Jump to content

Advertisements




Đường về Vô Cực


31 replies to this topic

#16 TranTienNam

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 992 Bài viết:
  • 1203 thanks

Gửi vào 26/07/2011 - 11:16

Bắc là thủy
Nam là hỏa
Tây là kim
Đông là mộc
TW là thổ

Đây cũng là nguồn gốc ngũ hành, nó là 1 tiền đề cơ bản của KHHB
Bài viết của bác có nội dung giải thích cội nguồn âm dương ngũ hành mà lại lấy tiền đề này giải thích tiên đề kia và ngc lại. Nếu theo tư duy toán học đây là kiểu lấy mỡ mình đi rán mình. Khi nào bác giải thích dc tiên đề trên ắt hẳn sẽ giải thích dc cội nguồn hihihi
Bác có thể tham khảo cuốn "hiệp kỷ biện thiên thư" (1 trong tứ khố toàn thư) và mai hoa dịch số của Thiệu Khang Tiết...

Việc bác nghĩ các tiền nhân biết dc các thuật toán hiện đại kiểu như ngày nay e rằng chưa có 1 tài liệu đáng tin cậy chứng minh điều bác đang nghĩ. Nếu có chứng cứ nào rất mong bác công bố cho mọi ng biết.

Thân ái!!! và hòa thuận!!!!

Thanked by 1 Member:

#17 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4025 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 26/07/2011 - 16:59

TranTienNam said:

Bài viết của bác có nội dung giải thích cội nguồn âm dương ngũ hành mà lại lấy tiền đề này giải thích tiên đề kia và ngc lại. Nếu theo tư duy toán học đây là kiểu lấy mỡ mình đi rán mình.

Râu ông nọ cắm cằm bà kia.

Khi nói "tiền đề" đồng nghĩa với nó là đầu tiên, không có bất cứ cái gì đứng trước tiền đề. Không có tiền đề này giải thích tiền đề kia. Chỉ có lấy tiền đề giải thích chính nó, khi đó mới là mỡ mình rán mình. Bạn phân biệt cho kỹ. Đâu là tiền đề của tôi đặt ra và đâu là tiền đề của người khác. Tôi có dùng tiền đề của tôi giải thích tiền đề của tôi không ? Không.

TranTienNam said:

Bắc là thủy
Nam là hỏa
Tây là kim
Đông là mộc
TW là thổ

Đây cũng là nguồn gốc ngũ hành, nó là 1 tiền đề cơ bản của KHHB
Trên kia đã viết rõ: đây không phải nguồn gốc ngũ hành, và cũng không phải tiền đề của tôi đặt ra. Ngoài ra nó cũng không phải tiền đề của KHHB.
Nếu là tiền đề của bạn, có lý nào tôi không thể giải thích bằng một thiết lập khác ?

TranTienNam said:

Khi nào bác giải thích dc tiên đề trên ắt hẳn sẽ giải thích dc cội nguồn hihihi
Bác có thể tham khảo cuốn "hiệp kỷ biện thiên thư" (1 trong tứ khố toàn thư) và mai hoa dịch số của Thiệu Khang Tiết...

Không ai giải thích tiền đề, chỉ có ĐẶT RA và PHỦ NHẬN tiền đề. Tôi đã PHỦ NHẬN nó bằng tiền đề mạnh hơn phía trên.

TranTienNam said:

Việc bác nghĩ các tiền nhân biết dc các thuật toán hiện đại kiểu như ngày nay...

Đây là diễn giải sai ý của tôi. Nhưng là ý phụ nên tôi không nói thêm.

Có câu hỏi nào đúng hơn không ?

Sửa bởi thatsat: 26/07/2011 - 17:00


Thanked by 1 Member:

#18 TranTienNam

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 992 Bài viết:
  • 1203 thanks

Gửi vào 26/07/2011 - 18:06

Tiền đề là những kiến thức nền tảng nhân loại chấp nhận nó đúng nhưng ko giải thích dc

Định lý là những kiến thức nền tảng mà nhân loại giải thích, chứng minh dc tính đúng đắn của nó.

Mỗ có nhiều câu chất vấn bác nhưng qua cách bác trả lời câu chất vấn trên mỗ nghĩ mỗ nên dừng tại đây.

Xin lỗi đã làm phiền các hạ ! Haha
Chiến hữu réo mỗ cụng ly rồi!

Rượu ngon, mồi bén chờ hiền hữu
Chén rượu cay nồng hóa vô ưu

Cáo biệt!

Thanked by 1 Member:

#19 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4025 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 26/07/2011 - 18:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TranTienNam, on 26/07/2011 - 18:06, said:

Tiền đề là những kiến thức nền tảng nhân loại chấp nhận nó đúng nhưng ko giải thích dc

Định lý là những kiến thức nền tảng mà nhân loại giải thích, chứng minh dc tính đúng đắn của nó.

Mỗ có nhiều câu chất vấn bác nhưng qua cách bác trả lời câu chất vấn trên mỗ nghĩ mỗ nên dừng tại đây.

Xin lỗi đã làm phiền các hạ ! Haha
Chiến hữu réo mỗ cụng ly rồi!

Rượu ngon, mồi bén chờ hiền hữu
Chén rượu cay nồng hóa vô ưu

Cáo biệt!
Phần trên là trả lời theo ý hỏi của bạn. Bản chất vấn đề không phải tiền đề thay đổi hay không, chỉ là sai số trên cùng một cơ sở.

Nên dừng lại là đúng vì cơ bản đã khác nhau từ đầu. Tiền đề chỉ có ý nghĩa trong phạm vi một bài toán, chứ không phải kiến thức nền tảng mà nhân loại giải thích nói chung.

Sửa bởi thatsat: 26/07/2011 - 18:19


Thanked by 1 Member:

#20 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 26/07/2011 - 21:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TranTienNam, on 25/07/2011 - 21:31, said:

Huynh đài đã trăn trở suy nghĩ về căn nguyên nguồn cội quả là kẻ thông minh ham học
Và là một hiện tượng rất tốt cho làng mệnh lý VN. Mong có thêm nhiều người như vậy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TranTienNam, on 25/07/2011 - 21:31, said:


Tiền nhân để lại hậu nhân tiên thiên và hậu thiên, hà đồ lạc thư mà ko 1 lời giải thích.

Nếu tiền nhân biết dc khái niệm đường tròn, chuyển động, không gian 3 chiều... thì có lẽ khoa học phương đông ngày nay ko để khoa học phương tây bỏ xa như bây h!
Tiền nhân có giải thích, nhưng là giải thích hàm hồ (nếu xét theo tiêu chuẩn khoa học tây phương). Sở dĩ vậy là vì hai lý do:
-Tiền nhân dùng Hán tự để giải thích, mà Hán tự là một loại ngôn ngữ có độ chính xác rất thấp (tức là -so với các ngôn ngữ khác- có nhiều trường hợp cùng một câu có thể hiểu hai ba nghĩa).
-Tiền nhân -mặc dù dùng số học- không xử dụng những khí cụ của toán học trong lập luận.
Ngày nay chúng ta có lợi thế hơn tiền nhân vì nắm vững các phương pháp toán học và khoa học. Nên chúng ta có thể áp dụng khoa học để 1) hiểu người xưa 2) tiến xa hơn người xưa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TranTienNam, on 25/07/2011 - 21:31, said:

Dĩ nhiên bắc-thủy, nam-hỏa là đúng nhưng đó là công nhận từ tiên thiên, hà đồ mà thôi!
Tại sao không nghĩ ngược lại là tiên thiên Hà Đồ được đặt như thế để phù hợp với tính "bắc thủy nam hỏa" của bắc bán cầu là nơi cư ngụ của người đặt ra Hà Đồ? Nói cách khác rất có thể Hà Đồ là một kết quả của suy luận, không phải là một tiền đề.

Thanked by 1 Member:

#21 TranTienNam

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 992 Bài viết:
  • 1203 thanks

Gửi vào 26/07/2011 - 22:02

Hoan hỷ bác VDTT đã tham gia bàn luận!

Quả thật! Đây là suy luận của tiền nhân hay nói cách khác đó là quá trình chiêm nghiệm thiên văn ngắm và quan sát..địa mà đút kết mà thành

Trung Hoa chữ viết tượng hình vì nhiều hiện tượng họ ko diễn giải dc nên phải dùng ngôn ngữ tượng hình...

Hoan hỷ bác VDTT đã tham gia bàn luận!

Quả thật! Đây là suy luận của tiền nhân hay nói cách khác đó là quá trình chiêm nghiệm thiên văn ngắm và quan sát..địa mà đút kết mà thành

Trung Hoa chữ viết tượng hình vì nhiều hiện tượng họ ko diễn giải dc nên phải dùng ngôn ngữ tượng hình...

Thanked by 1 Member:

#22 TranTienNam

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 992 Bài viết:
  • 1203 thanks

Gửi vào 26/07/2011 - 22:09

Nhưng tiền đề
Bắc thủy
Nam hỏa
Đông mộc
Tây kim
TW thổ

Là 1 tiên đề đúng mọi nơi trên địa cầu trừ vài nơi đặc biệt

Thái cực sinh lưỡng nghi
Lưỡng nghi sinh tứ tượng
Tứ tượng sinh bát quái
Bát quái chồng lên nhau tạo 64 trạng thái

Vậy ngũ hành ở đâu ra?

Thanked by 1 Member:

#23 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 26/07/2011 - 23:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TranTienNam, on 26/07/2011 - 22:09, said:

Nhưng tiền đề
Bắc thủy
Nam hỏa
Đông mộc
Tây kim
TW thổ

Là 1 tiên đề đúng mọi nơi trên địa cầu trừ vài nơi đặc biệt

Thái cực sinh lưỡng nghi
Lưỡng nghi sinh tứ tượng
Tứ tượng sinh bát quái
Bát quái chồng lên nhau tạo 64 trạng thái

Vậy ngũ hành ở đâu ra?
Hãy tưởng tượng mô hình hình học không gian sau đây:
1) Hình cầu đậm bán kính r đại biểu Âm.
2) Hình cầu nhạt bán kính r đại biểu Dương.
3) Xếp những hình cầu này với nhau để được một hình thể giản dị nhất mà có tính cân xứng cao nhất, sẽ thấy hình thể tương ứng gồm 4 hình cầu, với tâm của mỗi hình chiếm đỉnh một hình tứ diện đều.
4) Chỉ có 5 tổ hợp khác nhau của 4 hình cầu như vậy, là 4A, 3A1D, 2A2D, 1A3D, 4D.
Vậy là từ mô hình Âm Dương, cuối cùng ta có 5 tổ hợp. Coi 5 tổ hợp này ứng với 5 yếu tố thì có thuyết ngũ hành.
Vậy thì, tối thiểu trên mô hình, ngũ hành có thể phát xuất từ âm dương.
Còn dùng lý gì để có các bước 1, 2, 3 kể trên lại là chuyện khác.

Thanked by 1 Member:

#24 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 27/07/2011 - 01:53

(tiếp message trước)

Nay thử bỏ đi một chiều (chiều thời gian) mô hình trên sẽ co rụt lại (bị giảm cấp) như sau:

Không gian => mặt phẳng
Hình cầu => Hình tròn
Tứ diện đều =>tam giác đều
Các tổ hợp bây giờ gồm 3 hình tròn A (âm) hoặc D (dương). Vì đã bỏ thời gian, nên không phân định thời gian trước sau, do đó chỉ có 4 tổ hợp phân biệt là 3A, 2A1D, 1A2D, 3D; ứng với tứ nguyên Đất Nước Gió Lửa (còn gọi là tứ Đại) của lý số tây phương.

Từ đó có thể thấy rằng ngũ hành và tứ nguyên không gì khác hơn là hai cách giải (gần đúng) của cùng một bài toán âm dương.
Đông phương dùng phép giải ngũ hành, tây phương dùng phép giải tứ nguyên.

Ngũ hành chứa nhiều dữ liệu hơn, nhưng tính cân đối lại kém hơn tứ nguyên. Mỗi bên đều có cái hay, cái dở. Quan trọng nhất là đều thiếu sót cả.

Sửa bởi VDTT: 27/07/2011 - 01:56


Thanked by 1 Member:

#25 toahuongqui

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 122 Bài viết:
  • 393 thanks

Gửi vào 27/07/2011 - 06:28

@bác VDTT và anh thatsat: cà hai bài toán đều dẫn dắt có logic, hợp tình hợp lý. Nhưng có một điều cần được đả thông để hiểu rõ : chúng ta công nhận học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành (riêng bản thân Ngũ Hành và quan hệ Ngũ Hành với Âm Dương đang còn nhiều kiến giải chưa thông nhất) và dùng phương pháp mô hình toán để giải thích nó, hay đang thử xây dựng một tiền đề cho nó?

Thanked by 1 Member:

#26 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 27/07/2011 - 10:22

@toahuongqui: Theo lý "giản dị" tôi bắt đầu với âm dương là tiền đề, lập mô hình, rồi từ mô hình suy ra tứ nguyên, ngũ hành.

Thanked by 1 Member:

#27 thichthiphi

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 138 Bài viết:
  • 50 thanks

Gửi vào 27/07/2011 - 12:16

Thị phi cũng từng đọc cuốn sách số 1 nhưng bây h cũng chẳng còn nhớ bao nhiêu?
Chỉ có vài ý kiến theo cách nghĩ cá nhân còn nhớ xót lại:

Tứ diện đều =>tam giác đềuTác giả lấy trường hợp đặc biệt mất rồi.
Còn trường hợp đường thẳng thì đồng ý,vì nó là cơ bản nhất của âm dương.

Còn ý này nữa theo t/g thì thái dương luôn cách tử vi 3 cung nên không ảnh hưởng của tử vi,nên thái dương là đế tinh.
Theo quan điểm riêng của thị phi thì:Thái dương là nơi ảnh hưởng mạnh nhất của mặt trời với trái đất,còn tử vi nằm ở tiếp tuyến nữa sáng nữa tối.Rất hợp với cách trị quốc ngày xưa lấy cân bằng làm trọng,còn thái đương tượng cho quan chức thì tại sao quan không bị ảnh hưởng của vua.

Thanked by 1 Member:

#28 toahuongqui

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 122 Bài viết:
  • 393 thanks

Gửi vào 27/07/2011 - 12:21

@Bác VDTT : Cảm ơn bác hồi đáp, thq đã thông được bài toán của bác, cũng là một cách để lý giải ngũ hành và quan hệ giữa ngũ hành với âm dương.

Sửa bởi toahuongqui: 27/07/2011 - 12:22


Thanked by 1 Member:

#29 tyty

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 180 Bài viết:
  • 31 thanks

Gửi vào 27/07/2011 - 14:04

Trích dẫn

Thái cực sinh lưỡng nghi
Lưỡng nghi sinh tứ tượng
Tứ tượng sinh bát quái
Bát quái chồng lên nhau tạo 64 trạng thái

Vậy ngũ hành ở đâu ra?

ở đâu ra...
Thái cực sinh lưỡng nghi là Thái dương và Thái Âm..
có dương có âm rồi đó...
ngũ hành, hành là động...
trong động có sinh có khắc...
từ cái Ta có 2 thứ sinh, 2 thứ khắc...
cộng lại là 5, liền nói là 5 hành...
5 là ngũ...
nên 5 thứ đó gọi là ngũ hành...
rồi giải thích theo các hiện tượng xảy ra...
nên mới đặt ra hỏa, thổ, kim, thủy mộc...
cho nó dễ hiểu...

theo tyty, tử bình nói rõ ràng nhất về ngũ hành này...
đó là theo 10 thần,
ta sinh ra là thực, thương,
ta được sinh là ấn,
ta khắc nó là tài,
ta bị nó khắc là quan,

1 là thực thương,
2 là ấn,
3 là tài,
4 là quan,
cộng với TA là 5 !
chính xác đó là 5 cái hành động!

(hi vọng là mũ bảo hiểm của mình kô dỏm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

Sửa bởi tyty: 27/07/2011 - 14:08


Thanked by 1 Member:

#30 DIMATTEO

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 321 Bài viết:
  • 277 thanks

Gửi vào 27/07/2011 - 16:37

Chủ đề này các bác lại bàn thiên sang dịch lý rồi. Tứ Trụ cốt tủy của nó là Âm dương Ngũ hành mà.

Còn về tại sao hậu thiên bát quái: Li lại nằm trên Khảm thì cái này cần phải so sánh với
phong thủy Lạc Việt mà ông Thiên Sứ đã sáng tác.

Theo Minh thì chắc chắn ông TS đã nhìn vào bản đồ thế giới để sắp lại bát quái. Phương bắc nằm trên xích đạo,phương nam ở dưới.

Nhưng ông thiên sứ quên mất rằng:

Người Trung quốc ngày xưa coi phương Nam là phương của thánh nhân,lúc nào cũng cần phải hướng về Nam.
Trong bản dồ xua của Tàu cũng đều đặt Nam trên là như vậy.

Còn 1 điều nữa đó là ông Thiên Sứ quên mất 1 điều: 2 cực trên Trái Đất đều là Băng tuyết (âm Hàn thủy vượng).

Còn theo Minh thì Tiên Thiên và Hậu thiên bát quái đều mô tả phương vị trạng thái vũ trụ cũng như trái đất theo chiều dọc,chứ không phải chiều ngang
mà ông TS nghĩ như bản đồ trái đất.

Vài dòng lạm bàn,.

Sửa bởi MINHCUCCU: 27/07/2011 - 16:37


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |