

#31
Gửi vào 16/02/2015 - 11:05
Vạn thù quy nhất bổn
Tâm Phật Chúng sinh vô sai biệt
Tâm biến hiện tất tật !
Thanked by 3 Members:
|
|
#32
Gửi vào 16/02/2015 - 11:54
Hoàn toàn sai . Ấn Độ Giáo (Hinduism) có trước Phật Giáo rất lâu .
Ấn Độ Giáo : hình thành khoảng 1500 trước Công Nguyên (B. C.)
Phật Giáo: hình thành trong thế kỷ 5 trước Công Nguyên
Có nghĩa là Ấn Độ Giáo có trước Phật Giáo chừng 1 ngàn năm !
Sửa bởi Hoa Cái: 16/02/2015 - 11:55
Thanked by 10 Members:
|
|
#33
Gửi vào 16/02/2015 - 13:36
Andrew, on 16/02/2015 - 05:42, said:
nếu không có người đoán đúng tương lai thì ai còn dám hành nghề bói toán.
Nếu con ngưòi không tò mò muốn biết tương lai thì nghề bói toán có tồn tại không.
thừa nhận có nghiệp, tức là thừa nhận có linh hồn, vậy bác có thể nói rõ hơn "Thế nào là ba hồn hay không? Và vì sao đến đời thứ tư trở đi người ta chẳng nên cúng bái nữa?" Chúng ta đi vào vấn đề tạo nghiệp và chuyển nghiệp vậy.
Ask Mr. google
Nói Đạo Phật thừa nhận có linh hồn là không đúng tinh thần của đạo Phật !
Thanked by 2 Members:
|
|
#34
Gửi vào 16/02/2015 - 14:30
Lưng thẳng , thân mềm, Tâm chẳng trụ đâu,
Thở ra cùng với hít vào,
Hơi thở nhẹ nhàng như thể mành tơ.
Có rỗng thì mới có đầy,
Bên trong trống rỗng , Thánh nhân mới về
Ngồi cho ảnh bám vào tường
Cơ thể tinh tường như thể Đạt ma
Xem ra cũng một xác này.
Nếu cứ hàng ngày chăm chỉ dụng công.
Không những đoạt được Càn Khôn
Bốn bể thu vào chỉ một bàn tay.
Lay sơn, chuyển đất, xoay vũ trụ
Dựng gậy chống trời không kể nắng mưa.
( sưu tầm)
#35
Gửi vào 16/02/2015 - 14:38
Hoa Cái, on 15/02/2015 - 23:25, said:
Xá gì cái đám Kiếp Không
Mắt mà ti hí, lông bông cả đời
Gian manh hãy bỏ ngay đi
Không thi cái miệng không nhai đuợc rôi
Thật ra không đoán trúng quá khứ thì khó lòng đoán trúng tương lai .
Đoán quá khứ đúng ,không có nghĩa là đoán tương lai phải đúng nhưng đoán khá khứ đúng tức mình có duyên với lá số lập được mô hình (model / prototype) cho 1 phương án trong lá số thì khả năng đoán trúng cho tương lai có lẽ lên tới 70% hay hơn nữa .
Tính tình hèn hạ , anh không chấp gì
Kiếp sau chú làm đàn bà
Anh thì vẫn vậy chắc là yêu nhau
#36
Gửi vào 16/02/2015 - 15:39
lethanhnhi, on 16/02/2015 - 14:38, said:
Xá gì cái đám Thiên Đồng
Tính tình hèn hạ , anh không chấp gì
Kiếp sau chú làm đàn bà
Anh thì vẫn vậy chắc là yêu nhau
Tính tình hèn hạ , anh không chấp gì
Kiếp sau chú làm đàn bà
Anh thì vẫn vậy chắc là yêu nhau
Yêu rồi sẽ cắn nhau đau
Cắn qua cắn lại âu sầu cả đôi !
#37
Gửi vào 16/02/2015 - 16:59
Nói Hinduism có sau Phật giáo là đúng ,nhưng nói nó bắt nguồn từ Phật Giáo thì sai. Cả 2 đều bắt nguồn từ đạo Bà La Môn (Vedic Religion, Brahmanism), sau này Bà La Môn và Phật giáo tồn tại xong xong, Hinduism có chút ảnh hưởng từ Phật giáo và tồn tại xong xong cho đến khi được nhiều người theo hơn. Từ Hinduism mới bắt đầu phân chia đẳng cấp trong xã hội.
Lịch sử Hinduism
Sự khác nhau giữa Bà La Môn và Hinduism:
Sau đó Ấn Giáo bị chà đạp bởi đạo hồi, cho đến khi thuộc địa Anh thì Hinduism mới quay lại phục hưng, được gom thêm vài thuyết của các nhánh khác của Vệ Đà thành Ấn Giáo hiện đại. Rồi vì tinh thần dân tộc mà hay gọi Bà La Môn = Hinduism và xem đạo Phật như 1 nhánh nhỏ của nó (trong khi Phật tử đâu chịu). Người Ấn ở nước ngoài nói mình Hinduism người Tây ko mặn mà lắm, nên hay xưng Buddism cho sang (do nhiều người châu Âu cũng thích theo Buddism, nhất là một số diễn viên Hollywood)
Sửa bởi bluebird2304: 16/02/2015 - 17:17
Thanked by 1 Member:
|
|
#38
Gửi vào 16/02/2015 - 17:04
Tùy theo nghiệp nhân con người đã gây tạo trong qúa khứ có sai khác, mà đến khi lâm chung mỗi người hấp hối đều có những biểu hiện lâm chung khác nhau. Hoặc có người biết trước giờ chết vui vẻ niệm Phật mà chết, hoặc có người đầy sự thảng thốt, run sợ… thậm chí có người khi sắp chết đã có những tướng biểu hiện của các cảnh giới Ngạ quỷ, Súc sanh… Như thế tuỳ theo nghiệp nhân thiện hay ác mà con người sắp chết có những biểu hiện lâm chung khổ đau hay hạnh phúc để rồi tái sanh về cảnh giới lành hay dữ. Chung quy, cảnh giới mà con người tái sanh là cảnh giới tương ưng với sự khao khát và thoả mãn tự thân của mỗi người.
CÁC CẢNH GIỚI TÁI SANH
A. DẪN NHẬP:
Tựu trung các cảnh giới mà con người sẽ tái sanh vào là cảnh giới gì ? Do động lực căn bản nào dẫn dắt thần thức con người đi tái sanh? Sự thọ dụng khổ đau hay hạnh phúc của từng cảnh giới ra sao? Nỗi bình an hay hốt hoảng để tương ứng với từng cảnh giới chuẩn bị tái sanh của con người như thế nào? Các yếu tố cần và đủ để biện minh về sự hình thành một cảnh giới là yếu tố gì? Đó là những vấn đề mà người Phật tử chúng ta không thể không biết.
B. CHÁNH ĐỀ
I. NGHIỆP VÀ CÁC CẢNH GIỚI TÁI SANH
1. Nghiệp – Nhân tố quyết định cho sự tái sanh:
Theo quan điểm đạo Phật con người sau khi chết không phải là mất hẳn, đó chỉ là một trạng thái biến dạng của nghiệp thức. Thể xác phân tán nhưng phần tâm thức tiếp tục cuộc truy cầu trong sự khao khát được thoả mãn về đối tượng ( cảnh giới) tương ứng. Và cứ như thế con người chúng ta khi chưa đạt đến Thánh vị, thì mãi luẩn quẩn trong cuộc rượt bóng bắt hình nơi trò chơi luân hồi huyễn mộng hư hư thực thực này.
Ai là tác giả của cuộc chơi hư hư thực thực này ? Đó chính là nghiệp- là nguyên động lực dẫn dắt con người đi vào tái sanh trong các cảnh giới luân hồi. Nghiệp là những hành động có tác ý, từ nghiệp tạo thành sức mạnh của nghiệp hay còn gọi là nghiệp lực. Nghiệp lực chi phối tái sanh của con người qua một trong bốn loại sau:
a. Cực trọng nghiệp : Nghĩa là những hành động trọng yếu hay là những hành nghiệp nhân cực trọng. Nếu Cực trọng nghiệp thuộc về loại bất thiện đó là những nghiệp như : Ngũ nghịch, Thập ác. Bằng như Cực trọng nghiệp thuộc về loại thiện đó là những nghiệp như: Người chứng đắc các quả vị tứ thiền sắc giới trở lên.
b. Tập quán nghiệp: Còn gọi là Thường nghiệp. Tập quán nghiệp là những việc làm, lời nói hàng ngày chúng ta hay làm và thường nhớ đến ưa thích hơn hết. Những thói quen lành hay dữ dần dần uốn nắn tạo thành bản chất của con người. Ngay trong lúc vô thức đôi lúc nó vẫn hiện khởi. Trong các loại nghiệp thì nghiệp này đóng vai trò rất quan trọng.
c. Tích lũy nghiệp: Đời sống của con người hôm nay là sự tích góp bởi vô số các nghiệp từ trong quá khứ đã tạo. Trong sự luân hồi bất tận con người ai cũng đã tích luỹ cho mình một số lượng lớn tài sản nghiệp. Như thế, Tích luỹ nghiệp là những nghiệp do tích luỹ nhiều đời. Nghiệp này có công năng dẫn dắt con người đi tái sanh, khi ba loại nghiệp trên vắng mặt.
d. Cận tử nghiệp: là nghiệp nhân sau cùng con người nhớ tưởng lúc lâm chung. Tâm niệm sau cùng của con người nếu là niệm ác tức sẽ tái sanh vào một trong các cảnh khổ. Tâm niệm sau cùng của con người nếu là niệm thiện tức sẽ tái sanh vào một trong các cảnh giới lành, đây gọi là Cận tử nghiệp.
Khi con người lâm chung, nếu không có Cực trọng nghiệp hay Tập quán nghiệp nào làm động cơ cho sự thúc đẩy tái sanh thì Cận tử nghiệp sẽ dẫn dắt con người thọ sanh. Hoặc nếu không có cả ba loại nghiệp kể trên thì Tích luỹ nghiệp sẽ dẫn dắt con người tái sanh.
2. Các cảnh giới tái sanh:
Trong vũ trụ mênh mông có tất cả mười cảnh giới mà tuỳ theo nghiệp lực của mỗi người tạo ra, tương ứng để tái sanh vào một trong mười cảnh giới đó. Mười cảnh giới đó bao gồm bốn cảnh giới Thánh và sáu cảnh giới phàm.
Thần thức con người sau khi chết sẽ có hai tình huống xảy ra. Nếu người nào có công phu tu hành đạt đến được cảnh giới nghiệp sạch tình không, tuỳ mức đoạn vô minh vi tế có sâu hay cạn hoặc dứt sạch mà sanh về một trong bốn cảnh giới Thánh là Phật, Bồ Tát, Duyên giác và Thanh Văn. Hoặc như người nào tuy tu hành nhưng chưa đoạn được phiền não, chưa đạt đến cảnh giới nghiệp sạch tình không…nhưng do tâm nguyện khẩn thiết cầu sanh thế giới Cực lạc và thường trì Thánh hiệu Phật A Di Đà, người đó cũng được thoát ly sanh tử, khi lâm chung được vãng sanh về thế giới Tịnh độ của chư Phật, lần hồi tiến tu cho đến ngày thành Phật.
Còn bằng người nào còn nghiệp sau khi chết đều phải tái sanh vào một trong sáu cảnh giới luân hồi. Tuỳ theo nghiệp nhân quả của mỗi con người có sai khác mà họ phải sanh vào cảnh giới khổ đau hay hạnh phúc. Sáu cảnh giới mà con người phải luân hồi qua lại đó là: Thiên đạo, Nhân đạo, A tu la đạo, Súc sanh đạo, Ngạ quỷ đạo và Điạ ngục đạo. Trong đó hai cảnh giới đầu là cảnh giới thiện đạo đây là cảnh giới hạnh phúc, bốn cảnh giới sau là cảnh giới ác đạo là cảnh giới khổ đau. Chung quy, con người trong dòng sống bất tận, phần nhiều vì vô minh che lấp tạo ra các nghiệp lành hay dữ rồi phải tùy theo nghiệp lành hay dữ mà tái sanh vào một trong sáu cảnh giới luân hồi.
II. Luân hồi trong lục đạo
Trong phạm vi bài viết chúng tôi xin trình bày giản lược về cảnh giới thọ dụng và nghiệp nhân tái sanh, biểu hiện lâm chung… trong sáu cảnh giới luân hồi và cảnh giới Tịnh độ mà thôi. Nơi cảnh giới Tịnh độ chúng tôi triển khai về cảnh giới Tây phương Tịnh độ (thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà) làm đại biểu.
1. Sanh về ác đạo
a. Địa ngục đạo:
Địa ngục tiếng phạn là Nại lạc ca, có nghĩa là Khổ cụ, Phi đạo, Ác nhân… Địa ngục là cảnh giới trong đó không có hạnh phúc, nơi có đầy đủ muôn vàn sự khổ đau mà những người tạo ác nghiệp phải sanh về để trả lại những nghiệp nhân bất thiện trong quá khứ.
a.1 Cảnh giới thọ dụng:
* Khổ lạc thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh địa ngục phải chịu sự thống khổ vô cùng, như trong kinh Địa tạng có dạy: Chúng sanh ở cõi này, một ngày một đêm trải qua trăm vạn lần chết đi sống lại để chịu các khổ báo như ăn hoàn sắt nóng, uống nước đồng sôi, bị kéo lưỡi cho trâu cày…
* Ẩm thực thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh dịa ngục đều dùng thức thực mà duy trì thân. Loại này cũng có thọ dụng phần đoạn thực vi tế, tạng phủ có hơi gió thoảng động, do nhân duyên này mà được sống lâu.
* Dục nhiễm thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh địa ngục không có hành dâm, vì bị quá nhiều sự hình phạt đau khổ.
a.2 Nghiệp nhân và biểu hiện lâm chung:
* Nghiệp sanh tái sanh:
Người nào hiện đời bất tín Tam bảo, tạo các nghiệp cực ác như ngũ nghịch, thập ác… sau khi chết sẽ đoạ vào cảnh giới khổ đau này.
* Biểu hiện lâm chung:
Nếu ai lâm chung, đoạ vào cảnh giới địa ngục sẽ có những biểu hiện sau:
– Nhìn ngó thân quyến với con mắt ghét giận.
– Đi đại tiện, tiểu tiện mà không hay biết.
– Nằm úp mặt hoặc che dấu mặt.
– Thân hình và miệng mồm đều hôi hám.
– Cơ thể co lại, tay chân bên trái chấm xuống đất.
b. Ngạ quỷ đạo:
Ngạ quỷ tiếng phạn Preta, Ngạ là đói khát, Quỷ là khiếp sợ. Ngạ quỷ là chỉ những chúng sanh thường xuyên bị nạn đói khát và khiếp sợ đe dọa đời sống. Thân tướng Ngạ quỷ có nhiều hình thù rất xấu xa, mắt thường con người không thể thấy được. Ngạ quỷ không có một cảnh giới riêng biệt, mà sống trong rừng bụi, ở những nơi dơ bẩn…
b.1 Cảnh giới thọ dụng :
* Khổ lạc thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ chịu nhiều phần khổ não về sự đói khát chỉ có chút ít phần vui. Đại để loài Ngạ quỷ phân thành ba loại là: Quỷ đa tài, hạng Quỷ này do đời trước có tu phước nên hiện đời được ăn uống sung mãn có đầy đủ thần lực; loại thứ hai là Quỷ thiếu tài, hạng Quỷ này đời trước tuy có tu phước nhưng không nhiều, nên hiện đời tuy có đủ vật ăn uống nhưng không được như ý và thần lực kém cỏi; loại thứ ba là Quỷ Hy tự, hạng Quỷ này bụng to như cái trống cổ nhỏ như cây kim, bởi do đời trước tham lam bỏn xẻn, nên hiện đời luôn phải chịu cảnh đói khát liên tục…
* Ẩm thực thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ đều dùng thô đoạn thực, tức ăn uống những vật thực như con người. Có điều, loài Ngạ quỷ Hy tự ( Quỷ kém phước) chỉ ăn thuần đồ bất tịnh. Loài Ngạ quỷ này khi thấy nước hay thức ăn thì những vật này đều hoá thành máu lửa và cát sạn.
* Dục nhiễm thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ do vì có khổ vui xen lộn nên có sự dâm dục.Ở cõi này khi hai giống giao hợp, trong tâm khoái lạc tột độ liền có chất bất tịnh chảy ra.
b.2 Nghiệp nhân tái sanh và biểu hiện lâm chung:
* Nghiệp nhân tái sanh:
Người nào hiện đời tạo những nghiệp ác cộng với tánh hay tham lam keo kiệt, không thích làm các việc lành bố thí, cúng dường…sau khi chết sẽ đọa vào cảnh giới đau khổ này.
* Biểu hiện khi lâm chung:
Nếu ai lâm chung đọa vào cảnh giới Ngạ quỷ sẽ có những biểu hiện sau :
– Thân nóng như lửa.
– Thường lo nghĩ đói khát, hay nói đến việc ăn uống.
– Không đại tiện nhưng đi tiểu tiện nhiều.
– Đầu gối bên phải lạnh trước.
– Tay bên phải nắm lại biểu hiện lòng bỏn xẻn.
c. Súc sanh đạo:
Súc sanh hay còn gọi là bàng sanh. Bàng sanh là loại chúng sanh có xương sống nằm ngang. Lại chữ bàng có nghĩa là “biến mãn” vì bàng sanh có nhiều chi loại và các cõi đều có loài này. Đây là cảnh giới thuần đau khổ, hình thù kỳ dị.
c.1 Cảnh giới thọ dụng :
* Khổ lạc thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới bàng sanh chịu nhiều phần khổ về ăn nuốt lẫn nhau, chỉ có chút ít phần vui. Chúng sanh ở cảnh này phải chịu nhiều sự đánh đập, cày bừa, bị banh da xẻo thịt và nấu nướng, bị người nhai nuốt… Nói chung, họ luôn sống trong tâm trạng si mê xen lẫn đầy nỗi sợ hãi.
* Ẩm thực thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh giới súc sanh đều dùng thô đoạn thực. Các loài rồng thường dùng rùa, cá, ếch, nhái… làm thức ăn, loài kim suý điểu dùng rồng làm thức ăn, những vị long vương có phước báo cũng thọ dụng các trân vị như hương phạn, cam lồ, nhưng miếng ăn sau cùng đều biến thành ếch nhái. Còn lại các loài bàng sanh khác đều ăn uống những vật bất tịnh.
* Dục nhiễm thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới Súc sanh, do vì có khổ vui xen lộn nên có sự hành dâm. Ở cõi này khi hai giống giao hợp, trong tâm khởi niệm khoái lạc tột độ liền có chất bất tịnh chảy ra.
c.2 Nghiệp nhân tái sanh và biểu hiện lâm chung:
* Nghiệp duyên tái sanh:
Người nào hiện đời tạo các ác nghiệp cộng với tánh si mê, ngu độn…bướng bỉnh không nghe theo lời dạy của các bậc trưởng thượng, cố chấp không chịu sửa sai, sau khi chết đọa vào cảnh giới khổ đau này.
* Biểu hiện lâm chung:
Nếu ai lâm chung đoạ vào cảnh giới bàng sanh sẽ có những biểu hiện sau :
– Sanh lòng yêu mến vợ con đắm đuối không bỏ.
– Ngón tay và ngón chân đều co quắp.
– Ngu si mờ mịt như rơi vào mê sảng.
– Khắp trong thân mình đều toát mồ hôi.
– Tiếng nói khò khè miệng hay ngậm đồ ăn.
d. A tu la đạo
A tu la còn gọi là A tố lạc dịch là vô đoan chánh, phi thiên…. đây là hạng chúng sanh không bao giờ hớn hở tươi vui, đa số có hình tướng không được đoan chánh tâm luôn sân hận và hay sanh ái dục. A tu la có bốn bậc đó là Thiên A tu la, Nhân A tu la, Ngạ quỷ A tu la và Súc sanh A tu la.
d.1 Cảnh giới thọ dụng:
* Khổ lạc thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh giới A tu la thọ sự khổ vui xen tạp, hoặc nhiều hoặc ít tuỳ theo tội phước hơn kém của mỗi người. Nói chung, A tu la tuỳ theo ở cảnh giới nào thì có sự khổ lạc thọ dụng tương tự như ở cảnh giới đó, vì thế họ không có chủng loại và trụ xứ riêng biệt.
* Ẩm thực thọ dụng:
Chúng sanh ở cảnh giới A tu la thọ dụng có thô đoạn thực và tế đoạn thực. A tu la ở trong Súc sanh, Ngạ quỷ và cõi người dụng các vật bất tịnh. Riêng loài thiên A tu la dù có ăn các món ăn trân vị, song miếng sau cùng tự nhiên hóa ra bùn hay sâu nhái.
* Dục nhiễm thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh giới A tu la có sự hành dâm tương đồng như chúng sanh loài người, quỷ, bàng sanh.
d.2. Nghiệp nhân tái sanh và biểu hiện lâm chung.
* Nghiệp nhân tái sanh :
Người nào hiện đời tuy có tu ngũ giới nhưng tâm còn nhiều sân hận và lòng dục nhiễm, sau khi chết sẽ đoạ vào cảnh giới khổ đau này.
* Biểu hiện lâm chung :
Có thể nói A tu la là một dạng khác của Ngạ quỷ, do vậy biểu hiện lâm chung của người nào sắp tái sanh về cảnh giới A tu la, thời có những biểu hiện như chúng sanh tái sanh về cảnh giới Ngạ quỷ.
Có điều, tại sao trong A tu la có thiên A tu la thế mà loại này vẫn xếp sau nhân đạo. Sở dĩ như thế do vì hạng A tu la ở cõi trời, do tâm sân hận và ái nhiễm của họ mà có sự việc kém hơn cõi người:
– Dù loài này có ăn các món ăn trân vị song miếng ăn sau cùng tự nhiên hoá thành bùn hay ếch nhái.
– Ở trong cõi trời mưa hoa hoặc châu báu, nơi cõi người mưa nước cõi A tu la mưa xuống những binh khí dao gậy.
– Loài người tâm điềm tĩnh nên dễ thực hành theo chánh pháp của Như lai, loài A tu la tâm sôi nỗi hơn thua nên khó tu đạo giải thoát.
2. Sanh về thiện đạo
a. Nhân đạo:
Nhân đạo là nẽo người. Nhân có nghĩa là nhẫn chỉ cho loài người khi gặp cảnh thuận nghịch đều có năng lực nhẫn nại an chịu với duyên phần. Chúng sanh ở cảnh giới này sự thọ hưởng có hạnh phúc lẫn đau khổ chứ không phải thuần khổ như bốn cảnh giới trước. Ở loài này có đầy đủ những thuận lợi để học và thực hành các giáo lý của đức Phật.
a.1 Cảnh giới thọ dụng :
* Khổ lạc thọ dụng :
Chúng sanh trong cảnh giới nhân đạo thọ sự khổ vui xen tạp, hoặc ít hoặc nhiều tuỳ theo nghiệp nhân mỗi người đã tạo ra. Nói chung, bên cạnh sự hạnh phúc đôi chút con người phải bị chi phối tám nỗi khổ lớn. Đó là : Sanh là khổ, bịnh là khổ, già là khổ, tử là khổ, cầu bất đắc là khổ, ái biệt ly là khổ, oán tắng hội là khổ và ngũ ấm xí thạnh là khổ.
* Ẩm thực thọ dụng :
Chúng sanh trong cảnh giới nhân đạo về ẩm thực thọ dụng có tế đoạn thực và thô đoạn thực. Tế đoạn thực là khi ở trong thai thọ dụng huyết phần của mẹ. Thô đoạn thực là ăn những thức ăn như: cơm, rau, cá, thịt… Nói rộng ra, các sự thọ dụng khác như: phòng nhà, chiếu, gối, tắm… cũng gọi là tế đoạn thực.
* Dục nhiễm thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh giới nhân đạo vì có sự khổ vui xen lộn nên có hành dâm. Sự hành dâm tương đồng như loài bàng sanh, quỷ, thần… khi hai thân khác giống giao hợp, trong tâm khởi niệm khoái lạc tột cùng, liền có chất bất tịnh chảy ra.
a.2 Nghiệp nhân tái sanh và biểu hiện lâm chung:
* Nghiệp nhân tái sanh :
Người nào hiện đời có niềm tin kiên cố đối với Tam Bảo và giữ gìn năm giới cấm, có lòng nhân từ hiếu đạo, giúp đỡ yêu thương kẻ nghèo khó, phát tâm bố thí kẻ cúng dường… sau khi chết sẽ được tái sanh vào cảnh giới người.
* Biểu hiện lâm chung :
Nếu ai lâm chung được tái sanh vào cảnh giới nhân đạo sẽ có những biểu hiện sau :
– Khởi niệm lành sanh lòng hòa dịu ưa việc phước đức.
– Sanh lòng chánh tín thỉnh Tam Bảo đến đối diện quy y.
– Thấy bà con trông nom sanh lòng vui mừng.
– Tâm chánh trực không ưa dua nịnh.
– Dặn dò giao phó các công việc lại cho thân quyến rồi từ biệt ra đi.
b. Thiên đạo :
Thiên đạo là nẽo trời, chữ Thiên có nghĩa là thiên nhiên, tự nhiên, lại chữ thiên ở đây còn có bốn nghĩa ẩn: Tối thắng, tối thiên, tối lạc, tối tôn. Chúng sanh ở cảnh giới này thân tướng trang nghiêm hưởng phước lạc tự nhiên, sự ăn mặc thọ dụng đều tùy niệm hóa hiện.
b.1 Cảnh giới thọ dụng :
* Khổ lạc thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh giới này khổ ít vui nhiều. Chư thiên ở cõi dục thọ dụng nhiều phần vui, có ít phần khổ về sự suy não đoạ lạc. Chư thiên ở cõi sắc giới từ sơ thiền đến tam thiền lấy định cảnh làm vui, sự vui cùng cực duy ở cõi tam thiền. Từ tứ thiền cho đến chư thiên cõi vô sắc thì không có khổ lạc thọ.
* Ẩm thực thọ dụng :
Chư thiên ở cõi dục thọ dụng những trân vị như cam lồ, tô đà. Tuy nhiên, tuỳ theo phước báu của mỗi vị sai khác mà có vị thọ dụng đầy đủ có vị thọ dụng không đầy đủ, đồng thời mùi vị của thức ăn có sự hơn kém. Chư thiên ở cõi sắc giới thọ phần tư thực, dùng sự vui thiền định để nuôi sắc thân. Còn chư thiên ở cõi vô sắc thì chỉ có thức thực.
* Dục nhiễm thọ dụng :
Chúng sanh ở cảnh thiên đạo, chỉ có chư thiên ở dục giới là có sự hành dâm, còn chư thiên ở cõi sắc và vô sắc giới đều tu phạm hạnh không có dục nhiễm thọ dụng.
Thiên chúng ở dục giới khi gần gũi với nhau không có chảy ra chất bất tịnh, chỉ nơi căn môn có hơi gió nhẹ thổi ra dục niệm liền tiêu. Trời Tứ thiên vương và Đao lợi có sự giao cảm cũng như loài người. Trời Dạ ma nam nữ chỉ ôm nhau là đã thoả mãn dâm dục. Trời Đâu suất hai bên nắm tay nhau dục niệm liền tiêu. Trời Hoá lạc hai bên nam nữ chỉ chăm nhìn nhau cười là dục sự đầy đủ. Trời Tha hoá chư thiên chỉ liếc mắt nhau là đã xong rồi dục sự.
b.2 Nghiệp nhân tái sanh và biểu hiện lâm chung :
* Nghiệp nhân tái sanh :
Người nào hiện đời tu Thập thiện và chứng đắc các thiền định, sau khi lâm chung sẽ được tái sanh về cảnh trời. Trong đó người nào thành tựu mười nghiệp lành, sẽ tái sanh về cảnh giới Dục giới, người nào tu mười nghiệp lành cọng với chứng đắc một trong bốn thiền định ( tứ thiền) sẽ tái sanh về cảnh trời Sắc giới, người nào tu mười nghiệp lành cọng với chứng đắc một trong bốn không định (tứ không) sẽ tái sanh về cảnh trời Vô sắc.
* Biểu hiện lâm chung :
Nếu ai lâm chung được tái sanh về cảnh trời sẽ có những biểu hiện sau :
– Phát khởi tâm lành.
– Chánh niệm rõ ràng.
– Đối với của cải, vợ con…lòng không lưu luyến.
– Không có những sự hôi hám.
– Ngữa mặt lên và mỉm cười, mà nghĩ tưởng thiên cung đến rước mình…
Lưu ý:
Biểu hiện lâm chung của sáu cảnh giới kể trên không phải con người khi sắp chết mỗi mỗi đều biểu hiện đầy đủ, mà đôi lúc chỉ có những điểm thiết yếu biểu hiện. Lại chúng ta cần phân biệt, ví như hai cảnh giới nhân đạo và thiên đạo thì tâm hồn họ đều trong sạch, nhưng một bên chỉ nghĩ đến thiên cung xao lãng việc đời, một bên thì thương nhớ bà con căn dặn việc nhà. Còn hai cảnh Ngạ quỷ và địa ngục thì tâm hồn họ đều mê man, nhưng một bên thì sanh tâm nóng nảy mất hết sự từ hòa, một bên thì biểu hiện tham lam hay nói đến chuyện ăn uống. Đến như loài Súc sanh thì thân thể tháo mồ hôi tiếng nói khàn nghẹt nhưng còn luyến tiếc bà con…. đó là những điểm dị biệt trong sáu cảnh giới để chúng ta xác định rõ từng cảnh giới tái sanh.
Lại có đôi người đến khi chết tâm hồn trở thành vô ký (không biểu hiện lành hay dữ như thế nào). Hạng người này muốn dự đoán họ sẽ tái sanh về cảnh giới nào, chúng ta chỉ xác định dựa theo hơi nóng nơi nào trên thân mới có thể quyết đoán được.
III. BA YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH TỰU MỘT CẢNH GIỚI:
Xưa nay có một số người quan niệm rằng : Con người chúng ta khi tâm thanh tịnh chính là đang sống trong cảnh giới Tịnh độ, khi tâm đang ngu si, mê mờ…là đang sống trong cảnh giới địa ngục chứ không có cảnh giới Tịnh độ hay cảnh giới địa ngục nào khác. Quan niệm về cảnh giới như thế là hoàn toàn không chính xác, đôi khi dẫn đến nhiều sự ngộ nhận gây tác hại không nhỏ. Với những biểu hiện của tâm con người như thế, chúng ta chỉ có thể nói đó là nghiệp nhân Tịnh độ hay nghiệp nhân địa ngục mà con người đang tạo mà thôi.
Chung quy, cảnh giới mà mỗi khi chúng sanh thọ dụng phải đầy đủ ba yếu tố mới có thể thành tựu :
Vũ trụ quan : Là xác định vị trí địa lý của mỗi cảnh giới, như cảnh Tây phương Tịnh độ là cõi cực kỳ trang nghiêm nằm ở phía tây cõi Ta Bà, địa ngục là cảnh giới thuần khổ đau vị trí ở ngoài mé núi Thiết vi.
Nhân sanh quan : Là xác định thân tướng sai biệt của mỗi cảnh giới, bởi thân tướng của mỗi loài tuỳ theo phước báu có hơn kém mà mỗi loài đều có hình tướng sai biệt, như thân tướng của Thánh chúng cõi Tây phương Tịnh độ thì trang nghiêm đủ ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp, còn thân tướng của chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ thì bụng to như trống, cổ nhỏ như kim, thân tướng chúng sanh ở cảnh địa ngục thì xấu xa kỳ dị, đầu trâu mặt ngựa…
Tâm lý quan : Là xác định tâm lý sai biệt của mỗi cảnh giới, như tâm của Thánh chúng cõi Tây Phương Tịnh độ thì luôn thanh tịnh, tâm các Ngài luôn an trụ vào thiền định đồng thọ hưởng pháp lạc của thiền định tương đồng với Phật A Di Đà; còn tâm chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ luôn bị sự đốt cháy của đói khát… tâm của chúng sanh ở cảnh giới địa ngục luôn sân hận, sợ hãi…
Như thế, chúng sanh hiện đời gây tạo nghiệp nhân gì sau khi lâm chung sẽ tuỳ theo nghiệp nhân đó mà tái sanh về một trong sáu cảnh giới luân hồi. Do đó, cảnh giới tái sanh chỉ xác lập khi đã đầy đủ ba yếu tố kể trên, nếu chưa đủ ba yếu tố đó thì chưa có thể nói đó là cảnh giới chúng sanh đang thọ dụng. Hay nói một cách khác, ở mỗi cảnh giới đều có vị trí, thân tướng và tâm lý sai khác mà chúng sanh ấy phải thọ dụng.
C. Kết luận:
Tóm lại, bởi do vô minh và ái dục chi phối mà chúng sanh cứ sống rồi chết, chết rồi lại sống, cứ thế mãi mãi trối lăn vào một trong sáu cảnh giới luân hồi. Trong sáu cảnh giới đó, bốn cảnh giới trước hoàn toàn khổ đau, hai cảnh sau trời và người tuy có hạnh phúc nhưng xét lại vẫn thuần là khổ.
Ví như chúng sanh ở cảnh giới địa ngục, thì một ngày một đêm phải trải qua cảnh vạn lần chết đi sống lại bị sự tra tấn của vạc dầu hầm lửa. Chúng sanh ở cảnh giới Ngạ quỷ thì bị sự thiêu đốt của nạn đói khát, ngàn vạn năm cái tên cơm, nước chưa từng nghe huống gì là được ăn no. chúng sanh ở cảnh giới Súc sanh thì bị sự khổ của si mê dày vò, bị người khác banh da xẻo thịt nhai nuốt vào bụng. Chúng sanh ở cảnh giới A tu la thì bị sự sân hận và tham dục chi phối, suốt ngày luôn đánh giết lẫn nhau để tìm cầu sự thoả mãn của xác thịt. Còn chúng sanh ở hai cảnh giới trời, người tuy có hạnh phúc xen lẫn khổ đau nhưng ở cảnh người, chúng sanh phải chịu tướng bát khổ; ở cảnh giới trời vẫn bị năm tướng suy hao. Chi bằng muốn thoát ly sanh tử luân hồi tránh sự nhọc nhằn khi phải làm kẻ lữ khách qua lại nơi tam giới, chúng ta nên cố gắng phát tâm tín sâu, nguyện thiết, chuyên trì danh hiệu Phật A Di Đà. Chúng ta chỉ mong làm sao hiện đời trả chút nghiệp còn lại lâm chung sớm được vãng sanh về nước Phật mà thôi.
Trích Lâm Chung Những Điều Cần Biết
Thích Nguyên Liên soạn dịch
Nguồn:
Thanked by 1 Member:
|
|
#39
Gửi vào 16/02/2015 - 17:11
pvcpvcp, on 16/02/2015 - 13:36, said:
Nói Đạo Phật thừa nhận có linh hồn là không đúng tinh thần của đạo Phật !
Những quan niệm khác nhau về sự bất tử của con người
PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng
Đại học Đà Nẵng
02:43' PM - Thứ tư, 21/05/2014
Mong ước về sự bất tử (immortality) của cá nhân là một hiện tượng tâm lý chung của nhân loại. Bất kỳ người nào, dù là duy tâm hay duy vật, hữu thần hay vô thần ít nhiều đều trăn trở, đều suy tư về vấn đề này. Đi tìm câu trả lời cho nó không chỉ có tôn giáo, triết học mà có cả những nhà khoa học có đầu óc vĩ đại nhất.
Cơ thể con người không bất tử; đó là một thực tế không ai có thể chối cãi được. Trước đây đã từng có nhiều người trong đó có những vị hoàng đế (như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế …) đã uổng công vô ích trong việc tìm kiếm một loại thuốc trường sinh bất tử cho cơ thể của mình. Ngày nay, nếu có ai nói đến một phương thuốc như vậy thì chắc chắn sẽ bị coi là một kẻ lừa đảo hoặc là một người đầu óc có vấn đề. Vậy, vấn đề còn lại được đặt ra là: ý thức, tinh thần con người có bất tử hay không? đó là một câu hỏi muôn thuở. Ở đây có những cách giải đáp khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Tùy theo cách trả lời cho vấn đề này mà mỗi người có những cách sống và hoạt động nhất định để đạt đến sự bất tử cho mình.
1. Quan điểm tôn giáo về sự bất tử của con người
Ngay từ thời cổ đại, Kinh Vêđa mà trực tiếp là Kinh Upanishad ở Ấn Độ đã lý giải vấn đề này như sau: Brahman (linh hồn vũ trụ) được coi là thần thánh sáng tạo tất cả. Atman (linh hồn của mỗi con người, mỗi cá thể súc vật, cây cỏ, v.v.), là một bộ phận của linh hồn vũ trụ, nên về nguyên tắc nó cũng bất tử như linh hồn vũ trụ. Khi cơ thể sinh vật chết đi, atman sẽ tách khỏi cơ thể và đầu thai sang một cơ thể khác mới sinh ra, tiếp tục cuộc sống ở một kiếp khác. Kiếp sau có thể là người, là súc vật hay cây cỏ. Linh hồn cứ đầu thai hết kiếp này sang kiếp khác trong một cái vòng tròn lẩn quẩn như vậy gọi là sự luân hồi (samsara: bánh xe quay tròn). Con người chịu hậu quả của hành vi của chính mình gọi là “nghiệp” (karma: hành động). Chính cái nghiệp của kiếp này quy định cuộc sống ở kiếp sau. Để giải thoát khỏi cái vòng luân hồi, nghiệp báo, con người phải dốc lòng tu luyện, từ bỏ ham muốn dục vọng để linh hồn được “siêu thoát”, tức thoát khỏi sự ràng buộc của cơ thể và trở về với linh hồn vũ trụ tối cao, đạt đến hạnh phúc và sự bất tử vĩnh hằng.
Phật giáo ra đời trong phong trào đấu tranh chống đạo Bàlamôn, chống lại sự phân biệt đẳng cấp, đòi bình đẳng xã hội, nên không thể không bác bỏ những luận điểm cơ bản của Kinh Vêđa và Kinh Upanishad (những bộ kinh này là cơ sở giáo lý của Đạo Balamôn, tiền thân của Ấn giáo ngày nay). Đạo Phật không thừa nhận linh hồn vũ trụ tối cao Brahman và linh hồn cá thể bất tử atmam. Theo Đạo Phật, cơ thể của chúng sinh được cấu tạo từ những yếu tố vật chất và tinh thần gọi là ngũ uẩn gồm sắc (tức vật chất gồm đất, nước, lửa, gió) và danh(gồm 4 yếu tố tinh thần: thụ, tưởng, hành, thức). Khi chết, những yếu tố này phân hủy, nên không còn cái atman bất tử. Tuy nhiên, Đạo Phật lại thừa nhận sự tái sinh ở kiếp sau và tiếp thu một số yếu tố của Đạo Bàlamôn, như sự luân hồi, nghiệp báo, sự tu luyện để đạt đến sự giải thoát ở cõi vĩnh hằng. Dù sao Đạo Phật rốt cục cũng cho rằng khi con người tu luyện đắc đạo sẽ đạt tới sựgiác ngộ và thoát khỏi luân hồi, nghiệp báo, lúc đó linh hồn cá thể sẽ hòa nhập vào cõi Niết bàn và trở thành bất tử, vĩnh cửu. Niết bàn là cái gì, cho đến nay cũng chưa ai biết được, có chăng cũng chỉ là sự tranh cãi về lý thuyết mà thôi.
Các tôn giáo như Kitô giáo (Christianity) do Jesus Christos sáng lập đầu Công nguyên và Hồi giáo (Islam) do Môhamet sáng lập vào thế kỷ VII đều tin vào sự bất tử của linh hồn con người. Theo Kitô giáo và Hồi giáo, khi chết cơ thể trở về đất bụi nhưng linh hồn vẫn tiếp tục tồn tại. Đến ngày cuối cùng, được gọi làNgày tận thế (The End of the World) hay Ngày phán xử (The Day of Judgement), Thượng đế sẽ phán xét tất cả, cho những ai trong lúc sinh thời đã có lòng tin ở Thượng đế và làm nhiều điều tốt lành sẽ được phục sinh, nghĩa là được sống lại với cả thể xác và linh hồn giống như sự phục sinh của Kitô trước đây, và được lên Thiên đường. Những người khác sẽ bị đày xuống địa ngục vĩnh viễn.
Thiên đường được miêu tả trong Kinh Khải huyền, kinh cuối cùng trong toàn bộ Kinh Thánh của Kitô giáo là Thành phố Giê-ru-sa-lem tráng lệ ở trên trời, có 12 cửa thành, nền và tường thành xây toàn bằng vàng và đủ các loại ngọc quý. Những người được lên Thiên đường sẽ vô cùng hạnh phúc, sẽ trường sinh bất tử, không còn đau khổ, chết chóc. Chúa Giêxu đã mặc khải như sau:
“Tôi thấy Thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới, từ trên trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. Rồi tôi nghe phía ngai có tiếng to: Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại! Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên- Chúa- ở -cùng- họ. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất.”(1)
Thiên đường cũng được mô tả một cách rất cụ thể cảm tính trong Kinh Côran: Đó là một nơi có mùa xuân bất tận, cây cối xanh tốt quanh năm với đủ các loại hoa quả, có các suối nước róc rách. Trên Thiên đường, của cải dồi dào, mọi người tha hồ hưởng vinh hoa phú quý; mỗi bửa ăn có hàng mấy trăm món ăn, thức uống, rượu vang; đặc biệt là có các trinh nữ mắt đen xinh đẹp làm vợ, các chàng trai trẻ làm nô tỳ.
Trong Kinh Kôran có đến 8 chỗ nói về các trinh nữ có mắt đen láy là phần thưởng cho những người Hồi giáo trên Thiên đường. Số lượng trinh nữ được Môhamet xác định là 72. Bin Laden từng hứa hẹn một thiên đường với các cô gái đồng trinh dành cho các phần tử khủng bố cảm tử của mình. Ngày 19 tháng 8 năm 2001, kênh truyền hình Mỹ CBS phát đi một cuộc nói chuyện với một chiến sĩ phong trào HAMAS là Muhammad Abu Wardeh, người đã tuyển mộ các phần tử khủng bố cho các vụ tấn công tự sát ở Israel. Abu Wardeh nói: “Nếu anh là một kẻ tử vì đạo, Thượng đế sẽ thưởng cho anh 70 cô gái đồng trinh, 70 người vợ và hạnh phúc vĩnh cửu”(2).
Như vậy, niềm tin của tín đồ Kitô giáo và Hồi giáo vào sự bất tử của cá nhân ở kiếp sau hoàn toàn chỉ dựa vào sự khẳng định trong các kinh sách như Kinh thánh (The Holy Bible, gồm hai phần Cựu ước và Tân ước) của Kitô giáo vàKinh Côran (Q’uran) của Hồi giáo và những lời hứa hẹn của các giáo chủ; thật ra không có gì đảm bảo chắc chắn là có kiếp sau và Thiên đường. Nhà triết học Pháp Blaise Pascal (1623-1662) đã từng coi niềm tin vào Thượng đế như là một canh bạc, một sự cá cược, trong đó người tin chỉ có được chứ không có mất, còn người không tin chỉ có mất chứ không có được. Pascal lập luận: Nếu bạn tin vào Thượng đế và Thượng đế thật sự tồn tại thì bạn sẽ được cả một Thiên đường hạnh phúc, còn nếu Thượng đế không tồn tại thì bạn chẳng mất gì cả. Còn ngược lại, nếu bạn không tin vào Thượng đế và điều không tin của bạn là đúng thì bạn chẳng được gì cả, còn nếu điều này không đúng (nghĩa là có Thượng đế nhưng bạn lại không tin) thì bạn sẽ bị trừng phạt và đưa xuống điạ ngục vĩnh viễn.
Lập luận này của Pascal trước đây đã từng được coi là chân lý thì ngày nay đã bị những người vô thần phân tích và phê phán. Một là, có vô số thượng đế được tôn thờ bởi các tôn giáo và các dân tộc khác nhau, biết tin vào vị thượng đế nào cho đúng. Cho nên, nếu niềm tin của bạn mà không đúng, thì bạn cũng không được an toàn như Pascal khẳng định. Chẳng hạn, Kitô giáo tin ở “Chúa Ba ngôi” gồm Chúa Cha, Chúa con và Chúa thánh thần; nhưng Hồi giáo thì chỉ tin ở một vị Thượng đế duy nhất, không có con cái và còn khẳng định rằng nếu ai tin ở một vị chúa nào khác ngoài Chúa Trời (như tin Chúa Giêxu) thì sẽ bị đưa xuống địa ngục. Hai là, Pascal cho rằng nếu bạn tin Thượng đế nhưng Thượng đế không tồn tại thì bạn chẳng mất gì, đó là một lập luận sai. Vì niềm tin không đúng mà nhiều người thậm chí đã tự nguyện hoặc bị lừa bịp bởi các thế lực tôn giáo cực đoan đánh mất cả cuộc đời của mình và còn làm hại tính mạng của vô số người khác nữa.
2. Quan điểm khoa học và chủ nghĩa vô thần về sự bất tử của con người
Đối với các nhà khoa học, mặc dù họ rất mong muốn sự bất tử, nhưng lý trí khoa học không chứng minh được có sự bất tử theo quan điểm của các tôn giáo truyền thống nên họ không thể tin vào sự bất tử theo quan điểm của các tôn giáo.
Carl Sagan (1934-1996), nhà thiên văn học nổi tiếng Mỹ đã từng là giáo sư thiên văn học ở Đại học Harvard và Đại học Cornell ở Ithaca, New York viết:
“Nếu có bằng chứng tốt về cuộc sống ở kiếp sau được công bố, tôi sẽ là người sốt sắng trong việc xem xét vấn đề này; nhưng đó phải là những cứ liệu khoa học, không phải là chuyện huyền thoại ... Tôi nói, thà rằng sự thật cay nghiệt còn hơn sự tưởng tượng dùng để an ủi”... “Tôi cũng thích tin rằng sau khi tôi chết tôi sẽ sống lại, rằng một phần tư duy, tình cảm, ký ức của tôi sẽ tiếp tục tồn tại. Nhưng càng muốn tin vào điều đó, và mặc dù những truyền thống văn hóa lâu đời khắp thế giới khẳng định có kiếp sau, tôi càng không thấy có gì hơn rằng đó chỉ là điều suy nghĩ mong ước (a wishful thinking) mà thôi” (3).
Nhà bác học Albert Eintein (1879-1955) đã phê phán hạn chế của các quan điểm tôn giáo lấy sự mong muốn bất tử của cá nhân và sự hứa hẹn được ban thưởng ở kiếp sau làm động cơ đạo đức của cá nhân. Ông nói: “Tôi không tin vào sự bất tử của cá nhân. Tôi coi đạo đức chỉ liên quan đến con người mà thôi và không có một quyền lực siêu nhân nào ở đằng sau cả.” (4)
Einstein đã vạch ra sự phi lý trong quan niệm về sự ban thưởng hay trừng phạt của Thượng đế, vì điều này mâu thuẫn với quan niệm của tôn giáo về tính toàn năng của Thượng đế. Sự ban thưởng, trừng phạt chỉ chứng tỏ sự bất lực. Hơn nữa, dùng sự ban thưởng và trừng phạt để kích thích hành vi đạo đức chỉ dẫn đến sự ích kỷ của con người. Einstein viết:
“Tôi không thể hình dung một vị Thượng đế lại đi ban thưởng hay trừng phạt những sản vật của chính sự sáng tạo của mình”. Cũng theo Einstein, “Hành vi đạo đức của một người phải dựa một cách có hiệu quả trên tình cảm, giáo dục, quan hệ và nhu cầu xã hội; không cần có một cơ sở tôn giáo nào. Con người sẽ thật là tồi tệ nếu anh ta phải kiềm chế vì sợ bị trừng phạt hoặc hy vọng ở sự ban thưởng sau khi chết.” (5)
Về sự bất tử của cá nhân, Einstein bác bỏ các quan niệm tôn giáo và đưa ra quan niệm về “sự bất tử tương đối” (relative immmortality). Einstein nói: “Sự bất tử ư ? Có hai loại. Loại thứ nhất nằm trong trí tương tượng của con người và do vậy chỉ là một ảo tưởng. Có một sự bất tử tương đối đó là sự duy trì ký ức về một cá nhân qua một số thế hệ. Tuy nhiên, chỉ có một sự bất tử thật sự duy nhất, ở phạm vi vũ trụ, đó là sự bất tử của chính vũ trụ. Không có một sự bất tử nào khác”(6) .
Lý luận về sự bất tử tương đối của Albert Einstein được các nhà vô thần phát triển. Theo quan điểm vô thần, sự bất tử tương đối của cá nhân được thực hiện một cách hiện thực bằng những con đường như sau:
- Thông qua con cháu của chúng ta. Về mặt sinh học, thế hệ sau thông qua sự di truyền mà kế thừa có chọn lọc và phát triển tất cả những gì mà cơ thể chúng ta đã đạt được. Về mặt ý thức, thế hệ sau sẽ kế thừa những tri thức khoa học, kinh nghiệm sống và chuẩn mực đạo đức, v.v., của thế hệ đi trước. Như vậy theo quan điểm duy vật, chỉ xét về mặt thể xác thôi thì cũng đã thấy chết không phải là hết. Loài người là một dây chuyền vô tận của vô số những thế hệ nối tiếp nhau, mỗi thế hệ là sự phủ định và kế thừa những thành quả phát triển của cơ thể và ý thức của tất cả những thế hệ đi trước. Thế hệ trước để lại mầm sống cho thế hệ sau; thế hệ sau là sự nối tiếp sự sống của thế hệ trước. Cho nên, việc chuẩn bị và chăm lo về mọi mặt cho thế hệ sau cũng chính là vì sự bất tử của con người.
- Sự bất tử tương đối của cá nhân còn được thực hiện thông qua những việc làm tốt, những tấm gương hy sinh, bằng những sự nghiệp và công trình đóng góp vào sự giải phóng con người, vào sự phát triển văn hóa và văn minh nhân loại. Ở đây “có cái chết hóa thành bất tử”.
- Sự bất tử tương đối của cá nhân còn thể hiện ở sự tồn tại lâu dài của một người đã chết trong ký ức của nhiều thế hệ mai sau. Một người chỉ thật sự chết khi hoàn toàn không còn tồn tại trong ký ức của người sống.
- Trách nhiệm, nghĩa vụ của con cháu, coi như sự báo hiếu đối với tổ tiên là chăm lo cho sự bất tử của các thế hệ đi trước bằng những việc làm thiết thực như việc bảo quản phần mộ người quá cố, những kỷ vật của người chết để lại; việc thờ cúng, tổ chức kỷ niệm ngày sinh, ngày giỗ của tổ tiên v.v., là những việc làm mang tính nhân đạo rất sâu sắc của nhiều dân tộc trên thế giới. Đối với những người đã hy sinh cho Tổ quốc trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chúng ta có trách nhiệm làm cho công lao, chiến công của họ trở thành bất tử.
- Chăm lo cho con cháu cũng là chăm lo cho sự bất tử của chính chúng ta.Do vậy, sự nghiệp trồng người, giáo dục con cháu trở thành những người kế tục sự nghiệp của các thế hệ đi trước cũng là một việc làm thiết thực không chỉ vì lợi ích chung mà còn vì lợi ích riêng của mỗi cá nhân. Ở đây có sự thống nhất giữa mục đích, lợi ích chung với mục đích, lợi ích riêng.
- Mỗi cá nhân bằng lao động sáng tạo và sự hy sinh của mình đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và nhân loại sẽ để lại tiếng thơm trong lịch sử.
Tài liệu tham khảo
(1) Tòa Tổng Giám mục Thành phố H ồ Ch í Mi nh, Kinh thánh trọn bộ Cựu ước và Tân ước, Nxb Thành phố H ồ Ch í Mi nh, 1998, tr. 2306.
(2) Theo báo Gardien, thứ bảy, ngày 12 tháng 1 năm 2002
(3) Carl Sagan, The Demon-Haunted World (1996),
(4)Albert Einstein the Human Side, Helen Dukas and Banesh Hoffman, eds., Princeton University Press, 1981, p. 39.
(5) Out of My Later Years, Philosophical Library, New York, 1950.
(6)Albert Einstein, quoted in Madalyn Murray O'Hair, All the Questions You Ever Wanted to Ask American Atheists (1982) vol. ii., p. 29
Nguồn:
NOTE: Một câu hỏi hơi ngốc nghếch một chút là: Nếu tất cả chúng ta đều thành PHẬT thì nghiệp sẽ đi về đâu?
Sửa bởi quangdct: 16/02/2015 - 17:19
#40
Gửi vào 16/02/2015 - 17:23
PHẬT GIÁO VÀ TÂM LINH
Minh Chi
I. Vài khái niệm và định nghĩaTrong đề tài chung "Phật giáo và tâm linh", trước tiên, cần sơ bộ làm rõ một số khái niệm và định nghĩa. Tâm linh là gì? Sao không nói một từ quen thuộc hơn là linh hồn, mà các từ tương đương ở tiếng Anh là Soul và từ tiếng Pháp là ame?
Linh hồn thường được hiểu là nguyên lý thống nhất của sự sống trong mỗi người chúng ta. Chúng ta tự hỏi, nguyên lý gì đảm bảo sự sống và sự thống nhất trong cơ thể con người, được cấu tạo bằng 60.000 tỷ tế bào, trong số này 1/120 tức 500 tỷ tế bào bị huỷ diệt và tái sanh mỗi ngày? Nguyên lý đó phải chăng là linh hồn, hay tâm linh?
Lại thêm một câu hỏi nữa: nguyên lý của sự sống đó với 60.000 tỷ tế bào cấu tạo nên thân thể con người là một hay là hai?
Như mọi người đều biết, Descartes, triết gia Pháp phân biệt minh bạch linh hồn và thân xác vật chất như là hai thực thể hoàn toàn khác nhau. Thế nhưng từ Descartes trở đi, đặc biệt là với các ngành y học, sinh học và tâm lý học cận và hiện đại, hai thực thể linh hồn và thân xác tương quan chặt chẽ với nhau, đến mức chúng không phải là thống nhất mà là đồng nhất.
Không tách biệt linh hồn với thân xác vật chất là một tiến bộ lớn trong nhận thức của con người đối với bản thân mình.
Goethe, văn hào Đức nổi tiếng, đã nói một câu thời danh, khẳng định sự đồng nhất đó không những giữa thân xác vật chất và linh hồn, mà cả giữa nội tâm và ngoại cảnh:
"Tout ce qui est exterieur est aussi interieur"
Có thể dịch là "Tất cả những gì ở bên ngoài cũng là ở bên trong" (Xem cuốn "L’ame et la vie". C. G. Jung.trg 17).
C.G.Jung, là nhà phân tâm học người Thụy Sỹ, một đồ đệ đồng thời cũng là người kế tục Freud, khi dẫn chứng câu trên của Goethe, muốn chứng minh là linh hồn không thể nảy sinh từ những yếu tố vật chất bên ngoài được, mặc dù những yếu tố đó có thể tạo ra cái thân xác vật chất của con người.
a. Những nhận định của Jung về linh hồn
Cart Jung, đại biểu nổi tiếng của ngành tâm lý học được ông mệnh danh là ngành tâm lý học chiều sâu (psychologie des profondeurs) xác định, linh hồn là một hiện tượng tự nhiên, trong số các hiện tượng tự nhiên khác…Không có một bệnh nào của thân mà không có sự tác động của yếu tố tinh thần. Cũng như trong nhiều bệnh rối loạn tinh thần, cũng có sự tác động của những yếu tố của cái thân vật chất. Thân và tâm không cách biệt nhau. Cả hai đều cùng một sự sống duy nhất.
Jung phê phán một số các nhà khoa học phương Tây chỉ thừa nhận các hiện tượng vật chất là có thật, còn các hiện tượng tinh thần thì họ đánh giá là không thực hay là siêu thực. Jung ca ngợi thái độ của phương Đông không hẹp hòi như vậy, và khi các nhà minh triết phương Đông đối diện với những hiện tượng tâm lý như xuất hồn, gọi hồn, nói chuyện với người đã chết thông qua trung gian, của những người gọi là ông đông bà cốt, thì họ không có ngạc nhiên như người phương Tây, họ cho rằng, đó là những sự kiện tâm lý đặc biệt của một số người đặc biệt. Chỉ thế thôi, họ không vội gán cho những sự kiện những nhãn hiệu như là siêu nhiên, siêu thực v.v…
Jung cho rằng chúng ta chỉ biết được thế giới trong chừng mực mà cấu trúc sinh vật và tâm lý của chúng ta cho phép. Tức là có một phần lớn của thế giới và vũ trụ năm ngoài tầm nhận thức và nắm bắt của chúng ta.
Xử trí những sự kiện và hiện tượng đó như thế nào, tùy thuộc vào các tôn giáo và các quan điểm triết học khác nhau.
Từ tâm linh, nói chung, có thể được hiểu theo hai nghĩa.
Nghĩa thứ nhất: tâm linh chỉ cho cái gì cao cả nhất, sâu sắc nhất trong tâm người. Đó là hàm ý của từ tâm linh, hay linh thiêng. Phật giáo nói chung, ít dùng hay thậm chí không dùng từ tâm linh. Tôi sở dĩ dùng từ này, một phần vì đó là yêu cầu của lãnh đạo Cung Văn hóa, e ngại đề tài mà tôi đề nghị "Con người có hay không có linh hồn. Quan điểm Phật giáo như thế nào?". Có thể họ e ngại vì từ linh hồn gợi ra một loạt sự việc trong trong những năm gần đây đã rộ lên tại nhiều nơi ở đất nước ta, như gọi hồn, xuất hồn,nói chuyện với người đã chết v.v..Những sự việc đó tuy là có thật, hay là có một phần sự thật nhưng rất khó giải thích về mặt khoa học một cách thỏa đáng, cho nên thà đừng đụng chạm đến thì hơn.
Tôi chấp nhận ý kiến của Ban lãnh đạo Cung Văn hóa, vì hai lẽ: Thứ nhất là vì những sự việc trên chỉ quan hệ tới một số ít người trong xã hội, mà đạo Phật thì quan tâm đến số đông. Đức Phật từng nói là Ngài xuất hiện là vì hạnh phúc của số đông Chư thiên và loài người.
Thứ hai,là vì mục đích của đạo Phật là chỉ bày cho con người nói riêng và chúng sinh nói chung con đường giác ngộ và giải thoát, con đường đoạn trừ khổ đau, thành tựu được hạnh phúc và an lạc ở đời này và đời sau. Trong Kinh Di Giáo ghi lại lời Phật trước khi nhập Niết Bàn, có lời khuyên các đệ tử mình không nên xem tướng số, làm các chuyện dị lạ v.v…
Hơn nữa, đối với đạo Phật, sự sống là bất diệt,tuy rằng theo nghiệp tạo ra mà có nhiều cõi sống khác nhau. Thế giới con người đang sống được sách Phật gọi là Ngũ thú tạp cư địa, nghĩa là nơi ở xem lẫn của 5 cõi chúng sanh, tức là cõi người, cõi A tu la, cõi súc sanh, cõi quỷ đói và cõi địa ngục. Trong bốn cõi A tu la, địa ngục, quỷ đói và súc sanh, mắt người chỉ có thể nhìn thấy và tiếp xúc được với một phần cõi súc sanh mà thôi. Còn chúng sanh ba cõi kia, thì họ không thấy chúng ta mà chúng ta cũng không thấy họ.
Ngoài ra,còn có các loài Trời là một loại chúng sanh cao cấp hơn loài người rất nhiều. Vì những nhân duyên đặc biệt, họ có thể đến với cõi người, nhưng đó là trường hợp hạn hữu,vì điều kiện không gian và thời gian giữa cõi người và các cõi Trời khác nhau rất nhiều. Một ví dụ, cõi Trời Tứ Thiên Vương là cõi Trời thấp nhất trong các cõi Trời, thì một ngày đêm ở xứ họ đã bằng 100 năm ở cõi người chúng ta rồi.
Vì vậy, nếu chúng ta có yêu cầu họ đến thăm viếng chúng ta ở cõi người, thì chỉ là ảo tưởng mà thôi.
Thật ra, những chuyện gọi hồn, xuất hồn không có gì là mới mẻ. Ở phương Tây, có một thời đã rộ lên phong trào gọi là spiritualism, có thể gọi là thuật chiêu hồn hay gọi hồn, ngang qua một người trung gian gọi là medium. Theo quan điểm Phật giáo, sự sống là bất diệt, sống và chết chỉ là hai mặt, hai phương diện của một nguồn sống vô tận. Do đó, khi chúng ta nói "Người chết nói chuyện hay giao tiếp với người sống" là không đúng. Mà phải nói "Người sống ở một cõi sống khác giao tiếp và nói chuyện với chúng ta là người ở cõi sống này".
Do tầm hiểu biết của con người hạn hẹp, chúng ta chỉ biết được có cõi sống loài người và một phần của cõi sống các loài động vật mà thôi.
Có những cõi sống ở xen kẽ với cõi sống người, nhưng chúng ta không biết, hay là chỉ tiếp xúc được một ngẫu nhiên trong trường hợp đặc biệt.
b.Từ linh thiêng trong tâm linh có hàm ý gì đối với các tôn giáo thần quyền?
Phải chăng từ tâm linh có nguồn gốc ở các tôn giáo thần quyền, với truyền thuyết Thượng Đế tạo ra con người đầu tiên là Adam bằng đất sét, rồi thổi vào con người đất sét hơi thở của Ngài, và hơi thở đó chính là linh hồn, là cái thiêng liêng, cái bất tử ở trong con người.
Linh hồn ở trong con người sở dĩ linh thiêng và bất tử, chính là nó được Thượng Đế tạo ra với hơi thở của Ngài. Do đó, theo tôn giáo thần quyền, thân người thì có sanh có diệt, có sống có chết nhưng linh hồn thì sống mãi, bất tử vì làlinh thiêng và là ân huệ của Chúa ban.
Đấy là lý do vì sao một câu chuyện xưa về sáng thế đã hình dung Thượng Đế như là người thợ gốm thổi hơi thở sống vào con người bằng đất sét vừa được tạo ra (Sách Sáng thế Genesis 2,7. chuyển dẫn từ cuốn Từ điển các tôn giáo. Tập I trg 34).
Câu chuyện này giải thích vì sao con người đầu tiên, theo đạo Thiên Chúa có tên là Adam, có gốc ở từ adamah, nghĩa là đất. Con người được tạo ra bởi Thượng Đế và theo hình ảnh của Thượng Đế.
Từ tâm linh có thể có nguồn gốc ở đây chăng?
II: Con người hiện đại và nhu cầu của cuộc sống tâm linh
Con người hiện đại là một con người đầy mâu thuẫn. Do kinh tế phát triển, đặc biệt là ở các nước phương Tây, con người hiện đại trở thành giàu có,rất giàu có. Anh ta có TV, tủ lạnh, xe hơi, xe máy v.v.. nhà cửa đàng hoàng. Thế nhưng, trái ngược với đời sống vật chất đầy tiện nghi ở bên ngoài, đời sống nội tâm của anh ta rất là nghèo nàn. Một đời sống nội tâm ngày càng trống vắng, mà anh ta tìm mọi cách lấp đầy, nhưng không thể. Không khác gì, đã khát nước mà lại ăn mặn. Đấy là lý do của sự bùng nổ công nghiệp giải trí trong các nước, đặc biệt là những nước phát triển cao. Đây cũng là lý do dẫn tới những tệ nạn xã hội, tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Ma túy, mãi dâm kể cả mãi dâm trẻ em v.v…rất thịnh hành ở các nước giàu có, những nơi con người có tất cả, chỉ trừ không có hạnh phúc, và đời sống nội tâm trống vắng, nghèo nàn. Đó là mâu thuẫn thứ nhất, đang làm cuộc sống của con người hiện đại rối bời, không còn có ý nghĩa gì nữa. Hưởng thụ cũng là một thứ giải trí. Con người hiện đại là con người hưởng thụ.
"Tôi không cần biết tôi bản thân là ai nữa, vì luôn luôn tôi bận hưởng thụ" Erich Fromm đã viết như vậy về con người hiện đại, trong bài "Điều kiên con người hiện nay" (The present Human condition) (1).
Con người hiện đại chỉ là cái máy hưởng thụ. Con người hiện đại biến thành con người máy. Đúng là con người máy không có nổi loạn, nhưng "nó sẽ trở thành những con quỷ, nó sẽ tiêu diệt thế giới của nó và bản thân nó, vì không thể chịu đựng hơn nữa sự buồn chán của một cuộc sống vô nghĩa". Erich Fromm đã viết tiếp như vậy về tương lai của xã hội hiện đại và con người hiện đại. (Xem "The present Human condition", trg 77).
Và đây là mâu thuẫn thứ hai của con người hiện đại, một xã hội trong đó, máy móc làm việc thay người. Nhưng bản thân con người lại biến thành một cái máy, thường là bị chi phối bởi những dục vọng thấp hèn nhất của con người. Con người máy thật đáng sợ,vì nhàm chán cùng cực cuộc đời vô nghĩa, có những người chon lối sống như súc vật!
(1) I have no need to be aware of myself as myself because I am constantly absorbed with consuming. (Câu chữ Anh của Fromm đánh giá con người hiện đại. (Xem: Varieties of morden social theory –Mruitenbeek –The present human condition. Trg 96-97).
" Con người chọn lối sống như súc vật là để tránh nổi đau khổ làm người". Bác sĩ Samuel Johnson đã trả lời như vậy, khi được hỏi " Vì sao lại có những con người sống như súc vật?" (Xem Buddhism and Money–David Leloy. Trang 298–Buddhist Ethics and society).
Còn sau đây là mâu thuẩn thứ ba của con người hiện đại. Con người hiện đại biết nhiều thứ, và hiểu biết nhanh chóng với tốc độ điên tử. Biết nhiều và nhanh chóng đến mức không kịp lựa chọn và tiêu hóa những thông tin dồn dập tới với mình.
Biết nhiều như vậy, nhưng cái cần thiết thì lại không biết: Con người hiện đại không biết chung sống hòa bình với nhau, không biết tôn trọng những tín ngưỡng khác mình, những lý tưởng sống khác với mình, không chịu đựng nổi những phong tục tập quán khác với phong tục tập quán của mình. Tình hình này dẫn tới những xung đột tôn giáo và sắc tộc triền miên, dẫn tới một phong trào di tản quy mô chưa từng thấy trong lịch sử. Hiện nay, theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc đã có tới gần 9 triệu người di tản, và con số này không ngừng tăng lên hằng năm.
Con người hiện đại bị sâu xé bởi ba mâu thuẩn trên đây là con người hiện đại đích thực, trên ngay nước Mỹ, được xem là đất nước hiện đại điển hình. Phần lớn các tài liệu thu thập được về tâm lý con người Mỹ hiện đại là của các nhà xã hội học Mỹ có tiếng tăm, như Erich Fromm, David Leloy. Điều lạ là đối với bao nhiêu người trên thế giới, trong đó có người Việt Nam chúng ta, Mỹ lại là vùng đất hứa!
Theo nhiều tư liệu đáng tin cậy,người Mỹ đang cố gắng thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng "tâm linh" hiện tại bằng cách khuyến khích phát triển môn tâm lý học và trở về với những giá trị của tôn giáo và triết thuyết phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Một chứng minh là các thiền sư Tây Tạng rất được hoan nghênh ở Mỹ và các nước phương Tây khác. Nhiều trung tâm Thiền Tây Tạng mọc lên khắp nơi ở Mỹ, Pháp, Anh, Ý và Đức.
Còn ở nước Việt Nam chúng ta thì thế nào?
Nói chung, cho tới nay, chúng ta chưa biết tranh thủ lợi thế cơ bản của chúng ta là một nước Á Đông, có vị trí địa lý nằm giữa hai trung tâm văn hóa của thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc,lại cũng thừa hưởng được di sản văn hóa của trung tâm văn hóa thế giới thứ ba là Hy Lạp và Cận Đông, thông qua môi giới của Pháp và nước Liên Xô cũ.
Tất cả vấn đề là khai thác và phát huy cái di sản văn hóa đó của chúng ta, một di sản văn hóa thật là phong phú và đa dạng, hơn nữa, trong một quá trình hội nhập lâu dài vào đất nước ta, đã biến thành bộ phận cấu thành bất khả phân, thành xương và máu thịt của nền văn hóa bản địa Việt Nam. Bản thân tư tưởng H-C-M, cũng là một đúc kết tuyệt vời của di sản văn hóa đó.
Nhưng chúng ta không dừng lại ở tư tưởng H-C-M như là lãnh tụ H-C-M đã truyền lại cho chúng ta. Nhiệm vụ của con cháu và thế hệ học trò H-C-M là tiếp tục phát triển tư tưởng H-C-M lên một trình độ mới, một tầm vóc mới, cập nhật với thời đại mới, đáp ứng những nhu cầu mới, mà trước kia chủ tịch H-C-M chưa từng đối diện. Thí dụ, rất có thể, để đối trị khả năng thoái hóa của cán bộ và nhân dân, trước sự tràn nhập của văn minh vật chất phương Tây, chúng ta có thể khai thác nhiều hơn nữa những giá trị tâm linh của các tôn giáo và triết thuyết phương Đông, đặc biệt là Phật giáo và triết thuyết của nó.
Với bài nói chuyện "Phật giáo và tâm linh", tôi sẽ giải thích vì sao con người Việt Nam hiện đại, có thể dựa vào đạo Phật, những giá trị tâm linh của đạo Phật, để giữ vững bản chất nhân bản của mình, tránh không bị tha hóa, đồng thời cũng để giữ vững bản sắc truyền thống văn hóa của dân tộc mình.
Đấy là những gì tôi sẽ nói trong phần ba: "Phật giáo và con người lý tưởng " và phần bốn " Con đường thực tế để thành tựu con người lý tưởng của Phật giáo".
III. Phật giáo và con người lý tưởng
a.Tâm linh trong tôn giáo thần quyền chính là Phật tánh theo quan điểm Phật giáo.
Đạo Phật đề cao con người, tôn vinh con người ngang hàng với Phật, là bậc toàn thiện và toàn giác, bởi lẽ con người nào cũng có Phật tánh, tức là tiềm năng thành Phật.
Trong các kinh điển Đại Thừa, con người được định nghĩa như là vị Phật sẽ thành, còn Phật Thích Ca cũng như các vị Phật khác trong quá khứ đều là những vị Phật đã thành.
Tôi thấy không cần trích dẫn đâu xa các kinh sách Phật ở Ấn Độ hay Tây Tạng. Vua Trần Nhân Tông, sau khi xuất gia đã trở thành sơ Tổ của phái Thiền Trúc Lâm, đã viết những câu đầy khích lệ như sau, trong bài phú Nôm: "Cư trần lạc đạo":
"Bụt ở trong nhà,
Chẳng phải tìm xa,
Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt,
Chỉn mới hay chính Bụt là ta."
Tất nhiên, đây là một khẳng định có tính siêu nghiệm, bởi lẽ, trong xã hội hiện thực, thì những con người hiện thực còn đầy rẫy tham, sân, si và tạo bao nhiêu nghiệp ác.Nhưng dù sao, một tuyên bố như thế, phát ra từ một Thiền sư lỗi lạc, đã từng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến oanh liệt và thành công của quân dân nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên Mông, một tuyên bố như thế đã khích lệ hàng vạn, hàng triệu Phật tử Việt Nam, vượt lên trên những ham muốn thế tục tầm thường, phấn đấu không ngừng để thành tựu lý tưởng cao cả nhất, thành Phật.
Xã hội tốt đẹp lên nhờ có những con người có niềm tin như thế. Chân giá trị của Phật giáo nói riêng và các tôn giáo nói chung là nó hướng con người vươn tới cái toàn chân, toàn thiện và toàn mỹ, mà biểu tượng nhân cách hóa chính là Đức Phật cũng như các giáo chủ của các tôn giáo thế giới khác. Mà không riêng gì các tôn giáo, các tư tưởng gia lớn trên thế giới, tuy có thể không tin theo một tôn giáo nào nhưng lại tin tưởng ở vai trò siêu việt của con người trong vũ trụ.
Pascal, triết gia Pháp nổi tiếng ở thế kỷ XVIII nói: "Người chỉ là cây lau sậy, nhưng là cây lau sậy biết tư duy"
Khả năng tư duy của con người khiến cho con người sống và xử sự như là một chủ thể năng động, có tư duy, có sáng tạo chứ không không thể như một đối tượng chỉ bị sai khiến và chi phối.
Nhà duy vật Các Mác tuy phủ định không có Thượng Đế, nhưng lại khẳng định và đề cao những giá trị nhân bản bình đẳng và tự do của con người. Ông kêu gọi phát huy "cái nhân bản chủ yếu nhất" (The essentiellement humain dans l’homme), ở trong con người.
Ở Ấn Độ, tập Đại sử thi Mahabharata, biểu hiện tinh thần tiến bộ của Ấn Độ giáo, có lời khẳng định như sau:
"Này, ta bảo cho ngươi biết bí mật của Brahman,
Là không có gì cao quý hơn con người"
(I tell you this, the secret of Brahman, there is nothing higher than man)
(Chuyển từ cuốn "The concept of man" của Radhakrishman. Trg 9)
Đạo Jain ở Ấn Độ, tuy tuyên bố là có Thượng Đế, nhưng các tư tưởng gia của đạo lại khẳng định "Thượng Đế chỉ là sự biểu hiện cao nhất, thánh thiện nhất và đầy đủ nhất những tiềm năng vốn có trong con người" (Sách đã dẫn. Trg 9)Nếu những điều đạo Phật, đạo Jain, Ấn Độ giáo, các tư tưởng gia như Pascal và của Các Mác về bản chất cao quý của con người là đúng, thì một cách lôgíc và tất yếu, cơ chế tổ chức tối ưu của Nhà nước và xã hội phải là đảm bảo cho tất cả thành viên trong xã hội những điều kiện tốt nhất có thể để phát triển tối đa mọi khả năng của mình. Cơ chế tối ưu đó là một cơ chế dân chủ và tự do.
b. Tác dụng nhiều mặt của cái nhìn lý tưởng: Người vốn là Phật.
Tất nhiên, cái nhìn của Trần Nhân Tông đối với con người là một cái nhìn lý tưởng, một niềm tin hơn là một nhân thức thực tế. Nhưng tuy là một cái nhìn lý tưởng, là một niềm tin, nhưng niềm tin đó có tác dụng lớn lắm, một khi nó lôi cuốn được nhiều người chấp nhận nó làm lý tưởng của đời mình:
1/Một là, chúng ta có cái nhìn bình đẳng đối với mọi người, bởi lẽ mọi người, không kể là sang trọng hay nghèo hèn, có trí thức hay vô học đều xứng đáng được kính trọng, vì tất cả đều có Phật tánh, đều là những vị Phật Tương lai.
2/Hai là, chúng ta có cái nhìn khiêm tốn đối với tự thân chúng ta. Vì sao? Vì lý tưởng thành Phật thì xa vời vợi, mà con người thật của chúng ta thì quá thấp kém, do đó mà, dù đã hay đang làm được gì, chúng ta đều thấy chưa đủ, không có gì tự hào và tự mãn.
3/Ba là, bản thân chúng ta phải cố gắng không ngừng, phấn đấu không mệt mỏi, để dần dần rút ngắn khoảng cách giữa chúng ta là con người hiện thực và lý tưởng thành Phật.
4/Bốn là, do cốt lõi của toàn bộ công phu tu hành là biện tâm, tìm hiểu tâm, cải tạo tâm, cho nên cuộc sống nội tâm của người Phật tử ngày càng phong phú, cao quý, nó giúp cho con người vượt cao lên trên những ham muốn thế tục tầm thường của người đời, như ham tiền, ham danh lợi, ham quyền lực v.v…Một con người như thế, một cán bộ như thế thì đồng tiền không cám dỗ được, quyền uy không khuất phục được, anh ta sẽ toàn tâm toàn ý phục vụ dân tộc, đất nước và con người. Các tệ nạn xã hội đặc biệt là tham nhũng không thể bén gót anh ta được.
Trên đây là trường hợp của Phật giáo. Chúng ta cũng có thể nói như vậy với các tôn giáo lớn khác. Một ví dụ điển hình là dân tộc Do Thái. Vì dân tộc Do Thái tin rằng họ là dân tộc được Thượng Đế lựa chọn (The chosen people), nên họ rất ít phạm các tội hình sự, chứ đừng nói gì phạm những tội hình sự nặng như giết người, hiếp dâm, cướp của.
IV. Con đường thực tế thành tựu lý tưởng của Phật giáo
Như chúng ta đều biết, con người lý tưởng đó chính là Phật, bậc toàn giác và toàn năng. Khác với các tôn giáo thần quyền, đạo Phật không đòi hỏi tín đồ chỉ một chiều sùng bái Phật và cầu Phật gia hộ, mà yêu cầu tín đồ phải phấn đấu để trở thành Phật. Và như vua Trần Nhân Tông, vị Thiền sư lỗi lạc đời Trần, đã chỉ rõ, con người có thể thành Phật, vì con người vốn là Phật, nhưng chỉ tại mình quên mất gốc mình là Phật cho nên mới đi tìm Phật ở đâu đâu, trong chùa hay là trên núi. Chân lý này không những từ miệng Thiền sư Trần Nhân Tông nói ra, mà người bình thường cũng nói, và nói rất là hình ảnh:
"Phật ở trong nhà đi cầu Thích Ca ở ngoài đường!"
Chỉ cần giải thích thêm một chút, câu trên sẽ đủ nghĩa. Phật ở trong nhà nghĩa là Phật ở trong tâm mình, Phật chính là bản thân mình, nhưng bản thân mình lại không biết. Do đó, toàn bộ phương pháp tu hành của đạo Phật chỉ là một sự trở về, trở về với cái Ta thật của mình là Phật, trở về với cái tâm chân thật của mình là chân tâm, là cái tâm vốn giác ngộ và giải thoát.
- Tâm lặng mà biết thì đó là ông Phật thật.
Quốc sư Viên Chứng nói: "Sơn bản vô Phật. Duy tồn hồ tâm. Tâm tịch nhi tri, thị vi chân Phật". Nghĩa là: "Trong núi vốn không có Phật. Phật chỉ có ở trong tâm. Tâm lặng mà biết, thì đó là ông Phật thật"
Mấu chốt của toàn bộ sự nghiệp tu hành chỉ là làm cho tâm bình lặng. Nhưng vấn đề là làm thế nào để cho tâm bình lặng?
Nhưng chúng ta điều biết, tâm của người bình thường rất đông. Vì vậy mà có những ảnh dụ quen thuộc: Tâm viên, ý mã nghĩa là tâm như con vượn, ý như con ngựa.
Trong kinh Pháp Cú, ở các bài kệ 33, 34, 35, 36 đều có những câu nói lên tình trạng rất động của tâm như sau:
Kệ 33
"Tâm hoảng hốt, dao động,
Khó hộ trì, khó nhiếp,.."
Kệ 34"Như cá quănglên bờ,
Vất ra ngoài thủy giới,
Tâm này vùng vẫy mạnh,.."
Kệ 36"Tâm khó thấy, tế nhị,
Theo các dục quay cuồng…"
Trong các bài kệ trên, Đức Phật đã dùng những hình ảnh rất gây ấn tượng để nói cái tâm vùng vẫy mạnh, như con cá từ ở trong nước bị quăng lên bờ, nói cái tâm khó thấy, tế nhị chạy quay cuồng theo dục vọng.Tuy nhiên, cũng trong các bài kệ trên, Đức Phật cũng khẳng định khả năng của con người có thể cải tạo tâm, phòng hộ tâm, điều phục tâm:
"…Người trí làm tâm thẳng,
Như thợ tên làm làm tên." (Kệ 33)
Tuy rằng,"Tâm khó nắm giữ, kinh động,
Theo các dục quay cuồng,
Lành thay điều phục tâm;…"
Tâm điều, an lạc đến." (Kệ 35)
"…Người trí phòng hộ tâm,
Tâm hộ, an lạc đến." (Kệ 36)
Tinh thần và lời văn các bài kệ trên đây cho thấy, mặc dù tâm người dao động mạnh như thế, nhưng người có trí vẫn phòng hộ tâm được, điều phục tâm được, và nhờ sự phòng hộ và điều phục tâm thành công mà đem lại cho tâm sự an lạc, hạnh phúc.Vậy thì phòng hộ tâm và điều phục tâm như thế nào? Kinh sách Phật thường khuyên:
"Chánh niệm tỉnh giác"
Chánh niệm là suy nghĩ và nhớ đúng đắn, nhớ điều phải, điều lành. Tỉnh giác là tỉnh táo. Tỉnh giác và tỉnh táo có nghĩa là không được sống mơ hồ hay mơ màng, đầu óc phải luôn tỉnh táo. Còn các thiền sư Tây Tạng, trong bài thuyết pháp cho người phương Tây, thường dùng một lời khuyên rất có hình ảnh: Đưa tâm về nhà.
Đưa tâm trở về nhà
Một phương pháp để làm cho tâm bình lặng, theo các thiền sư Tây Tạng hiện đang giảng Phật pháp ở các nước phương Tây là: "Đưa tâm về nha.�" Câu "Đưa tâm về nhà" của các thiền sư Tây Tạng có hai nghĩa:
Một là, tâm người không chịu ở yên trong hiện tại mà hay nghĩ vơ vẫn vào các chuyện đã xảy ra trong quá khứ, hay các chuyện tương lai chưa xảy ra mà mình mơ ước. Đạo Phật cho rằng, nghĩ vơ vẩn như vậy là không thực tế, chỉ mất thời giờ và năng lượng một cách vô ích.
Hai là, tâm luôn luôn hiện hữu khi chúng ta làm bất cứ một điều gì. Khi nhìn, thì không phải chỉ nhìn bằng mắt, mà phải bằng cả cái tâm của mình nữa. Khi nói, không phải chỉ nói bằng mồm, bằng miệng mà còn nói bằng tâm của mình nưa. Thậm chí khi suy nghĩ, cũng phải có ý thức rõ mình đang suy nghĩ gì.
Qua kinh nghiệm mọi người đều biết là, nếu nhìn bằng mắt mà tâm để đâu đâu thì không thể nhìn rõ. Phải thấy bằng mắt và bằng cả cái tâm của mình nữa, thì mới thấy rõ. Có thể đoán, một phần lớn các tai nạn giao thông xảy ra, là do không phải người lái xe mắt kém, mà chỉ là do một phút đãng trí, tâm để đâu đâu.
Ông Khổng tử tuy không phải là một Phật tử, nhưng cũng đã nói: "Tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị"
Nghĩa là: "Nếu tâm không có ở đó, thì nhìn mà không thấy, nghe mà không biết, ăn mà không biết mùi vị".
Cái tâm thức đó, sách Phật gọi là ý thức hay thức thứ sáu. Nếu tâm thức này mà không sanh khởi và hoạt động cùng với năm cảm quan đầu, thì nhận thức của năm cảm quan, như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân sẽ không được minh bạch rõ ràng. Kinh nghiệm này ai cũng biết nhưng đáng tiếc là không chú ý áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, trong mọi công việc. Người lái xe bị phạt nếu say rượu trong khi lái xe, nhưng có ai phạt ông giám đốc bàn công việc làm ăn trên bàn tiệc, vừa uống rượu vừa quyết định những công việc nhiều khi đáng giá hàng trăm triệu.
c)Tâm luôn luôn nghĩ thiện, nhờ đó mà lời nói và hành vi đều thiện lành.
Có gì làm cho tâm chúng ta bức xúc, hối hận nhất bằng những ý nghĩ, lời nói và việc làm bất thiện, hại người, hại vật? cũng không gì làm cho tâm chúng ta bất an bằng những ham muốn không thỏa mãn?
Vì vậy, mà một phương pháp cơ bản để giữ cho tâm bình lặng là không làm điều ác, không hại người đồng thời cũng không ham muốn nhiều và biết đủ.
Do vậy, đạo Phật cho răng, sống đạo đức, giữ đúng giới luật là điều kiện để thành tựu định tâm, đảm bảo cho tâm được bình lặng. Hơn nữa, theo đúng luật nhân quả nghiệp báo, kẻ làm điều ác mà không biết hối cải thì nhất định sẽ rước lấy quả báo ác và đau khổ. Nhưng cái gì thúc đẩy chúng ta nói điều ác và làm điều ác? Đó chính là tâm chúng ta. Trái lại, khi chúng ta nói lời thiện và làm điều thiện, thì cũng đều do tâm chúng ta nghĩ thiện.
Kinh Pháp Cú, hai bài kệ số 42 và 43, đều rất có ý nghĩa trong việc nêu bật vai trò của tâm trong hành vi thiện ác:
Kệ 42:
"Kẻ thù hại kẻ thù,
Oan gia hại oan gia,
Không bằng tâm hướng tà,
Gây ác cho tự thân".
Kệ 43:"Điều mẹ cha, bà con
Không có thể làm được,
Tâm hướng thiện làm được,
Làm được còn tốt hơn".
Nói tóm lại, tâm của ta có thể là kẻ thù của chúng ta, nếu chúng ta không biết tu tập tâm, mặc cho tâm nghĩ ác, nghĩ bậy. Cũng một cái tâm ấy, nếu được tu tập, luôn luôn nghĩ thiện nghĩ lành thì chính tâm ấy là bạn của ta.d)Tâm thiện chưa đủ, phải đạt tới cái tâm vô trú, tâm vô niệm.
Có tâm thuần thiện, không bao giờ nghĩ tà, nghĩ bậy là chuyện rất tốt rồi, nhưng vẫn chưa đủ. Vì nghĩ thiện, làm điều thiện chỉ giúp cho chúng ta tránh không tái sanh vào cõi ác, như cõi địa ngục, cõi quỷ đói, cõi súc sanh, được tái sanh vào các cõi lành, như cõi người và cõi loài Trời. Nghĩa là, con người thiện vẫn luân hồi, nhưng chỉ luân hồi trong các cõi lành.
Thế nhưng mục đích cứu kính của đạo Phật là siêu việt lên trên thiện và ác, đạt tới lý tưởng giác ngộ và giải thoát, đạt tới cảnh giới toàn giác như Đức Phật vậy.
Phương pháp định tâm, cũng gọi là phương pháp Thiền, nếu thực hành kiên trì, đúng pháp thì sẽ giúp chúng ta đạt tới chỗ tâm hoàn toàn không còn vướng mắc, chưa được giải thoát.
Kinh Kim Cang, một Kinh Đại Thừa nổi tiếng có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm…"
Nghĩa là tâm vị Bồ Tát tuy đối diện với sắc, với thanh, hương, vị, xúc tức là với mọi cảnh trần bên ngoài, nhưng không chấp thủ, không vướng mắc, thật sự xả, và giải thoát. Cái tâm vô trú và không chấp thủ đó, có sách gọi là cái tâm vô niệm, các tâm dứt bỏ các niệm, các ý nghĩ, cái tâm hoàn toàn bình lặng và thanh tịnh, lâu dài và ổn định, thì có thể nói đó là một bước tiến bộ rất lớn trên con đường tu tập để thành tựu con người lý tưởng, tức là thành Phật.
e)Điều hòa hơi thở, theo giỏi hơi thở, là phương pháp điều phục tâm rất hữu hiệu.
Phương pháp giản dị này được Phật Thích Ca dạy cho các đệ tử trong những bày kinh nổi tiếng, hiện nay đang lưu hành ở các nước châu Á, cũng như ở các nước Âu-Mỹ, như các bày Kinh "Đại niệm xứ" (Trường bộ) và "Niệm hơi thở vô, hơi thở ra" (Trung bộ).
Hơi thở tuy là một hiện tượng sinh lý, nhưng lại rất quan hệ đến tâm thức, và ngược lại cũng vậy. Khi ngồi thiền, chúng ta chỉ cần điều hòa hơi thở, theo giỏi hơi thở ra vào một vài phút, tâm chúng ta sẽ trở nên bình lặng. Ngay những người mới học hành thiền cũng đều cảm nhận điều này. Vấn đề là kiên trì. Nếu kiên trì, thì tiến bộ đạt được sẽ rất dễ thấy, rất đáng khích lệ.
Trên đây là một số phương pháp, được ghi trong sách và bản thân tôi cũng hằng ngày thực nghiệm, và thấy có kết quả.
Thanked by 1 Member:
|
|
#43
Gửi vào 16/02/2015 - 21:03
quangdct, on 15/02/2015 - 23:39, said:
Xin hỏi bác nếu thừa nhận có nghiệp, tức là thừa nhận có linh hồn, vậy bác có thể nói rõ hơn "Thế nào là ba hồn hay không? Và vì sao đến đời thứ tư trở đi người ta chẳng nên cúng bái nữa?" Chúng ta đi vào vấn đề tạo nghiệp và chuyển nghiệp vậy. Cảm ơn bác nhiều
Andrew, on 16/02/2015 - 05:42, said:
Nếu con ngưòi không tò mò muốn biết tương lai thì nghề bói toán có tồn tại không.
thừa nhận có nghiệp, tức là thừa nhận có linh hồn, vậy bác có thể nói rõ hơn "Thế nào là ba hồn hay không? Và vì sao đến đời thứ tư trở đi người ta chẳng nên cúng bái nữa?" Chúng ta đi vào vấn đề tạo nghiệp và chuyển nghiệp vậy.
Ask Mr. google
pvcpvcp, on 16/02/2015 - 13:36, said:
Nói Đạo Phật thừa nhận có linh hồn là không đúng tinh thần của đạo Phật !
Thanked by 1 Member:
|
|
Thanked by 2 Members:
|
|
#45
Gửi vào 16/02/2015 - 21:44
bluebird2304, on 16/02/2015 - 16:59, said:
Nói Hinduism có sau Phật giáo là đúng ,nhưng nói nó bắt nguồn từ Phật Giáo thì sai. Cả 2 đều bắt nguồn từ đạo Bà La Môn (Vedic Religion, Brahmanism), sau này Bà La Môn và Phật giáo tồn tại xong xong, Hinduism có chút ảnh hưởng từ Phật giáo và tồn tại xong xong cho đến khi được nhiều người theo hơn. Từ Hinduism mới bắt đầu phân chia đẳng cấp trong xã hội.
Lịch sử Hinduism
Sự khác nhau giữa Bà La Môn và Hinduism:
Sau đó Ấn Giáo bị chà đạp bởi đạo hồi, cho đến khi thuộc địa Anh thì Hinduism mới quay lại phục hưng, được gom thêm vài thuyết của các nhánh khác của Vệ Đà thành Ấn Giáo hiện đại. Rồi vì tinh thần dân tộc mà hay gọi Bà La Môn = Hinduism và xem đạo Phật như 1 nhánh nhỏ của nó (trong khi Phật tử đâu chịu). Người Ấn ở nước ngoài nói mình Hinduism người Tây ko mặn mà lắm, nên hay xưng Buddism cho sang (do nhiều người châu Âu cũng thích theo Buddism, nhất là một số diễn viên Hollywood)
Hỏi BB:
Ngay trong tài liệu do BB cung cấp, có câu:
Hinduism has been called the " " in the world
Dịch: Ấn Độ Giáo được gọi là tôn giáo xưa nhất .
Như vậy Bà La Môn, Ấn Độ Giáo, và Phật Giáo cái nào có trước ?
Hay là Ấn Đạo Giáo chính là Ba` La Môn ?
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() tiên tri sắp ứng nghiệp, đại dịch mới là mpox? |
Y Học Thường Thức | Elohim |
|
![]() |
|
![]() Luận bàn về Nghiệp- Vong theo tứ trụ. |
Tử Bình | ledzuong12 |
|
![]() |
|
![]() cách xem duyên nợ nghiệp duyên (lá số địa bàn) |
Tử Vi | Elohim |
|
![]()
|
|
![]() Manh phái mệnh lý cơ sở - Đoàn Kiến Nghiệp |
Tử Bình | ThienKhanh |
|
![]() |
|
![]() Tử Vân: Đẩu Số luận Sự Nghiệp - Cơ Nguyệt Đồng Lương phi lại nhân![]() |
Tử Vi | Quách Ngọc Bội |
|
![]() |
|
![]() Manh phái phụ đạo đáp nghi hối biên - Đoàn Kiến Nghiệp |
Tử Bình | BoiGiaiSau |
|
![]() |
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












