

#46
Gửi vào 16/02/2015 - 22:21
Tí Ngọ 1 đường , ko được ngả nghiêng
Tay khoanh , chim lỏng, người mềm mại
Mắt ngó vào trong, cấm nhìn ngoài
Lim dim như Phật đang sợ Hổ
Điều tức nhịp nhàng, chẳng chậm, nhanh
Nhâm , Đốc liền vòng liên miên mãi
Tinh chảy vào trong , tạo thân này
Tinh phóng ra ngoài sinh con trẻ
Bế chặt đường tinh hoá Khí, Thần
Ngồi lâu gột rửa dần Ô trược
Nhiều kiếp, nhiều đời tụ trong thân
Lâu dần thân thể thêm khang kiện
Ô trược không còn, Nghiệp cũng tan
Thăng hoa tụ đảnh, Thân Tâm nhập
Không một , chẳng hai hoá Thánh nhân
Công phu như thể trồng cây Đức
Chẳng phải đời này, mãi về sau
Đường tu trăm nẻo, Thiền là nhất
Một kiếp chăm Thiền, chẳng đoạ nẻo luân.
Ô hô ! Dễ thế mà không tỏ, đễ mãi muôn đời phải đầu thai.
Nếu mà không có tu hành
Vạn câu nói lý cũng thành lý suông
Thanked by 1 Member:
|
|
#47
Gửi vào 16/02/2015 - 22:30
Hoa Cái, on 16/02/2015 - 21:44, said:
Ngay trong tài liệu do BB cung cấp, có câu:
Hinduism has been called the " " in the world
Dịch: Ấn Độ Giáo được gọi là tôn giáo xưa nhất .
Như vậy Bà La Môn, Ấn Độ Giáo, và Phật Giáo cái nào có trước ?
Hay là Ấn Đạo Giáo chính là Ba` La Môn ?
Cái đó khó lắm thưa cụ.
Tôn giáo nào họ chả thích truyền bá là họ đã tồn tại từ muôn vàn kiếp, là cái cổ nhất, đích thực nhất...
Hinduism và cả các tiền thân, biến thể của nó... là một phức thế nhiều loại tín ngưỡng, đức tin... gộp vào với nhau mà.
Chứ như nói đạo thờ Mẫu ở VN xuất phát từ khi nào, thì có khi người ta đã thờ Nữ Thần Mẹ đầu tiên trước cả thời các vua Hùng ko biết chừng. Nhưng nó được định hình dần dần dẫn đến cơ cấu như ngày nay là khoảng từ thời Lê, hình tượng Mẫu Liễu cũng ra đời quãng đó, cũng do phản ứng với chế độ phong kiến đang phụ quyền hóa XH dần dần = hệ thống tư duy của Nho giáo vậy.
Thường là xét một tôn giáo (có tổ chức) cổ đến mức nào là xét theo nhà khai sáng.
Sửa bởi LinnaeaBorealis: 16/02/2015 - 22:42
Thanked by 2 Members:
|
|
#48
Gửi vào 17/02/2015 - 01:18
quangdct, on 16/02/2015 - 17:11, said:
Vậy bác quangdct thử trả lời câu hỏi của cháu xem có giúp ích đuợc cho bác trong câu hỏi trên không. Câu hỏi là: Nếu cháu bật cái quẹt lửa (lighter) lên rồi thổi tắt thì ngọn lửa sẽ đi về đâu?
MOA, on 15/02/2015 - 11:27, said:
Câu này cần phải xét lại vì các tâm của mình lừa mình hay lắm bác ạ. Cái tâm mình có thể dùng hàng ngàn hàng vạn lý do để hợp lý hóa cho hành động của mình và để cho mình không cảm thấy hối hận về việc (sai) của mình đã làm.
Thanked by 2 Members:
|
|
#49
Gửi vào 17/02/2015 - 02:31
Không phải vì các bậc chân tu ấy, những bậc trí giả ấy không đủ trình để thực hiện những bước đi chập chững, mà chỉ vì, chúng ta, trí tới đâu, thì nhặt được kiến thức của họ tới đó mà thôi. Cho nên, dù có thấy, vị tất đã dám nhặt.
Như, chúng ta chỉ biết thừa nhận có một thứ ... Gọi là, Nghiệp ! Sau cái đó, nào là nghiệp chướng, nghiệp quả, ... Cũng có nhiều người, kẻ thì hỏi, nghiệp là gì ? Cũng có người lại hỏi, nghiệp từ đâu mà ra ?
Nay ở đây, đứng ở góc độ nghiên cứu, dưới nhãn quan của một triết gia, chúng ta có thể hỏi thêm rằng, ngoài đạo phật đưa ra khái niệm về Nghiệp, thì các đạo khác, như thiên chúa, hồi giáo, ... có đề cập tới Nghiệp hay không ? Mặc dù các đạo đều có điểm chung, nhất quán với nhau về các đáng linh thiêng, vai trò tối thượng của tinh thần !
Nhiều người đã cố gắng đi tìm câu trả lời, nghiệp là gì, cũng như nghiệp từ đâu mà ra ? Song đến tận đây, chúng ta cũng vẫn chưa thấy ! Thực ra, trong triết lý của đạo, từ Lão tử, tới Không tử, rồi cả Đức phật tổ cũng đều đã cho thấy câu trả lời rồi.
Song có điều, với các đệ tử chân tâm, quy y thì cứ để tự nhiên, chả ai trả lời, nhưng mà ở họ, cứ như là họ đã có câu trả lời rồi, còn chúng ta ở ngoài thì có mà ... trời mới biết !
Với những người có tâm theo học, bởi dù sao, cũng có nhiều triết lý hay, thì học mãi mà không trả lời được, thời cứ tức anh ách ! Ai đó mà lại có tinh thần khoa học thì lại còn tức hơn nữa. Nhưng làm gì được, chỉ còn tự trách mình, không uyên thâm được như các đệ tử nhà Đạo thôi. Chỉ có điều, một khi mà đã thông, thì con người khoa học lập tức Thăng Thiên, về ngay với phật tổ. Nhân loại lại phải chịu thiệt thòi, mất toi bao công đào tạo một khoa học gia, chưa kịp cống hiến thì đã vội thăng, bới vì nhà khoa học đó Ngộ tính quá cao, đã giác ngộ một cách nhanh nhẹn chạy theo phật tổ mất rồi !
Có một thời, vật lý được phân ra hai lĩnh vực. Vật lý lý thuyết và vật lý thực nghiệm, các nhà khoa học của hai lĩnh vực này luôn châm chọc, đả kích, chê bai lẫn nhau. Thậm chí còn có cả những bức tranh đả kích nổi tiếng một thời về những đã kích lẫn nhau của cả hai bên. Cũng y như cái cảnh mấy người ở đây châm nhau vậy. Nhưng tầm vóc trong lĩnh vực vật lý thì lớn hơn nhiều, đó là tầm vóc quốc tế, còn ở đây thì sự châm chích, chê bai có tầm vóc ... Diễn Đàn TVLS !!! he he ...
Ai đã kinh .... mà qua thì thấy cũng nhàng nhàng. Có điều đó mới là không may, bởi vì nếu đã tới cấp đả kích quốc tế, thì đên nay mới có sự nhất quán, tôn trọng, và giao thoa giữa vật lý lý thuyết và vật lý thực nghiệm. Còn như cứ nhàng nhàng, thì muôn kiếp "nguyễn y vân". Vẫn cứ hàng ngày, đả kích nhau, châm nhau như chuyện thường ngày ở huyện ! Có biết đâu, chả bên nào tôn trọng bên nào. Đó gọi là ".... cùng đưa nhau xuống hố" Cả hai bên, cùng nhau hỉ nộ ái ố, đủ cả. Lạ !
Cái câu hỏi, ta bật lửa, rồi thổi tắt ngọn lửa, thì ngọn lửa về đâu ? Thường thì với những kẻ ranh ma, họ sẽ hỏi lại ngay nếu anh đang sống, bỗng đâu anh Ngủm củ tỏi ! Thì anh đi về đâu ? Và một kẻ nghiêm túc sẽ lý giải luôn cho anh, khi anh đã chết, anh có còn là anh nữa không mà anh còn muốn hỏi anh sẽ đi về đâu ! 100 xác chết, có còn giá trị chuyện đi với ở hay không mà hỏi địa chỉ nơi anh sẽ đến ?
Đó là cái sự trả lời rất đời thường. Cũng có bậc trí giả, hay triết gia, họ có thể trả lời ngọn nguồn, sâu sắc. Thế nhưng, vị tất người hỏi đã có thể hiểu, vậy thì đặt ra câu hỏi ở đây, liệu có ích gì chăng. Nếu thực sự muốn hiểu, trước hết phải hiểu được cái gọi là Tam Tài cái đã !
Muốn hiểu đúng câu làm sai mà không hối hận tức là đúng, mà làm đúng lại hối hạn có nghĩa là sai thì lại phải học thêm nhiều về Kant, thực ra thì cũng lại phải quay trở về với tam tài mà thôi.
Các vấn đề thực đơn giản, đời thường như thế, mà hoá ra là lại cả "một cuộc đời của những triết gia lỗi lạc cả đấy"
Thanked by 4 Members:
|
|
#50
Gửi vào 17/02/2015 - 04:05
joy, on 17/02/2015 - 01:18, said:
Triết học Phật giáo có quan điểm rất hay, rất duy vật và biện chứng. Sau đây đơn cử 1 vài thuyết nho nhỏ:
- Thứ nhất: thế giới này là " vô thủy vô chung" tức là không có điểm khởi đầu và chẳng có điểm kết thúc, tức thế giới này tự nó tồn tại, hiện hữu.
- Thứ hai: thế giới liên tục vận động thay đổi qua quá trình "vô thường" (không thường còn, liên tục biến đổi) "sinh - trụ - dị - diệt" (sinh ra, tồn tại, biến đổi và mất đi) hay "thành - trụ - hoại - không" vẫn vậy.
Vì thế giới là "vô thủy vô chung" trong quá trình biến đổi "vô thường hằng" "sinh trụ dị diệt" nên cái này là nguyên nhân và kết quả của cái kia, không bao giờ chấm dứt (hiểu theo quan điểm của nhà Phật ấy là NHÂN QUẢ - Nghiệp Báo, quá trình biến đổi ấy xen lẫn vào thêm chữ DUYÊN "tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên"), quá trình đó chỉ chẳng bao giờ chấm dứt vì nó "vô thường' và "vô thủy vô chung" mà.
Nói theo duy vật biện chứng là: Vật chất không tự sinh ra mà cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Phật giáo quan niệm: Con người sống là "chấp nê bất ngộ". "vô minh" chạy theo "tham sân si - tam độc" đi theo cái "ngã" do "thụ ngũ uẩn'" tạo thành mà đâu biết rằng mình là vô ngã, sự tồn tại của thân xác này chỉ là tạm thời, như ảo ảnh trên sa mạc (không có thật), cũng sẽ biến đổi theo quy luật thế giới ở trên. Nhờ vào "bát chính đạo" mà ta thoát kiếp "Khổ", đồng nghĩa thoát vòng "luân hồi sinh tử". khi ta thành PHẬT và về cõi NIẾT BÀN.
Vậy Tu thành PHẬT sẽ thoát sự biến đổi của "luân hồi sinh tử"
- Chẳng hay Phật sẽ tồn tại mãi mãi ư?
Thế thì NGHIỆP BÁO sẽ đi về đâu?
Loài Người sẽ đi về đâu khi tất cả đều là PHẬT? Khi đó có đâu còn ai mà làm việc ác mà sát sinh, mà tà dâm, mà uống rượu, mà nói dối,... có đâu mà đọa đày vào cõi nghiệp ác cơ chứ?
Lửa sáng lên rồi tắt thì lửa sẽ đi về đâu nhưng hào quang PHẬT tỏa sáng như LỬA không tắt thì ánh sáng ấy sẽ đi về đâu?
Sửa bởi quangdct: 17/02/2015 - 04:24
Thanked by 1 Member:
|
|
#51
Gửi vào 17/02/2015 - 04:54
Hoa Cái, on 16/02/2015 - 21:44, said:
Ngay trong tài liệu do BB cung cấp, có câu:
Hinduism has been called the " " in the world
Dịch: Ấn Độ Giáo được gọi là tôn giáo xưa nhất .
Như vậy Bà La Môn, Ấn Độ Giáo, và Phật Giáo cái nào có trước ?
Hay là Ấn Đạo Giáo chính là Ba` La Môn ?
Ấn Độ giáo họ tự cho họ là dòng kế thừa đạo Bà La Môn, nên vì vậy họ "được gọi" là oldest religion (Họ tự gọi đạo Bà La Môn là acient hinduism, nhưng những nhà nghiên cứu đa số cho là không phù hợp, sẽ đề cập sau). Nhưng từ Bà La Môn lại là gốc của Jainism, Buddhism và Hinduism. Qua đó Hinduism tự cho mình là gốc của 2 đạo còn lại (và qua đó họ ko phân biệt, xem như đàn em). Cách gọi là điểm còn tranh cãi giữa các đạo. Nhưng thuyết tổng hợp của Hinduism (Hinduism synthesis)chỉ xuất hiện sau Phật giáo và Jainism, có vay mượn 1 vài sự phát triển của 2 đạo này từ đạo Bà La Môn rồi kết hợp đạo Bà La Môn gốc + tín ngưỡng địa phương cũ.
Xét lệ tương tự thì Bà La Môn và Hinduism khác nhau như Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo về giáo lý. Nhưng Bà La Môn gốc ko còn ai còn Do Thái Giáo vẫn còn tồn tại.
Xét về lịch sử thì Bà La Môn của người Arayan xâm lược và Thống Trị Ấn Độ. Bà La Môn là tôn giáo của họ. Sau vài trăm năm tách ra vài nhánh, rồi Ấn Độ giáo ra đời kết hợp cũ mới + 1 số của người Ấn Độ gốc trước Arayan .
Bác Hoa Cái advance quá, BB ko biết sử dụng cái external link từ diễn đàn nên đành post link dài. Chỉnh sang dạng html code để bỏ external link thì sợ code messed up thì phải chỉnh sửa mệt nữa nên đành để link vừa dài vừa xấu vậy.
Thanked by 1 Member:
|
|
#52
Gửi vào 17/02/2015 - 05:16
Phật giáo và quan hệ với Ấn Độ giáo[ | ]
(hay Bà La Môn) là một tôn giáo ra đời từ , với một điểm đặc thù là nó sẵn sàng tiếp thu các nguyên lý hay khái niệm của đạo khác.
Một mặt, trong số tín đồ Phật giáo có rất nhiều tu sĩ phát gốc từ đạo Bà La Môn nên các tư tưởng và nề nếp của Ấn giáo có ảnh hưởng ít nhiều đến đạo Phật.
Mặt khác quan trọng hơn là việc Ấn giáo đã mặc nhiên thu nạp các tư tưởng của Phật giáo để làm thành tư tưởng Bà La Môn. (Trong đó có việc
Ngoài ra, trong thời gian đó, với đặc tính dễ thích nghi và phù hợp với nhu cầu thờ phụng của người bình dân ở Ấn Độ, đã trở thành một vị tiên tri quan trọng của tôn giáo này). Những cuộc tự đổi mới của Ấn Độ giáo kể từ đã đem lại sinh khí cho tôn giáo này cũng như làm mờ nhạt dần hình ảnh Phật giáo. Sự pha trộn của các tư tưởng Phật giáo vào Ấn giáo sâu và rộng đến nỗi một người bình dân rất khó phân biệt được rõ ràng giữa Ấn giáo và Phật giáo. Mãi cho đến ngày nay, khi nghiên cứu về Phật giáo và Ấn giáo nhiều tác giả Tây phương vẫn còn bối rối khi phân biệt hai tôn giáo này. (Xem thêm )đạo Phật đã dần dà trở thành thứ yếu hay trở thành tôn giáo của tầng lớp trí thức.
xem them;
Sửa bởi Hoa Cái: 17/02/2015 - 05:32
Thanked by 2 Members:
|
|
#53
Gửi vào 17/02/2015 - 05:54
3. Quan hệ Phật giáo với Ấn Độ giáo
Cả trong quan điểm của người Ấn bình thường lẫn người Ấn học thức uyên bác, Phật giáo và Ấn Độ giáo được xem như là một, vì có vài sự giống nhau về lý thuyết và thực hành của cả hai, thực ra Phật giáo và Ấn Độ giáo là hai hệ thống hay hai truyền thống tôn giáo tuyệt đối khác nhau.
P.V. Kane, một nhà Ấn Độ học nổi tiếng, đã sai lầm khi cho rằng: “Đức Phật là một nhà cải cách lớn đạo Hindu. Ngài đã không cảm thấy, hoặc tuyên bố là Ngài đang thành lập một tôn giáo mới mà cũng không tuyên bố từ bỏ đạo Hindu”. Tuy nhiên, khi chúng tôi nói về mối liên quan giữa Phật giáo với Ấn Độ giáo, thật là hữu ích nếu chúng ta khảo sát cẩn thận thuật ngữ “Hindu” từ góc độ lịch sử, ngôn ngữ và khảo cổ.
Quan hệ Phật giáo với Ấn Độ giáo cần phải xem xét từ quan điểm lịch sử và góc độ khoa học. Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại, cho rằng chính Đức Phật tuyên bố đã dạy con đường của bậc thánh Hindu cổ xưa và cho thấy rằng Đức Phật không cảm thấy Ngài đang công bố một tôn giáo mới. Từ “Hindu” không xuất hiện trong lời tuyên bố của Đức Phật; và Ngài cũng không đề cập tới những thánh nhân Vệ đà hoặc những nhà tiên tri Indo-Aryan hoặc Brahmanas là những đạo sư hướng dẫn Ngài tu tập.
Về phương diện ngôn ngữ, thuật ngữ “Hindu” là từ ngoại lai có nguồn gốc từ tiếng Ba Tư và Ả-rập, và tượng trưng cho những hình thức tôn giáo Bà La Môn và Ấn Độ thời trung cổ. Từ Hinduism bắt đầu sử dụng trong các truyền thống tôn giáo Ấn Độ, thông thường với quan niệm để phân biệt với đạo Cơ Đốc và Hồi giáo tại Ấn Độ. Chúng ta không thể sử dụng từ Hinduism vào thời kỳ tiền Puran Bà La Môn giáo của Vệ đà và Upanisad, mặc dù đạo Hindu thời trung cổ đã lập nền tảng rồi mở rộng tới phạm vi nào đó trong tôn giáo Vệ đà, giống như đạo Do Thái trước sự giáng sinh của Jesus Christ không thể được gọi chính xác đạo Thiên Chúa mặc dù đạo Thiên Chúa được thành lập trước đạo Do Thái.
Về mặt khảo cổ học, không thấy sự xuất hiện từ “Hindu” trong bất kỳ nguồn tài liệu khảo cổ hoặc văn học Ấn Độ cổ đại, và chưa từng được khám phá từ thời Alberuni (khoảng 1030 Tây lịch). Có lẽ, đầu tiên ông ta đề cập tới người Ấn Độ phi Hồi giáo là “Hindus” có nghĩa là “Những người không theo đạo”. Thuật ngữ “Hindu”, một dạng của “Sindhu”, trước hết do người Ba Tư sử dụng, xuất hiện cùng với từ “Gadara”, một hình thức của “Gandhara” xuất hiên trong bia ký của vua Darius xứ Iran; và ở đây được dùng theo ý nghĩa địa lý là biểu thị cho dân tộc hoặc một đất nước sống dọc theo sông Sindhu. Trong Ba Tư cổ đại, “Sa” được phát âm như “Ha”; “Sindhu” được gọi “Hindu” từ đó tiếng Hy Lạp biến nó thành “Sintos” hoặc “Indos”, xuất phát từ tiếng Ba Tư và Ả-rập là Hindu và Hindustan; còn tiếng Anh gọi là Indian và India.
Như chúng ta thấy ở trên, Phật giáo và Ấn Độ giáo khác nhau hoàn toàn từ quan điểm lịch sử lẫn quan điểm ngôn ngữ và khảo cổ, mặc dù có phần giống nhau giữa Phật giáo sau này và một số giáo lý của Ấn Độ giáo. Có một bằng chứng mạnh mẽ về ảnh hưởng của Phật giáo trong ngôn ngữ cũng như trong nhưng học thuyết của Ấn Độ giáo; bởi vậy, phải thừa nhận rằng chúng ta không thể hình dung Phật giáo là một sự đồng hóa của Ấn Độ giáo (thực sự về sau họ có vay mượn một số thuật ngữ và giáo lý quan trọng từ Phật giáo).
Chúng ta có thể kết luận, thật không công bằng khi cho rằng Đức Phật như một “Hindu”, hoặc một nhà cải cách lớn của Hindu giáo, vì không có Ấn Độ giáo vào thời của Ngài.
Từ thảo luận ở trên, chúng ta có thể kết luận rằng những lý thuyết hiện thời về nguồn gốc của Phật giáo và những mối quan hệ của nó với Bà La Môn giáo và Ấn Độ giáo đã được chi tiết hóa bởi những học giả Ấn Độ hiện đại có quan điểm Vệ đà và Bà La Môn, hoàn toàn chỉ là suy đoán. Hơn nữa, chính do hiểu rõ về mặt lịch sử, Phật giáo – một trào lưu chính thống nhất của phong trào chống lại Vệ đà và Bà la môn (truyền thống Sa môn) – đã xuất hiện như một tôn giáo riêng biệt và độc lâp tại Ấn Độ vào thế kỷ VI trước Tây lịch không thể được xem là bị ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng Vệ đà. Ngược lại, cả Bà La Môn giáo lẫn Ấn Độ giáo, học thuyết về bốn giai cấp và sự hy sinh tế lễ đã bị Đức Phật chỉ trích, mặc dù hiện nay chúng vẫn còn hiện hữu trong những cộng đồng của đạo Hindu.
Chúng ta không thể nghiên cứu tôn giáo từ lập trường ý thức hệ riêng biệt này hoặc kia đơn thuần chỉ vì lòng tin của chúng ta hoặc đơn thuần bởi vì tình cảm đặc biệt của chúng ta đối với tôn giáo đó. Nếu vậy, cách nhìn của chúng ta sẽ bị phiến diện dù chúng ta đang làm một công việc quan trọng về nghiên cứu so sánh các tôn giáo.
Sửa bởi bluebird2304: 17/02/2015 - 06:03
Thanked by 1 Member:
|
|
#54
Gửi vào 17/02/2015 - 07:07
quangdct, on 17/02/2015 - 04:05, said:
Cháu không biết ngày xưa Tổ Đạt Ma cũng hỏi câu đó, nhưng câu hỏi này cháu được thầy hỏi khi học Kinh Trung Bộ. Thấy câu trả lời có ý khuyên không nên đi tìm cái không có thực tướng nên cháu đã dùng để gợi ý cho câu hỏi của bác.
Trích dẫn
Hào quang Phật chẳng đi đâu mà cũng chẳng ở đâu.
#55
Gửi vào 17/02/2015 - 07:48
joy, on 17/02/2015 - 07:07, said:
Hào quang Phật chẳng đi đâu mà cũng chẳng ở đâu.
"Không niệm, niệm mới chánh
Có niệm, niệm thành tà
Có, không đều chẳng tưởng
Ngồi được Bạch ngưu xa."
Hay:
Tất cả chúng sinh
Đều có Phật Tánh
Xưa nay chẳng sinh
Xưa nay chẳng diệt
Chỉ vì mê ngộ
Nên có thăng trầm . . .
Hoặc:
Bồ-đề vốn chẳng cây,
Gương sáng cũng chẳng phải là đài
Xưa nay không một vật,
Nơi nào dính bụi trần?
Nam mô A di đà Phật.
Một câu chuyện về sự đốn Ngộ:
Hoằng Nhẫn (zh. hóngrěn 弘忍, ja. gunin), cũng được gọi là Hoàng Mai Hoằng Nhẫn, là , vị Tổ thứ 5 của . Sư có hai vị kế thừa xuất sắc, đó là Lục tổ và . Tương truyền rằng, Sư yết kiến Tứ tổ năm 14 tuổi và đã chứng tỏ trí huệ sâu xa của mình.
Sư quê ở , đồng hương với Tứ tổ. Một hôm Tứ tổ qua huyện Hoàng Mai, giữa đường gặp Sư, lúc bấy giờ còn là một đứa trẻ với thần sắc khác thường. Tổ hỏi: "Danh tính (姓, là họ) là chi?" Sư đáp: "Có tính, nhưng chẳng phải tính (性, bản tính) thường." Tổ hỏi: "Là tính chi?" Sư đáp: " ." Tổ hỏi vặn lại: "Con không có tính sao?" Sư thưa: "Nhưng tính vốn ." Tổ lặng im .
Sửa bởi quangdct: 17/02/2015 - 07:55
#56
Gửi vào 17/02/2015 - 09:21
Mang Phật mang Thánh hiếp dâm dân lành
Miệng thánh tâm thì có ma
Ai mà đỡ hộ nghiệp ta hỡi trời
#57
Gửi vào 17/02/2015 - 10:55
joy, on 17/02/2015 - 01:18, said:
Câu này cần phải xét lại vì các tâm của mình lừa mình hay lắm bác ạ. Cái tâm mình có thể dùng hàng ngàn hàng vạn lý do để hợp lý hóa cho hành động của mình và để cho mình không cảm thấy hối hận về việc (sai) của mình đã làm.
joy, on 17/02/2015 - 01:18, said:
Câu này cần phải xét lại vì các tâm của mình lừa mình hay lắm bác ạ. Cái tâm mình có thể dùng hàng ngàn hàng vạn lý do để hợp lý hóa cho hành động của mình và để cho mình không cảm thấy hối hận về việc (sai) của mình đã làm.
joy, on 17/02/2015 - 01:18, said:
Câu này cần phải xét lại vì các tâm của mình lừa mình hay lắm bác ạ. Cái tâm mình có thể dùng hàng ngàn hàng vạn lý do để hợp lý hóa cho hành động của mình và để cho mình không cảm thấy hối hận về việc (sai) của mình đã làm.
cái bạn nói nó ko thực tế vì ko ai đo đc tâm cũng chả ai đo đc lòng người , mà tôi thì cần thực tế nên tôi gạt luôn
#58
Gửi vào 17/02/2015 - 12:00
MOA, on 17/02/2015 - 10:55, said:
Thực tế cuộc sống nghiệt ngã là vậy nên xưa có mầy nhà sư đi thuyết giảng gặp phải mấy anh hiện sinh tương cho 1 câu: "Gặp Phật giết Phật, gặp Ma giết ma"... Thế là ""Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách".
Dù sao về già khi không còn sung mãn nữa, quay về triết lý Phật giáo cũng chính là làm cho TÂM mình được AN. Còn trẻ thì nên đóng góp cho quê hương đất nước những điều ích nước lợi dân, không ngừng ra sức học tập, cố gắng vì chẳng bao giờ ta có thể lấy lại được tuổi trẻ đã qua.
#59
Gửi vào 17/02/2015 - 12:21
Thanked by 1 Member:
|
|
#60
Gửi vào 17/02/2015 - 12:41
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() tiên tri sắp ứng nghiệp, đại dịch mới là mpox? |
Y Học Thường Thức | Elohim |
|
![]() |
|
![]() Luận bàn về Nghiệp- Vong theo tứ trụ. |
Tử Bình | ledzuong12 |
|
![]() |
|
![]() cách xem duyên nợ nghiệp duyên (lá số địa bàn) |
Tử Vi | Elohim |
|
![]()
|
|
![]() Manh phái mệnh lý cơ sở - Đoàn Kiến Nghiệp |
Tử Bình | ThienKhanh |
|
![]() |
|
![]() Tử Vân: Đẩu Số luận Sự Nghiệp - Cơ Nguyệt Đồng Lương phi lại nhân![]() |
Tử Vi | Quách Ngọc Bội |
|
![]() |
|
![]() Manh phái phụ đạo đáp nghi hối biên - Đoàn Kiến Nghiệp |
Tử Bình | BoiGiaiSau |
|
![]() |
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












