1
Khái lược về TVĐS trong lịch sử các môn thuật số
Viết bởi BryanAdam, 28/11/14 17:40
6 replies to this topic
#1
Gửi vào 28/11/2014 - 17:40
Sưu tầm từ loạt bài viết dài kỳ của QuachNgocBoi
Kỳ 1:
Thông qua các chương Thiên Văn, Lịch Pháp, Dịch Học với Âm Dương Ngũ Hành, chúng ta biết rằng dấu tích của các môn Thuật Số chiêm đoán số mệnh vốn có nguồn gốc cơ sở liên quan chặt chẽ đến các khoa nói trên.
Từ cả mấy ngàn năm trước Công Nguyên thì các nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà (Babylone & Assyrie), Ấn Độ, Trung Quốc,… đã có nhiều thành tựu rực rỡ đáng kinh ngạc về sự phát triển của các khoa Thiên Văn, Lịch Pháp. Bên cạnh đó, đã hình thành những thuật chiêm tinh dự đoán các sự kiện từ lớn bé liên quan đến chính trị, xã hội, chiến tranh, thiên tai, địch họa, và cả số phận con người nữa.
Với nền văn minh Lưỡng Hà, thì điển hình nhất chúng ta có thể thấy là bộ sách thiên văn “Mul. Apin” của người Assyrie, 1100 năm trước Công Nguyên, người ta đã phân định được các sao, các chòm sao, ngày tháng mọc lặn, đường đi của Mặt Trăng qua các chòm sao, phương thức đo bóng nắng của Mặt Trời bằng cọc tiêu (điều này tương đồng với phép xem Thiên Văn, tính toán Lịch Pháp của người Trung Quốc, là “ngưỡng quan phủ sát” – ngẩng đầu xem thiên tượng và cúi đầu xét bóng nắng và địa tượng, đêm thì “diện Bắc” để trông các sao với tâm điểm là sao Bắc Cực, ngày thì “diện Nam” để trông Mặt Trời xuất nhập,…). Một trong những bộ sách chiêm tinh đồ sộ nhất thời cổ đại là Enuma Anu Enlil của người Babylone với khoảng 7000 lời tiên đoán, thế nhưng sau này không còn được kế thừa và mai một dần đi, mà cho đến nay thì chỉ còn là một bộ sách chứ không phát triển gì được thêm.
Bên cạnh đó, từ bộ Kinh Vệ Đà – 3000 năm trước Công Nguyên, người Ấn Độ sau này đem nó phát triển ra một thể khá hoàn chỉnh của Chiêm Tinh Ấn Độ (môn Chiêm Tinh Vedic, cũng chính là nguồn cội của môn Chiêm Tinh của người Phương Tây ngày nay), trong đó có sự góp phần đặc biệt to lớn của Thiên Văn Lịch Toán Ấn Độ cùng với triết thuyết về Tứ Nguyên Tố (thuyết về Tứ Nguyên Tố Nước-Lửa-Khí-Đất này cũng có vai trò tương tự với các thuyết về Âm Dương Ngũ Hành của chúng ta).
Ngoài ra, người Ấn Độ còn biết được từ rất sớm về Lục Thập Hoa Giáp qua cách tính toán trường kỳ về sự vận hành của sao Mộc (~ 12 năm) và sao Thổ (~ 30 năm), thông qua sự vận hành của hai sao này thì người ta cũng có thể tính toán được Can – Chi rất dễ dàng. Có tất cả 60 Samvatsara, mỗi Samvatsara có 1 cái tên như sau:
“1. Prabhava 2. Vibhava 3. Shukla 4. Pramodoota 5. Prajothpatti 6. Āngirasa 7. Shrīmukha 8. Baāva 9. Yuva 10. Dhātru 11. Īshvara 12. Bahudhānya 13. Pramāthi 14. Vikrama 15. Vrusha 16. Chitrabhānu 17. Svabhānu 18. Tārana 19. Pārthiva 20. Vyaya 21. Sarvajith 22. Sarvadhāri (2008-2009 AD/CE) 23. Virodhi (2009-2010 AD/CE) 24. Vikrutha (2010-2011 AD/CE) 25. Khara 26. Nandana 27. Vijaya 28. Jaya 29. Manmatha 30. Durmukhi 31. Hevilambi 32. Vilambi 33. Vikāri 34. Shārvari 35. Plava 36. Shubhakrutha 37. Shobhakrutha 38. Krodhi 39. Vishvāvasu 40. Parābhava 41. Plavanga 42. Kīlaka 43. Saumya 44. Sādhārana 45. Virodhikrutha 46. Paridhāvi 47. Pramādeecha 48. Ānanda 49. Rākshasa 50. Anala 51. Pingala 52. Kālayukthi 53. Siddhārthi 54. Raudra 55. Durmathi 56. Dundubhi 57. Rudhirodgāri 58. Raktākshi 59. Krodhana 60. Akshaya”
Về hình thức mệnh bàn cơ sở thì Chiêm Tinh Vedic cũng dùng 12 cung để mà xét độ số vận hành của 9 sao, gồm Ngũ Tinh (Kim Tinh, Mộc Tinh, Thủy Tinh, Hỏa Tinh, Thổ Tinh), Nhật Nguyệt (Thái Dương, Thái Âm) và La Hầu, Kế Đô (các giao điểm của Hoàng Đạo với Bạch Đạo).
Chín sao này, trong một nhánh theo đạo Phật truyền sang Trung Quốc, đã không còn chú trọng về cơ sở Thiên Văn Lịch Toán nữa (cũng có thể những người truyền giáo không có hoặc không giỏi về Thiên Văn) mà biến thể hoàn toàn từ chiêm tinh (chiêm đoán theo các sao có thực) sang chiêm phi tinh (chiêm đoán theo các sao giả tưởng), chỉ dùng các sao giả mà quản theo Địa Chi tuổi hay số tuổi,… kết hợp với những thuật ngữ Thiên Văn tại Trung Quốc với Đạo Giáo, mà tạo thành môn Cửu Diệu bao gồm:
Nhật Diệu (Thái Dương),
Nguyệt Diệu (Thái Âm),
Thái Bạch (Kim Tinh / Minh Tinh / Trường Canh / Khải Minh),
Mộc Đức (Tuế Tinh / Mộc Diệu / Mộc Tinh),
Thủy Diệu (Thủy Tinh / Thần Tinh),
Hỏa Diệu (Vân Hán / Huỳnh Hoặc / Hỏa Tinh),
Thổ Diệu (Thổ Đức / Thổ Tinh / Trấn Tinh / Điền Tinh / Tín Tinh),
La Hầu (Rahu),
Kế Đô (Ketu).
Những điều này, ngày nay chúng ta còn thấy ở trong phần “Phật thuyết Cửu Diệu chân ngôn xí thạnh quang tiêu tai kinh”, ngoài ra chúng ta còn có thể thấy bảy ngôi sao của chòm Bắc Đẩu là Tham Lang, Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân, ở trong phần “Phật thuyết Bắc Đẩu thất tinh diên mệnh kinh”.
Kỳ 1:
Thông qua các chương Thiên Văn, Lịch Pháp, Dịch Học với Âm Dương Ngũ Hành, chúng ta biết rằng dấu tích của các môn Thuật Số chiêm đoán số mệnh vốn có nguồn gốc cơ sở liên quan chặt chẽ đến các khoa nói trên.
Từ cả mấy ngàn năm trước Công Nguyên thì các nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà (Babylone & Assyrie), Ấn Độ, Trung Quốc,… đã có nhiều thành tựu rực rỡ đáng kinh ngạc về sự phát triển của các khoa Thiên Văn, Lịch Pháp. Bên cạnh đó, đã hình thành những thuật chiêm tinh dự đoán các sự kiện từ lớn bé liên quan đến chính trị, xã hội, chiến tranh, thiên tai, địch họa, và cả số phận con người nữa.
Với nền văn minh Lưỡng Hà, thì điển hình nhất chúng ta có thể thấy là bộ sách thiên văn “Mul. Apin” của người Assyrie, 1100 năm trước Công Nguyên, người ta đã phân định được các sao, các chòm sao, ngày tháng mọc lặn, đường đi của Mặt Trăng qua các chòm sao, phương thức đo bóng nắng của Mặt Trời bằng cọc tiêu (điều này tương đồng với phép xem Thiên Văn, tính toán Lịch Pháp của người Trung Quốc, là “ngưỡng quan phủ sát” – ngẩng đầu xem thiên tượng và cúi đầu xét bóng nắng và địa tượng, đêm thì “diện Bắc” để trông các sao với tâm điểm là sao Bắc Cực, ngày thì “diện Nam” để trông Mặt Trời xuất nhập,…). Một trong những bộ sách chiêm tinh đồ sộ nhất thời cổ đại là Enuma Anu Enlil của người Babylone với khoảng 7000 lời tiên đoán, thế nhưng sau này không còn được kế thừa và mai một dần đi, mà cho đến nay thì chỉ còn là một bộ sách chứ không phát triển gì được thêm.
Bên cạnh đó, từ bộ Kinh Vệ Đà – 3000 năm trước Công Nguyên, người Ấn Độ sau này đem nó phát triển ra một thể khá hoàn chỉnh của Chiêm Tinh Ấn Độ (môn Chiêm Tinh Vedic, cũng chính là nguồn cội của môn Chiêm Tinh của người Phương Tây ngày nay), trong đó có sự góp phần đặc biệt to lớn của Thiên Văn Lịch Toán Ấn Độ cùng với triết thuyết về Tứ Nguyên Tố (thuyết về Tứ Nguyên Tố Nước-Lửa-Khí-Đất này cũng có vai trò tương tự với các thuyết về Âm Dương Ngũ Hành của chúng ta).
Ngoài ra, người Ấn Độ còn biết được từ rất sớm về Lục Thập Hoa Giáp qua cách tính toán trường kỳ về sự vận hành của sao Mộc (~ 12 năm) và sao Thổ (~ 30 năm), thông qua sự vận hành của hai sao này thì người ta cũng có thể tính toán được Can – Chi rất dễ dàng. Có tất cả 60 Samvatsara, mỗi Samvatsara có 1 cái tên như sau:
“1. Prabhava 2. Vibhava 3. Shukla 4. Pramodoota 5. Prajothpatti 6. Āngirasa 7. Shrīmukha 8. Baāva 9. Yuva 10. Dhātru 11. Īshvara 12. Bahudhānya 13. Pramāthi 14. Vikrama 15. Vrusha 16. Chitrabhānu 17. Svabhānu 18. Tārana 19. Pārthiva 20. Vyaya 21. Sarvajith 22. Sarvadhāri (2008-2009 AD/CE) 23. Virodhi (2009-2010 AD/CE) 24. Vikrutha (2010-2011 AD/CE) 25. Khara 26. Nandana 27. Vijaya 28. Jaya 29. Manmatha 30. Durmukhi 31. Hevilambi 32. Vilambi 33. Vikāri 34. Shārvari 35. Plava 36. Shubhakrutha 37. Shobhakrutha 38. Krodhi 39. Vishvāvasu 40. Parābhava 41. Plavanga 42. Kīlaka 43. Saumya 44. Sādhārana 45. Virodhikrutha 46. Paridhāvi 47. Pramādeecha 48. Ānanda 49. Rākshasa 50. Anala 51. Pingala 52. Kālayukthi 53. Siddhārthi 54. Raudra 55. Durmathi 56. Dundubhi 57. Rudhirodgāri 58. Raktākshi 59. Krodhana 60. Akshaya”
Về hình thức mệnh bàn cơ sở thì Chiêm Tinh Vedic cũng dùng 12 cung để mà xét độ số vận hành của 9 sao, gồm Ngũ Tinh (Kim Tinh, Mộc Tinh, Thủy Tinh, Hỏa Tinh, Thổ Tinh), Nhật Nguyệt (Thái Dương, Thái Âm) và La Hầu, Kế Đô (các giao điểm của Hoàng Đạo với Bạch Đạo).
Chín sao này, trong một nhánh theo đạo Phật truyền sang Trung Quốc, đã không còn chú trọng về cơ sở Thiên Văn Lịch Toán nữa (cũng có thể những người truyền giáo không có hoặc không giỏi về Thiên Văn) mà biến thể hoàn toàn từ chiêm tinh (chiêm đoán theo các sao có thực) sang chiêm phi tinh (chiêm đoán theo các sao giả tưởng), chỉ dùng các sao giả mà quản theo Địa Chi tuổi hay số tuổi,… kết hợp với những thuật ngữ Thiên Văn tại Trung Quốc với Đạo Giáo, mà tạo thành môn Cửu Diệu bao gồm:
Nhật Diệu (Thái Dương),
Nguyệt Diệu (Thái Âm),
Thái Bạch (Kim Tinh / Minh Tinh / Trường Canh / Khải Minh),
Mộc Đức (Tuế Tinh / Mộc Diệu / Mộc Tinh),
Thủy Diệu (Thủy Tinh / Thần Tinh),
Hỏa Diệu (Vân Hán / Huỳnh Hoặc / Hỏa Tinh),
Thổ Diệu (Thổ Đức / Thổ Tinh / Trấn Tinh / Điền Tinh / Tín Tinh),
La Hầu (Rahu),
Kế Đô (Ketu).
Những điều này, ngày nay chúng ta còn thấy ở trong phần “Phật thuyết Cửu Diệu chân ngôn xí thạnh quang tiêu tai kinh”, ngoài ra chúng ta còn có thể thấy bảy ngôi sao của chòm Bắc Đẩu là Tham Lang, Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân, ở trong phần “Phật thuyết Bắc Đẩu thất tinh diên mệnh kinh”.
Thanked by 11 Members:
|
|
#2
Gửi vào 28/11/2014 - 17:55
Kỳ 2:
Tại Trung Quốc, chiêm tinh cũng có một lịch sử rất lâu đời, từ thời nhà Ân (Thương) đã có những cuộc xem xét tinh tượng để chiêm đoán các sự kiện xảy ra với xã hội và con người, những điều này còn bằng chứng ở trên các Giáp Cốt Văn (văn tự được khắc trên xương động vật) mà người ta khai quật được tại thôn Tiểu Đồn (thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, TQ) – đây chính là vùng đất của kinh đô Ân Khư của triều đại cuối cùng nhà Ân (Thương). Nhân đây, tôi cũng nhắc lại về hệ thống ghi chép Lịch Pháp bằng Can – Chi vào cuối thời nhà Thương ở Ân Khư (hơn 1000 năm trước CN) đã sử dụng rất hoàn chỉnh, với những chi tiết được ghi ở trên Giáp Cốt Văn như sau:
Kỉ Dậu, tự kim tuần vũ? Tam nguyệt, Tân Hợi vũ.
己酉, 自今旬雨. 三月, 辛亥雨
=
Vấn: (Hôm nay là) ngày Kỷ Dậu, hỏi rằng từ nay trở đi, trong tuần (10 ngày) này, lúc nào thì mưa?
Đáp: Tháng ba, ngày Tân Hợi thì mưa (tức là 2 ngày nữa, từ Kỷ Dậu cho đến Tân Hợi).
hoặc có bốc từ viết rằng:
Quý Dậu trinh: nhật tịch hữu thực, giai nhược? Quý Dậu trinh: nhật tịch hữu thực, phi nhược?
癸酉贞: 日夕有食, 佳若? 癸酉贞: 日夕有食, 非若.
=
Ngày Quý Dậu bói, hỏi: nếu như chiều tối có nhật thực, đó là tốt hay là không tốt?
v.v…
Việc khai quật được các văn tự giáp cốt còn được các giáo sĩ phương Tây thu mua và hiện nay được lưu giữ ở nhiều nước như Anh, Mĩ, Pháp, Đức, Bỉ,... vì thế mà chúng ta hoàn toàn có thể tin được là có sự đối chứng từ các nước văn minh có bề dày kinh nghiệm về khảo cổ, nên các lời trong các văn tự giáp cốt kia quyết không thể do người Tàu ngụy tạo ra được. Do đó, ít nhất là từ cuối đời Ân Thương đã có sự hoàn chỉnh về việc ráp nối hai hệ thống số đếm. Hệ đếm cơ số 10 theo Thiên Can, và hệ đếm cơ số 12 theo Địa Chi, ứng dụng vào việc ghi chép các đơn vị thời gian trong Lịch Pháp.
Nhân vật đại diện tiêu biểu cho Chiêm Tinh ở thời kỳ Ân Thương chính là Vu Hàm (lưu ý, ngày xưa đó những người giỏi Chiêm Tinh thì cũng đều giỏi Thiên Văn, cho nên các Chiêm Tinh gia với Thiên Văn gia hầu như không có sự khác biệt, họ thường được gọi là Truyền Thiên Số Giả, tức là người sứ giả truyền báo ý trời. Nhưng càng về gần với cận đại thì càng có sự khác biệt, những người giỏi Chiêm Tinh chưa chắc đã biết về Thiên Văn, cho nên Chiêm Tinh gia với Thiên Văn gia là có sự phân biệt. Ngày nay, giữa Thiên Văn với Chiêm Tinh có sự khác biệt vô cùng lớn).
Suốt từ thời Tây Chu cho đến thời kỳ đầu Đông Chu, các khoa Thiên Văn Lịch Toán tuy cũng phát triển mạnh nhưng không thể sánh được với sự thịnh vượng của Dịch Học (nhắc lại, lịch sử của Dịch Học tại Trung Quốc đã có 3 thời kỳ cực thịnh, mỗi thời kỳ cách nhau khoảng chừng 1000 năm là thời nhà Chu – nhà Hán – nhà Tống. Nếu tính từ thời nhà Tống đến nay cũng chừng 1000 năm, hy vọng rằng với sự phát triển của điện toán theo hệ cơ số đếm nhị phân và sự bùng nổ thông tin thời internet sẽ có thể đưa Dịch Học vào một thời kỳ cực thịnh lần thứ 4). Chính vì sự cực thịnh của Dịch Học thời nhà Chu mà Thiên Văn, Lịch Toán, Âm Dương Ngũ Hành cũng phát triển xoay quanh nó, có những điểm còn kết hợp với nhau tạo thành nội dung của Dịch Học.
Thí dụ như quẻ bói đào giếng của Chu Công Lưu (ông tổ nhà Chu) là quẻ Tỉnh, sau dùng chữ Tỉnh để vạch luôn 9 khu vực phân chia ruộng đất gọi là phép Tỉnh Điền, 1 phần Công điền ở ô chính giữa – có cái giếng - thuộc về triều đình, dân làm và triều đình hưởng cả, 8 phần ở 8 ô xung quanh là Tư điền đem chia cho dân làm dân hưởng nhưng nộp một phần lợi tức lại cho triều đình. Thực ra đây là phương pháp khảo sát trắc đạc chất lượng đất và nước (2 yếu tố quan trọng nhất cho nông nghiệp) rất khoa học của nhà Chu, chúng ta cũng cần nhớ rằng nhà Chu khởi nghiệp ở đất Bân phía Tây, trong đất có chỗ không có mạch nước, có chỗ có mạch nước thì lại bị nhiễm phèn chua do đất ở phía Tây có nhiều quặng kim loại, và chỉ có đào giếng thì mới có thể khảo sát được rõ ràng chất lượng đất và nước có thuận lợi cho trồng trọt hay không. Sau khi diệt Trụ của nhà Ân Thương, bắt đầu thời kỳ Đông Chu thì chia cả nước thành 9 Châu, cũng theo 9 ô của chữ Tỉnh, lấy kinh đô nằm ở ô trung tâm. Đến thời kỳ Xuân Thu thì các quan Thiên Văn chia các vùng trời thành các Phận Dã, phân phối các sao các chòm sao tương ứng với các Châu các khu vực ở dưới đất, mỗi Châu đều có sao chủ quản để chiêm đoán về điềm cát hung sẽ xảy ra như thế nào, sự phân chia các phận dã đó, sách Chu Lễ và sau này sách Lã Thị Xuân Thu, Sử Ký cũng đều có ghi lại.
Lại thí dụ như, trong Chu Lễ có chép rằng “Dòng họ đứng đầu địa phương nắm giữ phương pháp của Thổ Khuê, để biết các tình huống của mặt trời”. Thời nhà Chu thì Thổ Khuê là cái trụ đất trát bùn được dùng để đo đạc, ước lượng Nhật ảnh (bóng nắng của Mặt Trời), sau này việc quan trắc nhật ảnh bằng Thổ Khuê có nhiều bất tiện cho nên người ta dùng cái Tiêu Can (cọc tiêu, cột trụ có đánh dấu vạch) để mà thay thế, chính là xuất phát ra cái câu mà người ta vẫn thường nói "lập can kiến ảnh" vậy (dựng sào thấy bóng). Người ta lập 8 cái Khuê ở 8 nơi khác nhau dùng đo đạc ảnh của Mặt Trời (đo bóng nắng), tức là theo 4 hướng chính và 4 góc (tứ chính tứ ngung) để mà quan trắc ảnh của Mặt Trời, rồi tiến hành tổng kết và ghi chép lại, từ đó mà hình thành cơ sở dữ liệu trong Lịch Pháp, cũng đồng thời tạo ra đồ hình các tượng của bát quái. Cho nên hồi xưa có thuyết tám cái biểu lúc hoàng hôn, tức cái người ta vẫn nói "Bát phương, bát Tiết, bát Quái, bát Khuê, bát Biểu,...". Chữ Quái (quẻ) trong Bát Quái, vốn cũng có sự liên hệ ngầm hiểu, từ Khuê sang Bốc, ý nghĩa của Bốc chính là ý nguyện của việc suy đoán, ước lượng, đo đạc.
Qua thí dụ này cũng cho chúng ta biết manh mối về thời kỳ xuất hiện các Bát Quái (8 quái đơn, mỗi quái có 3 Hào) cùng với các lý luận về Âm Dương, Tam Tài, chính là thời kỳ Đông Chu, chứ còn các bằng chứng khảo cổ đều xác nhận rằng vào thời Văn Vương (Tây Chu) thì Kinh Dịch nguyên thủy vốn chỉ có 64 quái kép (mỗi quái có 6 Hào) và khi đó chưa hề có đề cập đến khái niệm Âm Dương, Tam Tài, cái gì cả. Đơn vị cơ bản của Quái là Hào, và Hào chính là ghi chép ký hiệu chuyên môn đối với sự thay đổi của Nhật ảnh. Hào có hai loại: lấy vạch liền ( ___ ) biểu thị cho hào dương, bày tỏ ánh sáng của Mặt Trời, lấy vạch đứt ( _ _ ) biểu thị cho hào âm, bày tỏ ánh sáng của Mặt Trăng, bởi vì vào buổi tối thì không thể nào thấy Mặt Trời nên đối chiếu với ký hiệu của nhật ảnh trên mặt đất, để quan trắc ánh sáng của Mặt Trăng. Mỗi quái đơn có 3 Hào, biểu thị Tam Tài “Thiên Địa Nhân”. Phần Thiên của Tam Tài bao quát toàn bộ cái Thể của bầu trời vận hành cùng với khí tượng thay đổi, những cái này là khoa Tinh Tượng, xưa gọi là Thiên Văn. Văn, đan chéo nhau - giao thoa, xen lẫn vào nhau - vậy, Thiên Văn chính là xem trên cái Thể của bầu trời có các điểm giao nhau của Nhật Nguyệt và các sao, tức là thời điểm của sự giao hội. Như Nhật Nguyệt hội thì hình thành 12 Tiết, còn Nhật Nguyệt Đẩu hội thì hình thành 12 Khí. Phần Địa của Tam Tài là chỉ sự quan trắc bóng nắng Mặt Trời ở trên mặt đất để có phương pháp tính toán chu kỳ của năm. Ngày xưa gọi là Địa Lý học, lấy cái Lý của đất để lý giải toàn bộ quá trình sinh trưởng biến hóa thâu tàng. Phần Nhân của Tam Tài là đem cả Thiên Văn với Địa Lý, cùng kết hợp với Nhân Sự, nhằm căn cứ vào những quy luật này để mà tiến hành các sinh hoạt và sản xuất trong đời sống của con người.
Các nhân vật tiêu biểu của Chiêm Tinh vào thời kỳ Đông Chu Liệt Quốc chính là Cam Đức (ở nước Tề) người đã viết tác phẩm “Thiên Văn Tinh Chiêm”, Thạch Thân (ở nước Ngụy) người đã viết tác phẩm “Thiên Văn”. Sau này người ta gộp 2 cuốn lại và gọi là “Cam Thạch – Tinh Kinh”. Ngoài ra còn có các nhân vật như Tử Vi (ở nước Tống), Doãn Cao (ở nước Triệu), Đường Muội (ở nước Sở),…
Về Ngũ Hành cũng vậy, cứ theo như các sách nói về Ngũ Hành sớm nhất là Nội Kinh Tố Vấn và Linh Khu Kinh, thì Ngũ Hành được cho là có từ thời Hoàng Đế, rồi nào là Cơ Tử với Cửu Trù Hồng Phạm. Những kỳ thực là chuyện nhập nhèm về lịch sử của mấy anh ba Tàu lẻo mép, các khảo chứng đều cho thấy Ngũ Hành xuất hiện vào thời kỳ hậu Đông Chu, tức là thời Xuân Thu – Chiến Quốc, khoảng 600 đến 300 năm trước Công Nguyên, với các đại diện tiêu biểu là Lão Tử, Trâu Diễn, cùng những người khác mà đã làm ra sách Tố Vấn, Linh Khu, rồi sau này là những người đã làm ra bộ Lã Thị Xuân Thu. Những nghiên cứu về học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành sau này phát triển mạnh nhất ở nhà Hán, lại cũng trùng với thời kỳ cực thịnh của các nghiên cứu về Dịch Học, cho nên Âm Dương Ngũ Hành cũng dần dần được gán vào phối hợp như những phần khó tách rời được với Kinh Dịch.
Xưa nay người ta vẫn cho rằng, Vương Sung (27 – 97) là cha đẻ của Mệnh Lý ở Trung Quốc, là người khởi đầu sáng tạo ra thuật số toán mệnh với tác phẩm Luận Hành và các thuyết về Khí Bẩm, Sơ Bẩm,… nhưng kỳ thực không phải như vậy. Vào năm 1973, khi người ta khai quật các mộ Hán của ông Lợi Thương, bà thiếp Tân Truy, con trai của Lợi Thương, ở Mã Vương Đôi (thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, TQ) đã phát hiện ra các bản viết trên lụa của rất nhiều sách mà nổi tiếng nhất là Bạch Thư Chu Dịch, Đạo Đức Kinh, Ngũ Tinh Chiêm, Thiên Văn Khí Tượng Tạp Chiêm,… Trong đó, cuốn Ngũ Tinh Chiêm được xác định có niên đại hình thành là khoảng gần 170 năm trước Công Nguyên, với cấu trúc khá hoàn chỉnh và lý luận sử dụng đạo nghĩa luân lý, ngũ sự, ngũ hành, ngũ phương, ngũ đế tương ứng với ý nghĩa và sự vận hành của Ngũ Tinh (Kim Tinh - Thái Bạch, Mộc Tinh - Tuế Tinh, Thủy Tinh - Thần Tinh, Hỏa Tinh - Huỳnh Hoặc, Thổ Tinh - Trấn Tinh) để chiêm đoán về vận mệnh con người. Điều này cũng có nghĩa là môn thuật số Ngũ Tinh Chiêm với lý luận và cấu trúc khá hoàn chỉnh đã xuất hiện trước Vương Sung đến gần 200 năm trước. Môn Ngũ Tinh Chiêm này cũng rất gần gũi với Chiêm Tinh Vedic của người Ấn Độ, và đây cũng là một trong những bước đệm để kết hợp tiếp thu môn Chiêm Tinh Vedic mà tạo thành môn Thất Chính Tứ Dư sau này.
Tại Trung Quốc, chiêm tinh cũng có một lịch sử rất lâu đời, từ thời nhà Ân (Thương) đã có những cuộc xem xét tinh tượng để chiêm đoán các sự kiện xảy ra với xã hội và con người, những điều này còn bằng chứng ở trên các Giáp Cốt Văn (văn tự được khắc trên xương động vật) mà người ta khai quật được tại thôn Tiểu Đồn (thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, TQ) – đây chính là vùng đất của kinh đô Ân Khư của triều đại cuối cùng nhà Ân (Thương). Nhân đây, tôi cũng nhắc lại về hệ thống ghi chép Lịch Pháp bằng Can – Chi vào cuối thời nhà Thương ở Ân Khư (hơn 1000 năm trước CN) đã sử dụng rất hoàn chỉnh, với những chi tiết được ghi ở trên Giáp Cốt Văn như sau:
Kỉ Dậu, tự kim tuần vũ? Tam nguyệt, Tân Hợi vũ.
己酉, 自今旬雨. 三月, 辛亥雨
=
Vấn: (Hôm nay là) ngày Kỷ Dậu, hỏi rằng từ nay trở đi, trong tuần (10 ngày) này, lúc nào thì mưa?
Đáp: Tháng ba, ngày Tân Hợi thì mưa (tức là 2 ngày nữa, từ Kỷ Dậu cho đến Tân Hợi).
hoặc có bốc từ viết rằng:
Quý Dậu trinh: nhật tịch hữu thực, giai nhược? Quý Dậu trinh: nhật tịch hữu thực, phi nhược?
癸酉贞: 日夕有食, 佳若? 癸酉贞: 日夕有食, 非若.
=
Ngày Quý Dậu bói, hỏi: nếu như chiều tối có nhật thực, đó là tốt hay là không tốt?
v.v…
Việc khai quật được các văn tự giáp cốt còn được các giáo sĩ phương Tây thu mua và hiện nay được lưu giữ ở nhiều nước như Anh, Mĩ, Pháp, Đức, Bỉ,... vì thế mà chúng ta hoàn toàn có thể tin được là có sự đối chứng từ các nước văn minh có bề dày kinh nghiệm về khảo cổ, nên các lời trong các văn tự giáp cốt kia quyết không thể do người Tàu ngụy tạo ra được. Do đó, ít nhất là từ cuối đời Ân Thương đã có sự hoàn chỉnh về việc ráp nối hai hệ thống số đếm. Hệ đếm cơ số 10 theo Thiên Can, và hệ đếm cơ số 12 theo Địa Chi, ứng dụng vào việc ghi chép các đơn vị thời gian trong Lịch Pháp.
Nhân vật đại diện tiêu biểu cho Chiêm Tinh ở thời kỳ Ân Thương chính là Vu Hàm (lưu ý, ngày xưa đó những người giỏi Chiêm Tinh thì cũng đều giỏi Thiên Văn, cho nên các Chiêm Tinh gia với Thiên Văn gia hầu như không có sự khác biệt, họ thường được gọi là Truyền Thiên Số Giả, tức là người sứ giả truyền báo ý trời. Nhưng càng về gần với cận đại thì càng có sự khác biệt, những người giỏi Chiêm Tinh chưa chắc đã biết về Thiên Văn, cho nên Chiêm Tinh gia với Thiên Văn gia là có sự phân biệt. Ngày nay, giữa Thiên Văn với Chiêm Tinh có sự khác biệt vô cùng lớn).
Suốt từ thời Tây Chu cho đến thời kỳ đầu Đông Chu, các khoa Thiên Văn Lịch Toán tuy cũng phát triển mạnh nhưng không thể sánh được với sự thịnh vượng của Dịch Học (nhắc lại, lịch sử của Dịch Học tại Trung Quốc đã có 3 thời kỳ cực thịnh, mỗi thời kỳ cách nhau khoảng chừng 1000 năm là thời nhà Chu – nhà Hán – nhà Tống. Nếu tính từ thời nhà Tống đến nay cũng chừng 1000 năm, hy vọng rằng với sự phát triển của điện toán theo hệ cơ số đếm nhị phân và sự bùng nổ thông tin thời internet sẽ có thể đưa Dịch Học vào một thời kỳ cực thịnh lần thứ 4). Chính vì sự cực thịnh của Dịch Học thời nhà Chu mà Thiên Văn, Lịch Toán, Âm Dương Ngũ Hành cũng phát triển xoay quanh nó, có những điểm còn kết hợp với nhau tạo thành nội dung của Dịch Học.
Thí dụ như quẻ bói đào giếng của Chu Công Lưu (ông tổ nhà Chu) là quẻ Tỉnh, sau dùng chữ Tỉnh để vạch luôn 9 khu vực phân chia ruộng đất gọi là phép Tỉnh Điền, 1 phần Công điền ở ô chính giữa – có cái giếng - thuộc về triều đình, dân làm và triều đình hưởng cả, 8 phần ở 8 ô xung quanh là Tư điền đem chia cho dân làm dân hưởng nhưng nộp một phần lợi tức lại cho triều đình. Thực ra đây là phương pháp khảo sát trắc đạc chất lượng đất và nước (2 yếu tố quan trọng nhất cho nông nghiệp) rất khoa học của nhà Chu, chúng ta cũng cần nhớ rằng nhà Chu khởi nghiệp ở đất Bân phía Tây, trong đất có chỗ không có mạch nước, có chỗ có mạch nước thì lại bị nhiễm phèn chua do đất ở phía Tây có nhiều quặng kim loại, và chỉ có đào giếng thì mới có thể khảo sát được rõ ràng chất lượng đất và nước có thuận lợi cho trồng trọt hay không. Sau khi diệt Trụ của nhà Ân Thương, bắt đầu thời kỳ Đông Chu thì chia cả nước thành 9 Châu, cũng theo 9 ô của chữ Tỉnh, lấy kinh đô nằm ở ô trung tâm. Đến thời kỳ Xuân Thu thì các quan Thiên Văn chia các vùng trời thành các Phận Dã, phân phối các sao các chòm sao tương ứng với các Châu các khu vực ở dưới đất, mỗi Châu đều có sao chủ quản để chiêm đoán về điềm cát hung sẽ xảy ra như thế nào, sự phân chia các phận dã đó, sách Chu Lễ và sau này sách Lã Thị Xuân Thu, Sử Ký cũng đều có ghi lại.
Lại thí dụ như, trong Chu Lễ có chép rằng “Dòng họ đứng đầu địa phương nắm giữ phương pháp của Thổ Khuê, để biết các tình huống của mặt trời”. Thời nhà Chu thì Thổ Khuê là cái trụ đất trát bùn được dùng để đo đạc, ước lượng Nhật ảnh (bóng nắng của Mặt Trời), sau này việc quan trắc nhật ảnh bằng Thổ Khuê có nhiều bất tiện cho nên người ta dùng cái Tiêu Can (cọc tiêu, cột trụ có đánh dấu vạch) để mà thay thế, chính là xuất phát ra cái câu mà người ta vẫn thường nói "lập can kiến ảnh" vậy (dựng sào thấy bóng). Người ta lập 8 cái Khuê ở 8 nơi khác nhau dùng đo đạc ảnh của Mặt Trời (đo bóng nắng), tức là theo 4 hướng chính và 4 góc (tứ chính tứ ngung) để mà quan trắc ảnh của Mặt Trời, rồi tiến hành tổng kết và ghi chép lại, từ đó mà hình thành cơ sở dữ liệu trong Lịch Pháp, cũng đồng thời tạo ra đồ hình các tượng của bát quái. Cho nên hồi xưa có thuyết tám cái biểu lúc hoàng hôn, tức cái người ta vẫn nói "Bát phương, bát Tiết, bát Quái, bát Khuê, bát Biểu,...". Chữ Quái (quẻ) trong Bát Quái, vốn cũng có sự liên hệ ngầm hiểu, từ Khuê sang Bốc, ý nghĩa của Bốc chính là ý nguyện của việc suy đoán, ước lượng, đo đạc.
Qua thí dụ này cũng cho chúng ta biết manh mối về thời kỳ xuất hiện các Bát Quái (8 quái đơn, mỗi quái có 3 Hào) cùng với các lý luận về Âm Dương, Tam Tài, chính là thời kỳ Đông Chu, chứ còn các bằng chứng khảo cổ đều xác nhận rằng vào thời Văn Vương (Tây Chu) thì Kinh Dịch nguyên thủy vốn chỉ có 64 quái kép (mỗi quái có 6 Hào) và khi đó chưa hề có đề cập đến khái niệm Âm Dương, Tam Tài, cái gì cả. Đơn vị cơ bản của Quái là Hào, và Hào chính là ghi chép ký hiệu chuyên môn đối với sự thay đổi của Nhật ảnh. Hào có hai loại: lấy vạch liền ( ___ ) biểu thị cho hào dương, bày tỏ ánh sáng của Mặt Trời, lấy vạch đứt ( _ _ ) biểu thị cho hào âm, bày tỏ ánh sáng của Mặt Trăng, bởi vì vào buổi tối thì không thể nào thấy Mặt Trời nên đối chiếu với ký hiệu của nhật ảnh trên mặt đất, để quan trắc ánh sáng của Mặt Trăng. Mỗi quái đơn có 3 Hào, biểu thị Tam Tài “Thiên Địa Nhân”. Phần Thiên của Tam Tài bao quát toàn bộ cái Thể của bầu trời vận hành cùng với khí tượng thay đổi, những cái này là khoa Tinh Tượng, xưa gọi là Thiên Văn. Văn, đan chéo nhau - giao thoa, xen lẫn vào nhau - vậy, Thiên Văn chính là xem trên cái Thể của bầu trời có các điểm giao nhau của Nhật Nguyệt và các sao, tức là thời điểm của sự giao hội. Như Nhật Nguyệt hội thì hình thành 12 Tiết, còn Nhật Nguyệt Đẩu hội thì hình thành 12 Khí. Phần Địa của Tam Tài là chỉ sự quan trắc bóng nắng Mặt Trời ở trên mặt đất để có phương pháp tính toán chu kỳ của năm. Ngày xưa gọi là Địa Lý học, lấy cái Lý của đất để lý giải toàn bộ quá trình sinh trưởng biến hóa thâu tàng. Phần Nhân của Tam Tài là đem cả Thiên Văn với Địa Lý, cùng kết hợp với Nhân Sự, nhằm căn cứ vào những quy luật này để mà tiến hành các sinh hoạt và sản xuất trong đời sống của con người.
Các nhân vật tiêu biểu của Chiêm Tinh vào thời kỳ Đông Chu Liệt Quốc chính là Cam Đức (ở nước Tề) người đã viết tác phẩm “Thiên Văn Tinh Chiêm”, Thạch Thân (ở nước Ngụy) người đã viết tác phẩm “Thiên Văn”. Sau này người ta gộp 2 cuốn lại và gọi là “Cam Thạch – Tinh Kinh”. Ngoài ra còn có các nhân vật như Tử Vi (ở nước Tống), Doãn Cao (ở nước Triệu), Đường Muội (ở nước Sở),…
Về Ngũ Hành cũng vậy, cứ theo như các sách nói về Ngũ Hành sớm nhất là Nội Kinh Tố Vấn và Linh Khu Kinh, thì Ngũ Hành được cho là có từ thời Hoàng Đế, rồi nào là Cơ Tử với Cửu Trù Hồng Phạm. Những kỳ thực là chuyện nhập nhèm về lịch sử của mấy anh ba Tàu lẻo mép, các khảo chứng đều cho thấy Ngũ Hành xuất hiện vào thời kỳ hậu Đông Chu, tức là thời Xuân Thu – Chiến Quốc, khoảng 600 đến 300 năm trước Công Nguyên, với các đại diện tiêu biểu là Lão Tử, Trâu Diễn, cùng những người khác mà đã làm ra sách Tố Vấn, Linh Khu, rồi sau này là những người đã làm ra bộ Lã Thị Xuân Thu. Những nghiên cứu về học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành sau này phát triển mạnh nhất ở nhà Hán, lại cũng trùng với thời kỳ cực thịnh của các nghiên cứu về Dịch Học, cho nên Âm Dương Ngũ Hành cũng dần dần được gán vào phối hợp như những phần khó tách rời được với Kinh Dịch.
Xưa nay người ta vẫn cho rằng, Vương Sung (27 – 97) là cha đẻ của Mệnh Lý ở Trung Quốc, là người khởi đầu sáng tạo ra thuật số toán mệnh với tác phẩm Luận Hành và các thuyết về Khí Bẩm, Sơ Bẩm,… nhưng kỳ thực không phải như vậy. Vào năm 1973, khi người ta khai quật các mộ Hán của ông Lợi Thương, bà thiếp Tân Truy, con trai của Lợi Thương, ở Mã Vương Đôi (thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, TQ) đã phát hiện ra các bản viết trên lụa của rất nhiều sách mà nổi tiếng nhất là Bạch Thư Chu Dịch, Đạo Đức Kinh, Ngũ Tinh Chiêm, Thiên Văn Khí Tượng Tạp Chiêm,… Trong đó, cuốn Ngũ Tinh Chiêm được xác định có niên đại hình thành là khoảng gần 170 năm trước Công Nguyên, với cấu trúc khá hoàn chỉnh và lý luận sử dụng đạo nghĩa luân lý, ngũ sự, ngũ hành, ngũ phương, ngũ đế tương ứng với ý nghĩa và sự vận hành của Ngũ Tinh (Kim Tinh - Thái Bạch, Mộc Tinh - Tuế Tinh, Thủy Tinh - Thần Tinh, Hỏa Tinh - Huỳnh Hoặc, Thổ Tinh - Trấn Tinh) để chiêm đoán về vận mệnh con người. Điều này cũng có nghĩa là môn thuật số Ngũ Tinh Chiêm với lý luận và cấu trúc khá hoàn chỉnh đã xuất hiện trước Vương Sung đến gần 200 năm trước. Môn Ngũ Tinh Chiêm này cũng rất gần gũi với Chiêm Tinh Vedic của người Ấn Độ, và đây cũng là một trong những bước đệm để kết hợp tiếp thu môn Chiêm Tinh Vedic mà tạo thành môn Thất Chính Tứ Dư sau này.
Thanked by 11 Members:
|
|
#3
Gửi vào 28/11/2014 - 21:41
Kỳ 3:
Trong khoảng hơn 400 trăm bắt đầu từ thời nhà Tây Hán (205 trước Công Nguyên – 9 Công Nguyên) qua loạn Vương Mãng (9 – 25) cho đến thời kỳ nhà Đông Hán (25 – 220), những lý luận học thuật về Âm Dương Ngũ Hành, Dịch Học, Thiên Văn Lịch Pháp, Âm Luật, Vũ Trụ luận, Chiêm Tinh, Chiêm Bốc,… trên các phương diện cơ bản của thuật số là Lý – Khí – Tượng – Số đã liên tiếp gặt hái được nhiều thành tựu to lớn về Tượng – Số.
Một trong những đại diện tiêu biểu sớm nhất của thời kỳ này là Đổng Trọng Thư (179 – 117 TCN), hệ thống lý luận về Âm Dương Ngũ Hành của ông đã đi sâu vào phân tích quy luật tương sinh tương khắc dựa trên diễn biến của Khí - Hậu trong tự nhiên chứ không còn gán ghép luật sinh khắc theo xu hướng thể chế chính trị Vua - Tôi như ở trong lý luận của Trâu Diễn, Cửu Trù Hồng Phạm, Nguyệt Lệnh của Lã Thị Xuân Thu. Đổng Trọng Thư cũng gán số cho Ngũ Hành khác với các đời trước, đem sự tương sinh theo chiều thuận của Ngũ Hành bắt đầu từ Mộc (1) -> Hỏa (2) -> Thổ (3) -> Kim (4) -> Thủy (5) -> Mộc… tương ứng với các mùa Xuân Hạ Thu Đông vì ông ấy cho rằng sở dĩ có 4 mùa là do nhị khí âm dương vận chuyển, mỗi Hành làm chủ một mùa ở một phương, còn Thổ thì chủ ở trung ương mà tương trợ cho các Hành khác. Về quan niệm “Thiên Nhân tương dữ” thì Đổng Trọng Thư cũng đồng thuận với các Âm Dương gia thời trước đó rằng Trời với người hợp nhất, nhưng ông đặc biệt nhấn mạnh và đề cao vị thế của con người trong tự nhiên, liệt vào Tam Tài “Thiên – Địa – Nhân” và cho rằng cả 3 không thể thiếu một.
Cùng thời kỳ, Hoài Nam Tử - Lưu An (179 – 122 TCN) và các học giả môn khách (như Tô Phi, Lý Thượng, Ngũ Bị,…) của mình cũng có những nghiên cứu và thành quả về các lý luận đối với Thiên Văn, Lịch Pháp, Âm Dương, Ngũ Hành, Dịch Học, Tạp Chiêm được ghi chép lại trong các chương của bộ sách đồ sộ là Hoài Nam Hồng Liệt (còn gọi là sách Hoài Nam Tử) với tư tưởng chủ yếu theo Đạo gia, Âm Dương gia, Nho gia,…
Lý luận về Ngũ Hành tương ứng 4 mùa của Đổng Trọng Thư có một dấu ấn đặc biệt với các nhà Thiên Văn Lịch Pháp lúc bấy giờ, Đặng Bình và Lạc Hạ Hoành cùng với khoảng 20 học giả khác đã soạn ra Lịch Thái Sơ và được lưu hành vào năm 104 trước Công Nguyên, thời Hán Vũ Đế. Đặc điểm của bộ Lịch Thái Sơ này là lấy tháng Dần làm tháng đầu năm mới (lịch Kiến Dần), chia một ngày 81 phân – cho nên lịch này còn gọi là “Bát thập nhất phân Luật lịch” (hãy lưu ý con số 81 này vì nó có liên quan tới Thái Huyền Kinh của Dương Hùng), bộ lịch này còn gọi là Luật Lịch vì cơ sở làm lịch còn dựa trên Luật Lã, năm hồi quy – tức Tuế thực - của Lịch này có 365.25016 ngày, tháng Sóc Vọng là 29.53086 ngày,… Quy ước tháng Giêng kiến Dần được giữ từ thời kỳ này cho đến tận ngày nay và nó là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với hầu hết các môn thuật số và đặc biệt là với môn Tử Vi Đẩu Số sau này.
Chừng 189 năm sau, tức là đến thời Hán Chương Đế (Đông Hán năm 85) thì Lịch Thái Sơ đã có những sai lệch về Tuế thực và Sóc sách, cho nên Lưu Hâm mới soạn ra bộ Lịch Tam Thống, về cơ bản cũng dựa trên những cơ sở như Lịch Thái Sơ.
Sau đó nữa, đến thời Hán Linh Đế (168 -189), lại đổi sang dùng Lịch Càn Tượng, còn gọi là Lịch Tứ Phân, do thiên văn gia Lưu Hồng (thứ sử Ngô Quận - Cối Kê), Trương Hành, Khổng Dung và một số người khác cùng soạn ra, cái tên “Tứ Phân” là do lấy số lẻ 1/4 ngày trong năm hồi quy (365 lẻ 1/4 ngày) mà gọi, thời kỳ này các chuyên gia lịch pháp đã tính được 1 Chương (19 năm) có 7 năm Nhuận.
Ngay từ thời Tây Hán, Dịch Học đã có những học phái danh tiếng như “Thi – Mạnh – Lương Khâu” của Thi Thù, Mạnh Hỉ, Lương Khâu Hạ là ba người tạo ra các học phái lớn nhất lúc bấy giờ. Suốt 400 năm cho đến thời mạt Hán, những người tài giỏi nghiên cứu Dịch có vô số, trong đó có các danh sĩ như Trương Vũ, Lỗ Bá, Bành Tuyên, Bạch Quang, Địch Mục, Lương Khâu Lâm, Đổng Trọng Thư, Lưu An, Lưu Hướng, Lưu Hâm, Ngụy Bá Đương, Nghiêm Quân Bình, Tuân Duyệt, Vương Lãng, Quản Lộ, Lục Tích,… nhưng có 12 người nổi bật về Dịch Tượng Số và Thiên Văn Lịch Pháp để làm nền móng cho các môn thuật số sau này, đó là:
1. Khổng An Quốc (thời Tây Hán, không rõ năm sinh chỉ biết rằng ông ấy qua đời vào những năm đầu của thời Hán Vũ Đế), là cháu đời thứ 12 của Khổng Tử, bình sinh uyên bác, chú giải rất nhiều sách vở kinh thư mà điển hình là sách Thượng Thư (từng dạy sách này cho Tư Mã Thiên). Ông chính là người đã viết rằng Hà Đồ và Lạc Thư đến từ những văn trên các con Long Mã và Thần Quy, về sau rất nhiều nhà Nho Dịch cũng tin là như thế. Sái Nguyên Định từng viết “Về cái tượng của Đồ Thư thì từ Khổng An Quốc, Lưu Hâm đời Hán, Quan Lăng tự Tử Minh đời Ngụy, đến Khang Tiết tiên sinh là Thiệu Ung, tự Nghiêu Phu đời Tống, ai cũng đều bảo như vậy”. Tuy nhiên, giới Dịch Học đời sau cũng có nhiều người cho rằng Hà Đồ Lạc Thư là do người đời sau bịa đặt rồi vu cho Khổng An Quốc nói thế, do đó mà giới Dịch học xảy ra đại luận chiến giữa phái Đồ Thư và phái Nghi Cổ (nghi ngờ cái cổ xưa). Trong phe Nghi Cổ không thiếu gì những danh nhân danh sĩ trong lịch sử như Âu Dương Tu đời Tống, Trần Ứng Nhuận đời Nguyên, Lưu Liêm đời Minh, Hoàng Tông Hi - Hoàng Tông Viêm - Mao Kỳ Linh đời Thanh, thời kỳ Dân Quốc lại có những người như Cố Hiệt Cương,... những người này thậm chí dành nửa cuối cuộc đời của mình để trước tác sách vở, lập thuyết, bác bỏ quan điểm của phái Hà Lạc, phủ định sự tồn tại của Đồ Thư. Thế nhưng, vào năm 1977 ở huyện Phụ Dương tỉnh An Huy khai quật mộ đôi Nhữ Âm Hầu đời Tây Hán được một cái "Thái Ất cửu cung chiêm bàn", bên trong có khắc Lạc Thư đồ gần như hoàn toàn thống nhất và được nghiệm chứng với các ghi chép trong cổ tịch đời Tống cùng với các thuyết pháp của nó. Đây là một bằng chứng rành rành tuyên cáo kết thúc hoàn toàn các cuộc tranh luận chân ngụy của Hà Lạc 900 năm, và xác lập được địa vị của Hà Lạc là nguồn gốc của văn hóa Trung Quốc. Vì thế, các trước tác của phái Đồ Thư trong lịch sử lại trở thành tiêu điểm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Dịch học hiện đại, những trước tác này gồm có:
"Dịch Số câu ẩn đồ" của Lưu Mục đời Tống
"Dịch Tượng đồ thuyết", "Đại Tượng Dịch Số câu thâm đồ" của Trương Lý đời Nguyên
"Dịch Kinh Lai thị chú giải" của Lai Trí Đức đời Minh
"Chu Dịch chiết trung" của Lý Quang Địa đời Thanh
"Chu Dịch thiển thuật" của Trần Mộng Lôi đời Thanh
"Hà Lạc tinh uẩn" của Giang Vĩnh đời Thanh
"Dịch Học tàng thư" của Hàng Tân Trai thời Dân Quốc
"Dịch Học thám nguyên" của Hoàng Nguyên Bính thời Dân Quốc
v.v…
Gốc của Hà Đồ và Lạc Thư là các đồ hình ghi chép lại quy luật ẩn hiện của Ngũ Tinh và đồ hình của các chòm sao, cách ghi ký hiệu khoanh tròn trắng đen cũng thể hiện sự đồng nhất với các bản đồ các tinh tú trong Thiên Văn cổ, điều này đã nói ở các chương về Thiên Văn và Dịch Học.
2. Mạnh Hỉ (thời Tây Hán, tự Trường Khanh), sáng tác “Hỏa Châu Lâm”, chế ra thuyết Quái Khí với 12 quái tiêu tức, còn gọi là Tích Quái hay Nguyệt Quái. Ông có 2 đồ hình Quái Khí rất nổi tiếng và sau này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong Lịch Pháp và Thuật Số, đó là “Lục nhật thất phân” và “Thất thập nhị Hậu”.
3. Tiêu Cống (thời Tây Hán, tự là Diên Thọ), là học trò của Mạnh Hỉ, sáng tác bộ “Dịch Lâm” với 64x64 = 4096 quái gồm Nguyên Quái và Biến Quái, mỗi quái là một bài thơ tứ tự (câu 4 chữ) rất cô đọng uẩn súc định về cát hung, đây là bộ sách đồ sộ 18 cuốn chuyên về Tượng. Tiêu Diên Thọ còn chế ra quái 12 hào với tổ hợp Can Chi của năm kết hợp Nguyệt Lệnh làm 6 hào của Nội Quái và tổ hợp Tháng Ngày Giờ làm 6 hào của Ngoại Quái.
4. Kinh Phòng (77 – 37 TCN, tự là Quân Minh), tương truyền đã từng là đệ tử Dịch Học của Dương Hà (ghi là tương truyền vì không rõ năm sinh năm mất của Dương Hà, mà ông này còn thuộc hàng tiền bối của Thi Thù, Mạnh Hỉ, Lương Khâu Hạ, lại còn có thuyết nói rằng Kinh Phòng truyền Dịch cho Lương Khâu Hạ?!!!) sau đó Kinh Phòng lại đến học Dịch của Tiêu Diên Thọ. Tác phẩm của Kinh Phòng có “Dịch Chương Cú”, “Tích Toán Dịch Truyện”, “Chiêm Hậu Thập Chủng”, chế ra phép Nạp Giáp và Trang Chi để phối Can Chi vào trong quẻ, lấy 8 quẻ Bát Thuần làm chuẩn, theo sau là các biến quẻ nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, du hồn, quy hồn.
Kinh Phòng cũng chính là người khởi xướng việc dùng 3 đồng tiền để thay thế cho việc dùng 50 cọng cỏ thi trong Bói Dịch, ông cũng đề xuất về Thế - Ứng, Phi –Phục,… cho nên Kinh Phòng được coi như là người có công lao to lớn nhất trong việc khai sáng Tượng – Số có ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà Dịch Học đời sau. Thời sau nhà Hán, đa số đều sử dụng phương thức gieo quẻ bằng 3 đồng xu trong Bói Dịch.
Trong khoảng hơn 400 trăm bắt đầu từ thời nhà Tây Hán (205 trước Công Nguyên – 9 Công Nguyên) qua loạn Vương Mãng (9 – 25) cho đến thời kỳ nhà Đông Hán (25 – 220), những lý luận học thuật về Âm Dương Ngũ Hành, Dịch Học, Thiên Văn Lịch Pháp, Âm Luật, Vũ Trụ luận, Chiêm Tinh, Chiêm Bốc,… trên các phương diện cơ bản của thuật số là Lý – Khí – Tượng – Số đã liên tiếp gặt hái được nhiều thành tựu to lớn về Tượng – Số.
Một trong những đại diện tiêu biểu sớm nhất của thời kỳ này là Đổng Trọng Thư (179 – 117 TCN), hệ thống lý luận về Âm Dương Ngũ Hành của ông đã đi sâu vào phân tích quy luật tương sinh tương khắc dựa trên diễn biến của Khí - Hậu trong tự nhiên chứ không còn gán ghép luật sinh khắc theo xu hướng thể chế chính trị Vua - Tôi như ở trong lý luận của Trâu Diễn, Cửu Trù Hồng Phạm, Nguyệt Lệnh của Lã Thị Xuân Thu. Đổng Trọng Thư cũng gán số cho Ngũ Hành khác với các đời trước, đem sự tương sinh theo chiều thuận của Ngũ Hành bắt đầu từ Mộc (1) -> Hỏa (2) -> Thổ (3) -> Kim (4) -> Thủy (5) -> Mộc… tương ứng với các mùa Xuân Hạ Thu Đông vì ông ấy cho rằng sở dĩ có 4 mùa là do nhị khí âm dương vận chuyển, mỗi Hành làm chủ một mùa ở một phương, còn Thổ thì chủ ở trung ương mà tương trợ cho các Hành khác. Về quan niệm “Thiên Nhân tương dữ” thì Đổng Trọng Thư cũng đồng thuận với các Âm Dương gia thời trước đó rằng Trời với người hợp nhất, nhưng ông đặc biệt nhấn mạnh và đề cao vị thế của con người trong tự nhiên, liệt vào Tam Tài “Thiên – Địa – Nhân” và cho rằng cả 3 không thể thiếu một.
Cùng thời kỳ, Hoài Nam Tử - Lưu An (179 – 122 TCN) và các học giả môn khách (như Tô Phi, Lý Thượng, Ngũ Bị,…) của mình cũng có những nghiên cứu và thành quả về các lý luận đối với Thiên Văn, Lịch Pháp, Âm Dương, Ngũ Hành, Dịch Học, Tạp Chiêm được ghi chép lại trong các chương của bộ sách đồ sộ là Hoài Nam Hồng Liệt (còn gọi là sách Hoài Nam Tử) với tư tưởng chủ yếu theo Đạo gia, Âm Dương gia, Nho gia,…
Lý luận về Ngũ Hành tương ứng 4 mùa của Đổng Trọng Thư có một dấu ấn đặc biệt với các nhà Thiên Văn Lịch Pháp lúc bấy giờ, Đặng Bình và Lạc Hạ Hoành cùng với khoảng 20 học giả khác đã soạn ra Lịch Thái Sơ và được lưu hành vào năm 104 trước Công Nguyên, thời Hán Vũ Đế. Đặc điểm của bộ Lịch Thái Sơ này là lấy tháng Dần làm tháng đầu năm mới (lịch Kiến Dần), chia một ngày 81 phân – cho nên lịch này còn gọi là “Bát thập nhất phân Luật lịch” (hãy lưu ý con số 81 này vì nó có liên quan tới Thái Huyền Kinh của Dương Hùng), bộ lịch này còn gọi là Luật Lịch vì cơ sở làm lịch còn dựa trên Luật Lã, năm hồi quy – tức Tuế thực - của Lịch này có 365.25016 ngày, tháng Sóc Vọng là 29.53086 ngày,… Quy ước tháng Giêng kiến Dần được giữ từ thời kỳ này cho đến tận ngày nay và nó là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với hầu hết các môn thuật số và đặc biệt là với môn Tử Vi Đẩu Số sau này.
Chừng 189 năm sau, tức là đến thời Hán Chương Đế (Đông Hán năm 85) thì Lịch Thái Sơ đã có những sai lệch về Tuế thực và Sóc sách, cho nên Lưu Hâm mới soạn ra bộ Lịch Tam Thống, về cơ bản cũng dựa trên những cơ sở như Lịch Thái Sơ.
Sau đó nữa, đến thời Hán Linh Đế (168 -189), lại đổi sang dùng Lịch Càn Tượng, còn gọi là Lịch Tứ Phân, do thiên văn gia Lưu Hồng (thứ sử Ngô Quận - Cối Kê), Trương Hành, Khổng Dung và một số người khác cùng soạn ra, cái tên “Tứ Phân” là do lấy số lẻ 1/4 ngày trong năm hồi quy (365 lẻ 1/4 ngày) mà gọi, thời kỳ này các chuyên gia lịch pháp đã tính được 1 Chương (19 năm) có 7 năm Nhuận.
Ngay từ thời Tây Hán, Dịch Học đã có những học phái danh tiếng như “Thi – Mạnh – Lương Khâu” của Thi Thù, Mạnh Hỉ, Lương Khâu Hạ là ba người tạo ra các học phái lớn nhất lúc bấy giờ. Suốt 400 năm cho đến thời mạt Hán, những người tài giỏi nghiên cứu Dịch có vô số, trong đó có các danh sĩ như Trương Vũ, Lỗ Bá, Bành Tuyên, Bạch Quang, Địch Mục, Lương Khâu Lâm, Đổng Trọng Thư, Lưu An, Lưu Hướng, Lưu Hâm, Ngụy Bá Đương, Nghiêm Quân Bình, Tuân Duyệt, Vương Lãng, Quản Lộ, Lục Tích,… nhưng có 12 người nổi bật về Dịch Tượng Số và Thiên Văn Lịch Pháp để làm nền móng cho các môn thuật số sau này, đó là:
1. Khổng An Quốc (thời Tây Hán, không rõ năm sinh chỉ biết rằng ông ấy qua đời vào những năm đầu của thời Hán Vũ Đế), là cháu đời thứ 12 của Khổng Tử, bình sinh uyên bác, chú giải rất nhiều sách vở kinh thư mà điển hình là sách Thượng Thư (từng dạy sách này cho Tư Mã Thiên). Ông chính là người đã viết rằng Hà Đồ và Lạc Thư đến từ những văn trên các con Long Mã và Thần Quy, về sau rất nhiều nhà Nho Dịch cũng tin là như thế. Sái Nguyên Định từng viết “Về cái tượng của Đồ Thư thì từ Khổng An Quốc, Lưu Hâm đời Hán, Quan Lăng tự Tử Minh đời Ngụy, đến Khang Tiết tiên sinh là Thiệu Ung, tự Nghiêu Phu đời Tống, ai cũng đều bảo như vậy”. Tuy nhiên, giới Dịch Học đời sau cũng có nhiều người cho rằng Hà Đồ Lạc Thư là do người đời sau bịa đặt rồi vu cho Khổng An Quốc nói thế, do đó mà giới Dịch học xảy ra đại luận chiến giữa phái Đồ Thư và phái Nghi Cổ (nghi ngờ cái cổ xưa). Trong phe Nghi Cổ không thiếu gì những danh nhân danh sĩ trong lịch sử như Âu Dương Tu đời Tống, Trần Ứng Nhuận đời Nguyên, Lưu Liêm đời Minh, Hoàng Tông Hi - Hoàng Tông Viêm - Mao Kỳ Linh đời Thanh, thời kỳ Dân Quốc lại có những người như Cố Hiệt Cương,... những người này thậm chí dành nửa cuối cuộc đời của mình để trước tác sách vở, lập thuyết, bác bỏ quan điểm của phái Hà Lạc, phủ định sự tồn tại của Đồ Thư. Thế nhưng, vào năm 1977 ở huyện Phụ Dương tỉnh An Huy khai quật mộ đôi Nhữ Âm Hầu đời Tây Hán được một cái "Thái Ất cửu cung chiêm bàn", bên trong có khắc Lạc Thư đồ gần như hoàn toàn thống nhất và được nghiệm chứng với các ghi chép trong cổ tịch đời Tống cùng với các thuyết pháp của nó. Đây là một bằng chứng rành rành tuyên cáo kết thúc hoàn toàn các cuộc tranh luận chân ngụy của Hà Lạc 900 năm, và xác lập được địa vị của Hà Lạc là nguồn gốc của văn hóa Trung Quốc. Vì thế, các trước tác của phái Đồ Thư trong lịch sử lại trở thành tiêu điểm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Dịch học hiện đại, những trước tác này gồm có:
"Dịch Số câu ẩn đồ" của Lưu Mục đời Tống
"Dịch Tượng đồ thuyết", "Đại Tượng Dịch Số câu thâm đồ" của Trương Lý đời Nguyên
"Dịch Kinh Lai thị chú giải" của Lai Trí Đức đời Minh
"Chu Dịch chiết trung" của Lý Quang Địa đời Thanh
"Chu Dịch thiển thuật" của Trần Mộng Lôi đời Thanh
"Hà Lạc tinh uẩn" của Giang Vĩnh đời Thanh
"Dịch Học tàng thư" của Hàng Tân Trai thời Dân Quốc
"Dịch Học thám nguyên" của Hoàng Nguyên Bính thời Dân Quốc
v.v…
Gốc của Hà Đồ và Lạc Thư là các đồ hình ghi chép lại quy luật ẩn hiện của Ngũ Tinh và đồ hình của các chòm sao, cách ghi ký hiệu khoanh tròn trắng đen cũng thể hiện sự đồng nhất với các bản đồ các tinh tú trong Thiên Văn cổ, điều này đã nói ở các chương về Thiên Văn và Dịch Học.
2. Mạnh Hỉ (thời Tây Hán, tự Trường Khanh), sáng tác “Hỏa Châu Lâm”, chế ra thuyết Quái Khí với 12 quái tiêu tức, còn gọi là Tích Quái hay Nguyệt Quái. Ông có 2 đồ hình Quái Khí rất nổi tiếng và sau này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong Lịch Pháp và Thuật Số, đó là “Lục nhật thất phân” và “Thất thập nhị Hậu”.
3. Tiêu Cống (thời Tây Hán, tự là Diên Thọ), là học trò của Mạnh Hỉ, sáng tác bộ “Dịch Lâm” với 64x64 = 4096 quái gồm Nguyên Quái và Biến Quái, mỗi quái là một bài thơ tứ tự (câu 4 chữ) rất cô đọng uẩn súc định về cát hung, đây là bộ sách đồ sộ 18 cuốn chuyên về Tượng. Tiêu Diên Thọ còn chế ra quái 12 hào với tổ hợp Can Chi của năm kết hợp Nguyệt Lệnh làm 6 hào của Nội Quái và tổ hợp Tháng Ngày Giờ làm 6 hào của Ngoại Quái.
4. Kinh Phòng (77 – 37 TCN, tự là Quân Minh), tương truyền đã từng là đệ tử Dịch Học của Dương Hà (ghi là tương truyền vì không rõ năm sinh năm mất của Dương Hà, mà ông này còn thuộc hàng tiền bối của Thi Thù, Mạnh Hỉ, Lương Khâu Hạ, lại còn có thuyết nói rằng Kinh Phòng truyền Dịch cho Lương Khâu Hạ?!!!) sau đó Kinh Phòng lại đến học Dịch của Tiêu Diên Thọ. Tác phẩm của Kinh Phòng có “Dịch Chương Cú”, “Tích Toán Dịch Truyện”, “Chiêm Hậu Thập Chủng”, chế ra phép Nạp Giáp và Trang Chi để phối Can Chi vào trong quẻ, lấy 8 quẻ Bát Thuần làm chuẩn, theo sau là các biến quẻ nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, du hồn, quy hồn.
Kinh Phòng cũng chính là người khởi xướng việc dùng 3 đồng tiền để thay thế cho việc dùng 50 cọng cỏ thi trong Bói Dịch, ông cũng đề xuất về Thế - Ứng, Phi –Phục,… cho nên Kinh Phòng được coi như là người có công lao to lớn nhất trong việc khai sáng Tượng – Số có ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà Dịch Học đời sau. Thời sau nhà Hán, đa số đều sử dụng phương thức gieo quẻ bằng 3 đồng xu trong Bói Dịch.
Thanked by 9 Members:
|
|
#4
Gửi vào 28/11/2014 - 21:57
Kỳ 4:
5. Phí Trực (thời Tây Hán, tự là Trường Ông), sáng lập học phái Dịch học Phí thị, theo sát cổ văn của cổ Dịch cho nên Dịch phái của họ Phí còn được gọi là Cổ Văn Dịch (sau này được Lưu Hướng ca ngợi là Dịch của họ Phí giữ được những cổ văn, không như các học phái Thi - Mạnh - Lương Khâu thường mất những từ “vô cữu”, “hối vong”,…). Phí Trực trước tác Chu Dịch Chú, sở trường về các quẻ bói, sau này Trần Nguyên, Trịnh Chúng đều truyền Dịch này, đến Mã Dung lại tiếp tục viết truyện cho Phí thị Dịch rồi truyền nó cho Trịnh Huyền.
6. Dương Hùng (53 TCN – 18 SCN, tự là Tử Vân), trước tác Pháp Ngôn là mô phỏng theo sách Luận Ngữ, lại viết quyển Chu Châm là mô phỏng theo Ngu Châm, viết Huấn Toản Thiên là mô phỏng theo Thương Hiệt Thiên, viết Phương Ngôn là phỏng theo sách Nhĩ Nhã, ngoài ra viết các bài phú “Phản Ly t*o”, “Giải Trào”, “Giải Nạn”, “Thái Huyền Phú”,… nhưng tác phẩm đặc sắc nhất của Dương Tử Vân là Thái Huyền Kinh mô phỏng theo Dịch Kinh nhưng lại tham chước Đạo Đức Kinh (của Lão Tử), trọng dùng Số, lại thông với Luật Lịch (Lịch Thái Sơ), nhưng thâm sâu uyên áo ít người hiểu được, cho nên đại học giả cùng thời là Lưu Hâm mới chê nhầm rằng “chỉ dùng để nút hũ tương”?!!!
Theo Lão Tử thì “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”, theo Dịch Kinh thì “Thái Cực -> 2 -> 4 -> 8 -> 64”, còn Thái Huyền Kinh thì mô phỏng cả hai mà sáng tạo ra “Thái Huyền -> 3 -> 9 -> 27 -> 81”. Đại khái, Dịch Kinh dùng hệ cơ số nhị phân khai triển Hào âm dương theo nhị thức bậc 6 là (1 + 1)^6 = 64, còn Thái Huyền Kinh thì dùng hệ cơ số tam phân khai triển Tán theo tam thức bậc 4 là (1 + 1 + 1)^4 = 81,… Dịch thì lấy Hào khởi ngày Giáp Dần ở tú Cơ đi hết 1680 Chương thì trở lại, còn Huyền thì lấy Tán khởi năm Giáp Tý ở tú Khiên Ngưu đi hết 343 Chương thì trở lại (mỗi Chương = 19 năm),…
Đọc qua Thái Huyền Kinh mới thấy Dương Hùng quả là một Toán Học gia kiệt xuất, bên cạnh đó người ta còn cho rằng ông là Thiên Văn Lịch Toán gia chế tạo được Hồn Nghi trước cả Trương Hành để mà quan sát và tính toán sự vận hành của Nhật Nguyệt Tinh Thần cũng như các Tiết Khí.
7. Mã Dung (81 – 166, tự là Quý Trưởng), sáng tác Chu Dịch Chương Cú, Xuân Thu Tam Truyện Dị Đồng Thuyết và chú giải vô số các sách thuộc Kinh, Sử, Tử, Tập, chủ trương Thái Cực chính là Bắc Thần – tức sao Bắc Cực, còn gọi là Thái Nhất hay Thái Ất.
Mã Dung từng viết “Kết hợp Thái Cực, Lưỡng Nghi, Nhật Nguyệt, Bốn Mùa, Ngũ Hành, Thập Nhị Nguyệt, Nhị Thập Tứ Khí, thành ra số 50. Bởi vì Dịch có Thái Cực gọi là Bắc Thần, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh nhật nguyệt, nhật nguyệt sinh 4 mùa, bốn mùa sinh 5 hành, 5 hành sinh ra 12 tháng, 12 tháng sinh ra 24 Tiết Khí. Bởi vì sao Bắc Cực không dịch chuyển, cho nên giảm trừ 1, còn lại số 49 chuyển vần mà dùng vậy” – đây vừa là sự lý giải về số 50 trong phép Bói Dịch bằng cỏ thi, lại cũng vừa là một trong những tiền đề quan trọng mà sau này cao tăng Nhất Hành (Trương Trục) thời nhà Đường dùng kết hợp với lý luận của Kinh Phòng cùng “72 Hậu” của Mạnh Hỉ để mà làm ra “Đại Diễn Sách Số”, “Khai Nguyên Đại Diễn Lịch Kinh”,...
