Hỏi về âm dương trong cơ thể con người
#1
Gửi vào 15/01/2015 - 16:41
Tôi có 1 thắc mắc nhỏ mong các vị tiền bối chỉ bảo cho: Cơ thể con người được phân chia âm dương đối xứng, nhưng tôi đang bị nhầm lẫn giữa bên phải và bên trái thì bên nào là âm, bên nào là dương? Có sách nói bên phải con người (cánh tay phải chẳng hạn) thuộc âm, bên trái con người thuộc dương, sách khác thì nói ngược lại. Cũng có sách thì bảo còn đang nghiên cứu, chưa phân biệt được. Vậy trong diễn đàn tiền bối nào uyên thâm về âm dương thì cho tôi xin lời giải thích.
Xin cảm ơn nhiều!
#2
Gửi vào 16/01/2015 - 06:21
Thanked by 3 Members:
|
|
#4
Gửi vào 16/01/2015 - 08:37
Thanked by 1 Member:
|
|
#5
Gửi vào 16/01/2015 - 11:07
binhfuture, on 15/01/2015 - 16:41, said:
Tôi có 1 thắc mắc nhỏ mong các vị tiền bối chỉ bảo cho: Cơ thể con người được phân chia âm dương đối xứng, nhưng tôi đang bị nhầm lẫn giữa bên phải và bên trái thì bên nào là âm, bên nào là dương? Có sách nói bên phải con người (cánh tay phải chẳng hạn) thuộc âm, bên trái con người thuộc dương, sách khác thì nói ngược lại. Cũng có sách thì bảo còn đang nghiên cứu, chưa phân biệt được. Vậy trong diễn đàn tiền bối nào uyên thâm về âm dương thì cho tôi xin lời giải thích.
Xin cảm ơn nhiều!
Nếu xét hình hài bên ngoài thì bên trái thuộc Dương, bên Phải thuộc Âm, nhưng cơ quan bên trong có chỗ khác, như mắt trái thuộc Dương nhưng quả thận trái lại là Âm Thủy ! Não phải chỉ thị dây thần kinh bên trái và ngược lại.
Cho nên không thể đồng hóa mọi thứ bên trái là Dương(và ngược lại). Vì vây mà cơ thể con người đc xem là một tiểu vũ trụ và trong D có Â, trong  có D !
Thanked by 2 Members:
|
|
#6
Gửi vào 17/01/2015 - 04:18
Não phải điều khiển phần thân bên trái,
Theo các sách của George Oshawa thì đầu là Âm , thân ( trên và dưới ) là Dương,
Thanked by 1 Member:
|
|
#7
Gửi vào 17/01/2015 - 05:56
binhfuture, on 15/01/2015 - 16:41, said:
Tôi có 1 thắc mắc nhỏ mong các vị tiền bối chỉ bảo cho: Cơ thể con người được phân chia âm dương đối xứng, nhưng tôi đang bị nhầm lẫn giữa bên phải và bên trái thì bên nào là âm, bên nào là dương? Có sách nói bên phải con người (cánh tay phải chẳng hạn) thuộc âm, bên trái con người thuộc dương, sách khác thì nói ngược lại. Cũng có sách thì bảo còn đang nghiên cứu, chưa phân biệt được. Vậy trong diễn đàn tiền bối nào uyên thâm về âm dương thì cho tôi xin lời giải thích.
Xin cảm ơn nhiều!
Trước hết bạn cần phải xác lập rằng âm dương, khi muốn phân biệt là có tính tương đối. Một quan niệm trong thuộc tính tương đối là sự quy ước. Như nói tay trái với tay phải, thì với bản thân thì tay trái sẽ thuộc về bên trái, nhưng với người đối diện thì tay trái của ta thuộc về bên phải của họ. Hay như ta vẫn quen quy ước giống đực thuộc dương, giống cái thuộc âm. Hoặc tay với chân, thì tay ở trên nên thuộc dương, chân ở dưới mà thuộc âm. song tay với chân, với cường lực thì tay thuộc âm, chân lại dương bởi chân mạnh mẽ hơn tay. Ngay trong tử vi, mắt trái tượng thái dương, mắt phải thái âm nên nói mắt trái dương, mắt phải âm là ý theo tượng, chứ còn thuộc về phía trái hay phía phải của chính bản thân, mắt trái thuộc về bên trái của bản thân ta, nên nói thuộc về phía trái là âm, bên phải là dương. Cũng như thuận thì dương, nghịch là âm, nên quay theo chiều thuận, hay thuận theo lẽ phải thì cho là dương, mà ngược lại thì cho là âm. Cũng như quân tử với tiểu nhân, thì ta cứ cho quân tử thì dương, mà tiểu nhân thì âm. Đi theo nó thì cương trực khảng khái, tín nghĩa, lễ độ, ... thuộc tính của người quân tử cũng sẽ quy là dương. Bên kia ngược lại của kẻ tiểu nhân, như hiểm độc, nhỏ nhen, bần tiện, đểu giả sẽ xem đó thuộc âm.
Riêng nói, tay trái với tay phải, mà nếu không quy nó về một "quy chiếu" nhất định, thì trong trường hợp chung nhất, người ta vốn đã quy ước tay trái là ở bên trái của bản thân ta thì ta nói tay trái quy về bên âm, mà tay phải theo đó sẽ là dương. Hay là ta thuận tay phải thì tay phải là dương mà tay trái sẽ là âm. Nhưng nếu có người thuận tay trái thì bản thân người đó có thể co tay trái của người đó là dương mà tay phải là âm. Chỉ có điều đối với quy ước anh ta mà thôi. Cho nên, thông lệ chung, thì hầu hết ta nói tay phải dương, tay trái sẽ âm. Còn nếu muốn nói ngược lại thì phải có ghi rõ sự quy ước theo một điều kiện, một góc độ nào khác riêng biệt. Khi ấy sự phân biệt như thế mới có ý nghĩa.
Thanked by 9 Members:
|
|
#8
Gửi vào 17/01/2015 - 09:31
toihocdich, on 16/01/2015 - 11:07, said:
Cho nên không thể đồng hóa mọi thứ bên trái là Dương(và ngược lại). Vì vây mà cơ thể con người đc xem là một tiểu vũ trụ và trong D có Â, trong  có D !
Trong con người quẻ khảm tượng trưng cho quả thận - quẻ khảm một hào dương bị kẹp giữa hai hào âm - hào dương này được ví là chân hỏa tương đương với huyệt Mệnh môn - huyệt này tại sao lại được gọi như vậy - Mệnh môn là cửa ngõ của sinh mệnh - nơi chân dương hay chân hỏa tồn tại ở đó - có chân dương thì có chân âm và hai thứ này là vô hình . Một lý đơn giản hai quả thân chỉ là cái xác nhà - cái mà giúp nó vận hành là Hỏa trong thủy - tức chân dương chân âm .
Hỏa trong mệnh môn tiên thiên ở trong thận thủy đó là hỏa vô hình thủy sinh ra ví như đất bị chưng bốc mà nhuận , nồi nấu nên mà bốc mồ hôi . Thủy sinh ở trong hỏa là như vậy , nếu hỏa hữu hình thì thủy khắc ngay . Hỏa sinh ở trong thủy cũng chứa mãi ở trong thủy. Hỏa chứa trong thủy thành tượng quẻ khảm , một hào dương hãm giữa hai hào âm vì mệnh môn là chân dương mà thận ở hai bên . Hỏa sinh thủy thành tượng quẻ càn thuần dương đứng trước quẻ ly quay sang trái mà thành quẻ khảm quay sang phải mà thành quẻ đoài thủy được nạp vào . Vì thủy là thận mà thủy có chia ra âm dương nương nhờ vào đó
Ấy là nói tiên thiên trong hậu thiên , dương ( âm hỏa ) sinh ở đó . Âm mệnh môn hỏa ở đó vận hành tam tiêu , thủy đi nên hỏa đi xuống - thủy hỏa ký tế .
Đó chính là âm thăng dương giáng - các kinh mạch trong con người Tam âm ở chân đi nên tam dương ở đâu đi xuống , tam âm ở ngực đi ra , tam dương ở tay đi vào .
Âm Dương trong đông y có tương sinh , tương khắc , tương thừa , tương vũ , phản vũ.
Thanked by 4 Members:
|
|
#9
Gửi vào 17/01/2015 - 14:55
VuiVui, on 17/01/2015 - 05:56, said:
Trước hết bạn cần phải xác lập rằng âm dương, khi muốn phân biệt là có tính tương đối. Một quan niệm trong thuộc tính tương đối là sự quy ước. Như nói tay trái với tay phải, thì với bản thân thì tay trái sẽ thuộc về bên trái, nhưng với người đối diện thì tay trái của ta thuộc về bên phải của họ. Hay như ta vẫn quen quy ước giống đực thuộc dương, giống cái thuộc âm. Hoặc tay với chân, thì tay ở trên nên thuộc dương, chân ở dưới mà thuộc âm. song tay với chân, với cường lực thì tay thuộc âm, chân lại dương bởi chân mạnh mẽ hơn tay. Ngay trong tử vi, mắt trái tượng thái dương, mắt phải thái âm nên nói mắt trái dương, mắt phải âm là ý theo tượng, chứ còn thuộc về phía trái hay phía phải của chính bản thân, mắt trái thuộc về bên trái của bản thân ta, nên nói thuộc về phía trái là âm, bên phải là dương. Cũng như thuận thì dương, nghịch là âm, nên quay theo chiều thuận, hay thuận theo lẽ phải thì cho là dương, mà ngược lại thì cho là âm. Cũng như quân tử với tiểu nhân, thì ta cứ cho quân tử thì dương, mà tiểu nhân thì âm. Đi theo nó thì cương trực khảng khái, tín nghĩa, lễ độ, ... thuộc tính của người quân tử cũng sẽ quy là dương. Bên kia ngược lại của kẻ tiểu nhân, như hiểm độc, nhỏ nhen, bần tiện, đểu giả sẽ xem đó thuộc âm.
Riêng nói, tay trái với tay phải, mà nếu không quy nó về một "quy chiếu" nhất định, thì trong trường hợp chung nhất, người ta vốn đã quy ước tay trái là ở bên trái của bản thân ta thì ta nói tay trái quy về bên âm, mà tay phải theo đó sẽ là dương. Hay là ta thuận tay phải thì tay phải là dương mà tay trái sẽ là âm. Nhưng nếu có người thuận tay trái thì bản thân người đó có thể co tay trái của người đó là dương mà tay phải là âm. Chỉ có điều đối với quy ước anh ta mà thôi. Cho nên, thông lệ chung, thì hầu hết ta nói tay phải dương, tay trái sẽ âm. Còn nếu muốn nói ngược lại thì phải có ghi rõ sự quy ước theo một điều kiện, một góc độ nào khác riêng biệt. Khi ấy sự phân biệt như thế mới có ý nghĩa.
Cám ơn tiền bối đã nói điều mà tôi đang băn khoăn: Trong dương có âm và ngược lại, và quan niệm nó với hệ quy chiếu nhất định.
Như vậy âm dương chỉ có tính tương đối, theo người này thì bên phải âm, bên trái dương nhưng với hệ qui chiếu nào đó thì âm dương sẽ ngược lại. Không biết ý của bác Vui vui có phải vậy không ạ?
P/s: Nhưng tôi chưa hiểu làm thế nào mà tìm được hệ qui chiếu chung để cùng thống nhất, bởi vì nếu không thống nhất sẽ gây hậu quả lớn về sau nhất là trong chữa bệnh đông y?
#10
Gửi vào 17/01/2015 - 18:43
Là pháp đồng thời thì, có âm tất có dương và có dương tất có âm.
Là pháp nhân quả thì, âm sinh dương hoặc dương sinh âm.
Mỗi một vật tự nó đã thống nhất.
Thanked by 2 Members:
|
|
#11
Gửi vào 18/01/2015 - 17:43
binhfuture, on 17/01/2015 - 14:55, said:
Cám ơn tiền bối đã nói điều mà tôi đang băn khoăn: Trong dương có âm và ngược lại, và quan niệm nó với hệ quy chiếu nhất định.
Như vậy âm dương chỉ có tính tương đối, theo người này thì bên phải âm, bên trái dương nhưng với hệ qui chiếu nào đó thì âm dương sẽ ngược lại. Không biết ý của bác Vui vui có phải vậy không ạ?
P/s: Nhưng tôi chưa hiểu làm thế nào mà tìm được hệ qui chiếu chung để cùng thống nhất, bởi vì nếu không thống nhất sẽ gây hậu quả lớn về sau nhất là trong chữa bệnh đông y?
Tôi lấy ví dụ cho dễ hiểu, để thấy được, tuy có thống nhất, nhưng vẫn mang tính tương đối.
Chẳng hạn như trong đông y.
Để phân biệt âm dương, người ta dựa trên các quan hệ cơ bản. Chẳng hạn :
1- Quan hệ biểu lý - trong ngoài. Như biểu thì thuộc dương, lý thuộc âm. Biểu chỉ lục phủ, da lông, chân tay, ... Lý chỉ ngũ tạng, máu huyết, cốt tuỷ, não bộ, ... Theo đó mà phân biệt, như tim phổi, ... thuộc tạng nên là âm. da, lông, cơ bắp, gân ... thuộc phủ thuộc dương.
2- Quan hệ trên dưới. Như đầu vai thì đầu trên là dương, vai ở dưới đầu là âm. Ngực với bụng, thì ngực dương, bụng âm.
3- Quan hệ nóng lạnh. Như thuộc hàn thì âm, thuộc nhiệt thì dương.
4- Quan hệ thực hư phân dương âm.
5- Quan hệ lên xuống. Như mạch đốc khí đi từ dưới lên thuộc dương, mạch nhâm đi từ trên xuống thuộc âm.
6- Quan hệ ra vào, như các đường kinh có đầu từ tạng đi ra thì thuộc âm, mà từ phủ đi vào thì thuộc dương.
7- nhanh với chậm thì nhanh thuộc dương, chậm âm. nên có mạch trầm trì thì là âm mạch, nhưng sác thì dương mạch.
.......
Trong các lĩnh vực khác thì cũng có những quy chiếu khác.
Như hệ toạ độ hình học, bên phải, chiều thuận thì bảo là toạ độ dương, hướng dương. Ngược lại thì âm. Theo đó bao nhiêu đại lượng khác mà được quy định, như điện tích, phản ứng hoá học, ....
Rồi thì thực với ảo phân dương âm. Theo đó, như khối lượng ảo thì âm, khối lược thực thì dương. Năng lượng cũng thế.
Hoặc là phân theo gốc toạ độ, trên nhiệt độ không thì là nhiệt độ dương, dưới đó là âm. Theo thang đo mà định, như thang đo cenciut. hoặc thang nhiệt độ tuyệt đối thì lại không tồn tại nhiệt độ âm. v. v. ...
Cứ theo thế, Bạn sẽ dần hiểu và có cái nhìn tổng quát hơn lên. Chứ nói ngay một hệ thống nhất, chắc không làm được !
Thanked by 6 Members:
|
|
#12
Gửi vào 19/01/2015 - 10:04
Sửa bởi binhfuture: 19/01/2015 - 10:30
#13
Gửi vào 29/10/2016 - 19:26
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Mệnh nào là Cừu và mệnh nào là Sói trong Tử Vi ? |
Tử Vi | htruongdinh |
|
||
VULONG: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có giải thích được sự tiến hóa của Vũ Trụ hay không? |
Tử Bình | SongHongHa |
|
|
|
Luận về Thương Quan Cách(bài cua maithon trong diễn đàn cũ) |
Tử Bình | toahuongqui |
|
|
|
Chơi games trong máy tính . |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | Đinh Văn Tân |
|
||
Tứ khố, mộ khố trong tứ trụ |
Tử Bình | ThichMinhTue |
|
||
@pvcpvcp
Kính nhờ bác Pvcpvcp và mọi người xem giúp con hạn kết hôn ạ.@pvcpvcp |
Tử Vi | nguyenvankhoi |
|
6 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |