Xin hỏi về phương vị Bát quái
tuvovi
09/11/2014
Chào mọi người!
Em là người mới nghiên cứu về Kinh Dịch. Có nhiều thắc mắc, mong mọi người chỉ bảo .
Trong phương vị bát quái, cả Tiên thiên lẫn Hậu Thiên đều ghi hướng Nam ở trên, hướng Bắc ở dưới, Đông ở bên trái, Tây ở bên phải, ... tức là hoàn toàn ngược với phương hướng theo Địa lý hiện đại. Không biết là do đâu.
Nếu vậy thì khi dùng Ngũ hành vượng suy để đoán kì ứng nghiệm, để đoán phương hướng liệu ta sẽ dùng hướng theo Địa lý hiện đại hay hướng trên phương vị Bát quái. Nếu dùng hướng trên phương vị Bát quái, thì có cần phải điều chỉnh lại theo hướng của Địa lý hiện đại không. Ví dụ như Mộc vượng ở mùa Xuân, bên trái, phía Đông, ... Hỏa vượng ở mùa Hạ phía Nam, ....
Trong Quái từ của Quẻ khôn cũng nói là Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc tán bằng. Thì hướng Tây Nam và Đông Bắc này là dựa theo phương vị Bát quái hay ....
Rồi trong Phong thủy, các hướng là lấy theo Bát quái hay hướng của Địa lý hiện đại. Em thấy trên các sách phong thủy, trên phương vị Bát quái, hướng Nam cũng ở trên, Bắc ở dưới, ...
Xin chân thành cám ơn mọi người
Em là người mới nghiên cứu về Kinh Dịch. Có nhiều thắc mắc, mong mọi người chỉ bảo .
Trong phương vị bát quái, cả Tiên thiên lẫn Hậu Thiên đều ghi hướng Nam ở trên, hướng Bắc ở dưới, Đông ở bên trái, Tây ở bên phải, ... tức là hoàn toàn ngược với phương hướng theo Địa lý hiện đại. Không biết là do đâu.
Nếu vậy thì khi dùng Ngũ hành vượng suy để đoán kì ứng nghiệm, để đoán phương hướng liệu ta sẽ dùng hướng theo Địa lý hiện đại hay hướng trên phương vị Bát quái. Nếu dùng hướng trên phương vị Bát quái, thì có cần phải điều chỉnh lại theo hướng của Địa lý hiện đại không. Ví dụ như Mộc vượng ở mùa Xuân, bên trái, phía Đông, ... Hỏa vượng ở mùa Hạ phía Nam, ....
Trong Quái từ của Quẻ khôn cũng nói là Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc tán bằng. Thì hướng Tây Nam và Đông Bắc này là dựa theo phương vị Bát quái hay ....
Rồi trong Phong thủy, các hướng là lấy theo Bát quái hay hướng của Địa lý hiện đại. Em thấy trên các sách phong thủy, trên phương vị Bát quái, hướng Nam cũng ở trên, Bắc ở dưới, ...
Xin chân thành cám ơn mọi người
tuvovi
10/11/2014
Bạn xem ở bản đồ, Bắc ở trên, Nam ở dưới, Đông bên phải, Tây bên trái
ThaiThangNhu
11/11/2014
Còn nhiều cái nữa. Phương tây, ngược chiều kim đồng hồ là chiều dương (ví dụ trong lượng giác), phương đông thì thuận kim đồng hồ mới là dương.
tuvovi
11/11/2014
theo như gợi ý của bạn FM_daubac thì mình có một kiến giải là:
Thời xưa, ở Trung Quốc là ở bán cầu Bắc, nên người ta xem hướng Nam là ở trên, hướng Bắc ở dưới. Tương tự như thế, nên bản đồ của người xưa (người Hoa xưa) sẽ là Đông bên trái, Tây bên phải.
Còn Địa lý hiện đại, thì nhìn hướng Bắc ở trên, ta quen với cách áp định, quay mặt vào hướng Bắc thì phía sau lưng là Nam, bên trái là Tây, bên phải là Đông. Nếu như quay mặt vào hướng Nam, thì sẽ ra phương hướng giống như phương vị của Bát quái
Thời xưa, ở Trung Quốc là ở bán cầu Bắc, nên người ta xem hướng Nam là ở trên, hướng Bắc ở dưới. Tương tự như thế, nên bản đồ của người xưa (người Hoa xưa) sẽ là Đông bên trái, Tây bên phải.
Còn Địa lý hiện đại, thì nhìn hướng Bắc ở trên, ta quen với cách áp định, quay mặt vào hướng Bắc thì phía sau lưng là Nam, bên trái là Tây, bên phải là Đông. Nếu như quay mặt vào hướng Nam, thì sẽ ra phương hướng giống như phương vị của Bát quái
vietnamconcrete
11/11/2014
tuvovi, on 10/11/2014 - 09:13, said:
Bạn xem ở bản đồ, Bắc ở trên, Nam ở dưới, Đông bên phải, Tây bên trái
đơn thuần là thói quen thôi. Nếu bạn tưởng tượng mình đứng ở trung tâm bản đồ, thì chính bạn đang đứng ở vị trí Mậu Kỷ thổ. Thói quen của người xưa là đứng quay mặt về phía Nam, mà theo kinh dịch thì khí dương trong nhẹ nổi lên trên, khí âm nặng trọc chìm xuống dưới. Ngày khởi phát từ giờ Tý, mặt trời lên đỉnh tại phía Nam/giờ Ngọ. Khí dương được coi là chủ sinh, chủ sang trọng, khí âm chủ sát, chủ ti tiện. Mà người ta thì mong cầu được sinh sôi, được sang quý... vì thế người xưa đứng quay lưng về phía Bắc, ngoảnh mặt về phía Nam.