Mã Dung lúc đầu không muốn ra làm quan mà chỉ ẩn cư nghiên cứu học thuật, về sau thì có ra làm Thái thú Nam Quận nhưng quan lộ lận đận nên từ quan về nhà dạy học. Học trò của Mã Dung có đến hàng ngàn người, nổi bật nhất là Lư Thực và Trịnh Huyền.
8. Trịnh Huyền (127 – 200, tự là Khang Thành), ngoài việc chú thích Kinh Thi và 8 pho Dịch Vỹ (Càn Khôn Tạc Độ, Biện Chung Bị, Thị Loại Mưu, Càn Tạc Độ, Thông Quái Nghiệm, Khôn Linh Đồ, Kê Lãm Đồ, Càn Nguyên Tự Chế Ký), ông còn viết sách Chu Dịch trong đó ông vẽ ra "Hào Thần Đồ", có sự phối hợp các quẻ Càn Khôn với 12 cung – Nhị Thập Bát Tú – 24 Tiết Khí - Luật Lã… sách này đã được nhiều nhà nghiên cứu Dịch đời sau ưa dùng và lấy để chú thích.
9. Tuân Sảng (128 – 190, tự là Từ Minh), từ thuở 12 tuổi đã làu thông Xuân Thu và Luận Ngữ, nổi danh nhất trong số 8 người con của Tuân Duyệt (ở vùng đất Dĩnh Xuyên, nơi sản sinh ra các đại kỳ tài thời Đông Hán và Tam Quốc có câu “Tuân thị bát long, Từ Minh vô song” – nhà họ Tuân có 8 con rồng, Từ Minh là thiên hạ vô song”). Ông phát triển Dịch Tượng bằng Dịch Số và Dịch Lý, với Tiêu Tức Quái, Càn Khôn thăng giáng, lưỡng tượng đối hợp, quái biến, quái thế, phi phục, du hồn, quy hồn, phản quái, hỗ quái,… Từ Minh cũng dùng các sách văn tự học như Nhĩ Nhã, Thuyết Văn Giải Tự, Sử Ký và các sách khác để chú thích cho sáng nghĩa Kinh Dịch, lại còn dung hợp được các tuyệt học sở trường của các Dịch gia đời trước như Mạnh Hỉ, Kinh Phòng, Phí Trực, Mã Dung.
10. Khổng Dung (153 – 208, tự là Văn Cử), là cháu đời thứ 20 của Khổng Tử, từ thuở bé đã nổi tiếng học rộng uyên bác nên được liệt vào Kiến An Thất Tử (7 người tài của Kiến An), đã cùng soạn ra bộ Lịch Càn Tượng (lịch Tứ Phân) với các thiên văn gia Lưu Hồng, Trương Hành. Các vị này cũng đều được Ngu Phiên trọng vọng và gửi cuốn Dịch Kinh Chú của mình đến nhờ bình xét.
11. Ngu Phiên (164 – 233, thời mạt Hán đầu Tam Quốc, tên tự là Trọng Tường), từ hồi trẻ đã nổi tiếng uyên bác và thẳng thắn, từng làm việc dưới quyền Vương Lãng (cũng là một nhà Dịch Học nổi tiếng) nên cũng rất thuận lợi cho các nghiên cứu về Dịch của Ngu Phiên. Trước tác cuốn Dịch Kinh Chú (được Khổng Dung tỏ ý rất ngưỡng mộ), từng phê bình Ban Cố soạn truyện Mạnh Hỉ không nghị luận câu “Cơ Tử chi Minh Di” lại nói sai thành “Cai tư”, lại phê bình luôn Tuân Sảng khi chú Dịch không chịu sửa cái sai ấy. Ngoài điểm đó thì Ngu Phiên rất phục những lý luận về Dịch Học của Tuân Sảng, khi chú Dịch Kinh thì thường theo các kỹ thuật của Tuân Sảng như thăng giáng, tiêu tức quái, quái biến, phản quái, rồi còn phát triển bàng thông, tam biến thụ thượng, thành Ký Tế định,… Hơn nữa, như đã biết, Tuân Từ Minh còn là người đã dung hợp được các tuyệt học của Mạnh Hỉ, Kinh Phòng, Phí Trực, Mã Dung, cho nên Ngu Phiên cũng theo đó mà có được những tri thức ấy.
Sự kiện Bói Dịch nổi tiếng nhất của Ngu Phiên được truyền rằng, Tôn Quyền hỏi Ngu Phiên bói việc Đông Ngô đánh chiếm Kinh Châu xem thế nào và Ngu Phiên đoán trúng 2 ngày sau sẽ chém được Quan Vân Trường, làm quần hào Đông Ngô rất nể phục mà nói rằng Quản Lộ cũng đến thế là cùng. Sau này, lúc Tôn Quyền đang nói chuyện về thuật tu luyện thần tiên với Trương Chiêu thì Ngu Phiên có mắng Trương Chiêu té tát, Tôn Quyền nổi giận nên đày sang Giao Châu. Những năm cuối đời ở đây, Ngu Phiên mở trường dạy học thu nhận môn đồ rất đông, và cũng chính vì sự kiện này mà nhiều người cho rằng Ngu Phiên là người có công phát triển Dịch Học ở Việt Nam.
12. Trương Hành (thường thấy nhiều sách ghi là sinh năm 78 mất năm 139, nếu quả thực như vậy thì làm sao cùng tham gia làm Lịch Càn Tượng với Lưu Hồng và Khổng Dung được?!! Có một số nguồn cho là Trương Hành mất năm 179), là nhà Thiên Văn học, Địa Lý học, Toán Học, Triết Học, nhà Sáng Chế, đồng thời cũng là nhà truyền Đạo nổi tiếng của thời Đông Hán.
Trương Hành từ thuở nhỏ đã thông minh ham học, không có cái gì là không tìm hiểu kỹ lưỡng, từng giữ chức Thái Sử Lệnh kiêm quản Thiên Văn thời Hán An Đế, chuyên trách quan sát thiên tượng, điềm báo, làm lịch. Xưa nay, ngay cả trong giới Thiên Văn học cũng có rất nhiều người nhầm lẫn, cho rằng Trương Hành là cha đẻ của thuyết Hồn Thiên – một trong những vũ trụ luận cổ đại, kỳ thực thì ông chỉ là đại diện tiêu biểu cho phái Hồn Thiên mà thôi. Ngoài việc tính toán ra số Pi = 3.162, ông còn tính toán theo nguyên lý các tam giác đồng dạng để suy ra mỗi tấc bóng mặt trời của cùng loại cột đồng (/cây nêu) thì tương ứng với 1000 dặm về khoảng cách vị trí của 2 cột đồng ấy, điều này tương đồng với các tính toán của Trịnh Huyền.
Trương Hành chế ta Hồn Thiên Nghi gồm những vòng đồng có chia khoảng, một Thiên cầu bằng đồng, đường Hoàng đạo của Thiên cầu lệch với xích đạo một góc 24 độ (chỉ sai 0,5 độ so với thực tế). Một chiếc ống thẳng để nhìn giúp ông xác định vị trí các sao theo hướng không sai lệch và không bị ánh sáng khác ảnh hưởng, nhờ đó mà các ngôi sao được đo đạc vị trí chính xác.
Lại chế ra Địa Tượng Nghi, có hình dáng như một hũ rượu lớn hình tròn, có đường kính gần một mét, chỗ trung tâm có một cây cột đồng lớn được 8 cây cột đồng nhỏ bao vây ở chung quanh, rất nhạy với độ rung động, bốn phía có 8 con rồng, đầu 8 con rồng lần lượt nối liền với 8 cây cột đồng nhỏ, đầu con rồng hơi ngẩng lên về 8 phía là phía đông, phía nam, phía tây, phía bắc, phía đông bắc, phía đông nam, phía tây bắc và phía tây nam. Mỗi con rồng ngậm một hòn bi đồng trong mồm, dưới đầu rồng có một con cóc đồng ngồi xổm, chúng đều ngẩng đầu há miệng, sẵn sàng đỡ lấy hòn bi nhả từ miệng rồng ra. Năm 138, khi thấy quả cầu ở phía tây rơi xuống, Trương Hành đã vội yến kiến và trình với vua rằng có động đất ở phía tây Lạc Dương. Vào ngày hôm đó không có gì xảy ra ở kinh đô, khiến ông bị những quan lại khác chỉ trích. Nhưng 2 ngày sau thì có tin báo là có động đất mạnh ở 1000 dặm phía tây Lạc Dương, tức ở Cam Túc.
Các đời sau đều phỏng theo Hồn Thiên Nghi và Địa Tượng Nghi của Trương Hành để chế ra các dụng cụ trắc đạc Thiên Văn Địa Lý.
5. Phí Trực (thời Tây Hán, tự là Trường Ông), sáng lập học phái Dịch học Phí thị, theo sát cổ văn của cổ Dịch cho nên Dịch phái của họ Phí còn được gọi là Cổ Văn Dịch (sau này được Lưu Hướng ca ngợi là Dịch của họ Phí giữ được những cổ văn, không như các học phái Thi - Mạnh - Lương Khâu thường mất những từ “vô cữu”, “hối vong”,…). Phí Trực trước tác Chu Dịch Chú, sở trường về các quẻ bói, sau này Trần Nguyên, Trịnh Chúng đều truyền Dịch này, đến Mã Dung lại tiếp tục viết truyện cho Phí thị Dịch rồi truyền nó cho Trịnh Huyền.
6. Dương Hùng (53 TCN – 18 SCN, tự là Tử Vân), trước tác Pháp Ngôn là mô phỏng theo sách Luận Ngữ, lại viết quyển Chu Châm là mô phỏng theo Ngu Châm, viết Huấn Toản Thiên là mô phỏng theo Thương Hiệt Thiên, viết Phương Ngôn là phỏng theo sách Nhĩ Nhã, ngoài ra viết các bài phú “Phản Ly t*o”, “Giải Trào”, “Giải Nạn”, “Thái Huyền Phú”,… nhưng tác phẩm đặc sắc nhất của Dương Tử Vân là Thái Huyền Kinh mô phỏng theo Dịch Kinh nhưng lại tham chước Đạo Đức Kinh (của Lão Tử), trọng dùng Số, lại thông với Luật Lịch (Lịch Thái Sơ), nhưng thâm sâu uyên áo ít người hiểu được, cho nên đại học giả cùng thời là Lưu Hâm mới chê nhầm rằng “chỉ dùng để nút hũ tương”?!!!
Theo Lão Tử thì “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”, theo Dịch Kinh thì “Thái Cực -> 2 -> 4 -> 8 -> 64”, còn Thái Huyền Kinh thì mô phỏng cả hai mà sáng tạo ra “Thái Huyền -> 3 -> 9 -> 27 -> 81”. Đại khái, Dịch Kinh dùng hệ cơ số nhị phân khai triển Hào âm dương theo nhị thức bậc 6 là (1 + 1)^6 = 64, còn Thái Huyền Kinh thì dùng hệ cơ số tam phân khai triển Tán theo tam thức bậc 4 là (1 + 1 + 1)^4 = 81,… Dịch thì lấy Hào khởi ngày Giáp Dần ở tú Cơ đi hết 1680 Chương thì trở lại, còn Huyền thì lấy Tán khởi năm Giáp Tý ở tú Khiên Ngưu đi hết 343 Chương thì trở lại (mỗi Chương = 19 năm),…
Đọc qua Thái Huyền Kinh mới thấy Dương Hùng quả là một Toán Học gia kiệt xuất, bên cạnh đó người ta còn cho rằng ông là Thiên Văn Lịch Toán gia chế tạo được Hồn Nghi trước cả Trương Hành để mà quan sát và tính toán sự vận hành của Nhật Nguyệt Tinh Thần cũng như các Tiết Khí.
7. Mã Dung (81 – 166, tự là Quý Trưởng), sáng tác Chu Dịch Chương Cú, Xuân Thu Tam Truyện Dị Đồng Thuyết và chú giải vô số các sách thuộc Kinh, Sử, Tử, Tập, chủ trương Thái Cực chính là Bắc Thần – tức sao Bắc Cực, còn gọi là Thái Nhất hay Thái Ất.
Mã Dung từng viết “Kết hợp Thái Cực, Lưỡng Nghi, Nhật Nguyệt, Bốn Mùa, Ngũ Hành, Thập Nhị Nguyệt, Nhị Thập Tứ Khí, thành ra số 50. Bởi vì Dịch có Thái Cực gọi là Bắc Thần, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh nhật nguyệt, nhật nguyệt sinh 4 mùa, bốn mùa sinh 5 hành, 5 hành sinh ra 12 tháng, 12 tháng sinh ra 24 Tiết Khí. Bởi vì sao Bắc Cực không dịch chuyển, cho nên giảm trừ 1, còn lại số 49 chuyển vần mà dùng vậy” – đây vừa là sự lý giải về số 50 trong phép Bói Dịch bằng cỏ thi, lại cũng vừa là một trong những tiền đề quan trọng mà sau này cao tăng Nhất Hành (Trương Trục) thời nhà Đường dùng kết hợp với lý luận của Kinh Phòng cùng “72 Hậu” của Mạnh Hỉ để mà làm ra “Đại Diễn Sách Số”, “Khai Nguyên Đại Diễn Lịch Kinh”,...
Mã Dung lúc đầu không muốn ra làm quan mà chỉ ẩn cư nghiên cứu học thuật, về sau thì có ra làm Thái thú Nam Quận nhưng quan lộ lận đận nên từ quan về nhà dạy học. Học trò của Mã Dung có đến hàng ngàn người, nổi bật nhất là Lư Thực và Trịnh Huyền.
8. Trịnh Huyền (127 – 200, tự là Khang Thành), ngoài việc chú thích Kinh Thi và 8 pho Dịch Vỹ (Càn Khôn Tạc Độ, Biện Chung Bị, Thị Loại Mưu, Càn Tạc Độ, Thông Quái Nghiệm, Khôn Linh Đồ, Kê Lãm Đồ, Càn Nguyên Tự Chế Ký), ông còn viết sách Chu Dịch trong đó ông vẽ ra "Hào Thần Đồ", có sự phối hợp các quẻ Càn Khôn với 12 cung – Nhị Thập Bát Tú – 24 Tiết Khí - Luật Lã… sách này đã được nhiều nhà nghiên cứu Dịch đời sau ưa dùng và lấy để chú thích.
9. Tuân Sảng (128 – 190, tự là Từ Minh), từ thuở 12 tuổi đã làu thông Xuân Thu và Luận Ngữ, nổi danh nhất trong số 8 người con của Tuân Duyệt (ở vùng đất Dĩnh Xuyên, nơi sản sinh ra các đại kỳ tài thời Đông Hán và Tam Quốc có câu “Tuân thị bát long, Từ Minh vô song” – nhà họ Tuân có 8 con rồng, Từ Minh là thiên hạ vô song”). Ông phát triển Dịch Tượng bằng Dịch Số và Dịch Lý, với Tiêu Tức Quái, Càn Khôn thăng giáng, lưỡng tượng đối hợp, quái biến, quái thế, phi phục, du hồn, quy hồn, phản quái, hỗ quái,… Từ Minh cũng dùng các sách văn tự học như Nhĩ Nhã, Thuyết Văn Giải Tự, Sử Ký và các sách khác để chú thích cho sáng nghĩa Kinh Dịch, lại còn dung hợp được các tuyệt học sở trường của các Dịch gia đời trước như Mạnh Hỉ, Kinh Phòng, Phí Trực, Mã Dung.
10. Khổng Dung (153 – 208, tự là Văn Cử), là cháu đời thứ 20 của Khổng Tử, từ thuở bé đã nổi tiếng học rộng uyên bác nên được liệt vào Kiến An Thất Tử (7 người tài của Kiến An), đã cùng soạn ra bộ Lịch Càn Tượng (lịch Tứ Phân) với các thiên văn gia Lưu Hồng, Trương Hành. Các vị này cũng đều được Ngu Phiên trọng vọng và gửi cuốn Dịch Kinh Chú của mình đến nhờ bình xét.
11. Ngu Phiên (164 – 233, thời mạt Hán đầu Tam Quốc, tên tự là Trọng Tường), từ hồi trẻ đã nổi tiếng uyên bác và thẳng thắn, từng làm việc dưới quyền Vương Lãng (cũng là một nhà Dịch Học nổi tiếng) nên cũng rất thuận lợi cho các nghiên cứu về Dịch của Ngu Phiên. Trước tác cuốn Dịch Kinh Chú (được Khổng Dung tỏ ý rất ngưỡng mộ), từng phê bình Ban Cố soạn truyện Mạnh Hỉ không nghị luận câu “Cơ Tử chi Minh Di” lại nói sai thành “Cai tư”, lại phê bình luôn Tuân Sảng khi chú Dịch không chịu sửa cái sai ấy. Ngoài điểm đó thì Ngu Phiên rất phục những lý luận về Dịch Học của Tuân Sảng, khi chú Dịch Kinh thì thường theo các kỹ thuật của Tuân Sảng như thăng giáng, tiêu tức quái, quái biến, phản quái, rồi còn phát triển bàng thông, tam biến thụ thượng, thành Ký Tế định,… Hơn nữa, như đã biết, Tuân Từ Minh còn là người đã dung hợp được các tuyệt học của Mạnh Hỉ, Kinh Phòng, Phí Trực, Mã Dung, cho nên Ngu Phiên cũng theo đó mà có được những tri thức ấy.
Sự kiện Bói Dịch nổi tiếng nhất của Ngu Phiên được truyền rằng, Tôn Quyền hỏi Ngu Phiên bói việc Đông Ngô đánh chiếm Kinh Châu xem thế nào và Ngu Phiên đoán trúng 2 ngày sau sẽ chém được Quan Vân Trường, làm quần hào Đông Ngô rất nể phục mà nói rằng Quản Lộ cũng đến thế là cùng. Sau này, lúc Tôn Quyền đang nói chuyện về thuật tu luyện thần tiên với Trương Chiêu thì Ngu Phiên có mắng Trương Chiêu té tát, Tôn Quyền nổi giận nên đày sang Giao Châu. Những năm cuối đời ở đây, Ngu Phiên mở trường dạy học thu nhận môn đồ rất đông, và cũng chính vì sự kiện này mà nhiều người cho rằng Ngu Phiên là người có công phát triển Dịch Học ở Việt Nam.
12. Trương Hành (thường thấy nhiều sách ghi là sinh năm 78 mất năm 139, nếu quả thực như vậy thì làm sao cùng tham gia làm Lịch Càn Tượng với Lưu Hồng và Khổng Dung được?!! Có một số nguồn cho là Trương Hành mất năm 179), là nhà Thiên Văn học, Địa Lý học, Toán Học, Triết Học, nhà Sáng Chế, đồng thời cũng là nhà truyền Đạo nổi tiếng của thời Đông Hán.
Trương Hành từ thuở nhỏ đã thông minh ham học, không có cái gì là không tìm hiểu kỹ lưỡng, từng giữ chức Thái Sử Lệnh kiêm quản Thiên Văn thời Hán An Đế, chuyên trách quan sát thiên tượng, điềm báo, làm lịch. Xưa nay, ngay cả trong giới Thiên Văn học cũng có rất nhiều người nhầm lẫn, cho rằng Trương Hành là cha đẻ của thuyết Hồn Thiên – một trong những vũ trụ luận cổ đại, kỳ thực thì ông chỉ là đại diện tiêu biểu cho phái Hồn Thiên mà thôi. Ngoài việc tính toán ra số Pi = 3.162, ông còn tính toán theo nguyên lý các tam giác đồng dạng để suy ra mỗi tấc bóng mặt trời của cùng loại cột đồng (/cây nêu) thì tương ứng với 1000 dặm về khoảng cách vị trí của 2 cột đồng ấy, điều này tương đồng với các tính toán của Trịnh Huyền.
Trương Hành chế ta Hồn Thiên Nghi gồm những vòng đồng có chia khoảng, một Thiên cầu bằng đồng, đường Hoàng đạo của Thiên cầu lệch với xích đạo một góc 24 độ (chỉ sai 0,5 độ so với thực tế). Một chiếc ống thẳng để nhìn giúp ông xác định vị trí các sao theo hướng không sai lệch và không bị ánh sáng khác ảnh hưởng, nhờ đó mà các ngôi sao được đo đạc vị trí chính xác.
Lại chế ra Địa Tượng Nghi, có hình dáng như một hũ rượu lớn hình tròn, có đường kính gần một mét, chỗ trung tâm có một cây cột đồng lớn được 8 cây cột đồng nhỏ bao vây ở chung quanh, rất nhạy với độ rung động, bốn phía có 8 con rồng, đầu 8 con rồng lần lượt nối liền với 8 cây cột đồng nhỏ, đầu con rồng hơi ngẩng lên về 8 phía là phía đông, phía nam, phía tây, phía bắc, phía đông bắc, phía đông nam, phía tây bắc và phía tây nam. Mỗi con rồng ngậm một hòn bi đồng trong mồm, dưới đầu rồng có một con cóc đồng ngồi xổm, chúng đều ngẩng đầu há miệng, sẵn sàng đỡ lấy hòn bi nhả từ miệng rồng ra. Năm 138, khi thấy quả cầu ở phía tây rơi xuống, Trương Hành đã vội yến kiến và trình với vua rằng có động đất ở phía tây Lạc Dương. Vào ngày hôm đó không có gì xảy ra ở kinh đô, khiến ông bị những quan lại khác chỉ trích. Nhưng 2 ngày sau thì có tin báo là có động đất mạnh ở 1000 dặm phía tây Lạc Dương, tức ở Cam Túc.
Các đời sau đều phỏng theo Hồn Thiên Nghi và Địa Tượng Nghi của Trương Hành để chế ra các dụng cụ trắc đạc Thiên Văn Địa Lý.
Thanked by 8 Members:
|
|
#5
Gửi vào 28/11/2014 - 22:26
Kỳ 5:
Lại nói, Trương Hành chỉ là một đại diện tiêu biểu cho thuyết Hồn Thiên, bởi vì nói riêng ở Trung Quốc thì ông là người phát biểu thuyết đó một cách hoàn chỉnh, đồng thời là người chế tạo và cải tiến Hồn Thiên Nghi thành một bộ máy có cơ cấu vận chuyển nhờ sức nước và gọi nó là Hồn Thiên Tượng. Trong tác phẩm “Linh Hiến” của mình thì Trương Hành viết “Trời tròn như quả trứng gà, Đất như lòng đỏ lơ lửng ở giữa”, "Thiên bao ư ngoại, địa cư kỳ trung" (trời bao bọc ở bên ngoài, đất nằm ở bên trong) và ông cũng dựa vào sự vận hành của Hồn Thiên Tượng mà khám phá ra rằng Mặt Trăng không phát ra ánh sáng, Nguyệt Thực là do bóng của Địa Cầu trùm lên trên Mặt Trăng đó thôi – điều này đúng là kỳ diệu vì ngày nay chúng ta đều biết rằng đó là chân lý, mặc dù thuyết Hồn Thiên vẫn còn mắc phải nhầm lẫn về quan niệm Trái Đất là trung tâm của vũ trụ.
Trên thế giới thì khoa Thiên Văn của 2 nền văn minh khác cũng đã có thuyết Địa Tâm giống như thuyết Hồn Thiên mà lại còn phát biểu trước Trương Hành đến cả mấy thế kỷ rồi, thứ nhất là trong Kinh Vệ Đà của người Ấn Độ có nói rằng “Trời Đất như quả trứng, nửa trên là Trời, nửa dưới là Đất, ở giữa là khoảng trống”, thứ hai là từ nền tảng Thiên Văn của nền văn minh Lưỡng Hà mà các nhà triết học toán học của Hy Lạp như Anaximander (611 – 546 TCN), Pythagoras (580 – 500 TCN) cũng đều phát biểu “Trái Đất ở trung tâm vũ trụ và bao quanh bởi ba vòng cầu lửa, vòng gần Trái Đất nhất có nhiều lỗ thủng nhỏ mà mỗi lỗ thủng chính là một ngôi sao, vòng xa hơn có một lỗ thủng lớn là Mặt Trăng, còn vòng xa nhất có một lỗ thủng lớn nhất là Mặt Trời”. Sau này Ptolemy (100 – 178) đã xây dựng hoàn chỉnh hơn và mô hình vũ trụ luận của ông đứng vững mãi cho đến khi Nicolaus Copernicus phát biểu về thuyết Nhật Tâm (Mặt Trời mới đứng im ở trung tâm và Trái Đất quay quanh Mặt Trời).
Mô hình vũ trụ Địa tâm của Ptolemy.
Mô hình vũ trụ Nhật tâm của Copernicus.
Chính vì sự xuất hiện rất sớm của thuyết Địa Tâm ở trong Kinh Vệ Đà và triết học Hy Lạp, cho nên từng có nhiều người nghi ngờ rằng thuyết Hồn Thiên không phải do người Trung Quốc lập ra, mà là sự thừa hưởng từ người Ấn Độ, Tây Á truyền vào thông qua “Con Đường Tơ Lụa”. Những nghi vấn đó cũng rất có sức thuyết phục với những sự kiện như Trương Khiên (164 – 114 TCN) từng đi sứ Tây Vực 2 lần và mang về rất nhiều kinh điển thư tịch, Hán Minh Đế (28 – 75) sau khi mộng thấy kim thân của đức Phật đã phái 12 người sang Tây Trúc để thỉnh tượng Thích Ca Mâu Ni cùng rất nhiều kinh sách về Trung Quốc, nhà sư Ma Đằng (Kàcyapa Màtànggha) đến từ nước Cà-Ti-La-Vệ (Kapilavastu) đã thuyết pháp về vũ trụ luận với vua Hán Minh Đế,…
Bên cạnh thuyết Hồn Thiên thì có một thuyết nữa về Vũ Trụ mà có ảnh hưởng rất sâu sắc đến Dịch Học và các môn thuật số, đó là thuyết Cái Thiên. Thuyết này được phát biểu trong sách “Chu Bễ toán kinh” và cho rằng “Vòm trời như cái lồng bàn (hoặc nắp vung bán cầu) úp xuống, bao trùm lấy mặt đất, và mặt đất ở dưới chân thì vuông bốn góc như bàn cờ. Mưa ở trên trời rớt xuống thành 4 bể. Vòm trời cũng xoay và Nhật Nguyệt Tinh Thần cũng chuyển động nhưng ngược chiều với vòm trời”.
Chúng ta hãy cùng xem tư tưởng “Thiên viên Địa phương” (Trời tròn Đất vuông) qua bài thơ Thương Thiên Như Viên Cái (Trời xanh như cái lọng tròn) của Gia Cát Lượng:
Thương thiên như viên cái
Lục địa như kỳ cục
Thế nhân hắc bạch phân
Vãng lai tranh vinh nhục
Bần giả tự an an
Phú giả tự lạc lạc
Nam Dương hữu ẩn thổ
Cao miên ngọa bất túc.
(Trời xanh tựa cái lồng bàn
Đất này vuông vức như bàn cờ vây
Thế gian đen trắng phân bầy
Tranh qua giành lại vơi đầy nhục vinh
Kẻ nghèo nhàn hạ an ninh
Người giàu khoái lạc bình sinh một đời
Nam Dương ẩn sĩ ai ơi
Gối cao nằm ngủ giấc thời chửa yên).
Khởi đầu của thuyết Cái Thiên xuất hiện thời Hán mạt và nó được ưa dùng hơn thuyết Hồn Thiên, vì thuyết Cái Thiên có nhiều điểm phù hợp với các cơ sở về Dịch Học, Thiên Văn Học và Âm Dương Ngũ Hành như “tham thiên lưỡng địa”, “ngưỡng quan phủ sát”, ban ngày thì “diện Nam” để xem Nhật ảnh rồi lấy lúc Nhật ở giữa trời là Ngọ còn ban đêm thì “diện Bắc” để xét Cực tinh rồi lấy nửa đêm làm Tý, trải qua bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông thấy vạn vật Sinh Trưởng Thâu Tàng và Âm Dương tuần hoàn đắp đổi,…
Phái theo thuyết Cái Thiên về sau nhận ra một vấn đề rắc rối khó giải thích là nếu như Trời tròn trùm lên Đất vuông mà kín được Tứ Chính thì sẽ khiến cho Tứ Ngung (4 góc) bị dư ra ngoài, còn như trùm kín cả Tứ Ngu thì lại khiến chỗ Tứ Chính bị hụt vào trong quá. Do đó mà đã dẫn đến một sự điều chỉnh quan trọng về lý luận là Đất cũng tròn, tức là “Thiên tượng như cái đấu úp xuống, Địa tượng như cái mâm, cả hai đều có hình vòm chính giữa thì cao mà bốn bề xung quanh lại thấp”, điều này được các học giả trung dung coi như sự dung hợp lý luận của Hồn Thiên vào trong Cái Thiên. Từ đây, phái Cái Thiên xem Thiên Địa như 2 trái cầu đồng tâm của Hồn Thiên, nhưng không xét toàn thể mà chỉ xét lần lượt từng bán cầu, tức là vẫn giữ lại phương pháp quan sát bán diện nguyên thủy của Cái Thiên. Vào ban ngày thì một nửa của Thiên Cầu được coi là nửa Nam và vẫn là “diện Nam” để xem Nhật ảnh, còn ban đêm thì một nửa Thiên Cầu kia xoay đến coi là nửa Thiên Cầu Bắc và vẫn là “diện Bắc” để khảo xét Cực tinh. Như vậy, quả đúng với sách Thái Ất Tinh Kinh viết rằng “Trời động, Đất tĩnh, Càn Khôn phân ngôi”, lấy Đất làm bản thể của hệ tham chiếu mà khảo sát cái tượng của Trời.
Bởi vì xét từng nửa từng nửa một, cho nên Nhị Thập Bát Tú là các “định tinh” mới được quan niệm thành mỗi lần xét 14 Tú, còn các “hành tinh” là Ngũ Tinh (Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ) cùng Nhật Nguyệt tức Thất Chính thì lại biến hóa vận hành, trong khi triền Xá 12 cung thì xét Lục đạo (6 đường) Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất, Tị Hợi, Tý Ngọ, Sửu Mùi – đây chính là một trong những cơ sở nguyên lý sơ đẳng nhất của môn Tử Vi Đẩu Số sau này. Tức bất kỳ sao nào ở trên cùng 1 trục thì tại Vị trí cung này cũng có Cách Cục giống như ở Vị trí cung đối xung kia chỉ có khác nhau về Thời mà thôi. Bởi vậy mới có các nguyên tắc luận như cung Vô Chính Diệu thì mượn nhập Chính Tinh ở cung xung đối, “tam hợp bất như đối chiếu” (tam hợp chiếu không ảnh hưởng mạnh bằng đối chiếu).
Các thuyết Cái Thiên và Hồn Thiên cũng có sự vận dụng Can Chi rất thú vị liên quan đến Y Lý cũng như Lý Số, đó là:
Cái Thiên phái chỉ căn cứ vào việc xem bán diện cho nên tách biệt việc sử dụng Can Chi, vả lại 10 Thiên Can cùng với 12 Địa Chi chỉ dụng Ngũ Lục (5 và 6) mà coi như là cơ số, như "Nội Kinh" thì đem Thiên Can phân ra thành Ngũ vận và đem Địa Chi mà phân ra làm Tý Ngọ, Sửu Mùi, Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất, Tị Hợi, 6 nhóm bao gồm có âm dương, lấy Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất làm Thiếu Dương, Dương Minh và Thái Dương; lấy Tị Hợi, Tý Ngọ, Sửu Mùi làm Quyết Âm, Thiếu Âm cùng Thái Âm, vị chi là "Tam âm Tam dương", hợp xưng là "Lục nguyên". Bởi vậy có thể thấy được "Nội kinh" có tồn tại 6 đạo của Cái Thiên.
Hồn Thiên phái lại dụng sự kết hợp của Can Chi, biểu diễn 60 hoa giáp, gọi là Hồn Thiên Giáp Tý, giống như phương pháp Nạp Âm, nhấn mạnh toàn thể việc phối hợp sử dụng Can Chi.
Như trong Bát Tự học vốn xưa kia có dùng Nạp Âm nhưng sau này bị đào thải, mà chuyên lấy Can - Chi - Ngũ Hành sinh khắc chế hóa làm phương pháp luận. Lại như Lục Hào chiêm bốc, vốn cũng có dùng Nạp Âm, nhưng sau này cũng biến thành dụng đơn mà chỉ lấy Địa Chi sinh khắc hình hại… để luận cát hung. Duy chỉ có Tử Vi Đẩu Số là ngoại lệ, cho thấy nó có quy luật đặc biệt.
Lại nói, Trương Hành chỉ là một đại diện tiêu biểu cho thuyết Hồn Thiên, bởi vì nói riêng ở Trung Quốc thì ông là người phát biểu thuyết đó một cách hoàn chỉnh, đồng thời là người chế tạo và cải tiến Hồn Thiên Nghi thành một bộ máy có cơ cấu vận chuyển nhờ sức nước và gọi nó là Hồn Thiên Tượng. Trong tác phẩm “Linh Hiến” của mình thì Trương Hành viết “Trời tròn như quả trứng gà, Đất như lòng đỏ lơ lửng ở giữa”, "Thiên bao ư ngoại, địa cư kỳ trung" (trời bao bọc ở bên ngoài, đất nằm ở bên trong) và ông cũng dựa vào sự vận hành của Hồn Thiên Tượng mà khám phá ra rằng Mặt Trăng không phát ra ánh sáng, Nguyệt Thực là do bóng của Địa Cầu trùm lên trên Mặt Trăng đó thôi – điều này đúng là kỳ diệu vì ngày nay chúng ta đều biết rằng đó là chân lý, mặc dù thuyết Hồn Thiên vẫn còn mắc phải nhầm lẫn về quan niệm Trái Đất là trung tâm của vũ trụ.
Trên thế giới thì khoa Thiên Văn của 2 nền văn minh khác cũng đã có thuyết Địa Tâm giống như thuyết Hồn Thiên mà lại còn phát biểu trước Trương Hành đến cả mấy thế kỷ rồi, thứ nhất là trong Kinh Vệ Đà của người Ấn Độ có nói rằng “Trời Đất như quả trứng, nửa trên là Trời, nửa dưới là Đất, ở giữa là khoảng trống”, thứ hai là từ nền tảng Thiên Văn của nền văn minh Lưỡng Hà mà các nhà triết học toán học của Hy Lạp như Anaximander (611 – 546 TCN), Pythagoras (580 – 500 TCN) cũng đều phát biểu “Trái Đất ở trung tâm vũ trụ và bao quanh bởi ba vòng cầu lửa, vòng gần Trái Đất nhất có nhiều lỗ thủng nhỏ mà mỗi lỗ thủng chính là một ngôi sao, vòng xa hơn có một lỗ thủng lớn là Mặt Trăng, còn vòng xa nhất có một lỗ thủng lớn nhất là Mặt Trời”. Sau này Ptolemy (100 – 178) đã xây dựng hoàn chỉnh hơn và mô hình vũ trụ luận của ông đứng vững mãi cho đến khi Nicolaus Copernicus phát biểu về thuyết Nhật Tâm (Mặt Trời mới đứng im ở trung tâm và Trái Đất quay quanh Mặt Trời).
Mô hình vũ trụ Địa tâm của Ptolemy.
Mô hình vũ trụ Nhật tâm của Copernicus.
Chính vì sự xuất hiện rất sớm của thuyết Địa Tâm ở trong Kinh Vệ Đà và triết học Hy Lạp, cho nên từng có nhiều người nghi ngờ rằng thuyết Hồn Thiên không phải do người Trung Quốc lập ra, mà là sự thừa hưởng từ người Ấn Độ, Tây Á truyền vào thông qua “Con Đường Tơ Lụa”. Những nghi vấn đó cũng rất có sức thuyết phục với những sự kiện như Trương Khiên (164 – 114 TCN) từng đi sứ Tây Vực 2 lần và mang về rất nhiều kinh điển thư tịch, Hán Minh Đế (28 – 75) sau khi mộng thấy kim thân của đức Phật đã phái 12 người sang Tây Trúc để thỉnh tượng Thích Ca Mâu Ni cùng rất nhiều kinh sách về Trung Quốc, nhà sư Ma Đằng (Kàcyapa Màtànggha) đến từ nước Cà-Ti-La-Vệ (Kapilavastu) đã thuyết pháp về vũ trụ luận với vua Hán Minh Đế,…
Bên cạnh thuyết Hồn Thiên thì có một thuyết nữa về Vũ Trụ mà có ảnh hưởng rất sâu sắc đến Dịch Học và các môn thuật số, đó là thuyết Cái Thiên. Thuyết này được phát biểu trong sách “Chu Bễ toán kinh” và cho rằng “Vòm trời như cái lồng bàn (hoặc nắp vung bán cầu) úp xuống, bao trùm lấy mặt đất, và mặt đất ở dưới chân thì vuông bốn góc như bàn cờ. Mưa ở trên trời rớt xuống thành 4 bể. Vòm trời cũng xoay và Nhật Nguyệt Tinh Thần cũng chuyển động nhưng ngược chiều với vòm trời”.
Chúng ta hãy cùng xem tư tưởng “Thiên viên Địa phương” (Trời tròn Đất vuông) qua bài thơ Thương Thiên Như Viên Cái (Trời xanh như cái lọng tròn) của Gia Cát Lượng:
Thương thiên như viên cái
Lục địa như kỳ cục
Thế nhân hắc bạch phân
Vãng lai tranh vinh nhục
Bần giả tự an an
Phú giả tự lạc lạc
Nam Dương hữu ẩn thổ
Cao miên ngọa bất túc.
(Trời xanh tựa cái lồng bàn
Đất này vuông vức như bàn cờ vây
Thế gian đen trắng phân bầy
Tranh qua giành lại vơi đầy nhục vinh
Kẻ nghèo nhàn hạ an ninh
Người giàu khoái lạc bình sinh một đời
Nam Dương ẩn sĩ ai ơi
Gối cao nằm ngủ giấc thời chửa yên).
Khởi đầu của thuyết Cái Thiên xuất hiện thời Hán mạt và nó được ưa dùng hơn thuyết Hồn Thiên, vì thuyết Cái Thiên có nhiều điểm phù hợp với các cơ sở về Dịch Học, Thiên Văn Học và Âm Dương Ngũ Hành như “tham thiên lưỡng địa”, “ngưỡng quan phủ sát”, ban ngày thì “diện Nam” để xem Nhật ảnh rồi lấy lúc Nhật ở giữa trời là Ngọ còn ban đêm thì “diện Bắc” để xét Cực tinh rồi lấy nửa đêm làm Tý, trải qua bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông thấy vạn vật Sinh Trưởng Thâu Tàng và Âm Dương tuần hoàn đắp đổi,…
Phái theo thuyết Cái Thiên về sau nhận ra một vấn đề rắc rối khó giải thích là nếu như Trời tròn trùm lên Đất vuông mà kín được Tứ Chính thì sẽ khiến cho Tứ Ngung (4 góc) bị dư ra ngoài, còn như trùm kín cả Tứ Ngu thì lại khiến chỗ Tứ Chính bị hụt vào trong quá. Do đó mà đã dẫn đến một sự điều chỉnh quan trọng về lý luận là Đất cũng tròn, tức là “Thiên tượng như cái đấu úp xuống, Địa tượng như cái mâm, cả hai đều có hình vòm chính giữa thì cao mà bốn bề xung quanh lại thấp”, điều này được các học giả trung dung coi như sự dung hợp lý luận của Hồn Thiên vào trong Cái Thiên. Từ đây, phái Cái Thiên xem Thiên Địa như 2 trái cầu đồng tâm của Hồn Thiên, nhưng không xét toàn thể mà chỉ xét lần lượt từng bán cầu, tức là vẫn giữ lại phương pháp quan sát bán diện nguyên thủy của Cái Thiên. Vào ban ngày thì một nửa của Thiên Cầu được coi là nửa Nam và vẫn là “diện Nam” để xem Nhật ảnh, còn ban đêm thì một nửa Thiên Cầu kia xoay đến coi là nửa Thiên Cầu Bắc và vẫn là “diện Bắc” để khảo xét Cực tinh. Như vậy, quả đúng với sách Thái Ất Tinh Kinh viết rằng “Trời động, Đất tĩnh, Càn Khôn phân ngôi”, lấy Đất làm bản thể của hệ tham chiếu mà khảo sát cái tượng của Trời.
Bởi vì xét từng nửa từng nửa một, cho nên Nhị Thập Bát Tú là các “định tinh” mới được quan niệm thành mỗi lần xét 14 Tú, còn các “hành tinh” là Ngũ Tinh (Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ) cùng Nhật Nguyệt tức Thất Chính thì lại biến hóa vận hành, trong khi triền Xá 12 cung thì xét Lục đạo (6 đường) Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất, Tị Hợi, Tý Ngọ, Sửu Mùi – đây chính là một trong những cơ sở nguyên lý sơ đẳng nhất của môn Tử Vi Đẩu Số sau này. Tức bất kỳ sao nào ở trên cùng 1 trục thì tại Vị trí cung này cũng có Cách Cục giống như ở Vị trí cung đối xung kia chỉ có khác nhau về Thời mà thôi. Bởi vậy mới có các nguyên tắc luận như cung Vô Chính Diệu thì mượn nhập Chính Tinh ở cung xung đối, “tam hợp bất như đối chiếu” (tam hợp chiếu không ảnh hưởng mạnh bằng đối chiếu).
Các thuyết Cái Thiên và Hồn Thiên cũng có sự vận dụng Can Chi rất thú vị liên quan đến Y Lý cũng như Lý Số, đó là:
Cái Thiên phái chỉ căn cứ vào việc xem bán diện cho nên tách biệt việc sử dụng Can Chi, vả lại 10 Thiên Can cùng với 12 Địa Chi chỉ dụng Ngũ Lục (5 và 6) mà coi như là cơ số, như "Nội Kinh" thì đem Thiên Can phân ra thành Ngũ vận và đem Địa Chi mà phân ra làm Tý Ngọ, Sửu Mùi, Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất, Tị Hợi, 6 nhóm bao gồm có âm dương, lấy Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất làm Thiếu Dương, Dương Minh và Thái Dương; lấy Tị Hợi, Tý Ngọ, Sửu Mùi làm Quyết Âm, Thiếu Âm cùng Thái Âm, vị chi là "Tam âm Tam dương", hợp xưng là "Lục nguyên". Bởi vậy có thể thấy được "Nội kinh" có tồn tại 6 đạo của Cái Thiên.
Hồn Thiên phái lại dụng sự kết hợp của Can Chi, biểu diễn 60 hoa giáp, gọi là Hồn Thiên Giáp Tý, giống như phương pháp Nạp Âm, nhấn mạnh toàn thể việc phối hợp sử dụng Can Chi.
Như trong Bát Tự học vốn xưa kia có dùng Nạp Âm nhưng sau này bị đào thải, mà chuyên lấy Can - Chi - Ngũ Hành sinh khắc chế hóa làm phương pháp luận. Lại như Lục Hào chiêm bốc, vốn cũng có dùng Nạp Âm, nhưng sau này cũng biến thành dụng đơn mà chỉ lấy Địa Chi sinh khắc hình hại… để luận cát hung. Duy chỉ có Tử Vi Đẩu Số là ngoại lệ, cho thấy nó có quy luật đặc biệt.
Thanked by 9 Members:
|
|
#6
Gửi vào 02/12/2014 - 10:28
Từ thời nhà Hán (202 TCN – 220 CN) cho đến thời Tam Quốc (220 – 280), trong bối cảnh các cơ sở lý thuyết cần thiết đã phát triển mạnh mẽ thì dĩ nhiên các môn thuật số đã có cũng phát triển sang một giai đoạn mới, đồng thời các môn thuật số khác cũng lần lượt xuất hiện.
Thí dụ như môn Lục Hào Chiêm Bốc sau thời Kinh Phòng đã dùng 3 đồng tiền để gieo quẻ, đã dùng thêm các thuyết như Nạp Giáp, Trang Chi và các lý luận về Tượng Số,...
Lại như môn Nhân Tướng Học, nhờ sự phát triển của lý luận về học thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà có những điều chỉnh và phối hợp chặt chẽ hơn với học thuyết Phủ Tạng và thậm chí về sau này (không rõ là vào thời điểm nào – có lẽ phải sau khi môn Thất Chính Tứ Dư ra đời) môn này còn phối hợp thêm các Cung Chức (Mệnh cung, Huynh Đệ cung, Điền Trạch cung, Tài cung, Quan Cung, Phúc Đức cung, Dịch Mã cung,...) và phối hợp thêm cả Cửu Diệu (Thái Dương là mắt trái, Thái Âm là mắt phải, Mộc Tinh Kim Tinh ở hai tai, Thủy Tinh ở miệng, Thổ Tinh ở Chuẩn Đầu, Hỏa Tinh ở trán, La Hầu Kế Đô ở hai lông m*y, Nguyệt Bột ở Sơn Căn, Tử Khí là những vết sắc ám có thể ở bất kỳ nơi nào trên mặt). Ngoài ra, bây giờ chúng ta còn có thể thấy những lý luận về Ngũ Tinh ở trong môn xem Chỉ Tay với các gò trong lòng bàn tay như Thất Diệu ở dưới ngón cái, Mộc Tinh ở dưới ngón trỏ, Thổ Tinh ở dưới ngón giữa, Thái Dương ở dưới ngón nhẫn, Thủy Tinh ở dưới ngón út, Hỏa Tinh là giữa lòng bàn tay và gò ở cạnh lòng bàn tay ngay bên dưới gò Thủy Tinh, và Thái Âm là ở ngay dưới gò Hỏa Tinh cạnh lòng bàn tay gần với cổ tay. Ở thời nhà Hán thì tinh thông Tướng Pháp có Hứa Phụ, tới thời Tam Quốc thì có Thủy Kính tiên sinh Tư Mã Huy và Bàng Đức Công, học thuật của 2 người này cũng truyền cho Gia Cát Lượng rất nhiều.
Trong giai đoạn cực thịnh của Dịch Học Tượng Số, Thiên Văn Lịch Pháp và Âm Dương Ngũ Hành thời nhà Hán, các môn thuật số mới xuất hiện nổi bật nhất phải kể đến là Thái Ất, Độn Giáp và Lục Nhâm, ba môn này tương thông với nhau và được gọi là Tam Thức. Đối tượng dự đoán của 3 môn này được phân ra theo Tam Tài, việc lớn từ khí số hưng vong của quốc gia, thiên tai, địch họa, chiến tranh, dịch bệnh, cơ cấu chính trị đối nội đối ngoại, hành binh bố trận, địa hình địa lý,... cho đến các việc vừa và nhỏ như cầu danh, cầu tài, khai trương, động thổ, xây dựng, chôn cất, cưới gả,... Về cấu trúc thì đại để là đem các thông số thời gian năm tháng ngày giờ, chú trọng đến Thái Dương Lịch (theo Tiết Khí là chính, mặc dù vẫn dùng Âm Dương hợp lịch), để mà lập quẻ, định cục, an các sao các thần sát lên thiên địa bàn (các sao gồm có cả Kinh tinh lẫn Vĩ tinh, có các sao thực như chiêm tinh thời trước, lại có cả những giả tinh tượng trưng định tính định lượng của Âm Dương Ngũ Hành). Cái học về 3 môn này quả thực là rất phức tạp, đòi hỏi người học phải tinh thông Toán pháp trong Thiên Văn Lịch pháp, mà Toán pháp cổ thì vốn đã khó (thí dụ như bài toán “Hàn Tín điểm binh” mà đưa cho sinh viên khoa Toán ngày nay giải thì cũng toát mồ hôi chứ chẳng chơi), hơn nữa nó liên quan đến sự cấm kị tuyệt đối là tính toán đến hưng vong của quốc gia, thể chế chính trị, sơ miệng sảy mồm có khi mất đầu cả họ. Thành ra bí truyền rồi tản mát, người tinh thông trong cả 2 ngàn năm tính đến nay cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay, trong đó ở Việt Nam có đại diện là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngay như uyên thâm bác học Lê Quý Đôn tuy trước tác để lại cho hậu thế cuốn “Thái Ất dị giản lục” nhưng ông cũng không có thành tựu gì đáng kể trong việc ứng dụng môn này, ông chỉ thành tựu với ứng dụng Địa Lý Phong Thủy mà thôi.
Mặc dù hiện này các sách về Thái Ất, Độn Giáp, Lục Nhâm vẫn còn và vẫn được nhiều người nghiên cứu, nhưng chúng ta vẫn có thể dễ dàng nhận thấy sự tản mát rơi rụng qua những mảnh vụn của Tam Thức hoặc là những phần bóc tách của chúng để ứng dụng chiêm đoán nhanh như:
- Độn Thiên Cương: lấy Tháng Ngày Giờ mà toán xem Nguyệt Tướng Thiên Cương ở trên cung nào, lại xem so với Tam Thần (Đăng Minh, Thần Hậu, Đại Cát) thế nào, cung đó thuộc Mạnh – Trọng – Quý theo khí hậu của mùa ra sao, để mà đoán cát hung.
- Độn Bát Môn Thời Khóa: lấy Tháng Ngày Giờ mà toán xem tới cửa nào trong Bát Môn là Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai, Hưu, chính là tương ứng với vị trí của Bát Quái Hậu Thiên, rồi dựa vào tính chất của cung và quái cụ thể để đoán cát hung.
- Độn Lục Nhâm Thời Khóa (Tiểu Lục Nhâm): lấy (Năm) Tháng Ngày Giờ mà toán xem tới cung nào trong các cung Đại An, Lưu Niên, Tốc Hỉ, Xích Khẩu, Tiểu Cát, Không Vong, rồi xét mối quan hệ giữa các cung toán được theo Ngày & Giờ dưới dạng Chủ & Khách để mà đoán cát hung.
- Xem ngày giờ cát hung qua 12 Trực – 28 Tú – cùng các thần sát, không vong,…
Bên cạnh đó, còn có một phần lý thuyết từ Tam Thức được tách ra thành thuyết “Tam Nguyên - Cửu Tinh” vừa tạo nên một môn độn toán riêng biệt, lại vừa phối hợp với Địa Lý Phong Thủy mà tạo ra cái được gọi là Huyền Không Phi Tinh. Chúng ta hãy xem qua một đoạn trích về thuyết này như sau:
Thuyết Tam Nguyên Cửu Tinh còn gọi là "Cửu khí chi học" (cái môn của Cửu Khí) hoặc "Tam nguyên tử bạch" (Tử là màu tím, Bạch là màu trắng). Tương truyền do Trương Hành ở thời Đông Hán sáng tạo ra, là phương pháp của một loại thuật số ứng dụng Cửu Cung bát quái để suy đoán cát hung.
Cái gọi là "Tam Nguyên", chỉ Thượng Nguyên – Trung Nguyên - Hạ Nguyên, cái gọi là Cửu Tinh đó là Nhất Bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử. Ngoài ra còn có 1 hệ thống Cửu Tinh nữa là Tham Lang, Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân, Tả Phụ, Hữu Bật, tức là Bắc Đẩu thất tinh và 2 sao Tả Hữu. Ở trong thuật Kỳ Môn, Huyền Không học (gọi là "Thanh Nang cửu diệu") đều có dùng.
Chín sao Lục Bạch Nhất Bạch, Bát Bạch Tam Bích, Tứ Lục Cửu Tử, Ngũ Hoàng, Nhị Hắc Thất Xích, đều là tên gọi chung của số màu sắc, số của nó chính là số của 9 cung Lạc Thư, Càn là Lục Bạch, Khảm là Nhất Bạch, Cấn là Bát Bạch, Chấn là Tam Bích, Tốn là Tứ Lục, Ly là Cửu Tử, Khôn là Nhị Hắc, Đoài là Thất Xích, Trung Cung là Ngũ Hoàng. Sắc của chúng lại bị mất căn cứ tra cứu, cho nên 9 sao lại được gọi đơn giản là Lục tinh, Nhất tinh, Bát tinh, Tam tinh, Tứ tinh, Cửu tinh, Nhị tinh, Thất tinh, Ngũ tinh. Ở trong thuật Kỳ Môn (Niên Gia với Nguyệt Gia) thì Cửu Tinh còn đối ứng với Bát Môn và Thanh Nang Cửu Diệu, xem bảng biểu dưới đây:
Cửu Cung và Cửu Tinh, Bát Môn đối ứng biểu (địa bàn)
Tam Nguyên Cửu Tinh có 2 phương pháp Niên Gia và Nguyệt Gia, yếu chỉ của nó đều ở tại việc phân chia Thiên Địa lưỡng bàn, Địa Bàn là Thể, Thiên Bàn là Dụng, tĩnh thì tùy phương mà định, động thì theo số mà vận hành, Thiên Bàn Cửu Tinh tùy thời gặp khí mà động.
Niên Gia chuyên lấy năm làm chủ, mỗi năm 1 biến, lấy 180 năm là 1 chu kỳ (chính là bội số chung nhỏ nhất của số Cửu Cung và Lục Thập Giáp Tý), lấy Lục Thập Giáp Tý là 1 Nguyên, mà phân ra Tam Nguyên gồm thượng, trung, hạ. Lấy Cửu Tinh nhập trung cung làm tiêu chuẩn cơ bản. Thượng Nguyên Giáp Tý trung cung khởi Nhất Bạch, Trung Nguyên Giáp Tý trung cung khởi Tứ Lục, Hạ Nguyên Giáp Tý trung cung khởi Thất Xích.
Thiên Bàn biến pháp của nó chính là cái được gọi là "Động thì theo Số mà vận hành", lấy cửu tinh nhập trung cung làm tiểu chuẩn cơ bản, lập Cửu Tinh đồ khác, số trung cung so với số trung cung Lạc Thư (tức số 5) là lớn hơn hảy nhỏ hơn, thì tám cung kia của nó cũng được thêm hoặc giảm ngần ấy, nếu như không đủ để mà giảm trừ thì cộng thêm 9, còn nếu như trường hợp phải thêm mà số đạt được lại lớn hơn 9 thì giảm đi 9 đơn vị, cuối cùng sử dụng 9 con số trong trong 9 cung.
Mấy năm gần đây, có một số người vận dụng cả thuyết Tam Nguyên Cửu Tinh này vào để kết hợp luận Tử Vi Đẩu Số. Người ta còn cho rằng, thuyết này có liên quan mật thiết đến Nạp Giáp và nguồn gốc của Tứ Hóa.
Vào thời Ngụy Tấn (266 – 420) xuất hiện 2 nhân vật là Quách Phác và Thanh Ô Tử đều được coi là ông tổ của thuật Địa Lý Phong Thủy.
Quách Phác vốn làu thông kinh thư, lại giỏi về thuật số cho nên các câu chuyện giang hồ đồn thổi ly kỳ về ông rất nhiều, khảo trên thực tế thì quả thực là người học rộng tài cao tinh thông Thiên Văn Lịch Pháp và thuật Âm Dương, đã từng chú giải các sách như “Sơn Hải Kinh”, “Nhĩ Nhã”, “Phương Ngôn”, “Sở Từ”,… làm chức Thái Sử Lệnh thời Tấn Nguyên Đế (Tư Mã Duệ), đề xuất thuyết “Âm Dương vọng khí” rất giống với thuyết “Sinh Khí luận” trong “Táng Thư” cho nên người đời sau thường cho rằng bộ “Táng Thư” là do ông trước tác. Trong phần Quách Phác truyện của bộ “Tấn Thư” do Phòng Huyền Linh (tể tướng thời Đường Thái Tông) chủ biên và chỉnh lý, có ghi chép về những sự kiện Quách Phác khuyên Tấn Nguyên Đế bỏ hình ngục pháp, chọn đất đặt mộ cho mẹ, xem tướng đất,…
Thanh Ô Tử là nhân vật thuộc về Đạo gia, có thuyết cho rằng Thanh Ô Tử sống ở thời Hán, nhưng theo Ngu Thế Nam (thời Tùy – Đường) ghi chép trong cuốn “Bắc Đường thư sao” đã có dẫn lại câu văn của “Thanh Ô Tử táng thư” thì suy đoán Thanh Ô Tử sống ở thời Ngụy Tấn, rất gần thời với Quách Phác, có thể trước đó một chút. Thanh Ô Tử là người được cho là đã trước tác cuốn “Táng Kinh”.
Trong lịch sử của Địa Lý Phong Thủy còn có một cuốn tên là “Thanh Nang Kinh” mà đời sau thì người cho là của Quách Phác người thì cho là của Thanh Ô Tử, nhưng cứ theo như cái tên Thanh Nang – tức là cái túi xanh, vốn là cái túi đựng đồ nghề của thuật sĩ giang hồ coi tướng xem phong thủy thời xưa – thì khó mà có thể là do Quách Phác (vốn là quan lớn) sử dụng được, thành ra Đọa sĩ Thanh Ô Tử lại chiếm ưu thế về bản quyền với Thanh Nang Kinh.
Thí dụ như môn Lục Hào Chiêm Bốc sau thời Kinh Phòng đã dùng 3 đồng tiền để gieo quẻ, đã dùng thêm các thuyết như Nạp Giáp, Trang Chi và các lý luận về Tượng Số,...
Lại như môn Nhân Tướng Học, nhờ sự phát triển của lý luận về học thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà có những điều chỉnh và phối hợp chặt chẽ hơn với học thuyết Phủ Tạng và thậm chí về sau này (không rõ là vào thời điểm nào – có lẽ phải sau khi môn Thất Chính Tứ Dư ra đời) môn này còn phối hợp thêm các Cung Chức (Mệnh cung, Huynh Đệ cung, Điền Trạch cung, Tài cung, Quan Cung, Phúc Đức cung, Dịch Mã cung,...) và phối hợp thêm cả Cửu Diệu (Thái Dương là mắt trái, Thái Âm là mắt phải, Mộc Tinh Kim Tinh ở hai tai, Thủy Tinh ở miệng, Thổ Tinh ở Chuẩn Đầu, Hỏa Tinh ở trán, La Hầu Kế Đô ở hai lông m*y, Nguyệt Bột ở Sơn Căn, Tử Khí là những vết sắc ám có thể ở bất kỳ nơi nào trên mặt). Ngoài ra, bây giờ chúng ta còn có thể thấy những lý luận về Ngũ Tinh ở trong môn xem Chỉ Tay với các gò trong lòng bàn tay như Thất Diệu ở dưới ngón cái, Mộc Tinh ở dưới ngón trỏ, Thổ Tinh ở dưới ngón giữa, Thái Dương ở dưới ngón nhẫn, Thủy Tinh ở dưới ngón út, Hỏa Tinh là giữa lòng bàn tay và gò ở cạnh lòng bàn tay ngay bên dưới gò Thủy Tinh, và Thái Âm là ở ngay dưới gò Hỏa Tinh cạnh lòng bàn tay gần với cổ tay. Ở thời nhà Hán thì tinh thông Tướng Pháp có Hứa Phụ, tới thời Tam Quốc thì có Thủy Kính tiên sinh Tư Mã Huy và Bàng Đức Công, học thuật của 2 người này cũng truyền cho Gia Cát Lượng rất nhiều.
Trong giai đoạn cực thịnh của Dịch Học Tượng Số, Thiên Văn Lịch Pháp và Âm Dương Ngũ Hành thời nhà Hán, các môn thuật số mới xuất hiện nổi bật nhất phải kể đến là Thái Ất, Độn Giáp và Lục Nhâm, ba môn này tương thông với nhau và được gọi là Tam Thức. Đối tượng dự đoán của 3 môn này được phân ra theo Tam Tài, việc lớn từ khí số hưng vong của quốc gia, thiên tai, địch họa, chiến tranh, dịch bệnh, cơ cấu chính trị đối nội đối ngoại, hành binh bố trận, địa hình địa lý,... cho đến các việc vừa và nhỏ như cầu danh, cầu tài, khai trương, động thổ, xây dựng, chôn cất, cưới gả,... Về cấu trúc thì đại để là đem các thông số thời gian năm tháng ngày giờ, chú trọng đến Thái Dương Lịch (theo Tiết Khí là chính, mặc dù vẫn dùng Âm Dương hợp lịch), để mà lập quẻ, định cục, an các sao các thần sát lên thiên địa bàn (các sao gồm có cả Kinh tinh lẫn Vĩ tinh, có các sao thực như chiêm tinh thời trước, lại có cả những giả tinh tượng trưng định tính định lượng của Âm Dương Ngũ Hành). Cái học về 3 môn này quả thực là rất phức tạp, đòi hỏi người học phải tinh thông Toán pháp trong Thiên Văn Lịch pháp, mà Toán pháp cổ thì vốn đã khó (thí dụ như bài toán “Hàn Tín điểm binh” mà đưa cho sinh viên khoa Toán ngày nay giải thì cũng toát mồ hôi chứ chẳng chơi), hơn nữa nó liên quan đến sự cấm kị tuyệt đối là tính toán đến hưng vong của quốc gia, thể chế chính trị, sơ miệng sảy mồm có khi mất đầu cả họ. Thành ra bí truyền rồi tản mát, người tinh thông trong cả 2 ngàn năm tính đến nay cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay, trong đó ở Việt Nam có đại diện là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngay như uyên thâm bác học Lê Quý Đôn tuy trước tác để lại cho hậu thế cuốn “Thái Ất dị giản lục” nhưng ông cũng không có thành tựu gì đáng kể trong việc ứng dụng môn này, ông chỉ thành tựu với ứng dụng Địa Lý Phong Thủy mà thôi.
Mặc dù hiện này các sách về Thái Ất, Độn Giáp, Lục Nhâm vẫn còn và vẫn được nhiều người nghiên cứu, nhưng chúng ta vẫn có thể dễ dàng nhận thấy sự tản mát rơi rụng qua những mảnh vụn của Tam Thức hoặc là những phần bóc tách của chúng để ứng dụng chiêm đoán nhanh như:
- Độn Thiên Cương: lấy Tháng Ngày Giờ mà toán xem Nguyệt Tướng Thiên Cương ở trên cung nào, lại xem so với Tam Thần (Đăng Minh, Thần Hậu, Đại Cát) thế nào, cung đó thuộc Mạnh – Trọng – Quý theo khí hậu của mùa ra sao, để mà đoán cát hung.
- Độn Bát Môn Thời Khóa: lấy Tháng Ngày Giờ mà toán xem tới cửa nào trong Bát Môn là Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai, Hưu, chính là tương ứng với vị trí của Bát Quái Hậu Thiên, rồi dựa vào tính chất của cung và quái cụ thể để đoán cát hung.
- Độn Lục Nhâm Thời Khóa (Tiểu Lục Nhâm): lấy (Năm) Tháng Ngày Giờ mà toán xem tới cung nào trong các cung Đại An, Lưu Niên, Tốc Hỉ, Xích Khẩu, Tiểu Cát, Không Vong, rồi xét mối quan hệ giữa các cung toán được theo Ngày & Giờ dưới dạng Chủ & Khách để mà đoán cát hung.
- Xem ngày giờ cát hung qua 12 Trực – 28 Tú – cùng các thần sát, không vong,…
Bên cạnh đó, còn có một phần lý thuyết từ Tam Thức được tách ra thành thuyết “Tam Nguyên - Cửu Tinh” vừa tạo nên một môn độn toán riêng biệt, lại vừa phối hợp với Địa Lý Phong Thủy mà tạo ra cái được gọi là Huyền Không Phi Tinh. Chúng ta hãy xem qua một đoạn trích về thuyết này như sau:
Thuyết Tam Nguyên Cửu Tinh còn gọi là "Cửu khí chi học" (cái môn của Cửu Khí) hoặc "Tam nguyên tử bạch" (Tử là màu tím, Bạch là màu trắng). Tương truyền do Trương Hành ở thời Đông Hán sáng tạo ra, là phương pháp của một loại thuật số ứng dụng Cửu Cung bát quái để suy đoán cát hung.
Cái gọi là "Tam Nguyên", chỉ Thượng Nguyên – Trung Nguyên - Hạ Nguyên, cái gọi là Cửu Tinh đó là Nhất Bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử. Ngoài ra còn có 1 hệ thống Cửu Tinh nữa là Tham Lang, Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân, Tả Phụ, Hữu Bật, tức là Bắc Đẩu thất tinh và 2 sao Tả Hữu. Ở trong thuật Kỳ Môn, Huyền Không học (gọi là "Thanh Nang cửu diệu") đều có dùng.
Chín sao Lục Bạch Nhất Bạch, Bát Bạch Tam Bích, Tứ Lục Cửu Tử, Ngũ Hoàng, Nhị Hắc Thất Xích, đều là tên gọi chung của số màu sắc, số của nó chính là số của 9 cung Lạc Thư, Càn là Lục Bạch, Khảm là Nhất Bạch, Cấn là Bát Bạch, Chấn là Tam Bích, Tốn là Tứ Lục, Ly là Cửu Tử, Khôn là Nhị Hắc, Đoài là Thất Xích, Trung Cung là Ngũ Hoàng. Sắc của chúng lại bị mất căn cứ tra cứu, cho nên 9 sao lại được gọi đơn giản là Lục tinh, Nhất tinh, Bát tinh, Tam tinh, Tứ tinh, Cửu tinh, Nhị tinh, Thất tinh, Ngũ tinh. Ở trong thuật Kỳ Môn (Niên Gia với Nguyệt Gia) thì Cửu Tinh còn đối ứng với Bát Môn và Thanh Nang Cửu Diệu, xem bảng biểu dưới đây:
Cửu Cung và Cửu Tinh, Bát Môn đối ứng biểu (địa bàn)
Tam Nguyên Cửu Tinh có 2 phương pháp Niên Gia và Nguyệt Gia, yếu chỉ của nó đều ở tại việc phân chia Thiên Địa lưỡng bàn, Địa Bàn là Thể, Thiên Bàn là Dụng, tĩnh thì tùy phương mà định, động thì theo số mà vận hành, Thiên Bàn Cửu Tinh tùy thời gặp khí mà động.
Niên Gia chuyên lấy năm làm chủ, mỗi năm 1 biến, lấy 180 năm là 1 chu kỳ (chính là bội số chung nhỏ nhất của số Cửu Cung và Lục Thập Giáp Tý), lấy Lục Thập Giáp Tý là 1 Nguyên, mà phân ra Tam Nguyên gồm thượng, trung, hạ. Lấy Cửu Tinh nhập trung cung làm tiêu chuẩn cơ bản. Thượng Nguyên Giáp Tý trung cung khởi Nhất Bạch, Trung Nguyên Giáp Tý trung cung khởi Tứ Lục, Hạ Nguyên Giáp Tý trung cung khởi Thất Xích.
Thiên Bàn biến pháp của nó chính là cái được gọi là "Động thì theo Số mà vận hành", lấy cửu tinh nhập trung cung làm tiểu chuẩn cơ bản, lập Cửu Tinh đồ khác, số trung cung so với số trung cung Lạc Thư (tức số 5) là lớn hơn hảy nhỏ hơn, thì tám cung kia của nó cũng được thêm hoặc giảm ngần ấy, nếu như không đủ để mà giảm trừ thì cộng thêm 9, còn nếu như trường hợp phải thêm mà số đạt được lại lớn hơn 9 thì giảm đi 9 đơn vị, cuối cùng sử dụng 9 con số trong trong 9 cung.
Mấy năm gần đây, có một số người vận dụng cả thuyết Tam Nguyên Cửu Tinh này vào để kết hợp luận Tử Vi Đẩu Số. Người ta còn cho rằng, thuyết này có liên quan mật thiết đến Nạp Giáp và nguồn gốc của Tứ Hóa.
Vào thời Ngụy Tấn (266 – 420) xuất hiện 2 nhân vật là Quách Phác và Thanh Ô Tử đều được coi là ông tổ của thuật Địa Lý Phong Thủy.
Quách Phác vốn làu thông kinh thư, lại giỏi về thuật số cho nên các câu chuyện giang hồ đồn thổi ly kỳ về ông rất nhiều, khảo trên thực tế thì quả thực là người học rộng tài cao tinh thông Thiên Văn Lịch Pháp và thuật Âm Dương, đã từng chú giải các sách như “Sơn Hải Kinh”, “Nhĩ Nhã”, “Phương Ngôn”, “Sở Từ”,… làm chức Thái Sử Lệnh thời Tấn Nguyên Đế (Tư Mã Duệ), đề xuất thuyết “Âm Dương vọng khí” rất giống với thuyết “Sinh Khí luận” trong “Táng Thư” cho nên người đời sau thường cho rằng bộ “Táng Thư” là do ông trước tác. Trong phần Quách Phác truyện của bộ “Tấn Thư” do Phòng Huyền Linh (tể tướng thời Đường Thái Tông) chủ biên và chỉnh lý, có ghi chép về những sự kiện Quách Phác khuyên Tấn Nguyên Đế bỏ hình ngục pháp, chọn đất đặt mộ cho mẹ, xem tướng đất,…
Thanh Ô Tử là nhân vật thuộc về Đạo gia, có thuyết cho rằng Thanh Ô Tử sống ở thời Hán, nhưng theo Ngu Thế Nam (thời Tùy – Đường) ghi chép trong cuốn “Bắc Đường thư sao” đã có dẫn lại câu văn của “Thanh Ô Tử táng thư” thì suy đoán Thanh Ô Tử sống ở thời Ngụy Tấn, rất gần thời với Quách Phác, có thể trước đó một chút. Thanh Ô Tử là người được cho là đã trước tác cuốn “Táng Kinh”.
Trong lịch sử của Địa Lý Phong Thủy còn có một cuốn tên là “Thanh Nang Kinh” mà đời sau thì người cho là của Quách Phác người thì cho là của Thanh Ô Tử, nhưng cứ theo như cái tên Thanh Nang – tức là cái túi xanh, vốn là cái túi đựng đồ nghề của thuật sĩ giang hồ coi tướng xem phong thủy thời xưa – thì khó mà có thể là do Quách Phác (vốn là quan lớn) sử dụng được, thành ra Đọa sĩ Thanh Ô Tử lại chiếm ưu thế về bản quyền với Thanh Nang Kinh.
Thanked by 13 Members:
|
|
#7
Gửi vào 20/12/2014 - 15:07
Xin up lên để mọi người dễ theo dõi
Thanked by 4 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Tứ khố, mộ khố trong tứ trụ |
Tử Bình | ThichMinhTue |
|
||
Luận về Thương Quan Cách(bài cua maithon trong diễn đàn cũ) |
Tử Bình | toahuongqui |
|
||
Chơi games trong máy tính . |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | Đinh Văn Tân |
|
||
Truyện Huyền Bí
Giải nghĩa "LỤC THẤT NGUYỆT GIAN" trong Sấm Trạnh TrìnhTruyện Huyền Bí |
Khoa Học Huyền Bí | catdang |
|
||
Ý Nghĩa Toán Học Của 32 Cặp Quẻ Trong Kinh Dịch |
Kinh Dịch - Bốc Dịch - Lục Hào | pphoamai |
|
||
ĐẶC TÍNH CUẢ THẬP CAN TRONG 4 MÙA |
Tử Bình | lethanhnhi |
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |