Jump to content

Advertisements




Thái Âm luận bàn


104 replies to this topic

#91 Thao911

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 350 Bài viết:
  • 422 thanks

Gửi vào 25/12/2014 - 12:09

Tháng Ất anh Vô Thường bàn về Thái âm ,vây những tháng sau như Giáp,Bính,Canh thì bàn về tượng gì vậy a?
Cám ơn A

Thanked by 2 Members:

#92 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3831 thanks

Gửi vào 25/12/2014 - 20:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vongkiep, on 25/12/2014 - 05:46, said:

Mọi việc đều cần có thời gian,không phải là húp cháo nóng!Người Trung Quốc có câu:"Độc thư vạn biến,kì nghĩa tự kiến".Từ Mê đến Ngộ không ai giống ai!Khi ta chưa thẩm thấu được thì đừng bao giờ bảo Người Xưa viết sách sai hoặc chép sách sai.Tôi chỉ có thể chia xẻ với các bạn được một chút suy tư thế thôi!
Nói thế không đúng.
Tử vi đã tồn tại không dưới ngàn năm, cuốn TVDSTT cũng đã có mặt trên đời dễ cũng gần ngàn năm, có khi hơn. Vậy mà câu phú đó, đúng sai cũng chưa được bàn tới, nan đề vẫn còn đó. Sao lại bảo cần phải có thời gian, không phải là húp cháo. Văn minh nhân loại, kể từ Newton đến nay, chưa đầy 400 năm, thế giới cũng đã đi qua 5 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật rồi. Vậy còn cần thời gian có nghĩa là thế nào ?
Từ mê đến ngộ, không ai giống ai, cho nên cũng đừng vì mình không ngộ mà có thể nói người khác còn mê. Ta chưa thẩm thấu được cũng không có nghĩa là mọi người cũng chưa thẩm thấu được. Nếu không nói ra được sách sai, và chỉ ra được chỗ sai của sách xưa, thì ai sẽ chỉ ra đây.
Đó là một lối suy nghĩ sai, thần thánh, suy tôn hoá cổ nhân. Làm sao tiến bộ ?
Thực tế, sách xưa để lại, sai sót rất nhiều, có nhiều ngộ nhận, đường lối nhận thức, cách hiểu cũng không mang tính tích cực, không phản ảnh được chân thực về thế giới, hay tự huyễn hoặc, thần bí hoá. Về nguyên tắc, đời sau hơn đời trước mới là phát triển, còn không thì tụt lùi lạc hậu, nên hậu học phải có nhiệm vụ bác bỏ, sửa chữa sai sót của tiền nhân mới có thể tiến lên phía trước.
Hiểu được như thế, thì nên đi thẳng vào vấn đề, giải quyết vấn đề, dù lời bàn có thế nào cũng là tinh thần tích cực.

#93 banghuynh

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 358 Bài viết:
  • 549 thanks

Gửi vào 25/12/2014 - 20:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thao911, on 25/12/2014 - 12:09, said:

Tháng Ất anh Vô Thường bàn về Thái âm ,vây những tháng sau như Giáp,Bính,Canh thì bàn về tượng gì vậy a?
Cám ơn A


Có lẽ ý MinhGiac muốn nói Can Ất thì Thái Âm Hoá Kỵ mà thôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thân

Thanked by 4 Members:

#94 Vongkiep

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 840 Bài viết:
  • 738 thanks

Gửi vào 26/12/2014 - 00:08

Trước hết cho phép tôi được tri ân TIẾN SỸ VuiVui đã có lời hồi đáp.Tôi xin mượn lời Lương Khải Siêu để trả lời rằng:"Đối với cổ nhân,có lúc ta tôn thờ như thầy,có lúc ta xem như bạn,có lúc ta kình địch như kẻ thù.Ta có tai ta nghe,ta có mắt ta trông...ta theo công lý...cương quyết không làm tôi tớ cổ nhân!".Đó là ý thứ nhất!Ý thứ hai là "cần có thời gian"! Xin thưa rằng:đối với lĩnh vực Đạo học nói chung và Tử Vi Đẩu Số nói riêng,rất cần phải có công phu hàm dưỡng về(Triêt Đông-từ dùng của Tiến Sỹ VuiVui)và phải có duyên thì sự học mới có hi vọng thành công! Tôi học vấn thấp,cũng xin nhai lại lời cổ nhân rằng:Dục tốc bất đạt! Vài lời thô thiển xin mọi người lượng thứ cho!

