Jump to content

Advertisements




Tự học phong thủy 1

fengshui for dummies

39 replies to this topic

#16 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 26/03/2015 - 19:58

6. BÁT QUÁI

Bát quái có hai loại, đó là Tiên thiên bát quái và Hậu thiên bát quái. Xuất xứ của bát quái có từ rất xa xưa, nó được hình thành từ hai hình tượng âm dương, chồng lên nhau lần thứ nhất hình thành tứ tượng, tứ tượng chồng thêm 1 vạch âm/dương lần thứ 2 tạo nên bát quái.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có sách ghi rằng Tiên thiên bát quái chính là Hà đồ do vua Phục hi xếp đặt tạo nên còn Lạc thư chính là Hậu thiên bát quái do vua Đại vũ xếp đặt nên. Người đầu tiên đưa hình ảnh Tiên/hậu thiên bát quái vào sách là Khổng An Quốc - cháu đời thứ 12 của Khổng Tử - sống đời Hán vẽ ra. Mãi tới đời sơ Tống mới có sách in hình bát quái phát hành rộng rãi trong công chúng.

Thuyết quái truyện nói về tiên thiên bát quái như sau:
  • "thiên địa định vị, sơn trạch thông khí, lôi long tương bạc, thủy hỏa bất tương xạ, bát quái tương thác" và
  • " biết cái đi trước là thuận, biết cái đi sau là nghịch, cho nên ở kinh Dịch là đếm ngược vậy"
  • "sấm là để làm cho rung động, gió để làm cho tan đi, mưa để làm cho thấm nhuần, mặt trời để làm cho ấm áp, núi để làm cho ngăn chặn lại, đầm để làm cho vui vẻ, kiền là chủ, khôn để dấu đi"
về hậu thiên bát quái như sau: "muôn vật ra ở phương Chấn, Chấn là phương Đông; sạch sẽ đều nhau ở phương Tốn, Tốn là phương Đông Nam; Ly là sáng, muôn vật cùng thấy nhau, là quẻ phương Nam, thánh nhân thường quay mặt về phương Nam mà nghe thiên hạ, hướng vào phương sáng mà trị - là do tượng quẻ ly; Khôn là đất, muôn vật đều được nuôi dưỡng, cho nên nói rằng làm việc ở Khôn; Đoài là chính thu, muôn vật đều vui vẻ, nên nói rằng vui vẻ ở Đoài; Kiền là quẻ ở Tây Bắc, âm dương xô sát nên nói đánh nhau ở Kiền; Khảm là nước, là quẻ phương chính Bắc, là quẻ khó nhọc, muôn vật đều về đấy nên nói khó nhọc ở Khảm; Cấn là quẻ đông bắc, muôn vật ở đấy làm nên cuối và làm nên đầu nên nói rằng hoàn thành ở Cấn". Xét hình tượng từ kinh văn trong thuyết quái truyện, ta thấy từ đời nhà Chu, hình tượng tiên thiên/hậu thiên đã rộng rãi rồi. Xưa nay sách vở ghi về xuất xứ của bát quái nhiều nhưng không thống nhất. Vậy chúng ta cứ tạm chấp nhận mọi thuyết ấy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





ÁP DỤNG BÁT QUÁI TRONG PHONG THỦY

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bát quái tiên thiên có hai ứng dụng chính trong phong thủy: (1) bát quái phối nhau; (2) hợp số cục hà đồ:

Ứng dụng 1 của tiên thiên bát quái: bát quái phối nhau:
tức là hai quái đối diện nhau hòa hợp tạo thành 4 thế như sau:
  • Càn khôn phối nhau, gọi là "thiên địa định vị"
  • Đoài cấn phối nhau, gọi là "núi trằm thông khí"
  • Ly khảm phối nhau, gọi là "nước lửa tương tề"
  • Chấn tốn đối nhau, gọi là "sấm gió nương nhau"
Như trong phần "thu sa, nạp thủy, phối hướng theo hà đồ" (hà đồ đại tứ cục) đã trình bày.

Ứng dụng 2 của thiên thiên bát quái: hợp cục số
tức là dùng số của bát quái tiên thiên, hợp số với nhau thành cục số của Hà đồ:
  • Cục thủy: dùng Càn (1) hợp Khảm (6) thành cục thủy 1-6 đại cát
  • Hỏa cục: dùng Đoài (2) hợp Cấn (7) thành cục hỏa 2-7 thượng thượng cát
  • Mộc cục: dùng Ly (3) phối Khôn (8) thành cục mộc 3-8 đại cát
  • Kim cục: dùng số 4 và số 9 để hợp cục kim. Tuy nhiên, trong tiên thiên bát quái chỉ có quẻ Chấn số 4 còn số 9 thì không có, thành ra lấy Tốn số 5 thay thể. Chấn phối Tốn thượng thượng cát.
Bát quái tiên thiên là dụng của Hà đồ - nên động, hà đồ là thể nên tĩnh. Do đó tiên thiên bát quái chính là hà đồ, hà đồ cũng chính là tiên thiên bát quái.

Bát quái hậu thiên cũng có hai ứng dụng chính: (1) cục số hợp thập, cục hợp thập này trong phủy chỉ dụng kiếm con hiếm muộn, tức là người xưa lấy vợ chính không có con thì lập phần mộ cha mẹ theo cách phối hợp thập, sẽ ứng nghiệm được việc tìm vợ lẽ sinh được con; (2) Lập cửu cung phi độn (sẽ trình bày ở phần sau).


Tiên hậu phối hay Đồ/Thư phối
Những cục thế trong phong thủy mà hợp được cách Tiên-hậu phối thì không có gì quý bằng, được gọi là cục thuần chất không tạp loạn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




BỐN ĐẠI CỤC TIÊN THIÊN, HẬU THIÊN PHỐI NẠP SA
  • Mão long thu Khảm sa, Khảm long thu Mão sa
  • Ly long thu Dậu sa, Dậu long thu Ly sa

Dẫn giải:
cục thu sa tiên hậu phối lấy đại cục tại hai cung đối tứ chính là Đông và Tây. Mão long là dụng của hậu thiên, tiếp nhận cung đối theo hậu thiên là Đoài, nhưng theo tiên thiên là Khảm nên Mão hậu thiên nhận Khảm của tiên thiên và ngược lại.
Dậu long là dụng của hậu thiên, nhận đối cung là Chấn hậu thiên cũng chính là nơi Ly tiên cư trú. Nên Dậu long hậu thiên tiếp nhận Ly sa tiên thiên và ngược lại.
Đó chính là thế tiên/hậu thiên phối.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



ĐÔNG TỨ TRẠCH, TÂY TỨ TRẠCH
  • Khảm, Chấn, Tốn, Ly là Đông tứ trạch
  • Càn, Cấn, Khôn, Đoài là Tây tứ trạch
Nhà có tọa (sơn) thuộc Đông trạch thì thích hợp cho chủ nhà có mệnh cung thuộc Đông trạch, dùng ngày giờ (tuyển trạch) Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh (thiên can), Tý Mão Ngọ Thìn Tị (địa chi). Nghĩa là sử dụng: Nhâm Tý/Ngọ/Thìn; Bính Tý/Ngọ/Thìn; Quý Mão/Tị; Ất Mão/Tị; Đinh Mão/Tị.

Nhà có tọa sơn thuộc Tây trạch thì thích hợp cho chủ nhà có mệnh cung thuộc Tây trạch, dùng ngày giờ Canh/Tân/Mậu/Kỷ, địa chi Tuất Hợi Sửu Dần Mùi Thân Dậu. Nghĩa là: Canh Tuất/Dần/Thân; Mậu Tuất/Dần/Thân Tân/Kỷ Hợi/Sửu/Mùi/Dậu.
Phần trên là cách sử dụng tỉ mỉ, phần đông các nhà đều lấy địa chi là chính để sử dụng mà không tính tới thiên can. Nguyên tắc chính là Tây phải gặp Tây; Đông phải gặp Đông.

Thanked by 2 Members:

#17 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 27/03/2015 - 05:37

7. THIÊN CAN, ĐỊA CHI

CÁC KIẾN THỨC VỀ CAN CHI TRONG SÁCH NÀY ĐÃ ĐƯỢC TRÌNH BÀY NHIỀU RỒI, KHÔNG CÓ GÌ MỚI. NAY CHUYỂN THẲNG TỚI NỘI DUNG PHONG THỦY

Theo sở học và sở kiến của chúng tôi thì giữa can chi năm sinh của người này và can chi năm sinh của người kia không hề có sự dính dấp về khắc hay hợp. Giữa người và người chỉ có tương quan về (1) ngũ hành (của mệnh nạp âm), chủ về việc ứng xử, cử chỉ hành động trong cuộc sống; và (2) cung mệnh theo bát quái chủ về phương hướng làm việc, sự ngắn ngủi hay lâu bền trong hôn nhân.

Học thuật phong thủy dụng can chi cho hầu hết các pháp thức chính yếu để xác định long cục, huyệt vị, nạp sa, thuy thủy và phối hướng cùng xác định giờ giấc để an huyệt hay xây dựng tu tạo nhà cửa..vv.. Sau đây là các cách cục nạp thủy của can chi:

CỤC CÁCH BÁT TƯƠNG SINH - 12 CỤC BÁT CAN TỨ DUY
ta thấy rằng cứ tính từ cung tọa đi xuôi 8 bước là phương nạp thủy. Ví dụ: nhà tọa Nhâm thì đếm từ Nhâm là 1, đếm xuôi tới Đinh là 8 bước, nạp thủy tại Đinh (xem bảng sau)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




CỤC CÁCH BÁT TƯƠNG SINH - 12 ĐỊA CHI
Ta thấy rằng từ cung tọa đếm là một, đếm tới cung thứ 8 là cung nạp thủy. Trong công thức nạp thủy này cần ghi nhớ phải nạp đúng sơn "thủy lai", "thủy khứ" mới đạt chuẩn định hướng an huyệt. Ví dụ: xem một cuộc đất thấy có thủy đáo tại sơn Tân nhưng không thấy thủy khứ tại cung Khôn, thì ta không được phép theo pháp thức "cách bát tương sinh" để chọn cuộc đất tọa Giáp hướng Canh được, mà phải dùng pháp thức khác để xác định tọa/hướng của huyệt mộ. Một ví dụ khác, nếu chỉ thấy thủy lai đáo cung Mùi mà không thấy thủy khứ tại cung Tị (mà ở cung khác) thì không thể lập huyệt tọa Tý hướng Ngọ được.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





5 CỤC HÓA HỢP CỦA THIÊN CAN NẠP THỦY

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




6 CỤC LỤC HỢP CỦA ĐỊA CHI NẠP THỦY

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Phần trên đã nói về các cục cát, đã có cục cát phải có cục hung, sau đây là các cục kỵ (xấu):

3 CỤC HÌNH HUNG THỦY, KỴ DÙNG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



12 CỤC LỤC HẠI HUNG THỦY, KỴ DÙNG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




4 CỤC PHÁ HUNG THỦY, KỴ DÙNG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#18 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 27/03/2015 - 17:15

8. PHÁP NGŨ HỔ ĐỘN
9. PHÁP NGŨ THỬ ĐỘN
hai mục này nhiều sách đã bàn, trên mạng tìm kiếm cũng đễ nên xin phép không bàn.

10. ĐẠI PHÁP "THẬP NHỊ THẦN" - dùng để nạp sa, nạp thủy
Pháp thức "Thập nhị thần" là pháp quan trọng nhất trong việc "nạp sa", "thu thủy" của phong thủy. Pháp thập nhị thần còn được gọi là "thập nhị cung", chính là nguyên lý của vòng trường sinh:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




trong 12 cung này, người ta sử dụng:
  • 4 cung cát nhất dùng để nạp sa, thu thủy: Trường sinh, Lâm quan, Quan đới, Đế vượng
  • 5 cung hung nhất dùng để khứ thủy: Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt
Như vậy, nguyên tắc căn bản của vòng trường sinh là thu nạp những cung cát, tống khứ những cung hung. Nếu làm ngược lại là tai hại to lớn.


CÁCH THỨC SỬ DỤNG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lấy sơn của địa chi (dùng song sơn ngũ hành) của nhà cửa, hay sơn/hướng của mộ phần nạp vào tam hợp của địa chi mà lập thành 4 cục thủy/mộc/hỏa kim. Sau đó phân ra âm cục hay dương cục mà khởi trường sinh:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




LƯU Ý:
Khi nạp sa thì phải dùng sơn để nạp, khi thu thủy phải dùng hướng để định. Còn về dương trạch thì chỉ dụng sơn của ngôi nhà mà thôi.
ta thấy rằng cung sinh của cùng cục nhưng là dương cục thì biến thành cung tử của cục đó thuộc âm. Vì vậy phong thủy có câu "đất tử thành đất sinh, đất sinh thành đất tử", chính là luật âm dương điên đảo của cuộc đất khi sử dụng pháp thức này.

NẠP THỦY, NẠP SA CHO DƯƠNG TRẠCH VÀ ÂM TRẠCH
Phần đông theo hoàn cảnh hiện tại, phần đông nhà tập trung nơi phố thị, do đó nạp sa là dùng những căn nhà cao tầng gần nhất trong khu, hoặc các khu lân cận nhìn thấy được để làm sa. Còn ở vùng nông thôn thì dùng núi đồi thấy được để nạp sa.
Nạp thủy thì dùng các ngã đường giao nhau (như ngã ba, ngã tư, ngã năm vvv) gần nhà nhất. Còn nhà nằm gần sông, rạch, suối thì sử dụng chính các dòng nước đó để nạp thủy.
Theo lý thuyết thập nhị thần, chúng ta thường hay suy từ sơn hướng của căn nhà hay phần mộ để nạp sa hay nạp thủy. Nhưng trong thực tế, thày phong thủy thường dùng ngược lại, nghĩa là xem xét địa thế của sa/thủy để lập sơn/hướng cho nhà cửa hay mộ phần.

Về âm huyệt (mộ phần) thường là thế đất rộng thoáng nên dễ biết hướng tới của Long và Thủy. Còn về dương trạch (nhà ở) hiện nay thì khó lòng biết được thế long đến/lai long (là âm hay là dương). Cho nên kinh nghiệm là ta cứ chọn hai cung Lâm Quan và Đế vượng của cục thuận mà nạp sa và nạp thủy. Bởi cho dù là cục âm hay cục dương thì hai cung đó vẫn chỉ đổi tên cho nhau mà thôi (nghĩa là đế vượng đối thành lâm quan, lâm quan đổi thành đế vượng).


VÍ DỤ 1: ngôi mộ Cấn long Đinh hướng, khởi thuận
Nạp sa: ta lấy sơn của ngôi mộ là sơn Cấn, thuộc song sơn Cấn-Dần nạp vào tam hợp Dần - Ngọ - Tuất. Lấy trường sinh từ Dần
Nạp thủy: lấy hướng Đinh để dùng, song sơn là Đinh Mùi, nạp tam hợp Hợi - Mão - Mùi. Lấy trường sinh từ Hợi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



như vậy, ta tính ra:
  • các phương nạp sa cát tường là: Cấn - Dần; Ất - Thìn; Tốn - Tị; Bính - Ngọ.
  • các phương nạp thủy cát tường là: Hợi - Càn; Quý - Sửu; Giáp - Mão; Ất - Thìn.
VÍ DỤ 2: Ngôi nhà (dương trạch) tọa Quý hướng Đinh
như vậy muốn tính 12 cung trường sinh cho ngôi nhà này, ta sơn Quý nạp vào tam hợp Tị - Dậu - Sửu, khởi trường sinh tại Tị.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





VÍ DỤ 3: ngôi mộ tọa Tân hướng Ất, khởi dương thuận
Nạp sa: sơn Tân thuộc song sơn Tân - Tuất, nạp tam hợp Dần - Ngọ - Tuất, khởi trường sinh tại Dần.
Nạp thủy: lấy hướng Ất để dùng, Ất thuộc song sơn Ất - Thìn, nạp tam hợp Thân - Tý - Thìn, khởi trường sinh tại Thân.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




như vậy ta tính ra:
  • các phương nạp sa cát tường: Cấn - Dần; Ất - Thìn; Tốn - Tị; Bính - Ngọ
  • các phương nạp thủy cát tường: Khôn - Thân; Tân - Tuất; Càn - Hợi; Nhâm - Tý.
giả sử ta có căn nhà tọa Tân hướng Ất, thì ta dùng sơn Tân thuộc song sơn Tân - Tuất, nạp Dần Ngọ Tuất mà khởi trường sinh từ Dần.


----------------
VÍ DỤ 4: ngôi nhà tọa Thìn hướng Tuất, khởi nghịch
lấy sơn Thìn thuộc song sơn Ất Thìn, nạp tam hợp Thân Tý Thìn khởi trường sinh nghịch tại Mão

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#19 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 27/03/2015 - 22:27

11. BÁT QUÁI THU MẦM NẠP GIÁP
theo "Hiệp kỷ biện phương thư" thì phép của Nạp giáp không biết khởi từ đâu ra. Nạp Giáp là thuật ngữ dịch học đời Hán, do Kinh Phòng đời Lương Hán sáng lập. Đến đời Đông Hán, Ngụy Bá Dương trong "Chu dịch tham đồng khế" bổ túc thêm vào. Đời sau các nhà bói cỏ thi, dự đoán, tuyển trạch...vv đều dùng phép này. Phép này lấy 8 quái nạp 10 can. Càn và Khôn là hai quái phụ mẫu nên mỗi quái nạp 2 can, còn lại mỗi quái nạp một can như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


<p>
đây là nguyên tắc dùng bát quái tiên thiên phối với 10 can.
  • Càn 1: nạp giáp cặp can đầu Giáp Ất, nhưng càn là dương quái nên nạp can Giáp dương.
  • Đoài 2: phối với cặp thiên can thứ 2 Bính Đinh, nhưng Đoài là quẻ âm nên chỉ nạp được can Đinh âm.
  • Ly 3: phối hợp với cặp thiên can thứ 3 là Mậu Kỷ, nhưng Ly là quẻ âm nên chỉ nạp được can kỷ.
  • Chấn 4: phối hợp với cặp thiên can thứ 4 là Canh Tân, nhưng Chấn là quẻ dương nên chỉ nạp can Canh.
  • Quẻ khôn đối quẻ Càn, mà Càn đã nạp Giáp thì còn lại Ất nạp vào Khôn
  • Cấn đối quẻ Đoài: mà Đoài đã nạp Đinh nên Cấn nạp Bính
  • Khảm đối quẻ Ly: mà Ly đã nạp can Kỷ nên Khảm nạp can Mậu
  • Tốn đối quẻ Chấn: Chấn đã nạp can Canh nên Tốn nạp can Tân.

LÀM SAO NẠP THÊM 12 ĐỊA CHI?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Người ta dùng sự tiêu trưởng âm dương trong tự nhiên, mà đại diện của âm dương là NhậtNguyệt, trong tháng để hình thành nên quẻ dịch của thời gian trong tháng. Trong bát quái tiên thiên thì quẻ Ly nằm nơi chính Đông, quẻ Khảm nằm nơi chính Tây. Hình tượng của Ly là mặt trời/nhật thể, hình tượng của Khảm là mặt trăng/nguyệt thể - không dùng 2 quẻ này để nạp quẻ trong tháng:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


còn lại 6 quẻ Càn Khôn, Chấn Tốn, Cấn Đoài hình thành tuần tự thời gian như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cả 6 quẻ trên đều có sinh diệt, chỉ còn lại hai quẻ Khảm và Ly là Nhật Nguyệt chính thể nên không bị tiêu diệt.


KHẮC KỴ CỦA CÁC QUẺ
  • Quẻ Khôn (Ất đồng): kỵ Mão thủy và ngày Mão
  • Quẻ Chấn (Canh, Hợi, Mùi đồng) kỵ Thân thủy và ngày Thân
  • Quẻ Đoài (Đinh, Tị, Sửu đồng) kỵ Tị thủy và ngày Tị
  • Quẻ Càn (Giáp đồng) kỵ Ngọ thủy và ngày Ngọ
  • Quẻ Tốn (Tân đồng) kỵ Dậu thủy và ngày Dậu
  • Quẻ Cấn (Bính đồng) kỵ Dần thủy và ngày Dầns
  • Quẻ Ly kỵ Hợi thủy và ngày Hợi
  • Quẻ Khảm kỵ Thìn thủy và ngày Mậu

Trong thuật phong thủy, người ta đem Long mạch và Thủy hướng nạp vào quẻ để xét xem vận khí của mộ huyệt. Lấy Long làm nội quái, hướng là ngoại quái hình thành một quẻ dịch sơn hướng như sau:

11.1 CÁCH ỨNG DỤNG BÁT QUÁI NẠP CAN CHI TRONG PHONG THỦY


Công thức sử dụng quẻ dịch "Bát quái nạp can chi" theo nguyên tắc sau:
  • Lấy sơn, lấy long làm nội quái
  • Lấy thủy làm ngoại quái

ví dụ: ngôi mộ Càn long, Khôn hướng sẽ có quẻ dịch là:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Còn ngôi mộ Khôn long, Càn hướng sẽ có quẻ dịch là:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Khi đã lập thành quẻ rồi, phải dựa vào khí ngũ hành của quẻ kép đó mà phân ra lục hào (huynh đệ, tử tôn, thê tài, quan quỷ, phụ mẫu). Ví dụ như quẻ Bĩ trên mang hành kim, thì Mùi là phụ mẫu, Tị là quan quỷ, Mão là thê tài, Ngọ là quan quỷ, Thân là huynh đệ, tuất là phụ mẫu.

Riêng trong môn Phong thủy, việc nạp hào dịch để xét đoán cát hung không dựa vào thoán từ hay ý nghĩa hào tượng như trong môn bói lục hào. Mà ta chỉ xét ngũ hành (nạp âm) của từng hào, rồi so sánh với hành của quẻ để đoán cát hung theo nguyên tắc: sinh là cát, khắc là hung.

VÍ DỤ
ngôi mộ Càn long, Tốn hướng ta có quẻ Phong Thiên Tiểu súc hành kim

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ta có: sơ cửu Giáp Tý chủ phụ mẫu hành kim, cửu nhị Giáp Dần hành thủy...vv. Xét quẻ Tiểu súc hành mộc cho nên các hào cát là:
  • Giáp Dần chủ huynh đệ: hành thủy tương sinh với quẻ
  • Giáp Thìn chủ thê tài: hành hỏa tương sinh với quẻ
  • Tân Mão chủ huynh đệ: hành mộc tỷ hòa với quẻ
Còn các hào hung là:
  • Giáp tý chủ phụ mẫu: hành kim tương khắc với quẻ
  • Tân Mùi chủ thê tài: hành thổ nên bị quẻ khắc
  • Tân Tị chủ tử tôn: hành kim nên khắc quẻ.
Luận rằng phần mộ này rất cát về hào huynh đệ, rồi tới việc thê tài, rồi cuối cùng mới tới phụ mẫu và tử tôn.


Ví dụ 2: ngôi mộ Khảm long, hướng Khôn, được quẻ Địa Thủy Sư hành thủy:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



ta thấy Mậu thìn quan quỷ, Quý Sửu quan quỷ, Quý hợi huynh đệ, Quý dậu phụ mẫu là tương sinh với quẻ. Còn Mậu Dần tử tôn, Mậu Ngọ thê tài tương khắc với quẻ. Vậy kết luận rằng phần mộ này việc huynh đệ, quan quỷ, phụ mẫu rất cát. Còn thê tài và tử tôn bị hung.

Công thức Nạp Giáp rất quan trọng trong học thuật phong thủy. Ngày xưa nó được giấu kín trong các bí thuật, được các nhà nho và các đạo sỹ giữ gìn cẩn mật, không cho phép công bố rộng rãi trong quần chúng. Nhất là pháp "Bát quái nạp can chi" sử dụng dịch quái.

---------------------------------------------------------------------------------

CÀN LONG (GIÁP ĐỒNG)


Trong chương này, ta lấy Càn long hoặc Giáp long phối với hướng để tạo thành quẻ vận khí của mộ huyệt.

CÀN LONG - HƯỚNG CÀN, HOẶC HƯỚNG GIÁP

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lấy Càn long làm nội quái, hướng Càn hay hướng Giáp làm ngoại quái, hình thành quẻ Bát Thuần Càn.



CÀN LONG - HƯỚNG ĐOÀI, HOẶC HƯỚNG ĐINH, TỊ, SỬU

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lấy Càn long làm nội quái, lấy hướng Đoài/Đinh/Tị/Sửu là ngoại quái thành quẻ Trạch Thiên Quải.


CÀN LONG - HƯỚNG LY, HOẶC HƯỚNG NHÂM/DẦN/TUẤT

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lấy Càn long là nội quái, lấy hướng Ly (hoặc hướng Nhâm/Dần/Tuất) làm ngoại quái được quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu.

CÀN LONG - HƯỚNG CHẤN, HOẶC HƯỚNG CANH/HỢI/MÙI

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lấy Càn long làm nội quái, lấy hướng Chấn (hoặc hướng Canh/Hợi/Mùi) làm ngoại quái được quẻ Lôi Thiên Đại Tráng.

CÀN LONG - HƯỚNG TỐN, HOẶC HƯỚNG TÂN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lấy Càn long làm nội quái, lấy hướng Tốn/Tân làm ngoại quái được quẻ Phong Thiên Tiểu Súc

CÀN LONG - HƯỚNG KHẢM (HOẶC HƯỚNG QUÝ/THÂN/THÌN)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lấy Càn long làm nội quái, lấy hướng Khảm (Quý, Thân, Thìn) làm ngoại quái được quẻ Thủy Thiên Nhu

CÀN LONG - HƯỚNG CẤN (HOẶC HƯỚNG BÍNH)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lấy Càn long làm nội quái, lấy hướng Cấn or hướng Bính làm ngoại quái được quẻ Sơn Thiên Đại Súc

CÀN LONG - HƯỚNG KHÔN HAY HƯỚNG ẤT

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lấy Càn long làm nội quái, lấy hướng Khôn/Ất làm ngoại quái được quẻ Địa Thiên Thái.
---------------------------------------------------------------------------------


ĐOÀI LONG (ĐINH - TỊ - SỬU ĐỒNG)


ĐOÀI LONG - ĐOÀI HƯỚNG (ĐINH, TỊ, SỬU ĐỒNG)
được quẻ Bát Thuần Đoài (kim)

ĐOÀI LONG - CÀN HƯỚNG (GIÁP ĐỒNG)
được quẻ Thiên Trạch Lý (thổ)

ĐOÀI LONG - LY HƯỚNG (NHÂM, DẦN, TUẤT ĐỒNG)
được quẻ Hỏa Trạch Khuê (thổ)

ĐOÀI LONG - CHẤN HƯỚNG (CANH, HỢI, MÙI ĐỒNG)
được quẻ Lôi Trạch Quy Muội (kim)

ĐOÀI LONG - TỐN HƯỚNG (TÂN ĐỒNG)
được quẻ Phong Trạch Trung Phu (thổ)

ĐOÀI LONG - KHẢM HƯỚNG (QUÝ, THÂN, THÌN ĐỒNG)
được quẻ Thủy Trạch Tiết (thủy)

ĐOÀI LONG - CẤN HƯỚNG (BÍNH ĐỒNG)
được quẻ Sơn Trạch Tổn (thổ)

ĐOÀI LONG - KHÔN HƯỚNG (ẤT ĐỒNG)
Được quẻ Địa Trạch Lâm (thổ)
---------------------------------------------------------------------------------


LY LONG (NHÂM - DẦN - TUẤT ĐỒNG)


LY LONG - LY HƯỚNG (NHÂM, DẦN, TUẤT ĐỒNG)
được quẻ Bát Thuần Ly (hỏa)

LY LONG - CÀN HƯỚNG (GIÁP ĐỒNG)
được quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân (hỏa)

LY LONG - ĐOÀI HƯỚNG (ĐINH, TỊ, SỬU ĐỒNG)
được quẻ Trạch Hỏa Cách (thủy)

LY LONG - CHẤN HƯỚNG (CANH, HỢI, MÙI ĐỒNG)
được quẻ Lôi Hỏa Phong (thủy)

LY LONG - TỐN HƯỚNG (TÂN ĐỒNG)
được quẻ Phong Hỏa Gia Nhân (mộc)

LY LONG - KHẢM HƯỚNG (QUÝ, THÂN, THÌN ĐỒNG)
được quẻ Thủy Hỏa Ký Tế (thủy)

LY LONG - HƯỚNG CẤN (BÍNH ĐỒNG)
được quẻ Sơn Hỏa Bôn (thổ)

LY LONG - KHÔN HƯỚNG (ẤT ĐỒNG)
được quẻ Địa Hỏa Minh Di (thủy)
---------------------------------------------------------------------------------

CHẤN LONG (CANH - HỢI - MÙI ĐỒNG)


CHẤN LONG - CHẤN HƯỚNG (CANH, HỢI, MÙI ĐỒNG)
Chấn long nội quái, chấn hướng ngoại quái được quẻ Bát Thuần Chấn (mộc).

CHẤN LONG - CÀN HƯỚNG (GIÁP ĐỒNG)
Chấn long làm nội quái, Càn hướng làm ngoại quái được quẻ Thiên Lôi Vô Vọng (mộc)

CHẤN LONG - ĐOÀI HƯỚNG (ĐINH, TỊ, SỬU ĐỒNG)
Chấn long làm nội quái, Đoài hướng làm ngoại quái được quẻ Trạch Lôi Tùy (mộc).

CHẤN LONG - LY HƯỚNG (NHÂM, DẦN, TUẤT ĐỒNG)
Chấn long làm nội quái, Ly hướng làm ngoại quái được quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp (mộc)

CHẤN LONG - TỐN HƯỚNG (TÂN ĐỒNG)
Chấn long làm nội quái, Tốn hướng làm ngoại quái được quẻ Phong Lôi Ích (mộc)

CHẤN LONG - KHẢM HƯỚNG (QUÝ, THÂN, THÌN ĐỒNG)
Chấn long làm nội quái, Khảm hướng làm ngoại quái được quẻ Thủy Lôi Truân (thủy)

CHẤN LONG - CẤN HƯỚNG ( BÍNH ĐỒNG)
Chấn long làm nội quái, Cấn hướng làm ngoại quái được quẻ Sơn Lôi Di

CHẤN LONG - KHÔN HƯỚNG (ẤT ĐỒNG)
Chấn long nội quái, Khôn hướng ngoại quái được quẻ Địa Lôi Phục (thổ)
---------------------------------------------------------------------------------


TỐN LONG (TÂN ĐỒNG)


TỐN LONG - TỐN HƯỚNG (TÂN ĐỒNG)
Tốn long - Tốn hướng được quẻ Bát Thuần Tốn (mộc)

TỐN LONG - CÀN HƯỚNG (GIÁP ĐỒNG)
Tốn long nội quái, Càn hướng ngoại quái được quẻ Thiên Phong Cấu (kim).

TỐN LONG - ĐOÀI HƯỚNG (ĐINH, TỊ, SỬU ĐỒNG)
Tốn long nội quái, Đoài hướng ngoại quái được quẻ Trạch Phong Đại Quá (mộc).

TỐN LONG - LY HƯỚNG (NHÂM, DẦN, TUẤT ĐỒNG)
Tốn long nội quái, ly hướng ngoại quái được quẻ Hỏa Phong Đỉnh (hỏa)

TỐN LONG - CHẤN HƯỚNG (CANH, HỢI, MÙI ĐỒNG)
Tốn long nội quái, Chấn hướng ngoại quái được quẻ Lôi Phong Hằng (Mộc)

TỐN LONG - KHẢM HƯỚNG (QUÝ, THÂN, THÌN ĐỒNG)
Tốn long nội quái, Khảm hướng ngoại quái được quẻ Thủy Phong Tỉnh (mộc)

TỐN LONG - CẤN HƯỚNG (BÍNH ĐỒNG)
Tốn long nội quái, Cấn hướng ngoại quái được quẻ Sơn Phong Cổ (mộc)

TỐN LONG - KHÔN HƯỚNG (ẤT ĐỒNG)
được quẻ Địa Phong Thăng (mộc).
---------------------------------------------------------------------------------

KHẢM LONG (QUÝ - THÂN - THÌN ĐỒNG)



Trong chương này, ta lấy Khảm long, hoặc Quý long, Thân long, Thìn long để làm nội quái, phối với hướng làm ngoại quái để xem khí vận của ngôi mộ. Khi nói Khảm long, ta nên hiểu là Quý long hay Thân long, hay Thìn long cũng luận như vậy.

KHẢM LONG - KHẢM HƯỚNG (QUÝ LONG, THÂN LONG, THÌN LONG ĐỒNG)

Lấy Khảm long phối Khảm hướng ta được quẻ Bát Thuần Khảm.

KHẢM LONG - HƯỚNG CÀN/GIÁP

Lấy Khảm long làm nội quái, hướng Càn or hướng Giáp làm ngoại quái được quẻ Thiên Thủy Tụng

KHẢM LONG - HƯỚNG ĐOÀI (ĐINH/TỊ/SỬU ĐỒNG)

Lấy Khảm long - phối với hướng Đoài (Đinh/Tị/Sửu) thành quẻ Trạch Thủy Khốn

KHẢM LONG - HƯỚNG LY (NHÂM, DẦN, TUẤT ĐỒNG)

Lấy Khảm long - phối hướng với Ly thành quẻ Thủy Hỏa Vị Tế

KHẢM LONG - HƯỚNG CHẤN (CANH, HỢI, MÙI ĐỒNG)

Lấy Khảm long làm nội quái, lấy hướng Chấn làm ngoại quái được quẻ Lôi Thủy Giải

KHẢM LONG - HƯỚNG TỐN (TÂN ĐỒNG)

Lấy Khảm long làm nội quái, lấy hướng Tốn (or Tân) làm ngoại quái được quẻ Phong Thủy Hoán

KHẢM LONG - HƯỚNG CẤN (BÍNH ĐỒNG)

Lấy Khảm long làm nội quái, lấy hướng Cấn/Bính làm ngoại quái được quẻ Sơn Thủy Mông

KHẢM LONG - HƯỚNG KHÔN (ẤT ĐỒNG)

Lấy Khảm long làm nội quái, lấy hướng Khôn/Ất làm ngoại quái được quẻ Địa Thủy Sư.
---------------------------------------------------------------------------------

CẤN LONG (BÍNH ĐỒNG)


CẤN LONG - CẤN (BÍNH) HƯỚNG
Lấy Cấn long làm nội quái, Cấn hướng làm ngoại quái được quẻ Thuần Cấn (Thổ)

CẤN LONG - CÀN HƯỚNG (GIÁP ĐỒNG)
Lấy Cấn long làm nội quái, Càn/Giáp hướng làm ngoại quái được quẻ Thiên Sơn Độn (kim)

CẤN LONG - ĐOÀI (ĐINH, TỊ, SỬU) HƯỚNG
Lấy Cấn long làm nội quái, Đoài hướng làm ngoại quái được quẻ Trạch Sơn Hàm (Kim)

CẤN LONG - LY HƯỚNG (NHÂM, DẦN, TUẤT ĐỒNG)
Lấy Cấn long làm nội quái, Ly hướng làm ngoại quái được quẻ Hỏa Sơn Lữ (hỏa)

CẤN LONG - CHẤN HƯỚNG (CANH, HỢI, MÙI ĐỒNG)
Lấy Cấn long làm nội quái, Chấn hướng làm ngoại quái được quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá (kim.

CẤN LONG - TỐN HƯỚNG (TÂN ĐỒNG)
Lấy Cấn long làm nội quái, Tốn hướng làm ngoại quái được quẻ Phong Sơn Tiệm (thổ).

CẤN LONG - KHẢM HƯỚNG (Qúy, Thân, Thìn đồng)
Lấy Cấn long làm nội quái, Khảm hướng làm ngoại quái được quẻ Thủy Sơn Kiển (kim).

CẤN LONG - KHÔN HƯỚNG (ẤT ĐỒNG)
Lấy Cấn long làm nội quái, phối Khôn hướng làm ngoại quái được quẻ Địa Sơn Khiêm (kim).
---------------------------------------------------------------------------------

KHÔN LONG (ẤT ĐỒNG)



KHÔN LONG - KHÔN HƯỚNG (ẤT ĐỒNG)
được quẻ Bát Thuần Khôn (thổ)

KHÔN LONG - CÀN HƯỚNG (GIÁP ĐỒNG)
được quẻ Thiên Địa Bĩ (kim)

KHÔN LONG - ĐOÀI HƯỚNG (ĐINH, TỊ, SỬU ĐỒNG)
được quẻ Trạch Địa Tụy (kim)

KHÔN LONG - LY HƯỚNG (NHÂM, DẦN, TUẤT ĐỒNG)
được quẻ Hỏa Địa Tấn (kim)

KHÔN LONG - CHẤN HƯỚNG (CANH, HỢI, MÙI ĐỒNG)
được quẻ Lôi Địa Dự (kim)

KHÔN LONG - TỐN HƯỚNG (TÂN ĐỒNG)
được quẻ Phong Địa Quán (kim)

KHÔN LONG - KHẢM HƯỚNG (QUÝ, THÂN, THÌN ĐỒNG)
được quẻ Thủy Địa Tỷ (thổ)

KHÔN LONG - CẤN HƯỚNG (BÍNH ĐỒNG)
được quẻ Sơn Địa Bác (kim)
---------------------------------------------------------------------------------



11.2 NẠP GIÁP 8 ĐẠI CỤC MẪU TỬ NẠP THỦY

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



11.3 NẠP GIÁP 8 ĐẠI CỤC QUY NGUYÊN THỦY

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#20 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 28/03/2015 - 07:10

12. PHÁP THỨC CỬU TINH
Cửu tinh trong học thuật cổ của Trung Hoa rất đa dạng, mỗi một môn học thuật có cách riêng sử dụng cửu tinh cho bản môn. Ví dụ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Nay chúng ta chỉ bàn tới Cửu Tinh theo học thuật Phong thủy mà thôi:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nguyên gốc của cửu tinh chính thống xuất sứ từ tên gọi của các sao trong chòm Bắc Đẩu gồm: Tham lang (1), Cự môn (2), Lộc tồn (3), Văn khúc (4), Liêm trinh (5), Vũ khúc (6), Phá quân (7). Riêng cạnh sao Vũ khúc có hai sao đóng hai bên gọi là Tả phù, Hữu bật tổng cộng là 9 sao. Thuật phong thủy dựa vào hình dáng và ngũ hành của các sao đó để xét long và sa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sau này trong phái "Huyền không" dùng cửu tinh để gán ghép với "Cửu tinh tử bạch" mà xếp tính chất ngũ hành theo Tử bạch. Do 4 sao Nhất Bạch, Lục Bạch, Bát Bạch, Cửu Tử là các sao cát, do đó người ta dùng từ "tử bạch" để gọi cửu tinh - ý nói màu trắng và màu tía là những sao cát. Tuy nhiên, khi luận phong thủy thì phải luận cát hung theo vận hạn (sẽ giải thích rõ từng phần sau). Xuất xứ của cửu tinh là từ Lạc thư.


12.1 CÔNG THỨC PHI ĐỘN CỬU TINH
Để bắt đầu với Cửu tinh, ta phải hiểu các định nghĩa sau:
  • Cửu cung: là bảng số lạc thư (đã quy về hệ số)
  • Dương độn: khi ta cho một số/một sao vào trung cung thì thứ tự nhảy theo bảng cửu cung, nhưng số/sao lớn dần lên. Tức là phi thuận.
  • Âm độn: khi ta cho một số/một sao vào trung cung thì thứ tự nhảy theo bảng cửu cung, nhưng số/sao nhỏ dần đi. Tức là phi nghịch.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



12.2 CỬU TINH NHẬP TRUNG CUNG - KHỞI NIÊN

KHẨU QUYẾT

"Thượng nguyên Giáp Tý nhất bạch khởi

Trung nguyên, tứ lục thôi Giáp Tý

Hạ nguyên thất xích, Đoài vị tầm

Trục niên tinh nghịch trung cung thủy"


nghĩa là: thời gian được chia ra làm tam nguyên (thượng nguyên, trung nguyên, hạ nguyên), mà mỗi nguyên là 60 năm từ Giáp Tý tới Quý Hợi. Vậy thì:
  • cứ vào thượng nguyên thì khởi năm Giáp Tý là sao Nhất Bạch, năm Ất Sửu là Cửu tử, năm Bính Dần là Bát bạch... cứ thế nghịch hành.
  • cứ vào trung nguyên, năm giáp tý khởi sao tứ lục, năm ất sửu khởi sao tam bích, năm bính dần khởi sao nhị hắc...
  • cứ vào hạ nguyên, năm giáp tý khởi sao thất xích, năm ất sửu khởi lục bạch, bính dần khởi ngũ hoàng...
Thượng nguyên thì khởi Nhất bạch vào Giáp tý, sau đó lùi dần về cửu, bát, thất, lục.... cứ thế an sao:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Trung nguyên khởi tứ lục tại Giáp tý (bởi vì thượng nguyên kết thúc bằng Ngũ hoàng) và tiếp tục an theo chiều nhỏ dần: tam bích, nhị hắc, nhất bạch....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hạ nguyên lấy Thất xích phối vào Giáp tý (bởi Trung nguyên kết thúc với Bát bạch) cứ thế an theo chiều nhỏ lại: lục bạch, ngũ hoàng, tứ lục, tam bích...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





12.3 CỬU TINH NHẬP TRUNG CUNG - KHỞI NGUYỆT

KHẨU QUYẾT:

Tý Ngọ Mão Dậu tuế bát bạch cung

Thìn Tuất Sửu Mùi ngũ hoàng cung

Dần Thân Tị Hợi cư hà vị?

nghịch tầm nhị hắc, thị kỳ tông.


cách này theo chi năm mà tính, cửu tinh đi nghịch, theo bảng như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




12.4 CỬU TINH NHẬP TRUNG CUNG - KHỞI NHẬT

Nhật gia bạch pháp bất nan cầu

Nhị thập tứ khí lục cung châu

Đông chí, Vũ Thủy, cập Cốc Vũ dương thuận

Nhất - Thất - Tứ trung du

Hạ chí, Xử thử, Sương giáng hậu

Cửu - Tam - Lục tinh nghịch hành cầu


Ngoài ra còn có câu khẩu quyết:

KHẨU QUYẾT:

Đông chí nhất - thất - tứ

Hạ chí cửu - tam - lục

dương thuận Đông chí hậu

âm nghịch thôi Hạ chí


ý nghĩa của khẩu quyết nói trên là: muốn tìm sao trực nhật (nhập trung cung) của ngày phải dựa vào 24 tiết khí của năm, trong đó phân thành 6 mốc chính là Đông chí, Vũ thủy, Cốc vũ thì lần lượt khởi các sao Nhất bạch, Thất xích, Tứ lục nhập trung cung của ngày Giáp Tý đầu tiên sau tiết, thuận hành theo dương độn. Còn vào các tiết Hạ chí, Xử thử, Sương giáng thì lần lượt khởi các sao Cửu tử, Tam bích, Lục bạch vào ngày Giáp tý đầu tiên sau tiết, nghịch hành theo âm độn. Để dễ nhớ và dễ hiểu, ta xem bảng sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



ví dụ: ngày Giáp Tý đầu tiên sau Hạ chí ta lấy Cửu tử trực nhật (nhập trung cung), ngày kế Ất Sửu = Bát bạch, ngày kế Bính Dần = Thất xích.

Lưu ý: khi tra lịch để tìm ngày Giáp Tý đầu tiên sau mỗi tiết khí thì đúng ngày Giáp Tý trong tiết khí đó mới dùng sao nhập trung cung, còn các ngày khác trước ngày Giáp tý đó cho dù vẫn trong cùng tiết khí nhưng vẫn thuộc vào tiết khí trước (nghĩa là chỉ lấy ngày Giáp Tý để khởi đầu cho một vòng mới).

Ví dụ: muốn an cửu tinh cho tiết Đông chí của năm 2007, ta tra lịch biết rằng mốc thứ nhất từ tiết Đông chí đó bắt đầu từ 22/12/2006 dương lịch (tức ngày Ất Dậu) cho tới 18/2/2007 dương lịch mới tới mốc thứ hai là Vũ thủy. Mà từ ngày Ất Dậu (22/12) tính là ngày thứ nhất, cho tới ngày Giáp Tý (30/1/2007) là ngày thứ 40 mới gặp ngày Giáp Tý đầu tiên của tiết Đông chí. Như vậy, mãi tới ngày 30/1/2007 ta mới được phép khởi sao Nhất Bạch trực nhật thuận hành đi tới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





12.5 CỬU TINH NHẬP TRUNG CUNG - KHỞI THỜI

"Thiên nhất cửu, địa tứ lục, nhân thất tam

Nhất thất tứ vi dương thuận

Tam lục cửu vi âm nghịch"


Khẩu quyết trên có nghĩa như sau: muốn khởi cửu tinh trực nhật của giờ phải lấy ngày làm căn cứ:
  • ngày Tý Ngọ Mão Dậu: được gọi là các ngày Thiên
  • ngày Thìn Tuất Sửu Mùi: được gọi là các ngày Địa
  • ngày Dần Thân Tị Hợi: được gọi là các ngày Nhân
ngoài việc biết ngày thuộc về Thiên - Địa - Nhân, người ta còn phải phân cục âm hay dương dựa vào sau Đông chí hay Hạ chí để biết an thuận hay an nghịch:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Như vậy dựa vào công thức, ta có bảng tính chi tiết như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







12.6 BIỂU NĂM, THÁNG, NGÀY, GIỜ CỬU TINH TRỰC NHẬT

BIỂU SAO CỬU TINH TRỰC NHẬT THEO NĂM

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



BIỂU SAO CỬU TINH TRỰC NHẬT THEO THÁNG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


BIỂU SAO CỬU TINH TRỰC NHẬT THEO NGÀY

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

------------------------------------------------------


12.7 CÁCH THỨC SỬ DỤNG CỬU TINH TỬ BẠCH TRONG PHONG THỦY
Cửu tinh Tử bạch được sử dụng cho việc coi ngày, đón giờ để xây dựng nhà cửa hay phần mộ. Người ta chọn lựa năm - tháng - ngày - giờ đồng khí, có sao cát tốt đến sơn, đến hướng để làm.

Ví dụ: ta muốn xây dựng một căn nhà tọa Khôn hướng Cấn vào năm 2007 (Đinh Hợi), năm 2007 nằm trong Hạ Nguyên 1984 - 2043, sao cửu tinh trực nhật năm đó là Nhị Hắc. Dùng sao Nhị hắc nhập trung cung, ta thấy cuộc đất có các sao đáo sơn và đáo hướng như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhìn đồ hình trên, ta thấy rằng năm 2007 có sao cát Bát Bạch đáo tọa, nhưng có sao hung Ngũ Hoàng đáo hướng là rất hung. Lẽ ra phải kiêng kỵ, nhưng nếu bắt buộc phải làm nhà trong năm này (do tình huống bắt buộc chẳng hạn), thì ta phải lập ra 9 đồ hình phi tinh để xem các sao cụ thể đáo sơn đáo hướng:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ta thấy rằng: nếu chọn tháng, ngày có sao Tam Bích Mộc nhập trung cung thì sao Cửu tử đáo sơn, sao Lục bạch đáo hướng.
*************
LƯU Ý: việc an sao trực nhật cho năm tháng ngày giờ có thể thuận nghịch khác nhau. Nhưng khi đã bỏ sao trực nhật vào trung cung rồi thì toàn bộ phải an thuận để tìm các sao đáo từng cung của miếng đất cần tính toán.
*************
xem biểu sao trực nhật từng tháng của năm 2007, ta thấy tháng 9 có sao Tam bích mộc nhập trung cung, và tra bảng sao trực nhật trong tháng 9, ta chọn được ba ngày dương lịch là 15/10 Nhâm Ngọ - 24/10 Tân Mão - 2/11 Canh Tý là các ngày có sao Tam bích nhập trung cung:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PHÂN TÍCH 3 NGÀY ĐÃ CHỌN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tiếp tới, ta sử dụng "mộ long hoán vận" để tính toán, ngôi nhà này tọa sơn Khôn, mà sơn khôn thì mộ tại Thìn - mà năm Đinh hợi có tháng Giáp Thìn hỏa vận. Theo phân tích, ta thấy rằng:
  • ngày Nhâm Ngọ có nạp âm Dương liễu mộc: thì ngày sinh vượng cho mộ vận của căn nhà, nên ngày này rất cát.
  • ngày Tân Mão có nạp âm Tòng bách mộc: thì ngày sinh vượng cho mộ vận của căn nhà, nên ngày này rất cát.
  • ngày Canh Tý có nạp âm Bích thượng thổ: khiến cho mộ vận của căn nhà là Giáp Thìn (nạp âm hỏa) sinh xuất cho ngày, thuộc thế sinh xuất nên xấu không dùng.
Như vậy, xét tổng quan mọi yếu tố, ta sử dụng ngày Tân Mão để khởi công căn nhà. Nhưng câu hỏi đặt ra tiếp theo là "dùng giờ nào để khởi công?". Trước tiên, ta tìm sao Tử bạch nào trực nhật cho các giờ, tra bảng ta thấy ngày Mão thì giờ Ngọ có sao Tam bích mộc nhập trung cung - nên ta lấy bát tự khởi công căn nhà tọa Khôn hướng Cấn như sau: Đinh Hợi - Canh Tuất - Tân Mão - Nhâm Ngọ.
*************
LƯU Ý: trong thuật phong thủy thì việc chọn năm tháng ngày giờ động thổ khởi công căn nhà là quan trọng bậc nhất, còn bất cứ các công việc nào khác cũng không cần phải coi thêm ngày giờ gì nữa. Giả sử giờ động thổ rơi vào những giờ ngủ nghỉ, thì gia chủ nên vận động thợ khởi công động thổ để lấy giờ trước đã, sau đó cho họ nghỉ ngơi rồi sau đó đợi đúng thời gian làm việc làm tiếp.
*************

Thanked by 4 Members:

#21 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 29/03/2015 - 17:16

13. PHÁP THỨC LẬP TRẠCH MỆNH (CỬU CUNG AI TINH ĐẠI QUÁI HUYỀN KHÔNG)
Pháp thức lập trạch mệnh "Cửu cung ai tinh đại quái huyền không" cũng có nguyên tắc phi độn âm/dương, sao nhập trung cung hoàn toàn giống như "Cửu tinh tử bạch". Nhưng sự khác biệt là: trong cùng cửu cung đó, ta phải tính tới 3 yếu tố:
  • Sao vận
  • Sao sơn
  • Sao hướng
Nguyên tắc là thời gian chia làm tam nguyên: thượng nguyên Giáp Tý, trung nguyên Giáp Tý và hạ nguyên giáp tý. Trong đó:
  • thượng nguyên Giáp Tý được chia nhỏ ra làm 3 vận: vận 1, vận 2, vận 3
  • trung nguyên Giáp Tý được chia ra làm 3 vận: vận 4, vận 5, vận 6
  • hạ nguyên Giáp Tý được chia ra làm 3 vận: vận 7, vận 8, vận 9
Phương pháp phân chia thời gian này được gọi là "Tam nguyên cửu vận". Số của mỗi vận chính là sao quản vận:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trong pháp quyết "Cửu tinh tử bạch" thì coi các sao tử/bạch là sao cát. Còn trong quan niệm của pháp quyết "Cửu cung ai tinh đại quái huyền không" thì coi các sao đương vận là sao nắm lệnh hay đương lệnh. Vì nó đương lệnh nên vượng tướng = cát. Phong thủy gia dùng pháp quyết này để dự đoán cát hung của một mảnh đất (dương trạch hay âm trạch) trong vòng 20 năm. Sau đây là bảng phân tích tính chất cát hung của từng sao trong từng vận một:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



13.1 VÀI KHÁI NIỆM CĂN BẢN
Pháp thức "lập mệnh bát quái ai tinh cửu cung" là một pháp thức rất quan trọng của môn Huyền không, dùng để dự đoán cát hung của mộ phần hay nhà cửa trong một vận (20 năm). Vì vậy, người ta dùng pháp thức này để thiết lập hướng cho dương trạch hay âm trạch theo vận để đón cát khí. Sau đây là các khái niệm căn bản:

Đương lệnh: là từ chỉ khí chủ quản của một vận trong 20 năm của sao chủ quản. Ngoài ra còn phải xét ngũ hành của sao đó theo mùa: mộc vượng mùa xuân, hỏa vượng mùa hạ..vv; và phải xét ngũ hành của sao đối với cung nó phi tới. Ví dụ: Nhất bạch phi tới cung kim là tướng khí, cung thủy là vượng khí..vv.

Thoái lệnh: là từ chỉ sự suy thoái khi các sao không còn nắm lệnh nữa, được chia ra làm 3 cấp độ:
  • tầng 1: sao lệnh vượng vừa mới qua vận, khí vượng còn tồn đọng nên được coi là thứ cát. Ví dụ: qua vận 8 thì tầng một là sao 7.
  • tầng 2: sao lệnh vượng đã qua cách một vận nên khí trung bình. Ví dụ: vận 8 thì tầng hai là sao 6.
  • tầng 3: sao khí vượng đã hết nên biến thành sao hung.
</p>

Tiến lệnh: là từ chỉ sao đang chuẩn bị sắp vào vận mới của nó, cũng được chia ra làm 3 tầng.
  • tầng 1: là sao sắp sửa nhập vận nên chuẩn bị hóa cát nên được coi là sao thứ cát. Ví dụ: vận 8 thì sao 9 là tiến lệnh tầng 1.
  • tầng 2: là sao phải cách một sao sắp nhập vận, đang chuẩn bị nên hung cát bình thường. Ví dụ: vận 8 thì sao Thất xích tiến lệnh tầng 2
  • tầng 3: là sao cách 2 lớp sao tiến lệnh, xa quá nên mang tính chất hung.

Chính thần: là sao hộ sơn, không hộ thủy, nó chính là sao của sơn nhập trung cung.
  • Khi sao chính thần vượng tướng đáo sơn mới thực sự là sao cát.
  • khi sao chính thần vượng tướng đáo hướng tạo thành thế "há thủy" rất hung, cần kiêng kỵ.
  • khi sao chính thần tù tử đáo sơn là hung, cần kiêng kỵ
  • khi sao chính thần tù tử đáo hướng lại phản hung vi cát, trở thành cát tường.

Linh thần: là sao hộ thủy, không hộ sơn, nó chính là sao của hướng nhập trung cung.
  • khi sao Linh thần vượng tướng đáo hướng là đại cát
  • khi sao Linh thần vượng tướng đáo sơn tạo thành thế "thượng sơn" rất nên kiêng kỵ
  • khi sao Linh thần tù tử đáo hướng là hung, nên kiêng kỵ
  • khi sao Linh thần tù tử đáo sơn lại phản hung vi cát, trở thành cát tường.

GHI CHÚ: ở trên ta thấy nguyên tắc là sao của sơn nên vượng tướng đáo sơn. Sao của thủy nên vượng tướng đáo thủy mới cát tường. Sao vượng mà đáo sai cung sẽ tạo thành thế "thượng sơn, há thủy" rất hung hiểm.

Kiêm hướng: khi căng dây giữa tim nhà/tim mộ: nếu dây tim nằm chệch ở hai cung nhỏ ngoài - mỗi cung 3 độ thì gọi là kiêm hướng. Ví dụ: căn nhà tọa Đinh hướng Quý, ở sơn nếu dây tim nằm gần sơn Ngọ - ở hướng thấy dây tim nằm gần sơn Tý thì gọi là "ngôi nhà tọa Đinh kiêm Ngọ, hướng Quý kiêm Tý". Công thức dùng kiêm sơn/kiêm hướng chủ yếu dùng để giải quyết trường hợp gặp thế đất bắt buộc không xoay trở được hướng mà gặp phải vận bị "thượng sơn, hạ thủy" thì phải dùng kiêm sơn/hướng để thay đổi tình huống cát hung trong vận. Cách này còn được gọi là "dụng thế quái".


13.2 BẢNG ÂM DƯƠNG TAM NGUYÊN LONG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Xem hình trên, ta thấy ngoài bìa ghi cung chính của Bát quái, kèm theo số gốc của lạc thư. Ô trong là 3 sơn nằm trong cung bát quái tương ứng, mỗi quái quản 3 sơn:
  • hàng đầu: ghi tên của sơn
  • hàng hai: sơn tương ứng với thiên/địa hay nhân
  • hàng ba: sơn đó là âm hay là dương để biết cần phải phi thuận hay phi nghịch.

13.4 CÔNG THỨC LẬP TRẠCH MỆNH BÀN
trong một bàn cửu cung, trong mỗi cung có chứa 3 loại sao:
  • Sao vận
  • Sao sơn: gọi là Chính thần
  • Sao hướng: gọi là Linh thần
việc lập mệnh bàn chia ra làm các bước như sau:

bước 1: lập ra cửu cung
mỗi cung ứng với phương vị hậu thiên bát quái, ô giữa gọi là trung cung, dùng để nhập sao trực nhật vào để phi khởi:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



bước 2: lập trạch vận
khi tính toán xây dựng hay sửa chữa nhà/mộ phần, thày phong thủy phải tính xem trạch vận cát hung hiện tại bằng cách lấy sao trực nhật của vận đương thời nhập trung cung, phi thuận hết 9 cung. Ví dụ: ta muốn lập trạch vận của ngôi nhà tọa Nhâm hướng Bính năm 2007 (năm Đinh Hợi thuộc hạ nguyên, do sao Bát bạch chủ quản) ta đem bát bạch nhập trung cung phi thuận:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





bước 3: tính Chính thần
"Chính thần" là sao quản sơn, ví dụ ngôi nhà này tọa Nhâm thuộc cung Khảm, ta còn phải tìm hiểu xem gốc của quẻ Khảm này là quẻ gì số mấy để biết phi thuận hay phi nghịch:
  • ngôi nhà này tọa Nhâm - ứng với địa,
  • xem vận bàn ở bước 2, ta thấy rằng sao vận bay vào cung Khảm có số 4 (tức là gốc của quẻ khảm là quẻ Tốn số 4),
  • tra bảng "âm dương tam nguyên long" ta thấy tài "địa" là chữ Thìn thuộc âm
Vậy theo nguyên tắc, ta đem số 4 là sao gốc của Sơn (Chính thần) vào trung cung phi nghịch (vì là địa âm), ta có đồ hình sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


bước 4: tính Linh thần
"Linh thần" là sao quản hướng. Ngôi nhà này hướng Ly, xem trong đồ hình cửu cung ta thấy sao vận bay tới hướng là số 3 quẻ Chấn, tra trong bảng "âm dương tam nguyên long" ta phân tích:
  • hướng nhà Bính thuộc tài Địa, âm
  • quẻ gốc của hướng là quẻ Chấn, mà tài địa trong quẻ Chấn là Giáp - Địa - Dương. Vậy ta phải đem Linh thần của ngôi nhà này là số 3 vào trung cung phi thuận.
kết quả mệnh bàn của căn nhà được hoàn thiện như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



LƯU Ý: trong bảng "âm dương tam nguyên long" không có số 5, bởi sao 5 nằm tại trung cung. Nếu trường hợp gốc của Linh thần hay Chính thần chính là sao vận số 5 (ví dụ xem bảng trên, giả sử nhà tọa Tị hướng Hợi) thì giữ nguyên âm dương của sơn/hướng mà phi thuận hay phi nghịch (ví dụ nhà tọa Tị - Nhân - Dương thì bỏ vào trung cung phi thuận mà không quan tâm tới gốc số 5 của vận nữa).
********
xét sơn của căn nhà: có Chính thần là sao 8 đương lệnh đáo sơn rất cát. Tuy nhiên, lại có cả sao Linh thần cũng là 8 đương lệnh đáo sơn (Linh thần thượng sơn) rất hung. Rất hung gặp rất cát thành tỷ hòa: vì sơn chủ đinh, mà quẻ tỷ hòa nên nhân đinh căn nhà này sức khỏe trung bình.
xét hướng của căn nhà: có Chính thần số 9 thứ cát đáo hướng (tạo thành thế Chính thần hạ thủy) là hung. Nhưng lại có Linh thần số 7 thứ cát đáo hướng là cát. Hung gặp Cát là tỷ hòa, hướng quản tài nên tài lộc nhà này trung bình.
********


Ví dụ 2: lập mệnh cho nhà tọa Đinh hướng Quý năm 2030 thuộc vận 9 hạ nguyên:

bước 1: lập vận bàn bằng cách bỏ sao 9 vận vào trung cung an thuận

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




bước 2: an Chính thần
Chính thần của nhà này tại cung Ly, gốc vận là số 4 quẻ Tốn, mà nhà tọa Đinh thuộc tài Nhân, tra bảng "âm dương tam nguyên long" ta thấy tài Nhân của quẻ Tốn là Tị - Nhân - Dương. Vì vậy ta lấy số 4 bỏ vào trung cung an thuận. Được mệnh bàn như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





bước 3: an Linh thần
Linh thần của căn nhà này thuộc cung Khảm, sao gốc vận tại cung Khảm là số 5, tra bảng không có số 5, vì vậy ta giữ nguyên sơn Quý - thuộc tài Nhân - Âm. Vậy bỏ số 5 vào trung cung an nghịch. Ta được mệnh bàn hoàn thiện như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




*****************
xét sơn của căn nhà: tại vận 9 có sao 8 mới qua lệnh đáo sơn là tốt. Tuy nhiên lại có sao Linh thần 1 vượng khí đáo sơn là hung. Cát gặp hung thành tỷ hòa là trung bình.
xét hướng của căn nhà: Linh thần đáo hướng là số 9 đương lệnh là cát, nhưng lại có Chính thần cũng số 9 đương lệnh đáo hướng là hung, gặp nhau thành tỷ hòa, trung bình.
*****************


Ví dụ 3: lập mệnh bàn cho căn nhà tọa Dậu hướng Mão năm 2010 thuộc vận 8 hạ nguyên:
bước 1: lập vận bàn bằng cách bỏ sao 8 vào trung cung độn thuận

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



bước 2: an Chính thần
nhà tọa Dậu, ta thấy cung Đoài có sao gốc đại vận là 1 quẻ Khảm, nhà tọa sơn Dậu thuộc tài Thiên, mà trong quẻ Khảm tài thiên là Tý - Thiên - Âm. Vậy ta bỏ sao gốc vận 1 vào trung cung an nghịch:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



bước 3: an Linh thần
nhà hướng Mão, ta thấy cung Chấn có sao gốc vận là số 6 quẻ Càn, hướng Mão thuộc tài Thiên, xem trong bảng "âm dương tam nguyên" thấy tài Thiên của quẻ Càn chính là Càn - Thiên - Dương. Vậy ta bỏ sao gốc vận của hướng là số 6 vào trung cung an Thuận:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




*******************
xét sơn của căn nhà: có Chính thần là số 8 đương vận là tốt, nhưng lại có cả Linh thần cũng số 8 đương vận là hung. Gặp nhau thành tỷ hòa, trung bình.
xét hướng của căn nhà: có Linh thần là số 4 qua vận đã lâu, bị tử khí nên rất hung. Nhưng lại có Chính thần, sát khí, đáo hướng thành ra tốt. Tốt gặp xấu thành tỷ hòa, trung bình.
*******************


Ví dụ 4: xét mệnh bàn căn nhà tọa Thìn hướng Tuất trong hạ nguyên vận 8:
tính chính thần: nhà tọa Thìn là tài Địa, tại cung Tốn có sao vận số 7 thuộc quẻ Đoài bay tới, mà tài Địa của quẻ Đoài là dương, nên ta đem số 7 vào trung cung phi thuận.
tính linh thần: nhà hướng Tuất là tài địa, sao vận số 9 quẻ Ly bay tới cung hướng, mà tài Địa của quẻ Ly là dương, nên ta đem số 9 vào trung cung phi thuận.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



*************
xét sơn của căn nhà: có Chính thần số 6, vận qua đã lâu nên có sát khí, đáo sơn là tiểu hung (ứng với sự cô độc, bệnh tật). Linh thần là 8 vượng khí đáo sơn là cực hung (ứng với vợ lấn quyền chồng, gia đạo bất hòa).
xét hướng của căn nhà: có Linh thần số 1 tiểu cát đáo hướng là tốt nhỏ, nhưng lại có Chính thần vượng khí đáo hướng là rất hung. Vì vậy căn nhà tọa Thìn hướng Tuất trong vận 8 là rất hung, cần tránh.
*************


13.5 CÔNG THỨC LẬP TRẠCH MỆNH BÀN THEO CỤC KIÊM HƯỚNG

KHẨU QUYẾT

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


BẢNG THẾ QUÁI ÂM DƯƠNG TAM NGUYÊN LONG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Về mặt sơn và tam tài không có gì thay đổi, cái thêm vào là ghép số thế quái vào để dễ dàng nhận biết và sử dụng. Các đặc điểm khác biệt của thế quái như sau:
  • cung Khảm số 1, chỉ có sơn Nhâm đổi thành số 2
  • cung Chấn số 3, đổi số toàn bộ: Giáp = 1, Mão = 2, Ất = 2
  • cung Ly số 9, chỉ có Bính đổi thành số 7
  • cung Đoài số 7, chỉ có sơn Canh đổi thành số 2
  • cung Cấn số 8, đổi toàn bộ số: Sửu = 7, Cấn = 7, Dần = 9
  • cung Tốn số 4, nay đổi cả ba sơn (thìn, tốn, tị) thành số 6
  • cung Khôn số 2, chỉ có sơn Thân đổi thành 1
  • cung Càn số 6 vẫn giữ nguyên số 6 không đổi.


BÀI VIẾT VỀ THẾ QUÁI (sưu tầm trên mạng)


Thế Quái - Kiêm Hướng


Khi lập tinh bàn (hay trạch vận) của 1 căn nhà thì người ta thường hay gặp phải những căn nhà không thuần hướng (hay chính hướng, tức là hướng nhà nằm tại tâm điểm của 1 trong 24 hướng), mà lại lệch sang bên phải hoặc bên trái. Những trường hợp này còn được gọi là kiêm hướng.

Thế Quái
Khi lập tinh bàn (hay trạch vận) của 1 căn nhà thì người ta thường hay gặp phải những căn nhà không thuần hướng (hay chính hướng, tức là hướng nhà nằm tại tâm điểm của 1 trong 24 hướng), mà lại lệch sang bên phải hoặc bên trái. Những trường hợp này còn được gọi là kiêm hướng.

Đối với Huyền không phái, nếu những căn nhà (hay phần mộ) tuy bị kiêm hướng, nhưng nếu kiêm dưới 3 độ thì vẫn có thể áp dụng phương pháp lập tinh bàn như bình thường, tức là vẫn lấy những vận tinh tới tọa và hướng, rồi tùy Tam nguyên long của nó là dương hay âm mà xoay chuyển thuận hay nghịch mà thôi. Nhưng nếu một khi mà hướng của căn nhà (hay ngôi mộ) đó kiêm quá 3 độ so với tâm của chính hướng (dù là kiêm sang bên phải hay bên trái) thì cần phải dùng Thế quái (hay số thay thế). Cho nên Thế quái thật ra chỉ là phương pháp dùng số thế cho nhửng trường hợp kiêm hướng nhiều (trên 3 độ).

Tưởng đại Hồng, một danh sư Phong thủy Huyền không dưới thời nhà Minh đã từng nói: “Xử dụng phép kiêm hướng thì cần phải dùng bí quyết KHÔN-NHÂM-ẤT”. Nhưng bí quyết KHÔN-NHÂM-ẤT là gì? Nó chính là 4 câu khẩu quyết trong “Thanh nang áo Ngữ” mà Dương quân Tùng đã viết để nói về cách dùng Thế quái như sau:

KHÔN-NHÂM-ẤT, Cự môn tòng đầu xuất,
CẤN-BÍNH-TÂN, vị vị thị Phá Quân,
TỐN-THÌN-HƠI, tận thị Vũ Khúc vị,
GIÁP-QUÝ-THÂN, Tham Lang nhất lộ hành.

Có nghĩa là:
-Với 3 hướng KHÔN-NHÂM-ẤT (xin coi lại phần 24 sơn hướng và TAM NGUYÊN LONG) thì dùng sao Cự môn (tức số 2) khởi đầu (tức nhập trung cung rồi xoay chuyển thuận, nghịch).

-Với 3 hướng CẤN-BÍNH-TÂN thì vị trí nào cũng dùng sao Phá Quân (tức sồ 7) nhập trung cung thay thế.

-Với 3 hướng TỐN-THÌN-HỢI thì dùng sao Vũ Khúc (tức số 6) nhập trung cung thay thế.

-Với 3 hướng GIÁP-QUÝ-THÂN thì dùng sao Tham Lang (tức số 1) nhập trung cung thay thế.

Lấy thí dụ như nhà hướng 185 độ tức là tọa TÝ hướng NGỌ kiêm QUÝ-ĐINH 5 độ, nhà xây và vào ở trong vận 8, nên khi an vận bàn thì có số 3 đến hướng, số 4 đến tọa. Vì kiêm quá 3 độ nên khi an sơn bàn thì không thể lấy số 4 nhập trung cung, nhưng vì số 4 có 3 sơn là THÌN-TỐN-TỴ, đem áp đặt lên phương tọa của căn nhà thì thấy sơn TỐN của số 4 trùng với tọa (tức sơn TÝ) của căn nhà này. Mà theo khẩu quyết của Dương quân Tùng thì nếu sơn TỐN kiêm độ thì phải dùng sao Vũ Khúc tức số 6 thay thế. Do đó khi lập sơn bàn thì phải lấy số 6 nhập trung cung (thay vì số 4). Kế đó mới xét vì TỐN là dương trong TAM NGUYÊN LONG, nên đem 6 vào trung cung rồi xoay theo chiều thuận là 7 tới TÂY BẮC, 8 tới TÂY, 9 tới ĐÔNG BẮC... để có được sơn bàn cho căn nhà này.

Tuy nhiên, vì trên la kinh có tới 24 sơn, trong khi khẩu quyết của Dương quân Tùng chỉ đưa ra 12 sơn trong trường hợp bị kiêm hướng, tức là ông chỉ biên ra có một nửa, còn một nửa không nhắc đến mà chỉ truyền khẩu cho hậu thế. Vì vậy, người nào được truyền đều tự cho là gia bảo, là “bí mật của mọi bí mật” của Phong thủy Huyền Không. Đến cuối đời nhà Minh, khi Khương Diêu đưa cho Tưởng đại Hồng hai ngàn lượng bạc để Tưởng đại Hồng mai táng cho cha, ông mới được họ Tưởng truyền hết khẩu quyết. Nhưng Khương Diêu cũng dấu kín bí mật này, nên không ai có thể biết hay hiểu được những khẩu quyết của Dương quân Tùng, trừ khi được chân truyền mà thôi. Mãi đến cuối đời nhà Thanh, danh sư Chương trọng Sơn được đích truyền của Huyền không phái mới biên sách để truyền lại cho con cháu, trong đó có nói đến cách dùng Thế quái. Việc này đến tai Thẩm trúc Nhưng, lúc đó cũng đang cố công tìm kiếm, học hỏi về Huyền KHông. Ông bèn bỏ ra một ngàn lạng bạc mượn sách của Chương trọng Sơn trong 1 đêm để ghi chép hết lại. Nhờ vậy mà ông mới biết hết bí quyết của Thế quái mà đặt ra bài “Thế quái ca quyết” sau đây:

"TÝ, QUÝ tịnh GIÁP, THÂN, Tham Lang nhất lộ hành,
NHÂM, MÃO, ẤT, MÙI, KHÔN, ngũ vị vi Cự Môn,
CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ, liên TUẤT Vũ Khúc danh,
DẬU, TÂN, SỬU, CẤN, BÍNH, thiên tinh thuyết Phá Quân,
DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH thượng, Hữu Bật tứ tinh lâm,
Bản sơn tinh tác chủ, phiên hướng trục hào hành,
Liêm Trinh quy ngũ vị, chư tinh thuận, nghịch luân,
Hung, cát tùy thời chuyển, Tham-Phụ bất đồng luận,
Tiện hữu tiên hiền quyết, không vị kỵ lưu thần,
Phiên hướng phi lâm BÍNH, thủy khẩu bất nghi ĐINH,
Vận thế tinh bất cát, họa khởi chí diệt môn,
Vận vượng tinh cách hợp, bách phúc hựu thiên trinh,
Suy, vượng đa bằng thủy, quyền ngự giá tại tinh,
Thủy kiêm tinh cộng đoán, diệu dụng cánh thông linh."

