1 – Chi tháng là Thực Thần hoặc Thương Quan của Nhật Chủ, toàn cục Thực Thương vượng.
2 – Mệnh cục nhất định phải có Tài (Thực Thương sinh Tài, tức có Nhi (có nghĩa là có con) thì phải có cháu) mới thành cách.
3 – Trong mệnh cục có tam hợp cục hay tam hội cục hóa Thực thần, Thương quan.
4 – Trong mệnh cục không có Quan, Sát hoặc Chính, Thiên Ấn khắc Nhật chủ hoặc khắc Thực Thương.
Dụng thần là thực thương, hỷ thần là Tỷ Kiếp và Tài tinh, kỵ thần là Kiêu Ấn và Quan Sát.
Ví dụ 1 : Ất Tị - Bính Tuất - Ất Mùi – Bính Tuất (thuộc cách Tòng nhi)
Ất mộc sinh tháng Tuất, chọn nhân nguyên trong Tuất có Đinh hỏa làm Thực Thần. Hai thiên can Ất mộc sinh cho Bính hỏa, Bính hỏa lại sinh cho Tị hỏa, Tuất thổ nên trở thành cách Tòng nhi.
Ví dụ 2 : Mậu Tý – Tân Dậu - Kỷ Dậu – Nhâm Thân (thuộc cách Tòng nhi)
Kỷ thổ sinh tháng Dậu, Dậu thuộc Kim là Thực thần. Trong Tứ Trụ, Kỷ Mậu thuộc Thổ sinh Kim (tức sinh cho Tân, Dậu, Thân), Kim lại sinh Thủy cho Nhân thủy. Cứ thế tương sinh nên thành cách Tòng nhi.
Sau đây là các ví dụ trong “Chương 22 - Thương Quan” của cuốn “Trích Thiên Tủy” - tác giả Nhâm Thiết Tiều.
“3 - Thương quan dụng kiếp cách
168 - Quý hợi - tân dậu - mậu thân - kỷ mùi (không thuộc cách Tòng nhi)
Canh thân/ kỷ mùi/ mậu ngọ/ đinh tị/ bính thìn/ ất mão
Trụ này thổ kim thương quan, tài tinh quá trọng, đến nỗi không như ý. May mắn giờ mùi, kiếp tài thông căn làm dụng thần; Đổi lại vận trình lại cát lợi, làm phò tá huyện lệnh. Đến vận đinh tị, bính thìn, ấn vượng, làm đến quan châu mục, do làm quan mà của cải tích tụ đầy đủ giàu có; ất mão vận xung khắc dậu, không yên ổn, bãi chức quy điền.
169 - Kỷ mùi - quý dậu - mậu tuất - canh thân (không thuộc cách Tòng nhi)
Nhâm thân/ tân mùi/ canh ngọ/ kỷ tị/ mậu thìn/ đinh mão
Trụ này thổ kim thương quan, chi thuộc phương tây, kim khí quá trọng, lấy kiếp làm dụng thần. Mừng kỷ thổ khắc quý thủy, cho nên kế thừa dòng dõi nho học; đổi lại vận trình phương nam hỏa địa, làm quan từ huyện lệnh đến châu mục, được tiến cử nhà vua. Cả đời gặp hung hóa cát, công danh không gặp sóng gió vậy.
170 - Quý hợi - giáp dần - quý hợi - giáp dần (không thuộc cách Tòng nhi)
Quý sửu/ nhâm tý/ tân hợi/ canh tuất/ kỷ dậu/ mậu thân
Trụ này thủy mộc thương quan, mừng không có tài, cho nên kế thừa dòng dõi nho học; hiềm địa chi dần hợi hóa mộc, thương quan quá trọng, khó toại nguyện công danh. Tân vận dạy học, hợi vận bổ nhiệm coi kho lương, canh tuất tăng cống nạp làm quan. Vận kỷ dậu mậu thân hai mươi năm thổ kim, sanh hóa không khắc hại, do làm quan mà của cải tích tụ đầy đủ giàu có.
171 - Mậu thân - kỷ mùi - bính tuất - kỷ sửu (không thuộc cách Tòng nhi)
Canh thân/ tân dậu/ nhâm tuất/ quý hợi/ giáp tý/ ất sửu
Trụ này tứ trụ đều có thương quan, nếu sanh tháng sửu tuất, là tòng thương quan cách, danh lợi đều toại nguyện. Sanh vào tháng mùi, hỏa khí còn thừa, tất lấy mùi tàng đinh hỏa làm dụng. Tiếc là vận hành tây bắc kim thủy, đến nỗi tổ nghiệp rách nát; đến quý hợi vận, nghèo khổ không thể nhờ cậy, cắt tóc đi tu.
172 - Mậu thìn - canh thân - kỷ dậu - quý dậu (không thuộc cách Tòng nhi)
Tân dậu/ nhâm tuất/ quý hợi/ giáp tý/ ất sửu/ bính dần
Trụ này cũng thương quan dụng kiếp, hiềm thìn thuộc thấp thổ, sanh kim chứa thủy, không đủ sanh nhật chủ; lại hiềm vận trình tây bắc kim thủy, cho nên nhất bại như vôi, không thành gia thất”.
Ví dụ số 205 trong ”Chương 28 - Thuận Nghịch”:
“205 - Quý dậu - giáp tý - canh thìn - giáp thân (thuộc cách Tòng nhi)
Quý hợi/ nhâm tuất/ tân dậu/ canh thân/ kỷ mùi/ mậu ngọ
Nhật nguyên canh thìn, chi phùng lộc vượng, thủy vốn đương quyền, lại hội thủy cục, thiên can giáp mộc vô căn, gọi là kim thủy hai khí đồng tâm, phải thuận theo thế kim thủy. Cho nên quý hợi nhâm vận, được cha mẹ nuôi dưỡng sung túc. Tuất vận chế thủy, vẫn còn mừng thân dậu tuất hội kim cục, tuy gặp hình tang mà không có họa lớn. Tân vận nhập học, dậu vận đi thi, canh vận đăng khoa, thân vận đại phát tiền của. Giao kỷ mùi, vận chuyển nam phương, hình thê khắc tử, gia nghiệp dần tiêu tan. Mậu ngọ xung thủy tính, gia nghiệp phá tán mất mạng”.
Nếu bỏ tính chất số 3 trong lý thuyết trên là : “3 – Trong mệnh cục có tam hợp cục hay tam hội cục hóa Thực thần, Thương quan” thì chúng ta thấy tất cả 8 ví dụ trên đều thỏa mãn lý thuyết của cụ Thiệu đưa ra nhưng chỉ có 2 ví dụ của cụ Thiệu và ví dụ số 205 của Nhâm Thiết Tiều là thuộc cách Tòng nhi.
Ví dụ duy nhất có đủ cả 4 tính chất của lý thuyết trên là ví dụ 169 (có thêm tính chất số 3 – tức có thêm tam hội Thân Dậu Tuất hóa Kim) nhưng nó lại không thuộc cách Tòng nhi.
Do vậy ta có thể yên tâm bỏ đi tính chất số 3 của cụ Thiệu (vì nó không có giá trị gì trong các ví dụ trên).
Đến đây chắc rằng mọi người đều phải thừa nhận rằng lý thuyết của cụ Thiệu đưa ra ở trên có độ chính xác không cao, vì nó có tỷ lệ đúng quá thấp.
Vậy thì bài toán mà chúng ta phải đưa ra ngay bây giờ là phải phát biểu lại lý thuyết trên của cụ Thiệu sao cho nó đúng ít nhất với 8 ví dụ này.
Những ai tìm ra được lời giải cho bài toán này chắc chắn phải có trình độ suy luận logic cao, thường có ở những người có khả năng nghiên cứu Tử Bình thực sự và dĩ nhiên họ được trao danh hiệu đoạt giải “Nobel Tử Bình” là chính đáng (chỉ có ý nghĩa danh dự trong sự tôn trọng nhau).
Hy vọng mọi người cùng tham gia giải cũng như đưa ra những bài toán mới trong Tử Bình có tính chất quan trọng như vậy. Điều này giúp chúng ta chủ động trong học và nghiên cứu Tử Bình.
Sửa bởi VULONG1: 18/01/2015 - 06:48