Thanked by 1 Member:

#95 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9302 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 26/12/2014 - 12:36

Khi chúng ta đưa ra một vấn đề, mà không có ai bất đồng chính kiến nghĩa là mất cân bằng trầm trọng.
Khi chúng ta bước trên con đường nào đó, nó quá bình an và không có sự cạnh tranh, nghĩa là chúng ta phải coi chừng mình đơn thân lạc lối.
Nhất định phải soi vào mình khi có sự phản bác ý kiến. Đó là thứ quý giá để biết mình đúng hay sai.
Trong học thuật chúng ta gọi là: Nhị nguyên. ( hay Âm - Dương).

Vô cực (0) => Thái cực (1) => Âm/Dương (2).

Để tiến ngược lại sự vô cực hoàn hảo, chúng ta phải dung hòa được sự phản bác ta và chính thứ ta có, ta cho là đúng để tiến đến Thái cực trước đã. Quan niệm của Vô Thường cho rằng: Âm Dương để chỉ sự cân bằng, Ngũ Hành là sự bổ khuyết trước sau cho âm dương. Bỏ ngũ hành thì âm dương không có trước sau. Cũng như nhà không có trên dưới.

Phú cổ chí ít cũng tồn tại qua vài trăm năm, biết bao nhiêu con sóng tràng giang đã gợn. Biết bao nhiêu thiên tài, vĩ nhân, lãng khách, t*ao nhân, danh tướng, danh sư, hữu duyên giác ngộ...đã đọc qua nó và ngẫm qua nó. Tại sao nó vẫn được lưu truyền, tồn tại?
Hoặc sai, hoặc đúng, hoặc ngầm ẩn giấu...Dù ntn cũng được, nhưng nếu đam mê có thể cùng nhau khai phá kiến giải.

Cám ơn mọi người đã cùng bàn luận về câu phú VT đã nêu.

Như đã bàn ở mục cmt số 82.

Câu phú:
Thiên Cơ Thất Sát đồng cung dã thiện tam phân,
Thái Âm Hỏa Linh đồng vị phản thành thập ác.

Hướng tới sự cân bằng dung hòa giữa thiện tính và ác,sát tinh trong lá số. Nó cũng là sự giao thoa giữa lý sáng, tôi, âm, dương. Để cùng song hành tồn tại, tranh đấu với nhau, hoặc bắt tay nhau tạo thành văn võ khi tranh đấu với địch thủ khác.

Trân trọng,

Đại sư

Thanked by 3 Members:

#96 minhgiac

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1958 Bài viết:
  • 5379 thanks

Gửi vào 26/12/2014 - 17:35

bàn vui với anh vô thường!

chúng ta thấy rằng ngay cả cuốn sách mà anh Quách Ngọc Bội dịch của chân nhân hoa sơn cũng rất nhiều câu từ bị chép sai là chuyện rất bất thường! vấn đề là ta đi thẳng vào câu phú : Thiên Cơ Thất Sát đồng cung dã thiện tam phân! nếu đọc câu phú này ta quan tâm tới cụng từ đồng cung" đó là cái mấu chốt! nếu giả thiết đặt ra là chúng sẽ gặp nhau ở hạn có thể là đại hay tiểu hạn thì tử vi việt nam cũng giải thích rồi ( mệnh cơ nguyệt đồng lương kỵ gặp hạn sát phá tham)! nếu thế sao người không viết là thiên cơ ngộ thất sát, hay hạn hành cơ gặp sát...vvv... vừa dễ hiểu và hợp lý hơn! một điều nữa ai học lý số cũng lắm được sao thiên lương hóa ấm, thiên đồng hóa phúc, thiên cơ hóa thiện cũng còn gọi là thiện tinh mà khi phân tích thiên tinh thiên cơ gặp tứ sát tính thiện mất đi, biến chất thì cũng đâu có sai hay đâu không hợp lý! đó là chúng ta phân tích thẳng thắn để mà bàn và định có thể thế này, thế kia!

nhưng lại có thánh mới xuất hiện nói người khác u mê! vậy câu hỏi đặt ra là kẻ ấy đã chắc mình không u mê? ngộ được đến đâu? đạt đến tầm nào? học và biết được những gì? đã khai mở được cái gì? có chắc những gì mình biết , mình học , mình hiểu là đúng hết chưa? đã biết người ta ở tầm nào? mà nói như thánh đắc đạo, mà có viết ra dc cái gì đâu!

k lẽ trên diễn đàn này và ở đâu đó cả thiên hạ ngu hêt cả sao? mấy cái viết trên này mà lấy nó tự phong mình là giỏi mà xem dc á? kiến thức chỉ có ỏ đây và sẽ tìm được tầm cao ở trên này á! đúng là hoang tưởng! nhưng nói chung ai hiểu thế nào, nhà nào có gì thì dùng cái ấy vậy! đôi lúc trốn ba quân nó phúc tạp và ô tạp như vậy đó!

Sửa bởi minhgiac: 26/12/2014 - 17:37


Thanked by 3 Members:

#97 Canhdoan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 468 Bài viết:
  • 1043 thanks

Gửi vào 27/12/2014 - 00:54

Khi xét Thái Dương Thái Âm, đặc biệt trường hợp hãm địa và đồng cung, em có chú ý đến vị trí của Thiếu Dương Thiếu Âm.
ý kiến anh Vô Thường (ko biết xưng hô đúng không ☺) như thế nào ạ

Thanked by 1 Member:

#98 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9302 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 27/12/2014 - 15:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Canhdoan, on 27/12/2014 - 00:54, said:

Khi xét Thái Dương Thái Âm, đặc biệt trường hợp hãm địa và đồng cung, em có chú ý đến vị trí của Thiếu Dương Thiếu Âm. ý kiến anh Vô Thường (ko biết xưng hô đúng không ☺) như thế nào ạ

Bạn đã đưa ra ý kiến ntn thì mong hãy bình thêm cho rõ cách hiểu, cách nghĩ của bạn . Tôi đang hiểu bạn đề cập đến tứ tượng. Thái Dương - Thiếu Âm - Thái Âm - Thiếu Dương. Qua đó xem sự phối hợp tuần hoàn giữa chúng.

Tuy nhiên, tại sao không xét tổng quát cho khắp mọi vị trí mà lại tập trung vào thế Âm Dương sửu mùi?

Sửu - Mùi là trục của Âm Dương, và cũng thật tình cờ là Trục của Tử Phá. (Tình cờ nhưng không bất ngờ, điều này khả dĩ là con đường hay để xem sự biến ảo của Nam - Bắc đẩu giao nhau).

Nghĩa là đoán ý bạn như sau: Nhật Nguyệt đồng cung, tranh sáng nên cần xem Thiếu Dương và Thiếu Âm để nói thành bại của Nhật - Nguyệt?

Thanked by 3 Members:

#99 banghuynh

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 358 Bài viết:
  • 549 thanks

Gửi vào 27/12/2014 - 15:22

@ Huynh Vô Thường :

Xin trở lại câu phú vừa qua :

Thái Âm Hoả Linh đồng vị trở nên ác 10 phần.

Với ý nghĩa trên khi Thái Âm đồng cung cùng Hoả tinh hoặc Linh tinh bất luận tại vị trí nào (Miếu/Đắc/Hãm) đều trở nên biến đổi 100% từ tốt đẹp sang xấu xa?
Tương tự như vậy khi Mệnh Thái Âm vận/hạn gặp Hoả/Linh cũng đều được luận như trên nhưng có sự chiết giảm do ảnh hưởng không thuần tuý?

Trân trọng.

Thanked by 2 Members:

#100 hvtuvi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 31 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 27/12/2014 - 16:19

- khi xét Thái Âm và Thái Dương phải xem chổ đứng có hợp cách không???
- nằm ở cung âm hay cung dương, nằm phía đông hay tây hay nam hay bắc trên 12 cung
- xét tiếp đến mệnh tương sinh hay không?
- đắc cách mà không hợp mệnh cũng như bỏ đi
- cây cần có nắng để sống sót, nhưng nếu nắng quá cây cũng chết, vậy nên Thái Dương thật đắc cách nếu mạng hỏa, Nguyệt thật sự đắc cách với người mệnh thủy.
- Còn Nhật, Nguyệt lạc hảm cũng như không.

