Jump to content

Advertisements




Phép hội sao

thiên không hội sao thái tuế

90 replies to this topic

#1 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8846 thanks

Gửi vào 11/01/2015 - 02:22

Phép hội sao là một bí ẩn của tử vi. Nó cho biết bản chất Thiên Không, bản chất cung quan. Phép hội sao có bản chất là thứ tự. Vũ trụ này có trật tự. Gia đình thì có tôn ti, không thể hổ lốn cá mè một lứa nhâu nhâu. Nôm na là đường tròn có chiều. Tuy khi tĩnh là cân đối nhưng khi động thì có một chiều ưu tiên như gốc--->thân--->ngọn.

Vì sao Nhật Nguyệt phản bối bị coi là xấu khi chính xung thìn tuất và ở thế hãm địa. Vì Nhật Nguyệt là một cặp âm dương, cần phối hợp với nhau hơn là đồng cung và xung chiếu. Khái niệm đồng cung ở đây được hiểu là chồng chéo. Chứ không phải như cặp tình nhân được đặt lên một giường. Đồng cung ví như một cái áo mà cả hai người chui vào, một toa lét mà cả hai người ngồi lên. Và ý nghĩa tổng quan là phải chọn 1 trong 2. Cho nên Nhật Nguyệt đồng cung ý nghĩa kém tốt, Nhật Nguyệt xung đối ý nghĩa kém hay. Nhật Nguyệt tam hợp với nhau hoặc cùng giáp cung sửu mùi được coi là tốt hơn.

Lý luận trên lấy mặc định Nhật Nguyệt có bản chất đơn lẻ là tốt, nhưng hai cái tốt đó như hai ông tướng trong cờ tướng, không bao giờ được nhìn mặt nhau, nhìn thấy nhau là có vấn đề. Cho nên Không Kiếp với mặc định bản chất đơn lẻ là xấu. Khi chúng đồng cung hoặc xung đối thì ý nghĩa là trở nên tốt đẹp, vì cái xấu kìm hãm lẫn nhau. Hình ảnh của Nhật Nguyệt tứ mộ và Không Kiếp tứ sinh là điển hình ý nghĩa của xung và thủ.

Quay lại Đào Hồng. Chúng là một cặp âm dương như Nhật Nguyệt. Đào chủ sắc, thì Hồng chủ nết. Đào chủ tươi sáng, thì Hồng chủ đằm thắm. Đào chủ đẹp, thì Hồng chủ tốt. Tương quan vị trí của chúng có lúc tam hợp, có lúc đồng cung, có lúc xung đối, và có lúc không phối hợp. Và khi Đào Hồng đồng cung hoặc xung đối thì tuổi đó là tuổi tí ngọ mão dậu. Cụ thể là tuổi tí ngọ thì Đào Hồng tương xung, còn mão dậu thì Đào Hồng đồng cung. Ta hiểu theo hình ảnh của Nhật Nguyệt thì hai cái tốt này đồng cung hay xung đối đều không tốt. Ứng hợp thay khi đó Thiên Không tứ mộ.

Quay lại sự xung chiếu. Sự xung chiếu cho thấy anh xung tôi thì tôi xung anh. Rõ ràng không thể phân biệt được ai xung ai. Các bạn đừng tưởng tôi nói đùa, vì hiện nay 99.99% giới tử vi chẳng hiểu xung và tam hợp thực sự là gì. Ai dè bản chất của xung rất đơn giản, đó là tôi với anh, chẳng có ai phải nể ai cả, chẳng có ai phải theo ai cả. Tôi với anh cá đối bằng đầu, húc vào nhau đến như cá chày đỏ mắt. Và tử vi nhận định điều đó là xấu. Vì âm với dương phối hợp và chuyển hóa lẫn nhau. Nếu đương đầu trực diện xung nhau như vậy thì kết quả là cả tôi và anh đều bị sứt mẻ và kiềm chế.

Khi xung, không ai là chủ. Vậy khi tam hợp nhất định phải có chủ. Tam hợp của mệnh và tài khác tam hợp của mệnh và quan, mặc dù tài và quan đều tam hợp với mệnh. Cho nên vòng tròn tam hợp phải có một thứ tự ưu. Có thể là ngược hay thuận chiều kim đồng hồ, nhưng phải có một thứ tự ưu. Theo chiều của 12 cung thì ta thấy sự "quản" ngược chiều kim đồng hồ là quan quản mệnh, mệnh lại quản tài. Trong tử bình là quan khắc ta, ta khắc tài. Như vậy vòng tam hợp mệnh tài quan thì thứ tự mệnh--->tài--->quan phải có một ý nghĩa đặc biệt.

Đưa lên cung vị, thì đó chính là phép hội sao. Ảnh hưởng của các tinh đẩu trong hai cung tam hợp tới là không như nhau, và có chiều ưu tiên.

Như vậy, sẽ có câu hỏi thú vị. Là trong tam hợp vĩnh viễn Đào Hoa với Kiếp Sát thì Đào quản Sát hay Sát quản Đào ?
Khi Thiên Không ở dần cho tuổi sửu. Đào Hoa ở ngọ. Hồng Loan đồng cung Thiên Không. Khi đó Đào tam hợp với Hồng thì Hồng quản Đào hay Đào quản Hồng. Sách của tác giả Thiên Lương cho rằng ở đây Thiên Không có xu hướng cái không của tu hành sắc không. Tức ở đây Hồng Loan át Đào Hoa, hay Đào phải theo Hồng, mà Hồng quản Đào. Tuổi hợi, Đào Hoa ở tí, Hồng Loan ở thìn. Đào Hoa đồng cung với Thiên Không. Và Thiên Lương cho rằng trường hợp này Đào át Hồng trong cách cục. Nói cách khác Đào quản Hồng, Hồng phải theo Đào.

Như vậy chiều ưu khi hội sao là chiều thuận kim đồng hồ, ngược với chiều ưu của 12 cung xuất phát từ mệnh. Sao tam hợp phía tay phải có tác dụng mạnh hơn sao tam hợp phía trái. Như Thiên Tướng vĩnh viễn chịu sự quản lý của Thiên Phủ do Tướng tam hợp từ phía trái lại so với Phủ.

Giữa xung đối và thủ, thì xung đối buộc phải đối mặt không thể lẩn tránh, cho nên khi bị Hóa Kỵ xung có thể chắc chắn ảnh hưởng của Kỵ, còn khi Kỵ thủ thì ảnh hưởng của Kỵ trong vận đó có thể khá mờ nhạt. Nên khi Kiếp Không hãm địa xung từ cung đối diện sang, thì ảnh hưởng của Không Kiếp hãm là không thể tránh khỏi. Như trường hợp bị chiếu tướng, không thể nào không xử lý mà có thể đi quân khác.

Đó là phép hội sao. Và đáng tiếc là Kiếp Sát quản Đào Hoa cho nên hồng nhan họa thủy.

Sửa bởi AlexPhong: 11/01/2015 - 02:28


#2 NguaQuaDoc

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2860 Bài viết:
  • 4072 thanks

Gửi vào 11/01/2015 - 02:48

cho em hỏi khi kiếp thủ bị kỵ xung thì tương tác sẽ như thế nào ?

Thanked by 1 Member:

#3 Vukhuc68

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 326 Bài viết:
  • 184 thanks

Gửi vào 11/01/2015 - 07:20

Bải viết rất có ý nghĩa, nếu đã viết thì xin anh viết cho hết các cặp, như:
- liêm tướng
-vũ sát
- vũ tham
- Đào không
v .v..
Trân trọng!

#4 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12940 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 11/01/2015 - 17:28

Viết thế này tưởng là hiểu, thực ra là không hiểu gì
Muốn hiểu cách hội sao phải hiểu âm dương, ví dụ như khi người ta bị thương ở chân trái, tôi sẽ không chữa chân trái mà bấm huyệt chân phải...
Viết về âm dương và không kiếp như vậy cơ bản là nghe lỏm chứ chưa xử dụng cách hội sao
Gần đúng và đúng là chân trời và góc bể
chính tôi đã tìm ra công thức tính lục thập hoa giáp, sai mấy cái là tôi đốt đi ngay, cả đời chỉ có tiệm cận với gần đúng...
Khi hiểu về đông y, tại sao đau đầu mà họ xoa mông lại khỏi thì mới hiểu cách hội sao
Viết kiểu tam hợp Bửu Đình là sai hoàn toàn
sao chỉ có âm dương mà thôi
Thai tọa, quang quí, không kiếp, đào hồng, đẩu phục,....
Tôi hiện chưa tìm ra Tử Vi, Thất sát hội với sao gì.....còn lại tất cả các cặp sao tôi đã biết cách dùng.Nhưng, đã là lý luận phải có thực tiễn, đừng có duy lý mù quáng.Nếu ai chứng minh cặp Tử Vi, thất sát, tôi xin viết 1 bài về cặp Tả hữu
..............

#5 HatCat90

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 772 Bài viết:
  • 706 thanks

Gửi vào 11/01/2015 - 17:54

Xin phép chủ topic cho cháu nói vài lời cùng anh Nhị,
Anh Nhị cho qua nếu em có sai, em ngu muội ...
Theo ý kiến của nhiều người, Tử Vi được xem là sao Vua, vậy có thể cho nó Dương nhất trong tât cả loại sao Dương
Vậy thì mình có thể xem sao nào Âm nhất trong các loại sao Âm để trung hoà vs nó.

Trường hợp này anh có thể nghĩ đến bộ Tử Tham hay không!?

Nhưng em chưa hiểu, để xét Âm và Dương của một sao, anh dùng gì để xét!?
Dựa trên con người ư, thưa anh!?

#6 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12940 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 11/01/2015 - 18:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Success, on 11/01/2015 - 17:54, said:

Xin phép chủ topic cho cháu nói vài lời cùng anh Nhị,
Anh Nhị cho qua nếu em có sai, em ngu muội ...
Theo ý kiến của nhiều người, Tử Vi được xem là sao Vua, vậy có thể cho nó Dương nhất trong tât cả loại sao Dương
Vậy thì mình có thể xem sao nào Âm nhất trong các loại sao Âm để trung hoà vs nó.

Trường hợp này anh có thể nghĩ đến bộ Tử Tham hay không!?

Nhưng em chưa hiểu, để xét Âm và Dương của một sao, anh dùng gì để xét!?
Dựa trên con người ư, thưa anh!?
anh không giận mà còn chia sẻ với em
âm dương là 2 mặt thể chất và tinh thần;
Ví dụ đà la kình dương là 1 cặp
kình dương là dương, nó có thể làm em bị tai nạn chấn thương
Đà la là âm, nó tuy không làm em chấn thương về cơ thể nhưng nó gây đau khổ âm ỉ về tinh thần, như bị lường gạt, bị phụ bạc...thậm chí khiến người ta trầm cảm
đó là đau mặt dương và đau mặt âm
Không kiếp cũng vậy
nói về tinh đẩu, sao Đế Vượng trong vòng tràng sinh là hiện thân của Tử Vi thứ 2
sao suy trong vòng Tràng Sinh là hiện thân của Cự môn
Nói là tác động sao đôi, hội sao, phải là sờ vào mông thì tín hiệu sướng truyền lên não, mới gọi là tác động đôi
nếu tác động hoài lên Tử vi, mà cung chứa sao đôi kia chả thấy gì, thì làm sao mà là sao đôi cho được!!!
còn Phá Quân, Tử vi, Thất sát là những ngôi sao chưa tìm thấy huyệt vị...
Tham Lam nó tự nhiên đã kết đôi với Liêm trinh
Khi em bấm vào huyệt tham Lang, thì tự Liêm Trinh sẽ phản ứng

#7 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12940 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 11/01/2015 - 18:26

Tại sao Tham Lang hội trường sinh thọ như Bành Tổ
Vì trong phong thủy ; đệ nhất trường sinh thủy pháp tức Tham lang tinh
Khi sao Tham Lang gặp 'bóng" của nó thì tính truờng sinh phải mạnh gấp đôi.
Muốn giỏi Tử vi phải thông 2 khoa: Phong thủy, Bốc Dịch.


Thất Sát lâm tuyệt địa thiếu niên yểu triết hiệu Nhan Hồi..
tuyệt chính là hóa thân của Thất Sát, 2 lần ăn Thất sát ắt phải chết.

#8 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12940 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 11/01/2015 - 18:35

Tại sao : Tham cư Vượng địa cẩu thâu thử thiết:
Vì Tử vi chính là đế vưọng, Tham đi với vượng chính là Tử tham : đào hoa phạm chủ
Ai là người lý giải tất cả các câu phú của Tử Vi thì mới nắm chìa khóa, phải tự mình lý giải chứ đừng nghe ai, đừng có tin ai ....

#9 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15458 thanks

Gửi vào 11/01/2015 - 18:55

Tử Vi là một môn học để dựa vào đó truy ra các nguyên lý của con người, vũ trụ rất tốt. Cho nên, những bài có tầm vĩ mô như này của anh Thất đáng được phát huy. Cho tới nay, bới hết sách ở Amazon, tôi vẫn chưa tìm thấy ở phương Tây có một công cụ nào để suy tưởng về con người và vũ trụ, có tầng thâm sâu mà lại "bình dân" như Tử Vi của Đông học.

Thực tế, không hẳn là phương pháp đủ đúng để xác minh lý thuyết. Vì thực tế, cần thời gian !

Lại nhớ câu nói của Einstein: Nếu thực tế không phù hợp với lý thuyết, hãy thay đổi thực tế.

Thanked by 5 Members:

#10 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12940 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 11/01/2015 - 19:18

Hôm nay về nam Định trả lễ nốt tại Đền trần trong một ngày mưa gió.Về ngồi lẽ ra dịch sách nhưng ngồi hóng hớt tí.Thực ra để Dịch một cuốn sách thì cái hiểu của người ta cần gấp 10 cuốn sách đó.
An Khoa hôm nay viết một câu quá hay: Nếu thực tế không phù hợp với lý thuyết, hãy thay đổi thực tế.
nếu cách đây mấy tháng, tôi không hiểu nổi câu này.
Hay.Thực tế cũng chỉ là thước đo giới hạn trong các giác quan của ta mà thôi, có thể thay đổi nó được, chính vì có thể thay đổi thực tế nên mới có các phát minh.

Thanked by 5 Members:

#11 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 11/01/2015 - 19:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 11/01/2015 - 18:55, said:

Tử Vi là một môn học để dựa vào đó truy ra các nguyên lý của con người, vũ trụ rất tốt. Cho nên, những bài có tầm vĩ mô như này của anh Thất đáng được phát huy. Cho tới nay, bới hết sách ở Amazon, tôi vẫn chưa tìm thấy ở phương Tây có một công cụ nào để suy tưởng về con người và vũ trụ, có tầng thâm sâu mà lại "bình dân" như Tử Vi của Đông học.

Thực tế, không hẳn là phương pháp đủ đúng để xác minh lý thuyết. Vì thực tế, cần thời gian !

Lại nhớ câu nói của Einstein: Nếu thực tế không phù hợp với lý thuyết, hãy thay đổi thực tế.

Trong tiếng Anh thì từ "fact" có nhiều nghĩa, hai trong số các nghĩa đó là "sự thật" và "thực tế".

Để có thể hiểu được chính xác ý của Einstein muốn nói gì có lẽ phải dẫn nguyên văn câu nói của ông ấy từ tiếng nước ngoài.

Bạn có thể dẫn nguyên văn câu nói của Einstein hay không?

Sửa bởi PMK: 11/01/2015 - 20:05


Thanked by 1 Member:

#12 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12940 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 11/01/2015 - 19:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PMK, on 11/01/2015 - 19:55, said:

Sau khi nhờ các phát minh mà


Trong tiếng Anh thì từ "fact" có nhiều nghĩa, hai trong số các nghĩa đó là "sự thật" và "thực tế".

Để có thể hiểu được chính xác ý của Einstein muốn nói gì có lẽ phải dẫn nguyên văn câu nói của ông ấy từ tiếng nước ngoài.

Bạn có thể dẫn nguyên văn câu nói của Einstein hay không?
Không, xin chị PMK bỏ quá cho anh An Khoa
vì thực sự thì đôi khi nhờ sự ng* d*t của người này, đôi khi lại gợi nhiều ý tưởng rất hay cho người kia
Tôi tự nhiên tìm được nhiều ý tưởng mới trong câu nói có vẻ ngu ngốc này...
câu này hay đấy!!!

#13 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 11/01/2015 - 20:04

Câu nói trên có lý của nó. Bởi vì trên thực tế có những sự kiện thực tế có thể thay đổi được và có những sự kiện thực tế không thể thay đổi được.

Tôi chỉ là muốn biết nguyên văn câu của Einstein là gì, đề phòng trường hợp tam sao thất bản.

Thanked by 2 Members:

#14 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12940 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 11/01/2015 - 20:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PMK, on 11/01/2015 - 20:04, said:

Câu nói trên có lý của nó. Bởi vì trên thực tế có những sự kiện thực tế có thể thay đổi được và có những sự kiện thực tế không thể thay đổi được.

Tôi chỉ là muốn biết nguyên văn câu của Einstein là gì, đề phòng trường hợp tam sao thất bản.
cảm ơn chị, tôi đoán ở ngoài chị là một nhà sư phạm, một người có học thức cao
thực ra rất khó, và rất hiếm khi chúng ta gặp một câu nói, một hiện tuợng gì đó tạo cái động lực hay ánh sáng cho con đường sáng tạo của chúng ta
Tôi hôm nay nghe câu này tự nhiên bừng tỉnh.

Ông Chu lai có lúc phải chui vào nhà vệ sinh đóng cửa lại mới tìm ra cảm xúc.Tôi có lúc phải tự hành hạ tra tấn bản thân trong cô đơn , nhịn đói vài ngày, dằn vặt, đủ cách mới sáng tạo thêm ra cái gì.Gặp một câu nói này, nó là con đường chứ không hẳn là một ý tưởng...

#15 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12940 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 11/01/2015 - 20:23

ý của câu này tôi hiểu là: nếu đã tìm ra thứ lý thuyết phù hợp với 99 % thực tế, sao không bẻ luôn cái 1% của thực tế kia đi cho nó phù hợp với lý thuyết , vậy là ta sẽ đúng, còn hơn là đi tìm lý thuyết khác
Ví dụ chị chứng minh một cái phát minh gì đó, điều kiện còn thiếu là con người bay được, ở thời chưa có máy bay thì lý thuyết chị thua
Nhưng nếu chị bẻ được thực tế là tạo ra máy bay thì lý thuyết chị đúng
Thay vì mất công làm lại lý thuyết , ta chỉ việc bẻ luôn cái phần trăm ít ỏi của thực tế là xong.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |