Tập Cận Bình - Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc
bàn về thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc, tạp chí Tham khảo Nước ngoài số tháng 7 của Hồng Kông dẫn lời Giáo sư Vương Kiện Vĩ cho rằng, sách lược ngoại giao “giấu mình chờ thời” của Trung Quốc đã không còn phù hợp và “những biểu hiện cứng rắn hơn” về ngoại giao là lựa chọn duy nhất cho chính quyền Bắc Kinh trong thời gian sắp tới.
Sách lược “giấu mình chờ thời” được Đặng Tiểu Bình đề ra sau sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989 đã giữ chủ đạo phương châm ngoại giao của Trung Quốc trong thời đại Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, giúp Trung Quốc có được môi trường hòa bình để phát triển kinh tế. Nhưng, trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi và thực lực của Trung Quốc tăng lên, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc chắc chắn sẽ phải xem xét lại sách lược “giấu mình chờ thời”.
“Ở Trung Quốc đã có nhiều cuộc thảo luận về việc Trung Quốc nên tiếp tục “giấu mình chờ thời” hay phải tích cực tiến tới, có thái độ cứng rắn, thay đổi luật chơi. Nhưng Hồ Cẩm Đào ngay lập tức đã ngăn lại, không cho phép có sự thay đổi quá lớn. Do đó, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sau Đại hội 18 sẽ phải đối mặt với vấn đề và thách thức này, vào thời gian thích hợp sẽ phải xem xét đưa ra hành động sao cho tương ứng với sức mạnh quốc gia của Trung Quốc.” [1]
Dự đoán các ứng cử viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa tới (khóa 18), các nhà phân tích Singapore nhận định “Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường nhất định sẽ đảm nhiệm cương vị lãnh đạo cao hơn” nhằm duy trì tính liên tục của thể chế và các nhân vật còn lại như Uông Dương, Lưu Diên Đông và Trương Cao Lệ sẽ cạnh tranh các chức vụ thấp hơn còn lại. [2]
Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Mỹ – Charles Boustany – phát biểu với hãng Thông tấn Trung ương của Đài Loan rằng, giới lãnh đạo Trung Quốc “lo lắng tình hình Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng mất kiểm soát trước khi diễn ra sự chuyển giao quyền lực giữa thế hệ lãnh đạo thứ 4 và thế hệ lãnh đạo thứ 5 vào năm 2012”. [3]
Qua những diễn biến “phức tạp” về đối nội lẫn đối ngoại cho Trung Quốc; cộng với “chính sách” kích chủ nghĩa dân tộc kiểu “đại Hán”, tâm lý bành trướng lãnh thổ, từ năm 2008 trở lại đây. Rõ ràng, sự thay đổi từ đường lối “trỗi dậy hòa bình” sang trỗi dậy trong hung hăng của Trung Quốc là điều đã nhìn thấy trước mắt.
Bàn về gương mặt sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào, nhà lãnh đạo được cho là có đường lối ôn hòa, sang người có đường lối cứng rắn hơn. Lâm Quang Diệu, phóng viên hãng tin Reuters, dự đoán “Tập Cận Bình sẽ trở thành Tổng Bí thư và Lý Khắc Cường sẽ trở thành Thủ tướng”. [2]
Từ năm 2008 là chu kỳ mới của Trung Quốc
Dưới góc nhìn của chiêm tinh, bằng sự phân tích chu kỳ dựa trên sự di chuyển của sao Diêm Vương. Bắt đầu từ năm 2008, Trung Quốc đã đi vào một giai đoạn mới của lịch sử khi Diêm Vương tinh ở vào cung Capricorn – nơi sao chủ mệnh Thái Dương trú ngụ.
Liên tiếp trong 15 năm, từ 2008-2023, sao Thái Dương có sự kết nối đến Nguyệt tinh, Thổ tinh, Hỏa tinh và Kim tinh. Điều này dự báo cho một Trung Quốc tăng trưởng mạnh về kinh tế (Kim tinh); đối mặt với khó khăn về vấn đề dân tộc và sự chống đối mạnh mẽ từ dân chúng (Nguyệt tinh); thiên tai và tai nạn liên tiếp (Thổ tinh); đồng thời phát triển và phiêu lưu hơn về mặt quân sự (Hỏa tinh)…
Bộ ba Hỏa tinh, Nguyệt tinh và Thái Dương cùng hợp thành hình tam giác trên lá số tử vi, khi đến chu kỳ hội sát tinh sẽ gây ra sự khủng hoảng chính trị lớn, thậm chí dẫn đến nổi loạn và đương nhiên phe đối lập sẽ vấp phải sự đàn áp mạnh mẽ bằng quân sự đến từ phía nhà cầm quyền.
Từ cục diện trên lá số tử vi và tình hình Trung Quốc vừa qua, có thể thấy nhân vật sẽ lãnh đạo Trung Quốc sắp tới là người có “bàn tay sắt” và hình ảnh người này để lại không kém phần “chói lọi” so với Mao Trạch Đông thuở trước.
Nhìn lại chu kỳ Capricorn trong quá khứ
Nhớ lại chu kỳ sao Diêm Vương ở cung Capricorn lần trước (1762-1778). Đây là giai đoạn hưng thịnh kinh tế, rộng mở lãnh thổ của triều đình Nhà Thanh dưới sự trị vì của vua Càn Long, từ 1736-1795.
Các cuộc chiến của Càn Long đã xác nhập thêm các vùng đất ở phía Tây, và mở rộng lãnh thổ Trung Quốc đến tối đa: khoảng 11.000.000 km², so với 9.000.000 km² ở hiện tại. [4]
Tuy nhiên, giai đoạn này tại Tứ Xuyên và nhiều vùng phía Nam của Trung Quốc nổi lên các cuộc nổi dậy chống lại triều đình nhà Thanh và đã bị dẹp yên.
Tập Cận Bình – nhà độc tài mới của Trung Quốc?
Ban đầu người viết có ý định xem tất lá số của các nhân vật có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, nhưng sau khi tìm kiếm thông tin trên Google thì thấy đa phần họ đều không có ngày sinh rõ ràng, trừ Tập Cận Bình – Phó chủ tịch Quân ủy trung ương.
Tập Cận Bình sinh ngày 01/06/1953, tại Bắc Kinh [5]. Mới nhìn qua có thể nhận ra đây là một lá số tử vi đẹp với Hỏa tinh, Thủy tinh và Mộc tinh cùng hội ngội Thái Dương ở cung Gemini. Đồng thời Thái Dương có Kim tinh chiếu từ cung Aries.
Việc Thủy tinh, Hỏa tinh và Thái Dương cùng ở một cung cho thấy Tập Cần Bình là người độc đoán, chuyên quyền và có xu hướng theo đường lối chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Đồng thời sự kết hợp của cặp Thái Dương – Mộc tinh cho thấy Tập là người có tính sáng tạo, dám phá vỡ lề lối.
Từ lá số tử vi cho thấy, năm 2012 là quản thời gian rất đẹp của Tập Cận Bình khi Kim tinh đến chu kỳ kết hợp cùng Thái Dương và thời điểm sao tử vi sáng nhất rơi vào tháng 06/2012.
Nếu ngày sinh chính xác, rất nhiều khả năng Tập Cận Bình sẽ trở thành nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc. Điều này cũng hợp với lá số tử vi của nước này từ sau năm 2008, bởi họ đang ngày càng trở nên cực đoan hơn và sự cứng rắn này có biểu hiện rõ nhất bắt đầu từ sau năm 2015.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày 01/06/1953 nhằm ngày Quý Mùi, tháng Đinh Tị, năm Quý Tị, tức là ngày 20/4 âm lịch.
Tạm chọn cung Thê cư Ngọ không biết có phù hợp với số Tử vi của ngài Tập Cận Bình không ?
Sửa bởi HaUyen: 20/07/2011 - 18:41