Tạm dịch:

TÝ, QUÝ cùng GIÁP, THÂN, đi 1 đường với Tham Lang (số 1),
NHÂM, MÃO, ẤT, MÙI, KHÔN, 5 vị trí dùng sao Cự Môn (số 2),
CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ, TUẤT liên tiếp dùng sao Vũ Khúc (số 6),
DẬU, TÂN, SỬU, CẤN, BÍNH là những vị trí của sao Phá Quân (số 7),
DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH sẽ được sao Hữu Bật bay tới (số 9),
Sao của bản sơn làm chủ, sao của hướng vận hành,
Liêm Trinh (số 5) mà tới 5 vị trí này thì phải tính sự thuận, nghịch của các sao.
Hung, cát chuyển vận tùy theo thời, Tham-phụ sẽ di chuyển trái ngược nhau,
Theo khẩu quyết của tiên hiền, phải xa lánh tuyến vị Không vong,
Nếu hướng tinh không ở vị trí BÍNH, thì thủy khẩu không thể ở vị trí ĐINH.
Gặp lúc thế tinh xấu có thể làm tan cửa nát nhà,
Lúc thế tinh là vượng tinh thì trăm điều lành sẽ tới,
Suy hay vượng là căn cứ vào thủy, quyền hành đều do sao quyết định,
Hợp thủy với sao mà đoán là cách hay nhất để đoán biết mọi việc.

Dựa vào bài “Thế quái ca quyết” đó của Thẩm trúc Nhưng, chúng ta có thể tóm lược lại như sau:

- TÝ, QUÝ, GIÁP, THÂN dùng số 1 nhập trung.
- KHÔN, NHÂM, ẤT, MÃO, MÙI dùng số 2 nhập trung.
- TUẤT, CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ dùng số 6 nhập trung.
- CẤN, BÍNH, TÂN, DẬU, SỬU dùng số 7 nhập trung.
- DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH dùng số 9 nhập trung.

Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì ta sẽ thấy trong 24 sơn thì chỉ có 13 sơn là dùng Thế quái, còn lại 11 sơn không dùng, cụ thể là:

- Cung KHẢM “NHÂM-TÝ-QUÝ” thuộc Nhất Bạch (Tham Lang), trừ NHÂM dùng Thế quái thành Nhị Hắc (Cự Môn), TÝ-QUÝ vẫn dùng Nhất bạch, tức không dùng Thế quái.

- Cung KHÔN “MÙI-KHÔN-THÂN” thuộc Nhị Hắc (Cự Môn), trừ THÂN dùng Thế quái thành Nhất Bạch (Tham Lang), MÙI-KHÔN vẫn dùng Nhị Hắc, tức không dùng Thế quái.

- Cung CHẤN “GIÁP-MÃO-ẤT” thuộc Tam Bích (Lộc Tồn), nhưng GIÁP dùng Nhất Bạch làm Thế Quái, còn MÃO-ẤT thì dùng Nhị Hắc làm Thế quái.

- Cung TỐN “THÌN-TỐN-TỴ” thuộc Tứ Lục (Văn Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch (Vũ Khúc) làm Thế quái.

- Cung CÀN “TUẤT-CÀN-HỢI” thuộc Lục bạch (Vũ Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch tức không dùng Thế quái.

- Cung ĐOÀI “CANH-DẬU-TÂN” thuộc Thất Xích (Phá Quân), trừ CANH dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái, còn DẬU-TÂN vẫn dùng Thất Xích (Phá Quân), nên không dùng Thế quái.

- Cung CẤN “SỬU-CẤN-DẦN” thuộc Bát Bạch (Tả Phù), nhưng SỬU-CẤN dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn DẦN dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái.

- Cung LY “BÍNH-NGỌ-ĐINH” thuộc Cửu Tử (Hữu Bật), trừ BÍNH dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn NGỌ-ĐINH vẫn dùng Cửu Tử (Hữu Bật) tức không dùng Thế quái.

Cho nên với bài “Thế quái ca quyết” của Thẩm trúc Nhưng, chúng ta có thể biết sơn nào (trong 24 sơn) có thể dùng Thế quái. Do đó, trở về với thí dụ ở trên, nhà hướng 185 độ (tức tọa TÝ hướng NGỌ kiêm QUÝ-ĐINH 5 độ), nhập trạch trong Vận 8 nên có Vận tinh số 3 tới phía trước (hướng). Nếu chỉ dựa vào 4 câu khẩu quyết của Dương quân Tùng trong “Thanh nang Áo Ngữ” thì chúng ta không biết Vận tinh này có thể dùng Thế quái hay không. Nhưng với bài “Thế quái ca quyết” thì chúng ta thấy số 3 gồm có 3 sơn là GIÁP-MÃO-ẤT, nếu đem áp đặt lên 3 sơn BÍNH-NGỌ-ĐINH nơi đầu hướng của căn nhà này thì sẽ thấy sơn MÃO của số 3 trùng với Hướng (tức sơn NGỌ) của căn nhà. Theo ca quyết thì sơn MÃO dùng Nhị Hắc làm Thế quái, nên lấy số 2 (tức sao Nhị Hắc) nhập trung cung. Vì MÃO thuộc âm (trong Tam nguyên Long), cho nên lấy số 2 nhập trung cung rồi xoay theo chiều “Nghịch” , tức 1 tới TÂY BẮC, 9 tới TÂY, 8 tới ĐÔNG BẮC... Cũng chính vì điều này mà trong ca quyết mới có câu “sao của bản sơn làm chủ, sao của hướng vận hành”. Chữ “làm chủ” ở đây có nghĩa là quyết định sự di chuyển Thuận hay Nghịch, còn “sao của hướng” tức là Thế quái vận hành.

Một trường hợp khác là khi an vận bàn thì vận tinh số 5 sẽ đến tọa hay hướng của 1 căn nhà. Vì số 5 không có phương hướng, cũng không có Thế quái, cho nên khi gặp những trường hợp này thì chỉ cần coi xem phương tọa hay hướng của căn nhà thuộc sơn gì, và là dương hay âm trong Tam nguyên long, rồi vẫn lấy số 5 nhập trung cung mà xoay chuyển THUẬN hay NGHỊCH theo với sơn tọa hoặc hướng của căn nhà mà thôi. Lấy thí dụ như nhà hướng 185 độ tức là tọa TÝ hướng NGỌ kiêm ĐINH-QUÝ 5 độ, xây xong và vào ở trong vận 1. Nếu an Vận bàn thì lấy số 1 nhập trung cung, xoay theo chiều thuận thì 2 đến TÂY BẮC, 3 đến TÂY, 4 đến ĐÔNG BẮC, 5 đến NAM... Vì nhà này kiêm hướng, nhưng do 5 không có Thế quái, cũng không có phương hướng, nên vẫn dùng hướng chính của căn nhà là hướng NGỌ, thuộc âm trong Tam nguyên Long, nên vẫn lấy số 5 nhập trung cung xoay NGHỊCH mà an Hướng bàn cho căn nhà này.

Một điềm quan trọng khác là có những căn nhà tuy kiêm hướng nhiều, nhưng những vận tinh tới tọa và hướng đều không dùng Thế quái. Về vấn đề này thì nhiều nhà Phong thủy cho là cách cục không tốt, nên dù nhà có đắc vượng tinh tới hướng cũng vẫn có tai họa. Họ cho rằng vì nhà đã kiêm hướng tức là cần phải có Thế quái, nếu như không có thì dù có đắc vượng tinh tới hướng cũng chỉ là miễn cưỡng, hoặc vượng tinh không có đủ uy lực phù trợ cho căn nhà đóï. Nhưng qua thực tế kiểm chứng thì lại thấy những nhà này vẫn phát phúc, công việc và tài lộc của người sống trong nhà vẫn tốt đẹp. Điều này có thể dẫn đến kết luận là dù nhà kiêm hướng, nhưng nếu không có Thế quái mà đắc vượng tinh tới hướng cũng vẫn tốt đẹp như những nhà đắc vượng tinh khác mà thôi. Lấy thí dụ như nhà hướng 320 độ, tức tọa TỐN hướng CÀN kiêm TỴ-HỢI 5 độ, xây và vào ở trong vận 8. Nếu lập Vận bàn thì 8 nhập trung cung, 9 tới TÂY BẮC tức hướng nhà. Bây giờ nếu muốn an Hướng bàn thì trước tiên xem hướng nhà trùng với sơn nào của số 9. Vì nhà hướng CÀN, trùng với sơn NGỌ của số 9. Mà theo bài “Thế quái ca quyết” thì NGỌ vẫn dùng Cửu Tử (tức số 9), tức là không dùng Thế quái. Vì NGỌ thuộc âm trong Tam nguyên Long nên lấy số 9 nhập trung cung xoay NGHỊCH thì 8 đến TÂY BẮC tức đến hướng. Vì đang trong vận 8 mà được hướng tinh 8 tới Hướng nên nhà này thuộc cách đắc vượng tinh tới hướng. Đây là 1 cách tốt, mặc dù là nhà kiêm hướng nhiều mà vẫn không có Thế quái để dùng.


CÁC VÍ DỤ VỀ KIÊM HƯỚNG - DỤNG THẾ QUÁI

VÍ DỤ 1:
lập mệnh căn nhà tọa Càn hướng Tốn kiêm Tuất Thìn trong vận 7. Cách an sao như sau:
bước 1: ta cũng lập cửu cung và ghi số vận 7 nhập trung cung phi thuận 9 cung: ta thấy Bát bạch đáo sơn, Lục bạch đáo hướng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




bước 2: tính kiêm hướng
ở đất thuần hướng ta sẽ lấy sao tọa là số 8 nhập trung cung để tính Chính thần, số 6 nhập trung cung để tính Linh thần. Nhưng ở đất kiêm hướng này, ta phải xét kiêm hướng như sau:
  • Sao sơn: cung Càn là Thiên nguyên/dương. Sao vận là số 8 bay đến cung Càn có gốc là quẻ Cấn, ta tra bảng "Âm dương tam nguyên long" thấy Thiên nguyên/dương của quẻ Cấn là số 7, vì vậy ta đem số 7 vào trung cung phi thuận.
  • Sao hướng: cung Tốn là Thiên nguyên/dương. Sao vận bay tới cung Cấn là số 6, mà Thiên nguyên của quẻ Càn theo bảng "Âm dương tam nguyên long" vẫn giữ nguyên số 6, v vậy ta đem số 6 vào trung cung phi thuận.
Như vậy, ta có bảng phi tinh của nhà tọa Càn hướng Tốn kiêm Thìn Tuất như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




VÍ DỤ 2: Lập mệnh căn nhà tọa Bính hướng Nhâm kiêm Tị Hợi vận 9
bước 1: an sao vận giống bình thường, bỏ số 9 vào trung cung an thuận.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



<p>
bước 2: an kiêm hướng
  • an sao Tọa: sơn Bính là Thiên nguyên/dương, sao vận số 4 bay tới cung Bính có gốc là quẻ Tốn, mà Thiên nguyên (theo âm dương tam nguyên long) trong quẻ Tốn là Dương 6, vậy ta bỏ số 6 và trung cung phi thuận.
  • an sao hướng: sơn Nhâm có sao vận 5 (Liêm trinh) bay tới, theo khẩu quyết ta sử dụng ngay hướng của căn nhà làm thế quái, sơn Nhâm theo "âm dương tam nguyên long" là địa nguyên/dương số 2, vậy ta bỏ số 2 vào trung cung phi thuận.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





13.6 CÁC TRƯỜNG HỢP KỴ KHÔNG DÙNG

KỴ PHẢN NGÂM, PHỤC NGÂM

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phục ngâm có nghĩa là sao Phi có số bằng với số cung, ví dụ sao 8 bay vào cung Cấn số 8. Phản ngâm có nghĩa là sao phi vào cung nào cộng với số của cung bằng 10, ví dụ: sao 2 bay vào cung Cấn 8. Mỗi vận (trừ vận 5 ra) tổng cộng có 3 cục phản ngâm, 3 cục phục ngâm.

KỴ PHẠM VÀO ĐẠI KHÔNG VONG VÀ TIỂU KHÔNG VONG
Đại Không Vong
Trong môn địa lý người ta sử dụng hậu thiên bát quái để phân định phương hướng của cuộc đất. Và khi tâm/tim của một ngôi nhà (căng dây từ tâm điểm của tọa tới tâm điểm của hướng) mà thấy dây chạy vào tuyến giữa của bát quái thì gọi là "Đại không vong" - dùng la kinh đo nếu thấy các tuyến sau đây thì chính là đại không vong:
  • đường phân quái Khảm - Cấn nằm giữa hai sơn Quý và Sửu, Tuyến 22 độ 5 (giữa BẮC và ĐÔNG BẮC).
  • đường phân quái Cấn - Chấn nằm giữa hai sơn Dần và Giáp, Tuyến 67 độ 5 (giữa ĐÔNG BẮC và ĐÔNG)
  • đường phân quái Chấn - Tốn nằm giữa hai sơn Ất và Thìn, Tuyến 112 độ 5 (giữa ĐÔNG và ĐÔNG NAM)
  • đường phân quái Tốn - Ly nằm giữa hai sơn Tị và Bính, Tuyến 157 độ 5 (giữa ĐÔNG NAM và NAM)
  • đường phân quái Ly - Khôn nằm giữa hai sơn Đinh và Mùi, Tuyến 202 độ 5 (giữa NAM và TÂY NAM)
  • đường phân quái Khôn - Đoài nằm giữa hai sơn Thân và Canh, Tuyến 247 độ 5 (giữa TÂY NAM và TÂY)
  • đường phân quái Đoài - Càn nằm giữa hai sơn Tân và Tuất, Tuyến 292 độ 5 (giữa TÂY và TÂY BẮC).
  • đường phân quái Càn - Khảm nằm giữa hai sơn Hợi và Nhâm, Tuyến 337 độ 5 (giữa TÂY BẮC và BẮC).
Nếu đường dây tim của cuộc đất nằm giữa/chồng vào 8 đường này gọi là phạm vào đại không vong, đại kỵ!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tiểu Không Vong
Trừ 8 đường không vong đó ra, khi dây tim của cuộc đất nằm giữa đường kẻ phân sơn trong la kinh còn lại (16 đường còn lại) thì gọi là phạm vào tiểu không vong, môn phong thủy rất kiêng kỵ.
  • Hướng BẮC: gồm những tuyến: 352 độ 5, 7 độ 5, và 22 độ 5.
  • Hướng ĐÔNG BẮC: những tuyến: 37 độ 5, 52 độ 5, và 67 đô 5.
  • Hướng ĐÔNG: gồm những tuyến: 82 đô 5, 97 độ 5, và 112 độ 5.
  • Hướng ĐÔNG NAM: những tuyến: 127 độ 5, 142 độ 5, và 157 độ 5.
  • Hướng NAM: gồm những tuyến: 172 độ 5, 187 độ 5, và 202 độ 5.
  • Hướng TÂY NAM: những tuyến: 217 độ 5, 232 độ 5, và 247 độ 5.
  • Hướng TÂY: gồm những tuyến: 262 độ 5, 277 độ 5, và 292 độ 5.
  • Hướng TÂY BẮC: những tuyến: 307 độ 5, 322 độ 5, và 337 độ 5
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì ta thấy tất cả những tuyến Tiểu không vong cuối cùng của mỗi hướng như 22 độ 5 của hướng BẮC, 67 độ 5 của hướng ĐÔNG BẮC, 112 độ 5 của hướng ĐÔNG... đó chính là những tuyến Đại không vong.

Nhà ở tuyến vị tiểu không vong thì âm dương lẫn lộn làm cho gia đạo không yên. Nhưng nếu để ý thì ta thấy nếu là Thiên nguyên long và Nhân nguyên long trong mỗi hướng đều cùng một khí Âm hoặc Dương cho nên những tuyến tiểu không vong này thực tế là vô hại. Chỉ khi phạm vào giữa địa nguyên long với hai nguyên long kia thì cần tránh kẻo mang hoạ.
Nhà gặp tuyến không vong nếu 2 tinh bàn chồng lên nhau lại được những cát tinh vào cùng một cung thì vẫn luận là tốt

Sau đây là một thí dụ điển hình trích trong TRẠCH VẬN TÂN ÁN
“VỢ; CHỒNG LỤC ĐỤC CHIA TAY”
Bên ngoài cửa Đại Nam, Thượng Hải, có nhà họ Thẩm, xây dựng ở vận 3, sáng sủa rộng rãi. Chỉ tiếc là có khe hở chạy dài giữa nhà theo hướng NHÂM-BÍNH – TÝ-NGỌ, phạm Không vong, chẳng thể ở lâu. Nếu ở lâu sẽ chuốc tai tiếng, vợ chồng lục đục dẫn tới bỏ nhau, cốt nhục chia lìa đau khổ.


(Chú ý vì tọa-hướng nhà nằm giữa các sơn NHÂM-BÍNH – TÝ-NGỌ, nên khi lập trạch vận thì đem những vận tinh tới tọa và hướng nhập trung cung, xong xoay chuyển theo cả 2 chiều thuân-nghịch cho phù hợp âm-dương với 4 sơn NHÂM-BÍNH – TÝ-NGỌ. Do đó, tại mổi khu vực sẽ có 2 Sơn tinh và 2 Hướng tinh).
Nhà này trong vận 3, khí khẩu đắc (các) Hướng tinh 8, 6, 1, 4 (nơi ngoại khí khẩu ở khu vực phía TÂY BẮC, và nội khí khẩu ở khu vực phía TÂY NAM), THANH DANH TỐT ĐẸP. Gian bếp (nơi khu vực phía ĐÔNG BẮC) có hướng thủ thiên tinh 1, 4 đến (tức nơi đó có 2 Hướng tinh 1 và 4). Nếu mở cửa sau ở gian này, CÓ THỂ NÓI LÀ ĐẠI CÁT. Tiếc rằng lại không mở, để Sơn tinh 2, 5 hoạt động (nên chủ hại cho nhân đinh). Năm 1926 BÍNH DẦN (lúc đó đã qua vận 4), Ngũ Hoàng chiếu vào bếp (vì năm đó 2 nhập trung cung, nên niên tinh 5 tới ĐÔNG BẮC), chủ vợ, chồng ốm nặng, lục đục, dẫn đến ly hôn. Hướng tuy gặp thoái khí Nhị Hắc phải tiêu nhiều tiền, nhưng có vượng khí Tam bích cùng đến (vì nhà hướng NAM, tại đây có cả 2 Hướng tinh 3, 2 cùng tới). Lại thêm nội khí khẩu Tứ lục là sinh khí cùng tới, nên tiền vào gấp đôi, khá tốt. Bước sang vận 4, cửa trước, cửa sau 2, 3 đều là khí suy thoái (cửa trước nơi phía NAM có 2 Hướng tinh 3, 2; cửa sau nơi phía BẮC có 2 hướng tinh 2, 3). May nhờ nội khí khẩu ở phía cổng Tứ lục (tức khu vực phía TÂY NAM) đến bổ trợ, nhưng vẫn khiến chủ nhà thu không bù chi, luôn lo lắng.
Sang vận 4, thường dùng cửa phía BẮC (nơi có đường xe điện ra vào). Đường dẫn khí tuy nông (vì cửa nằm ngay sát đường), nhưng dẫn khí sinh vượng nên còn được thuận lợi. Ít lâu sau, chủ nhà nằm mơ người vợ đã chết về báo mộng là ông sẽ ốm nặng, phải bỏ việc kinh doanh, khuyên ông nên dời đi nơi khác. Chẳng mấy chốc thấy ngay ứng nghiệm. Trong nhà lại thường thấy có chuột chết, là điềm gở. Năm ĐINH MÃO, sao Bệnh Phù (Nhị Hắc) chiếu tới bếp căn nhà phía TÂY (vì nhà này có 2 bếp, bếp này nằm tại khu vực phía TÂY BẮC của phòng này), nên 2 cha con họ Thẩm ốm nặng từ tháng 5 đến tháng 8. Hiện họ Thẩm đã chuyển đi nơi khác. Tiên sinh Thẩm điệt Dân (con trai của Thẩm trúc Nhưng) nhận xét:”Phàm hướng Không vong hay thấy ma quỷ”.
Ta thấy những vấn đề sau:
_ Nhà tuy phạm đại không vong nhưng vì cửa trong và ngoài đều được cát khí nên vẫn tốt đẹp cả về tài lộc lẫn thanh danh. Chỉ đến khi thất vận mới có tai hoạ mà thôi
_ Nhà này hướng không vong là có hoạ về nhân đinh(như vợ, chồng bỏ nhau, cốt nhục chia lìa...), nhưng chỉ đến lúc thất vận, hoặc bếp tọa tại những khu vực có Sơn tinh là khí suy, tử thì họa về nhân đinh mới có.
_ Ngoài ra nhà phạm Đại không vong nếu được thành môn đắc cách thì vẫn vượng phát một thời. Nhưng khi thành môn hết tác dụng tai họa đến liền kề
_ Nếu cửa chính ra vào nhà bị phạm đại không vong hoặc tiểu không vong cũng là đại kỵ vì mang tạp khí vào nhà.
_ Nếu mộ phần gặp Đại không vong hoặc Tiểu không vong (giữa Thiên và địa nguyên long) thì tai họa thật khủng khiếp cho con cháu đời sau.



13.6 CÁT HUNG KHI 9 SAO NHẬP CUNG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




13.7 CỬU TINH NẠP QUÁI DỊCH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#22 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 29/03/2015 - 18:17

14. LẬP QUẺ KINH DỊCH THEO PHONG THỦY
KHÁI QUÁT VỀ KINH DỊCH
Theo sử sách thì có 9 loại dịch nhưng theo năm tháng đã bị thất truyền, hiện nay chỉ còn lại 3 loại dịch là:
  • Liên hoa dịch

  • Quy tàng dịch

  • Chu dịch
có sách nói Liên hoa và Quy tàng chính là cuốn Thái ất thần kinh, do dòng họ Lương Nhữ Hốt người Hoa gốc Việt truyền lại cho Lương Đắc Bằng, ông này sau truyền lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm.

CÁC QUY ĐỊNH
từ vạch âm và vạch dương hình thành nên tứ tượng, rồi hình thành lên tám quẻ 3 vạch gọi là quẻ đơn, chồng quẻ đơn lên nhau thành 64 quẻ kép. Quẻ kép có sáu hào, hào 1, 2, 3 là nội quái, hào 4, 5, 6 là ngoại quái. Hào âm được gọi là hào lục, hào dương được gọi là hào cửu.

CÁCH DÙNG TRONG PHONG THỦY
nói đến Dịch, ta nghĩ ngay tới việc dự đoán cát hung theo sự việc. Theo nguyên tắc chính, học thuật phong thủy chỉ lấy tính chất ngũ hành và âm dương để làm thước đo định cát hung. Còn việc dùng quẻ dịch, thày phong thủy lấy ý nghĩa của từng quái làm căn bản, xét khí của từng quái, ví dụ:
  • Khí của quẻ Càn là thăng lên cao, gặp quẻ có Càn ở ngoại quái thì khí của nó không thông (vì không còn đường thăng lên) nên luận là không tốt.
  • Khí của quẻ Khôn là giáng xuống thấp, gặp quẻ có Khôn ở nội quái thì khí của nó bị ứ đọng (vì hết chỗ giáng xuống) cũng luận là không tốt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



14.1 CÁT HUNG CỦA 64 QUẺ DỊCH
Đây là ý nghĩa cơ bản của mỗi quẻ dịch dùng trong phong thủy, tuy nhiên khi dùng quẻ dịch phải biết phép biến thông, ta sẽ xét ở phần tiếp theo:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




14.2 CÁCH XỬ DỤNG DỊCH TRONG PHONG THỦY
"Dịch" tức là biến đổi, biến đổi được mới hanh thông. Vì vậy việc dùng dịch đều có công thức biến, mỗi học thuật đều có cách biến quái của riêng từng môn, có thuật dụng biến từng hào một, có thuật dụng biến cả một quái, có thể biến nội quái hoặc biến nội quái. Nói chung khi dụng Dịch và xét Dịch đều dựa vào hai thành phần chính sau đây:
  • Quái thể: là quái gốc trước khi biến, dụng làm cơ sở ban đầu để biết chiều hướng của sự việc là hung hay là cát.
  • Biến quái: là quái mới biến từ quẻ gốc
Ví dụ: quái thể là Ký Tế biến thành quẻ Nhu, tức là từ quẻ thủy hỏa Ký Tế biến hào nhị biến thành quẻ thủy thiên Nhu. Quẻ Ký Tế hàm nghĩa hiện tại tốt, mọi việc đã thành tựu, đề phòng sau có việc xấu. Quẻ Dụng là quẻ Nhu có nghĩa là hiện tại không tốt, trắc trở, phải chờ đợi. Qua tiến triển từ quẻ tốt tới quẻ xấu, thày phong thủy có thể lý giải sự việc đi từ cát tới hung.

THỰC HÀNH 1:
Ngôi nhà tọa Tân hướng Ất (theo quẻ là tọa Đoài hướng Chấn), năm đó sao Thất xích nhập trung cung tức Cửu tử đáo cung Đoại (tọa), Ngũ hoàng đáo Chấn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chúng ta có những công thức xét như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




THỰC HÀNH 2:
Xét căn nhà tọa Khảm hướng Ly thuộc vận 8. Tháng này lấy sao Bát bạch nhập trung cung ta thấy sao Tam bích đáo hướng, Tứ lục đáo sơn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




14.3 CÔNG THỨC TÍNH SỐ MỆNH CỦA NGƯỜI & DƯƠNG TRẠCH
Muốn tính được vận mệnh của nhà và người (dương trạch), chúng ta phải tính ba yếu tố: 1) sơn, 2) hướng, 3) nhân mệnh sống trong căn nhà đó. Việc tính toán theo trình tự như sau:
  • bước 1: lập quẻ sơn hướng, dùng cửu tinh tử bạch nhập trung cung để lập quẻ sơn, hướng. Nên nhớ, sơn chủ quản về sức khỏe của nhân sự, thủy chủ quản về tài sản của nhân sự.
  • bước 2: tính số quái biến, dùng bảng ngũ hành tra số ngũ hành của mạng người sống trong nhà, sau đó tổng cộng lại chia cho 8, số dư là bao nhiêu thì đó là số quái biến, lưu ý chỉ biến quái nội là quái của tọa/hướng chứ không biến quái của cửu tinh.
  • bước 3: xét quẻ thể, quẻ biến để luận cát hung
BẢNG SỐ NẠP GIÁP, CAN, CHI HÀNH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Bảng này lấy số của ngũ hành trong mệnh của người sống trong nhà gồm có Can, chi năm sinh, mệnh nạp âm.

BẢNG BIẾN QUÁI CỦA DƯƠNG TRẠCH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




công thức của bảng biến quái này như sau:
  • bước 1: biến hào dưới
  • bước 2: biến hào giữa
  • bước 3: biến hào trên
  • bước 4: biến hào giữa
  • bước 5: biến hào dưới
  • bước 6: biến hào dữa
  • bước 7: biến hào trên
THỰC HÀNH 1
Xét ngôi nhà tọa Tân hướng Ất, thuộc vận 8, lưu niên năm ấy có sao Thất xích nhập trung cung, vậy năm ấy Cửu tử đáo sơn, Ngũ hoàng đáo hướng. Trong nhà có năm người sinh sống: Ất Sửu, Đinh Mão, Giáp Thìn, Mậu Thân, Tân Hợi

Bước 1: lập quẻ của sơn, hướng
Cửu tử đáo cung Đoài thành quẻ gốc: hỏa trạch Khuê
Ngũ hoàng đáo cung Chấn: không lập quẻ

Bước 2: tính số biến quái
Tính số của can, chi, mệnh nạp âm của từng người trong nhà, sau đó tổng cộng lại rồi chia cho tám, ta còn dư 3 là số biến quái của quẻ Khuê.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Biến quái của sơn Đoài, bước 3, tra bảng ta thấy biến thành quái Cấn. Vậy ta được quẻ biến là hỏa sơn Lữ - tức là quẻ "dụng sự".

Bước 3: xét cát hung
Trước tiên ta xét quẻ gốc là quẻ "Khuê", quẻ này hơi xấu, chỉ làm được việc nhỏ chứ không làm được việc lớn. Sau đó ta xét tới quẻ biến là quẻ "Lữ":
xét công vị: Ly là trung nữ - khí hỏa bốc lên mà nằm trên nên không có lối, Cấn là thiếu nam - khí núi hạ xuống mà đậu dưới là không lối, vậy tượng xấu.
xét lời thoán của Chu công: ý nghĩa quẻ có nghĩa là mất gốc, xa nhà, nên tùy thời ứng biến. Vậy đoán trong năm nay có người nào đó lìa xa gia đình đi tới nơi nào đó vì lý do gì đó.
xét từng hào: quẻ có 6 hào thì mỗi hào là 2 tháng, dùng lời thoán từ mà đoán.

VÍ DỤ THỰC HÀNH 2
Ngôi nhà tọa Khảm hướng Ly, sao cửu tinh lưu niên là Bát bạch nhập trung cung - vậy Tam bích đáo hướng, Tứ lục đáo sơn. Trong nhà có bốn người sinh các năm: Bính Dần, Mậu Tuất, Nhâm Ngọ, Tân Tị.

Bước 1: lập quẻ sơn hướng
Sao Tứ lục đáo tọa Khảm, thành quẻ phong thủy Hoán
Sao Tam bích đáo hướng Ly, thành quẻ lôi hỏa Phong

Bước 2: tính số biến quái

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ta biết số biến quái là 4, vậy:
quẻ gốc tọa của căn nhà là phong thủy Hoán, lấy Khảm biến 4 bước được quẻ Càn, quẻ biến là phong thiên Tiểu Súc.
quẻ gốc hướng của căn nhà là lôi hỏa Phong, lấy Ly biến bốn bước được quẻ Khôn, quẻ biến là lôi địa Dự.

Bước 3: xét cát hung
Quẻ tọa quản đinh, gốc quái là quẻ Hoán có nghĩa là chia lìa, chia ly, cố níu kéo chẳng được gì. Xét công vị thì Tốn là trưởng nữ, khí của gió bốc lên mà quẻ nằm trên thì bế tắc. Khảm là trưởng nam, khí của nước phù trầm nằm dưới thì không có lối thoát. Quẻ biến của tọa căn nhà là quẻ phong thiên tiểu súc, nghĩa là bị ngăn cản nhỏ, xét công vị thì tốn là trưởng nữ, càn là cha già, tuy vị thế không hợp nhưng trưởng nữ có thể thay trưởng nam làm việc. Tốn phong bốc lên mà nằm trên thì bế tắc, Càn dương nằm dưới khí bốc lên là hanh thông. Vậy xét tổng thể căn nhà năm nay đã có người chia ly, hiện vẫn đang gặp khó khăn nhưng bản thân gia đình vô sự.
Quẻ hướng quản tài, gốc quái là lôi hỏa Phong nghĩa là vận lớn đang tới. Quẻ dụng là lôi địa Dự nghĩa là nên khởi tiến, cát. Về công vị thì Chấn thuộc thuộc trưởng nam, Khôn là mẹ già, con trai trưởng thay mẹ là điều tất yếu, thuận cát.
Cả hai quẻ sơn hướng đều cát, tổng xét căn nhà này năm nay sẽ có người đi xa làm ăn, tương lai sẽ rất phát đạt.

Thanked by 4 Members:

#23 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 31/03/2015 - 15:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khongbiengioi, on 30/03/2015 - 10:05, said:

Lão VNConcrete đúng là bách khoa toàn thư

VN chỉ vận dụng công phu copy, thật không biết gì về phong thủy, không có gì đáng kể.

nghe Quân bình luận về phong thủy, VN thật ngưỡng mộ, không biết ngày nào mới có thể được như vậy.

----------------------------

15. PHIÊN QUÁI HAY BIẾN QUÁI

Phiên quái hay Biến quái là một trong những pháp thức của "Dịch" trong phong thủy, pháp này biến từng hào một của mỗi quái để hình thành 7 quái khác. Học thuật phong thủy sử dụng pháp này để:
khai môn cho nhà cửa (Đại du niên)
nạp sa cho mộ huyệt (Tiểu du niên)
nam nữ hợp hôn

NGUYÊN TẮC CĂN BẢN: 7 BƯỚC BIẾN HÓA
Mỗi quái sẽ có bảy bước biến hóa, sau khi ta sắp đặt bốn quái dương sắp thành hàng ngang ở dưới, bốn quái âm sắp thành hàng ngang ở trên:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Theo thứ tự của quẻ tiên thiên thì: càn 1, đoài 2, ly 3, chấn 4, tốn 5, khảm 6, cấn 7, khôn 8. Xem hình trên, ta thấy rằng mũi tên màu đen chỉ sự biến của hào trên cùng, mũi tên màu đỏ chỉ sự biến của hào hai/giữa. Từ cái gọi là "Phiên quái", chúng ta sẽ có hai pháp thức:
  • Đại du niên (dương trạch)
  • Tiểu du niên (âm trạch)


15.1 PHÁP THỨC TIỂU DU NIÊN
Pháp thức Tiểu du niên lấy bản quái và các sao cát là Tham lang - Sinh khí; Cự môn - Thiên y; Vũ khúc - Diên niên để nạp sa gọi là "tam cát". Đồng thời kết hợp với bát quái tam hợp để hình thành nên "lục tú" (sáu cung thanh tú) và "bát quý" (tám sơn phú quý). Cuối cùng hình thành nên 12 cung cát dùng để tranh âm, tranh dương khi phối hướng.

CÔNG DỤNG
Pháp thức "Tiểu du niên" có 2 công dụng sau:
  • nạp sa cho mộ huyệt (âm trạch only)
  • nam nữ hợp hôn, tính mệnh trạch sao cho nam nữ gặp sinh khí, diên niên, thiên y.

CÀN SƠN


CÀN SƠN
càn sơn có tam cát là: Đoài - sinh khí; Chấn - thiên y; Cấn - diên niên. Dựa vào bát quái nạp giáp, ta được:
  • Đoài: nạp Đinh
  • Chấn: nạp Canh
  • Cấn: nạp Bính
ta được "lục tú" là: Đoài, Chấn, Cấn, Đinh, Canh, Bính. Tiếp theo nạp thêm quẻ Liêm trinh - Tốn và nạp giáp của nó là Tân trở thành "bát quý". Trong tám sơn nói trên, có sơn Đoài và Chấn thuộc tứ chính, sử dụng tam hợp của bát quái cho hai sơn này:
  • Đoài: nạp Đinh - Tị - Sửu
  • Chấn: nạp Canh - Hợi - Mùi
Như vậy ta đã có 12 cát sơn để sử dụng tranh âm/tranh dương bao gồm: Đoài, Chấn, Cấn, Đinh, Canh, Bính, Tốn, Tân, Tị, Sửu, Hợi, Mùi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



</p>

ĐOÀI SƠN


Đoài sơn có tam cát là: Càn - sinh khí, Ly - thiên y; Khôn - diên niên. Nạp giáp cho các sơn này ta được lục cát:
  • Càn nạp Giáp
  • Ly nạp Nhâm
  • Khôn nạp Ất
nạp thêm Liêm trinh - Khảm, mà Khảm nạp giáp Quý ta được bát quý là: Càn, Ly, Khôn, Khảm, Giáp, Nhâm, Ất, Quý. Trong đó có hai sơn tứ chính là Khảm và Ly nạp thêm bát quái tam hợp:
  • Khảm: nạp Quý, Thân - Thìn đồng
  • Ly: nạp Nhâm, Dần - Tuất đồng
Tổng hợp thành 12 cát sơn là: Càn, Ly, Khôn, Giáp, Nhâm, Ất, Khảm, Quý, Dần, Tuất, Thân, Thìn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





LY SƠN


Ly sơn có tam cát là: Chấn - sinh khí, Đoài - thiên y, Tốn - diên niên. Nạp giáp cho 3 sơn này ta được lục cát:
  • Chấn nạp Canh
  • Đoài nạp Đinh
  • Tốn nạp Tân
nạp thêm Liêm trinh - Cấn (Bính đồng) ta được bát quý. Trong tám sơn nói trên có Đoài Chấn thuộc tứ chính, ta nạp giáp tam hợp cho chúng sẽ được 12 cát sơn:
  • Đoài nạp Đinh, Tị - Sửu đồng
  • Chấn nạp Canh, Hợi - Mùi đồng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





CHẤN SƠN


Chấn sơn có 3 cát sơn là Ly - sinh khí, Càn thiên y, Khảm diên niên. Nạp giáp cho chúng ta sẽ được lục cát:
  • Ly/Ngọ nạp Nhâm
  • Càn nạp Giáp
  • Khảm/Tý nạp Quý
nạp thêm Khôn - Liêm trinh, Ất đồng là Bát quý. Trong tám sơn trên có Ngọ và Tý là tứ chính, nạp giáp tam hợp cho hai sơn này ta có 12 cát sơn:
  • Ly: nạp Nhâm, Dần - Tuất đồng
  • Khảm nạp Quý, Tý - Thân đồng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





TỐN SƠN


Tốn sơn có 3 cát sơn: Khảm sinh khí, Khôn thiên y, Ly diên niên. Nạp giáp cho ba sơn này ta có lục cát:
  • Khảm nạp Quý
  • Khôn nạp Ất
  • Ly nạp Nhâm
nạp thêm Liêm trinh Càn/Giáp đồng ta có bát quý. Trong tám sơn nói trên ta có Khảm/Tý và Ly/Ngọ là tứ chính. Nạp giáp tam hợp cho chúng ta có 12 cát sơn:
  • Ngọ nạp Nhâm, Dần Tuất đồng
  • Tý nạp Quý, Thân - Thìn đồng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





KHẢM SƠN

<p>
Khảm sơn có ba cát sơn: Tốn sinh khí, Cấn thiên y, Chấn diên niên. Nạp giáp cho ba sơn này ta được lục tú:
  • Tốn nạp Tân
  • Cấn nạp Bính
  • Chấn nạp Canh
nạp thêm Liêm trinh Đoài/Ất đồng, ta được bát quý. Trong tám sơn ta có Đoài và Chấn thuộc tứ chính, nạp giáp tam hợp cho hai sơn này ta được 12 cát sơn:
  • Đoài nạp Đinh, Tị - Sửu đồng
  • Chấn nạp Canh, Hợi - Mùi đồng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





CẤN SƠN


Cấn sơn có ba cát sơn là Khôn sinh khí, Khảm thiên y, Càn diên niên. Nạp giáp cho 3 sơn này ta được lục cát:
  • Khôn nạp Ất
  • Khảm/Tý nạp Quý
  • Càn nạp Giáp
nạp Liêm trinh Ly/Nhâm đồng ta được bát quý. Trong tám sơn này có Khảm/tý và Ly/ngọ thuộc tứ chính, ta nạp giáp tam hợp cho chúng sẽ được 12 cát sơn:
  • Tý nạp Quý, Thân - Thìn đồng
  • Ngọ nạp Nhâm, Dần - Tuất đồng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





KHÔN SƠN

Khôn sơn có 3 cát sơn là Cấn sinh khí, Tốn thiên y, Đoài diên niên. Nạp giáp cho 3 sơn này ta có lục cát:
  • Cấn nạp Bính
  • Tốn nạp Tân
  • Đoài nạp Đinh
nạp thêm Liêm chinh Chấn/Canh đồng, ta được bát quý. Trong tám sơn nói trên ta có Đoài và Chấn thuộc tứ chính, nạp giáp tam hợp cho chúng ta có 12 cát sơn:
  • Đoài nạp Đinh, Tị - Sửu đồng
  • Chấn nạp Canh, Hợi - Mùi đồng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






15.2 PHÁP THỨC ĐẠI DU NIÊN
Pháp thức này do Tăng Nhất Hành, người sống vào đời nhà Đường thiết lập ra dùng để khai môn trong phong thủy. Trong pháp thức này có ba cung cát nhất gọi là "Tam cát đại du niên":
  • cung Sinh khí, sao Tham lang: là cung cát nhất trong tam cát, nó có ý nghĩa vượng tài, hành của cung sinh khí tỷ hòa với cung phục vị (tức bổn sơn). Cung này khai môn rất cát.
  • Cung Diên niên, sao Vũ khúc: là cung cát thứ hai trong tam cát, hành của nó tương sinh với cung phục vị (bổn sơn), dùng để khai môn dương cơ.
  • Cung Thiên y, sao Cự môn: là cung cát cuối cùng trong tam cát, nó có ý nghĩa có lợi cho sức khỏe và nhân sự. Cung này và cung phục vị (bổn sơn) đối nhau trong tiên thiên bát quái.
Nhắc lại, pháp thức Đại du niên chuyên dùng để khai môn cho dương trạch.


CÀN SƠN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







ĐOÀI SƠN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





LY SƠN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






CHẤN SƠN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





TỐN SƠN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





KHẢM SƠN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






CẤN SƠN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





KHÔN SƠN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#24 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 31/03/2015 - 19:06

16. PHÁP THỨC BÁT MÔN
Pháp thức bát môn là nói tới tám cửa, ứng hợp với tám quái trong kinh dịch. Pháp thức này được áp dụng trong hầu hết các học thuật cổ của Trung Hoa. Nguyên tắc chính của bát môn là "dụng sự" (nghĩa là dựa vào hướng cát hung mà khởi một việc gì đó). Pháp thức bát môn khác với pháp thức cửu tinh là nó không nhập vào trung cung, mà theo chiều kim đồng hồ. Bát môn có tám cửa với ý nghĩa như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




người ta kết hợp giữa Bát môn và Cửu tinh tử bạch để tìm ra phương hung, phương cát và việc làm cho phù hợp với thiên thời, địa lợi. Nguyên tắc xử dụng như sau:
  • Cát + Cát = Đại cát
  • Cát + Hung = Bình hòa
  • Hung + Cát = Bình hòa
  • Hung + Hung = Đại hung
Trong đó có 4 cửa cát là: Khai - Hưu - Sinh - Cảnh, bốn cửa hung là: Thương - Đỗ - Tử - Kinh.

CÁCH KHỞI
Trong bát môn cũng được chia ra làm 4 loại là niên, nguyệt, nhật, thời. Ở đây chúng ta chỉ xét bát môn theo ngày: theo khẩu quyết âm độn hay dương độn ta có thể tìm ra bát môn trực nhật, sau đó lần lượt an thuận theo chiều kim đồng hồ vào cửu cung (không an vào trung cung).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ví dụ: vào ngày Canh Ngọ nào đó sau tiết Đông Chí, xử dụng dương độn ta an cửa Hưu vào cung Chấn, lần lượt an thuận ta có bát môn như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


NHẬN XÉT
Bát môn cứ 3 ngày thì cửa Hưu đáo nhập một cung, ví dụ như trong thời dương độn thì cửa Hưu đáo nhập cung Khảm trong ba ngày Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần. Nếu ta bỏ cửa Hưu lên cửu cung an thuận (cứ 3 ngày là 1 cục) ta sẽ thấy nó vận hành thuận/nghịch theo cửu cung:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


BẢNG BIỂU DIỄN THEO CHIỀU DỌC

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ta thấy rằng quy luật của bát môn như sau:
lấy 3 ngày làm một cục, mà mỗi tiết khí được 15 ngày, vậy mỗi tiết khí quản 5 hầu. Vòng quanh một bảng hoa giáp vốn có 60 ngày, chia cho 3 ngày mỗi cục sẽ được 20 bước nhảy. Bước nhảy cuối cùng là "Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi" ở cung 4 không tiếp nối được với bước đầu tiên ở cung 1 - bị gọi là thoát khí ở các cung sau:
  • dương độn: vào chu kỳ cuối cùng tính từ Nhâm tý tới Quý hợi thì các cung: Càn, Đoài, Cấn, Ly không có các ngày trực nhật, vậy chúng bị thoát khí.
  • âm độn: Khảm, Khôn, Cấn, Tốn không có các ngày trực nhật, vậy chúng bị thoát khí.
nay bảo lưu lại nghi vấn về pháp quyết Bát môn, hồi sau sẽ tìm hiểu kỹ lại.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#25 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 31/03/2015 - 19:51

17. THÀNH MÔN NHỊ CUNG DƯƠNG TRẠCH
Từ "Thành môn" là dựa vào hình dạng để gọi, nghĩa đen là "cổng thành", nguồn gốc xuất xứ của nó tức là cửa bốn phương, tám hướng của thành trì ngày xưa: mỗi phương mỗi hướng đều có cửa đi ra vào. Ngoài ra, học thuật phong thủy còn có từ "Thủy khẩu", xét địa hình một vùng đất có bốn phương núi non bao bọc, có một vài chỗ khuyết để lưu thông ra vào bằng đường thủy hay đường bộ. Thành môn dương trạch được áp dụng bằng các hình thức chính sau đây:
  • Nơi giao nhau giữa các ngã đường (ngã ba, ngã tư, ngã năm vv)
  • Các bến cảng có thuyền bè neo đậu tấp nập
  • Các cơ quan nhà máy có công nhân, xe cộ đông đúc
  • Nơi có ao hồ đầm nước, núi non..vvv.
  • Chỗ ngã ba sông hợp lưu...
Dụng cửa nhà thông khí để làm thành môn. Từ "thành môn" (cửa thành) xét về không gian gọi là "chiếu thần" hoặc "cát hướng". Công dụng của thành môn là khi thiết kế xây dựng nhà cửa, phải tìm được Thành môn tọa nơi cung cát để liên tục nhận được thêm vượng khí từ vùng đất xung quanh, hỗ trợ cho khí của sơn/hướng của ngôi nhà - giống như trên gấm thêu thêm hoa. Công thức chính của việc thiết lập Thành môn được chia làm hai cách: 1) chính thành môn (hay còn gọi là Chính cách hay Chính mã); 2) Phụ thành môn (hay còn được gọi là Thiên cách hay Tá mã). Pháp thức chủ yếu dựa vào tám quái của bát quái, lấy quái hướng làm chủ đạo: trong tám quái thì có 4 quái thuộc tứ chính là Khảm (tý), Ly (ngọ), Chấn (mão), Đoài (dậu); 4 quái tứ duy là Càn, Tốn, Cấn, Khôn. Xử dụng công thức hợp số tiên thiên mà hình thành như sau:
  • nhà có hướng bát quái tứ chính: Chính thành môn là quái kế trước nó, phụ thành môn là quái kế tiếp nó (theo chiều kim đồng hồ).
  • nhà có hướng bát quái tứ duy: dụng quái kế tiếp nó làm Chính thành môn, dụng quái kế trước nó làm phụ thành môn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Từ pháp thức chủ đạo nói trên phát sinh ra hệ quả "Thành môn nhị cung phụ mẫu tử tức".

THÀNH MÔN NHỊ CUNG PHỤ MẪU TỬ TỨC
xét trong bảng "Tam nguyên âm dương long" thì một quẻ quản 3 sơn chi ra làm tam tài thiên địa nhân.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Từ phân biệt tam tài này, khi tiếp nhận sa/thủy hoặc hình thức phụ trợ nào khác phải cần thành quẻ thuần túy - nếu lẫn lộn tam tài là nghịch quẻ, không tốt:
  • Tám quẻ phụ mẫu, khi tiếp nhận sa thủy vv... hoặc các hình thức phụ trợ khác phải nằm trong tám sơn phụ mẫu.
  • Tám sơn nghịch tức, khi tiếp nhận sa thủy hoặc các hình thức phụ trợ khác, phụ trợ đó phải nằm trong tám sơn nghịch tức.
  • Tám sơn thuận tử, khi tiếp nhận sa thủy hoặc các hình thức phụ trợ khác, phụ trợ đó phải nằm trong tám sơn thuận tử.
VÍ DỤ 1
Ngôi nhà tọa Tý hướng Ngọ trực thuộc tám sơn phụ mẫu, khi tiếp nhận ngoại khí thông qua các hình thức như sa, thủy, các ngũ đường, ao, hồ, nhà máy, bến cảng vv.. phải nằm trực thuộc các sơn Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Càn, Khôn, Cấn, Tốn(tam tài thiên) có như thế mới gọi là hợp quẻ thuần túy.

VÍ DỤ 2
Ngôi nhà tọa Canh hướng Giáp trực thuộc tám sơn nghịch tức, thì khi tiếp nhận ngoại khí (như ví dụ 1 đã ghi) phải nằm trong tám sơn Nhâm, Bính, Giáp, Canh, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi (tam tài địa). Có như thế mới gọi là hợp quẻ thuần túy.

VÍ DỤ 3
Ngôi nhà tọa Tân hướng Ất trực thuộc tám sơn thuận tử, thì khi tiếp nhận ngoại khí phải nằm trong tám sơn Ất, Tân, Đinh, Quý, Dần, Thân, Tị, Hợi (tam tài nhân). Có như thế mới gọi là hợp quẻ thuần túy.

BẢNG TỔNG HỢP THÀNH MÔN CỦA 24 SƠN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Pháp thức Thành môn nhị cung dùng để khai môn nhà cửa, hoặc dùng để tiếp nhận sa, thủy hoặc các giao lộ có đông đúc xe cộ vận hành hay các cơ quan xí nghiệp, nhà máy vvv... để tiếp nhận thêm ngoại khí, nhàm phù trợ cho sơn hướng của ngôi nhà.

Vì có liên quan tới khái niệm "Thành Môn nhị cung", nay post lại để bạn đọc dễ theo dõi:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 24/03/2015 - 08:04, said:

LẬP HƯỚNG KHAI MÔN CHO DƯƠNG TRẠCH
Phần này dùng để minh họa cho việc ứng dụng cho 2 pháp quyết Đại, tiểu huyền không ngũ hành. Chúng ta sẽ gặp lại các khái niệm về khai sơn, phóng thủy, khai môn trong một phần chuyên biệt khác. Đối với các bạn mới bắt đầu tìm hiểu phong thủy (cũng như tui), có lẽ đọc tới các pháp quyết này sẽ cảm thấy khó hiểu - tuy nhiên chúng ta cứ bảo lưu đấy đã, từ từ các phần khác sẽ làm sáng tỏ từng điểm.

Trong pháp dương trạch, ta dùng ngã ba/tư/năm..vv đường gần nhà nhất làm sơn lai thủy: dùng la kinh đặt giữa trọng tâm miếng đất hay căn nhà muốn xây dựng để xem giao điểm của các ngã đường (ngã ba, ngã tư, ngã năm...vv) gần nhà nhất nằm thuộc sơn nào, từ đó dựa vào pháp quyết đại/tiểu huyền không (giống y hệt như cách dùng trong âm trạch) để lập hướng và khai môn cho căn nhà/miếng đất:

Ví dụ 1: căn nhà trong thành phố cố định một hướng, đó là tọa Cấn hướng Khôn, nhà này có ngã tư gần nhà nhất nằm ở sơn Tị:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Kết hợp cả hai pháp thức Tiểu/đại huyền không, ta chọn được 5 môn để khai sơn: Tý Dần Thìn Cấn Tị. Khi đã chọn được 5 sơn khai môn này rồi, ta sẽ kết hợp dùng thêm pháp thức "Đại du niên" hoặc pháp thức phụ mẫu tử tức huyền không. Định theo công vị mà chọn sơn chính để khai môn (hai pháp thức này sẽ nói rõ phần sau).

Kết Hợp Pháp thức Đại Du Niên: căn nhà tọa Cấn có các cung cát là:
  • Khôn (Mùi - Khôn - Thân) được sinh khí
  • Đoài (Canh - Dậu - Tân) được thiên y
So sánh với 5 sơn khai môn trên, ta không thấy có trùng hợp vì vậy không dùng pháp thức đại du niên được. Ta chuyển qua pháp thức "Phụ mẫu tử tức huyền không".

Kết Hợp Pháp Thức "Phụ mẫu tử tức huyền không"
Ngã tư nằm thuộc sơn Tị, thuộc công vị "nhân" là thuận tử. Trong 5 sơn đã chọn ra thì:
  • Tý, Cấn thuộc "Thiên" không hợp công vị của thủy lai
  • Dần, Tị thuộc "Nhân" hợp với công vị của thủy lai
  • Thìn thuộc "Địa" không hợp công vị của thủy lai
Vậy tổng kết lại chỉ có hai sơn Dần, Tị phù hợp với công vị của thủy lai. Nhưng sơn Dần lại trực thuộc cung Phục vị phía sau nhà, thành ra chỉ có thể thông cửa hậu. Sơn Tị nằm bên hông trái nhà, cố gắng chừa khoảng cách để mở cửa tại sơn tốt này. Giả sử không thể mở cửa tại cung Tị, ta có thể dùng cung Thân của tiểu huyền không để khai môn (vì được cung Sinh khí).

Ví dụ 2: căn nhà tọa Càn hướng Tốn, có ngã 5 gần nhà nhất tại sơn Cấn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hợp nhất đại/tiểu huyền không ta được bốn sơn: Cấn Bính Ất Đinh. Nạp đại du niên: tọa Càn có Đoài (sơn Canh Dậu Tân) thuộc sinh khí, Khôn (sơn Mùi Khôn Thân) thuộc Diên niên; Cấn (Sửu Cấn Dần) thuộc Thiên y. Rút lại ta được sơn Cấn - nằm bên hông trái nhà. Cố gắng thiết kế thông cửa ở sơn này, 3 sơn còn lại không nằm ngay cung hướng nên bỏ. Còn hai sơn Thìn và Tị nằm ngay mặt tiền nhà, theo Đại huyền không cũng dùng để cửa được.

Ví dụ 3: nhà tọa Bính hướng Nhâm, có ngã tư gần nhà nhất tại sơn Giáp:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Hợp nhất đại/tiểu huyền không ta có 5 sơn dùng được: Hợi Giáp Quý Đinh Dậu. Nạp đại du niên: nhà tọa Bính thuộc cung Ly: có quẻ Chấn (sơn Giáp Mão Ất) được sinh khí; quẻ Khảm (sơn Nhâm Tý Quý) thuộc diên niên; quẻ Tốn (Thìn Tốn Tị) được Thiên y. Kết hợp cả 3 pháp quyết ta lựa được sơn Quý, Giáp để làm cửa: sơn Quý ngay mặt tiền, sơn Giáp nằm bên hông nhà.

Ví dụ 4: nhà tọa Khôn hướng Cấn, có ngã tư gần nhà nhất tại sơn Tị:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kết hợp cả hai pháp thức Tiểu/đại huyền không, ta chọn được 5 môn để khai sơn: Tý Dần Thìn Cấn Tị. Nạp đại du niên: nhà tọa Khôn được cung Cấn (sơn Sửu Cấn Dần) được sinh khí; cung Càn (sơn Tuất Càn Hợi) được diên niên. Lựa ra được 2 sơn Cấn Dần phù hợp cả 3 pháp thức, mà cả hai sơn đều ở mặt tiền của nhà nên mở cửa rất tốt.


Thanked by 2 Members:

#26 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 31/03/2015 - 20:22

18. PHÁP THỨC KHAI MÔN DƯƠNG CƠ

Học thuật phong thủy phần dương trạch xem việc khai môn là rất quan trọng. Theo quan niệm của phong thủy, cửa nhà chính là nơi tiếp thu khí trường mạnh nhất và thường xuyên nhất. Người xưa rất coi trọng khai môn, và áp dụng nó để xoay trở hướng nhà, hướng đình, chùa miếu...vv. Có nhiều pháp quyết khai môn khác nhau, cần phải kết hợp nhiều pháp quyết thành một thể hoàn chỉnh để thiết kế cửa nhà. Có các pháp quyết cho khai môn như sau:
  • Pháp "Đại du niên" đã trình bày ở phần "Phiên quái hay Biến quái".
  • Pháp "Thành môn nhị cung"
  • Pháp "Phụ mẫu tử tức"
  • Pháp "Phu phụ tiên thiên"
  • Pháp "Ngũ hành đại huyền không" - dựa theo các giao lộ của đường phố mà khai cửa..vv.

Trong các pháp thức nói trên, pháp "Đại du niên" được coi là chuẩn mực và lâu bền nhất. Khi dùng pháp này cũng cần phải kết hợp thêm với hệ phụ mẫu tử tức, hay các hình thức ngoại khí khác xung quanh nhà như: sa, thủy, giao lộ, nhà máy..vvv.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




hình trên biểu diễn tám kiểu nhà tám quẻ, ta nên hiểu rằng mỗi quẻ quản 3 sơn. Ta có thể nhận ra rằng:
  • có bốn kiểu nhà khai môn trực hướng cát lợi là:
    - nhà tọa khảm hướng ly
    - nhà tọa ly hướng khảm
    - nhà tọa cấn hướng khôn
    - nhà tọa khôn hướng cấn
    bởi khai môn tại hướng gặp các sao vũ khúc/diên niên, tham lang/sinh khí. Đây chính là lý do tại sao người xưa hay dùng hướng Bắc - Nam, Nam - Bắc để xây dựng đình chùa miếu mạo.
  • có bốn kiểu nhà khai môn trực hướng bất lợi là:
    - nhà tọa càn hướng tốn
    - nhà tọa tốn hướng càn
    - nhà tọa chấn hướng đoài
    - nhà tọa đoài hướng chấn
    bởi khai môn tại hướng gặp các sao lộc tồn/họa hại, phá quân/tuyệt mệnh. Đây là bốn thế nhà sở đoản.
Để khắc phục các thế nhà sở đoản, ta phải mở đường ở hông nhà, định ngay cung sơn cát để khai cửa phụ. Cần phải kết hợp với hệ "Phụ mẫu tử tức" để khai môn chính xác hơn.

HỆ PHỤ MẪU - TỬ TỨC
ta biết rằng dụng pháp thức "Đại du niên" chỉ tính toán bát quái, mà mỗi quái quản 3 sơn. Khi muốn khai mở thêm cửa phụ, ta phải xét sơn tọa của căn nhà thuộc tài nào trong tam tài thiên - địa - nhân mà quái tọa sơn của căn nhà quản, sau đó chọn ngay cung cát trùng với "tam tài" của sơn tọa căn nhà - việc xét đó gọi là "hệ phụ mẫu tử tức". Xem bảng sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




VÍ DỤ THỰC HÀNH 1

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Xét căn nhà tọa Càn (ứng với tài "thiên") hướng Tốn, nhà này khai môn chính hướng gặp cung lộc tồn/họa hại. Vì thế muốn khai mở thêm cửa phụ để đón cát. Dùng pháp thức "Đại du niên" ta có ba cung cát:
  • Cấn - cự môn/thiên y: quản 3 sơn Sửu (địa), Cấn (thiên), Dần (nhân). Nếu chọn mở cửa phụ thì phải chọn tại sơn Cấn có tài thiên trùng với tài thiên của tọa.
  • Khôn - vũ khúc/diên niên: quản 3 sơn Mùi (địa), Khôn (thiên), Thân (nhân). Nếu chọn cung này mở cửa phụ thì phải chọn tại sơn Khôn, có cùng tài thiên.
  • Đoài - tham lang/sinh khí: quản 3 sơn Canh (địa), Dậu (thiên), Tân (nhân). Nếu muốn chọn cung này để mở cửa phụ thì phải chọn sơn Dậu là sơn có tài thiên.

HỆ PHU PHỤ TIÊN THIÊN
chỉ quan hệ giữa quái hậu thiên và quái tiên thiên, tức là lấy quái nào đối xứng với quái tọa của căn nhà thì gọi là "hệ phu phụ tiên thiên".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



VÍ DỤ THỰC HÀNH
Xét căn nhà tọa Ất (ứng tam tài Nhân) hướng Tân, khai môn chính hướng gặp cung tuyệt mệnh không tốt. Nhà này có 3 cung cát là:
  • Khảm - cự môn/thiên y, quản 3 sơn Nhâm (địa), Tý (thiên), Quý (nhân)
  • Tốn - vũ khúc/diên niên, quản 3 sơn Thìn (địa), Tốn (thiên), Tị (nhân)
  • Ly - tham lang/sinh khí, quản 3 sơn Bính (địa), Ngọ (thiên), Đinh (nhân).
Vì trong tiên thiên bát quái thì Tốn đối xứng với Chấn gọi là cặp "phu phụ tiên thiên) nên ta chọn sơn Tốn. Nếu không, ta có thể chọn tài nhân trong 3 cung nói trên.


XÉT NGŨ HÀNH THEO TIỂU HUYỀN KHÔNG VÀ ĐẠI HUYỀN KHÔNG (XEM PHẦN ĐẠI/TIỂU HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH)

HỢP CUNG BÁT QUÁI NẠP GIÁP TAM HỢP

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




PHỤ LỤC: BẢNG BÁT QUÁI NẠP GIÁP TAM HỢP

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


bát quái nạp giáp tam hợp thì Khảm và Ly không nạp Mậu Kỷ bởi trong hai bốn sơn không có Mậu Kỷ, cho nên Ly nạp Nhâm của Càn, Khảm nạp Quý của Khôn:
  • theo nguồn gốc của Tiên thiên bát quái thì Khảm Ly nạp Mậu Kỷ
  • theo cái dụng của Hậu thiên bát quái thì Khảm nạp Quý, Ly nạp Nhâm
  • tứ chính là bốn quẻ Khảm - Ly - Chấn - Tốn còn kiêm nạp thêm tám chi, mỗi quái nạp hai chi.
Như thế, chỗ hai chi mới nạp và chi của chính quái sẽ tạo thành tam hợp. Tọa sơn của thuật Kham dư, Cửu tinh tranh âm tranh dương, nguồn gốc đều xuất ra từ đó.

Thanked by 4 Members:

#27 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 31/03/2015 - 20:51

19. PHÁP THỨC PHÓNG THỦY DƯƠNG CƠ
Pháp phóng thủy, hay nói nôm là phương thức thiết kế đường ống xả nước thải sinh hoạt trong nhà ra đường ống chính. Vị trí của đường ống thoát nước từ trong nhà ra khỏi địa phận căn nhà - nơi đó chính là sơn của "khứ thủy". Trong phong thủy, pháp phóng thủy có rất nhiều cách:
  • xét ngũ hành đại huyền không theo công thức sinh xuất, khắc nhập - lấy sơn nhà làm chủ để xét.
  • một vài cách khác...

Nhưng theo hiện trạng nhà cửa đô thị hôm nay, chỉ nên lấy pháp thức chính yếu sau đây:
  • Tọa hướng của căn nhà thuộc địa chi thì phải phóng thủy lệch qua hai bên biên hướng nhà, nằm vào các sơn Thiên can/Tứ duy.
  • Tọa hướng của căn nhà thuộc thiên can/tứ duy thì cứ phóng thủy ngay chính giữa hướng nhà mà lập.
Ta có bảng lập sẵn sau đây:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




19. PHÁP THỰC TỌA BẾP DƯƠNG CƠ
Đây là những nguyên tắc khi làm bếp:
  • đặt hướng bếp phải tọa Đông hướng Tây, hoặc tọa Tây hướng Đông, chứ không nên đặt bếp tọa Nam hướng Bắc, hoặc tọa Bắc hướng Nam. Khi nấu bếp thì người nấu phải quay mặt về hướng Đông hoặc hướng Tây, chứ không bao giờ được phép quay mặt về hướng Nam hay hướng Bắc.
  • bếp không nên trùng với hướng Bạch hổ, tức là phải đặt bếp bên phía/mé trái của căn nhà (thanh long là mé trái, bạch hổ là mé phải).
  • hướng bếp phải tránh đối diện với cửa phòng

Công thức đặt bếp dương cơ được lập nên bởi các nguyên tắc sau: dùng pháp song sơn để định sơn trạch:
  • tọa sơn nhà thuộc tứ mộ (thìn, tuất, sửu, mùi) thì lấy tứ mạnh (dần, thân, tị, hợi) làm sơn tọa bếp.
  • tọa sơn nhà thuộc tứ mạnh (dần, thân, tị, hợi) thì lấy tứ mộ làm sơn tọa bếp.
  • tọa sơn nhà thuộc tứ chính (tý, ngọ, mão, dậu) thì lấy ngay tứ chính làm tọa bếp.
Chúng ta có bảng lập sẵn như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





20. PHÁP XUYÊN TỈNH (ĐÀO GIẾNG) DƯƠNG TRẠCH

Pháp thức này dựa vào công thức "Thập nhị thần" để lấy hai cung Trường sinh và Đế vượng dùng để đào giếng. Muốn sử dụng cho đúng pháp này thì cần phải phân biệt nhà thuộc dương cục hay thuộc âm cục - thì phải biết xem "lai long" phương nào tới (như đã nói trong mục "Âm Dương"). Tuy nhiên, theo thực trạng hoàn cảnh xã hội ngày nay thì phố xá nhà cửa quá đông - khó lòng xác định chính xác lai long. Do vậy chỉ nên dùng hai cung đế vượng của hai cục âm dương mà thôi, chứ không nên dùng hai cung Trường sinh (bởi nếu dùng lộn thì sinh sẽ thành tử, tử sẽ thành sinh rất là nguy hiểm). Các sơn được gộp chung bởi pháp "Bát quái nạp giáp tam hợp", được chia thành tám cục như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





21. PHÁP LẬP PHÒNG NGỦ, PHÒNG VỆ SINH DƯƠNG TRẠCH
Phòng ngủ: khi thiết kế phòng ngủ, phải xem tọa căn nhà thuộc đông trạch hay tây trạch:
  • nếu tọa của căn nhà là Đông trạch: phải để phòng ngủ ở các cung Khảm, Ly, Chấn, Tốn
  • nếu tọa của căn nhà là Tây trạch: phải để phòng ngủ ở các cung Càn, Đoài, Cấn, Khôn
Tọa nhà là đông tứ trạch thì phòng ngủ cũng phải thuộc đông tứ, cho người đông tứ ở và ngược lại. Không được lẫn lộn đông tứ với tây tứ.

Phòng vệ sinh:
khi thiết kế xây dựng nhà cửa phải bố trí phòng vệ sinh như sau:
  • cửa phòng vệ sinh không được cùng hướng với cửa chính
  • không được đối diện với đòn giông nhà
  • không được đối diện với phòng khách và đại sảnh
  • phải tránh xa bếp và giếng nước


22. CÁT HUNG PHÂN PHÒNG, LẦU TRẠCH
Để tính được cát hung của số phòng, số lầu trong một căn nhà chúng ta dựa vào ba yếu tố chính sau:
  • mệnh chủ nhà: tức là mệnh nạp âm ngũ hành của người chủ chốt của căn nhà đó.
  • số gian nhà: căn nhà ngăn vách ra nhiều gian, lấy số tiên thiên mà đoán định (xem bảng dưới đây).
  • số tầng nhà: cũng giống như số gian nhà

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Các số trên lấy trong cặp số hà đồ mà ra. Cách dùng: cứ tương sinh hoặc tỷ hòa với mệnh chủ là tốt, tương khắc với mệnh chủ là xấu.

VÍ DỤ 1
nhà trệt không lầu, có 3 gian vậy thuộc hành mộc. Nhà này phù hợp mệnh thủy, hỏa, mộc.

VÍ DỤ 2
nhà có 1 lầu thuộc hành thủy, do đó phải bố trí số gian trong căn nhà là 3 gian (hành mộc) để tạo thế thủy sinh mộc. Tạo 4 gian (hành kim) để tạo thế kim sinh thủy. Kỵ phân gian thành 5 hay 7 gian bởi sẽ tạo thành thế thổ khắc thủy hoặc thủy hỏa tương khắc. Giả sử chủ nhà mệnh hỏa, thì tạo 3 gian để tạo thế thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa.

VÍ DỤ 3
nhà có hai tầng (hành hỏa), phải phân gian thành 3 (mộc) phòng hoặc 5 (thổ) phòng để tạo thế tương sinh. Giả sử chủ nhà mệnh kim thì nên tạo 5 gian phòng để tạo thế hỏa sinh thổ, thổ sinh kim. Giả sử chủ nhà mạng mộc, tạo 3 gian để mộc gặp mộc vượng khí.

Ngoài ra, người mệnh tây tứ trạch nên ở phòng tây tứ trạch, mệnh đông tứ nên ở phòng đông tứ.


23. THÔI THIÊN QUAN HUYỆT PHÁP
Đây là bảng thống kê các hướng cát nhất trong "Long nhập thủ" theo nguyên tắc: âm long âm hướng, dương long dương hướng, dùng để tùy nghi vận dụng:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#28 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 31/03/2015 - 21:01

Tới đây đã hết các pháp quyết thực dụng căn bản được trình bày trong sách "Huyền môn phong thủy thực dụng" của thày Nguyễn Ngọc Vinh. Nay tạm dừng để chuyển qua một topic khác về đề tài trạch cát.

Xin cám ơn thày Nguyễn Ngọc Vinh (bút danh Mân Vinh) - nhờ sách của thày VN đã phần nào đọc hiểu được một hai điều trong phong thủy. Sách của thày giản dị và dễ hiểu, đọc sách có thể cảm nhận tấm lòng vô tư trung thực, không dấu nghề của thày.

=======================

Các vấn đề cần trao đổi, vui lòng thảo luận tại Hành lang - Tự học phong thủy 1

#29 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 18/01/2016 - 12:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 24/03/2015 - 22:02, said:

1. LA KINH
La kinh là vật bất ly thân của người dụng thuật phong thủy, là dụng cụ cơ bản dùng để xác định sơn, hướng, tính tinh độ, tầm long mạch, xét sa thủy, định thành cục vvv...
Nguồn gốc của La kinh xuất phát từ "Huyền quy thập lục cung", tức 16 cung huyền quy, được xếp theo phương vị của hậu thiên bát quái bao gồm 12 địa chi và tứ duy (Càn khôn cấn tốn). Càn Tốn đối nhau, Khôn Cấn đối nhau. Lần lượt được xếp như sau: Tý - Sửu - Cấn - Dần - Mão - Thìn - Tốn - Tị - Ngọ - Mùi - Khôn - Thân - Dậu - Tuất - Càn - Hợi (công thức phi số cũng khác hôm nay):
  • Bắt đầu khởi từ cung Càn số 1,
  • bay sang cung Ly số 2,
  • quay về cung Cấn số 3,
  • lên cung Chấn số 4,
  • xuyên qua Trung Cung số 5,
  • tới cung Đoài số 6,
  • lên cung Khôn số 7,
  • quay về cung Khảm số 8,
  • lên cung Tốn số 9

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sau này đến thế kỷ thứ năm, Tổ Xung Chi phát minh ra được phương hướng cố định của Kim chỉ nam. Kể từ đó các nhà kham dư mới ghép thêm bát can (trừ 2 can Mậu Kỷ trong thập can). Do đó hình thành nên la kinh như bây giờ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



VỊ TRÍ ĐẶT LA KINH
Vị trí đặt la kinh phải tìm tâm điểm của khu đất xây dựng (mộ phần, nhà). Đối với khu đất rộng xây cất được nhiều gian nhà, thì trước tiên phải tìm trọng tâm khu đất. Dùng cho dương cơ thì dựa vào các cung cát theo pháp quyết "Đại du niên" mà tùy nghi xây dựng những căn nhà, gian nhà quan trọng trước, tiếp đến từng căn/gian một, dựa ngay tâm điểm của mỗi căn/gian nhà mà phân bố thiết kế/định liệu về cửa, phòng hoặc các vị trí quan trọng trong căn/gian nhà đó.
Về âm huyệt gặp khu đất rộng để có thể tạo dựng nhiều ngôi mộ, ta phải quan sát địa thế cao để đặt sơn, địa thế thấp để đặt hướng, rồi định ngay giữa cuộc đất, phân bố nam bên tả, nữ bên hữu mà sắp đặt mộ phần. Khi tạo dựng từng ngôi mộ phải đặt la kinh ngay tâm điểm miếng đất muốn xây dựng ngôi mộ đó, gióng căng dây để định sơn hướng. Còn muốn dụng cung cát thì dùng pháp quyết "tiểu du niên" mà chọn cung.
----------------------------
RIÊNG VỀ LA KINH - CHÚNG TA SẼ QUAY LẠI MỘT PHẦN CHI TIẾT HƠN.


Sau khi đọc sách Thái Ất, quay lại đọc bài này mới phát hiện ra bàn của môn Thái Ất chính là "Huyền Quy Thập Lục Cung". Thế mới biết các môn học đều có liên quan tới nhau phần nào...

Thanked by 5 Members:

#30 hungrau82

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 4 Bài viết:
  • 1 thanks

Gửi vào 14/04/2016 - 20:26

rất hay và rất hữu ích cho người mới học.! thanks.!

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |  
Mudim v0.8 Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp Tự động Chính tảBỏ dấu kiểu mới [ Bật/Tắt (F9) Ẩn/Hiện (F8) ]