

Hội tử vi Hà Nội
#4576
Gửi vào 04/10/2011 - 11:32
#4577
Gửi vào 04/10/2011 - 11:38
TuBi, on 04/10/2011 - 11:29, said:
#4579
Gửi vào 04/10/2011 - 11:52
giaovien, on 12/07/2011 - 22:37, said:
#4581
Gửi vào 04/10/2011 - 11:56
Gabeo, on 04/10/2011 - 10:56, said:
Cứ thế đi em ạ, sợ nhất lúc mình nhìn quanh quẩn rồi chẳng thèm đặt niềm tin vào ai nữa nữa thì cuộc đời nó mới chán hẳn.
@ Ấy tướng: nhầm rồi bồ tèo ơi, mình đang nhắc đến Ole Gunnar Solskjaer
Chén đê các cụ ơi, đói rồi. Đông về giá rét đâm ra cơ thể cần nhiều năng lượng sưởi ấm. Sáng tống một nhát hai bát phở gà vào cái dạ dày bò rồi mà giờ nói thấy tiếng tự nhiên cứ run run méo méo thế nào. Hỏng hình tốt tiếng thì còn đỡ, đằng này hình nhòe nhoẹt sẵn lại thêm méo tiếng nữa chắc hỏng hẳn. Chén thôi!!!! Chúc cả nhà ngon miệng.
#4582
Gửi vào 04/10/2011 - 12:19
#4584
Gửi vào 04/10/2011 - 12:48
Đang há hốc cả mồm ra kéo gỗ, nước dãi chảy tràn gối thì có bàn tay vỗ vỗ mặt mình và tiếng thì thào: dậy… dậy. Ngái ngủ mình đếch thèm mở mắt, gạt bàn tay ấy ra và làu bàu: đcm, để yên bố ngủ, quấy nào. Tự dưng cái giọng thì thào ban nãy đanh lại: thằng khốn nạn, dám chửi cả chú mày à. Mình mở choàng mắt thấy doctor Chim đang ngồi chồm chỗm bên cạnh, hốt quá xin lỗi chú rối rít, cháu lỗi mồm … lỗi mồm. Ông chú đưa ngót tay trỏ lên miệng: suỵtttt … rồi hất hất cái hàm vo ve tiếng muỗi nhỏ tí: ra suối bắt cua không? Đi đi, mình nhanh nhảu, nãy tối đớp có miếng lương khô giờ bụng sủi hố vôi sùng sục, ông chú nhắc đến cua cá cái là cơn đói nó ùa về còn nhanh hơn giời sập. Vớ cái đèn đầu headtorch và quả túi nilon dùng đựng mấy chục gói xúc xích hôm nọ mình hớn hở cùng doctor Chim phi ra con suối cạnh lều.
Hai ông con dò dẫm tít xa phía hạ nguồn rồi bật đèn đầu lên soi lòng suối, tôm cua gặp đèn mắt cứ hếch lên đỏ lừ, mình chỉ việc tóm bỏ túi nilon, thi thoảng còn vồ được mấy con cá bống suối cỡ ngón chân cái, doctor Chim già cả mắt kém nên chả bắt được gì quay sang khen mình sát cá. Mình vểnh râu tự hào: chuyện, xưa lúc ở nhà cháu tát vét giỏi nhất làng, đi soi cá cũng nhất làng luôn, câu cá với oánh lưới thì hình như cháu thua mỗi một ông ngư phủ hơn 60 năm kinh nghiệm ở xóm trên, nhưng u cháu gọi điện bảo ông ấy vừa say rượu ngã sông chết tốt nên giờ mấy món ấy chắc cháu cũng không có đối thủ. Ông chú cười khùng khục: chắc mày nói phét cũng nhất làng luôn, nhẩy. Mình ngượng chín hết cả mặt, may giời tối ông chú không trông thấy, ngẩng lên “vầng…ầng …ng” phát dài thượt ngán ngẩm vì bị bóc mẽ trắng trợn. Lòng nhủ thầm: cụ này già mà chả ý tứ éo gì, ừ thì bốc phét đấy nhưng có cần phải vả thẳng mặt nhau thế không? Dỗi, tí bỏ về nhưng nghe tiếng bụng nó réo như thác thượng nguồn sục sôi nên đành gạt cái sĩ diện sang bên. Vừa bì bõm lội suối kết hợp ba hoa chích choè một lúc mà cái túi nilon cũng đã nằng nặng, dễ phải được cả ký lô sản phẩm ấy chứ, hai ông con quyết định dừng đánh bắt mang chiến lợi phẩm đi chế biến. Phải vậy thôi, con người ta thấy đủ nên dừng, tiết kiệm tài nguyên để những tối khác còn có cái mà cải thiện. Các cụ nói ăn bữa nay lo bữa mai quả chí lý, phỏng ợ.
Đương nhiên đi bắt cua cá giữa rừng già theo tiêu chí của đoàn là một hành động xâm hại đến đời sống hoang dã của động thực vật rừng vậy nên hai chú cháu chả ngu gì vác cái mớ tôm cua cá lẫn lộn ấy về basecamp mà nổi lửa lên em. Ông con lại lọ mọ chui rúc sang phía bên kia con suối tìm chỗ hành sự, quanh quấn tí thì cũng thấy một chỗ phăng phẳng có tảng đá xanh to vật làm bình phong, sướng quá ngồi bệt xuống róc thanh nứa rừng làm xiên rồi hai người dồn cả cái đống hổ lốn ấy vào mấy cái thanh nứa và vơ củi với lá khô châm lửa nướng. Mỡ cá cháy xèo xèo, tôm cua vàng rộm, thơm cứ gọi là, nhất là khi gần chẵn một tuần bạn chỉ hít hà độc mùi lương khô, mỳ tôm và nước suối pha iot. Hai chú cháu như hai con ma đói, vừa xoay xoay mấy thanh nứa vừa hau háu nhìn, mũi nở to như quả cà chua hít lấy hít để cái hương vị quyến rũ sản vật rừng, miệng nuốt nước miếng chả kịp, chú Quang còn bị sặc ho tí xổ ruột vì tuyến nước bọt chú hoạt động tốt hơn mình.
Nướng niếc xong xuôi chú cháu lại luồn rừng lội suối dò dẫm về lều, mình tót lên chỗ bếp vớ gói bột canh, tôm cua chín vàng được trút cả ra cái ăng gô to vật đặt giữa hai tấm lót, ông chú kéo rẹt ba lô lôi can lúa mới 2 lít thơm lừng, mình rắc bột canh vào đống sản phẩm rồi lấy dĩa đảo đều. Rượu rót cốc nhựa xanh đợi sẵn, mình chả kịp mời doctor Chim câu nào vội nhón tay vồ luôn xuống cái ăng gô định túm con tôm to nhất, tay vừa đến nơi thì vồ luôn phải bàn tay ông chú đã hạ cánh xuống đó tự lúc nào. Quả là gừng càng già càng cay, tay càng già càng nhanh. Mình đành ngậm ngùi nhường cụ con tôm vật vã mà mình đã nhăm nhe từ lúc ngồi nướng cạnh phiến đá nọ. Nhón tay bốc con khác nhỏ hơn đưa nhanh lên miệng. Chẳng kịp thấy mùi vị gì. Ra mình háu đói quá nên nuốt chửng luôn chả kịp nhai. Phải từ con thứ 2 trở đi nhá nhẩm đàng hoàng, tợp thêm tí rượu thì mới thấy tôm suối nướng nó ngon như nào. Hai ông con ăn uống say sưa, cả cái cạp lồng đầy ụ tôm cá mà rỗng không trong vòng chưa đầy 20 phút, can lúa mới ngót 1/3. Ngẩng lên soi đèn mặt nhau cả hai cười sằng sặc: mặt ông nào ông nấy nhọ nhem nhọ thỉu như vừa rúc bếp ăn vụng dính bê bết nhọ nồi.
Cua nướng ốc lùi, nhớ ngày xưa đi học cứ hở ra là trốn cùng lũ bạn bắt cua cá nướng ăn, về nhà mẹ thấy nhọ mép bắt nằm sấp xuống tẩn cho lằn ngang lằn dọc hai mông, vừa oánh cụ vừa quát: cua nướng ốc lùi à, học chả chịu học thích đi làm con nhà bắt cua, chừa chưa này, chừa chưa … Sau đận mẹ tẩn cho nên thân mình chả dám cua cá cùng đám bạn nữa, thế mà giờ đây giữa rừng già mình lại ngựa quen đường cũ. May mẹ không đi rừng cùng mình, mà có lẽ nếu bà đi cùng thì mình cũng sẽ không bị ăn roi nữa vì giờ mình nhớn rồi, cái động cơ ngót sáu mươi năm của cụ sao đuổi được thằng con giời đánh đang tuổi thanh niên mà vụt lia vụt lịa vào mông như hồi nảo. Quay sang ông chú thấy lim dim xoa bụng, xong chầm chậm xỉa răng vẻ mãn nguyện lắm, không biết lúc nhỏ mẹ chú có tẩn cho vì cái tội cua nướng ốc lùi giống mình không nhỉ? Lê tê phê vì men rượu và vì cua cá nướng vừa chén xong ngon thụt lưỡi mình chợt ngộ ra ý nghĩa cái câu mà bấy lâu nay mình vẫn nói như vẹt nhưng chưa hiểu hết: có thực mới vực được đạo. Trong cơn đói xây xẩm mặt mày, mình chả thấy bóng dáng của một doctor đạo mạo nơi chú Quang, cũng chả thấy vẻ pờ rồ chững chạc của một anh cán bộ dự án nơi mình. Hai ông con như hai thằng trẻ trâu vừa nhem nhem xong đống cua nướng giữa đồng hỉ hả. Hài thật!
Doctor Chim mắt đờ đẫn quay sang: no rồi, ngủ thôi, mai còn vác ống nhòm đi xem chim (birding) sớm. Rượu vào tây tây mình nhăn nhở nghĩ: chú là nhà khoa học mà chả khoa học tí đếch nào, chim thì ông nào chẳng có, cứ vạch quần ra mà xem thoải mái, việc quái gì phải tờ mờ sáng dắt díu nhau leo tít mấy cái đỉnh núi xa xa để xem chim qua ống nhòm. Nghĩ vậy nhưng không dám phọt ra mồm sợ ăn cái ăng gô thì đi hết cả hàng tiền đạo, mình toe toét: vầng, chú có mang súng hơi đi không? Mai thấy con nào to to cháu hạ thổ chúng nó luôn mang về tối vặt lông nuớng tiếp. Doctor Chim dựng tót người dậy cau mày quát ồn: vớ va vớ vẩn, vào rừng để bảo tồn động vật chứ vào để săn bắt oánh chén à? Hốt quá mình vớ cái ăng gô rồi tót khỏi lều chú về lều mình, đặt lưng nằm xuống nhắm mắt cười thầm: bọ chỉ được cái giỏi chả vờ, vừa đi cua nướng ốc lùi với nhau xong còn trở mặt, nếu con suối ấy mà không có cua cá gì có khi bọ bắn cả Tê giác để cải thiện ấy chứ. Rồi mình phê cu tít êm ru …
(Còn tiếp)
#4586
Gửi vào 04/10/2011 - 13:40
Sửa bởi Tu Phu Vu Tuong: 04/10/2011 - 13:43
#4587
Gửi vào 04/10/2011 - 14:05
Tu Phu Vu Tuong, on 04/10/2011 - 11:25, said:
Các bác: Thời tiết mát mẻ hay khiến mình suy nghĩ lung tung. Mình thấy Hội này hình như "truyền hạn" nhau hết hay sao ý. Tháng này từ anh LT hiền lành như bụt cho đến hảo hớn Sung rụng, Chùa em lãng mạn, Chữ to mộc mạc, tớ thuỳ mị nết na...đều vào hạn Cự kỵ.
Ui, tháng này em cũng có Hóa Kỵ đây. Thôi, ngậm miệng lại cho nó lành.
#4588
Gửi vào 04/10/2011 - 14:12
#4589
Gửi vào 04/10/2011 - 14:23
20 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 16 khách, 4 Hội viên ẩn
Mục hay nhiều khách thập phương,
Hoan hô các bác đi đường ghé chân!!!
Sửa bởi TuBi: 04/10/2011 - 14:24
#4590
Gửi vào 04/10/2011 - 14:28
25 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 21 khách, 4 Hội viên ẩn
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
5 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