Thanked by 4 Members:

#101 Canhdoan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 468 Bài viết:
  • 1043 thanks

Gửi vào 28/12/2014 - 00:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Thường, on 27/12/2014 - 15:03, said:

Bạn đã đưa ra ý kiến ntn thì mong hãy bình thêm cho rõ cách hiểu, cách nghĩ của bạn . Tôi đang hiểu bạn đề cập đến tứ tượng. Thái Dương - Thiếu Âm - Thái Âm - Thiếu Dương. Qua đó xem sự phối hợp tuần hoàn giữa chúng.

Tuy nhiên, tại sao không xét tổng quát cho khắp mọi vị trí mà lại tập trung vào thế Âm Dương sửu mùi?

Sửu - Mùi là trục của Âm Dương, và cũng thật tình cờ là Trục của Tử Phá. (Tình cờ nhưng không bất ngờ, điều này khả dĩ là con đường hay để xem sự biến ảo của Nam - Bắc đẩu giao nhau).

Nghĩa là đoán ý bạn như sau: Nhật Nguyệt đồng cung, tranh sáng nên cần xem Thiếu Dương và Thiếu Âm để nói thành bại của Nhật - Nguyệt?

xin phép luận giải quan điểm của tôi
Tứ tượng thì rõ ý trong trường hợp này rồi.
Sao Thiếu Âm Thiếu Dương thuộc vòng Thái Tuế, có độ sáng tối như Thái Âm và Thái Dương, sách vở cho là làm tăng thêm độ sáng của 2 sao chủ này nếu đóng ở đồng cung từ luận điểm đó tôi thử suy diễn thêm, là nếu trong trường hợp Âm Dương hãm thì 2 sao này nếu có ở vị trí đồng cung hoặc xung chiếu sẽ gia giảm thêm độ sáng, tối và nếu ở vị trí Âm Dương đồng cung trong thế tranh huy thì hai sao này nếu ở vị trí đồng cung hoặc xung chiếu cũng có tác động đến
(Thực tế khi Âm Dương ở Sửu Mùi thì chỉ có 1 sao đồng cung hoặc xung chiếu do cách an của Thiếu Âm và Thiếu Dương cách nhau 1 cung)

Nghe thì giống như toán cộng, nhưng theo quan điểm của tôi đó là sự bổ sung khí, khi Thái Dương tối, hội được Thái Dương sáng (nghĩa là ở vị trí xung chiếu), thì được bổ sung khí, Thái Âm cũng vậy.

2 sao này an theo địa chi nên suy nghĩ của tôi là" mầm hạt" để nuôi Thái Âm Thái Dương.
còn ở vi trí khác thì tôi chỉ xem trong sự tuần hoàn của nghĩa tứ tượng thôi

Xin anh Vô Thường đừng cười tôi học ít nghĩ nhiều - tình thực mà nói ở diễn đàn mình nhiều cao nhân quá, lâu lâu đọc phú và toàn là nan đề không làm mấy kẻ hay suy luận mà ít có sách vở như tôi cảm giác mất tự tin lắm, nhưng cứ suy luận trên cơ sở nguyên tắc sách vở đề ra nên cứ liều viết ra vậy, có lỗ mỗ anh bỏ quá cho.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Canhdoan: 28/12/2014 - 00:50


Thanked by 3 Members:

#102 CHUBBYCAT

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1264 Bài viết:
  • 2310 thanks

Gửi vào 31/12/2014 - 02:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Canhdoan, on 28/12/2014 - 00:47, said:

xin phép luận giải quan điểm của tôi
Tứ tượng thì rõ ý trong trường hợp này rồi.
Sao Thiếu Âm Thiếu Dương thuộc vòng Thái Tuế, có độ sáng tối như Thái Âm và Thái Dương, sách vở cho là làm tăng thêm độ sáng của 2 sao chủ này nếu đóng ở đồng cung từ luận điểm đó tôi thử suy diễn thêm, là nếu trong trường hợp Âm Dương hãm thì 2 sao này nếu có ở vị trí đồng cung hoặc xung chiếu sẽ gia giảm thêm độ sáng, tối và nếu ở vị trí Âm Dương đồng cung trong thế tranh huy thì hai sao này nếu ở vị trí đồng cung hoặc xung chiếu cũng có tác động đến
(Thực tế khi Âm Dương ở Sửu Mùi thì chỉ có 1 sao đồng cung hoặc xung chiếu do cách an của Thiếu Âm và Thiếu Dương cách nhau 1 cung)

Nghe thì giống như toán cộng, nhưng theo quan điểm của tôi đó là sự bổ sung khí, khi Thái Dương tối, hội được Thái Dương sáng (nghĩa là ở vị trí xung chiếu), thì được bổ sung khí, Thái Âm cũng vậy.

2 sao này an theo địa chi nên suy nghĩ của tôi là" mầm hạt" để nuôi Thái Âm Thái Dương.
còn ở vi trí khác thì tôi chỉ xem trong sự tuần hoàn của nghĩa tứ tượng thôi

Xin anh Vô Thường đừng cười tôi học ít nghĩ nhiều - tình thực mà nói ở diễn đàn mình nhiều cao nhân quá, lâu lâu đọc phú và toàn là nan đề không làm mấy kẻ hay suy luận mà ít có sách vở như tôi cảm giác mất tự tin lắm, nhưng cứ suy luận trên cơ sở nguyên tắc sách vở đề ra nên cứ liều viết ra vậy, có lỗ mỗ anh bỏ quá cho.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thiếu Dương đồng cung với Thiên Không. Sách xưa viết khá nhiều rồi, khi xét cung cố định, nếu Thái Âm-Thái Dương hãm có Thiên Không đồng cung sẽ giúp khôi phục sức sáng cho Thái Dương-Âm

#103 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9302 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 06/01/2015 - 16:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thao911, on 25/12/2014 - 12:09, said:

Tháng Ất anh Vô Thường bàn về Thái âm ,vây những tháng sau như Giáp,Bính,Canh thì bàn về tượng gì vậy a? Cám ơn A

Em thích bàn về chủ để gì thì lập 1 topic hoặn nêu ra nhé. Đại sư sẽ bàn cùng Thao911 và mọi người.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

banghuynh, on 27/12/2014 - 15:22, said:

@ Huynh Vô Thường : Xin trở lại câu phú vừa qua : Thái Âm Hoả Linh đồng vị trở nên ác 10 phần. Với ý nghĩa trên khi Thái Âm đồng cung cùng Hoả tinh hoặc Linh tinh bất luận tại vị trí nào (Miếu/Đắc/Hãm) đều trở nên biến đổi 100% từ tốt đẹp sang xấu xa? Tương tự như vậy khi Mệnh Thái Âm vận/hạn gặp Hoả/Linh cũng đều được luận như trên nhưng có sự chiết giảm do ảnh hưởng không thuần tuý? Trân trọng.

Cái này đơn giản chỉ là hai câu phú trong: "Đẩu số chuẩn thằng" hướng tới sự cân bằng (thiên - ác, phúc - bại,...) trong lá số. Thái âm khi đi cùng Linh Tinh âm tính quá mạnh, tâm lý thái âm đã rất nhạy cảm, đi cùng ngôi sao siêu nhạy cảm là linh tinh thì khiên tâm lý thay đổi liên tục. Cách hành xử cũng vì thế mà biến đổi theo tâm lý. Linh tinh chủ âm ỉ, suy nghĩ cực nhiều nên khi phát tác qua hành động có phần khó coi, ngược với cách nghĩ thường. Gây khó chịu phản cảm cho người khác. Nên các cụ xưa phê: Thập Ác (10 phần ác) nhưng thực ra nên hiểu rằng, điểm giao động của cách Âm Linh là lớn, nên mọi người xung quanh Đương số thường bất ngờ vì cách ứng xử của đương số.

Nghiệm lý khoảng vài chục lá số Âm Linh ( Chú ý là Âm Linh Đà Kỵ mới thực sự là chí âm chí nhu) thì thấy rằng: Đương số thường bất lực trong việc kiếm soát hành vi khi nóng giận, và lựa chọn những phương án sai lầm trong việc ứng xử. Ngoài ra, họ có biệt tài làm những thứ người khác không ngờ tới, nên chồng (hoặc bạn đương số) đa phần đều bất ngờ khi dính đòn của Đương số phản phé.

Vậy tại sao Thiên Cơ khi phùng Sát tinh lại không giao động lớn đến như Thái Âm, đó là bí quyết ẩn tàng trong phú cổ mà Banghuynh nên khám phá. Qua hai ví dụ nhưng phải suy được cho tất cả các cách cục khác để tìm ra thanh bảo kiếm cho chính mình trong việc tìm điểm cân bằng của lá số.
Spoiler


#104 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9302 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 29/01/2015 - 17:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Canhdoan, on 28/12/2014 - 00:47, said:

xin phép luận giải quan điểm của tôi
Tứ tượng thì rõ ý trong trường hợp này rồi.
Sao Thiếu Âm Thiếu Dương thuộc vòng Thái Tuế, có độ sáng tối như Thái Âm và Thái Dương, sách vở cho là làm tăng thêm độ sáng của 2 sao chủ này nếu đóng ở đồng cung từ luận điểm đó tôi thử suy diễn thêm, là nếu trong trường hợp Âm Dương hãm thì 2 sao này nếu có ở vị trí đồng cung hoặc xung chiếu sẽ gia giảm thêm độ sáng, tối và nếu ở vị trí Âm Dương đồng cung trong thế tranh huy thì hai sao này nếu ở vị trí đồng cung hoặc xung chiếu cũng có tác động đến
(Thực tế khi Âm Dương ở Sửu Mùi thì chỉ có 1 sao đồng cung hoặc xung chiếu do cách an của Thiếu Âm và Thiếu Dương cách nhau 1 cung)

Nghe thì giống như toán cộng, nhưng theo quan điểm của tôi đó là sự bổ sung khí, khi Thái Dương tối, hội được Thái Dương sáng (nghĩa là ở vị trí xung chiếu), thì được bổ sung khí, Thái Âm cũng vậy.

2 sao này an theo địa chi nên suy nghĩ của tôi là" mầm hạt" để nuôi Thái Âm Thái Dương.
còn ở vi trí khác thì tôi chỉ xem trong sự tuần hoàn của nghĩa tứ tượng thôi

Xin anh Vô Thường đừng cười tôi học ít nghĩ nhiều - tình thực mà nói ở diễn đàn mình nhiều cao nhân quá, lâu lâu đọc phú và toàn là nan đề không làm mấy kẻ hay suy luận mà ít có sách vở như tôi cảm giác mất tự tin lắm, nhưng cứ suy luận trên cơ sở nguyên tắc sách vở đề ra nên cứ liều viết ra vậy, có lỗ mỗ anh bỏ quá cho.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đầu tiên xin lỗi anh CanhDoan vì lâu quá không hồi đáp lời anh, mong anh lượng thứ cho Vô Thường. Chúng ta, ngoài chuyện bàn luận học thuật ra, còn rất nhiều vấn đề cần được giải quyết ngoài cuộc sống mà.

Kì thực, Thiếu âm và Thiếu Dương tên đúng của nó là: Thái Âm và Thái Dương (Nhưng có lẽ để cho không bị nhầm với hai chính tinh Thái Dương và Thái Âm nên được đổi tên thành như vậy). Việc anh quan sát thêm 2 sao này để bổ xung cho Thái Âm, Thái Dương cũng là hợp lý. Tôi sẽ mở rộng bàn luận về tương tác giữa chúng vào một vài viết khác.

Bài này tập trung vào Vị trí của Thiếu Dương và Thiếu Âm.

Để ý cách an sẽ dễ thấy Thiếu Dương luôn trước Thái Tuế 1 cung, và như vậy là đồng cung với Thiên Không. Thiếu Âm lại trước Thiếu Dương hai cung (Tức là cách Thái Tuế 3 cung).

Cung chức sẽ là gì?

Thiếu Dương tọa phụ mẫu, Thiếu Âm tọa điền trạch. (Tang môn tọa Phúc đức).

Hai khí âm dương này luôn giao hòa tại cung nào? Tật và Tử.

Vậy điều này thể hiện 2 thứ, Thiếu Âm, Dương cũng thể hiện các chức vị là chủ cung chức. Và tác động tới cung tật (là đôi mắt của thái tuế) và cung tử (Chủ cô con gái nhỏ, cậu con trai nhỏ)....

A tham khảo thêm nhé !

Thanked by 3 Members:

#105 MHTH

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3141 Bài viết:
  • 1893 thanks

Gửi vào 22/10/2023 - 07:49

Hay quá ạ, mọi người bàn về Thái Âm nữa đi ạ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

5 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |