lửa dùng năm Canh Ngọ, tháng Kỷ Sửu, ngày Mậu Tý, giờ Giáp Dần, cũng là cách Tam Kỳ.
Khoá các cách không thể chép ra hết, nay dưới mỗi cách cử ra 1,2 khoá để làm mẫu. Trở lên trên đây là các khoá cách, là Tạo Mệnh Bát Tự to. Tạo, Táng hợp Tỷ cách cục rất là Thượng Cát, song cũng nên Bổ Long, Phù Sơn, Tướng Chủ làm chủ chốt. Lại xét xem chỗ đất giàu sang, lớn nhỏ thế nào, khoá nên xứng nhau.
  • Như Quý Long thì chọn Quý cách, nên dùng các Quý cách Chính Quan, Chính Ấn, Tam Kỳ, Quy Giáp, lại hợp Bản mệnh Quý Nhân, Lộc Mã, Văn tinh khoa Giáp tới Sơn, là thời kỳ tốt để ra làm quan.
  • Nếu Phú Long nên lấy Tài Thần có khí, lại lấy Bản mệnh Lộc Mã, và Thôi Phú các cách Cát cùng đến Sơn, là thời kỳ tốt để được giàu. Đến cục đất nhà bình thường, chỉ dùng bình ổn Bát Tự nhỏ. Toạ Sơn được Lệnh, có khí, năm tháng phù bổ, không phạm Hình, Xung, Khắc, Tiết, lấy làm Cát khoá, bất tất gượng tìm các cách lớn.
Sách Huyền Kỳ có nói: "Trước xét Mạch Sơn Quý hay Tiện, sau định tạo hoá cao hay thấp, nếu Long yếu mà Nhật Quý chớ làm, Lực nhỏ đồ lớn, trước mắt thấy hung". Dương Công có nói: "Cục đất nhỏ dùng Khoá to, thì trước Hung sau Cát", nên bất tất gượng tìm vậy.

Sửa bởi vietnamconcrete: 03/04/2015 - 10:23


Thanked by 2 Members:

#38 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 03/04/2015 - 10:39

7. BÀN VỀ LẤY CHÍNH NGŨ HÀNH, DÙNG SINH VƯỢNG
  • Ngũ Hành Sinh hay Vượng đều có thời.
---------------
Chia sẻ: VN thấy cũng giống như trong môn Lục Nhâm, nhiều người luận quẻ bị sai bởi chưa quan tâm tới hai vấn đề: thời và vị
  • Thời: được quẻ rồi mà quên không xét tới thời vượng tướng hưu tù của mỗi hào thì không quyết được bên nào mạnh, bên nào yếu - do đó không luận đoán trúng.
  • Vị: được thời rồi mà vị không trúng thì luận đoán cũng sai. Ví dụ như: được quẻ Lục dương mà người hỏi quẻ là kẻ không chính trực, lại đang mưu tính chuyện mờ ám thì kết quả là không tốt.
---------------
Duy có Thổ sơn chia làm 3 hạng: Có Âm, Có Dương, Có nửa Âm nửa Dương. Cho nên Nguyên Kinh có nói: "3 hạng sinh khác nhau" là thế:
  • Cấn Thổ thuộc Dương, Cấn Thổ thì Vượng trước ngày Lập Xuân
  • Khôn Thổ thuộc Âm, Khôn Thổ thì Vượng sau ngày Lập Thu
  • Thìn Tuất thuộc nửa Dương, Tứ Mộ thì ở dưới Tứ Quý đều Vượng 18 ngày
  • Sửu Mùi thuộc nửa Âm. (riêng Âm Thổ vượng ngoài 18 ngày), đó là điểm Mộ của Thổ, là 72 ngày vậy.
Mộc Sơnthì Vượng về mùa Xuân, lấy sau Đông Chí nhất dương sinh. Từ Đông Chí đến Lập Xuân làm Tiến Khí, gọi là Hướng hợp. Từ Lập Xuân đến Xuân Phân làm Chính Khí, gọi là Đắc lệnh. Từ Lập Xuân đến Thanh Minh làm Vượng khí, gọi là Hoá lệnh.

Hoả Sơn thì Vượng về mùa Hạ, từ Lập Xuân đến Kinh Trập làm tiến khí, gọi là hướng lệnh. Từ Kinh Trập đến Lập Hạ làm Chính Khí, gọi là đắc lệnh, Từ Tiểu Mãn đến Hạ Chí làm Vượng khí, gọi là hoá lệnh. Sau Hạ Chí thì Hoả nóng Kim chảy, phàm dùng Hoả sơn không nên dùng sua ngày Đại Thử.

Kim Sơn thì Vượng về mùa Thu. Từ Mang Chủng đến Hạ Chí làm tiến khí, gọi là hướng lệnh. Từ Hạ Chí đến Lập Thu làm Chính Khí, gọi là đắc lệnh. Từ Xử Thử đến Thu Phân làm Vượng khí, gọi là hoá lệnh.

Thuỷ Sơn Vượng về mùa Đông. Từ Lập Thu đến Bạch Lộ làm tiến khí, gọi là hướng lệnh. Từ Thu Phân đến Sương Giáng làm Chính Khí, gọi là đắc lệnh. Tứ Lập Đông đến Đông Chí làm Vượng khí, gọi là hoá lệnh.

Phàm hoá lệnh là hoá sơn tiến khí, phép khắc Trạch cốt lấy Tài lộc bồi bổ gốc thì là được trung hoà, nếu là quan vượng lại thêm vào thì quá vượng mà lại nguy
-----------
Giải thích:
  • câu cuối cùng rất quan trọng, nếu không nắm được mà tuyển trạch thì tai hại. Ví dụ như Mộc sơn (sơn Chấn), tạo táng vào tiết Xuân phân là đắc lệnh, mà lại chọn năm tháng ngay giờ Dần, Mão, Thìn đủ 4 chữ thì quá vượng nên nguy hiểm. Trong tứ khóa nên có Thìn, Tuất, Sửu, Mùi để Mộc sơn tiết bớt khí thì mới tốt lành.
-----------

Sửa bởi vietnamconcrete: 03/04/2015 - 10:48


Thanked by 2 Members:

#39 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 03/04/2015 - 11:03

8. TÓM BÀN VỀ TỨ TRỤ

Tứ Trụ lấy:
  • năm là Vua,
  • tháng làm Tướng,
  • ngày làm chức Hữu Ty,
  • giờ làm Nha Lại,
đều sở quý Can Chi thuần tuý, thành Cách thành Cục, Phù Long, Tương Chủ. Như Vua thì hợp đức nhau, Quan lại vâng theo phép mà nhân, dân thực chịu Phúc.
  • Năm là Vua cho nên Tứ Trụ rất kỵ xung động Thái Tuế.
  • Tháng là Tướng, nên Vượng một thời; cho nên, Phù Long Sơn, Tướng Chủ Mệnh tất phải chọn tháng Long Sơn, Chủ Mệnh Vượng, Tướng mà Chế Sát; sửa phương tất chọn tháng Thần Sát Hưu, Tù.
  • Ngày là Hữu Ty, thì Đức của Vua, Tướng nhờ đó mà tuyên bố ra, cho nên ngày Cát hay Hung so với năm, tháng càng thiết yếu hơn. Phép dùng ngày lại lấy hàng Can làm Vua, hàng Chi làm bề tôi. Can Trọng mà Chi Khinh, Nhật Can tất phải Vượng, Tướng, rất kỵ Hưu, Tù. Tóm xem Nguyệt lệnh để tỏ rõ Suy hay Vượng. Như tháng Dần dùng:
    * ngày Giáp Ất làm Vượng,
    * ngày Bính Đinh làm Tướng, đều Cát;
    * ngày Canh Tân làm Phế,
    * ngày Nhâm Quý làm Tiết,
    * ngày Mậu Kỷ làm Thụ khắc, đều không Cát,
nhưng hàng Can ngày ấy nếu tháng Bất Đương lệnh:
  • hoặc dùng 4 Can- 3 Can Nhất Khí cùng liền, thì cũng là Tỷ Trợ thân cường, như tháng 2 dùng 4 Tân Mẹo đó vậy. Nhưng đó là 8 chữ lớn, khó gặp gỡ lắm,
  • hoặc dùng Ấn thụ cùng sinh cũng là trong yếu biến ra Vượng.
Nhật Chi thì lấy Nguyệt kiến cùng hợp, cùng sinh, không phạm Hình Xung thì Cát.
-----------------
Giải thích:
  • Cách chọn trụ Ngày có điểm quan trọng là phải phù hợp với Nguyệt lệnh, điều này ai rành môn Tử Bình sẽ thấy dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu chọn phải trụ Ngày bị hưu tù thì phải dùng các trụ khác bổ cứu ngũ hành theo kiểu sinh (dùng Ấn Tụ) hay vượng (đồng khí gặp nhau thành vượng).
-----------------

Dương Công ở năm Hợi sửa phương Mẹo, Mẹo là Địa Quan Phù, dùng
  • năm Quý Hợi,
  • tháng Mậu Ngọ,
  • ngày Giáp Ngọ,
  • giờ Bính Dần:
Như tháng Ngọ ngày Giáp là HưuTù, vì ngày Giáp Sinh ở Hợi, Lộc ở Dần; lại có Can của năm là Quý Thuỷ, trong Hợi Nhâm Thuỷ để Sinh, đó là phép của Cổ nhân trù trì hàng Can của ngày. Đấy gọi là Tiểu Bát Tự, lấy là Tứ Trụ Can Chi không thuần tuý, hầu đem lấy dùng.

Dương Công nói "Lấy hàng Can nên gặp kiện vượng", tức là Can của ngày vậy. Sách Tạo Mệnh nói "hàng Can của ngày mà Hưu Tù thì không nghèo cũng chết non". Tất cả đều là những lời nói có danh tiếng vậy. Như hàng Can của ngày Hưu Tù mà lại không Bổ trợ, không Ấn thụ thì thấy thoái bại lập tức.

Dùng Thời (trụ Giờ) có 2 pháp:
  • Hoặc cùng hàng Can, hàng Chi của ngày một loại;
  • hoặc là Lộc của hàng Can của ngày ở thời mà thôi.
Đến Thời thần Cát hay Hung bất tất câu nệ. Tứ Trụ rất kỵ Địa Chi cùng xung nhau:
  • Xung Thái Tuế là Đại Hung.
  • Xung Long, Xung Sơn, Xung Chủ Mệnh cũng Đại Hung.
  • Thiên Can khắc Long Sơn là Hung.
Duy Thìn Tuất Sửu Mùi làm 4 Khố, Tự Xung hay Xung Sơn cũng được, song nếu Xung Thái Tuế và Xung Chủ Mệnh đều là Hung. Phàm Tứ Trụ được Thiên Can Nhất Khí, Địa Chi Nhất Khí, hoặc 2 Can 2 Chi không lẫn lộn, hoặc có Tam Kỳ, Tam Đức gọi là thành Cách; Tam Hợp hội Cục gọi là thành Cục, đều là cách Cát cả, nhưng tất phải Phù Bổ Long Sơn, Tướng Chủ Mệnh mới Cát, được như thế thì gọi là Thể lập vậy. Lại được Nhật, Nguyệt Kỳ, Bạch chiếu tới Sơn Hướng, lại Quý Nhân, Lộc Mã của Tứ Trụ tới Sơn tới Hướng, thì gọi là Dụng làm được. Thể Dụng gồm đủ là Thượng rồi. Song có Thể mà sau cầu Dụng, cốt không nên gượng Dụng mà mất Thể.

Hiệp Kỷ nói: "Xét phép Tứ Trụ, tạo táng đều thế cả. Thượng lấy Đại Bát Tự, Thứ cũng lấy Tiểu Bát Tự. Bảo rằng dùng Thời chỉ có 2 phép, thì nghĩa đó chưa đủ. Vỉ Tam Hợp, Lục Hợp, Quý Nhân đều Cát, không chuyên lấy chép ra. Như năm tháng đều Thân, ngày Giáp thì Lộc làm Phá, cốt ở hợp năm tháng để lấy dùng. Việc tu sửa nhỏ chỉ chọn ngày Cát, giờ Cát, với Sơn Phương, Niên Mệnh sinh hợp thì Cát". Vì Tuyển Trạch cốt để lợi đến, quá câu nệ thì bỏ việc, trong thiên này bảo rằng khó gặp gỡ là thế vậy.

Thanked by 2 Members:

#40 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 03/04/2015 - 12:05

9. PHÉP DÙNG NIÊN

Năm thì là Thái Tuế:
  • rất nên cùng với phần năm Sơn, Mệnh Tam Hợp, Lục Hợp và Quý Nhân, Lộc Mã mới là Đại Lợi;
  • rất kỵ Hình, Xung, Phá, Hại gọi là chiến đấu Thái Tuế, gọi là bầy tôi phạm Vua, rất là Đại Hung,
từ xưa đến nay các khoá có danh tiếng chưa từng dùng. Đời nay chuyên bàn Hoá mệnh, Không Vong, làm phần năm không lợi, mà không lấy Thái Tuế Hình Xung làm kỵ, há được bảo là biết phép Tuyển Trạch ư? Đến Hung tinh lấy Tuế Phá, Tam Sát, Mậu Kỷ Âm Phủ niên khắc, không nên khinh thường phạm tới. Nếu Quan Phù, Chá Thoái, Hoả tinh, Phù Thiên Không Vong có 1-2 sao chiếm thì Chế đi không hại gì, phát Phúc càng chóng, nhưng phải Chế phục đúng phép, nếu không đúng thì không bằng chớ dùng. Thông Thư đời nay chép là Tiểu Lợi, cũng bảo là Sát có thể chế được, chẳng phải bảo là hoàn toàn không đủ sợ vậy.



10. PHÉP DÙNG NGUYỆT
Tháng là giữ cái rường để giúp đỡ cho năm, đã được năm Sơn sinh Đại lợi là nên phải:
  • tháng hợp Sơn gia là Đại lợi.
  • Tháng Sinh, tháng Vượng cố nhiên là Được Lệnh, tức là tháng Mộ cũng xem như tháng Vượng, lấy cớ là cùng thành ra Tam Hợp Bổ Sơn.
Ngũ Hành đều có Tiết hậu Vượng: Mộc Sơn Vượng về Xuân, Hoả sơn Vượng về Hạ, Kim Sơn Vượng về Thu, Thuỷ Sơn Vượng về Thu, Thổ Sơn Vượng ở 4 tháng cuối của Tứ Quý. Tháng Tướng cũng Cát: Mộc Sơn Tướng ở Đông, Hoả Sơn Tướng ở Xuân, Thuỷ Sơn Tướng ở Thu. Tất cả đều lấy Ngũ Hành thời tiết VƯợng Tướng mà dùng. Thứ đến tra xem Nguyệt kiến tháng đủ, tháng thiếu, với lại tháng mà Phi Điếu Thần Sát chiếm thì chớ dùng.

Nếu Tu phương Chế Sát, lại phải đợi tháng ấy Sát bị Hưu Tù mới dùng được. Như Dương Công về năm Tân Mẹo tu Mẹo Quan Phù phương, dùng tháng Ngọ, ngày Ngọ, vì là Mẹo Mộc Quan Phù Tử tại Ngọ. Rồi sau lại tra Cát tinh, như giờ dùng Thái Dương. Thái Âm, và Tam Kỳ, Tam Đức, Tử Bạch cùng với thời tiết mà Tuế Mệnh Chân Quý Nhân, Chân Lộc Mã tới đến, đều là Thượng Cát.




11. PHÉP DÙNG NHẬT
Nhật là chức Hữu Ty gần gũi dân, ơn huệ rất dễ đến dân, cho nên Hữu Ty hiền hay không rất quan hệ đến lợi hại của dân gian, vì vậy mà bàn Nhật Cát hay Hung lại thiết yếu Hoạ hay Phúc về Tạo Táng, trách nhiệm rất nặng nề. Cho nên dùng ngày:
  • quý ở Vượng, Tướng, Đắc Lệnh;
  • kỵ Hưu, Tù, Vô Khí.
Mà hàng Can Nhật là rất trọng, vì ngày Hung hay Cát hoàn toàn xem ngày Suy hay Vượng, ngày Suy hay Vượng hoàn toàn xem Nguyệt Lệnh. Đương Lệnh là Vượng, thụ sinh là Tướng, đều Đại Cát. Quan Nguyệt Lệnh là Hung, thụ khắc ở Nguyệt Lệnh là Tử cũng Hung, Nhật sinh Nguyệt Lệnh là Hưu cũng là không Cát, cho nên ngày Mẫu Thương không phải ngày Thượng Cát.
  • Như tháng Dần Mẹo thì ngày Giáp Ất Dần Mẹo là Vượng, ngày Bính Đinh Tị Ngọ là Tướng…
  • Tháng Tị Ngọ thì ngày Bính Đinh Tị Ngọ là Vượng, ngày Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi là Tướng….
  • Tháng Thân Dậu thì ngày Canh Tân Thân Dậu là Vượng, ngày Nhâm Quý Hợi Tý là Tướng….
  • Tháng Hợi Tý thì ngày Nhâm Quý Hợi Tý là Vượng, ngày Giáp Ất Dần Mẹo là Tướng……
  • Tháng Thìn Tuất Sửu Mùi thì ngày Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi là Vượng, ngày Canh Tân Thân Dậu là Tướng…… Trong đó, duy ngày Mậu Kỷ kỵ Động Thổ, cũng kỵ sửa Trung Cung.
Thiên Can Vượng, Tướng là Cát; Địa Chi Vượng, Tướng có cái hiềm Chuyên Sát:
  • Như tháng 2 Mẹo,
  • tháng 5 Ngọ,
  • tháng 8 Dậu,
  • tháng 11 Tý là ngày Chuyên Sát.
Những khoá táng đời xưa có Tứ Mẹo, Tứ Ngọ, Tứ Dậu, Tứ Tý, đó là không kỵ về việc Táng. Dương Công lấy tháng Ngọ, ngày Ngọ sửa nhà phương Mẹo, đó lại là không kỵ việc làm nhà. Đời xưa dùng 4 Tân Mẹo, cụng Thiên Can Tứ phế, nhưng Tứ Tân cùng giúp sức cho nên không kỵ. Như hàng Can của ngày, Hưu,Tù về Tứ Trụ, lại không Ấn thụ, Tỷ kiên là khoá nghèo hèn, chết non, rất kỵ chớ dùng.

Rất Cát ấy là:
  • tháng Dần ngày Giáp,
  • tháng Mẹo ngày Ất,
  • tháng Tị ngày Bính,
  • tháng Ngọ ngày Đinh,
  • tháng Thân ngày Canh,
  • tháng Dậu ngày Tân,
  • tháng Hợi ngày Nhâm,
  • tháng Tý ngày Quý,
vốn đã được Lệnh mà lại được Lộc, đó là Cát mà lại Cát vậy.
  • Tháng Thìn Tuất ngày Ngọ, tháng Sửu Mùi ngày Tị dù không được Lộc mà thực được Lệnh, là Trung Cát.
Hàng Can của ngày là Vua, hàng Chi là bầy tôi, cùng với Nguyệt Lệnh cùng khí, hoặc cùng với Nguyệt Tam Hợp, hoặc Nguyệt kiến cùng Sinh, với lại được cả Thiên Đức, Nguyệt Đức, Tuế Đức là Thượng Cát. Ngày Tam Đức Hợp, ngày Thiên Ân, Thiên Xá là Thứ Cát.

Thông Thư nói kỵ Thiên lại với Niên Chá Thoái cùng nhau:
  • Tháng Dần Ngọ Tuất kỵ ngày Dậu,
  • tháng Hợi Mẹo Mùi kỵ ngày Ngọ,
  • tháng Thân Tý Thìn kỹ ngày Mẹo,
  • tháng Tị Dậu Sửu kỵ ngày Tý,
Tức là Tam Hợp Tử địa, rất có lý, cũng chủ Thoái khí, nhưng không đến nỗi hại người. Ngày Phá là Đại Hung, cùng với Nguyệt Tướng xung Nhật, xung tuế cũng Đại Hung.
  • Chánh Tứ Phế là Đại Hung, bảo đó là Can Chi đều không có khí vậy.
  • Bàng Tứ Phế cũng Hung, hoặc Chi hoặc Can không có khí vậy..
Sách nói rằng: "Bàng Tứ Phế Cát, phần nhiều dùng được. Ngày Hoang Vu là Thứ Hung, cùng ngày Tứ Phế đại đồng tiểu dị (giống nhiều khác ít), thế cũng là thất hợp.

Ngày Tu Tù:
  • mùa Xuân ngày Tị Dậu Sửu,
  • mùa Hạ ngày Thân Tý Thìn,
  • mùa Thu ngày Hợi Mẹo Mùi,
  • mùa Đông ngày Dần Ngọ Tuất.
Nhưng:
  • tháng Giêng chỉ kỵ ngày Tị,
  • tháng 2 chỉ kỵ ngày Dậu,
  • tháng 3 chỉ kỵ ngày Sửu,
lấy đó làm chuẩn đích, 3 mùa kia cũng phỏng như thế. Có kẻ bảo rằng trăm việc đều kỵ là nhầm.

Ngày Tứ Phế Hoang Vu, Tướng kiêu càng Hung:
  • Xuân ngày Dậu,
  • Hạ ngày Tý,
  • Thu ngày Mẹo,
  • Đông ngày Ngọ,
là đó vậy.

NHững ngày Kiên, Phá, Bình, Thâu, tục sở kỵ, nhưng dùng ngày Phá rất Hung, tất không nên phạm:
  • ngày Kiên Cát nhiều nên dùng được;
  • ngày Bình rất Cát;
  • ngày Thâu Cát nhiều không hại.
Sách nói: "Ngày ấy cùng ngày Hoàng Đạo, Thiên Đức, Nguyệt Đức đều dùng được "Phàm tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, nếu sửa sang Trung Cung quyết không nên dùng ngày Mậu Kỷ", vì Trung Cung cùng với tháng cuối của Quý đều thuộc Thổ, lại thấy ngày Thổ tất không Cát.


Phép dùng ngày:
  • Hướng Lệnh lấy Sinh Khí;
  • Đắc Lệnh lấy Thai, Dưỡng;
  • khí Hoá Lệnh lấy tài nguyên, đó là lý thần diệu. Như mùa Xuân, trước sau tiết Thanh Minh làm Dần Sơn là Hoá Lệnh, lấy ngày Giáp mà dùng. Là Giáp thì Lộc tới Dần, Tài ấy là Tứ Mộ và cả Nạp Âm Thổ.
Lại như Đắc Lệnh, Hướng Lệnh không đồng, Tiến Khí, Hoá Khí có khác.
  • Như mùa Xuân Chấn Sơn, thì Giáp Ất giúp Hướng Giáp.
  • Đông Chí mà sinh vượng Chấn, Hướng Xuân Phân mà Chính Vượng Ất Hướng.
  • Thanh Minh mà phép Hoá Khắc Trạch, lấy cái sắp Hoá ấy bổ lấy Tài Lộc, mà Vượng ấy bồi lấy gốc nguồn,
tháng Vượng ấy thêm lấy Thai Tức, bớt thêm được trung bình, là Cát trinh. Hiệp Kỷ nói: "Xét phép dùng ngày của Tông Bí, chuyên lấy Vượng, Tướng nhật làm lời nói của 1 nhà, mà ở Kiên , Trừ tùng thân các nhà, cũng không trái nhau, rất là đáng lấy. Vậy thì bàn về:
  • ngày Mậu Kỷ, bảo rằng tháng Thìn Tuất Sửu Mùi kỵ sửa Trung Cung, ấy bảo rằng Động Thổ rất kỵ là không phải.
  • Bảo rằng ngày Tứ Phế, lấy Chánh Tứ Phế là Hung thì là phải, lấy Bàng Tứ Phế là Hung thì là không phải.
  • Ngày Hoang Vu tức là ngày Ngũ Hư, bảo lấy kỵ trăm việc làm nhầm, ấy là phải, bảo 1 tháng chỉ kỵ 1 chữ là không phải. Vì cổ nhân tạo táng thì lấy toàn cục Tứ Trụ. Cho nên mùa Xuân kỵ Tị Dậu Sửu, mà còn kỵ đến cả năm tháng ngày giờ Canh Tân Thân Dậu. Ngày Mẹo Dậu xung cho nên rất kỵ, không phải bảo rằng thấy 1 chữ tức là ngày Hoang Vu. Vả lại có phép Tỷ Kiên cùng giúp, cũng không phải cứ lấy Hoang Vu là Hung.
Xem như bảo rằng tháng Tý Ngọ Mẹo Dậu là Chuyển Sát, mà lại chép là cổ nhân không kỵ để làm minh chứng, thì nghĩa ấy khá thấy vậy. Đến như lấy tháng Dần ngày Giáp, tháng Mẹo ngày Ât làm Đắc lệnh, Đắc Lộc, thì thuần hậu rất mực, hơn xa nghĩa Phục nhật.

Tóm lại, ngày giờ Cát hay Hung đều lấy Sinh Vượng làm chủ. Tứ thời Ngũ Hành rất là hoạt biến, bởi thế nên cùng Nên hay Kỵ xét xem, thì khinh trọng lấy, bỏ rất rõ ràng. Đến việc lấy năm và giờ hợp thành 8 chữ, thì chẳng phải Nên hay Kỵ có thể rõ hết được, lấy tinh thần mà tỏ rõ, còn lại người ta đó.




12. PHÉP DÙNG THỜI

Thời là chức lại để giúp đỡ, hầu theo, đều coi ở ngày mà dùng, cốt yếu là hoàn toàn giúp đỡ ngày,
  • hoặc cùng Chi Can tỷ hòa của ngày,
  • hoặc cùng với Chi của ngày Tam Hợp- Lục Hợp,
  • hoặc cùng với hàng Can của ngày Quý Nhân- Lộc- Mã...tức là Cát.
Đến như Thông Thư chép: "thời gia Cát Hung thần, hào vô hưởng ứng" (giờ Cát hay Hung không mảy may hưởng ứng), thì bất tất câu nệ hết cả. Như ngày Giáp Mậu Canh lấy giờ Sửu Mùi làm Quý Nhân, ngày Giáp thì Lộc đến giờ Dần, ngày Thân Tý Thìn Mã đến giờ Dần đó. Các cách hung của giờ như sau:
  • Như giờ xung Nguyệt lệnh, xung Tuế Quân đều Hung, việc to thì kỵ, việc nhỏ cũng được, không câu chấp,
  • giờ Phá thì Đại Hung, là Chi của ngày xung Chi của giờ vậy, như loại ngày Tý giờ Ngọ.
  • Giờ Hình là Thứ Hung, là Chi của ngày Hình chi của giờ vậy, như loại ngày Tý giờ Mẹo.
  • Can của ngày khắc Can của giờ gọi là Ngũ Bất Ngộ, là Thứ Hung, như loại ngày Giáp giờ Canh Ngọ. Bài ca Tam Nguyên có câu: "dù được Tam Kỳ cùng Tâm môn, Tam bất ngộ sáng sủa 1 mình", khá biết là Hung, rất kỵ.
  • Tuần Trung Không Vong, Triệt Lộ Không Vong kỹ Xuất hành, không kỵ việc Táng, nhưng thời Kiến là Cát. Cùng với ngày Tỷ hòa vậy, nhưng phạm Ngũ Bất Ngộ thì Hung. Cổ nhân phần nhiều dùng Kiến thời, quyết không dùng Phá thời, dùng Ngũ Bất Ngộ cũng ít.
Dương Công táng người chết tuổi Đinh Tị, Tý Sơn Ngọ Hướng, dùng:
  • năm Nhâm Thân,
  • tháng Mậu Thân,
  • ngày Nhâm Thân,
  • giờ Mậu Thân.
Đó là Kiến thời lại là giờ Ngũ Bất Ngộ. Vì lấy 2 Can không lẫn lộn, Địa Chi lại Nhất Khí, lại Mậu Lộc ở Tị, Thân cùng Tị tạo mệnh, và Mậu Nhâm cùng ngồi ở Thân, cho nên không lấy giờ Ngũ Bất Ngộ làm hiềm.

Phàm dùng giờ:
  • nếu làm việc sửa nhỏ, thì lấy ngày bang phù làm chủ yếu;
  • như việc sửa to cùng mai táng, thì cốt yếu bang phù Tứ Trụ, khiến Tứ Trụ thuần túy để Bổ Long Sơn, Tướng Chủ Mệnh,
đó là phép ngàn đời không hai vậy. Giờ Tứ Đại Cát cũng Cát:
  • Tháng Mạnh (tháng đầu trong 1 Quý) dùng giờ Giáp Canh Bính Thân,
  • tháng Trọng (tháng giửa trong 1 Quý) dùng giờ Càn Khôn Cấn Tốn,
  • tháng Quý (tháng cuối trong 1 Quý) dùng giờ Ất Tân Đinh Hợi.
Đó gọi là Tứ Đại Cát thời, lại làm giờ Thần Tàng sát một, nhưng học giả không rõ cái lý Quy viên Nhập cục để lấy Cát vậy.
  • Như tháng Giêng sau tiết Vũ Thủy, Tướng Hợi dùng việc, dùng giờ Tý trên 4 khắc làm Nhâm Sơn Tý Hướng, thì là Thần Tàng sát một;
như tháng khác, hướng Giáp Canh Bính cũng phỏng theo đây mà suy Mỗi ngày chỉ có 1 giờ các sao Quy Viên Nhập Cục (về chỗ đóng, vào cuộc), như Thái Dương ở Tý thì giờ Nhâm Tý Cát, Thái Dương ở Ngọ thì giờ Bính Ngọ Cát, đó là sự thần diệu Quy Viên Nhập Cục, không Cát nào to bằng. Nguyên Kinh có nói: kẻ khéo dùng giờ, thường khiến Chu Tước xung cánh, Câu Trần lên bệ, Bạch Hổ cháy mình, Huyền Võ gãy chân, Đằng Xà rơi xuống nước, Thiên Không ném vào thùng, đó là 6 vị Thần phục hết. Nếu được 6 vị thần phục hết, thì được Cát, lấy Tướng gia vào giờ cũng Vượng, như ngày Giáp giờ Dần, ngày Ất giờ Mẹo đều Cát. Giờ có thể giúp hàng Can của ngày, có thể giúp Tứ Trụ, thực là Cát Thần vậy. Thời gia cũng có Tam Kỳ, Tử Bạch, phỏng theo lệ nguyệt bạch mà suy.

Nhưng giờ "Độn Giáp Kỳ Môn" là dùng về việc hành binh, không phải làm việc Tạo, Táng. Song các việc Tạo, Táng, Tu phương, Giá thú, Thượng quan, Xuất hành, dùng cũng đều Cát. Phàm chọn giờ dùng phép Kỳ Môn, trước hết lấy Siêu Tiếp làm định, sau xem Lộc Mã Quý Nhân đến cục, cùng với kỳ củng hợp là Thượng Cát, có thể giải tất cả các thứ Hung Sát, vời Cát, đem Phúc. Nếu Kỳ đến mà Lộc không đến là Lộc cưỡi kỳ, Lộc đến mà Kỳ không đến Hung vong, Lộc không thể làm Dụng cho Chế sát.


Hiệp Kỷ có nói: "Phép dùng giờ rất là thiết đáng, duy 1 điều về giờ Tứ Đại Cát, nhằm lấy Tứ sát một thời làm Thần tàng sát một, kìa lấy 2 chữ sát một mà đến nỗi giả dối lầm lẫn. Vì Thần tàng sát một duy có Quý Đăng Thiên Môn, còn 11 Tướng khác đều Tướng nào ở sở nấy, thì Hung thần thụ chế mà Cát. Thần được ngôi, là nói 6 thần đều cúi phục, tức là nghĩa Thần tàng sát một. Nếu giờ Tứ sát một, hãy đem 12 Chi gia vào Địa bàn, còn chưa bàn kịp đến Thần sát thì lý nào được có Thần tàng sát một, đó là lỗi của nhà Tuyển Trạch không xem Nhâm dộn vậy.

Đến như nói Thái Dương ở Tý thì giờ Nhâm Tý Cát, Thái Dương ở Ngọ thì giờ Bính Ngọ Cát, chuyên lấy Thái Dương tự làm một nghĩa, lấy giờ Nhâm Tý thì làm giờ Tý trên 4 khắc , nghĩa ấy càng tinh hơn. Lai như nói giờ Nhâm làm Nhâm Sơn hay Tý Hướng, là lấy phép Chân Thái Dương đến Sơn, đến Hướng. Song thời khắc vốn trái, thường đường Xích đạo đo Sơn Hướng, vốn đất bằng đo phương vị, duy ở dưới Bắc cực thì Xích đạo và đất bằng hợp với 12 Chi, giửa giờ xem 4 khắc, Bát Can Tứ Duy, trước sau giờ xem đều là 2 khắc, hợp lại cũng là 4 khắc. Như Tị chính 2 khắc đến Ngọ, bắt đầu 2 khắc thuộc phương Bính, đầu giờ Ngọ 2 khắc đến Chính Ngọ 2 khắc là loại thuộc phương Ngọ. Từ đó về Nam thì Bắc cực thấp dần, độ lệch dần nhiều, lại ngày Hạ Chí mặt trời đi về lục địa phương Bắc, cách đất bằng xa thì độ lệch nhiều. Ngày Đông Chí mặt trời đi về lục địa phương Nam, cách đất bằng gần thì độ lệch ít. Thuật gia không rõ Thiên văn học, bèn lấy 24 phương vị làm 24 giờ, đã không hợp với phép Lục Nhâm, lại không cùng ứng với Sơn Hướng.
-------------------
Lời bàn:
  • Nếu quý bạn biết môn Lục Nhâm, thì đoạn bàn về "Quý đăng thiên môn, Thần tàng sát một" này rất dễ hiểu. Lấy nguyệt tướng gia lên giờ sao cho sao Quý Nhân đóng vào cung Hợi thì gọi là "Quý đăng thiên môn", sao cho Thìn (Thiên cương) đóng vào Dần, Tị địa bàn thì gọi là "Thần tàng sát một".
-------------------

#41 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 25/11/2015 - 09:46

Bác ơi tự đọc sách viết về PT chứ nhỉ? Bác có chọn sách để đọc không ạ?

#42 thegianvothuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 19 Bài viết:
  • 4 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 21:18

Cám ơn Bác VN nhé. Không biết đến đây đã tạm xong tài liệu tự học phong thủy chưa ạ. Để em bắt đầu tiến hành đọc. Mong Bác hồi âm giúp em nhé. Rất mong Bác giúp em.

#43 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 21:24

Cám ơn bạn đã quan tâm. Tôi cũng vì không biết học ở đâu cho nên phải tự mày mò thôi, những kiến thức nói trên chỉ như một phần nhỏ/phần nổi của tảng băng chìm thôi. Kiến thức vốn bao la, biển học vô bờ, cho nên cần phải có minh sư mới thực sự dùng được.

Thanked by 4 Members:

#44 thegianvothuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 19 Bài viết:
  • 4 thanks

Gửi vào 29/06/2016 - 12:03

Em cũng hiểu điều đó Bác ạ. Tạm thời khi duyên chưa đủ để gặp được Minh Sư thì mình phải tự thân vận động Bác ạ. Khi nào đủ nhân duyên hội ngộ thì mình sẽ gặp được Minh Sư thôi. Trong thời điểm hiện tại em chỉ mong mình đọc được tài liệu thật về phong thủy thôi. Vì nguồn tài liệu quá nhiều, thật giả lẫn lộn. Nếu chẳng may chúng ta đọc sai thì dẫn đến sai toàn bộ về sau này. Nếu em đọc có thắc mắc gì, em post lên mong Bác là người đi trước hướng dẫn thêm giúp em nhé. Cám ơn Bác VN.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

33 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 33 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |