#106
Gửi vào 01/04/2015 - 19:25
Còn mấy bức ảnh nữa DN không thể post lên vì ảnh chụp bị rung nhòe gần như không thấy gì, DN sẽ tổng kết chi tiết đầy đủ ở bài sau.
Công tác chuẩn bị :
* Sáng thứ bảy, DN nhờ cậu Sinh viên đến mấy nơi thu gom đồ cũ, thuê tắc xi chở ra bến gửi xe khách chuyển vào NA.
* Chiều thứ bảy DN có mặt tại TP vinh, liên hệ tổ chức người, xe ô tô ngày mai lên đường. Ban đầu dự kiến hai xe, sau đó DN bố trí một xe 7 chỗ là đủ chở cả người và hàng (8 bì áo quần cũ)
* Sáng chủ nhật dậy sớm nhờ người ra bến xe nhận đồ cũ chở về văn phòng Hội bảo trợ để phân loại áo quần, DN tranh thủ đi mua cặp sách, áo phông, bánh kẹo sau đó cùng với đoàn chuẩn bị phong bì.
* Vừa ngồi trên xe vừa bóc bánh kẹo chia vào những túi bóng nhỏ phát cho các cháu.
Những hình ảnh được ghi lại :
Thanked by 4 Members:
|
|
#107
Gửi vào 02/04/2015 - 17:04
Đó là một chuyến đi khá nhọc nhằn vất vả - nhọc nhằn cả tinh thần lẫn thể xác - sự nhọc nhằn đó xuất phát từ nguyên nhân vỡ kế hoạch….
Hơn một tuần trước khi đi, DN đã làm việc với Hội Bảo trợ Trẻ em mô côi và người khuyết tật về chương trình thiện nguyện tới huyện Kỳ Sơn (một huyện miền núi nghèo nhất Việt Nam) của DN. Hai ngày sau, Hội gọi điện đề nghị DN đến xã Quì Châu với lời giả thích vì sao không đi được Kỳ Sơn. Xét thấy Quì châu cũng là một xã miền núi nghèo đói nên DN đồng ý.
Tưởng như mọi việc đã xong, nhưng vừa đặt chân xuống TP Vinh, DN nhận được thông báo của Hội không lên Quì Châu nữa mà sẽ thực hiện chương trình tại Huyện Nghĩa Đàn. Chà, điên quá, bực mình quá, chẳng thèm ý tứ gì nữa, DN phản ứng ngay
“Tại sao lại Nghĩa đàn một huyện trù phú ? Tại sao Hội mình làm việc tùy tiện như thế ? Tại sao lên kế hoạch một đằng lại thực hiện một nẻo ?”
“Chị ơi, vì chúng em liên hệ Quì châu nhưng xã bảo rằng chưa có danh sách, chưa xét được hộ nghèo vậy nên xếp em chỉ đạo lên huyện Nghĩa đàn. Với lại Huyện nào cũng có xã miền núi, huyện nào cũng có hộ nghèo, mình sẽ đi đúng đối tượng.”
“Nhưng em có biết không, hộ nghèo của một huyện giàu nó khác hộ nghèo của một huyện nghèo, và em biết cách thức làm việc của tôi rồi đó, tôi chỉ trao quà cho những hộ nghèo thực sự. Vậy nên tôi không thể đi Nghĩa Đàn.”
……......
Thế là bao nhiêu hào hứng chuẩn bị cho chuyến đi tiêu tan hết… đêm TP Vinh chìm lắng trong trăn trở với một cảm giác vừa mông lung vừa chán chường đến kinh khủng… Kế hoạch ngày mai đi rồi nhưng mình sẽ đi đâu ? Lẽ nào mình phải bỏ cuộc ư ? Nhưng ngày mai là ngày chủ nhật, không ai làm việc, mình biết liên lạc với ai, phối hợp với ai để lấy danh sách hộ nghèo, đến với người nghèo ?
???
Thanked by 9 Members:
|
|
#108
Gửi vào 03/04/2015 - 10:58
Thôi kệ thây mai tính tiếp, giờ ta cứ chui vào chăn hưởng thụ giấc ngủ êm đềm, có gì mai ta đi chơi cho đã… nhưng sao cứ xoay xở khó ngủ thế nhỉ… lại nghĩ và nghĩ… mà làm sao có thể kệ thây được vì sáng thứ 4 bắt buộc mình phải có mặt ở cơ quan… chủ nhật đi chơi, chỉ còn thứ hai, sáng thứ ba, tối thứ ba có mặt tại Hà Nội…. ôi trời đất ơi (vùng dậy)… không thể nằm ỳ lãng xẹt như thế này, ngày mai mình phải đi, phải đi, phải đi - ừ thì đi nhưng đi đâu ?... Hay là mình chấp nhận đi Nghĩa Đàn xem sự thể thế nào ? Chán quá... hơn 11h đêm rồi, khuya lắm rồi... khuya thì khuya, vô duyên thì vô duyên ta cũng phải gọi điện thông báo cho Hội biết còn chuẩn bị tinh thân ngày mai đi chứ. Ồ sao mình lại thay đổi nhanh như thế này nhỉ ? Mới khi chiều khẳng khái tuyến bố với người ta không đi Nghĩa Đàn cơ mà… thì tuyên bố thế nhưng cuộc sống công việc phải tùy cơ ứng biến chứ, với lại có đi mới biết mình cần phải làm gì ? Nhưng gọi điện bây giờ nên nói với Hội như thế nào nhỉ, hihihihi kiểu gì mình cũng phải “dằn mặt” một chút cho đỡ tức và để ngày mai làm việc cho dễ :
“Tút…. tút… tút…. em ạ, ngày mai chị chấp nhận đi Nghĩa đàn…. nhưng chị thông báo trước, dù chị cất công lên đến nghĩa Đàn rồi nhưng nếu Nghĩa đàn không có hộ nghèo như em nói, chị cũng sẽ về, không thực hiện chường trình nữa đâu nhé”.
……..
Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị như DN kể ở bài viết trên, đoàn của DN xuất phát và lên đến Nghĩa đàn vào tầm 11h trưa.
Nhìn thấy Nghĩa Đàn, quê hương của vùng đất đỏ ba gian trù phú đang chuyển mình khởi sắc với những dự án đầu tư lớn như trang trại sữa bò TH, trang trài bò Vinamilk… khiến DN không còn một chút hứng khời nào nữa vì biết chắc chuyến đi thất bại 100%...
Đón đoàn DN là những khuôn mặt tươi cười hồ hởi của Hội bảo trợ trẻ em mô côi, người khuyết tât huyện Nghĩa đàn. Hình như tất cả mọi người đều vui nhưng riêng DN không vui, thái độ của DN trầm hẳn và DN trực tiếp gặp chủ tịch Hội bày tỏ quan điểm, giải thích múc đích chuyến đi thiên nguyện, đối tượng hộ nghèo DN quan tâm… để từ từ mà rút quân…
Nghe xong, thái độ của ông chủ tịch hết sức chân thành đề nghị “Hội mới thành lập vào cuối năm 2014 nên rất mong DN thực hiện chương trình thiện nguyện này, từ đó có thể nhân rộng những việc làm vì trẻ em mô côi và người nghèo huyện Nghia đàn". Sự tha thiết của Hội cũng khiến DN ngậm ngùi hơi hơi cả nể… hihihihi cuối cùng là chấp nhận và nói rằng :
“Thôi được, em đã lên đây em cũng chỉ mong mình đến được với những hoàn cảnh đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đông. Vậy nên em sẽ đi cùng các anh, nhưng em đề nghị các anh, trước tiên hãy đưa em đến những hộ nghèo nhất của một xã nghèo nhất huyện mình. Sau đó em mới quyết định xem xét có nên đi nữa hay không, rất mong các anh thông cảm...”
“Vậy thì tốt quá nhưng đã trưa rồi, Hội mời cả đoàn đến nhà hàng ăn cơm kéo đói”
“Ồ, xin lỗi các anh, em vừa mới lên đây nên em chưa muốn ăn, cảm phiền các anh có thể đi cả trưa chịu đói một chút dẫn em đến vài ba hộ mà các anh đánh giá là nghèo nhất không ?”
DN lùi lại bấm tay người bạn đi cùng nói nhỏ “k ăn đâu nhé, ăn là há miệng mắc quai đó, người ta bảo mình tới đâu mình phải đến đó coi như tiêu chương trình từ thiện.”
Sự từ chối của DN khiến cả Hội rất ái ngại không biết phải nên như thế nào… tuy nhiên, khi nhìn thấy thái độ khá thẳng thắn rõ rằng của DN, Hội đã ngồi riêng bàn bạc, gọi điện xem xét hộ nào nghèo nhất để dẫn đoàn DN đi.
Gần một tiếng rưỡi đồng hồ chạy xe trên các đoạn đường nham nhở bụi bặm đang làm dở… đi hoài rồi rẽ tới rẽ lui ngoằn nghèo vào các ngõ, DN mới đến được ba hộ nghèo nhất (đó là 03 trường hợp DN post ảnh thứ tự đầu tiên). Khi Hội dừng lại, DN mới hỏi :
“có nhiều hoàn cảnh khổ như thế này nữa không anh ?”
Cả Hội nhìn nhau lắc đầu và chuyển ý mời đoàn DN nghỉ ngơi ăn cơm trưa lấy sức chiều tiếp tục đi xã khác. Nhưng lần này DN từ chối lời mời ăn cơm trưa và cương quyết rút quân với lý do :
“Anh ạ, theo như các anh nói đây là xã nghèo và có diện tích rộng nhất huyện nghĩa đàn, vậy mà cả xã chỉ có ba hộ nghèo, trong ba hộ nghèo đó, xét thấy hộ thứ ba tuy là nghèo thật nhưng chưa cần giúp đỡ vì cả hai vợ chồng còn rất trẻ và khỏe mạnh, mà giai đoạn khởi đầu lập nghiệp của cuộc đời ai chả không nghèo, không vất vả hả anh ? Vì hai đứa trẻ nên em ủng hộ gia đình thứ 3 một triệu đồng, tuy nhiên khi trao 1 triệu đồng đó lòng em xót xa nghĩ tới bao nhiêu hoàn đáng thương mô côi cả cha lẫn mẹ, bao nhiêu người khuyết tật, bao nhiêu cụ gia không nơi nương tựa hay bao nhiêu gia đình ở những vùng quê nghèo đói không đủ cơm ăn ví như huyện Nghi Lộc có xã đến hơn 300 hộ nghèo. Vậy nên anh hãy để chúng em đến những vùng quê đó, bởi những người nghèo ở đó cần sự giúp đỡ của tụi em hơn là ở đây. Em tin rằng với số lượng hộ nghèo ít như huyện mình thì chính huyện Nghĩa đàn sẽ giải quyết được mà chưa cần sự giúp đỡ của cộng đồng bên ngoài. Em rất cảm ơn tấm lòng và sự phối hợp của các anh.”
Vậy là đoàn DN chia tay Hội Nghĩa Đàn quay về Vinh và dừng tại quán Cây Dừa ăn cơm trưa.
Thanked by 12 Members:
|
|
#109
Gửi vào 03/04/2015 - 11:39
Tiền ủng hộ tuy khó kiếm nhưng phân biệt cái nào cần hơn trong cứu giúp lại càng khó, rồi lặn lội đi đến các nơi xa xôi.
Và tôi cũng nguyện tặng hết số tiền nếu thắng được trong cuộc mua bán cổ phiếu trong tha'ng 4 DL cho TVLS. Tuỳ duyên, nếu thuận sẽ là 1 số tiền lớn, còn không cứ như năm ngoái sẽ là 1 con số âm khổng lồ có lẽ đã giúp được rất nhiều hộ nghèo .
namaste,
HC
Thanked by 12 Members:
|
|
#110
Gửi vào 03/04/2015 - 11:56
Cách làm của MM như sau : kết thán với một người vừa là đảng viên vừa là có Thái sơn thạt to để can thiẹp và chỉ đạo
Mình với người ấy cùng đi , trước khi đi tới đâu thì đã có chỉ thị ở ( trên ) , địa phương nơi đó họ sẽ phải tiép đón mình như thượng khách và dĩ nhiên việc cho ai , cho phẩm vật hay tièn là tuỳ mình .
Tuy nhiên để cản thận thì mình chỉ phụ trách tiền và phẩm vạt , cho cán bộ đảng viên sẽ trực tiép tới tay người dân , mình chỉ đứng ngoài quan sát , làm xong là biến ngay cho dù là tối khuya .Tuyệt đối không ồn ào
Mục đích của mình là tới tay người nghèo khổ mà mình muốn giúp , thế là đủ .
Nếu không theo đúng qui trình sẽ bị tắc nghẽn ở nhiều địa phương vì thái độ nghi kỵ hóing hách quan liêu cửa quyền của một số cán bộ ít học nhưng lại ngồi vào vị thế quyền chức.
Không khéo sẽ bị chụp mũ âm mưu diễn biến hoà bình dưới vỏ bọc làm tổ chức từ thiện .
Thanked by 8 Members:
|
|
#111
Gửi vào 03/04/2015 - 14:59
Hoa Cái, on 03/04/2015 - 11:39, said:
Tiền ủng hộ tuy khó kiếm nhưng phân biệt cái nào cần hơn trong cứu giúp lại càng khó, rồi lặn lội đi đến các nơi xa xôi.
Và tôi cũng nguyện tặng hết số tiền nếu thắng được trong cuộc mua bán cổ phiếu trong tha'ng 4 DL cho TVLS. Tuỳ duyên, nếu thuận sẽ là 1 số tiền lớn, còn không cứ như năm ngoái sẽ là 1 con số âm khổng lồ có lẽ đã giúp được rất nhiều hộ nghèo .
namaste,
HC
Kính chào anh Hoa Cái !
DN cảm ơn sự khích lệ và tinh thần ủng hộ của anh rất nhiều ạ !
Trân trọng.
DN
Thanked by 2 Members:
|
|
#112
Gửi vào 03/04/2015 - 16:54
Một câu hỏi xoáy đi xoáy lại trong đầu DN “bây giờ phải làm sao, đi về đâu ?” và như có một tia chớp lóe sáng khi nghĩ tới Huyện Nghi Lộc mà năm ngoái DN đã có lời hẹn ước “một ngày nào đó nhất định DN sẽ về xã nghèo nhất Huyện Nghi Lộc tặng quà”. Ôi, thế mà tại sao tối hôm qua mình không nghĩ ra mà quyết định ngay nhỉ ? Phải chăng vì chuyến đi lần này mình cứ "tự kỷ ám thị" khăng khăng là nhất định phải lên một huyện miền núi vùng sâu vùng xa nên không nghĩ gì được nữa...
Nếu bây giờ mình đi Nghi Lộc xe chạy cũng phải tầm 4h chiều mới tới nơi - 4h chiều còn làm ăn được cái gì nữa chứ, với lại ngày nghỉ có ai phối hợp với mình đâu mà đi ? A có người bạn, tại sao mình không nghĩ ra người bạn này ngay từ đầu để cậu ta tư vấn và có thể giúp chuyến đi của mình thành công nhỉ. Đúng thật, trong cái khó mới ló cái khôn, trong bế tắc mới tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm…. DN cầm điện thoại gọi ngay :
“…. Mình muốn nhờ Cậu liên hệ trưởng phòng Lao động xã hội hoặc là bí thư huyên Nghi Lôc, tốt nhất cậu gọi cho cả hai với nội dung…. đồng thời cậu đề nghị họ bố trí cán bộ huyện, xã phối hợp với mình đến các hộ nghèo trong cuối buổi chiều và tối nay nhé…”
Với tinh thần rất khẩn trương, xe của đoàn DN chạy thẳng đến văn phòng ủy ban Huyện Nghi Lộc. Sau khi bạn bạc và đi đến thống nhất là sẽ thực hiện tặng quà cho những hộ nghèo ở Nghi Kiều, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam - là những xã miền núi vùng sâu vùng xa nghèo nhất của huyện Nghi Lộc có địa bàn giáp với huyện Đô Lương.
Mặc dầu đã hơi muộn, ánh nắng mặt trời đang dần tắt và biết rằng chuyến đi này sẽ rất vất vả nhưng lòng DN cảm thấy khoan khoái nhẹ nhõm vô cùng…
Thanked by 9 Members:
|
|
#113
Gửi vào 03/04/2015 - 18:30
Thanked by 1 Member:
|
|
#114
Gửi vào 03/04/2015 - 21:35
Tôi không phân biệt Nam Bắc, chủ trương giúp đở bất cứ người nghèo trong tầm tay.
Hy vọng Diệu Nhung và nhóm từ thiện tiếp tục con đường khó khăn dễ bị tư lợi, định kiến và phe phái làm mờ Phật tánh của mình .
Tôi cũng gửi lời cám ơn sâu sắc đến các bạn hữu danh hay vô danh đã đóng góp công của trong công tác nhỏ bé để mang lại niềm vui cho thế nhân vốn khổ ít buồn nhiều .
Một ghi chú buồn vui: tôi có 1 anh bạn sắp về VN chơi 1 tháng . Vợ mang 10 ngàn đô, anh ta cũng 10 ngày đô, phần lớn (70% tặng thân nhân, 30% sinh hoạt) . Anh nói ra phi trường tốn 110 đô 1 lần đi, làm cho tôi động tâm định đề nghị tôi đến nhà ngũ đêm, 2 giờ sáng chở anh ta đến sân bay khoảng 1 giờ lái xe, hi vọng anh ta chịu thì quỷ từ thiện sẽ có số tiền này và tôi quen mất ngũ nên không sao cả !
HC
Sửa bởi Hoa Cái: 03/04/2015 - 21:42
Thanked by 8 Members:
|
|
#115
Gửi vào 03/04/2015 - 22:39
Thanked by 4 Members:
|
|
#116
Gửi vào 03/04/2015 - 22:51
Người bạn của HC nói như thế (hắn xài lớn).
Vợ của hắn đã rời Mỹ trước 1 tháng rồi . Hai tuần nữa hắn sẽ bay về TP H C M.
Theo luật của Hải Quan Mỹ thấy ghi:
How much currency / money / monetary instruments can I bring into the U.S.?
There is no limit on the amount of money that can be taken out of or brought into the United States. However, if a person or persons traveling together and filing a joint declaration (CBP Form 6059- have $10,000 or more in currency or negotiable monetary instruments, they must fill out a "Report of International Transportation of Currency and Monetary Instruments" FinCEN 105 (former CF 4790).
If assistance is required, a Customs and Border Protection (CBP) Officer can help with filling out the form.
Please be aware, if persons/family members traveling together have $10,000 or more, they cannot divide the currency between each other to avoid declaring the currency.
For example, if one person is carrying $5,000 and the other has $6,000, they have a total of $11, 000 in their possession and must report it on a FinCEN 105. If a person or family fails to declare their monetary instruments in amounts of over $10,000, their monetary instrument(s) may be subject to forfeiture and could result to civil and criminal penalties.
Tóm tắt: 1 người hay 1 hộ bị giới hạn với con số 10 ngàn đô từ phía Hải Quan Mỹ .
Còn phần VN thì con số là 7 ngàn đô nhập vào, sẽ không phải khai báo, nhưng nếu mình mang 7 ngàn 500 đô không khai số dư thì số dư (500 đô) có thể bị tịch thu bởi Hải Quan VN. Vì vậy mang 10 ngàn đô về VN, anh bạn chắc sẽ phải khai và nhà nước hoan nghênh số tiền này tiêu dùng trong nước và không mang trở ra .
Kính,
HC
Sửa bởi Hoa Cái: 03/04/2015 - 23:05
Thanked by 2 Members:
|
|
#117
Gửi vào 03/04/2015 - 22:55
Đối với DN cũng đồng quan điểm như anh, không phân biệt vùng miền hay Nam Bắc, miễn sao đồng tiền đóng góp đến tận tay người nghèo, đúng đối tượng cần giúp đỡ là ok. Những năm về trước các chương trình từ thiện của TVLS thực hiện ở khu vực phía Nam, từ năm 2014 trở lại đây DN thức hiện ở miền Trung. Nam hay Trung sự đóng góp về mặt tiền bạc của DN đều như nhau, nhưng ở miền Trung do DN đứng ra khởi xướng, dĩ nhiên ngoài tiền bạc thì DN phải bỏ công sức ra.
Có thể một số bạn còn có những suy diễn... nên DN đành phải nói ra điều này...
Chân thành.
DN
Thanked by 6 Members:
|
|
#118
Gửi vào 03/04/2015 - 23:44
Thanked by 2 Members:
|
|
#119
Gửi vào 04/04/2015 - 00:01
Thanked by 2 Members:
|
|
#120
Gửi vào 04/04/2015 - 01:25
???
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Nghiên cứu tinh mệnh học - Nguyễn Anh VũTử Vi |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | huygen |
|
||
Làm sao để biết người nào thích chửi người khác (khẩu nghiệp) |
Linh Tinh | Elohim |
|
||
BẤM NGÀY GIỜ THIÊN CẨU HẠ THỰC |
Thiên Văn - Lịch Pháp - Coi Ngày Tốt Xấu | drtha |
|
|
|
dịch (nhẹ) sách khâm thiên tử vi của Thái minh hồng |
Tử Vi | Elohim |
|
||
Tài liệu của thầy Hoàng Quý Sơn - Thiên Kỷ Quý |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Kaikudo999 |
|
||
Quan niệm dân gian "CỦA ĐI THAY NGƯỜI" có cơ sở về lý số không ? |
Linh Tinh | boyVN |
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |