Jump to content

Advertisements




Nghiệp và số phận



166 replies to this topic

#106 Shayo

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 105 Bài viết:
  • 191 thanks

Gửi vào 22/02/2015 - 23:20

Thật ra, nếu tôi không nhầm thì đó là tiểu thuyết của một nhà văn Đức, tôi không ưa văn ông này lắm, Hermann Hesse. Mệnh vô chính diệu cư di Tử tham mão, vì vậy thích mấy thứ tôn giáo triết lý lắm, như kiểu câu chuyện dòng sông nọ kia. Nhưng đó là viết cho phương Tây ù ù cạc cạc thôi và cũng được Nobel văn chương rồi. Tôi nghĩ ta ở phương Đông rồi, nếu cứ hành trình thế này, trái đất hình cầu, đi mãi sẽ về hướng Tây mất.

Alexander hay chứ? Tôi mới đọc cuốn Cảnh Đức truyền đăng lục, loáng thoáng mò ra lá số Thích ca mầu ni. Ngày mùng 8 tháng 4 năm giáp dần (lúc trăng tròn trong ngày, theo một số nhà nghiên cứu) tức là cùng lúc với sao mai mọc tức giờ dần. Mệnh vũ sát thân tử phá. Nhị hợp Thái âm nên khắc mẹ ngay sau khi ra đời ở vườn (cung mão). Dành cho bạn nào quan tâm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 22/02/2015 - 20:12, said:

Có một nhà sư tu hành tại một chùa nọ, cứ thỉnh thoảng nhìn thấy ả điếm sống bên đường là than phiền đây là một người xấu xa, làm cái việc tệ nạn của xã hội.

Còn ả điếm kia, cứ mỗi lần nhìn sang chùa, thấy nhà sư, trong lòng lại tỏ lên một sự kính trọng, vì nhà sư đã hy sinh thân mình vì sự giác ngộ của chúng sinh.

Hỏi, sư kia hay ả điếm, là người xứng đáng làm Phật tử ?

Tưởng hỏi thành Phật chứ phật tử thì chắc cứ họ Thích là con thôi. Có gì quan trọng đâu. Chuyện có vẻ dở hơi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#107 ThaiDuong84

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 294 Bài viết:
  • 350 thanks

Gửi vào 22/02/2015 - 23:23

Nhưng một khi vào cửa Phật thì không được quay lại làm cave nữa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#108 Shayo

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 105 Bài viết:
  • 191 thanks

Gửi vào 22/02/2015 - 23:28

Không phải đâu. Trong kinh Hoa Nghiêm có cô bồ tát cứ ai ấy phát là giác ngộ đấy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Quyển 2 hoặc 3 tôi không nhớ đích xác nhưng ngại tìm lại.

#109 CHUBBYCAT

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1264 Bài viết:
  • 2310 thanks

Gửi vào 23/02/2015 - 00:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MOA, on 22/02/2015 - 23:15, said:

theo tôi là cô ả kia

tôi chưa đọc luật nào cấm cave làm Phật tử

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đĩ thì cũng có đĩ yêu nước - Châu Tinh Trì ...

#110 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1585 Bài viết:
  • 2044 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 23/02/2015 - 02:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 22/02/2015 - 13:45, said:


Những vị tu như vậy để lại hậu quả. Vì môn đồ nghe họ mà càng coi khinh "người đời". Cứ ai ko nhiệt tình theo đạo thì hễ người ta làm cái gì, đều lấy động cơ thấp hèn nhất có thể ra để giải thích việc đó, thay vì đặt mình vào vị trí của người ta để phân tích tình huống. Riết rồi ai gặp sự cơ khổ đều nghĩ đến tu, cho là nghiên cứu khoa học hay làm chính trị đều là tầm thường, thì lấy ai cầm nắm xã hội ngoại trừ cái lũ "bẩn thỉu"? De Gaulle bảo, biết nó bẩn rồi, nhưng để thằng khác làm nó còn bẩn hơn. Theo em đó cũng là tu đấy. Cụ có nghe Phật giáo nhà Trần lên cực thịnh rồi chính vì quá thịnh mà tàn như thế nào chưa?


Cô nói vậy e là phiến diện và không thấu cái gọi là dĩ đức trị nhân. Sông có khúc, người có lúc, nước có vận. Chung quy cũng vì phong thủy của đất Thắng Long có hạn nên mỗi triều đại tiếm ngôi ngồi được tối đa 8-10 đời (tùy cách tính). Tuy nhiên, có triều đại thì bình bình, có triều đại thì oanh liệt là vì đâu?! Xem xét lại sử Việt thì thấy có 2 triều thịnh trị lâu dài lại làm được chuyện phi thường, vượt mặt cả Trung Hoa rộng lớn (Nhà Nguyễn Tây Sơn không được tính vì chỉ kéo dài 1-2 đời):
1. Triều Lý: Thái Úy Lý Thường Kiệt tuy là hoạn quan thế mà không lạm quyền, lại có chí cả tâm hùng đem quân sang đánh Ung Châu và Khâm Châu triệt tiêu tiền đồn lương thảo của quân Tống xâm lược.
2. Triều Trần: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tuy là con của An Sinh Vương, người có thù với dòng chính họ Trần, thế mà gác thù nhà để đền nợ nước đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược đến 3 lần.

Trong lịch sử VN, hai triều này có thể nói là sùng Phật Giáo vào bậc nhất, nhiều vua và vương tử quy y cửa thiền. Tại sao người lãnh đạo đất nước triệu tập được nhiều hiền tài, vận động được toàn bộ sức dân và cả các đối tượng có hiềm khích với hoàng tộc để mà làm được chuyện phi thường đó nếu không phải là nhờ đắc nhân tâm? Mà nhân tâm quy phục là do người cai trị có đạo đức. Trước là xem xét câu "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy" của Hưng Đạo Đại Vương khuyên vua Anh Tông để hiểu về đạo lý trị nước nhà Trần. Sau là đọc Đoàn Nhữ Hài Liệt Truyện, thái thượng hoàng Nhân Tông dùng diệu pháp Tử Vi và Phật học để cứu nạn má đào cho bậc anh tài họ Đoàn nhằm giúp cho vua tại vị Anh Tông thì mới thấy đạo là một bộ phận hỗ trợ không thể tách rời cho đức.

Nếu không phải vậy, Thiên Không (bìa Kinh Kim Cang) đã không thể giải nghiệp chướng Thiên Hình (Độc ác, cô đơn, khắc nghiệt, tử) cho Đoàn Nhữ Hài.

Nói đâu xa chuyện lịch sử, cứ xem xét thời hiện đại thì biết khi đạo không thịnh thì đức cũng chẳng khá gì. Sử cũ tất lặp lại, là 8 kỳ đại hội hay 8 đời TBT sau khi thống nhất đất nước thì hạ hồi phân giải. Chỉ sợ long mạch đầu nguồn đã bị hủy hoại, Não Thủy Tây Hồ lại mất đi sợi dây liên kết với sông Tô Lịch thì cả Chất và Lượng của "triều" này không bằng những triều trước.

#111 LinnaeaBorealis

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 710 Bài viết:
  • 2131 thanks

Gửi vào 23/02/2015 - 03:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThaiDuong84, on 22/02/2015 - 22:59, said:

Đọc sách mình hay chú ý tới các điểm logic trọng yếu , không sa đà vào những chỗ tiểu tiết không kiểm chứng được. Hình như đa phần ai cũng thích trích dẫn ý kiến, câu chuyện, của những nhân vật đội trời đạp đất để đảm bảo an toàn cho lập trường của mình, nhưng thử hỏi ta đã tận tay tận mắt thấy bản khảo cổ ghi chép lại lời phát biểu của các nhân vật đó chưa, mà sao cứ phát biểu như đúng rồi và phải sa đà vào tranh cãi làm gì?

Theo mình hiểu, nhà chiêm tinh bên trên đang dựa vào chính những bằng chứng từ lịch sử, khoa học của phương Tây để giải thích cho bác giáo sư nọ hiểu. Và ví dụ Alexander là 1 trong số các ví dụ đó, chứ ý nhà chiêm tinh không phải là gom mọi tính xấu: tham vọng, giận dữ, oán hận,… vào cho tư duy của Alexander.

Mình đọc nhưng không tìm thấy chỗ nào hay diễn biến đoạn nào toát lên ý “thế giới là nơi tuyệt vọng” ? hay nhà chiêm tinh coi những phát kiến của phương Tây là tầm thường, qua đó khoe mẽ này nọ. Bạn tìm lại dùm mình.

Trong khuôn khổ topic này, mình không tiện up 10 chương của quyển “Hành trình về phương Đông”. Mình sẽ up ở mục khác. Nếu bạn xem hết , mình nghĩ bạn sẽ có cách nhìn khác về những đạo sư theo bạn là “kiêu ngạo”. Kiêu ngạo thường gặp ở những vị đạo sư đo sự hiểu biết của mình bằng sự tán dương, tung hô, dâng cúng của người đời cho họ. Còn trong chương này , nhà chiêm tinh không phải người như vậy.

Các nước Âu / phương Tây thường nhìn về xứ thuộc địa nhiệt đới ( dù nay không còn là thuộc địa) không gì hơn ngoài kho tài nguyên sản vật dồi dào, dân chúng dốt nát, mê muội, tệ nạn xã hội, ô nhiễm, quan ham…dẫn đến việc một người Âu bình thường phần nào look down với một đồng nghiệp ngang hàng anh ta ở bản địa. nói chi đến vị giáo sư nọ. Thành thử, chính vị giáo sư kia, đã tường trình thế này, cũng là điều để chúng ta suy ngẫm. Nên nhớ, hàng giáo sư, mà lại của hoàng gia Anh thì tư duy phản biện, nghi ngờ luôn có rồi, để thuyết phục không hề dễ.
Dân Bắc Âu dân trí rất phát triển, dù họ khai họ theo 1 đạo nào đó, nhưng họ đọc sách về các đạo khác để tìm hiểu cũng nhiều lắm. Còn vì sao xã hội 2 bên phát triển khác nhau thế thì do thể chế luật pháp chính trị thôi, không lien quan gì tới sự giác ngộ tôn giáo hay triết lý gì cả!

Mình nói "kiêu ngạo" là nói bạn chứ nói ai, vì bạn mới là cái người chê bai "khoa học duy vật" là trò trẻ, và thứ hai là nói mấy ông mình gặp.

Mình đã bảo ít ra cái ông hiền triết kia còn khiêm tốn, và có gây hiểu lầm là dạng "vô hình trung" rồi. Mình chỉ nói là ông ấy quy đồng ra thế này là suy nghĩ đơn giản quá

Trích dẫn

Người Âu tây đã khai mở rất nhiều khả năng suy luận, khoa học, nhưng thiếu khả năng sùng tín, bác ái. Vì lý trí nảy nở nhiều hơn tình cảm nên họ có vẻ thiếu thiện cảm, lạnh lùng, thích chống báng thay vì dung hoà. Trong khi đó, người Á châu phát triển mạnh mẽ về sự sùng tín, bác ái, nhưng thiếu khả năng suy luận, để tình cảm chi phối nên họ có vẻ chịu đựng, nhượng bộ, khoan dung, dễ dãi.

Thứ nhất là nhấn mạnh quá mức quan hệ khoa học-lạnh lùng-thiếu bác ái
Thứ hai là chắc gì phương Đông bao dung hơn nó (nói luôn là ko phải)

Còn về việc bi quan, là thế này đây:

Trích dẫn


- Ông nghĩ rằng con người sẽ học hỏi trong đau khổ.
Babu thở dài:
- Đúng thế, chúng ta có tính hay quên, nên cứ phải học đi, học lại cái bài học khổ. Chỉ khi bị khổ sở, bị đàn áp, tự do bị chà đạp, con người mới quay về với niềm hy vọng cuối cùng là đức tin.


Niềm tin vào con người của ông ta khá thấp.
Rất dễ làm người khác suy ra là "Thôi, xã hội xấu cứ mặc nó xấu, cho mọi người dễ đắc đạo."
Vả lại, đã nói con người, nghĩa là khác nhau, có người khổ dễ tu, có người khổ thì dễ sa ngã.
Tư duy giáo dục hiện đại thiên về cứ làm cho con người đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần cái đã, và đặt niềm tin ở khả năng của họ. Có vẻ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trích dẫn


Các ông gọi như thế nào là tiến bộ? Trên phương diện vật chất, con người ta đã tiến bộ chút ít so với những thế kỷ trước. Nhưng phương diện tinh thần vẫn nghèo nàn như xưa, chả tiến được chút nào, bằng cớ là họ vẫn tiếp tục các lỗi lầm quá khứ.
Bỏ qua vấn đề vật chất, bạn có thích quay lại thời phong kiến sống không?



Mình đã nói lý do câu chuyện kia không phải là tiểu tiết đối với mình, là vì mình gặp quá nhiều các trường hợp các ông thầy tu đem vua chúa và danh nhân thế tục khác ra nói cái chuyện họ tầm thường thế nào (đối lập với tư thế ung dung của một triết gia/thầy tu đắc đạo nào đó), trong khi đang đàm luận về những thói xấu bẩn thỉu tham dục của con người nói chung.
Vấn đề là ông nào (bất kể động cơ là gì) cũng dẫn chứng vớ va vớ vẩn.
Đầu tiên mình chả hiểu sao. Hóa ra là, khổ, không ai thèm đem Hitler ra làm ví dụ đâu vì ai cũng nghĩ Hitler là một con quỷ, trường hợp cá biệt rồi, đem ra làm ví dụ để phê giới chính khách thì đồ đệ nó sẽ thắc mắc ngược "Nhưng còn những người khác thì sao?". Nên cứ phải là Alexander hay Napoleon (chưa tai tiếng lắm) cơ, thì mới rõ ý là các phương pháp của thế tục thấp kém lắm.

Sao lại ko kiểm chứng được. Alexander với thời Hy Lạp hóa chứ có phải Phục Hy, Bàn Cổ đâu. Arrian với Plutarch thì như Tư Mã Thiên thôi, ko tin họ thì tin ai?
Mình dám nói là mình đọc đủ về Alexander (vì mình là fan của văn minh Hy Lạp từ lúc bé) để nói là cái chuyện

Lòng ta còn ham tiền bạc, danh vọng, địa vị, sức khỏe, và chỉ cầu bình an cho chính mình thôi, nên chẳng bao giờ thỏa mãn. Nếu ai có hỏi thì ta cũng sẽ chối quanh như đại đế Alexander chỉ xin một giấc ngủ bình an mà thôi.
hay
Trong việc xây dựng hòa bình cho Hy Lạp, ông đã càn quét, tiêu diệt tất cả những nước láng giềng, có thể đe dọa xứ sở của ông. Rồi cứ thắng xong trận này, lại phải lo đến trận khác, và cuộc chiến tranh để mang lại hòa bình cứ kéo dài.

(Chứ ko phải là để minh họa cho đoạn này chăng?
Nguyên nhân chiến tranh bắt nguồn từ các tham vọng, giận dữ, oán hận, đầu óc quốc gia, bộ lạc, tinh thần phe phái, đố kỵ, ganh ghét, v.v… Tận diệt được các thói xấu này là chấm dứt chiến tranh.)

nó ko phù hợp tư duy, phong cách của Alexander trong cả chính sử lẫn truyền thuyết chút nào. Lão đấy thì cũng ko thánh lắm, nhất là khi rượu vào thì đếch biết được (so với thời cổ cũng coi là nhân ái rồi; nói chung thông minh, open minded). Có điều là, Alexander thời trưởng thành là một người nổi tiếng tự tin thoải mái và ngủ rất tốt. Lúc thì ruợu xong là ngủ suốt ngày hôm sau, có khi thì trước trận đánh quan trọng với Darius còn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, tướng nó vào tận lều không dám gọi, đợi đến lúc đánh nhau đến nơi rồi mới dám đánh thức, mà gọi mãi nó mới thèm dậy.


Còn cái ông tác giả Spalding thì chưa bao giờ là thành viên của Hiệp hội Khoa học Hoàng gia Anh cả,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Nói khía cạnh tâm linh thì ở Bắc Âu nói chung và Trung Tây Âu nữa, phải nói là Tân giáo có công tuyên truyền lối sống cần mẫn, thanh bạch (cũng cần nói là Tân giáo cũng đẻ từ văn hóa phương Bắc vốn cần mẫn và thanh bạch sẵn ra rồi). Nhưng cái ý của mình đã nói là ko phải phủ định đóng góp của tôn giáo, chỉ là ko nên tâng bốc tâm linh lên trong khi hạ thấp các yếu tố khác của xã hội. Bạn cứ search Scandinavia - democracy - history hay Finnish education - reformation xem có phải khi nó cái cách xã hội là với tinh thần trọng thực không, ban đầu duới ảnh hưởng mạnh của triết học Khai sáng (ko phải là bạn tốt của tâm linh đâu ạ, vì nó tôn thờ Lý trí!), rồi đến thế kỷ 20 là lý tưởng dân chủ, nữ quyền, thành tựu của khoa giáo dục học... không. hay là nó nghĩ nó làm thế vì đạo nghĩa của kinh sách nào dạy.
Nhìn chung thì hy sinh ko nhiều, nhưng mà có, bao gồm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của thế hệ lãnh đạo "chuyên chế sáng suốt" đấy (tay đấy vô thần, và cũng hơi có vấn đề đạo đức cá nhân, tức từ người yêu của Hoàng hậu xong lên Nhiếp chính)

Cái này cần tự đọc chứ giải thích mất công lắm, cũng như việc Alexander và các danh nhân khác vậy. Bạn cứ đọc sách lịch sử thông thường nhiều (ko cần chuyên luận khô khan về kinh tế, quân sự đâu) rồi sau sẽ hiểu tại sao mình đọc bình phẩm chính trị của mấy ông hiền triết dạng trên, hay thậm chí cả những cái gì liên quan đến thế giới quan chính trị trong sách bói toán... cứ như là comic book ấy. Ko biết cái thế giới họ sống là thế giới nào vậy?

Thanked by 3 Members:

#112 CHUBBYCAT

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1264 Bài viết:
  • 2310 thanks

Gửi vào 23/02/2015 - 03:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 23/02/2015 - 03:02, said:

Mình nói "kiêu ngạo" là nói bạn chứ nói ai, vì bạn mới là cái người chê bai "khoa học duy vật" là trò trẻ, và thứ hai là nói mấy ông mình gặp.

Mình đã bảo ít ra cái ông hiền triết kia còn khiêm tốn, và có gây hiểu lầm là dạng "vô hình trung" rồi. Mình chỉ nói là ông ấy quy đồng ra thế này là suy nghĩ đơn giản quá


Thứ nhất là nhấn mạnh quá mức quan hệ khoa học-lạnh lùng-thiếu bác ái
Thứ hai là chắc gì phương Đông bao dung hơn nó (nói luôn là ko phải)

Còn về việc bi quan, là thế này đây:




Niềm tin vào con người của ông ta khá thấp.
Rất dễ làm người khác suy ra là "Thôi, xã hội xấu cứ mặc nó xấu, cho mọi người dễ đắc đạo."
Vả lại, đã nói con người, nghĩa là khác nhau, có người khổ dễ tu, có người khổ thì dễ sa ngã.
Tư duy giáo dục hiện đại thiên về cứ làm cho con người đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần cái đã, và đặt niềm tin ở khả năng của họ. Có vẻ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Bỏ qua vấn đề vật chất, bạn có thích quay lại thời phong kiến sống không?



Mình đã nói lý do câu chuyện kia không phải là tiểu tiết đối với mình, là vì mình gặp quá nhiều các trường hợp các ông thầy tu đem vua chúa và danh nhân thế tục khác ra nói cái chuyện họ tầm thường thế nào (đối lập với tư thế ung dung của một triết gia/thầy tu đắc đạo nào đó), trong khi đang đàm luận về những thói xấu bẩn thỉu tham dục của con người nói chung.
Vấn đề là ông nào (bất kể động cơ là gì) cũng dẫn chứng vớ va vớ vẩn.
Đầu tiên mình chả hiểu sao. Hóa ra là, khổ, không ai thèm đem Hitler ra làm ví dụ đâu vì ai cũng nghĩ Hitler là một con quỷ, trường hợp cá biệt rồi, đem ra làm ví dụ để phê giới chính khách thì đồ đệ nó sẽ thắc mắc ngược "Nhưng còn những người khác thì sao?". Nên cứ phải là Alexander hay Napoleon (chưa tai tiếng lắm) cơ, thì mới rõ ý là các phương pháp của thế tục thấp kém lắm.

Sao lại ko kiểm chứng được. Alexander với thời Hy Lạp hóa chứ có phải Phục Hy, Bàn Cổ đâu. Arrian với Plutarch thì như Tư Mã Thiên thôi, ko tin họ thì tin ai?
Mình dám nói là mình đọc đủ về Alexander (vì mình là fan của văn minh Hy Lạp từ lúc bé) để nói là cái chuyện

Lòng ta còn ham tiền bạc, danh vọng, địa vị, sức khỏe, và chỉ cầu bình an cho chính mình thôi, nên chẳng bao giờ thỏa mãn. Nếu ai có hỏi thì ta cũng sẽ chối quanh như đại đế Alexander chỉ xin một giấc ngủ bình an mà thôi.
hay
Trong việc xây dựng hòa bình cho Hy Lạp, ông đã càn quét, tiêu diệt tất cả những nước láng giềng, có thể đe dọa xứ sở của ông. Rồi cứ thắng xong trận này, lại phải lo đến trận khác, và cuộc chiến tranh để mang lại hòa bình cứ kéo dài.

(Chứ ko phải là để minh họa cho đoạn này chăng?
Nguyên nhân chiến tranh bắt nguồn từ các tham vọng, giận dữ, oán hận, đầu óc quốc gia, bộ lạc, tinh thần phe phái, đố kỵ, ganh ghét, v.v… Tận diệt được các thói xấu này là chấm dứt chiến tranh.)

nó ko phù hợp tư duy, phong cách của Alexander trong cả chính sử lẫn truyền thuyết chút nào. Lão đấy thì cũng ko thánh lắm, nhất là khi rượu vào thì đếch biết được (so với thời cổ cũng coi là nhân ái rồi; nói chung thông minh, open minded). Có điều là, Alexander thời trưởng thành là một người nổi tiếng tự tin thoải mái và ngủ rất tốt. Lúc thì ruợu xong là ngủ suốt ngày hôm sau, có khi thì trước trận đánh quan trọng với Darius còn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, tướng nó vào tận lều không dám gọi, đợi đến lúc đánh nhau đến nơi rồi mới dám đánh thức, mà gọi mãi nó mới thèm dậy.


Còn cái ông tác giả Spalding thì chưa bao giờ là thành viên của Hiệp hội Khoa học Hoàng gia Anh cả,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Nói khía cạnh tâm linh thì ở Bắc Âu nói chung và Trung Tây Âu nữa, phải nói là Tân giáo có công tuyên truyền lối sống cần mẫn, thanh bạch (cũng cần nói là Tân giáo cũng đẻ từ văn hóa phương Bắc vốn cần mẫn và thanh bạch sẵn ra rồi). Nhưng cái ý của mình đã nói là ko phải phủ định đóng góp của tôn giáo, chỉ là ko nên tâng bốc tâm linh lên trong khi hạ thấp các yếu tố khác của xã hội. Bạn cứ search Scandinavia - democracy - history hay Finnish education - reformation xem có phải khi nó cái cách xã hội là với tinh thần trọng thực không, ban đầu duới ảnh hưởng mạnh của triết học Khai sáng (ko phải là bạn tốt của tâm linh đâu ạ, vì nó tôn thờ Lý trí!), rồi đến thế kỷ 20 là lý tưởng dân chủ, nữ quyền, thành tựu của khoa giáo dục học... không. hay là nó nghĩ nó làm thế vì đạo nghĩa của kinh sách nào dạy.
Nhìn chung thì hy sinh ko nhiều, nhưng mà có, bao gồm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của thế hệ lãnh đạo "chuyên chế sáng suốt" đấy (tay đấy vô thần, và cũng hơi có vấn đề đạo đức cá nhân, tức từ người yêu của Hoàng hậu xong lên Nhiếp chính)

Cái này cần tự đọc chứ giải thích mất công lắm, cũng như việc Alexander và các danh nhân khác vậy. Bạn cứ đọc sách lịch sử thông thường nhiều (ko cần chuyên luận khô khan về kinh tế, quân sự đâu) rồi sau sẽ hiểu tại sao mình đọc bình phẩm chính trị của mấy ông hiền triết dạng trên, hay thậm chí cả những cái gì liên quan đến thế giới quan chính trị trong sách bói toán... cứ như là comic book ấy. Ko biết cái thế giới họ sống là thế giới nào vậy?
Nếu như Linnea sinh hoạt ở diễn đàn từ năm 2008-2009 thì không lạ với thaiduong271 đâu, lão mệnh Kim, có Nhật Kình đóng mệnh nên coi trời bằng vung, từ hồi xưa toàn "tối tạo" ra mấy cách suy diễn về cách cục, đắc hãm từng sao. Tỉ dụ như song hao thì lão bảo đắc ở tý ngọ mão dậu vì phải ở tứ chính thì mới hao ra trò, chứ ở tứ sinh dần thân tị hợi thì hao ra cái mịe gì chẳng hạn.

Thanked by 1 Member:

#113 LinnaeaBorealis

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 710 Bài viết:
  • 2131 thanks

Gửi vào 23/02/2015 - 04:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

meobeo1988, on 23/02/2015 - 03:31, said:

Nếu như Linnea sinh hoạt ở diễn đàn từ năm 2008-2009 thì không lạ với thaiduong271 đâu, lão mệnh Kim, có Nhật Kình đóng mệnh nên coi trời bằng vung, từ hồi xưa toàn "tối tạo" ra mấy cách suy diễn về cách cục, đắc hãm từng sao. Tỉ dụ như song hao thì lão bảo đắc ở tý ngọ mão dậu vì phải ở tứ chính thì mới hao ra trò, chứ ở tứ sinh dần thân tị hợi thì hao ra cái mịe gì chẳng hạn.

Kể tớ cũng hơi thích người dám kiêu, vì tớ ko phải đứa khiêm tốn (ừ, biết là ko có gì để kiêu rồi, cứ kiêu thôi)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, nhưng tớ nghĩ, vấn đề là sự kiêu của một người nên gắn liền với sự tôn trọng những đa dạng về giá trị thôi.
Chúng ta ko nên hạ tôn giáo xuống quá, cũng chẳng nên coi thường khoa học, kể cả loại "duy vật thô thiển", nếu như nó cứu được người.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

uchihakula, on 23/02/2015 - 02:23, said:

Cô nói vậy e là phiến diện và không thấu cái gọi là dĩ đức trị nhân. Sông có khúc, người có lúc, nước có vận. Chung quy cũng vì phong thủy của đất Thắng Long có hạn nên mỗi triều đại tiếm ngôi ngồi được tối đa 8-10 đời (tùy cách tính). Tuy nhiên, có triều đại thì bình bình, có triều đại thì oanh liệt là vì đâu?! Xem xét lại sử Việt thì thấy có 2 triều thịnh trị lâu dài lại làm được chuyện phi thường, vượt mặt cả Trung Hoa rộng lớn (Nhà Nguyễn Tây Sơn không được tính vì chỉ kéo dài 1-2 đời):
1. Triều Lý: Thái Úy Lý Thường Kiệt tuy là hoạn quan thế mà không lạm quyền, lại có chí cả tâm hùng đem quân sang đánh Ung Châu và Khâm Châu triệt tiêu tiền đồn lương thảo của quân Tống xâm lược.
2. Triều Trần: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tuy là con của An Sinh Vương, người có thù với dòng chính họ Trần, thế mà gác thù nhà để đền nợ nước đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược đến 3 lần.

Trong lịch sử VN, hai triều này có thể nói là sùng Phật Giáo vào bậc nhất, nhiều vua và vương tử quy y cửa thiền. Tại sao người lãnh đạo đất nước triệu tập được nhiều hiền tài, vận động được toàn bộ sức dân và cả các đối tượng có hiềm khích với hoàng tộc để mà làm được chuyện phi thường đó nếu không phải là nhờ đắc nhân tâm? Mà nhân tâm quy phục là do người cai trị có đạo đức. Trước là xem xét câu "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy" của Hưng Đạo Đại Vương khuyên vua Anh Tông để hiểu về đạo lý trị nước nhà Trần. Sau là đọc Đoàn Nhữ Hài Liệt Truyện, thái thượng hoàng Nhân Tông dùng diệu pháp Tử Vi và Phật học để cứu nạn má đào cho bậc anh tài họ Đoàn nhằm giúp cho vua tại vị Anh Tông thì mới thấy đạo là một bộ phận hỗ trợ không thể tách rời cho đức.

Nếu không phải vậy, Thiên Không (bìa Kinh Kim Cang) đã không thể giải nghiệp chướng Thiên Hình (Độc ác, cô đơn, khắc nghiệt, tử) cho Đoàn Nhữ Hài.

Nói đâu xa chuyện lịch sử, cứ xem xét thời hiện đại thì biết khi đạo không thịnh thì đức cũng chẳng khá gì. Sử cũ tất lặp lại, là 8 kỳ đại hội hay 8 đời TBT sau khi thống nhất đất nước thì hạ hồi phân giải. Chỉ sợ long mạch đầu nguồn đã bị hủy hoại, Não Thủy Tây Hồ lại mất đi sợi dây liên kết với sông Tô Lịch thì cả Chất và Lượng của "triều" này không bằng những triều trước.

Bạn nói chuyện gì lạ thế.
Đầu tiên xin nói là tôi không chê Phật giáo hay tinh thần Phật giáo nhà Trần nói chung, tôi cũng chả chê nhà Lý nhà Trần, hai triều đại ưa thích nhất của tôi.
Thực hiện đạo đức Phật giáo trong chính trị, OK, đáng khuyến khích quá.

Nhưng cái chuyện cho phát triển Phật giáo tự do tới mức “số người cắt tóc làm tăng ni nhiều bằng nửa số dân thường”là một việc đáng cảnh báo về chuyện thái quá. Đó là ý "chính vì quá thịnh mà tàn" của tôi.

Lê Văn Hưu là một nhà Nho thật, có thể ko quá thân thiện với Phật giáo, nhưng ông ta biện luận như vậy có gì không đúng:

Trích dẫn

Của không phải là trời mưa xuống, sức không phải là thần làm thay, há chẳng phải là vét máu mỡ của dân ư?
Việc như vậy, có thể có yếu tố phong thủy hay ko, nhưng sao có thể bảo tự nó ko có vấn đề? Có phải ai cũng ý thức đi tu xong rồi vẫn cần tự lao động sản xuất đâu, nếu đạo hay Nhà nước chả có chính sách gì khuyến khích hay ép buộc. Thứ hai khuyến khích đi tu tùm lum rồi bọn xấu trà trộn vào, thiệt là thiệt cho chính người tu chân chính chứ ai?


Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông (thật sự tôi cũng ko quá quý ông này, nhưng nói hắn cực đoan thì chả phải)... có ghét Đạo Phật gì đâu, mà họ cũng không ngu, thế mà thế nào đến mức họ nghĩ là cần phải độc tôn Nho giáo ngay, thay vì dùng lại hệ thống "Tam giáo" mang lại bao điều tốt đẹp trước đó? Một sự thái quá, sinh non đẻ vụng để sửa lại một sự thái quá trước đó, nhằm bảo vệ độ ổn định của chính quyền.
Biết là lịch sử, nói "Nếu" khó lắm, Nhưng tôi đồ là nếu các vua nhà Trần biết trước thì họ sẽ sớm đặt quy định nghiêm hơn về việc cho phép làm tăng ni, có lẽ một Giáo hội nghiêm chỉnh cũng đã sớm hình thành (cái này Thái

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cũng mới làm), chứ chả đợi đến Hồ Quý Ly đuổi bớt tăng ni sau này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Còn việc Đạo với Đức song hành thì bạn cũng nên đọc rộng ra khỏi lịch sử cái nước này một chút.
Đúng mà cũng chả đúng. Đức của một cá nhân phát triển tột cùng thì tự nó cũng thành cái Đạo của nó (nên như vậy), thì đúng rồi, nhiều khi cũng chả cần kinh sách ở đâu rao giảng.

Cái vấn đề đức của nhà Trần liên quan chặt chẽ với Phật giáo, nhưng cũng ko phải riêng có Phật giáo, nó còn là sản phẩm của bối cảnh lịch sử rộng lớn hơn của một thời kỳ đa giá trị: ý thức dòng tộc/vùng miền - ý thức đoàn kết dân tộc (mới nhen nhóm), mẫu quyền (cũ) - phụ quyền (mới), Nho - Phật - Đạo, tình thân - nhu cầu thực tế trong quản lý....
Cái hào sảng này khá dễ gặp ở những đất nước mới phôi thai từ một liên minh, chưa có giá trị nào kịp xác lập thế đứng "độc tôn" của mình cả.

Nghiên cứu thời kỳ Hy Lạp cổ điền (Classical Greece, 510-323 BC, thời kỳ nền móng cho toàn bộ lịch sử tư tưởng phương Tây sau này), khi các thành bang dần thành lập các Liên minh, rồi xuất hiện nhu cấu đoàn kết đối phó với Ba Tư, và thời kỳ Cổ điển và Lãng mạn của nước Đức, khi các thi hào triết gia nhạc sĩ kêu gọi tinh thần thống nhất giữa mấy trăm công quốc vốn khác biệt rất nhiều về ngôn ngữ văn hóa (cùng nói là "Đức", nhưng thực ra các "phương ngữ" nhiều khi xa nhau đến mức có thể nói là những "ngôn ngữ" khác nhau rồi) thì sẽ rõ.

the only force working for a unification or

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

of German for several hundred years was the general wish of writers to be understood by as many readers as possible
=))

Cái buổi ban sơ ấy, khi vô số những nhân tố khác biệt gặp gỡ nhau trong tinh thần bao dung ấy, thưởng sản sinh ra một thứ cảm hứng tin tưởng khá lãng mạn hào hùng. Yếu tố đặc sắc là ở đấy, theo tôi như vậy.

Tiếc là chúng ta ko đẻ ra được nhiều thành tựu như họ, rồi sau lại bị quân Minh nó đốt mất phần lớn, rồi chúng ta cũng tự để tinh thần Đông A chết hơi nhanh.

Sửa bởi LinnaeaBorealis: 23/02/2015 - 04:34


Thanked by 3 Members:

#114 ThaiDuong84

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 294 Bài viết:
  • 350 thanks

Gửi vào 23/02/2015 - 04:39

Hình như khả năng infer information và hiểu sense of author của bạn Linna not good.
Thứ nhất, mình chả tìm ra được chỗ nào mình chê bai “ khoa học duy vật “ là trò trẻ như bạn tự gán cho mình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và bạn tự kết luận luôn là mình “kiêu ngạo”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

You’re so hilarious !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



“Người Âu tây đã khai mở rất nhiều khả năng suy luận, khoa học, nhưng thiếu khả năng sùng tín, bác ái. Vì lý trí nảy nở nhiều hơn tình cảm nên họ có vẻ thiếu thiện cảm, lạnh lùng, thích chống báng thay vì dung hoà. Trong khi đó, người Á châu phát triển mạnh mẽ về sự sùng tín, bác ái, nhưng thiếu khả năng suy luận, để tình cảm chi phối nên họ có vẻ chịu đựng, nhượng bộ, khoan dung, dễ dãi.”

Thứ nhất là nhấn mạnh quá mức quan hệ khoa học-lạnh lùng-thiếu bác ái
Thứ hai là chắc gì phương Đông bao dung hơn nó (nói luôn là ko phải)

Mình chả thấy nhấn mạnh gì ở đây cả. Đây chỉ là ghi nhận trên hiện tượng có sẵn. Mình tự hỏi bạn có trò chuyện , kết bạn với bạn bè quốc tế phương Tây và phương Đông chưa mà phát biểu như đúng rồi hay bạn chỉ thích nghiên cứu sách vở hơn? Theo kinh nghiệm làm việc với các bác Tây và giao lưu kha khá với các bạn nhiều nước trên thế giới ( mình có thú sưu tầm tem, nên cũng trao đổi tem, giao tiếp với rất nhiều bạn trên thế giới), thì kết luận trên là không sai tính trên đa số!

- Ông nghĩ rằng con người sẽ học hỏi trong đau khổ.
Babu thở dài:
- Đúng thế, chúng ta có tính hay quên, nên cứ phải học đi, học lại cái bài học khổ. Chỉ khi bị khổ sở, bị đàn áp, tự do bị chà đạp, con người mới quay về với niềm hy vọng cuối cùng là đức tin.


Niềm tin vào con người của ông ta khá thấp.
Rất dễ làm người khác suy ra là "Thôi, xã hội xấu cứ mặc nó xấu, cho mọi người dễ đắc đạo."
Vả lại, đã nói con người, nghĩa là khác nhau, có người khổ dễ tu, có người khổ thì dễ sa ngã.
Tư duy giáo dục hiện đại thiên về cứ làm cho con người đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần cái đã, và đặt niềm tin ở khả năng của họ. Có vẻ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bạn chê niềm tin vào con người của ông ta khá thấp. Vậy thì chuẩn để coi là bình thường của bạn là gì?!Và câu, làm người khác suy ra “ Thôi,…, dễ đắc đạo” . Bởi vậy, mình nói kĩ năng infer information của bạn not good là vậy. Tác giả nói A , thì bạn tự suy diễn ra B.
Ở đây nếu muốn đặt cái title cho đoạn đàm thoại thì là “ Sự học hỏi tốt nhất khi nào?” Thì bạn lại đặt ra 1 vấn đề khác hoàn toàn, người khổ thì có người phản ứng với hoàn cảnh thế này hay thế khác. Chuyện này là luôn đúng. Rồi thêm vào câu “tư duy giáo dục hiện đại…”, rất là tối nghĩa. Mình thấy bạn lạc đề.

Các ông gọi như thế nào là tiến bộ? Trên phương diện vật chất, con người ta đã tiến bộ chút ít so với những thế kỷ trước. Nhưng phương diện tinh thần vẫn nghèo nàn như xưa, chả tiến được chút nào, bằng cớ là họ vẫn tiếp tục các lỗi lầm quá khứ.

Bỏ qua vấn đề vật chất, bạn có thích quay lại thời phong kiến sống không?

Lần nữa, mình lại thấy bạn lạc đề. Ý câu này là con người vẫn tham sân si y như các thế kỉ trước. Bạn lại ngoặc qua hỏi mình có thích quay lại thời phong kiến sống không ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bạn có bằng chứng gì để nói bác Spalding chưa bao giờ là thành viên của hiệp hội khoa học hoàng gia Anh không? Vì quyển sách này thuộc dạng best seller trên thế giới, và có giới thiệu tác giả rõ rang như vậy. Ở nước ngoài đâu dễ nói có thành không, không thành có, nhất là in thành sách. Nói chung, bạn cứ đọc hết 10 chương quyển này đi, rồi có chê bai cũng chưa muộn đâu. Người bình thường không dễ gì viết được như vậy!

Còn về việc bạn trích dẫn các kiến thức về Mr Alexander. Mình chỉ nói như vầy. Trải nghiệm là bài học đúng đắn nhất, còn nếu như ta cứ đứng ở ngoài nhìn vào qua một lăng kính trung gian thì chắc gì đó đã là sự thật!

Tôn giáo chỉ là cái vỏ, triết lý trong mỗi tôn giáo mới là thứ đáng để học hỏi.

Mình không hiểu bạn lấy đâu thông tin Tân Giáo đẻ ra từ văn hóa phương Bắc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Không biết trên này, có bạn nào theo Thiên Chúa gốc , nắm vững lịch sử Tân Giáo không thì góp vài lời, chứ thông tin của bạn theo mình là không chính xác!

Mình không phải thaiduong271 gì đâu nhé.!Và theo mình, cũng đừng lấy lá số họ ra dè bỉu. Người sinh ra, có phải tự chọn được giờ sinh mình đâu!

Sửa bởi ThaiDuong84: 23/02/2015 - 04:45


Thanked by 1 Member:

#115 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12961 Bài viết:
  • 25441 thanks

Gửi vào 23/02/2015 - 06:12

Tâm sự của Phan Thị Bích Hằng

Hai mươi lăm năm những nỗi niềm
Là thế hệ ngoại cảm gần như tiên phong từ những năm 1989, lúc đó Việt nam mới chỉ có duy nhất NNC Đỗ Bá Hiệp với khả năng thấu thị. Vậy tôi có thể coi là người thứ hai có khả năng thấu thị, thấu thính. Vì quá mới mẻ và đặc biệt nên khi xuất hiện khả năng tôi đã phải trải qua những tháng ngày vô cùng "nghiệt ngã" để từng bước, từng bước khám phá, tìm hiểu, nhận thức đúng đắn về khả năng của mình và dần đưa khả năng ứng dụng vào những công việc có ý nghĩa trong cuộc sống.
Không lời văn nào có thể diễn giải hết được, không bút pháp nào có thể lột tả hết được quá trình hình thành khả năng cũng như diễn biến tâm lý của tôi trong thời gian đó.
Gần một năm với hơn 300 ngày nặng nề trôi qua với những khắc khoải, lo lắng, sợ hãi và đôi lúc là tuyệt vọng của bản thân tôi và của cả gia đình. Cho đến bây giờ, dù đã trải qua 25 năm trên con đường tâm linh, trải nghiệm qua biết bao thăng trầm, đã được tôi luyện bản lĩnh qua bao sóng gió nhưng mỗi lần nhớ lại giai đoạn bắt đầu hình thành khả năng đặc biệt tôi vẫn nguyên vẹn cảm giác sợ hãi đến toát mồ hôi, trào nước mắt.
Tôi không muốn kể lại những thành tích của mình, càng không muốn nói về những gì mình đã làm. Tôi chỉ muốn chia sẻ với mọi người những tâm tư của một người rất bình thường mang sứ mạng của một "nhà ngoại cảm"
Ngày đó khái niệm về ngoại cảm còn là một cái gì đó quá xa lạ và khó hiểu. Những người có khả năng đặc biệt đều được gọi chung một cách gọi dân gian là "thánh cho ăn lộc", còn phía duy vật thì gọi là "mê tín dị đoan". Thường thì họ là những người có dị tật hình thể, tính tình lập dị hoặc đã có quá trình theo việc tâm linh như cúng bái, hầu đồng bóng, thờ điện phủ ... Biểu hiện khả năng của họ là xem bói, gọi hồn, trừ ma, sát quỷ... Họ luôn được bao phủ trong một màn hư ảo đầy bí ẩn, họ luôn "khác người"...
Sinh ra trong gia đình trí thức và luôn được bố, một sĩ quan quân đội mẫu mực thuyết giáo về chủ nghĩa duy vật nên tôi rất dị ứng với những người được gọi là "thánh cho ăn lộc" ấy. Tôi chưa bao giờ tin họ và càng không tin người chết có linh hồn. Bởi vậy nên khi chính bản thân tôi nhìn thấy, nghe thấy những âm thanh, hình ảnh tưởng như siêu thực mà trước tới giờ vẫn được gọi là "linh hồn" của người đã chết thì tôi gần như hoảng loạn. Gia đình tôi gần như khủng hoảng trước một sự thật không bao giờ có thể ngờ tới đó là: đứa con gái thông minh, ngoan ngoãn, niềm tự hào và hy vọng của gia đình bỗng dưng bị tâm thần hoang tưởng...
Không thể nói gì hơn ngoài hai từ "suy sụp" đối với ông nội, bố mẹ, anh chị em tôi và chính bản thân tôi.
Tôi được đưa đi khám chữa bệnh thần kinh, được đưa đi bác sĩ tâm lý, đông tây y đủ cả và rồi cực chẳng đã, có bệnh thì vái tứ phương, gia đình đành vịn vào sợi dây hy vọng mong manh cuối cùng là tâm linh, điều mà bố tôi phản đối và dị ứng nhất. Nhưng chính sợi dây này lại là câu thần chú "Vừng ơi! Mở cửa ra". Sự thật về tôi đã dần sáng tỏ. Bố mẹ đưa tôi đến rất nhiều các bậc Hoà thượng, Thầy đồ nho, các nơi xem bói, điện thờ và cả gọi hồn nữa... Mỗi khi đến gặp những người đó tôi
chăm chú quan sát họ làm việc, lân la hỏi chuyện họ và rồi tôi nhận thấy tất cả họ đều có một điểm chung: họ nói về một thế giới ngoài thế giới của chúng ta đang sống một cách rất logic, không ai xui ai nhưng tất cả những điều những người đó nói đều có thể quy về một mẫu số chung: tôi "không tâm thần, không bệnh tật gì hết, tôi đang được một "bề trên" giao nhiệm vụ mà hơn thế nữa là một sứ mạng,
tôi phải nhận nhiệm vụ một cách nghiêm túc, phải hoàn thành sứ mạng, không nhận sẽ bị quở phạt rất nặng". Trong số rất nhiều người nói về tôi có hai người nói rất sát thực, cụ thể và để lại trong tôi ấn tượng cho đến tận bây giờ.
Người thứ nhất:
Chị Nguyễn Thị Thành người chuyên xem tay tìm mộ ở xã Khánh cư, huyện Tam điệp nói: "em sẽ đi tìm mộ giống chị nhưng em sẽ giỏi gấp trăm lần chị. Chị đi một huyện em đi 10 nước". Chị Thành vốn là người học rất giỏi nhưng bị bệnh hen suyễn tưởng như đã chết mấy lần, sau khi học xong cấp 3 sức khoẻ không cho phép nên Chị không thể vào đại học, chị phát lộ khả năng rất sớm! Từ những năm 1980 chị đã nổi tiếng trong vùng về khả năng xem bói đoán vận số và đặc biệt là khả năng vẽ đường tìm mộ qua bàn tay. Chị đã tìm được mộ cho rất nhiều gia đình tại địa phương. Trong đó chính bí thư Huyện uỷ Tam điệp Bùi Đức Dương còn nhờ chị vẽ tìm được rất nhiều ngôi mộ Liệt sĩ trong trận đánh Cổ đà - Yên mô thời chống Pháp. Vậy mà chị bảo tôi giỏi gấp trăm lần chị?
Người thứ hai:
Ông thầy xem bói ở Yên Mỹ, Tam Điệp tôi không nhớ rõ tên (hình như tên là Định) còn nói: " Năm nay thì con về đây xem cậu, hai năm nữa thì con về đây để thử tài cao thấp với cậu. Vinh cũng nhiều nhưng nhục cũng không ít đâu con. Sứ mạng rồi có trốn cũng chả xong. Đừng có mơ năm nay đi đại học, có học giỏi cũng ra cổng nghĩa trang chứ đừng mơ vào cổng trường đại học. Vui vẻ mà làm trời sẽ cho con tất, từ từ rồi sẽ đại học, tiến sĩ . Bao giờ có bằng Tiến sĩ về đây khao cậu nhé".
Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không lý giải nổi tại sao hai người đó lại nói chính xác những gì sẽ diễn ra với tôi cho đến 25 năm sau vẫn còn đúng như vậy?
Được lời chỉ bảo của các vị chân tu, thêm với những tiên đoán của chị Thành, thầy Định và một số người già có kinh nghiệm ...gia đìn tôi phần nào yên tâm, tôi cũng vững dạ. Từ lúc đó tôi bắt đầu mạnh dạn kiểm tra cảm nhận của mình. Vì tâm tính và sức khoẻ không ổn định chưa thể đi học Đại học nên tôi càng có thời gian khám phá những điều đặc biệt đang xuất hiện trong đầu tôi, rất nhiều ngôi mộ ở các nơi như ruộng rau, đường đi đã mất nấm phẳng lì, thậm chí cả trong sân vườn nhà người ta đang ở mà tôi phát hiện ra có hài cốt ở dưới là tôi đào bới lên xem...
Từ ngạc nhiên, tò mò rồi sợ hãi... Mọi người dần xa lánh tôi. Ngay cả người bạn trai thân thiết nhất đang học trường sĩ quan tăng thiết giáp cũng lặng lẽ rút lui vì không hiểu tình trạng của tôi là gì nữa? Tôi hơi buồn nhưng niềm say mê khám phá khả năng đặc biệt lấn át tất cả, tôi không mấy bận tâm đến điều đó. Tôi say sưa với những phát hiện của mình và khai thác cơ hội để khám phá một cách triệt để mỗi khi thoát được ra khỏi sự kiểm soát của bố mẹ. Tôi đi phán khắp xóm làng và ngửa tay xin việc những gia đình tôi phát hiện thấy có "vấn đề". Lúc đầu thì tôi bắt họ cam kết chỉ tôi và gia đình họ biết không lộ ra ngoài nhưng rồi làm sao dấu nổi mọi người khi tôi cứ dắt díu theo hết người nọ đến người kia vác cuốc xẻng đi đào mồ mả khắp cánh đồng.
Tiếng đồn loang ra mỗi lúc một nhiều, nhà tôi tự nhiên nườm nượp khách ra vào hương khói suốt ngày. Cho đến một ngày bố tôi bị Đarng bộ gọi lên kiểm điểm, công an xã chặn xe khách đến nhà tôi bắt hết lên xã tôi cũng bị gọi lên thẩm vấn và bị kết luận là "mê tín dị đoan không đủ tư cách kết nạp Đảng". Lúc đó tôi như sực tỉnh. Nhìn lại xung quanh bạn bè mỗi đứa một nơi đứa đi học, đứa đi làm xa, đứa đi lấy chồng... Mấy anh bạn trai học trên lớp đang đi học đại học xa trước vẫn rất quý tôi, vẫn thư từ hàng tuần bây giờ không ai viết thư về nữa vì tôi đã không còn là cô bé Bích Hằng học giỏi, hát hay nữa mà là "cô đồng Hằng" là "cô Hằng bói"...bao nhiêu người theo đuổi tôi đều rút lui lặng lẽ không lời từ biệt, đến cả người bạn trai học Đại học cảnh sát từng hứa hẹn "em hãy cố gắng thi vào đại học sư phạm,anh sẽ chờ em học xong đại học..." cũng đi qua ngõ nhà tôi mà yêu cô bạn hàng xóm học dưới tôi một lớp. Tại sao lại như thế? Tại sao? Tại sao? Tôi hỏi mà không ai giải thích cho tôi. Chỉ đến khi tôi bật khóc trách móc thì họ mới nói thật rằng "không ai đủ dũng cảm chơi với một người mà suốt ngày đi đào mồ, cuốc mả nhà người ta, suốt ngày chơi với mấy đứa điên,rồi lại còn nói như ngồi trong xó nhà người ta nói ra vậy". Tôi chết lặng ! Thì ra là như vậy! Thì ra gần một năm qua tôi đã trở thành một con người lập dị, tôi đã trở nên đáng sợ với mọi người và tôi gần như kẻ cô đơn ở cái tuổi 19, tuổi đẹp nhất của một đời người.
Bao tò mò khám phá, bao hào hứng về khả năng đặc biệt phút chốc tan biến vào hư không. Tôi gần như không còn chút nhuệ khí nào nữa.... Cái gọi là khả năng đặc biệt tưởng như vô hình không đong đếm được giờ đây bắt đầu có trọng lượng trong cảm nhận của tôi và bắt đầu đè lên đôi vai với hàng chuỗi những áp lực theo suốt hành trình cuộc đời tôi cho tới mãi những tháng năm sau này ...
Không thể trở thành "lập dị", không thể là cô đồng, bà cốt được. Tại sao lại thối chí! Tại sao lại để bản thân u mê, mù mịt trong nhang khói nơi nghĩa địa, tha ma như này được chứ? Phải trở lại với sách vở, phải đến với con đường học vấn chứ!
Và điều tôi trăn trở nhất vẫn là câu hỏi: tôi là ai? Khả năng tôi đang có là gì? Những điều tôi thấy là có thật nhưng tại sao tôi lại thấy mà người khác không thấy?
Tôi bắt đầu lao vào các kho sách kim - cổ- đông - tây tìm đọc, dù vậy tôi vẫn không từ bỏ việc tiếp xúc với các hiện tượng lạ mà tôi vẫn thấy. Và cho đến một ngày khi tôi đỗ đại học, cánh cửa kỳ bí về khả năng của tôi cũng dần hé mở. Tôi gặp Đại
tá Tạ Doãn Địch, đại tá đã cho tôi tài liệu về NNC Đỗ Quyên ở Trung quốc, bài báo về NNC thấu thị Đỗ Bá Hiệp. Hai người đó đều có khả năng giống hệt tôi. Chỉ tiếc là Đỗ Quyên chỉ xuất hiện trong 1,2 năm là hết, may mắn còn NNC Đỗ Bá Hiệp thì vẫn còn khả năng.
Bác Địch đã đưa tôi đi tìm người thân của bác rồi các liệt sĩ của đại đoàn Đồng bằng. . . Bác cùng tôi say sưa khám phá khả năng của tôi. Tôi lấy lại được cân bằng và tự tin hơn khi có người hiểu và chia sẻ với việc làm của tôi, đưa tôi đi làm những việc có chủ đích và tôi vô cùng hào hứng, hạnh phúc khi chứng kiến niềm vui của những gia đình đã nhờ tôi mà tìm được mồ mả người thân.
Nhưng khả năng của tôi chỉ thực sự phát huy có hiệu quả và làm được nhiều việc ý nghĩa hơn khi tôi gặp thiếu tướng Ngô Vi Thiện, Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác và đặc biệt là đại tá Hàn Thuỵ Vũ. Trận đánh mở màn cho đề tài "Tìm mộ liệt sĩ tập thể" là "Tìm Liệt sĩ ở Non nước Ninh bình", bác Ngô Vi Thiện, Tạ Doãn Địch, Trần Quang Bích, Hàn Thuỵ Vũ đứng ra tổ chức, tôi, em Nguyễn Phúc Lộc, Thẩm Thuý Hoàn thực hiện, chúng tôi đã thắng lợi giòn dã.
Tôi đã được bác Địch động viên khích lệ, bác Thiện, bác Vũ luôn sát cánh bên tôi, đặc biệt là bác Vũ. Bác đã chỉ dậy cho tôi và giúp đỡ tôi xác định được định hướng cụ thể rõ ràng cho con đường đi của mình. Tôi đã đồng hành cùng những người lính cụ hồ năm xưa đi tìm đồng đội trên khắp các mặt trận. Năm nay tôi 43 tuổi nhưng tôi đã có 25 năm cho công việc tâm linh. Quá nửa số thời gian của cuộc đời tôi đã đi qua. Tuổi 18, 20 tôi không có những ngày thứ 7 đi chơi cùng người yêu. Tuổi sinh viên tôi không có những ngày hè đi đó đây với bạn bè cùng trang lứa. Thời gian nghỉ của tôi là những ngày đi thực địa tìm hài cốt Liệt sĩ.
Tôi quen và gặp người yêu tôi cũng trong những lần đi tìm mộ cho các cán bộ của Học viện hậu cần. Là con của người lính, gắn bó với các Liệt sĩ, làm việc trong môi trường Quân đội. Sắc phục xanh của người lính vây quanh cuộc đời tôi, vậy nên khi anh xuất hiện tôi " cảm" ngay mầu quân phục và rồi "cảm" đến anh sĩ quan hậu cần lúc nào không biết nữa. Tôi đã chọn một người lính, tình yêu của chúng tôi cũng chẳng khác gì tình yêu của người lính thời trận mạc. Mỗi thứ bẩy đáng lẽ được đưa người yêu đi dạo phố nhưng anh lại tiễn tôi lên xe đi tìm Liệt sĩ. Mỗi chiều về thay vì ngồi tâm sự bên nhau thì anh lại cùng tôi sắp xếp từng chồng, từng chồng hồ sơ Liệt sĩ mới gửi đến. . . Đám cưới của chúng tôi xanh biếc mầu quân phục, lấp lánh như sao những cầu vai quân hàm. . . Các con tôi sinh ra cũng chẳng được gần mẹ bao nhiêu. Ngay cả khi đang co con bú, buông con ra chuyển sang tay bà là mẹ lại ba lô lên đường. May mắn là các con tôi rất hiểu Mẹ và cam chịu vì các con được theo Mẹ đi tìm mộ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
Bao niềm vui hội tụ đoàn viên âm dương của các gia đình Liệt sĩ thì cũng là bấy nhiêu vui buồn, thăng trầm tôi phải trải qua. Không biết bao lần tôi khoác ba lô trên vai bước đi trong nỗi lo lắng, xót xa đến quặn lòng của bố mẹ? Nắng núi, mưa rừng phận gái mong manh. Bố tôi đã viết cho tôi:
"... Đi ngược về xuôi nắng núi, mưa rừng
Cha đã từng vượt Trường sơn đi đánh mỹ
Chai sạn chân cha, đá núi phải mòn
Bỏng rát chân con, tim cha rớm máu...
Cha tin hồn thiêng của bao Liệt sĩ
Sẽ nâng bước con đi, xoa dịu lòng cha.."
Và Bố an an ủi tôi:
"... Đi đi con chân cứng đá mềm
Rừng lạnh lắm, Liệt sĩ không chăn chiếu
Quạt gió, đèn trăng đấy là đời người lính
Đau mẹ cha già khắc khoải nắm xương con
Thương vợ dại đầu xanh vành khăn trắng
Xót con thơ ngơ ngác bố không về???
Con hãy đi đi Cha chờ con trở lại
Tìm thêm được một người là thêm một giờ sống cho cha..."
Có những lần ngược lũ sông Đà đi tìm mộ Liệt sĩ ở Nà ròn - Chiềng sại - Sơn la cho gia đình chú Trịnh Đình Lự Quân chủng PKKQ, chỉ tích tắc thôi là chiếc thuyền gỗ chở chúng tôi bị lũ cuốn phăng đi người yêu tôi đã phải thốt lên: "Em đi tìm Liệt sĩ mà em không may bị hy sinh thì ai phong Liệt sĩ cho em? Lũ cuốn em mất xác ai sẽ tìm em đây? ". Năm 2000 khi đi tìm Liệt sĩ Đỗ Thôi (Bố chú Đỗ Tường Linh- chủ tịch mặt trận quận 5 tpHCM) bị giết hại trong đợt tàn sát theo Luật 10-59 của Ngô Đình Diệm. Vừa sau đợt lũ quyét năm 1999 cát bờ sông Vĩnh điện bồi lên cao hàng mét, hàng trăm người dân Vĩnh điện đổ ra bờ sông chờ đợi tìm hài cốt của người Bí thư chi bộ của họ năm xưa . . . Có chồng tôi đi cùng trong đợt đó, anh đã không chịu nổi áp lực phải bỏ ra ngoài xa hút thuốc liên miên dù trước đó anh không hút thuốc, đến khi nghe những tiếng reo oà và tiếng khóc nấc của chị Đỗ Thị Thuỳ con gái Liết sĩ khi lấy đc mảnh xương đầu Liệt sĩ anh mới dám chạy vào. Sau này anh mới nói với tôi: "Anh căng thẳng quá! Hàng trăm con người kỳ vọng vào em, nếu giả sử không tìm thấy anh không biết họ sẽ thất vọng thế nào và em sẽ ra sao?"
Đó chỉ là 1,2 tình huống cam go trong hàng nghìn tình huống mà tôi phải trải qua... Rồi không biết bao đêm khi tôi đang tìm mộ ở chiến trường con tôi tỉnh giấc khóc đòi tìm mẹ? Không biết bao nhiêu nước mắt, mồ hôi tôi đã thấm xuống những nẻo đường "xưa kia là chiến tranh"? 25 năm với hơn 9000 ngày với bao nỗi niềm chất chồng, trăn trở: Vinh đấy hôm nay nhưng lại có thể là nhục đấy ngày mai, nụ cười rất tươi nơi miệng đấy nhưng lại là đắng ngắt nước mắt đang chảy ngược vào tim. Ngày mai lên đường đi tìm Liệt sĩ tức là đêm nay không thể ngủ. Ngày mai mẹ đi xa rồi đêm mai con ngủ với bà con có quấy khóc không? Con sẽ ra sao khi mẹ tìm Liệt sĩ chưa về mà con ho, sốt? Hôm nay nhỡ mẹ đi về muộn ai sẽ đón con khi tan học?
Bố bệnh nặng mà con vẫn đi tìm mộ Liệt sĩ ở xa, lỡ bố có bề gì con có kịp về với bố lúc lâm chung???
Và vết thương chiến tranh lại thêm một lần khắc vào tim tôi chảy máu khi chất độc đi-ô-xin đã huỷ hoại thân thể Bố tôi. Sau gần 3 năm chống chọi với nỗi đau đi-ô-xin Bố đã thanh thản về với đồng đội vào một ngày thu nắng đẹp, tràn ngập cờ hoa, ngày 10/10 giải phòng Thủ đô trong khi tôi đang mải mốt đi tìm mộ Liệt sĩ. Nỗi lo sợ của tôi đã thành sự thật. Tôi đã không kịp nhìn mặt Người lần cuối lúc lâm chung. Nỗi đau ấy hết kiếp này không thể xoa dịu trong tôi!!!
Hàng ngàn câu hỏi, hàng ngàn mối tơ vò xung quanh cuộc sống đời thường của một người làm công việc không đời thường.
Tôi là Nhà ngoại cảm nhưng tôi vẫn phải làm con, làm vợ, làm mẹ. Tôi phải làm những công việc đặc biệt của một người "đặc biệt" và tôi vẫn phải hoàn thành bổn phận, trách nhiệm và thiên chức của một người phụ nữ bình thường với những công việc bình thường. Mọi việc, mọi người đều đòi hỏi tôi phải làm thật tốt cả những việc bình thường và những việc " đặc biệt". Còn tôi, suốt 25 năm qua tôi luôn trăn trở với câu hỏi và mong mỏi có được câu trả lời:
"Là người "đặc biệt" rồi tôi phải làm sao để trở thành một người "bình thường" đây?"








Thanked by 1 Member:

#116 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12961 Bài viết:
  • 25441 thanks

Gửi vào 23/02/2015 - 06:30

Cô cave đứng khao khát vào cửa chùa, cô tuy thích nhưng mà cô chưa bước sang.Cũng như người đời cái gì cũng thích nhưng nói tới làm hay hiến mình thì còn phải suy tư.Nếu như cô đủ tâm niệm, cô đã bỏ nhà thổ mà thành nữ tu rồi.Cô vẫn chỉ thích, cũng như con cá dưới nước thích mọc cánh vậy.Tuy vậy, vào một thời kỳ nào đó , nhân duyên chín muồi cô sẽ thành nữ tu nếu cô vẫn thích.
Ông sư khinh ghét cô cave, vì ông mới vào cửa tu , sau bao nhiêu kiếp cố gắng ông đã ở cửa chùa.Ông đang giữ giới để tránh tam độc, ngũ ma.Chứ ông chưa 'Thành', nếu ông đã thành, ông sẽ độ cho cô cave cũng như độ cho mọi kẻ cướp, nghiện trên đời.


Chỉ có 1 kẻ, cave không phải, nhà sư cũng không, nhưng lại thầm khuyến khích những cô cave chỉ cần thích chùa, còn chê bai nhà sư đã trong chùa.Chẳng khác nào nếu anh muốn đi tu thì tôi yêu anh, anh đã đi tu thì tôi ghét anh.Kẻ:
Lập lờ đứng giữa hai dòng
Nửa trôi xuống cống nửa thòng đi đâu???
vâng, chính là anh của ngày hôm qua, anh Ăn Khoai

Thanked by 3 Members:

#117 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12961 Bài viết:
  • 25441 thanks

Gửi vào 23/02/2015 - 06:40

Buông cần ôm d..í câu thiên hạ
Nửa chết nửa trôi nửa lập lờ
Ở đời chỉ muốn không chịu khó
Ngoảnh đi ngoảnh lại có cái lờ

#118 LinnaeaBorealis

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 710 Bài viết:
  • 2131 thanks

Gửi vào 23/02/2015 - 06:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThaiDuong84, on 23/02/2015 - 04:38, said:

Hình như khả năng infer information và hiểu sense of author của bạn Linna not good.
Thứ nhất, mình chả tìm ra được chỗ nào mình chê bai “ khoa học duy vật “ là trò trẻ như bạn tự gán cho mình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và bạn tự kết luận luôn là mình “kiêu ngạo”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

You’re so hilarious !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mình đồ là nếu bạn nói câu này ko có ý đó, thì xin lỗi chắc mình ko phải người duy nhất hiểu ra ý đó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thaiduong271, on 19/02/2015 - 15:08, said:

KHOA HỌC DUY VẬT SO VỚI KHOA HỌC TÂM LINH THÌ NHƯ TRẺ CON CẤP 1 SO VỚI TIẾN SĨ VẬY


Trích dẫn



Mình chả thấy nhấn mạnh gì ở đây cả. Đây chỉ là ghi nhận trên hiện tượng có sẵn. Mình tự hỏi bạn có trò chuyện , kết bạn với bạn bè quốc tế phương Tây và phương Đông chưa mà phát biểu như đúng rồi hay bạn chỉ thích nghiên cứu sách vở hơn? Theo kinh nghiệm làm việc với các bác Tây và giao lưu kha khá với các bạn nhiều nước trên thế giới ( mình có thú sưu tầm tem, nên cũng trao đổi tem, giao tiếp với rất nhiều bạn trên thế giới), thì kết luận trên là không sai tính trên đa số!
Bạn ko thấy nhấn mạnh vì bạn đồng ý về mức độ của cái hiện tượng đó, tôi thì không.
Sao không, đó là trải nghiệm cá nhân của tôi. Tôi học bên Đông nhưng dễ gần người Tây hơn, còn sở thích tôi có nhiều sở thích lắm. Có thể trải nghiệm của bạn khác, OK tôi tôn trọng.

Về cơ bản tôi ko tin môi trường văn hóa có thể thay đổi mức độ tình cảm bẩm sinh của 1 con người. Nguời ta trở nên hướng nội hay hướng ngoại hơn, vậy thôi. Người ta nói người Đức hay Nhật lạnh lùng, tôi nói họ hướng nội quá.

Về điểm bao dung, ngoài khoản trải nghiệm, tôi không tưởng tượng là trong tương lai gần, ta sẽ thấy kiểu tinh thần quốc tế bất chấp nhiều bất lợi, mạo hiểm như này ở một sắc dân châu Á, thường quá coi trọng ý thức quốc gia.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



hay

While Sweden’s foreign-born population level is not an outlier, the country does stand out because a higher proportion of its immigration is humanitarian-based.
Driven largely by a strong participation to international protection and human rights, Sweden has consistently shouldered a disproportionate share of asylum seekers in the European Union.



Trích dẫn


Bạn chê niềm tin vào con người của ông ta khá thấp. Vậy thì chuẩn để coi là bình thường của bạn là gì?!Và câu, làm người khác suy ra “ Thôi,…, dễ đắc đạo” . Bởi vậy, mình nói kĩ năng infer information của bạn not good là vậy. Tác giả nói A , thì bạn tự suy diễn ra B.
Ở đây nếu muốn đặt cái title cho đoạn đàm thoại thì là “ Sự học hỏi tốt nhất khi nào?” Thì bạn lại đặt ra 1 vấn đề khác hoàn toàn, người khổ thì có người phản ứng với hoàn cảnh thế này hay thế khác. Chuyện này là luôn đúng. Rồi thêm vào câu “tư duy giáo dục hiện đại…”, rất là tối nghĩa. Mình thấy bạn lạc đề.

"Vả lại, đã nói con người, nghĩa là khác nhau, có người khổ dễ tu, có người khổ thì dễ sa ngã. "

Nói vậy rồi, có gì ko rõ. Tôi đánh giá sự đa dạng (cũng như khả năng làm điều bất ngờ) của con người cao hơn.
Cái câu kia (và bạn sẽ hiểu ngay nếu bạn đã liếc qua bài báo đi kèm) có nghĩa là: chuẩn của tư duy giáo dục hiện đại cũng lạc quan về năng lực hướng thiện của con người hơn chuẩn của ông ta. Các nhà tù ở Na Uy không tin là phải khổ mới ngộ được đạo, ngay cả với những kẻ có hành vi phạm tội nặng.
Nếu ông ta không nói "chỉ khi", thì tôi cũng chả ý kiến gì. Nhưng một khi đã tin "chỉ khi khổ thì mới tu được", thì nhiều người sẽ mất động lực cải tạo cơ sở thực tế của XH - bạn thấy khó tưởng tượng thật á?

"Dù m*y chi bao tiền thì bố m*y cũng vẫn sẽ chết, nhưng thôi cứ chi tiền đi..."

Trích dẫn


Lần nữa, mình lại thấy bạn lạc đề. Ý câu này là con người vẫn tham sân si y như các thế kỉ trước. Bạn lại ngoặc qua hỏi mình có thích quay lại thời phong kiến sống không ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tôi đã bảo "Bỏ qua khía cạnh vật chất", nghĩa là xét riêng góc độ tinh thần thôi: ông ấy bảo là ko có một sự cải thiện nào đấy. Bạn thấy hợp lý không?
Theo tôi đó là một cái nhìn bi quan quá!
Thời đại của ta nhiều cái xấu, nhưng tôi thì tôi ko thích về cái thời việc quỳ mọp trước một thằng ranh con (chỉ vì nó sinh ra là Hoàng tử) là tất nhiên, cãi quan bị lột quần ra đánh công khai, bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy...
Thời đại này vẫn có thể bị giết, bị lăng nhục, nhưng ít ra người ta có một ý thức về quyền của mình. Và nếu ta bị tước đoạt, thì cũng có ai khác nhìn vào hiểu nổi tại sao ta đấu tranh.
Bạn thấy kỹ năng rút tỉa thông tin của tôi có vấn đề, tôi lại thấy điều ấy ở bạn. Vô nghĩa.

Trích dẫn


Bạn có bằng chứng gì để nói bác Spalding chưa bao giờ là thành viên của hiệp hội khoa học hoàng gia Anh không? Vì quyển sách này thuộc dạng best seller trên thế giới, và có giới thiệu tác giả rõ rang như vậy. Ở nước ngoài đâu dễ nói có thành không, không thành có, nhất là in thành sách. Nói chung, bạn cứ đọc hết 10 chương quyển này đi, rồi có chê bai cũng chưa muộn đâu. Người bình thường không dễ gì viết được như vậy!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trang đấy là trang chính thức của Hiệp hội, có liệt kê hết các thành viên luôn.
Dùng chức năng Search cho dễ. Có 1 ông Spalding, mà ko phải ông đó.
Và thứ hai là bạn không biết là cuốn sách đó thậm chí còn ko ai chứng minh được là ông Baird Spalding viết, mà chỉ có bản VN thôi, sau đó mới được dịch ngược sang tiếng Anh hả?
Tôi đọc lại post bạn, mới để ý tên sách là "Hành trình về phương Đông" rồi nhìn ra cái tựa Journey to the East trên wiki=))


Đây,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Rồi, giờ đọc cho kỹ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, bạn thấy điểm gì lạ chưa?
Đây, trang Baird Spalding

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thế này: Quyển "Hành trình phương Đông" được xuất bản ở VN trước bời tác giả (tự nhận là dịch giả) Nguyên Phong là người tự nhận là tìm thấy một quyển sách của Spalding tên "Journey to the East" XB ở Mỹ năm 1924 (đố bạn tìm ra ảnh chụp hay tư liệu nào trên một trang nước ngoài về bản đó đấy).
Ông Spalding chỉ viết cuốn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thôi nhé. Bản thân cuốn đó cũng gây tranh cãi vì người ta còn chả xác định nổi mấy ông GS được nêu danh tính trong đó.




Này, riêng loại sách này, vốn là tôi cũng chẳng care về bằng cấp với gốc gác mấy ông viết sách đâu. Kể cả tác giả VN lợi dụng ông kia để tuyên truyền hoặc để thu lợi nhuận cũng ko sao. Kể cả thêm Spalding cũng ngồi nhà quay tay ra sách gốc cũng ko sao. Nếu nó hay thì nó cứ hay thôi. Tôi thấy cái gì đáng phê phán thì phê phán thôi. Tại bạn cứ khuân vấn đề độ đáng tin của Giáo sư của Hoàng gia Anh ra đấy nhé

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Trích dẫn


Còn về bạn trích dẫn các kiến thức về Mr Alexander. Mình chỉ nói như vầy. Trải nghiệm là bài học đúng đắn nhất, còn nếu như ta cứ đứng ở ngoài nhìn vào qua một lăng kính trung gian thì chắc gì đó đã là sự thật!

Ko ai thoát được những cái lăng kính trung gian, nhưng như bạn thì là chèn vào thêm vài lớp lăng kính trung gian nữa.
Cái này cũng như tin vào một bộ phim nghệ thuật mới được làm thay vì tin Sử ký vì "trải nghiệm của tôi...
".
Thứ nhất là bạn và ông hiền triết kia không sống gần thời với người ta hơn mấy ông sử gia, là 1 bất lợi khi nói chuyện trải nghiệm. Thứ hai là bạn và vị hiền triết có đức tin khác đi thì thôi, tôi tôn trọng, nhưng đã mở mồm nói được cái câu "chắc gì đã đúng", mà lại có cả đống tài liệu chính sử ghi lại những điều mâu thuẫn với giai thoại nguồn gốc ko rõ ràng trên, thì quá đủ lý do để ko lấy nhân vật Alexander làm ví dụ, mà nên chọn ai đó khác có bằng chứng rõ ràng hơn.
Bạn thử đặt mình vào vị trí Alexander xem có thích bị hậu sinh đối xử như thế không?
Thôi, đến đây thì cũng thấy là, thuyết phục bạn hơi bị khó nhỉ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Trích dẫn

Mình không hiểu bạn lấy đâu thông tin Tân Giáo đẻ ra từ văn hóa phương Bắc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Không biết trên này, có bạn nào theo Thiên Chúa gốc , nắm vững lịch sử Tân Giáo không thì góp vài lời, chứ thông tin của bạn theo mình là không chính xác!
Xin nói thêm là tôi nói Phương Bắc với ý Trung-Tây-Bắc Âu tính từ mấy vùng cực Bắc nước Ý với Áo lên.
Cơ bản là như vầy: trước Luther hàng chục đời thì ở phía Bắc, người ta cũng quen sống khắc khổ hơn phía Nam có truyền thống xa hoa hơn rồi (muốn khác đi cũng chả có điều kiện, thiên nhiên nó như thế, văn hóa thì phát triển sau). Và ít nhất là vị Founding Father của nó, như vậy là lớn lên trong môi trường văn hóa của xứ Saxony, được đào tạo từ Đại học Wittenberg, được truyền cảm hứng bởi một người Séc là Jan Hus. Hai người đều có nỗi bất bình lớn là Giáo hội từ phương Nam cứ lên các đại diện đòi các khoản đóng góp mà họ cho là vơ vét quá mức. Cụ thế Luther bắt đầu hành động chính là từ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Ai bên Tân giáo vào confirm giùm, càng tốt.

#119 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12961 Bài viết:
  • 25441 thanks

Gửi vào 23/02/2015 - 06:53

Lina em hỡi mắt có đờm
84,271 em chờm lên nhau
271 cụ già rụng râu
84 người trẻ nhầm nhau hơi phiền


Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho lừa được nhau
Dẫn chứng chẳng mất tiền mua
Lựa mà lòe bịp cắt đầu cắt đuôi
Mặc quần hai ống tốn tiền
Ta đem cắt đũng cho thành Cái Hoa

#120 name

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 23/02/2015 - 09:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 22/02/2015 - 19:43, said:

Tốt, thế là bạn đồng ý với mình là không nên hạ thấp bừa bãi những công việc "thế tục" như khoa học hay chính trị chứ gì?
Là chúng ta ko nên vô tình hay cố ý giúp cho mấy con sâu (hoặc là bản chất tốt nhưng có khía cạnh đó thì xấu, tuỳ) bôi bác người ta chứ gì?
Thế thì phần còn lại chỉ là tiểu tiết, cái gì mà phải bố con với thuốc men mãi. Và cứ đi phản bác những cái tôi ko hề nói.

đầu tiên là có bài viết của bác thaiduong84 xong sau đó thấy bác vào có viết bài với nội dung chính là phê bình tác giả, kêu đọc thấy thiên lệch, rồi quay qua thói hư tật xấu của những môn đồ tôn giáo cụ thể là đạo Phật, và bác mặc định đại diện cho phương Đông, xong bác kết luận với đại ý mỉa mai rằng mang tiếng nơi khởi nguồn của cái tốt mà cuối cùng toàn cái xấu.

Vậy nên e chỉ vào nói với đại ý cốt yếu là
thứ 1 e thấy tác giả không có thiên lệch, hơn nữa lại rất trung hòa mọi thứ.
thứ 2 cái ví dụ e đưa ra chỉ muốn nói cho bác biết không phải cứ nơi nào khởi nguồn của cái tốt (tôn giáo) thì sẽ mãi mãi phải sinh ra cái tốt, hay những thức thuộc về nó nhất định sẽ phải tốt (các môn đồ tốt, người dân tốt). Việc đó là điều rất bình thường, không có gì đáng mỉa mai. Thời thế biến chuyển, nhân duyên đổi dời. Người làm vật, vật rồi làm người, nay ở Âu, mai chắc lại đang ở Á, ngày kia chắc đang ở Phi. Bài viết của e chỉ có mấy ý chính vậy thôi, không muốn nói lan man cái khác.
Mà e nói thật, thực sự e đọc bài bác e thấy cứ lọ xọ kiểu gì ấy, kiểu đang nói cái này rồi lại nhảy luôn qua cái khác, cuối cùng nó cứ thành cái chủ đề mênh mông bất tận, càng nói càng không đi đến đâu.
------------------------------

Có điều nữa, ông hiền triết với ông tác giả và bạn ThaiDuong84 đang quy đồng truyền thống thích thần thánh, trọng tâm linh của phương Đông với chất lượng của con người về mặt tinh thần, như bác ái khoan dung sùng kính. Tôi không đồng tình. Tôi ko bài tôn giáo, nhưng không phải cứ đi tu rồi lập giáo phái cho nhiều là tất nhiên sẽ có văn hoá bác ái đâu. Quan trọng là hài hoà. Pha sai thành phần, ưu tiên tâm linh quá, để thuốc bớt đắng hơn, là thuốc giải thành thuốc độc đấy. Các nước văn minh cũng chả phải tự dưng mà khỏi bệnh tật, đó là một sự hợp lực lớn của các nhà giáo dục, chính trị, khoa học, tâm linh và dân chúng nói chung, với tinh thần để thế hệ trẻ có tương lai tốt hơn cha ông (trọng thực) là chính, chứ ko phải để "đắc đạo".

Tôi cũng biết Ấn như giờ chả phải lỗi của "nạn tâm linh" hết. Xét lịch sử... Ấn Độ cũng từng có lúc phát triển thịnh vượng, khi xã hội có được sự hài hoà. Các Hoàng đế Mughal lớn (tiếng là theo đạo Hồi) như Akbar hay Jahangir họ cũng tương đối agnostic, từ Shah Jahan thì bắt đầu nghiệt ngã hơn rồi suy dần. Nhưng dù sao hệ thống đẳng cấp, mê tín... có tệ chứ chưa đến nỗi tệ như giờ. Đến khi bọn Anh vào, ý đồ ban đầu cũng là "khai hoá", và chúng nó cũng có một số công trạng thật, nhưng vì cai trị mà không hiểu các ngóc ngách của XH Ấn Độ, lại cứ thích "đại khái", với "tiện thể" chia để trị mà, thế là đè cái hệ thống đẳng cấp của nó ra hãm hiếp tiếp, xong đẻ ra quái thai (Nên đấy, tôi cũng chả dám cổ vũ tư duy "chinh phục để khai sáng" của mấy lão Chiến Thần, bản ý thì tốt nhưng các vị có bảo đảm các vị sống đủ lâu, có đủ lực, kiếm được người kế thừa thích hợp để bảo đảm hôn nhân ép buộc giữa 2 nền văn hoá diễn ra tốt đẹp ko?).
Nhưng giờ thì tính sao? Bọn Anh nó về rồi, chửi thì cũng thế thôi. Muốn thay đổi tình hình thì phải giải quyết nhiều mặt thôi, mà rào cản tâm linh, các thể loại tuyên truyền bôi bác như trên... là một khía cạnh.

Sửa bởi DuongThanh: 23/02/2015 - 09:10


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |